Giáo trình Nhập môn quản trị hệ thống Linux

Proprietary softwares hay FOSS

Dựa vào phạm vi quyền của người sử dụng được chủ sở hữu cấp (ghi trong EULA), có thể chia phần

mềm thành 2 loại:

Proprietary softwares (phần mềm độc quyền): người giữ bản quyền đồng ý cho người dùng một số

rất ít quyền và thu lợi từ việc cấp các quyền này. Thông thường người sử dụng chỉ được cấp mỗi

quyền sử dụng và phải mua quyền này thông qua mua CD key/serial để cài. Để hạn chế việc nghiên

cứu, sửa đổi phần mềm của người sử dụng thì mã nguồn của phần mềm độc quyền không được công

bố.

• EULA của phần mềm độc quyền thương mại (người dùng phải trả tiền) thường ghi:

• Người dùng không được dịch ngược, sửa chữa phần mềm.

• Người dùng không được sao chép phần mềm thành nhiều bản cài trên nhiều máy. Nếu

người dùng mua phần mềm với số lượng n máy thì chỉ tối đa n máy được cài đặt và

chạy phần mềm. (Ví dụ: nếu người dùng mua phần mềm với số lượng 1 máy mà cài cả

trên máy tính ở văn phòng lẫn máy tính ở nhà thì tại một thời điểm chỉ có thể chạy phần

mềm hoặc trên máy ở nhà hoặc trên máy ở văn phòng mà không đồng thời cả hai

được). Người dùng có thể sao chép lại phần mềm thành một bản dự phòng để cài đặt lại

khi phần mềm bị hỏng.

• Người dùng có thể nhượng lại phần mềm cho người khác với điều kiện người được

nhượng lại chấp thuận các điều khoản của EULA và chỉ được phép có 1 bản copy được

dùng (tức là nếu nhượng lại thì người dùng ban đầu không được dùng nữa.)

• Có 2 loại phần mềm độc quyền hay gặp là:

• Freeware (phần mềm miễn phí): người dùng không phải trả tiền mua quyền sử dụng,

quyền sử dụng được “cho không” tuy nhiên thường kèm theo giới hạn “for individual

/educational use” (chỉ được cá nhân (chứ không phải tổ chức) dùng hoặc dùng với mục

đích giáo dục) hoặc “non-commercial/non-profit use” (chỉ dùng với mục đích không

sinh lời).14/145

Richard Stallman (biệt danh RSM) là

người khởi xướng phong trào phần

mềm tự do. Ông đã:

- đưa ra triết lý tự do cho phần mềm

- phát động dự án GNU, thành lập tổ

chức FSF

- viết ra phần mềm Emacs và GCC

- đưa ra giấy phép GPL

(ảnh lấy từ

• Shareware (phần mềm chia sẻ): người dùng được dùng thử miễn phí phần mềm trong

thời gian chả hạn 30 ngày. Hết thời gian dùng thử phần mềm bị khóa lại muốn dùng

tiếp phải mua quyền sử dụng qua việc mua số serial để mở khóa cho phần mềm chạy.

Cũng có khi người dùng được quyền phát tán lại phần mềm shareware cho người khác

dùng thử.

pdf 145 trang kimcuc 7020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nhập môn quản trị hệ thống Linux", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nhập môn quản trị hệ thống Linux

