Giáo trình Phương pháp dạy học Vật lý (Phần 2)
Phương pháp : Có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp. Thí dụ, “Phương pháp là
cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định”; “Phưong pháp là hệ
thống các hành động có ý thức, nối tiếp nhau của con người kết hợp với các phương tiện
phù hợp để đạt được mục đích đề ra. Đồng thời luôn quan tâm đến tính chất và quá trình
vận động của đối tượng tác động”; “Phương pháp là một hệ thống các qui tắc, một loạt
những hệ thống thao tác xác định có thể có, nhằm đạt tới một mục đích nhất định, xuất
phát từ những điều kiện đầu xác định”; hoặc đơn giản hơn : “Phương pháp là phương
thức đạt mục đích, là hoạt động đã được sắp đặt theo một cách thức nào đó”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp dạy học Vật lý (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phương pháp dạy học Vật lý (Phần 2)
Chương III CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC VẬT LÍ §1. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ. I. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ. 1. Phương pháp : Có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp. Thí dụ, “Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định”; “Phưong pháp là hệ thống các hành động có ý thức, nối tiếp nhau của con người kết hợp với các phương tiện phù hợp để đạt được mục đích đề ra. Đồng thời luôn quan tâm đến tính chất và quá trình vận động của đối tượng tác động”; “Phương pháp là một hệ thống các qui tắc, một loạt những hệ thống thao tác xác định có thể có, nhằm đạt tới một mục đích nhất định, xuất phát từ những điều kiện đầu xác định”; hoặc đơn giản hơn : “Phương pháp là phương thức đạt mục đích, là hoạt động đã được sắp đặt theo một cách thức nào đó”. 2. Tuy có nhiều định nghĩa nhưng có thể rút ra những yếu tố cơ bản sau của phương pháp: + Yếu tố mục đích : Bất cứ một phương pháp nào cũng phải nhằm đến một mục đích nhất định được dự kiến trước bởi người sử dụng phương pháp. Mục đích là một yếu tố quan trọng mà dựa vào đó mới có thể xây dựng những hệ thống thao tác nhất định. + Yếu tố đối tượng : Để xác định được hệ thống các thao tác đúng đắn thì không thể không dựa trên tính chất và các qui luật vận động của đối tượng mà chủ thể tác động lên. Việc tìm hiểu đối tượng càng đúng bản chất của nó thì việc xây dựng hệ thống các thao tác càng có hiệu quả. + Yếu tố phương tiện : Để tác động lên đối tượng nhất thiết chủ thể phải sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các phương tiện. Các phương tiện cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến hệ thống và cách thức thao tác. + Yếu tố chủ thể : Dựa trên các yếu tố trên mà chủ thể mới đề ra một hệ thống các thao tác theo một trình tự chặt chẽ để tác động lên đối tượng. Các thao tác có thể là những hành động tay chân hoặc những thao tác trí tuệ, ngôn ngữ. + Yếu tố kết quả : Dưới tác động của các thao tác cùng các phương tiện mà đối tượng bị biến đổi dần đến mục đích đặt ra. Kết thúc quá trình này là kết quả. Nếu kết quả càng gần với mục đích, càng tốn ít thời gian, sức lực và tiết kiệm thì phương pháp càng đúng đắn và có hiệu quả. Việc đánh giá một phương pháp dựa trên những yếu tố trên. Như vậy, phương pháp là một hệ thống với các yếu tố tác động qua lại lẫn nhau, qui định lẫn nhau và biến đổi theo sự phát triển của khoa học. + Thí dụ, để làm ra rổ rá là những dụng cụ phổ biến trong gia đình thì người ta phải tác động lên các vật liệu bằng các thao tác và phương tiện tương ứng. Nếu trước đây, nguyên liệu là tre thì người ta phải biết tính chất của chúng là mềm, dẻo có thể chẻ thành những lát nhỏ. Trên cơ sở đó, người ta mới chẻ tre, đan thành rổ. Phương tiện chỉ là con dao, hoặc một số loại dao to nhỏ khác nhau. Quá trình đan rổ bao gồm một số thao tác nhất định theo một trình tự hợp lí và kết quả cuối cùng là sản phẩm được hoàn thành đúng như dự kiến ban đầu của người làm. Sau này, khi