Giáo trình Phát triển ứng dụng mã nguồn mở (Phần 2)

Giới thiệu

Joomla là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (Tếng Anh : Open Source Content

Management Systems . Joomla được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu

MySQL , cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet

hoặc Intranet.

Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị,

lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình

chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ đa ngôn ngữ.

Joomla được phát âm theo tiếng Swahili như là 'jumla' nghĩa là "đồng tâm hiệp lực".

Joomla được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới

những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng

dụng. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao.

Joomla có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla là hoàn toàn miễn phí cho tất cả

mọi người trên thế giới.

Joomla đáp ứng được mô tả về 7 đặc tính của Web 2.0:

1. Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng

2. Tập hợp trí tuệ cộng đồng

3. Dữ liệu có vai trò then chốt

4. Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng- 35 -

5. Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng

6. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị

7. Giao diện ứng dụng phong phú

pdf 41 trang kimcuc 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phát triển ứng dụng mã nguồn mở (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phát triển ứng dụng mã nguồn mở (Phần 2)

Giáo trình Phát triển ứng dụng mã nguồn mở (Phần 2)
- 27 - 
Chƣơng 4: CÁC PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ KHÁC 
4.1. Diễn đàn mvnForum 
Đây là cách cài đặt mvnforum mà JavaVietnam đang sử dụng. Một chương trình được 
sử dụng rất nhiều trên thế giới theo thống kê là hơn 1000 website sử dụng, 1 phần mềm forum 
hỗ trợ đa ngôn ngữ, sử dụng công nghệ JSP/Servlet ngôn ngữ Java bậc 1, được đánh giá 5 sao 
trên các web site mã nguồn mở. Và tự hào hơn là phần mềm forum này do chính người Việt 
Nam phát triển. Bạn yêu đất nước Việt Nam, bạn yêu mã nguồn mở, bạn yêu ngôn ngữ Java, 
vậy thì không có lý do gì bạn không thử cài đặt diễn đàn mvnforum lên website của mình. 
Phần mềm hỗ trợ cài đặt mvnforum bao gồm: 
 JDK 1.4 (  ) 
 Mã nguồn mvnforum. (  
 Web Server Tomcat. (  ) 
 Chương trình Ant. (  ) 
 Cơ sở dữ liệu MySql 4.0 (  ) 
hoặc 
 MySQL 5.0 (  ) 
 Trình quản lý MySql- Front (  ) 
Vấn đề cài đặt các thành phần như JDK, server Tomcat, MySQL ... đã được giới thiệu 
trong những môn học trước, trong phần này ta chỉ đề cập đến vấn đề cài đặt mvnForum. 
MvnForum là diễn đàn mã nguồn mở, mạnh mẽ, dễ dàng sử dụng, dễ dàng cài đặt cho 
trang web . MvnForum được xây dựng trên công nghệ Java J2EE ( JSP/Servlet). Phần mềm 
mvnforum đã được giải nhì Trí Tuệ VN 2003 và luôn thường xuyên cập nhật phiên bản mới. 
Phần mềm mvnforum được ứng dụng thành công vào trang diễn đàn cộng đồng JavaVietNam 
( và nhiều trang web ở Việt Nam và nước ngoài. Ta có thể 
download miễn phí tại  hoặc trực tiếp tại: 
 Sau khi download về, tập tin mã 
nguồn mvnforum có dạng mvnforum-1.0.0-rc4_02-src.zip như sau: 
Khi giải nén mvnforum-1.0.0-rc4_02-src.zip. Bạn sẽ thấy gồm 2 thư mục mvnforum và 
myvietnam 
- Gói Mvnforum: gói soure cài đặt mvnforum . 
- Gói Myvietnam: gói soure framework để hỗ trợ mvnforum. 
- 28 - 
Các bước chính để cấu hình và cài đặt Forum như sau: 
Bƣớc 1. Tạo database cho mvnforum 
- 29 - 
 Tạo database tên là mvnforum 
 Tạo bảng và dữ liệu ( table – data) cho database mvnforum 
 Vào thư mục mvnforum/sql lấy các câu truy vấn sql 
 Truy vấn câu lệnh sql tạo database mvnforum. 
- 30 - 
 Database mvnforum có các bảng như sau: 
Bƣớc 2. Cấu hình cho mvnforum 
Hiệu chỉnh lại file mvnforum/buid.properties, ngay đọan deploy.localhost = 
C:/Software/jetty-4.2.22/webapps thành C:/tomcat-4.1.27/webapps (Thư mục Tomcat 
mà ta đã cài ở phần trên) 
- 31 - 
