Giáo trình Quản lý môi trường công nông nghiệp

 Hệ thống quản lý

• Tập hợp các yếu tố có liên quan và tương tác của một tổ chức để thiết lập các chính

sách và mục tiêu và các quá trình để đạt các mục tiêu đó.

• Hệ thống quản lý là sự thiết lập các quá trình và thực hành để thực hiện các chính

sách của một đơn vị, tổ chức để đạt các mục tiêu đề ra.

• Hệ thống quản lý là là cách thức tiếp cận, kiểm soát rủi ro và là chìa khóa thực hiện

các cải thiện.

• Hệ thống quản lý là quá trình xem xét, thực hiện và cải thiện liên tục.

• Để vận hành hệ thống quản lý hiệu quả, phương thức tiếp cận phổ biến nhất hiện nay

là PDCA (Plan-Do-Check-Act).

pdf 82 trang kimcuc 6780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý môi trường công nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản lý môi trường công nông nghiệp

Giáo trình Quản lý môi trường công nông nghiệp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH 
BÀI GIẢNG 
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÔNG NÔNG NGHIỆP 
(Lưu hành nội bộ) 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 
Tp. HCM, 6/2017 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
i 
Mục lục 
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................................................1 
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI .....................................................................................1 
1.1. Khái niệm ESMS .....................................................................................................................................1 
1.2. Lợi ích của ESMS ....................................................................................................................................1 
1.3. Hướng dẫn thực hiện ESMS ....................................................................................................................3 
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................................................10 
HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE ...................................................10 
2.1. Mục tiêu .................................................................................................................................................10 
2.2. Nội dung hướng dẫn chung về môi trường, an toàn và sức khỏe ...........................................................10 
2.3. Phân loại chất thải công nghiệp (8 types of waste) ................................................................................10 
2.4. Lịch sử phát triển hoạt động bảo vệ môi trường ....................................................................................11 
2.5. ISO 14000 ..............................................................................................................................................11 
2.6. OHSAS 18000 và ISO 45001 ................................................................................................................15 
2.7. Hướng dẫn chung EHS nhóm ngành nghề kinh doanh nông nghiệp .....................................................20 
2.8. Hướng dẫn chung EHS nhóm ngành nghề sản xuất hóa chất ................................................................20 
2.9. Hướng dẫn chung EHS nhóm ngành nghề sản xuất vật liệu ..................................................................20 
2.10. Hướng dẫn chung EHS nhóm ngành nghề cơ sở hạ tầng .....................................................................20 
2.11. Hướng dẫn chung EHS nhóm ngành nghề khai khoáng và dầu khí .....................................................21 
2.12. Hướng dẫn chung EHS nhóm ngành nghề năng lượng ........................................................................21 
2.13. Hướng dẫn chung EHS nhóm ngành nghề khác ..................................................................................21 
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................................................24 
QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT .....................................24 
3.1. Chất lượng không khí và khí thải ...........................................................................................................24 
3.2. Chất lượng nguồn nước và nước thải .....................................................................................................35 
3.3. Quản lý chất thải và chất thải nguy hại ..................................................................................................42 
3.4. Tiếng ồn .................................................................................................................................................54 
3.5. Suy thoái và ô nhiễm đất ........................................................................................................................59 
CHƯƠNG 4 ......................................................................................................................................................65 
HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG VÀ THÁO DỠ CÔNG TRÌNH ...............................65 
4.1. Các vấn đề môi trường ...........................................................................................................................65 
4.2. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp ..........................................................................................................69 
4.3. An toàn và sức khỏe cộng đồng .............................................................................................................73 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ii 
Mở đầu 
Dưới những tác động tiêu cực của biến đổi khí 
hậu như hiện nay, cùng với những thảm họa về mặt 
môi trường sinh thái như tình trạng suy giảm tài 
nguyên rừng và đa dạng sinh học; sự suy thoái và khan hiếm các nguồn nước ngọt; quá 
trình hạn hán gia tăng; mức độ lan rộng ô nhiễm biển và môi trường không khí; quá trình 
gia tăng dân số và áp lực khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi nhân loại 
cần có những hành động thiết thực và kịp thời hơn bao giờ hết. Do đó, hoạt động quản lý 
môi trường cần được đặt lên hàng đầu với nguyên tắc phòng tránh để bảo vệ môi trường. 
Nhằm mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản cho sinh viên ngành Quản lý Môi 
trường và Tài nguyên, tài liệu tóm tắt Quản lý môi trường công nông nghiệp được biên soạn 
với hy vọng góp phần thúc đẩy, chia sẻ và truyền đạt một số thông tin hữu ích về hoạt động 
quản lý môi trường trong các lĩnh vực công nông nghiệp. Do lần đầu ra mắt bạn đọc nên 
không thể tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của độc 
giả để tài liệu được hoàn thiện trong thời gian tới. 