trình độ xã hội phát triển, người ta còn dùng nhôm và nhựa làm nguyên liệu làm rổ. Đối với các loại vật liệu mới này người ta cũng phải biết rõ những tính chất của chúng như có thể nấu chảy, cán mỏng ... và do đó thì các phương tiện cũng phải thay đổi, đó là những máy cán, máy dập, máy ép nhựa... và trình tự các thao tác khác hẳn với khi làm bằng tre. Kết quả cuối cùng cũng như trước nhưng hiệu quả cao hơn về chất lượng và thời gian nhanh hơn nhiều. Thí dụ khác. Để chế tạo con dao, tùy thuộc vào mục đích sử dụng nó (dao thường, dao chặt củi...) mà người ta phải hình dung trước hình dạng, kích thước và độ mỏng của lưỡi dao để có thể cắt chặt các đồ vật. Đồng thời người ta phải biết rõ những tính chất cơ bản của loại sắt dùng làm nguyên liệu. Trên cơ sở đó mới định được một hệ thống các thao tác như nung nóng, rèn, định hình, tôi, mài sắc...Kết quả cuối cùng sẽ cho biết phương pháp đó có phù hợp và hiệu quả hay không. Nếu không sẽ được cải tiến dần trong suốt quá trình lao động... 3. Phương pháp dạy học. Dựa trên định nghĩa chung của khái niệm phương pháp và dựa trên quá trình dạy - học mà những nhà lí luận dạy học đưa ra định nghĩa về phương pháp dạy học. Cũng có nhiều định nghĩa khác nhau. Thí dụ: “ Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thày và của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học” (Nguyễn Ngọc Quang); “Phương pháp dạy và học là phương thức hoạt động có quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh, một hoạt động đã được sắp đặt nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học” (IU.G.Babanxki); “Phương pháp dạy học là những phương thức mà giáo viên dùng để hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh”(T.A.Ilina); “Bất cứ phương pháp nào cũng là hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của học sinh, nhằm đảm bảo cho trò lĩnh hội được nội dung trí dục. Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương tác tất yếu của thầy và trò, trong quá trình đó thầy tổ chức sự tác động của trò đến đối tượng nghiên cứu, mà kết quả là trò lĩnh hội được nội dung trí dục”(M.Đalinốp và M.Scatkin); “Phương pháp dạy học là sự tác động qua lại giữa thầy và trò theo một trình tự định trước. Trong đó thầy hướng dẫn tổ chức, trò thực hiện hoạt động nhằm phát triển nhân cách toàn diện của trò”. 4. Như vậy, trong các định nghĩa về PPDH đều chỉ rõ có hai hoạt động riêng biệt của giáo viên và học sinh. Và tương ứng, sẽ có hai phương pháp riêng tương đối là phương pháp dạy học của thày và phương pháp học tập của trò. Phương pháp dạy học của thày là phương pháp tác động đến học sinh, phương pháp tổ chức cho học sinh học tập nhằm biến đổi họ đến một nhân cách toàn diện. Phương pháp học tập của học sinh là phương pháp mà họ tác động đến đối tượng của khoa học mà chiếm lĩnh chúng và chiếm lĩnh những kinh nghiệm của nhân loại thông qua tác động và tổ chức của giáo viên. Như vậy, học sinh vừa có vai trò là đối tượng chịu tác động của thày giáo nhưng vừa có vai trò là chủ thể tác động lên đối tượng của khoa học. Vì phương pháp dạy học nằm trong khái niệm chung về phương pháp nên cũng có thể tìm thấy những yếu tố cơ bản cấu thành nên nó. Đó là: + Yếu tố mục đích : Dự kiến kết quả của quá trình dạy học là phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, có nghĩa là đào tạo được những thanh niên có kiến thức, kĩ năng, có trí tuệ, có đạo đức, có kỷ luật, có sức khỏe, có óc thẩm mĩ theo một chuẩn mực đã được các nhà chuyên môn định trước thông qua các môn học và các hoạt động trong nhà trường. + Yếu tố đối tượng : Ở đây có hai đối tượng cần phân biệt. Một là đối tượng của bộ môn khoa học mà giáo viên và học sinh cùng tác động lên để nắm vững chúng. Hai là đối tượng học sinh mà giáo viên cần tác động lên để phát triển họ theo mục tiêu định trước. Như vậy, cả giáo viên và học sinh phải biết phương pháp nghiên cứu bộ môn khoa học và phương pháp nắm vững chúng (phương