Giáo trình Pháp luật đại cương

Quan điểm phi mácxít về nguồn gốc nhà nƣớc

* Thuyết Thần học: Nhà nƣớc do Thƣợng đế ( Chúa trời) tạo ra → nhà nƣớc tồn tại

trong mọi xã hội, nhà nƣớc có sức mạnh siêu nhiên → con ngƣời phải phục tùng nhà

nƣớc

* Thuyết Gia trƣởng:

- Nhà nƣớc ra đời là kết quả của sự phát triển quyền gia trƣởng trong gia đình.

- Nhà nƣớc có trong mọi xã hội.

* Thuyết khế ƣớc xã hội

- Nhà nƣớc ra đời từ sự ký kết hợp đồng của tất cả thành viên trong xã hội. Theo

hợp đồng, nhà nƣớc phải có trách nhiệm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích cho tất cả

mọi ngƣời. Nếu nhà nƣớc không làm tròn nghĩa vụ của mình (vi phạm hợp đồng) →

dân có quyền xóa bỏ hợp đồng (xóa bỏ nhà nƣớc) ký kết hợp đồng khác (Tạo ra nhà

nƣớc mới)

* Thuyết tâm lý:

Nhà nƣớc ra đời do tâm lý của ngƣời nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các

thủ lĩnh, giáo sĩ → tổ chức ra nhà nƣớc để lãnh đạo xã hội.

* Thuyết vũ lực:

nhà nƣớc là kết quả của việc sử dụng bạo lực giữa các thị tộc → thị tộc chiến

thắng thiết lập bộ máy nô dịch kẻ thất bại → bộ máy đó phát triển thành nhà nƣớc.

* Kết luận: Các quan điểm phi mácxit đã tách rời nhà nƣớc với sự vận động, phát triển

của xã hội loài ngƣời; không nhìn thấy nguyên nhân vật chất đẫn đến sự xuất hiện của

nhà nƣớc; cho rằng nhà nƣớc là hiện tƣợng tồn tại vĩnh cửu, bất biến.

pdf 51 trang kimcuc 16200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Pháp luật đại cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Pháp luật đại cương