Giáo trình Nhập môn quản trị hệ thống Linux
1/145 
Giáo trình 
NHẬP MÔN QUẢN TRỊ HỆ THỐNG LINUX 
Trần Huy Thắng 
(tranhuythang@gmail.com) 
Do điều kiện thời gian, cuốn sách còn một phần chưa được viết. 
--> Rất mong bạn đọc có thể tham gia viết tiếp để hoàn thiện cuốn sách. 
Tài liệu này có thể download tại: www.fita.hua.edu.vn/thangtran 
Bạn có thể trích đăng lại (một phần hay toàn bộ) nội dung cuốn sách với chú thích về nơi 
download cuốn sách và thông báo tìm người viết tiếp này. Nếu có ý định thương mại xin nhắn 
trước với tác giả. 
2/145 
Lề của sách được đặt chế độ mirror margin để bạn có thể in 2 mặt. 
3/145 
Lời nói đầu 
Cuốn “Nhập môn Quản trị Hệ thống Linux” được viết với mục đích làm giáo trình cho một lớp Linux 
3 hoặc 6 tín chỉ (45 hoặc 90 giờ) học thực hành trên phần mềm máy ảo VMware Workstation. Nội 
dung cuốn sách gồm 3 phần: 
Phần 1 (phần phụ): Giới thiệu về luật bản quyền, phần mềm tự do/nguồn mở (FOSS), các hệ điều 
hành *nix. Phần này tuy không liên quan đến các thao tác kỹ thuật và các sách về quản trị hệ thống 
cũng không đề cập nhiều nhưng chúng tôi nghĩ rất nên đưa vào. Đặc biệt trong các trường đại học ở 
Việt Nam, (theo sự quan sát cá nhân) vấn đề “bản quyền”, “nguồn mở” chưa được dạy một cách đúng 
mực do đó chúng tôi cho rằng cơ hội tốt nhất để bổ sung phần thiếu sót này là lồng nó vào trong các 
lớp/giáo trình về Linux. 
(Phần này chỉ nên nói trong buổi đầu tiên giới thiệu môn học.) 
Phần 2 và 3 (phần chính): Các câu lệnh quản trị Linux trên máy đơn và trong môi trường mạng. Cuốn 
sách chỉ nói về các câu lệnh mà không đề cập đến các công cụ có giao diện đồ họa bởi: thứ nhất, người 
mới học (vốn đang dùng Windows) nên tập làm quen với việc gõ lệnh; thứ hai, cái vỏ giao diện đồ họa 
nhiều khi không khai thác hết được các lệnh mà nó gọi đến. Các câu lệnh trong sách được thực thi trên 
Redhat/Fedora nhưng hoàn toàn có thể chạy bình thường trên Debian, Ubuntu, OpenSuse (trừ phần cài 
đặt gói phần mềm.) 
Tài liệu này được dạy trên VMware Workstation (nên cũng có một bài hướng dẫn nhỏ về mạng ảo của 
phần mềm này.) 
(Chúng tôi cũng cho rằng phần Shell script để tự động hóa các thao tác quản trị là phần nâng cao chỉ 
dành cho những người đã quen với Linux nên không đề cập đến trong cuốn sách nhập môn này.) 
Do điều kiện thời gian, chúng tôi chưa viết được phần 3 cũng như còn thiếu một số điểm ở phần 
1 và phần 2 nên rất mong bạn đọc có thể tham gia viết tiếp để lắp ghép thành một cuốn sách 
hoàn chỉnh. 
Trần Huy Thắng (tranhuythang@gmail.com) 
Bạn có thể trích đăng lại (một phần hay toàn bộ) nội dung cuốn sách với chú thích về nơi 
download cuốn sách và thông báo tìm người viết tiếp này. Nếu có ý định thương mại xin nhắn 
trước với tác giả. 
Mục lục sơ lược 
Bài 1. Khái niệm FOSS và *nix _______________________________________________________ 9 
Bài 2. Bổ túc kiến thức về HDD. Cài đặt Linux, FreeBSD (chưa xong). _____________________ 29 
Bài 3. Làm quen với Linux command _________________________________________________ 31 
Bài 4. Devices - Filesystems – Mounting _______________________________________________ 52 
Bài 5. Install softwares _____________________________________________________________ 65 
Bài 6. Quản trị user. File permission _________________________________________________ 72 
Bài 7. Advanced partitioning: RAID & LVM ___________________________________________ 87 
Bài 8. Quản lý process, daemon ______________________________________________________ 99 
Bài 9. Quá trình khởi động (grub, kernel, init) và tắt máy của Linux _______________________ 113 
Bài 10. Tạo mạng ảo bằng VMware Workstation _______________________________________ 126 
Bài 11. Bổ túc kiến thức về TCP/IP__________________________________________________ 136 
Bài 12. Configure card mạng (chưa xong) ____________________________________________ 142 
Tài liệu tham khảo _______________________________________________________________ 145 
4/145 
Mục lục 
Bài 1. Khái niệm FOSS và *nix ............................................................................................................. 9 
I. FOSS ............................................................................................................................................................. 10 
1. Sở hữu trí tuệ ............................................................................................................................................................ 10 
Sở hữu trí tuệ (intelectual property) ......................................................................................................................... 10 
Sở hữu công (public domain) .................................................................................................................................. 10 
Đối ngược với sở hữu trí tuệ là sở hữu công ....................................................................................................... 10 
Khi sở hữu trí tuệ trở thành sở hữu công ............................................................................................................ 11 
Copyright (bản quyền) © ......................................................................................................................................... 11 
Thương hiệu (trademark) ......................................................................................................................................... 12 
2. Phân loại phần mềm theo quyền của người sử dụng ................................................................................................ 13 
EULA và các quyền của người sử dụng .................................................................................................................. 13 
Proprietary softwares hay FOSS .............................................................................................................................. 13 
Disclaimer of warranty (chối bỏ bảo đảm) .............................................................................................................. 14 
3. Free/Open source softwares (FOSS) ........................................................................................................................ 14 