Tác giả 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
iii 
Mục tiêu 
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cách thức tiếp cận về hệ thống 
quản lý môi trường và xã hội. 
- Có khả năng giải quyết các vấn đề môi trường, an toàn và sức khỏe trong các hoạt 
động công nông nghiệp. 
- Hiểu biết nội dung quản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường các dự án sản xuất cũng 
như hoạt động bảo vệ môi trường xây dựng và tháo dỡ công trình. 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
iv 
Thuật ngữ viết tắt 
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường 
CTNH: Chất thải nguy hại 
ĐTM/EIA: Đánh giá tác động môi trường 
EHS: Environmental Health and Safety 
ESMS: Environmental and Social Management System 
EPA: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ 
EU: Liên minh châu Âu 
FMEA: Failure Mode and Effects Analysis 
GHGs: Greenhouse Gases (Khí nhà kính) 
GIIP: Good International Industry Practice 
HAZID: Hazard Identification 
HTXLNT: Hệ thống xử lý nước thải 
HAZOP: Hazardous Operations Analysis 
ISO: International Organization for Standardization 
LDAR: Leak detection and repair 
PDCA: Plan-Do-Check-Act 
PM: Particulate matter 
QA/QC: Đảm bảo và kiểm soát chất lượng 
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam 
ODS: Ozone Depleting Substances (chất suy giảm tầng O3) 
OHSAS: Occupational Health and Safety Standard 
REED+: Reducing emissions from deforestation and forest degradation 
SCADA: Supervisory Control and Data Acquisition 
SA: Social Accountability 
WHO: Tổ chức Y tế thế giới 
VOCs: Volatile Organic Compounds 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
v 
Danh mục các hình, biểu bảng 
Bảng 3.1. WHO Air Quality Guidelines 
Bảng 3.2. Hướng dẫn kiểm soát khí thải 
Bảng 3.3. Hiệu quả kiểm soát nguồn phân tán PM 
Bảng 3.4. Examples of Industrial Wastewater Treatment Approaches 
Bảng 3.5. Ngưỡng tham khảo xả thải trực tiếp vào nước mặt 
Bảng 3.6. Hướng dẫn cấp độ ồn 
Hình 1.1. Cấu trúc PDCA 
Hình 1.2. Cấu trúc thành phần ESMS 
Hình 1.3. Khung nhận thức đánh giá rủi ro 
Hình 1.4. Inputs and Outputs of a manufacturing process 
Hình 2.1. Hệ thống kinh tế môi trường và xã hội 
Hình 2.2. Lịch sử phát triển hoạt động bảo vệ môi trường 
Hình 2.3. Hệ thống ISO 14000 
Hình 3.1. Ô nhiễm môi trường không khí 
Hình 3.2. Nguồn gây ô nhiễm không khí 
Hình 3.3. Chiều cao ống khói 
Hình 3.4. Lỗ thủng tầng Ozon 
Hình 3.5. Bản đồ biến đổi khí hậu (gia tăng nhiệt độ khí quyển) 
Hình 3.6. Phương pháp xử lý chất thải bằng lò đốt 
Hình 3.7. Generation of hazardous waste throughout the world 
Hình 3.8. Giải pháp giảm thiểu tiếng ồn 
Hình 3.9. Mức độ ồn từ các nguồn gây ồn khác nhau 
Hình 3.10. Mối liên hệ giữa nhân tố rủi ro và lựa chọn quản lý 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 1 
CHƯƠNG 1 
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI 
(ESMS: Environmental and Social Management System) 
1.1. Khái niệm ESMS 
1.1.1. Hệ thống quản lý 
• Tập hợp các yếu tố có liên quan và tương tác của một tổ chức để thiết lập các chính 
sách và mục tiêu và các quá trình để đạt các mục tiêu đó. 
• Hệ thống quản lý là sự thiết lập các quá trình và thực hành để thực hiện các chính 
sách của một đơn vị, tổ chức để đạt các mục tiêu đề ra. 
• Hệ thống quản lý là là cách thức tiếp cận, kiểm soát rủi ro và là chìa khóa thực hiện 
các cải thiện. 
• Hệ thống quản lý là quá trình xem xét, thực hiện và cải thiện liên tục. 
• Để vận hành hệ thống quản lý hiệu quả, phương thức tiếp cận phổ biến nhất hiện nay 
là PDCA (Plan-Do-Check-Act). 