Giáo trình Pháp luật đại cương
 1 
TRƢỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 
BÀI GIẢNG 
HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƢƠNG 
(Dùng cho bậc ĐH&CĐ) 
BIÊN SOẠN: G.V HUỲNH KIM HOA 
 2 
GiỚI THIỆU TÀI LiỆU HỌC TẬP 
1) Giáo trình Pháp luật đại cƣơng, ( Dùng trong các trƣờng trƣờng đại học, cao đẳng và 
trung cấp chuyên nghiệp), Lê Minh Toàn (Chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, 2010. 
2) Giáo trình Pháp luật (dùng trong các trƣờng CĐSP), Trần Văn Thắng (chủ biên) Nxb 
ĐHSP 2007. 
3) Pháp luật đại cƣơng, Đoàn Công Thức, Nguyễn Thị Bé Hai, Nxb ĐH Quốc gia, TP 
HCM 2009. 
4) Giáo trình Nhà nƣớc và pháp luật, trƣờng ĐHKHXÃ HỘI &NV, khoa luật, Nguyễn 
Cửu Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội. 
5) Giáo trình pháp luật, Bộ GD&ĐT, dự án đào tạo giáo viên THCS, Nxb ĐHSP 2007 
Chƣơng I 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 
CƠ BẢN VỀ NHÀ NƢỚC 
1.1 Nguồn gốc của nhà nƣớc 
1.1.1 Quan điểm phi mácxít về nguồn gốc nhà nƣớc 
* Thuyết Thần học: Nhà nƣớc do Thƣợng đế ( Chúa trời) tạo ra → nhà nƣớc tồn tại 
trong mọi xã hội, nhà nƣớc có sức mạnh siêu nhiên → con ngƣời phải phục tùng nhà 
nƣớc 
* Thuyết Gia trƣởng: 
 - Nhà nƣớc ra đời là kết quả của sự phát triển quyền gia trƣởng trong gia đình. 
 - Nhà nƣớc có trong mọi xã hội. 
* Thuyết khế ƣớc xã hội 
 - Nhà nƣớc ra đời từ sự ký kết hợp đồng của tất cả thành viên trong xã hội. Theo 
hợp đồng, nhà nƣớc phải có trách nhiệm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích cho tất cả 
mọi ngƣời. Nếu nhà nƣớc không làm tròn nghĩa vụ của mình (vi phạm hợp đồng) → 
dân có quyền xóa bỏ hợp đồng (xóa bỏ nhà nƣớc) ký kết hợp đồng khác (Tạo ra nhà 
nƣớc mới) 
* Thuyết tâm lý: 
 Nhà nƣớc ra đời do tâm lý của ngƣời nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các 
thủ lĩnh, giáo sĩ → tổ chức ra nhà nƣớc để lãnh đạo xã hội. 
* Thuyết vũ lực: 
 nhà nƣớc là kết quả của việc sử dụng bạo lực giữa các thị tộc → thị tộc chiến 
thắng thiết lập bộ máy nô dịch kẻ thất bại → bộ máy đó phát triển thành nhà nƣớc. 
* Kết luận: Các quan điểm phi mácxit đã tách rời nhà nƣớc với sự vận động, phát triển 
của xã hội loài ngƣời; không nhìn thấy nguyên nhân vật chất đẫn đến sự xuất hiện của 
nhà nƣớc; cho rằng nhà nƣớc là hiện tƣợng tồn tại vĩnh cửu, bất biến. 
1.1.2 Học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nƣớc 
 Chủ nghĩa Mác-LN cho rằng: 
- Nhà nƣớc là hiện tƣợng xã hội có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. 
 3 
- Nhà nƣớc nảy sinh từ trong chế độ Cộng sản nguyên thủy, khi xã hội này phát triển 
đến một giai đoạn nhất định. 
- Nhà nƣớc sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại, phát triển của 
nhà nƣớc mất đi. 
2.1 Xã hội Cộng sản nguyên thuỷ và tổ chức Công xã - thị tộc 
* Cơ sở kinh tế: 
- Dựa trên chế độ sở hữu chung về tƣ liệu sản xuất (chƣa có tƣ hữu) và phân phối bình 
quân sản phẩm lao động. 
 Vì sao xã hội Cộng sản nguyên thủy chƣa có tƣ hữu? 
* Cơ sở xã hội: Tổ chức rất đơn giản. 
- Thị tộc là tế bào của xã hội, là cộng đồng dân cƣ dựa trên quan hệ huyết thống. 
- Mọi ngƣời trong Thị tộc bình đẳng, hợp tác, không có sự phân biệt giàu nghèo. 
- Hội đồng thị tộc đƣợc bầu ra giữ vai trò quản lý, điều hành công việc, sinh hoạt của 
công xã thị tộc. Đây là tổ chức đầu tiên của xã hội loài ngƣời, Hội đồng thị tộc đã có 
quyền lực nhƣng là quyền lực xã hội, hoà nhập hoàn toàn vào dân cƣ. 
 → xã hội Cộng sản nguyên thủy ở giai đoạn này chƣa có sự phân chia giai cấp. 
 Tóm lại: Từ cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của xã hội Cộng sản nguyên thủy → 
nhà nƣớc chƣa xuất hiện, xã hội chỉ có duy nhất tổ chức Hội đồng thị tộc, giữ vai trò 
quản lý, duy trì trật tự xã hội lúc bấy giờ. 
2.2 Xã hội Cộng sản nguyên thủy tan rã - nhà nước xuất hiện 
- Khi công cụ lao động bằng sắt xuất hiện → năng xuất lao động tăng vọt → của cải vật 
chất dồi dào → xã hội đã có của cải dƣ thừa → một số ngƣời có khả năng đã chiếm đoạt 
làm thành của riêng: chế độ tƣ hữu xuất hiện. 
- Sản xuất phát triển, đòi hỏi phải có sự phân công lao động xã hội. Thời kỳ cuối của xã 
hội Cộng sản nguyên thủy đã diễn ra 3 lần phân công lao động xã hội. Cứ sau mỗi lần 
phân công lao động xã hội thì chế độ tƣ hữu càng đƣợc củng cố, phát triển. 
 - Khi chế độ tƣ hữu xuất hiện → xã hội phân hóa thành ngƣời nghèo, kẻ giàu → giai 
cấp xuất hiện, đó là những giai cấp đối kháng nhau → mâu thuẫn giai cấp đã dẫn đến 
những cuộc xung đột ngày càng quyết liệt. Trong hoàn cảnh đó, tổ chức Hội đồng thị 