 - Sửa lại file mvnforum.xml trong thư mục mvnforum -1.0.0-rc4_02-
src\mvnforum\properties 
và 
- 32 - 
 Sửa lại cho đúng thư mục chương trình tomcat của ta 
C:\tomcat-4.1.27\webapps\mvnforum\WEB-INF\ mvnForumHome 
C:\tomcat-4.1.27\webapps\mvnforum\WEB-INF\mvnForumHome\log\mvnforum.log 
Bƣớc 3. Bắt đầu cài đặt mvnforum: 
Vào thư mục mvnforum-1.0.0-rc4_02-src\mvnforum\ gõ ―ant deploy-localhost‖ 
- Chương trình ant sẽ buid mvnforum của chúng ta và tự động chép các tập tin đã buid 
vào Web server Tomcat. 
- Hình phía dưới ta thấy: 
- 33 - 
Copying 501 files to C:\tomcat-4.1.27\webapps . 
BUILD SUCCESSFUL nghĩa là ta đã cài đặt thành công 
Tiếp theo ta start Tomcat ( nhấp kép vào startup.bat trong C:\tomcat-4.1.27\bin), và vào 
trình duyệt tại link:  
Bƣớc 4. Quản trị mvnforum (Mvnforum Administration) 
- 34 - 
Vào link:  là link truy cập vào 
mvnForum Admin Control Panel, với name và password admin mặc định mvnforum là: 
name: admin 
password: admin 
- Với phần hướng dẫn sử dụng mvnForum Admin Control Panel thì đã có phần huớng 
dẫn chi tiết trong Admin Guide. Bạn có thể download tài liệu hướng dẫn ấy tại 
Sau khi đã cài đặt thành công trên máy của mình. Bạn có thể chuyển webapps 
mvnforum lên host trên Internet. Chúng ta có thể thử nghiệm trên  là một 
host hỗ trợ JSP miễn phí . 
4.2. Hệ quản trị nội dung Joomla 
4.2.1 Giới thiệu 
Joomla là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (Tếng Anh : Open Source Content 
Management Systems . Joomla được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu 
MySQL , cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet 
hoặc Intranet. 
Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, 
lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình 
chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ đa ngôn ngữ. 
Joomla được phát âm theo tiếng Swahili như là 'jumla' nghĩa là "đồng tâm hiệp lực". 
Joomla được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới 
những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng 
dụng. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao. 
Joomla có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla là hoàn toàn miễn phí cho tất cả 
mọi người trên thế giới. 
Joomla đáp ứng được mô tả về 7 đặc tính của Web 2.0: 
1. Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng 
2. Tập hợp trí tuệ cộng đồng 
3. Dữ liệu có vai trò then chốt 
4. Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng 
- 35 - 
5. Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng 
6. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị 
7. Giao diện ứng dụng phong phú 
4.2.2 Cài đặt Joomla 
Việc cài đặt Website Joomla! là rất dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng đối với tất cả mọi 
người. Bạn chỉ cần truy cập Website Joomla, download bộ cài đặt, giải nén, upload lên host, 
tạo database và tiến hành cài đặt theo từng bước. Màn hình cài đặt của Joomla 1.5 khá thân 
thiện và được bố trí hợp lý. Bạn chỉ cần chú ý một điều duy nhất là "phải tạo 1 database với 
Collation - charset: utf8_general_ci" trước khi cài đặt mà thôi. Dưới đây là các bước thực 
hiện. 
Bƣớc 1: Download & Upload bộ cài đặt Joomla! 
 Link download:  
 Upload Joomla lên server 
 Upload gói cài đặt Joomla! (file Joomla_1.5....zip) vừa download lên Server và 
giải nén vào thư mục gốc chứa Website của bạn (hoặc một thư mục con của nó, 
chẳng hạn joomla). Thư mục gốc chứa Web thường có tên là: 
 htdocs, public_html, www, wwwroot... 
 C:\wamp\www\ 
 C:\Program Files\xampp\htdocs\ 
Bạn có thể Upload Joomla! lên server bằng một số cách sau: 
 Copy trực tiếp (nếu cài trên máy của bạn) 
 Sử dụng công cụ quản lý file (File Manager) mà HOSTING cung cấp thông 
qua Cpanel hoặc Direct Admin hoặc Plesk. 
 Hay công cụ FTP: Filezilla (miễn phí), WS_FTP, Total Commander, Net2FTP 
(miễn phí)... 
Bƣớc 2. Chọn ngôn ngữ cài đặt 
Mở trình duyệt và gõ vào địa chỉ Website của bạn. Nếu bạn giải nén bộ cài đặt vào thư 
mục gốc thì gõ:  .Ví dụ: 
  