1.1.2. Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMS) 
• Hệ thống quản lý môi trường và xã hội nhằm đáp ứng về mặt môi trường và xã hội về 
các vấn đề quan trọng trong xu thế phát triển nền kinh tế toàn cầu hóa. 
• Ngày nay, có hàng ngàn tiêu chuẩn về Môi trường và xã hội. 
• Mỗi một tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc và mục tiêu riêng biệt. 
• ESMS giúp các doanh nghiệp tổng hợp các nguyên tắc và mục tiêu trong việc vận 
hành các hoạt động kinh doanh cốt lõi thông qua quá trình thiết lập các định nghĩa rõ 
ràng và các quy trình lặp lại. 
1.2 Lợi ích của ESMS 
1.2.1. Thách thức trong các hoạt động công nghiệp 
• Gia tăng chi phí nguyên vật liệu và năng lượng 
• Kinh phí bảo hiểm cho người lao động 
• Yêu cần pháp luật về môi trường, an toàn lao động 
• Rào cản phi thuế quan (ISO 9000, 14000, 18000) 
 Rủi ro đối với các dự án phát triển 
 Rủi ro Hậu quả (tài chính, danh tiếng..) 
1.2.2. Các thách thức liên quan khác 
• Hệ thống pháp lý quốc tế 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 2 
• Tiêu chuẩn công nghiệp địa phương 
• Yêu cầu của người tiêu dùng 
 Gia tăng áp lực thực hành tốt môi trường và xã hội Yêu cầu thực hiện hệ thống 
quản lý. 
1.2.3. Lợi ích của ESMS 
• Bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu, năng lượng giảm các khoản chi phí 
liên quan. 
• Kiểm soát tốt nước chảy tràn, chống xói mòn, suy giảm giá trị hệ sinh thái giảm 
rủi ro. 
• Tăng cường hoạt động tái chế giảm chi phí xử lý, thải bỏ, chôn lấp. 
• Lợi ích hữu hình về mặt xã hội: cải thiện mối quan hệ với cộng đồng, người tiêu 
dùng, gia tăng uy tín doanh nghiệp (giảm và tránh các rắc rối). 
• Quản lý hiệu quả an toàn, sức khỏe nghề nghiệp (hạn chế tai nạn lao động..). 
• Kiểm soát chất lượng gắn liền vấn đề an toàn, sức khỏe nghề nghiệp. 
• Kiểm soát các khía cạnh kinh doanh và môi trường. 
1.2.4. Tiến trình phát triển/nhận thức hoạt động quản lý môi trường 
a. Tiến trình phát triển nhận thức quản lý môi trường 
o Sơ khai (Phớt lờ/Không quan tâm/Chối bỏ) 
o Đối phó 
o Tuân thủ 
o Chủ động 
o Tích hợp (PDCA) 
b. PDCA 
Hình 1.1. Cấu trúc PDCA 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 3 
• PLAN 
– Xác định mục tiêu 
– Phân tích các nguy cơ ảnh hưởng lên môi trường, hoạt động sản xuất kinh 
doanh 
– Ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp 
• DO 
– Cần phải làm gì 
– Phương án khả thi nhất 
• CHECK 
– Xem xét việc làm đó có hiệu quả hay không 
– Vai trò quan trọng để đánh giá tính hiệu quả 
• ACT 
– Thực hiện các giải pháp cải thiện 
1.3. Hướng dẫn thực hiện ESMS 
1.3.1. Cấu trúc thành phần ESMS 
– Chính sách 
– Nhận diện rủi ro và tác động 
– Chương trình quản lý 
– Năng lực và năng lực tổ chức 
– Sẳn sàng và đáp ứng khẩn cấp 
– Các bên liên quan 
– Truyền thông bên ngoài và cơ chế giải quyết khiếu nại 
– Báo cáo liên tục cộng đồng chịu ảnh hưởng 
– Xem xét và giám sát 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 4 
Hình 1.2. Cấu trúc thành phần ESMS 
1.3.2. Chính sách 
• Quản lý như thế nào? Kiểu dạng nào? Ai là người quyết định? 