pháp sư phạm). Đồng thời, người giáo viên phải biết những đặc điểm tâm lí và phát triển lứa tuổi của học sinh để có những phương pháp thích hợp tác động đến quá trình học tập của họ. + Yếu tố phương tiện : Ở đây là tất cả những phương tiện mà thày giáo và học sinh dùng để tác động lên đối tượng khoa học để nhận thức chúng như các thiết bị thí nghiệm và các thiết bị mà giáo viên dùng để tác động đến học sinh như sách giáo khoa, bảng đen, tranh ảnh, hình vẽ, mô hình (các thiết bị dạy học). + Yếu tố chủ thể : Ở đây có hai chủ thể, một là chủ thể giáo viên tác động lên học sinh và chủ thể học sinh tác động lên đối tượng khoa học. Như vậy, giáo viên phải định trước được một hệ thống các thao tác tác động lên học sinh để hướng dẫn và tổ chức họ định được một hệ thống các thao tác tác động lên đối tượng khoa học. Các thao tác của giáo viên là thao tác định hướng, các thao tác của học sinh là thao tác hành động cụ thể. + Yếu tố kết quả : Học sinh phải được phát triển toàn diện. Phải được đánh giá theo những tiêu chuẩn định trước. Điểm đặc biệt khác biệt và phức tạp của phương pháp dạy học so với các phương pháp khác là ở chổ đối tượng của phương pháp dạy học là một con người đang phát triển với nhiều mối quan hệ rất phức tạp với xã hội, với tự nhiên Việc nắm vững đối tượng là một việc rất phức tạp nhưng cũng rất quan trọng. Đối tượng này sẽ có nhiều tác động lại chủ thể và có khi làm biến đổi cả chủ thể. Điều đó nói lên tính chất khó khăn và muôn hình vẽ của việc xác định và vận dụng các phương pháp dạy học. 5. Phương pháp dạy học vật lí là sự vạân dụng cụ thể của các phương pháp dạy học nói chung. Nó chỉ giới hạn ở mục đích : quá trình dạy học vật lí chỉ góp một phần vào phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Mục đích của dạy học vật lí nhằm làm cho học sinh nắm vững được những kiến thức vật lí một cách cơ bản, có hệ thống và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, phát triển tư duy, năng lực sáng tạo và khả năng làm việc độc lập. II. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. 1. Theo lý luận dạy học, có nhiều phương pháp dạy học mà lịch sử nhân loại đã tích lũy được và có nhiều cách phân loại chúng. Thí dụ, dựa vào đặc điểm của nguồn phát và nhận thông tin trong dạy học mà phân thành ba loại: phương pháp từ ngữ, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành. Dựa vào các nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học mà phân thành bốn loại: phương pháp dạy kiến thức, phương pháp rèn luyện kĩ năng-kĩ xảo, phương pháp củng cố -kiểm tra kiến thức, phương pháp rèn luyện tư duy. Dựa vào đặc trưng hoạt động nhận thức của quá trình học tập mà phân thành năm loại : phương pháp giải thích minh họa, phương pháp tái hiện, phương pháp trình bày nêu vấn đề, phương pháp tìm tòi từng phần, phương pháp nghiên cứu. Dựa vào bản chất hoạt động nhận thức của quá trình học tập mà phân thành ba loại : phương pháp kích thích hoạt động nhận thức, phương pháp tổ chức hoạt động nhận thức, phương pháp tự kiểm tra và điều chỉnh hoạt động nhận thức... 2. Việc có nhiều cách phân loại và có nhiều nhóm phương pháp dạy học khác nhau chứng tỏ sự phức tạp của lĩnh vực này. Mỗi cách phân loại cũng có những ưu nhược điểm của nó. Điều này làm cho việc lựa chọn và áp dụng chúng vào từng bộ môn cụ thể và làm cho việc sáng tạo và phối hợp các phương pháp của giáo viên trực tiếp giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Vì thế chúng ta sẽ xem xét và vận dụng cách phân loại của tác giả Nguyễn Ngọc Quang. Tác giả đã hệ thống những phân loại trên theo nguyên tắc về sự phát triển : xuất phát từ những dấu hiệu thuộc về cấu trúc bên ngoài để phân loại chúng, rồi dựa vào dấu hiệu cơ bản của cấu trúc bên trong để phân loại tiếp. Theo cách này, tất cả các phương pháp dạy học hợp thành một hệ thống lớn. Hệ thống này gồm 5 tập hợp lớn dựa vào mục đích lí luận dạy học + Tập hợp các phương pháp dạy học nghiên cứu tài liệu mới. + Tập hợp các phương pháp dạy học vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo + Tập hợp các phương pháp dạy học củng cố kiến thức + Tập hợp các phương pháp dạy học khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức + Tập hợp các phương pháp dạy học kiểm tra, đánh giá, uốn nắn kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. 