  
  (nếu cài trên máy của bạn) 
Nếu bạn giải nén bộ cài đặt vào thư mục joomla (thư mục con của thư mục gốc) thì gõ: 
 Ví dụ 
  
  (nếu cài trên máy của bạn) 
Màn hình cài đặt xuất hiện và bạn có thể chọn một ngôn ngữ bất kỳ được hỗ trợ: 
- 36 - 
Bƣớc 3: Kiểm tra cấu hình hệ thống 
Để có thể cài đặt và sử dụng Joomla!, máy chủ của bạn phải đáp ứng một số yêu cầu. 
Joomla! sẽ kiểm tra các giá trị này. Nếu chúng có màu xanh thì OK. Còn nếu các giá trị kiểm 
tra có màu đỏ thì bạn cần yêu cầu bộ phận Hỗ trợ kỹ thuật của Server giúp đỡ. Tất nhiên, bạn 
vẫn có thể tiếp tục cài đặt nhưng có thể một số chức năng sẽ không hoạt động. 
Bƣớc 4: Thông tin bản quyền 
Bạn nên dành một chút thời gian để đọc các thông tin này. 
- 37 - 
Bƣớc 5: Thiết lập các thông số để kết nối tới Cơ sở dữ liệu 
 Hostname: Thường là giá trị "localhost" (chỉ điền giá trị khác nếu như Database 
Server và Web Server nằm ở 2 nơi khác nhau, hoặc Hosting của bạn cung cấp 
như vậy) 
 User name: Tên tài khoản gắn với database chứa Joomla của bạn. (Nếu làm trên 
localhost bạn có thể dùng tài khoản có tên là root). 
 Password: Mật khẩu của tài khoản trên. (Nếu dùng tài khoản root, bạn có thể để 
trống ô này) 
 Availbe Collations (nếu có): Bạn nên chọn là "utf8_general_ci" 
 Database Name: Tên cơ sở dữ liệu sẽ chứa Joomla của bạn 
- 38 - 
Bƣớc 6: Thiết lập các thông số FTP 
 Nếu đang cài đặt trên LOCALHOST, bạn có thể bỏ qua bước này 
 Nếu Host của bạn không hỗ trợ, bạn cũng không cần quan tâm 
 Nếu Host của bạn hỗ trợ, bạn cần chú ý các thông số sau: 
 FTP User: Tên tài khoản FTP - tài khoản dùng để quản lý các thư mục và file 
trên Host 
 FTP Password: Mật khẩu tương ứng. 
 Auto Find Path: Tự động tìm đường dẫn tới nơi chứa Web của bạn 
 FTP Host: Địa chỉ HOST chứa website Joomla, bạn có thể sử dụng địa chỉ IP 
của HOST 
 FTP Port: Cổng của dịch vụ FTP, theo mặc định là 21 
- 39 - 
Bƣớc 7: Thiết lập cấu hình site Joomla của bạn 
 Site name: tên site của bạn. 
VD: VINAORA.COM, VnExpress, Hosting Việt Nam, ThanhNienOnline... 
 Your Email: địa chỉ email của bạn 
VD: admintest@gmail.com 
 Admin Password: Mật khẩu để quản trị Joomla 
 Install Defaul Sample Data: Cài đặt dữ liệu mẫu. Bạn nên nhấn nút này để Joomla 
tạo mẫu cho bạn một trang web đơn giản. 
Bƣớc 8: Kết thúc 
Vì lý do an toàn và để hoàn tất quá trình cài đặt bạn cần xóa thư mục có tên 
"installation" 
 Lưu ý: tài khoản truy nhập hệ thống là: admin; mật khẩu: mật khẩu mà bạn đã gõ ở 
bước 7. 
 Để xem Website của bạn: Nhấn vào nút Site 
 Để quản trị Website: Nhấn vào nút Admin. Đường dẫn sẽ có dạng như sau: 
  hoặc 
  hoặc 
  (nếu cài trực tiếp trên máy của bạn) 
- 40 - 
4.3. Quản lý lớp học trực tuyến – Moodle 
4.3.1. Giới thiệu 
Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) là một 
phần mềm nền cho một hệ quản trị đào tạo (LMS). Moodle được sáng lập năm 1999 bởi 
Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Moodle hiện là 
phần mềm được sử dụng rộng rãi với 38.896 trang web đã đăng ký và 16.927.590 người dùng 
trong 1.713.438 khóa học (tính đến tháng 1 năm 2008). 
Moodle được thiết kế với mục đích tạo ra những khóa học trực tuyến với sự tương tác 
cao. Tính mã mở cùng độ linh hoạt cao của nó giúp người phát triển có khả năng thêm vào 
các mô đun cần thiết một cách dễ dàng. Moodle được đăng ký theo bản quyền GNU GPL. 
Moodle có các tính năng cần thiết cho một hệ thống đào tạo trực tuyến, ngoài ra còn có 
thêm một số tính năng độc đáo (ví dụ như có thêm bộ lọc, ...) 
Moodle được xây dựng theo phân đoạn, và nó dễ dàng được mở rộng bằng cách thêm 
các thành phần phụ. Cấu trúc cơ bản của Moodle hỗ trợ các thành phần phụ sau: 
 Các hoạt động 
 Các nguồn tài nguyên 
 Các kiểu câu hỏi 
 Các trường dữ liệu (dùng cho các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu) 
 Giao diện đồ họa 
 Phương thức chứng thực 
 Phương thức ghi danh 
Moodle là hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, không có phần tạo bài giảng trực tiếp 