 Ban Lãnh đạo doanh nghiệp đó (cán bộ môi trường chỉ là người thừa hành, tư 
vấn) 
• Tầm quan trọng của chính sách: 
 Phản ánh quan điểm, chủ trương của doanh nghiệp 
• Chính sách thể hiện cam kết của công ty về các hoạt động quản lý rủi ro, môi trường 
và xã hội 
 Vai trò của Ban Lãnh đạo doanh nghiệp rất quan trọng 
• Chính sách thể hiện văn hóa doanh nghiệp 
1.3.3. Nhận diện rủi ro và tác động 
a. Nhận thức chung 
• Hoạt động này giúp đề ra chiến lược quản lý phù hợp 
• Chú trọng các tác động môi trường thường xuyên xảy ra nhất ở các doanh nghiệp 
– Nước 
– Khí, mùi 
– Độ ồn, nhiệt độ 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 5 
– Chất thải rắn (bao gồm chất thải nguy hại) 
• Hoạt động tác động rủi ro (kinh tế, môi trường, sức khỏe) 
Bảng 1.1. Ví dụ nhận diện rủi ro và tác động 
Mối nguy hại/Rủi ro Tác động 
1. 
2. 
3. Độ ồn cao Giảm thính lực 
n 
b. Đánh giá rủi ro 
Hình 1.3. Khung nhận thức đánh giá rủi ro 
• Phương pháp: 2 cách (nhận diện) 
– Vẽ sơ đồ cơ sở sản xuất, quá trình sản xuất nhận diện rủi ro, an toàn lao 
động và môi trường. 
– Sử dụng checklist liệt kê các yếu tố rủi ro (sử dụng nhiều trong an toàn và 
sức khỏe nghề nghiệp). 
• Bài tập trên lớp (ví dụ: dây chuyền chế biến thủy sản đông lạnh) 
• Hướng dẫn: 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 6 
– Vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng của cơ sở sản xuất 
– Xác định các khía cạnh môi trường 
c. Thu thập dữ liệu, đánh giá rủi ro 
• Chú ý các hạng mục công trình còn lại của cơ sở sản xuất (ngoài phân xưởng sản 
xuất) có thể đó là nguồn phát sinh chất ô nhiễm quan trọng. 
• Các hình thức giám sát 
– Quan sát 
– Phỏng vấn 
– Xem tài liệu (báo cáo ĐTM, báo cáo định kỳ, văn bản xử phạt..) 
– Đo đạc trực tiếp 
d. Xác định các khía cạnh/tác động 
Hình 1.4. Inputs and Outputs of a manufacturing process 
The identification of environmental aspects is an important step towards recognizing their 
impacts on our planet. This proves helpful in setting and formulating objectives, targets, and 
other programs that may be directed towards solving environmental problems. 
Identification of Environmental Aspects 
(a) Identify Activities, Services and Products 
(b) Draw up an inventory of all operations and processes, identify releases (normal, 
abnormal, accidental, and emergency situations) 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 7 
(c) Consider direct and indirect environmental aspects 
(d) Consider: 
• Emissions to air 
• Release to water 
• Waste Management 
• Contamination of land 
• Impact on communities 
• Use of raw materials and natural resources 
• Other local environmen ... 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 64 
12. Nội dung kế hoạch kiểm soát và ngăn ngừa rò thoát hóa chất 
13. Hoạt động an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong quản lý chất thải nguy hại 
14. Thực hành ngăn ngừa sự phát sinh chất nguy hại 
15. Biện pháp kỹ thuật quản lý rủi ro bể chứa ngầm 
16. Chương trình tập huấn quản lý chất nguy hại cho đội ngũ công nhân viên 
17. Biện pháp giảm thiểu độ ồn 
18. Hoạt động quan trắc tiếng ồn 
19. Biện pháp giảm thiểu rủi ro nhiễm bẩn đất dài hạn 
Tài liệu tham khảo 
[1]. IFC (2007). Environmental, Health, and Safety General Guidelines. International 
Finance Corporation - World Bank. 
[2]. Nancy J. Sell (1992). Industrial Pollution Control: Issues and Techniques, 2nd 
Edition. Van Nostrand Reinhold, New York. 
[3]. IFC (2015). Environmental and Social Management System (ESMS) 
Implementation Handbook – General. International Finance Corporation - World Bank. 
[4]. Bộ Y tế (2015). Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong bệnh viện. NXB Y 
học, Hà Nội. 
[5]. Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải (2006). Giáo trình quản lý chất thải nguy hại. 
NXB Xây dựng, Hà Nội. 
[6]. Phạm Ngọc Đăng (2003). Môi trường không khí. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 
Hà Nội. 
[7]. Yuri N. Skiba, David Parra-Guevara (2012). “Pollution control methods”, 
International Journal of Applied Mathematics, 25(5): 673-708. 
-Hết- 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 65 
CHƯƠNG 4 
HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG VÀ THÁO DỠ CÔNG TRÌNH 
Mục tiêu: 
Cung cấp những hướng dẫn chi tiết để ngăn ngừa và kiểm soát tác động an toàn và sức khỏe 
cộng đồng có thể xảy ra trong suốt quá trình thực hiện dự án. 