tộc không còn phù hợp nữa. Xã hội đòi hỏi phải có tổ chức mới khác với Hội đồng thị 
tộc → Tổ chức mới đã ra đời - đó chính là nhà nƣớc. 
 Nhà nƣớc đầu tiên trong xã hội loài ngƣời là nhà nƣớc chiếm hữu nô lệ. 
 Kết luân: nhà nƣớc chỉ xuất hiện khi xã hội Cộng sản nguyên thủy có đủ các tiền 
đề: 
 + Về kinh tế: có chế độ tƣ hữu 
 + Về xã hội: phân hoá thành giai cấp đối kháng. 
1.2 Đặc điểm (đặc trƣng) của nhà nƣớc 
1.2.1 Đặc trưng của nhà nước: 
- Nhà nƣớc thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, tách khỏi dân cƣ, chỉ nằm trong 
tay giai cấp thống trị; 
 4 
- Nhà nƣớc phân chia dân cƣ theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính không phụ 
thuộc vào huyết thống, chính kiến, nghề nghiệp hay giới tính; 
- Nhà nƣớc có chủ quyền quốc gia; 
- Nhà nƣớc ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật; 
- Nhà nƣớc quy định thuế và thực hiện việc thu thuế mang tính bắt buộc. 
1.2.2. Ý nghĩa nghiên cứu: 
 Giúp hiểu rõ hơn về bản chất nhà nƣớc và phân biệt đƣợc tổ chức nhà nƣớc với 
các tổ chức xã hội khác. 
1.3 Bản chất của Nhà nƣớc 
1.3.1 Tính giai cấp của Nhà nước 
- Nhà nƣớc là bộ máy cƣỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền, là công cụ 
sắc bén nhất để thực hiện sự thống trị giai cấp. (trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với 
giai cấp khác). 
- Sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện ở ba loại quyền lực: 
 + Quyền lực về kinh tế. 
 + Quyyền lực về chính trị. 
 + Quyền lực về tƣ tƣởng. 
 Giai cấp thống trị chỉ thực hiện đƣợc các quyền trên thông qua Bộ máy nhà nƣớc 
 * Lƣu ý 
- Bản chất nhà nƣớc bóc lột khác với nhà nƣớc nƣớc XHCN 
- Lênin: “Nhà nƣớc XHCN là nhà nƣớc kiểu mới, không còn là nhà nƣớc theo đúng 
nghĩa của nó nữa, mà chỉ là nửa Nhà nƣớc”. 
1.3.2 Tính xã hội của nhà nƣớc (vai trò xã hội) 
- Thể hiện qua tính phục vụ cộng đồng, bảo đảm lợi ích chung của xã hội (còn gọi là 
dịch vụ công). 
- Nhà nƣớc đảm bảo lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội, (khi không 
mâu thuẫn căn bản với lợi ích của giai cấp thống trị). 
* Định nghĩa nhà nƣớc: 
 Nhà nƣớc là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm 
nhiệm vụ cƣỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý, nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo 
vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp. 
1.4 Kiểu nhà nƣớc 
1.4.1 Khái niệm kiểu nhà nước 
 Kiểu nhà nƣớc là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản của nhà nƣớc, thể 
hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển 
của nhà nƣớc trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. 
 Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại 4 hình thái kinh tế - xã hội → 4 kiểu 
nhà nƣớc: 
+ Kiểu nhà nƣớc chủ nô; 
+ Kiểu nhà nƣớc phong kiến; 
+ Kiểu nhà nƣớc tƣ sản; 
 5 
+ Kiểu nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa. 
* Nhận xét các kiểu nhà nƣớc trên? 
- Kiểu nhà nƣớc chủ nô, phong kiến, tƣ sản đều là những kiểu nhà nƣớc bóc lột, đựơc 
xây dựng dựa trên chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất, duy trì sự thống trị của giai cấp bóc 
lột đối với đa số quần chúng nhân dân lao động. 
 - Kiểu nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nƣớc mới và là kiểu nhà nƣớc cuối cùng 
trong lịch sử, có bản chất khác hẳn các kiểu nhà nƣớc bóc lột. Chỉ là “một nửa nhà 
nƣớc” 
1.4.2 Các kiểu nhà nước trong lịch sử 
1.4.2.1 Nhà nước chủ nô (chiếm hữu nô lệ) 
- Là nhà nƣớc đầu tiên trong lịch sử 
- Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu của chủ nô về tƣ liệu sản xuất và ngƣời nô lệ. 
- Kết cấu giai cấp: 
+ Giai cấp chủ nô: chiếm thiểu số nắm trong tay toàn bộ tƣ liệu sản xuất. 
+ Giai cấp nô lệ: chiếm đa số, sản xuất ra của cải vật chất, nhƣng chỉ là “công cụ biết 
nói” phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô. 
+ Tầng lớp thợ thủ công, dân tự do: bị chủ nô chi phối về kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng. 
- Bản chất: nhà nƣớc chủ nô là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích 
của giai cấp chủ nô, đàn áp nô lệ và những ngƣời lao động khác. 
- Chế độ chiếm hữu nô lệ có 2 loại hình: 
 + Chế độ chiếm hữu nô lệ cổ điển (Hy-La): Nô lệ là lực lƣợng lao động chủ yếu. 
Nô lệ mâu thuẫn với chủ nô rất gay gắt. 
+ Chế độ chiếm hữu nô lệ gia trƣởng (phƣơng đông cổ đại): Mang nhiều tàn dƣ của chế 
độ công xã thị tộc. Nô lệ chƣa phải là lực lƣợng lao động chính mà chủ yếu để phục 
dịch gia đình chủ nô, nông nô mới là lực lƣợng lao động chính. 
- Chức năng của nhà nƣớc chủ nô: 