(Authoring tool). Điều này cũng tốt vì nó cho phép bạn khai thác nhiều authoring tool trên thế 
giới. Các Authoring tool tuân thủ SCORM, AICC là: 
 Adobe Presenter (rất tiện, gọn nhẹ) và Adobe Captivate, Adobe Authoware 
 Ariculate Presenter 
 Microsoft LCDS và Producer. (Miễn phí) 
 ... 
4.3.2. Cài đặt 
Yêu cầu hệ thống 
 Web server (hỗ trợ PHP): thường sử dụng Apache hoặc IIS (có trên Windows 
XP Professional, Windows 2003, Windows 2000 server, Windows 2000 
advanced server). 
 PHP (Version 4.0 hay cao hơn). Hiện nay phiên bản mới nhất của PHP là 5.0. 
 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MySQL hoặc PostgreSQL. Các hệ quản trị cơ sở dữ 
liệu sẽ được hỗ trợ trong các phiên bản tiếp theo. 
Cài đặt Apache server 
 Trong phần này chúng tôi trình bày cách cài đặt appserv-win32-2.5.1 trên nền 
Windows. Các bạn cũng có thể dung Apache 1.3.x. 
 Khi cài đặt Apache phiên bản 2.5.1 ta có thể tuỳ chọn cài đặt cả PHP, MySQL, 
phpMyAdmin hoặc không. 
- 41 - 
 Khi cài đặt Apache có một chú ý là cổng HTTP (mặc định là 80) chọn sao cho không 
trùng với cổng HTTP của các Server khác đang chạy trên máy của bạn (trong ví dụ này ta 
chọn cổng 9000). 
Tiếp đó thiết lập tên người dùng, mật khẩu, font chữ. 
Sau đó thực hiện cài đặt bình thường theo chỉ dẫn của chương trình. 
Cài đặt PHP 
Cài đặt PHP trong hai trường hợp: 
 Nếu tiến hành cài đặt Moodle trên trình chủ web IIS thì chọn trình chủ HTTP 
cấu hình PHP là IIS. 
 Nếu cài Moodle trên trình chủ web Apache thì chọn trình chủ HTTP cấu hình 
PHP là Apache. 
- 42 - 
Chú ý là ở trên chúng ta cài PHP dựa trên PHP installer, chỉ gồm các thành phần cơ bản 
của PHP. Nếu bạn muốn cài đầy đủ hơn có thể cài PHP dựa trên bộ binary. 
Trong bộ cài, đã có file install.txt hướng dẫn chi tiết cài trong từng môi trường. Bạn nên theo 
chỉ dẫn này. 
Cài đặt My SQL 
 Trong ví dụ này ta sử dụng phiên bản mysql-4.0.17, việc cài đặt My SQL không có gì 
đặc biệt, thông thường chúng ta chọn theo chế độ mặc định. 
Để đơn giản trong việc quản lý cơ sở dữ liệu bạn nên cài thêm một trong các phần mềm: 
 MySQL-Front 
 Mysqladmin 
 MySQL Administrator 
- 43 - 
Chú ý rằng nếu cài server Apache thì đã có sẵn công cụ là phpmyAdmin rất mạnh để 
quản lý cơ sở dữ liệu. 
Hiên tại, Moodle 1.6 đã hoạt động tốt với MySQL 1.5 và PHP 5.x. 
Cấu hình cho cài đặt Moodle 
 Sau khi cài đặt trình chủ web, PHP, MySQL ta tiến hành cấu hình cho việc cài đặt 
Moodle. 
Tạo cơ sở dữ liệu rỗng moodle cho Moodle 
Trong trường hợp dùng trình chủ web Apache 
Hoặc sử dụng MySQL-Front (nếu sử dụng trình chủ IIS). 
Trong thư mục web mặc định của trình chủ web chép thư mục moodle đã được tạo ra từ 
trước. 
Đối với trình chủ web Apache là thư mục "www" (ví dụ C:\AppServ\www) ta sẽ đặt 
ứng dụng tại thư mục này. 
- 44 - 
Đối với trình chủ web IIS là thư mục ―wwwroot‖ (ta có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào sau đó 
cấu hình cho thư mục ảo theo vị trí đó). Khi đó ta sẽ bắt đầu làm việc với Moodle thông qua 
địa chỉ:  
Tạo một thư mục mới để lưu trữ file được tải lên và đặt tên là "moodledata". ( vd 
C:\AppServ\www\moodledata) 
Thư mục này sẽ chứa các dữ liệu như: 
 Các tài liệu khóa học 
 Ảnh của người dùng 
 ... 
Nếu ta không tạo thư mục này có thể Moodle sẽ tạo. Nhưng để chắc chắn bạn hãy tạo 
thư mục này. 
Cài đặt Moodle sử dụng trình chủ web Apache 
 Cấu hình trình chủ Web (trang chủ mặc định là index.php, index.htm..). Trong file cấu 
hình httpd.conf của Apache tham số DirectoryIndex quy định trang chủ mặc định 
 vd: DirectoryIndex index.html index.htm index.php index.php3 
Sau đó tiến hành cài đặt thông qua trình duyệt web: Tới địa chỉ 
 để bắt đầu cài đặt. 
Chọn ngôn ngữ : tiếng Việt (vietnamese(vi_utf8)) , tiếng Italia (it ), tiếng Anh (en).. 
Moodle kiểm tra các thiết lập php như: 
 Phiên bản PHP 
 Bắt đầu tự động Session 
 Magic Quotes Run Time 
 Chế độ an toàn 
 File tải lên 
 Phiên bản GD 
 Giới hạn bộ nhớ: có thể thiết lập giới hạn bộ nhớ thông qua file php.ini 