4.1. Các vấn đề môi trường 
• Độ ồn và rung 
• Xói mòn đất 
• Chất lượng không khí 
• Chất thải rắn 
• Chất nguy hại 
• Thải bỏ nước thải 
• Đất ô nhiễm 
4.1.1. Độ ồn và rung 
• Trong suốt quá trình xây dựng và tháo dỡ công trình, độ ồn 
và rung có thể phát sinh từ: 
– Máy móc, thiết bị 
– Hoạt động vận chuyển, giao thông 
– Vận hành đường ống 
– Trộn đổ bê tông 
– Tháo dỡ vật liệu, tường.. 
• Chiến lược kiểm soát và giảm tiếng ồn đến các khu vực dân 
cư gồm: 
o Kế hoạch thông tin, tư vấn người dân biết những hoạt động gây ra độ ồn tiềm ẩn, 
ở các thời điểm trong ngày để tránh ít bị làm phiền bởi tiếng ồn 
o Sử dụng các trang thiết bị kiểm soát độ ồn như rào chắn, cách ly không gian, làm 
lệch các tác động, kiểm soát ồn từ động cơ đốt trong.. 
o Tránh hoặc giảm hoạt động vận chuyển đi qua vùng dân cư 
4.1.2. Xói mòn đất 
• Do tác động của mưa, gió trong quá trình đào xới, hoạt động vận chuyển đất đá, 
trên công trường 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 66 
• Tác động xấu đến chất lượng nước, hệ sinh thái, môi trường không khí 
• Quản lý nguồn nước và xói mòn đất được xem xét theo từng khía cạnh vấn đề: 
– Vận chuyển trầm tích, đất đá 
– Quản lý nước chảy tràn 
– Thiết kế đường giao thông 
– Ảnh hưởng đến cột nước/thủy vực 
– Ổn định cấu trúc (độ dốc) 
Vận chuyển trầm tích, đất đá 
• Ngăn ngừa xói mòn bằng cách: 
– Sắp xếp lịch trình vận chuyển tránh những ngày mưa lớn 
– Hạn chế độ dốc địa hình 
– Tăng lớp phủ bề mặt 
– Tái phủ xanh bề mặt 
– Thiết kế kênh mương thoát nước 
– Tạo lớp lót cho các kênh dốc 
Quản lý nước chảy tràn 
• Quản lý dòng chảy tràn để tránh làm nhiễm bẩn nguồn nước chứa hàm lượng cao chất 
rắn lơ lửng, dầu mỡ độc hại, 
• Giảm lưu lượng nước cần xử lý (tiết kiệm chi phí) 
Thiết kế đường giao thông 
• Tránh tối đa dòng chảy gây xói mòn 
• Hệ thống thu thoát nước hợp lý 
Ảnh hưởng đến cột nước/thủy vực 
• Phụ thuộc vào tác động bất lợi tiềm năng mà thiết kế biện pháp kiểm soát phù hợp ở 
các điểm giao cắt dòng chảy 
• Kế hoạch thời gian để tránh tác động đến hệ sinh thái thủy sinh đối với các công trình 
trên dòng chảy 
• Sử dụng biện pháp kỹ thuật 
Ổn định cấu trúc (độ dốc) 
• Thực hiện giải pháp ngắn hạn để ổn định độ dốc, kiểm soát vận chuyển, lắng động 
trầm tích và kiểm soát sụt lún dài hạn 
• Hệ thống thoát nước hoàn chỉnh để giảm thiểu và kiểm soát xói mòn, xâm thực 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 67 
4.1.3. Chất lượng không khí 
• Hoạt động xây dựng và tháo dỡ công trình sinh ra 
nguồn khí thải dạng phân tán (các loại hạt, bụi, khí 
độc hại) 
– Hoạt động khí thải từ các động cơ sử dụng 
nhiên liệu hóa thạch, quá trình đốt chất thải 
rắn 
– Từ bề mặt đất, tháo dỡ vật liệu xây dựng 
– Hoạt động giao thông, chuyên chở 
– ... 
 Biện pháp kiểm soát và hạn chế? 
Biện pháp kiểm soát và hạn chế 
• Che phủ cẩn thận, phun tưới nước định kỳ 
• Biện pháp kỹ thuật: cyclone thu hút bụi, khí 
• Lựa chọn loại bỏ chất khí độc hại như sợi amiăng 
• Sử dụng chất hóa học không độc hại hoặc nước để hạn chế bụi từ giao thông 
• Quản lý nguồn thải di động 
• Tránh đốt cháy tràn lan chất thải rắn 
4.1.4. Chất thải rắn 
Chất thải rắn không nguy hại ở các hoạt động xây dựng và tháo dỡ gồm: 
• Hoạt động cây dựng, tháo dỡ 
– Xà bần 
– Phế thải kim loại 
– Gỗ vụn 
– Bê-tông 
– Gạch, ngói.. 