3. Căn cứ vào nguồn phát thông tin dạy học, mỗi tập hợp trên lại được phân thành ba nhóm phương pháp dạy học : + Nhóm các phương pháp dạy học dùng từ ngữ (lời nói, chữ viết). + Nhóm các phương pháp dạy học trực quan. + Nhóm các phương pháp dạy học công tác tự lực của học sinh. 4. Trong mỗi nhóm này lại gồm nhiều phương pháp dạy học cụ thể. Tên của mỗi phương pháp dựa vào tên gọi việc làm cụ thể của hoạt động dạy học. Những phương pháp cụ thể này có thể được sáng tạo thêm trong quá trình dạy học thực tế của các giáo viên. Thí dụ, nếu việc làm của giáo viên là giảng giải một vật vấn đề nào đó cho học sinh thì phương pháp đó gọi là phương pháp giảng giải. Nếu việc làm của giáo viên và học sinh là đàm thoại thì phương pháp đó gọi là đàm thoại, nếu việc làm của giáo viên là giao vấn đề cho học sinh tự nghiên cứu thì gọi là phương pháp nghiên cứu... 5. Mỗi phương pháp cụ thể lại được xây dựng bởi một hệ thống các thao tác (trí tuệ-vật chất). Trong quá trình xây dựng các thao tác, giáo viên có thể sáng tạo chuyển những thao tác trong nghiên cứu khoa học bộ môn thành các thao tác dạy học. Đồng thời, mỗi phương pháp lại được tổ chức theo ba kiểu dạy học khác nhau tùy theo kiểu nội dung dạy học. Đó là : + Kiểu dạy học thông báo-tái hiện. + Kiểu dạy học làm mẫu-bắt chước (làm theo). + Kiểu dạy học nêu vấn đề-ơrixtic (tìm tòi, phát hiện). 6. Ngoài ra, còn có phân hệ phương pháp dạy học chuyên biệt hóa, được định nghĩa là một tập hợp những phương pháp hoặc phương tiện dạy học, trong đó có một phương pháp giữ vai trò nòng cốt, trung tâm, liên kết những phương pháp còn lại thành một thể tích hợp, nhằm thực hiện có kết quả một mục đích sư phạm chuyên biệt nào đó. Thí dụ, dạy học chương trình hóa là hệ phương pháp dạy học nhằm mục đích cá thể hóa cao độ việc học và khách quan hóa triệt để việc dạy. Dạy học nêu vấn đề-ơrixtic nhằm khai thác triệt để trạng thái tâm lí của học sinh và nhằm làm cho học sinh nắm vững được phương pháp nhận thức trong quá trình dạy học... III. PHƯƠNG PHÁP, BIỆN PHÁP VÀ THỦ THUẬT DẠY HỌC. 1. Trong mỗi phương pháp lại có những biện pháp và những thủ thuật dạy học nhằm làm cho hiệu quả cụ thể của phương pháp dạy học được tăng cường. Biện pháp là những chi tiết cụ thể của phương pháp, nó được áp dụng cho các giai đoạn khác nhau của phương pháp. Thủ thuật dạy học được áp dụng thường xuyên cho cả giai đoạn và trong bất cứ biện pháp nào. Biện pháp và thủ thuật dạy học là sự sáng tạo và kinh nghiệm của giáo viên. Nó còn là sự đóng góp của học sinh vào trong quá trình dạy học. Các biện pháp và thủ thuật dạy học làm cho hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp tăng lên rất nhiều và làm cho học sinh hào hứng học tập hơn. 2. Thí dụ, trong phương pháp diễn giảng, giáo viên có thể dùng những biện pháp cụ thể như : cho học sinh đọc trước nội dung bài học, sau khi đọc tìm hiểu được những vấn đề cơ bản rồi giáo viên mới giảng giải, minh họa bổ sung sau. Hoặc giáo viên gợi ý những vấn đề cơ bản cần tìm hiểu trước, cho học sinh tìm hiểu, rồi sau cùng mới giảng giải minh họa. Hoặc nếu đối tượng học sinh quá yếu thì giáo viên lại cần phải giảng giải, minh họa ngay từ đầu rồi mới yêu cầu học sinh về đọc thêm tài liệu. Trong mỗi biện pháp lại có thể sử dụng những thủ thuật nhỏ. Thí dụ, trong biện pháp một, giáo viên có thể sử dụng thủ thuật kiểm tra học sinh có thực sự tìm hiểu bài học hay không và ở mức độ nào bằng cách yêu cầu mỗi học sinh phải nộp một bảng tóm tắt những nội dung thu hoạch được và nhận xét một số bản thu hoạch trước lớp rồi trên cơ sở đó phát triển thành bài giảng của mình. Còn trong quá trình giảng giải, giáo viên lại có thể sử dụng những thủ thuật như phép phản chứng, phép ngụy biện của toán học... IV. SỰ PHỐI HỢP VÀ LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. 