- 45 - 
Cấu hình địa chỉ: 
 Địa chỉ web:  
 Thư mục moodle (vd: c:\AppServ\www\moodle); 
 Thư mục chứa dữ liệu (vd: c:\AppServ\www/moodledata) 
Cấu hình cơ sở dữ liệu 
- 46 - 
Các cấu hình này phải phù hợp với cấu hình trong file config.php (nếu có). 
Moodle sẽ phát hiện và cấu hình cho hệ thống qua file config.php, nếu chưa có nó sẽ 
tiến hành tạo file và ghi vào thư mục gốc của Moodle trên server hoặc cho phép bạn tải file 
lên thư mục thích hợp. Ngược lại lỗi sẽ được thông báo và ta phải khắc phục những lỗi này rồi 
mới có thể tiếp tục cài đặt. 
Chấp nhận các yêu cầu bản quyền 
- 47 - 
 Đây là điều rất quan trọng đối với cộng đồng mã nguồn mở, phải tôn trọng các quy tắc 
khai thác và sử dụng phần mềm mã nguồn mở. 
 Thiết lập và cậ ... phù hợp. Ví dụ, Teacher sẽ chỉ được gán các quyền như Non-
editing teacher, Student hoặc Guest 
 Click vào nút lệnh "Restore thí course now!" 
 Trong màn hình tiếp theo, ta sẽ thấy thông báo cho biết quá trình restore có 
thành công hay không. Chọn "Finish" để kết thúc quá trình. 
- 59 - 
Restore một Course 
4.3.6. Reports - Báo cáo 
 Sau khi ta đã tạo một Course và sinh viên bắt đầu việc học tập, Moodle cung cấp cho 
ta các công cụ để quản lý các báo cáo về những hoạt động của sinh viên trong Course đó. Để 
truy nhập vào nội dung các báo cáo này, ta làm theo các bước sau: 
 Click nút "Reports" trong khối "Administrator" 
 Trong trang "Reports", chọn một trong các mục sau: 
 Log: Lựa chọn bất kỳ sự kết hợp nào của Group, Student, Activity, Data, Tim ... 
sau đó bấm nút "Get these logs". 
 Ta sẽ thấy thông tin về những trang mà sinh viên đã truy nhập, thời gian, ngày 
tháng, địa chỉ IP, và các thông tin về những hoạt động của sinh viên như view, 
add, update, delete) 
 Current activity: liên kết "Live logs the past hour" trong trang "Reports" sẽ hiển 
thị cho ta một cửa sổ liệt kê tất cả các activity trong Course trong một vài giờ 
trước, danh sách này được cập nhật theo từng phút. 
 Activity report: report này sẽ liệt kê thông tin những Activity trong Course được 
xem và thời gian xem. 
 Participation reports: để tạo một participation report, ta làm theo các bước sau: 
a. Lựa chọn các Module, khoảng thời gian mà ta quan tâm, lựa chọn các báo 
cáo của sinh viên, các hoạt động ta muốn theo dõi (view, posts ...), click vào 
nút Go. 
b. Một danh sách các thể hiện của các module đã được lựa chọn sẽ được tạo ra, 
chọn một trong những thể hiện này, click nút lệnh Go 
 Participation Report liệt kê số lần từng sinh viên thực hiện các hoạt động đã lựa chọn. 
- 60 - 
 Logs và participation reports được dùng để theo dõi các hoạt động của sinh viên trong 
lớp. Nếu một sinh viên không bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu các tài liệu, sinh viên sẽ khó 
có khả năng thành công trong kỳ thi. 
 Ta có thể không theo dõi được khoảng thời gian bao lâu sinh viên học tập nhưng vì 
Reports chỉ cung cấp cho chúng ta thời điểm truy cập vào Course của sinh viên. Tuy nhiên, 
dựa vào khoảng thời gian giữa những lần truy cập, ta có thể ước lượng được thời gian làm 
việc của sinh viên. 
 Ngoài ra, logs và particiption reports còn có thể chỉ cho chúng ta những tài liệu nào 
sinh viên quan tâm nhất thể hiện qua số lần sinh viên truy cập đến tài liệu này. Từ đó ta có thể 
tìm ra được những lý do để bổ sung vào kinh nghiệm soạn bài giảng của mình. 
File log về các hoạt động của sinh viên 
Hình 4.53 Participation Report 
Câu hỏi cuối chƣơng 
Câu 1. Nêu các định dạng Course của Moodle. Nếu ta muốn thiết lập một Course trong 
vòng 3 tuần về PHP và ASP thì định dạng nào là phù hợp. 
- 61 - 
Câu 2. Nêu các bước chính để cấu hình và cài đặt mvnForum 
Câu 3. Trình bày về các đặc tính của Web 2.0 
Câu 4. Nêu các bước để thêm một Content vào trong khóa học trong Moodle 
Câu 5. Trình bày các Option để thêm nội dung vào trong Course 
Câu 6. Nêu các bước để hiển thị một thư mục trong Course 
Câu 7. Trình bày những hiểu biết về IMS Content Package và những bước để thêm vào 