a. Định nghĩa Free/Open source softwares .............................................................................................................. 14 
Free software ...................................................................................................................................................... 14 
Open source software .......................................................................................................................................... 15 
Free softwares vs Open source ........................................................................................................................... 17 
b. FOSS và chuyện “miễn phí” ................................................................................................................................ 17 
FOSS thì miễn phí ? ............................................................................................................................................ 17 
FOSS thương mại ? ............................................................................................................................................. 18 
c. Các mẫu giấy phép FOSS .................................................................................................................................... 19 
4. Các giấy phép FOSS kiểu public domain: BSD, MIT, Apache ................................................................................ 20 
BSD (copycenter) .................................................................................................................................................... 20 
MIT licence ............................................................................................................................................................. 21 
Apache ..................................................................................................................................................................... 22 
5. Các giấy phép FOSS kiểu weak copyleft: LGPL và Perl (chưa viết) ....................................................................... 22 
6. Giấy phép (strong) copyleft: GPL (chưa xong) ........................................................................................................ 22 
Ý tưởng của giấy phép GPL: ................................................................................................................................... 22 
Ý nghĩa của giấy phép GPL: .................................................................................................................................... 23 
Áp dụng các điều khoản của GPL ........................................................................................................................... 23 
7. Mô hình phát triển phần mềm FOSS (chưa viết) ...................................................................................................... 23 
8. Mô hình kinh doanh phần mềm FOSS (chưa viết) ................................................................................................... 23 
9. Những quan niệm sai lầm thường thấy về FOSS (chưa viết) ................................................................................... 23 
II. *nix .............................................................................................................................................................. 23 
1. Giới thiệu UNIX, BSD ............................................................................................................................................. 23 
UNIX ....................................................................................................................................................................... 24 
BSD ......................................................................................................................................................................... 24 
2. UNIX và UNIX-like (*nix) ...................................................................................................................................... 25 
3. Chuẩn POSIX (SUS) ................................................................................................................................................ 25 
4. Nhân Linux và Dự án GNU ...................................................................................................................................... 26 
5. Linux distribution ..................................................................................................................................................... 26 
Bài 2. Bổ túc kiến thức về HDD. Cài đặt Linux, FreeBSD (chưa xong). .......................................... 29 
1. Hiểu về HDD ............................................................................................................................................... 29 
1.a. Cấu trúc vật lý của HDD ....................................................................................................................................... 29 
1.b. Cấu trúc logic của HDD ........................................................................................................................................ 30 
1.c. Quá trình khởi động OS của máy tính ................................................................................................................... 30 
2. Công cụ máy ảo để học thực hành Linux. Một số chú ý về Vmware Workstation. .............................. 30 
3. Các cách để có được một bản Linux distro và trường hợp của Redhat. ............................................... 30 
4. Cài đặt Linux, FreeBSD ............................................................................................................................. 30 
4.a. Cài đặt Linux ......................................................................................................................................................... 30 
4.b. Cài đặt FreeBSD .................................................................................................................................................... 30 
4.c. Tự động hóa quá trình cài đặt ................................................................................................................................ 30 