1. Có thể nói trong quá trình dạy học không thể sử dụng một phương pháp đơn nhất để hoàn thành nhiệm vụ dạy học mà thườn ... ra 15 phút 2 (từ 11-9 đến 16-9) 1 2 3 Bài tập Công thức cộng vận tốc Bài tập 1.1,1.2,1.3,1.4 SBT 2,3,4,5 tr. 17 SGK 1.6,1.7,1.8,1.9 SBT Thay đổi cách dạy bài: Công thức cộng vận tốc ... ... ... 5 (từ 2-10 đến 7-10) 1 2 3 Liên hệ giữa a,v,S. Đo gia tốc. Bài tập. Sự rơi tự do Thí nghiệm ống Niutơn 2,3,4 tr.36 SGK 1.16,1.18,1.20,1.221.2 3, 1.24 SBT 2,3,4,5,6 tr. 38,39 SGK Dặn dò học sinh chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. II. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG (GIÁO ÁN) 1. Là một bản kế hoạch cá nhân nhằm hướng dẫn và giúp đỡ giáo viên hoàn thành tốt, đúng thời gian một tiết học. Việc lập kế hoạch bài giảng, tức là soạn một giáo án, là rất cần thiết vì nhờ nó mà giáo viên được dẫn dắt đi đến mục tiêu đã đặt ra. Điều này càng cần hơn đối với những giáo viên còn ít kinh nghiệm, chưa làm chủ được giờ học. Để soạn một giáo án, trước hết giáo viên cần thấy rõ được mục đích và những yêu cầu cụ thể của tiết học. Thí dụ, trong tiết rèn luyện kĩ năng vận dụng định luật bảo toàn động lượng cần xác định rõ những yêu cầu cụ thể mà học sinh phải đạt được như : học sinh phải biết lựa chọn hệ tương tác thích hợp, biết viết định luật bảo toàn động lượng cho hệ trước và sau tương tác, biết chuyển từ biểu thức véctơ về biểu thức đại số và biết tính toán chính xác đến kết quả cuối cùng. Sau đó, giáo viên cần phải nắm rõ nội dung kiến thức trong sách giáo khoa và sự mở rộng những kiến thức cần thiết, biết trình độ học sinh để truyền đạt kiến thức với các mức độ khác nhau và biết sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học thích hợp... 2. Về hình thức giáo án : Vì có những tiết học khác nhau nên cũng cần có những giáo án thích hợp tương ứng. Trong đó có hai tiết học phổ biến nhất là tiết học dạy kiến thức mới và tiết học rèn luyện kĩ năng nên chúng ta sẽ xét hai loại giáo án này. Không có một mẫu chung cho loại giáo án nào mà tùy thuộc vào cách thể hiện của từng giáo viên. Điều chính là giáo án phải thể hiện đầy đủ được chức năng dẫn dắt và phải dễ theo dõi để trong quá trình dạy học giáo viên có thể sử dụng đơn giản và tốt nhất. Cách soạn một giáo án giới thiệu dưới đây là dựa trên kinh nghiệm và được sử dụng tương đối rộng rãi. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi theo nhận thức của từng cá nhân chứ không nhất thiết phải áp dụng chúng một cách máy móc. Giáo án cho một tiết dạy kiến thức mới và tiết rèn luyện kĩ năng tương tự nhau. Các loại khác có thể thay đổi ít nhiều. Những yếu tố cơ bản của giáo án như sau : TUẦN... TIẾT... TÊN BÀI : LỚP ... I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU 1. Kiến thức : 2. Kĩ năng : 3. Phát triển tư duy : 4. Giáo dục : II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY III. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ DẠY HỌC IV. KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Câu hỏi 1 : 2. Câu hỏi 2 : 3. ... V. NỘI DUNG BÀI MỚI PHƯƠNG PHÁP CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH HƯỚNG DẪN GHI CHÉP CHO HỌC SINH THỜI GIAN I... II... I... II... I... II... VI. CỦNG CỐ BÀI HỌC. VII. CÔNG VIỆC Ở NHÀ CỦA HỌC SINH Thí dụ 1 : TUẦN : 5 TIẾT : 3 (TIẾT 20 THEO PHÂN PHỐI CT) BÀI 11 : SỰ RƠI TỰ DO CỦA CÁC VẬT LỚP : 10 I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU : 1. Kiến thức :Rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc như nhau với mọi vật : ŧ9,8m/s2. Các định luật của rơi tự do : vt=gt; h=gt2/2; v2t=2gh. 2. Kĩ năng : Biết vận dụng các kiến thức của chuyển động thẳng biến đổi đều để khảo sát và