• Chất thải rắn không nguy hại từ văn phòng, nhà bếp, nhà ở 
• Chất thải rắn nguy hại bao gồm đất nhiễm bẩn do rò rỉ dầu mỡ từ các động cơ, đường 
ống, bể chứa; hoạt động và vệ sinh máy móc, thiết bị 
• Cần có biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát 
4.1.5. Chất nguy hại 
• Nguy cơ rò thoát chất nguy hại từ hoạt động xây dựng, tháo dỡ công trình 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 68 
– Chất bôi trơn 
– Chất lỏng thủy lực 
– Nhiên liệu: dầu mỡ.. 
–  
• Những chất nguy hại trên có thể gặp trong suốt quá trình xây dựng, hoạt động tháo dỡ 
công trình (thiết bị, máy móc công nghiệp) 
• Biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát? 
Biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát 
• Bể chứa dự phòng đối với nhiêu liệu và kho chứa tạm thời cho chất bôi trơn, chất 
lỏng thủy lực, bảo dưỡng máy móc thiết bị 
• Thiết kế mặt bằng chống thấm đối với khu vực tiếp nhận, sang chiết nhiên liệu, chất 
lỏng công nghiệp nguy hại 
• Tập huấn cho nhân viên về sang chiết nhiên liệu, hóa chất đúng quy trình và đáp ứng 
các sự cố rò rỉ, vỡ đường ống.. 
• Cung cấp các thiết bị cầm tay làm sạch và ngăn chặn sự cố rò thoát và tập huấn cách 
thức sử dụng 
• Đánh giá hàm lượng chất nguy hại và các sản phẩm xăng dầu trong xây dựng (ví dụ: 
hàm lượng PCBs chứa trong các thiết bị điện tử, amiăng trong vật liệu xây dựng) 
• Đánh giá chất nguy hại trong các vật liệu xây dựng (PCBs, amiăng trong các tấm lợp, 
vật liệu cách nhiệt..) và có biện pháp quản lý 
4.1.6. Thải bỏ nước thải 
• Nước thải sinh hoạt từ hoạt động xây dựng và tháo dỡ công trình 
• Phụ thuộc vào số lượng công nhân viên trên công trường 
• Phải áp dụng biện pháp thu gom, xử lý lượng nước thải (nhà vệ sinh hợp chuẩn) cho 
tất cả các khu vực thuộc công trường 
Hoạt động thải bỏ nước thải 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 69 
4.1.7. Đất nhiễm bẩn 
• Nguyên nhân: Rò thoát chất nguy hại như xăng dầu, mỡ bôi trơn, chất lỏng thủy lực 
• Hành động quản lý rủi ro đất ô nhiễm phụ thuộc các nhân tố: 
– Địa phương (khu vực) và mức độ nhiễm bẩn; 
– Hình thức nhiễm bẩn và kiểu rủi ro; 
– Vấn đề sử dụng đất. 
• Chiến lược quản lý rủi ro cơ bản? 
Chiến lược quản lý cơ bản các rủi ro đất nhiễm bẩn 
• Quản lý sự nhiễm bẩn với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn và sức khỏe 
người lao động, cộng đồng xung quanh trong suốt quá trình xây dựng và tháo dỡ 
công trình 
• Hiểu biết lịch sử vấn đề sử dụng đất với các khía cạnh tiềm tàng liên quan đến sự có 
mặt của các chất nguy hại 
• Kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng và thực hiện đáp ứng khám phá các kiểu nhiễm bẩn để 
ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro về an toàn, sức khỏe và môi trường 
• Chuẩn bị kế hoạch quản lý để quản lý chất nguy hại, chất quá hạn sử dụng, vật liệu 
chứa dầu mỡ.. theo phương thức tiếp cận và quản lý chất thải nguy hại (Xem lại phần 
quản lý chất nguy hại) 
 Để thực hiện thành công bất kỳ chiến lược quản lý nào đòi hỏi sự nhận biết, hợp tác và 
tinh thần trách nhiệm. 