+ Về đối nội: bảo vệ, củng cố quyền lực, lợi ích của giai cấp chủ nô, đàn áp sự phản 
kháng của nô lệ bằng bạo lực. nhà nƣớc tổ chức 1 số hoạt động quản lý đất đai, khai 
hoang mở rộng diện tích, xây dựng các công trình thuỷ nông. 
+ Về đối ngoại: nổi bật là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lƣợc nhằm cƣớp bóc của 
cải, bắt tù binh về làm nô lệ, mở rộng phạm vi thống trị. 
1.4.2.2 Kiểu nhà nước phong kiến 
- Cơ sở kinh tế: dựa trên chế độ sở hữu của giai cấp địa chủ, phong kiến đối với tƣ liệu 
sản xuất (chủ yếu là ruộng đất) 
- Kết cấu giai cấp: 
 + Giai cấp địa chủ: chia nhiều đẳng cấp (công, hầu, bá, tử, nam tƣớc) gắn liền 
với số lƣợng điền trang, thái ấp. 
 + Giai cấp nông dân: không có hoặc có rất ít ruộng đất → phải phụ thuộc vào địa 
chủ. 
 + Thợ thủ công, thƣơng nhân: khó phát triển trong quan hệ sản xuất phong kiến. 
- Bản chất: nhà nƣớc phong kiến là công cụ của g/c địa chủ phong kiến, thực hiện 
 6 
chuyên chế đối với nông dân và các tầng lớp khác, là phƣơng tiện duy trì địa vị kinh tế, 
bảo vệ lợi ích và sự thống trị của giai cấp phong kiến. 
- Chức năng của nhà nƣớc phong kiến: 
 * Về đối nội: 
+ Bảo vệ chế độ sở hữu ruông đất của địa chủ phong kiến, duy trì các hình thức bóc lột. 
+ Đàn áp sự chống đối của ngƣời lao động 
+ Đàn áp về tƣ tƣởng, nô dịch nhân dân lao động bằng hệ thống tƣ tƣởng phong kiến và 
tôn giáo. 
+ Hoạt động kinh tế còn nhiều hạn chế. 
 * Về đối ngoại: Tiến hành chiến tranh xâm lƣợc mở rộng đất đai, cƣớp bóc của 
cải và phòng chống ngoại xâm. 
1.4.2.3 Kiểu nhà nước Tư sản 
- Những hình thức ra đời nhà nƣớc tƣ sản: 
 + Thông qua cách mạng tƣ sản (Hà Lan TK16, Anh TK17, Pháp TK18) 
 + Bằng cải cách tƣ sản, thông qua sự thoả hiệp với qúy tộc phong kiến, dần dần 
củng cố thế lực, loại bỏ giai cấp phong kiến, thâu tóm quyền lực nhà nƣớc (Đức, Tây 
Ban Nha, Nhật Bản). 
 + Sự hình thành nhà nƣớc tƣ sản những vùng vốn là thuộc địa của Anh. 
- Cơ sở kinh tế: dựa trên chế độ chiếm hữu tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa về tƣ liệu sản xuất 
và bóc lột giá trị thặng dƣ. 
 - Cơ cấu giai cấp: 
 + Giai cấp tƣ sản: nắm trong tay tƣ liệu sản xuất, giữ vai trò thống trị 
 + Giai cấp vô sản: đƣợc tự do về thân thể nhƣng không có tƣ liệu sản xuất phải 
bán sức lao động, chịu sự bóc lột của giai cấp tƣ sản. 
+ Tầng lớp tiểu tƣ sản trí thức: lập trƣờng bấp bênh, dễ bị chi phối. 
- Nhà nƣớc tƣ sản chú trọng truyền bá hệ tƣ tƣởng tƣ sản, ngăn cản sự phát triển của tƣ 
tƣởng tiến bộ, cách mạng. 
- Bản chất: là công cụ bạo lực của giai cấp tƣ sản, thực hiện nền chuyên chế tƣ sản, duy 
trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp tƣ sản. 
- Những giai đoạn phát triển của nhà nƣớc tƣ sản: 
* Thời kì thắng lợi của các cuộc cách mạng tƣ sản đến 1871: hình thành, củng cố nhà 
nƣớc tƣ sản, nhà nƣớc có vai trò tiến bộ, ít can thiệp vào kinh tế, duy trì trật tự chung 
của xã hội, đảm bảo các điều kiện tự do cạnh tranh. 
* Từ 1871-1917: Chủ nghĩa tƣ bản phát triển thành Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền 
(CNĐQ), cơ sở xã hội của nhà nƣớc tƣ sản bị thu hẹp. Nhà nƣớc biến thành ủy ban quản 
lý công việc cho các tập đoàn tƣ sản độc quyền, tài phiệt, là bộ máy đàn áp và bạo lực 
=> chế độ dân chủ tƣ sản chuyển thành chế độ phản dân chủ, phản động. 
* Từ 1917-1945: giai đoạn khủng hoảng của Chủ nghĩa tƣ bản, chuyển thành Chủ nghĩa 
tƣ bản độc quyền – nhà nƣớc. 
 Nhà nƣớc can thiệp sâu vào kinh tế, mâu thuẫn vốn có gay gắt. nhà nƣớc dấn sâu 
vào con đƣờng phản dân chủ, chủ nghĩa quân phiệt và độc tài quân sự phát triển → chủ 
 7 
nghĩa phát xít xuất hiện, tính phản động của nhà nƣớc tƣ sản đã lên đến đỉnh cao. 
* Từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay: nhà nƣớc tƣ sản đã vƣợt ra khỏi khủng 
hoảng, có nhiều bƣớc phát triển to lớn. Trƣớc sự lớn mạnh của phong trào giải phóng 
dân tộc và cm xã hội chủ nghĩa → nhà nƣớc tƣ sản phải tiến hành những cải cách để 
thích nghi với điều kiện mới → không làm thay đổi bản chất của nhà nƣớc tƣ sản. 
1.4.2.4 Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa 
- Là kiểu nhà nƣớc cuối cùng trong lịch sử. 
- Mang tính tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật v/động và p/triển của xã hội. 
- Nguyên nhân ra đời của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa là những tiền đề về kinh tế - xã hội 
và chính trị xuất hiện trong lòng xã hội Tƣ bản: 
+ Tiền đề kinh tế: QHSX tƣ bản chủ nghĩa >< LLSX đã xã hội hoá cao → Cách mạng 