lập các định luật của rơi tự do. Bước đầu biết vận dụng các công thức của rơi tự do để giải các bài toán về chuyển động rơi. 3. Rèn luyện tư duy : Nắm được phương pháp nghiên cứu hiện tượng rơi. 4. Giáo dục : Thấy được tinh thần sáng tạo của Galilê, dám phá bỏ quan niệm cũ đã có hàng nghìn năm về vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Sử dụng phối hợp phương pháp đàm thoại và phương pháp thí nghiệm biểu diễn. III. DỤNG CỤ DẠY HỌC. 1. Ống Niu tơn, hai tờ giấy giống nhau. 2. Dây dọi có quả dọi nhọn. 3. Hình vẽ ảnh chụp hoạt nghiệm của một quả cầu nhỏ đang rơi tự do. IV. KIỂM TRA BÀI CŨ. 1. Trình bày phương pháp xác định gia tốc của một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu. 2. Các định luật về vận tốc và đường đi của chuyển động thẳng biến đổi đều. Phương pháp xây dựng chúng. V. NỘI DUNG BÀI MỚI. PHƯƠNG PHÁP CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH HƯỚNG DẪN GHI CHÉP CHO HỌC SINH THỜI GIAN I. Giáo viên nêu các thí dụ về sự rơi nhanh hay chậm do ảnh hưởng của không khí. Làm thí nghiệm rơi với 1tờ giấy để nguyên và 1 tờ vo lại. Làm TN với ống Niutơn để rút ra kết luận. II. 1. Đàm thoại với học sinh để rút ra định nghĩa về rơi tự do. 2. Giáo viên làm thí nghiệm với quả dọi để xác nhận phương của rơi tự do. Học sinh tham gia vào thí nghiệm. 3. Giáo viên giới thiệu phương pháp chụp ảnh hoạt nghiệm và cho học sinh đo hiệu 2 quãng đường liên tiếp trên ảnh chụp hoạt nghiệm rồi liên hệ với phương pháp xác định gia tốc của một chuyển động thẳng nhanh dần đều để rút ra kết luận. 4. Tiếp tục cùng học sinh tính gia tốc của I. SÖÏ RÔI TRONG KHOÂNG KHÍ. Söùc caûn cuûa khoâng khí laø nguyeân nhaân laøm caùc vaät rôi nhanh hay chaäm khaùc nhau. II. SÖÏ RÔI TÖÏ DO. 1. Ñònh nghóa : Söï rôi cuûa caùc vaät trong chaân khoâng, chæ döôùi taùc duïng cuûa troïng löïc goïi laø söï rôi töï do. 2. Phöông : - Thí nghieäm : thaû quaû doïi, noù rôi ñuùng theo phöông daây doïi. - Keát luaän : Vaät rôi töï do theo phöông thaúng ñöùng. 3. Tính chaát : - Phöông phaùp : Khaûo saùt aûnh chuïp hoaït nghieäm cuûa moät vaät rôi töï do coù 2aS τ=∆ . 5 phút 3 phút 3 phút 7 phút 7 phút vật rơi tự do trên ảnh chụp hoạt nghiệm, đàm thoại khái quát hóa để rút ra kết quả tổng quát của giá trị g 5. Dùng phương pháp đàm thoại dẫn dắt học sinh suy ra các công thức của rơi tự do từ các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều III.Hướng dẫn học sinh giải bài tập vận dụng. - Keát luaän : Rôi töï do laø moät chuyeån ñoäng thaúng nhanh daàn ñeàu. 4. Gia toác : - Phöông phaùp xaùc ñònh :Ño S hay ∆S treân aûnh chuïp hoaït nghieäm roài döïa vaøo coâng thöùc S=at2/2 hoaëc 2aS τ=∆ ñeå tính gia toác rôi töï do vaø kí hieäu laø g. - Keát luaän : ÔÛ cuøng moät nôi treân traùi ñaát caùc vaät rôi töï do vôùi cuøng moät gia toác. Gia toác naøy thay ñoåi theo vó ñoä traùi ñaát. g≈9,8m/s2. 5. Caùc coâng thöùc cuûa söï rôi töï do : choïn truïc toïa ñoä coù chieàu höôùng xuoáng. vt=gt h=gt2/2 v2t=2gh III. BAØI TAÄP VAÄN DUÏNG. (Baøi 5, trang 39. SGK). h=20m,g=10m/s2. Tìm t vaø vt. h=gt2/2 10 20.2 g h2t ==→ =2s vt=gt=10.2=20m/s2 5 phút 5 phút. VI. CỦNG CỐ. Nhắc lại phương pháp khảo sát chuyển động rơi tự do bằng chụp ảnh hoạt nghiệm và các kết quả thu được. Nêu một số những thành tựu sau này khẳng định tính đúng đắn của các kết quả đó (thí dụ, xác định g bằng con lắc đơn, bằng công thức g=GM/R2). VII.CÔNG VIỆC Ở NHÀ CỦA HỌC SINH. 1. Chuẩn bị ôn tập chương I,II để kiểm tra một tiết. 2. Làm các bài tập số 2,3,5,6 trang 39. SGK. Thí dụ 2 : TUẦN : 6 TIẾT : 1 (TIẾT 21 THEO PHÂN PHỐI CT) BÀI : HƯỚNG DẪN BÀI TẬP RƠI TỰ DO LỚP : 10 I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU. 1. Kiến thức: Khắc sâu rơi tự do chỉ là một trường hợp đặc biệt của chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc không đổi với mọi vật và thay đổi theo vị trí trên trái đất. 2. Kĩ năng :Biết vận dụng các định luật rơi tự do để khảo sát các bài toán thực tiễn. Mởû rộng cho sự rơi có vận tốc đầu và chuyển động ném lên theo phương thẳng đứng. 3. Kĩ xảo : Tiếp tục rèn luyện các kĩ xảo tính toán, kĩ xảo chọn trục toạ độ và xác định dấu của các đại lượng theo trục tọa độ đã chọn. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY. Sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng. III. KIỂM TRA BÀI CŨ. 1. Trong trường hợp nào một vật rơi tự do? Trong trường hợp nào một vật được coi là rơi tự do? 2. Nêu các tính chất của rơi tự do. Bằng cách nào người ta xác định được các tính chất đó? 3. Viết các công thức của rơi tự do trong trường hợp vật có vận tốc đầu. IV. NỘI DUNG BÀI TẬP PHƯƠNG PHÁP CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH HƯỚNG DẪN GHI CHÉP CHO HỌC SINH THỜI GIAN I. BÀI TẬP 1.29 SBT 1.Phân tích đề : Giáo viên cho học sinh đọc đề bài, tìm các dữ kiện và các yêu cầu của bài toán. Chú ý học sinh tuy đề bài không nói rõ nhưng trong trường hợp này vật rơi không vận tốc đầu. 2.Định hướng giải : Vì sức cản không đáng kể nên vật coi như rơi tự do và phải dùng các kiến thức của rơi tự do. 3.Vạch trình tự giải :Có thể dùng phương pháp phân tích. Xuất phát từ dữ kiện cho quãng đường đi hết trong 2s cuối. Vì vậy cần tìm được công thức tính quãng đường này bằng cách lấy quãng đường rơi toàn bộ trừ quãng đường rơi trước 2s cuối. 4.Giải toán :Sau khi đã có công thức, học sinh tự tính toán đến kết quả cuối cùng. 5. Nhận xét công việc của sinh. II. BÀI TẬP LÀM THÊM 1 1. Giáo viên đọc đề bài cho học sinh ghi chép 2. Phân tích đề : chú ý câu hỏi “Cần phải truyền cho hòn đá vận tốc bao nhiêu?” có nghĩa là đề cho vật rơi có vận tốc đầu. 3. Định hướng giải : vì có vận tốc đầu nên phải viết lại các phương trình của sự rơi tự do và vận dụng chúng. 4. Vạch trình tự giải : chỉ cần vận dụng I. BAØI TAÄP 1.29 SBT Toùm taét. ∆ t=2s; ∆h=60m; g=10m/s2; vo=0 Tìm thôøi gian rôi: t=? BAØI GIAÛI - Goïi h laø quaõng ñöôøng vaät rôi trong caû thôøi gian t. Goïi h1 laø quaõng ñöôøng vaät rôi tröôùc 2s cuoái (t-2). - Theo coâng thöùc ñöôøng ñi : h=gt2/2 h1=g(t-2)2/2 - Theo giaû thieát : ∆h=h-h1=gt2/2 – g(t-2)2 2∆h=(t-1)4g Suy ra : t= 1 10.4 60.21 g4 h2 +=+∆ t=4s II. BAØI TAÄP LAØM THEÂM 1 Caàn phaûi truyeàn cho hoøn ñaù moät vaän toác ban ñaàu laø bao nhieâu khi neùm noù thaúng ñöùng xuoáng töø moät thaùp cao 20m ñeå noù rôi tôùi maët ñaát sau 1 giaây. Neáu hoøn ñaù rôi töï do töø ñoä cao ñoù thì maát moät thôøi gian gaáp maáy laàn? Toùm taét h=20m; t=1s;g=10m/s2. Tìm vo. h=20 m; vo’=0; g=10m/s2. 10 phút 10 phút các công thức của rơi tự do cho hai trường hợp có và không có vận tốc đầu. 5. Giải toán : học sinh tự vận dụng và giải ra kết quả. 6. Nhận xét : khảo sát chuyển động rơi tự do tương tự như chuyển động thẳng nhanh dần đều nói chung. II. BÀI TẬP LÀM THÊM 2 1. Giáo viên đọc đề bài cho học sinh ghi chép. 2. Phân tích đề : lưu ý học sinh t là thời gian cả quá trình ném lên và rơi xuống. Khi vật đạt độ cao cực đại thì vận tốc phải bằng không. 3. Định hướng giải : - Điểm mới của bài toán là chuyển động ném lên thẳng đứng. Phải thông báo cho học sinh biết chuyển động này có cùng gia tốc g như rơi tự do. - Vì có hai quá trình chuyển động nhưng cùng gia tốc nên có thể lập phương trình chung, do đó bài toán sẽ đơn giản hơn. - Các phương trình của chuyển động này là các phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều. 4. Vạch trình tự giải : - Chọn trục tọa độ thẳng đứng, hướng lên, gốc tại mặt đất. - Lập hai phương trình vận tốc và tọa độ cho vật. - Từ hai phương trình đó, dựa vào dữ kiện đề bài để tính các đại lượng cần thiết. 