4.2. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp 
• Lao động quá sức 
• Trượt ngã 
• Công việc có tính chất độ cao 
• Tắc nghẽn bởi các đối tượng 
• Di chuyển máy móc 
• Bụi 
• Không gian hạn chế 
• Khu vực chứa chất nguy hại 
4.2.1. Lao động quá sức 
• Nguyên nhân phổ biến dẫn đến chấn thương cho người lao động 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 70 
• Biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát trong xây dựng, tháo dỡ công trình: 
– Tập huấn cho người lao động về việc nâng chuyển (ví dụ: giới hạn trọng lượng 
theo quy định) và trang bị các phương tiện kỹ thuật đảm bảo an toàn, sức khỏe 
nghề nghiệp 
– Kế hoạch công việc, giảm thiểu nhu cầu vận chuyển tải trọng nặng hằng năm 
– Thiết kế, lựa chọn công cụ, bố trí trạm công tác hợp lý 
– Thực hiện kiểm soát điều hành các quá trình thao tác 
4.2.2. Trượt ngã 
• Ngăn ngừa trượt ngã: 
– Thực hành vệ sinh tốt (sắp xếp khoa học, 
ngăn nắp công trường) 
– Thu dọn, vệ sinh chất thải, các mãnh vụn vỡ, 
phế liệu, chất thải lỏng.. 
– An toàn đường dây điện 
– Sử dụng giày dép chống trơn trượt 
4.2.3. Công việc có tính chất độ cao 
• Trượt ngã cầu thang, nơi có độ cao và rủi ro nguy hiểm ở công trường gây chấn 
thương về thể chất và tinh thần lâu dài cho người lao động 
• Kế hoạch ngăn ngừa trượt ngã độ cao cần xem xét các khía 
cạnh như: 
– Tập huấn và sử dụng thiết bị ngăn ngừa trượt ngã 
– Tập huấn và sử dụng thiết bị bảo vệ an toàn cá nhân trên 
cao 
– Hệ thống giám sát an toàn, cảnh giác người lao động 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 71 
Bảo hộ lao động trong khi làm việc trên cao 
4.2.4. Tắc nghẽn bởi các đối tượng 
• Vật liệu, phế liệu xây dựng Thương tổn 
• Hậu quả: chấn thương đầu, chân tay, mắt.. 
• Kỹ thuật ngăn ngừa và kiểm soát nguy hiểm: 
– Thiết kế, sử dụng khu vực chứa chất thải cứng/phế liệu an toàn 
– Thực hiện thao tác cắt, đập, đục, đẽo đúng quy trình kỹ thuật và an toàn 
– Duy trì hành lang đi lại, đường giao thông thông thoáng, tránh đổ thải bừa bãi 
phế liệu, chất thải lỏng tùy tiện.. 
– Sử dụng các biện pháp bảo vệ trượt ngã tạm thời ở giàn dán, cầu thang.. 
– Sơ tán khu vực nổ mìn, khoan cắt đá (tránh đá bay, bụi.. gây thương tích..) 
– Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân như nón, kính, găng tay, ủng 
4.2.5. Di chuyển máy móc 
• Hoạt động giao thông và di chuyển máy móc khí thải, bụi, độ ồn 
• Vận hành thiết bị máy móc hạng nặng giới hạn thời điểm hoạt động 
• Kỹ thuật ngăn ngừa và kiểm soát: 
– Kiểm soát luồng giao thông như sử dụng đường vận chuyển một chiều; giới 
hạn tốc độ;.. 
– Tập huấn người lao động 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 72 
– Đảm bảo hoạt động di chuyển máy móc được trang bị còi, đèn báo hiệu/cảnh 
báo 
– Sử dụng thiết bị nâng tải được kiểm tra an toàn kể cả các phụ tải 
4.2.6. Bụi 
• Sử dụng nước, hóa chất không độc hại để hạn chế, kiểm soát bụi 
• Trang bị thiết bị bảo hộ như mặt nạ, khẩu trang, kính.. 
4.2.7. Không gian hạn chế 
• Không gian hạn chế: bể chứa, cống rãnh, đường ống,  
• Biện pháp bảo vệ an toàn, sức khỏe: 
– Nhận thức và kiểm soát các nhân tố không gian giới hạn 
– Cung cấp các phương tiện chuyên dụng hoạt động ở trong điều kiện không 
gian hẹp 
– Tránh sử dụng thiết bị đốt cháy gây nguy hiểm và đảm bảo lưu thông không 
khí 
Điều kiện làm việc trong không gian hạn chế 
4.2.8. Khu vực chứa chất nguy hại 
• Bụi, hóa chất, chất độc hại, chất gây cháy, ở dạng rắn, lỏng, khí 
• Biện pháp: 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 73 
– Sử dụng nhân viên được đào tạo chuyên biệt để xác định và xử lý, loại bỏ chất 
nguy hại ở khu vực chứa chất nguy hại như kho, bể, đường ống hóa chất,.. 