một Package. 
Câu 8. Để sử dụng các tập tin một cách hiệu quả ta có những phương pháp nào. 
Câu 9. Nêu các ngữ cảnh Context có trong Moodle 
Câu 10. Trình bày cách tạo Backup và Restoring một Course 
Câu 11. Trình bày các loại Reports có trong Moodle. 
- 62 - 
CÁC ĐỀ THI MẪU 
Đề số 1. 
Câu 1. Trình bày phương pháp xây dựng phần mềm mã nguồn mở. Nêu ưu điểm so với 
phương pháp truyền thống. 
Câu 2. Trình bày kiến trúc của hệ điều hành Linuxs 
Câu 3. Nêu các định dạng Course của Moodle. Nếu ta muốn thiết lập một Course trong 
vòng 3 tuần về PHP và ASP thì định dạng nào là phù hợp. 
Đề số 2. 
Câu 1. Người dùng có những quyền tự do gì đối với phần mềm mã nguồn mở. Phân tích 
một trong những quyền tự do đó. 
Câu 2. Nêu những điểm giống nhau giữa Linux với Dos/Windows. 
Câu 3. Nêu các bước tạo một Course trong Moodle 
Đề số 3. 
Câu 1. Hãy trình bày những hiểu biết về hệ điều hành GNU/Linux 
Câu 2. Nêu những điểm khác nhau giữa Linux với Dos/Windows. 
Câu 3. Nêu các Activity ta có thể có trong một Course 
Đề số 4. 
Câu 1. Nêu những ưu điểm của phương pháp phát triển phần mềm mã nguồn mở so với 
phương pháp truyền thống 
Câu 2. Trình bày những vai trò của Linux với phần mềm mã nguồn mở. 
Câu 3. Nêu các bước để thêm một Content vào trong khóa học 
Đề số 5. 
Câu 1. Nêu các vai trò của phần mềm mã nguồn mở 
Câu 2. Nêu và phân tích các lĩnh vực ứng dụng của Linux. 
Câu 3. Trình bày các Option để thêm nội dung vào trong Course 
Đề số 6. 
Câu 1. Phân tích những lợi ích của phần mềm mã nguồn mở 
Câu 2. Trình bày những hiểu biết về KDE và GNOME. 
Câu 3. Nêu các bước để hiển thị một thư mục trong Course 
Đề số 7. 
Câu 1. Phân tích hai hạn chế lớn nhất của phần mềm mã nguồn mở. 
Câu 2. Trình bày về OpenOffice 
Câu 3. Trình bày những hiểu biết về IMS Content Package và những bước để thêm vào 
một Package 
Đề số 8. 
Câu 1. Nêu những ưu điểm của phương pháp phát triển phần mềm mã nguồn mở so với 
phương pháp truyền thống. 
Câu 2. Trình bày về máy chủ DNS. 
Câu 3. Trình bày các loại Reports có trong Moodle. 
- 63 - 
GỢI Ý TRẢ LỜI 
Đề số 1. 
Câu 1. Trình bày phương pháp xây dựng phần mềm mã nguồn mở. Nêu ưu điểm so với 
phương pháp truyền thống. 
Gợi ý: 
 Mô hình xây dựng phần mềm nguồn mở là một mô hình độc đáo và nó được hiện thực 
hoá chỉ với sự ra đời của Internet và sự bùng nổ thông tin do Internet mang lại. Phép so sánh 
việc xây nhà và buôn bán ở chợ thường được dùng để đối lập mô hình phát triển phần mềm 
nguồn mở với các phương thức làm phần mềm truyền thống. 
 Quy trình làm phần mềm truyền thống được so sánh với cách thức chúng ta xây nhà. 
Từng nhóm nhỏ thợ thủ công có tay nghề cao sẽ lập thiết kế chi tiết và tiến hành xây dựng 
theo từng công đoạn riêng lẻ. 
 Ngược lại, việc phát triển phần mềm nguồn mở được ví với việc phát triển của buôn 
bán ngoài chợ, mở rộng một cách tự phát. Những người bán hàng đầu tiên đến, cắm cột xây 
cửa hàng, và bắt đầu kinh doanh. 
Câu 2. Trình bày kiến trúc của hệ điều hành Linuxs 
Gợi ý: 
 Nhân Kernel: Là trung tâm điều khiển của hệ điều hành Linux chứa các mã nguồn 
điều khiển hoạt động toàn bộ của hệ thống. 
 Shell: Shell cung cấp các tập lệnh cho người dùng thao tác với kernel để thực hiện 
công việc. Shell đọc các lệnh từ người dùng và xử lý. 
Câu 3. Nêu các định dạng Course của Moodle. Nếu ta muốn thiết lập một Course trong 
vòng 3 tuần về PHP và ASP thì định dạng nào là phù hợp. 
Gợi ý: 
 Một số các định dạng ta có thể chọn là 
 Định dạng LAMS 
 Định dạng SCORM 
 Định dạng Social 
 Định dạng Topics 
 Định dạng Weekly và CSS/no Tables 
 Trong trường hợp này ta có thể chọn định dạng Topic hoặc Weekly 
Đề số 2. 
Câu 1. Người dùng có những quyền tự do gì đối với phần mềm mã nguồn mở. Phân tích 
một trong những quyền tự do đó. 
Gợi ý: 
 - Quyền tự do chạy một chương trình với bất kỳ mục đích nào 
 - Quyền tự do nghiên cứu cách thức vận hành của một chương trình và thích ứng nó 