xoá bỏ QHSX cũ, xác lập QHSX xã hội chủ nghĩa → PTSX mới → hình thái kinh tế - 
xã hội mới đƣợc xác lập. → kiểu nhà nƣớc tƣ sản tất yếu đƣợc thay thế bằng kiểu nhà 
nƣớc mới: nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa. 
+ Tiền đề xã hội: Theo đuổi giá trị thặng dƣ → giai cấp tƣ sản tăng cƣờng bóc lột → 
giai cấp vô sản bần cùng hoá → vô sản >< tƣ sản gay gắt. 
Sản xuất tƣ bản chủ nghĩa càng phát triển → giai cấp vô sản càng lớn mạnh → đại diện 
cho PTSX mới, có vai trò lãnh đạo nhân dân làm cách mạng lật đổ ách thống trị của giai 
cấp tƣ sản, giải phóng mình, thiết lập nhà nƣớc kiểu mới của ngƣời lao động - Đó là nhà 
nƣớc xã hội chủ nghĩa 
 + Tiền đề tƣ tƣởng chính trị: khoa học kỹ thuật phát triển → nâng cao khả năng 
nhận thức đúng đắn → Chủ nghĩa duy vật lịch sử hình thành → vũ khí tƣ tƣởng để giai 
cấp công nhân tiến hành cách mạng vô sản, xây dựng chế độ mới: chế độ xã hội chủ 
nghĩa. Đồng thời, sự ra đời các Đảng Cộng sản đã trở thành hạt nhân lãnh đạo quần 
chúng đấu tranh xoá bỏ chế độ tƣ bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới: xã hội - xã hội 
chủ nghĩa. 
* Lƣu ý: nhà nƣớc Xã hội chủ nghĩa ra đời dựa trên các tiền đề trên nhƣng không phải là 
quá trình tự nó, mà phải thông qua cách mạng xã hội, sử dụng bạo lực cách mạng để đập 
tan bộ máy nhà nƣớc tƣ sản, thiết lập nhà nƣớc kiểu mới. 
- Hình thức ra đời của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa: 
+ Cách mạng 1871: Công xã Pa-ri 
+ Cách mạng 10 Nga: nhà nƣớc xô- viết 
+ Từ sau chiến tranh thế giới II: nhà nƣớc dân chủ nhân dân ra đời hàng loạt. 
1.5. Hình thức nhà nƣớc 
1.5.1 Khái niệm, nội dung hình thức nhà nước 
- Khái niệm: hình thức nhà nƣớc là cách thức tổ chức bộ máy nhà nƣớc và thực hiện 
quyền lực nhà nƣớc. 
- Nội dung khái niệm hình thức nhà nƣớc bao gồm: 
 + Hình thức chính thể 
 + Hình thức cấu trúc nhà nƣớc 
 + Chế độ chính trị 
 8 
* Hình thức chính thể 
- Khái niệm: Là cách thức tổ chức và trình tự lập ra các cơ quan tối cao của nhà nƣớc, 
xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan đó. 
- Có 2 loại chính thể: 
+ Chính thể quân chủ: Quân chủ tuyệt đối và Quân chủ hạn chế 
+ Chính thể cộng hoà: Cộng hòa quý tộc và Cộng hòa dân chủ 
- Chính thể nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa: Cộng hòa dân chủ với đặc trƣng cơ bản ... ức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái, công tác quản lý, 
giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém. 
- Chính sách pháp luật chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán. 
- Cải cách hành chính vẫn còn chậm và lúng túng, cơ chế “xin cho” trong hoạt động 
công vụ còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý 
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng trong một số trƣờng 
hợp chƣa chặt chẽ, sâu sát, thƣờng xuyên, xử lý chƣa nghiêm đối với hành vi tham 
nhũng. 
- Thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu. 
- Việc huy động lực lƣợng đông đảo của nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống 
tham nhũng còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. 
8.1.3 Tác hại của tham nhũng 
 46 
 8.1.3.1 Tác hại về chính trị 
- Xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng và nhà nƣớc, cản trở công cuộc đổi mới. 
- Làm suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, tha hóa về đạo đức, lối sống của một bộ phận 
không nhỏ CB, ĐV. 
- Là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. 
8.1.3.2 Tác hại về kinh tế 
Gây thiệt hại to lớn về tài sản của nhà nƣớc, của tập thể và của công dân. 
8.1.3.3 Tác hại về xã hội 
- Làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội.→ các mqh xã hội bị bóp 
méo, biến tƣớng. 
- Làm tha hóa đội ngũ CBCC 
- Gây ra xung đột xã hội, làm tăng khoảng cách giàu nghèo. 
8.2. Quan điểm của Đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng chống tham nhũng 
8.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tham nhũng và đấu tranh phòng chống tham nhũng 
- Quan niệm về tham nhũng: nghiêm khắc với tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu 
 Tham ô là gì? – 2 góc độ: 
 + Phía cán bộ: ăn cắp của công làm của tƣ; đục khoét của dân; ăn bớt của bộ đội; 
tiêu ít khai nhiều, lợi dụng quỹ của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phƣơng, đơn vị 
mình. 
 + Phía nhân dân: ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế 
- Đặc trƣng của tham ô: biến “của công” → “của tƣ” 
- Bản chất của tham ô: là lấy của công làm của tƣ, là gian lận, tham lam, là trộm cƣớp 
- Hình thức tham ô: tinh vi, khó nhận thấy trong đời thƣờng, 2 hình thức (Trực tiếp, gián 