– Sử dụng nhân viên được đào tạo chuyên biệt để xác định và xử lý, loại bỏ chất 
nguy hại trong vật liệu xây dựng (tấm lợp chứa sợi amiăng, PCBs; dụng cụ 
điện tử chứa thủy ngân..) 
– Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân dựa trên kết quả đánh giá mức độ an toàn và 
sức khỏe nghề nghiệp 
4.3. An toàn và sức khỏe cộng đồng 
• Địa điểm/khu vực tiềm ẩn rủi ro 
• Ngăn ngừa dịch bệnh 
• An toàn giao thông 
4.3.1. Địa điểm/khu vực tiềm ẩn rủi ro 
• Các dự án nên thực hiện chiến lược quản lý rủi ro để bảo vệ cộng đồng từ các tác 
nhân vật lý, hóa học hoặc các chất nguy hại khác phát sinh từ hoạt động xây dựng và 
tháo dỡ công trình 
• Các rủi ro có thể gia tăng lên do sự sự tiếp xúc chất nguy hại (vô tình, chủ quan) 
• Chiến lược quản lý rủi ro? 
Chiến lược quản lý rủi ro 
• Hạn chế nghiêm ngặt tiếp cận khu vực chứa chất nguy hại 
• Biện pháp loại bỏ các điều kiện, yếu tố nguy hại ở các địa điểm mà không thể kiểm 
soát hiệu quả việc hạn chế nghiêm ngặt tiếp cận 
4.3.2. Ngăn ngừa dịch bệnh 
• Môi trường tập trung đông người, dễ phát sinh dịch bênh, lây nhiễm nhanh 
• Ngăn ngừa và kiểm soát vec-tơ gây bệnh lây nhiễm cho người lao động, cộng đồng 
– Xác định vec-tơ gây bệnh và cơ chế lây nhiễm 
– Phương án chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng khẩn cấp 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 74 
Mầm bệnh có tính lây nhiễm 
4.3.3. An toàn giao thông 
• Tại công trường, khu vực xây dựng có sự gia tăng mạnh số lượng lưu thông các 
phương tiện vận tải hạng nặng 
• Rủi ro tai nạn giao thông cho người lao động và cộng đồng người dân 
• Biện pháp: 
 Kết hợp giáo dục nâng cao nhận thức và tiến hành thực hiện tổng hợp các giải pháp khác 
nhau. Cụ thể? 
Biện pháp: 
• Thực hành biện pháp vận tải an toàn 
– Nhận mạnh khía cạnh an toàn cho đội ngũ lái xe 
– Cải thiện kỹ năng điều khiển và yêu cầu chuẩn về bằng lái 
– Áp dụng chế độ thời gian hoạt động tránh gây ùn tắc giao thông, rủi ro 
– Tránh những đoạn đường nguy hiểm để giảm rủi ro 
– Giám sát và kiểm soát tốc độ phương tiện giao thông 
• Tuân thủ pháp luật 
• Phối hợp với cộng đồng, chính quyền địa phương để thực hiện an toàn giao thông 
• Sẵn sàng và đáp ứng khẩn cấp 
• Biện pháp kiểm soát an toàn giao thông công trường (đèn, cờ hiệu) 
Hướng dẫn ôn tập 
1. Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động xây dựng và tháo dỡ công trình 
xây dựng 
2. Biện pháp kiểm soát và hạn chế ô nhiễm không khí trong xây dựng và tháo dỡ các 
công trình xây dựng 
Bài giảng - Quản lý Môi trường công nông nghiệp 
ThS. Nguyễn Minh Kỳ 75 
3. Phân tích nguồn chất thải rắn và chất thải nguy hại trong hoạt động xây dựng 
4. Chiến lược quản lý các rủi ro đất nhiễm bẩn trong hoạt động xây dựng 
5. Các khía cạnh xem xét để ngăn ngừa trượt ngã độ cao trong xây dựng 
6. Biện pháp bảo vệ an toàn và sức khỏe trong không gian hạn chế trong hoạt động 
xây dựng 
Tài liệu tham khảo 
[1]. IFC (2007). Environmental, Health, and Safety General Guidelines. International 
Finance Corporation - World Bank. 
[2]. IFC (2014). Environmental and Social Management System Implementation 
Handbook – Construction. International Finance Corporation - World Bank. 
[3]. Nancy J. Sell (1992). Industrial Pollution Control: Issues and Techniques, 2nd 
Edition. Van Nostrand Reinhold, New York. 
[4]. Bộ Xây dựng (2012). Sổ tay an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng. Hà Nội. 
-Hết- 
******* 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_moi_truong_cong_nong_nghiep.pdf