cho phù hợp với nhu cầu của mình. Khả năng tiếp cận mã nguồn là điều kiện tiên quyết cho 
việc này 
 - Quyền tự do phân phát các phiên bản của phần mềm để giúp đỡ những người xung 
quanh 
 - Quyền tự do thêm mới các chức năng cho một chương trình và công bố những tính 
năngmới đó đến công chúng để toàn cộng đồng được hưởng lợi. Khả năng tiếp cận mã nguồn 
là điều kiện tiên quyết cho việc này. 
Câu 2. Nêu những điểm giống nhau giữa Linux với Dos/Windows. 
- 64 - 
Gợi ý: 
Chế độ hiển thị 
Lưu trữ dữ liệu 
Thực thi các tiến trình 
Câu 3. Nêu các bước tạo một Course trong Moodle 
Gợi ý: 
Chọn mục Setting trong khối Administration trên trang Course. 
Kiểm tra các thông số lựa chọn để đảm bảo các thông số này phù hợp với khóa học của 
ta. 
Lựa chọn các hình thức đăng ký của sinh viên 
Lựa chọn thông báo hết hạn đăng ký để xác định người dùng được thông báo về việc 
đăng ký của mình và bao nhiêu thông báo mà người dùng được nhận. 
Lựa chọn các định dạng Group 
Thiết lập các lựa chọn về Availability 
Lựa chọn ngôn ngữ của Course 
Click vào nút "Save changes". 
Đề số 3. 
Câu 1. Hãy trình bày những hiểu biết về hệ điều hành GNU/Linux 
Gợi ý: 
Dự án GNU (viết tắt của ―Not Unix‖ – không phải là Unix) ra đời vào tháng Giêng năm 
1984 và trong suốt thập kỷ tiếp theo đã tạo ra những công cụ đa dạng tập hợp nên một phần 
quan trọng của hệ điều hành. Tổ chức phần mềm tự do ra đời một năm sau đó nhằm khuyếch 
trương các phần mềm tự do và dự án GNU. Tuy vậy, cho đến năm 1991, dự án GNU vẫn 
chưa đưa ra được một hệ thống phần mềm hoàn toàn tự do vì một yếu tố cơ bản vẫn còn vắng 
bóng: lõi hệ thống (the kernel). 
 Lõi (hay Nhân - Kernel) là trái tim của mọi hệ điều hành. Vào năm 1991, Linus 
Torvalds, khi đó còn đang học năm thứ hai của chương trình sau đại học tại trường ĐH 
Helsinki, đã viết và phổ biến một lõi dạng Unix. Theo đúng phương thức của quy trình phát 
triển phần mềm nguồn mở, nó được lưu hành rộng rãi, được cải tiến và nhanh chóng thích 
ứng để trở thành cốt lõi của hệ điều hành GNU/Linux. 
 Thời đó, còn có những dự án phần mềm nguồn mở khác cũng đang tiến hành, bao gồm 
cả hệ điều hành BIND, Perl và BSD. Tất cả những dự án này cuối cùng đều được sáp nhập 
hoặc tích hợp lại với nhau. 
 Hệ điều hành GNU/Linux tiếp tục phát triển một cách ổn định cả về năng lực và đặc 
tính kỹ thuật. Năm 1997, đột nhiên Linux nổi lên thành trung tâm chú ý của giới truyền thông 
do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) phát hiện ra rằng GNU/Linux đã chiếm tới 25% thị 
trường máy chủ và vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 25%. 
Câu 2. Trình bày những điểm khác nhau điểm của Linux so với Dos/Windows. 
Gợi ý 
Thông báo lỗi 
Đường dẫn, tổ chức thư mục 
Đường dẫn tìm kiếm 
Chương trình thực thi 
Câu 3. Nêu các Activity ta có thể có trong một Course 
Gợi ý 
- 65 - 
 Assignment 
 Chat 
 Choice 
 Forum 
 Glossary 
 Lesson 
 Quiz 
 SCORM/AICC 
 Survey 
 Wiki 
Đề số 4. 
Câu 1. Nêu những ưu điểm của phương pháp phát triển phần mềm mã nguồn mở so với 
phương pháp truyền thống 
Gợi ý 
Tính an toàn 
Tính ổn định/đáng tin cậy 
Các chuẩn mở và việc không phải lệ thuộc nhà cung cấp 
Giảm phụ thuộc vào nhập khẩu 
Phát triển năng lực của ngành công nghiệp phần mềm địa phương 
Vấn đề vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, và tính tuân thủ WTO 
Nội địa hoá 
Câu 2. Trình bày những vai trò của Linux với phần mềm mã nguồn mở. 
Gợi ý 
Linux còn hơn cả một chương trình miễn phí, nó là một phần mềm với mã nguồn mở. 
Điều này có nghĩa là bạn không những có trong tay một hệ điều hành mà bạn còn có thể tùy 
biến mã nguồn cho phù hợp với người dùng của bạn. Bạn có thể sử dụng Linux vào bất kỳ 
một lĩnh vực nào của cuộc sống. Linux không chỉ là nơi để các bạn cài đặt, sử dụng các phần 
mềm mã nguồn mở mà còn là môi trường để phát triển, tối ưu các phần mềm này. 
Câu 3. Nêu các bước để thêm một Content vào trong khóa học 
Gợi ý 
Thêm một nhãn Label 
Thêm một TextPage 
Thêm một Site 
Đề số 5. 