tiếp) 
- Thái độ của Ngƣời: coi tham ô là tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Tham ô, lãng phí, 
quan liêu, là đồng minh của thực dân, phong kiến. 
- Hồ Chí Minh nói về tác hại của tham nhũng: 
 + Thiệt hại tài sản của nhà nƣớc, của nhân dân. 
 + Làm hại đến công cuộc xd đất nƣớc, đến việc cải thiện đời sống nhân dân 
 + Làm tha hóa, suy thoái đạo đức cách mạng → giảm sức chiến đấu của Đảng, 
mất lòng tin của dân vào Đảng và nhà nƣớc. 
 + Cản trở công cuộc kháng chiến, kiến quốc. 
- Quan điểm chỉ đạo công tác chống tham ô, lãng phí: 
+ Phải đƣợc tất cả các cấp, các ngành quan tâm và tiến hành thƣờng xuyên. 
+ Phải có kế hoạch, có tổ chức và quyết tâm 
+ Phải có các biên pháp đồng bộ, gắn chặt giữa “xây” với “chống”. 
+ Phải có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng 
- Các biện pháp phòng chống tham ô, lãng phí, quan liêu: 
+ Giáo dục tƣ tƣởng cho quần chúng (coi trọng đặc biệt) 
+ Tự phê và phê bình 
+ Nghiêm trị tham ô, lãng phí 
 47 
8.2.2 Quan điểm của Đảng về phòng chống tham nhũng 
* Các văn bản chủ yếu của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo 
 Đảng ta ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cuộc đấu tranh phòng chống tham 
nhũng. Coi đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trong trọng sự 
nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân hiện nay. 
 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định: Đấu tranh phong, chống tham ô, lãng 
phí là một trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thƣờng 
xuyên của cả hệ thồng chính trị và toàn xã hội 
 NQ hội nghị TƢ 3, khóa X về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác 
phòng chống tham nhũng, lãng phí đã xác định: 
 - Mục tiêu: Ngăn chặn, từng bƣớc đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bƣớc chuyển 
rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát trển kinh tế - xã hội; củng cố long tin của nhân 
dân; xây dựng Đảng, Nhà nƣớc trong sạch vững mạnh; đội ngũ cabs bộ công chức kỷ 
cƣơng, liêm chính. 
 - Để thực hiện đƣợc mục tiêu, NQ đƣa ra 10 giải pháp: 
 Tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm 
của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng chống tham 
nhũng. Đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo phải nêu gƣơng về đạo. đức, lối sống 
và kiên quyết chống tham nhũng. 
 Nâng cao tính tiên phong, gƣơng mẫu của tổ chức Đảng và Đảng viên, tang 
cƣờng vai trò của chi bộ Đảng trong quản lý, gióa dục Đảng viên. 
 Tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ công tác phòng chống tham nhũng 
 Đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị 
 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội. 
 Nâng cao chất lƣơng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, 
truy tố, xeta xử hành vi tham nhũng 
 Thực hiện tốt công tác truyền thông về phòng, chống tham nhũng. 
 Xây dựng, hoàn thiện các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham 
nhũng. 
 Tăng cƣờng giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử. 
 Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng. 
 Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống tham nhũng đến 2020 (kèm theo nghị quyết số 
21/2009/NQ-CP ngày 12/5/2009) thể hiện rõ quan điểm: 
- Phòng chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dƣới sự lãnh 
đạo của Đảng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, nhấn mạnh 
trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đề cao vai trò của 
các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân. 
- Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, xuyên suốt quá 
trình phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ 
nghĩa trong thời kỳ mới. 
 48 
- Sử dụng tổng thể các giải pháp phòng chống tham nhũng, vừa tích cƣc, chủ động 
trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý với những bƣớc đi vững chắc, có trọng tâm, 
trọng điểm, trong đó phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; gắn phòng chống tham 
những với thực hành tiết kiệm, chống quan lieu, lãng phí. 
- Xây dựng lực lƣợng chuyên trách đủ mạnh, có phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo 
đức, nghề nghiệp, làm nòng cốt và chuyên môn hoa vowisphuwowng tiện, công 
cụ, kỹ năng phù hợp. 
- Chủ động hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế; chú trọng công tác tổng kết 
thực tiễn; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nức ngoài trong phòng, chống 
tham nhũng. 
* Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng 
 Đảng và Nhà nƣớc đã xác định công tác phòng, chống tham nhũng có ý nghĩa và 
tầm quan trọng đặc biệt. 
- Góp phần bảo vệ chế độ, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền. 
- Góp phần tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc, nâng cao đời sống nhân dân. 
- Duy trì các giá trị đạo đức truyền thống, làm lành mạnh các quan hệ xã hội 
- Củng cố niềm tin của nhân dân vào vào chế độ và pháp luật. 
 Nghị quyết 14/NQ/TW ngày 15/5/2006 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: Đấu tranh 
chống tham nhũng là bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh 
cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. 
 Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế - xã 
hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cƣờng đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi 
hai nhiệm vụ chiến lƣợc là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã 
hội chủ nghĩa. 
8.3. Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành 
1. Tham ô tài sản. 
2. Nhận hối lộ. 
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 
4. Lạm quyền trong khi thi hành công vụ vì vụ lợi 
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ vì vụ lợi 
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi 
7. Giả mạo trong công tác 
8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải 
quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. 
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản nhà nước vì vụ lợi 
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi. 
11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. 
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì 
vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, 
truy tố, xét xử vì vụ lợi. 
8.4. Các giải pháp phòng chống tham nhũng 
 49 
8.4.1 Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng 
- Công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị 
- Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn. 
- Xây dựng quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác 
của cán bộ, công chức. 
- Minh bạch tài sản, thu nhập của ngƣời có chức vụ, quyền hạn. 
- Chế độ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổt chức, đơn vị khi để xảy ra tham 
nhũng. 
- Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phƣơng thức thanh toán nhằm 
phòng ngừa tham nhũng. 
8.4.2 Các giải pháp phát hiện tham nhũng 
- Thông qua công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nƣớc 
- Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử. 
- Tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vị tham nhũng 
8.4.3 Xử lý hành vi tham nhũng và tài sản tham nhũng 
* Xử lý hành vi tham nhũng 
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức (nhóm chủ yếu trong số ngƣời có chức vụ, 
quyền hạn) thì hình thức xử lý phổ biến khi có hành vi tham nhũng nhƣng chƣa đến 
mức xử lý hình sự là: Khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lƣơng; giáng chức; cách chức; buộc 
thôi việc. 
- Nếu hành vi vi phạm đến mức độ nguy hiểm cao gây thiệt hại lớn về tiền và tài sản 
của nhà nƣớc thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 
* Xử lý tài sản tham nhũng 
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi, tịch 
thu tài sản tham nhũng. 
- Tài sản tham nhũng phải đƣợc trả lại cho chủ sở hữu, ngƣời quản lý hợp pháp hoặc 
sung quỹ nhà nƣớc. 
- Ngƣời đƣa hối lộ mà chủ động khai báo trƣớc khi bị phát hiện hành vi đƣa hối lộ thì 
đƣợc trả lại tài sản đã dùng để hối lộ. 
- Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng đƣợc thực hiện bằng 
quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 
8.5 Trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức và trách nhiệm của xã hội 
trong phòng, chống tham nhũng 
8.5.1 Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng 
 Luật phòng chống tham nhũng và Nghị định 83/2012/NĐ-CP ngày 9/10/2012 
quy định cụ thể: 
- Về trách nhiệm của các cơ quan và ngƣời đứng đầu trong cơ quan, tổ chức, đơn vị: 
Thanh tra Chính phủ; Kiểm toán nhà nƣớc; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Viện Kiểm 
sát nhân dân Tối cao; Tòa án nhân dân Tối cao. 
- Về sự phối hợp giữa các cơ quan Thanh tra Chính phủ; Kiểm toán nhà nƣớc; Bộ Công 
an; Bộ Quốc phòng; Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; Tòa án nhân dân Tối cao. 
 50 
- Về giao trách nhiệm đấu tranh phòng chống tham nhũng: 
 + Ban chỉ đạo trung ƣơng về phòng chống tham nhũng: tổ chức này không quy 