5. Giải toán : học sinh tự giải dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 6. Nhận xét : chuyển động ném lên thẳng đứng là chuyển động chậm dần đều có gia tốc g. Tìm t’ BAØI GIAÛI Neáu hoøn ñaù rôi coù vaän toác ñaàu thì: h=vot+gt2/2 1 2/1.1020 t 2/gthv 2 o −=−=→ vo=15 m/s Neáu hoøn ñaù rôi töï do khoâng vaän toác ñaàu thì : h=gt‘2/2 10 20.2 g h2't ==→ =2s Nhaän xeùt :thôøi gian rôi taêng gaáp 2 laàn. II.BAØI TAÄP LAØM THEÂM 2 Moät quaû caàu ñöôïc neùm leân theo phöông thaúng ñöùng, sau 3s noù laïi rôi xuoáng maët ñaát. Hoûi vaät ñöôïc neùm leân vôùi vaän toác naøo vaø ñoä cao cöïc ñaïi noù ñaït ñöôïc laø bao nhieâu? (g=9,8m/s2). Toùm taét t=3s, g=9,8m/s2. Tìm vo vaø hmax BAØI GIAÛI Vì chuyeån ñoäng neùm leân vaø chuyeån ñoäng rôi töï do coù cuøng gia toác g neân coù cuøng phöông trình chuyeån ñoäng. Choïn truïc Ox thaúng ñöùng, höôùng leân, goác taïi maët ñaát. Ta coù: Vt=vo-gt h=x=vot-gt2/2 Khi vaät ôû maët ñaát, h=x=0. Do ñoù: 0=vot-gt2/2 → vo=gt/2=9,8.3/2 vo=14,7 m/s Khi leân tôùi ñieåm cao nhaát, vaät caàn thôøi gian t1, coù vaän toác vt=0, vaø coù toïa ñoä hmax=xmax. Do ñoù : 0=vo-gt1→ t1=vo/g=14,7/9,8 t1=1,5s Töø ñoù suy ra ñoä cao cöïc ñaïi: hmax=xmax=vot1-gt12/2 =14,7.1,5-9,8.1,52/2 hmax=11,025 m 10 phút V. CỦNG CỐ 1. Chuyển động rơi tự do là một trường hợp đặc biệt của chuyển động thẳng biến đổi đều : có gia tốc g không đổi với mọi vật, có vận tốc đầu bằng không. 2. Nếu bài toán mở rộng cho vật rơi có vận tốc đầu hoặc chuyển động ném thẳng đứng thì vận dụng các công thức chung của chuyển động thẳng biến đổi đều. V. CÔNG VIỆC Ở NHÀ CỦA HỌC SINH. 1. Làm các bài tập 1.30; 1.31; 1.32; SBT 2. Tiếp tục chuẩn bị ôn tập lí thuyết, bài tập chương I,II để kiểm tra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. IU.C. BABANXKI. Giáo dục học. Trường ĐHSP tp HCM. 1986. 2. NGUYỄN NGỌC QUANG. Lí luận dạy học đại cương. Trường Cán bộ quản lí giáo dục trung ương I. 1989. 3. T.A. ILINA. Giáo dục học. Nhà xuất bản giáo dục. 1978. 4. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC SƯ PHẠM LIÊN X Ô -VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC SƯ PHẠM CHDC ĐỨC. Phương pháp giảng dạy vật lí trong các trường PT ở Liên xô và CHDC Đức. Nhà xuất bản giáo dục. 1984. 5. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC SƯ PHẠM NƯỚC CÔNG HÒA LIÊN BANG NGA. Những cơ sở của phương pháp giảng dạy vật lí. Nhà xuất bản giáo dục. 1973. 6. NGUYỄN VĂN ĐỒNG (chủ biên). Phương pháp giảng dạy vật lí ở trường phổ thông. Nhà xuất bản giáo dục. 1979. 7. NGUYỄN ĐỨC THÂM-LÊ NGUYÊN LONG. Phương pháp giảng dạy vật lí ở trường PT. Đại học sư phạm Hà Nội. 1966. 8. L.Ia. LECNE. Dạy học nêu vấn đề. Nhà xuất bản giáo dục.1977. 9. NGUYỄN TRỌNG BẢO - ĐOÀN CHI – CÙ NGUYÊN HANH – HÀ THẾ NGỮ – TÔ BÁ TRỌNG – TRẦN ĐỨC XƯỚC – NGUYỄN THẾ QUẢNG. Một số vấn đề giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. Nhà xuất bản giáo dục. 10. VƯƠNG TẤT ĐẠT. Lôgíc học. Nhà xuất bản giáo dục. 1998. 11. V.N.MÔSHANXKI. Hình thành thế giới quan cho học sinh khi học vật lí. Nhà xuất bản giáo dục. 1979. 12. VŨ QUANG-NGUYỄN ĐỨC MINH-BÙI GIA THỊNH. Một số thuyết vật lí trong chương trình phổ thông. Nhà xuất bản giáo dục.1980. 13. DƯƠNG THIỆU TỐNG. Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập. Trường đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.1995. 14. PHẠM MINH HẠC. Tâm lí học. Nhà xuất bản giáo dục. 1997. 15. TÔ XUÂN GIÁP. Phương tiện dạy học. Nhà xuất bản giáo dục. 1997. 16. NGUYỄN ĐỨC THÂM-NGUYỄN NGỌC HƯNG. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường PT. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà nội. 1999. 17. ĐÀO VĂN PHÚC. Tư tưởng vật lí và phương pháp vật lí. Nhà xuất bản giáo dục. 1978. 18. DƯƠNG TRỌNG BÁI-BÙI GIA THỊNH -TÔ GIANG -VŨ QUANG - NGUYỄN ĐỨC THÂM. Các tài liệu bồi dưỡng về sách giáo khoa cải cách và sách giáo khoa chuyên ban. Bộ giáo dục và đào tạo-Vụ giáo viên. 19. TẬP THỂ TÁC GIẢ. Các sách giáo khoa phổ thông, sách hướng dẫn giáo viên, sách bài tập, sách bồi dưỡng giáo viên về vật lí và các môn liên quan. Nhà xuất bản giáo dục. 20. I.F.KHARLAMỐP. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào. Nhà xuất bản giáo dục. 1978.
File đính kèm:
- giao_trinh_phuong_phap_day_hoc_vat_ly_phan_2.pdf