Câu 1. Nêu các vai trò của phần mềm mã nguồn mở 
Gợi ý 
Giảm sự trùng lặp nguồn lực 
Tiếp thu kế thừa 
Quản lý chất lượng tốt hơn 
Giảm chi phí duy trì 
Câu 2. Nêu và phân tích các lĩnh vực ứng dụng của Linux. 
Gợi ý 
Lĩnh vực kinh doanh 
- 66 - 
Lĩnh vực an ninh, kinh tế, quốc phòng 
Lĩnh vực học tập 
Câu 3. Trình bày cách tạo Group trong Moodle 
Gợi ý 
Để tạo một Group, chọn "Create Group" 
Thiết lập các thuộc tính cho Group 
Group name: tên của Group 
Group Description: điền vào các thông tin mô tả về group, ví dụ về mục đích, cách thức 
hoạt động vv.... 
Erollment Key: EK cho phép người dùng có thể tự đăng ký vào trong Course. 
Hide Picture: ta ẩn các hình ảnh của Group với các hoạt động không liên quan. 
New Picture: cho phép ta lựa chọn các hình ảnh mới cho Group 
Đề số 6. 
Câu 1. Phân tích những lợi ích của phần mềm mã nguồn mở 
Gợi ý 
Tự do trong việc trao đổi, chỉnh sửa 
Tính kinh tế 
Sự phát triển 
Câu 2. Trình bày những hiểu biết về KDE và GNOME. 
Gợi ý 
 KDE là chữ viết tắt của K Desktop Environment. KDE là một môi trường màn hình 
nền hiện đại trên các máy vi tính chạy dưới hệ điều hành UNIX/Linux và cũng chạy được trên 
Microsoft Windows và Mac OS thông qua Cygwin và Fink. KDE được viết ra với mục đích 
tạo ra một môi trường làm việc dễ dàng, và tiện nghi giống như các môi trường làm việc khác 
mà chúng ta thường thấy dưới hệ điều hành Mac OS hoặc Microsoft Windows. 
 Dự án GNOME - GNU Network Object Model Environment là một dự án phần mềm 
tự do để phát triển GNOME, một bộ môi trường để bàn cho Unix/Linux. 
Câu 3. Nêu các bước để hiển thị một thư mục trong Course 
Gợi ý 
Chọn mục "Display a directory" trong menu "Add a resource" 
Điền tên của tài nguyên và ghi mô tả tóm tắt 
Chọn thư mục mà ta muốn chia sẻ 
Khi sinh viên click vào liên kết, sinh viên sẽ thấy một danh sách tất cả các file của thư 
mục đó và thư mục con nếu có. 
Đề số 7. 
Câu 1. Phân tích hai hạn chế lớn nhất của phần mềm mã nguồn mở. 
Gợi ý 
Thiếu các ứng dụng kinh doanh đặc thù 
Tính tương hỗ với các hệ thống phần mềm đóng 
Câu 2. Trình bày về OpenOffice 
Gợi ý 
OpenOffice.org (OOo) hay gọi tắt là OpenOffice là bộ trình ứng dụng văn phòng miễn 
phí, mã nguồn mở được xây dựng trên phiên bản StarOffice mã nguồn mở của Sun 
Microsystems. OpenOffice có thể chạy trên các hệ điều hành Windows (đòi hỏi phải có Java 
- 67 - 
Runtime Environment), Solaris và Linux. Phiên bản mới nhất của OpenOffice cho phép 
đọc/ghi các định dạng file của MS Office khá hoàn hảo. 
Câu 3. Trình bày những hiểu biết về IMS Content Package và những bước để thêm vào 
một Package 
Gợi ý 
IMS Content Packages là những tài nguyên được đóng gói theo những qui định cụ thể 
do đó các gói này có thể được sử dụng trong nhiều hệ thống khác nhau mà không cần phải 
chuyển đổi định dạng. Các phần mềm xác thực nội dung thường cung cấp các lựa chọn và 
phương thức đóng gói như vậy. Ta cso thể có các gói IMS Content từ các hệ thống CMS hoặc 
mua chúng từ những người phát triển phần mềm thứ ba. 
Đề số 8. 
Câu 1. Nêu những ưu điểm của phương pháp phát triển phần mềm mã nguồn mở so với 
phương pháp truyền thống. 
Gợi ý 
Giảm sự trùng lặp nguồn lực 
Tiếp thu kế thừa 
Quản lý chất lượng tốt hơn 
Giảm chi phí duy trì 
Câu 2. Trình bày về máy chủ DNS. 
Gợi ý 
DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống tên miền 
được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng 
giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho 
máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kì nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin 
đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên 
miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị 
mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới. 
Câu 3. Trình bày các loại Reports có trong Moodle. 
Gợi ý 
Log 
Current activity 
Activity report 
Participation reports 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phat_trien_ung_dung_ma_nguon_mo_phan_2.pdf