định trong pháp luật mà quy định trong văn kiện của Đảng. Ban chỉ đạo trung ƣơng 
trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng bí thƣ làm trƣởng ban. 
 + Các đơn vị chuyên trách trong một số cơ quan bảo vệ pháp luật (quy định trong 
luật Phòng chống tham nhũng) nhƣ: Cục chống tham nhũng của Thanh tra chính phủ; 
Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát án tham nhũng thuộc Viện kiểm sát tối cao; 
Đội điều tra tội phạm về tham nhũng trong Công an các tỉnh, các bộ phận thực hành 
quyền công tố và kiểm tra án tham nhũng thuộc Viên kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành 
phố trực thuộc trung ƣơng. 
8.5.2 Trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng 
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để 
tuyên truyền, giáo dục, vân động nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham 
nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Phối hợp 
trong việc cung cấp thông tin, xác minh, xử lý hành vi tham những, vụ việc tham nhũng. 
Phối hợp trong việc xây dựng văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thông 
qua hiệp thƣơng bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, tuyển chọn 
thẩm phán, kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân. 
- Báo chí: khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đƣa tin phản ánh vụ việc tham 
nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng. Có trách nhiệm biểu dƣơng tinh thần và 
những việc làm tích cực, lên án, đấu tranh với hành vi tham những. Tuyên truyền, phổ 
biến Pl về phòng, chống tham nhũng. Cơ quan báo chí có quyền yêu cầucơ quan, ổ 
chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu. 
- Doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề: có trách nhiệm thong báo về hành vi tham 
nhũng. Phối hợp trong việc xác minh, kết luân về hành vi tham nhũng. Tổ chức, động 
viên, khuyến khích hội viên xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh. Kiến nghị với cơ 
quan nhà nƣớc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm chống tham nhũng. 
- Ban thanh tra nhân dân: Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham 
nhũng 
- Công dân: 
 + Tham gia phòng chống tham nhũng: 
 Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu 
tranh với những ngƣời có hành vi tham nhũng; phản ánh với Ban thanh tra nhân dân, tổ 
chức mà mình là thành viên về hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng để Ban thanh 
tra nhân dân, tổ chức đó kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét, giải 
quyết theo quy định của pháp luật; cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm 
quyền trong việc xác minh vụ việc tham nhũng khi đƣợc yêu cầu. 
 Kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ 
chế, chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng; góp ý với các cơ quan nhà nƣớc 
có thẩm quyền về việc xây dựng các băn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 
+ Tố cáo hành vi tham nhũng: 
 51 
 Khi tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, 
công dân phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung tố cáo và cung cấp các thông tin, tài liệu 
liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có đƣợc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm 
quyền. 
 Ngƣời tố cáo đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả 
thù, trù dập do việc tố cáo hành vi tham nhũng. 
 + Tham gia thông qua Ban thanh tra nhân dân. 
 Nhân dân xã, phƣờng, thị trấn, cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động 
trong cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc khi phát hiện hành vi 
có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình có 
quyền phản ánh với Ban thanh tra nhân dân ở xã, phƣờng, thị trấn hoặc ở cơ quan nhà 
nƣớc, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc nơi mình cƣ trú hoặc làm việc; phản 
ánh với tổ chức mà mình là thành viên. 
 Việc phản ánh về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng phải 
khách quan, trung thực. 
 Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân, 
cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, xem 
xét và kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn, ngƣời đứng đầu cơ 
quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc cơ quan, tổ chức, cá 
nhân có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc 
giải quyết đó./ 
 ------------------------------------------------------------------------------------------ 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phap_luat_dai_cuong.pdf