5. Vấn đề multi OS .......................................................................................................................................... 30 
Bài 3. Làm quen với Linux command .................................................................................................. 31 
1. Đăng nhập và tắt máy ................................................................................................................................ 31 
2. Kernel, Shell ................................................................................................................................................ 32 
5/145 
3. Virtual Console và Terminal ..................................................................................................................... 33 
4. Lệnh trong Linux ....................................................................................................................................... 33 
a. Cách viêt lệnh ........................................................................................................................................................... 33 
b. Thực thi executable file ............................................................................................................................................ 34 
c. Dừng một lệnh .......................................................................................................................................................... 35 
c. Shell script ................................................................................................................................................................ 35 
d. Metacharacters ......................................................................................................................................................... 35 
e. Help .......................................................................................................................................................................... 36 
f. History ...................................................................................................................................................................... 36 
5. su .................................................................................................................................................................. 36 
6. Làm việc với file và thư mục trên *nix ..................................................................................................... 36 
a. Cấu trúc file và thư mục của Linux khác với của Windows ..................................................................................... 36 
b. Đường dẫn thư mục của Linux – kí hiệu /, thói quen TAB, thư mục . ~ ........................................... ... ký với một ISP nào đó. 
Khi bạn đã đăng kí được một địa chỉ IP trên Internet từ một ISP và máy tính của bạn được nối vào 
mạng của ISP để được gán địa chỉ IP thì địa chỉ đó được gọi là địa chỉ IP tĩnh (static IP). Địa chỉ này là 
cố định, khi bạn bật máy hay tắt máy địa chỉ IP đó vẫn được giành riêng ra cho riêng máy của bạn. 
Đành rằng máy nào tham gia Internet đều cần địa chỉ IP nhưng nếu tất cả các máy tính kết nối Internet 
đều có IP tĩnh thì rất lãng phí bởi không phải máy tính nào cũng được bật 24/24. Để tiết kiệm địa chỉ 
IP các ISP chỉ gán địa chỉ IP cho các máy đang bật còn các máy đang tắt thì không được gán địa chỉ 
IP. Cách gán địa chỉ IP này được gọi là gán động địa chỉ IP. Theo cách này, khi một máy kết nối với 
mạng của ISP được bật lên nó được gán một địa chỉ IP, khi tắt đi địa chỉ IP này được giải phóng và 
gán cho máy khác, lần sau bật lên nó sẽ được gán một địa chỉ khác. Địa chỉ IP kiểu này được gọi là địa 
chỉ IP động (dynamic IP). 
Địa chỉ IP riêng và cơ chế NAT 
Nếu công ty của bạn có nhiều máy tính muốn kết nối Internet cùng lúc nhưng chỉ được cấp một địa chỉ 
IP trên Internet thì giải pháp ở đây là dùng chung địa chỉ IP qua cơ chế NAT. Ý tưởng của cơ chế này 
là router gateway của mạng công ty (còn gọi là mạng riêng) được cấu hình sao cho các gói tin của 
những máy trong mạng khi qua router được router sửa lại địa chỉ IP nguồn thành địa chỉ IP của router 
khiến cho mạng Internet nhìn các gói tin của những máy trong mạng riêng như thể nó xuất phát từ 
router. Khi mạng Internet cần gửi trả lời thì nó gửi đến router. Router có cơ chế đánh dấu các gói tin 
để biết được một gói tin được gửi đi/nhận được là xuất phát từ/đến đích là máy nào trong mạng riêng 
do đó các máy trong mạng riêng vẫn có thể gửi/nhận các gói tin đến/từ chính xác máy ngoài Internet. 
Một vấn đề phát sinh là do địa chỉ IP của các máy trong mạng riêng được gán tùy ý và có thể trùng với 
một địa chỉ IP nào đó trên mạng. Khi đó một máy trong mạng riêng gửi gói tin đến địa chỉ trùng hợp 
này sẽ bị coi là gửi đi trong mạng riêng mà không phải là gửi ra ngoài mạng riêng. Giải quyết vấn đề 
này người ta đặt ra một dải địa chỉ IP chỉ để dành riêng cho mạng riêng và không được dùng làm địa 
chỉ IP trên Internet. 
141/145 
Địa chỉ IP riêng (private IP) 
Các địa chỉ IP dưới đây không được dùng để làm địa chỉ IP trên Internet. Nó chỉ được dùng để gán cho 
các máy trong mạng riêng thông với Internet qua cơ chế NAT. 
Địa chỉ mạng riêng Dải địa chỉ 
10.0.0.0/8 10.0.0.1 – 10.255.255.255 
172.16.0.0/12 172.16.0.0 – 172.31.255.255 
192.168.0.0/16 192.168.0.0 – 192.168.255.255 
Các địa chỉ này được gọi là private IP (địa chỉ IP riêng) và người ta cũng gọi các địa chỉ IP có thể 
dùng làm địa chỉ IP trên Internet là public IP (địa chỉ IP công cộng). 
Khi router gateway nhận được các gói tin có địa chỉ đích trong dải trên nó sẽ không chuyển ra ngoài 
mạng. 
Cơ chế NAT bằng cổng 
Trong cơ chế này router gateway sửa lại địa chỉ cổng của các gói tin gử từ máy trong mạng riêng 
thành một địa chỉ cổng khác mà router nhớ. Khi gói tin trả lời đến router gateway thì dựa theo số cổng 
của gói tin và bảng lưu giữ các cổng mà router biết được gói tin cần được chuyển vào máy nào trong 
mạng riêng. Cụ thể hơn xét ví dụ sau: 
Giả sử bạn chỉ có đúng một địa chỉ IP thực trên Internet là 221.18.5.10 trong khi bạn cần thông cả một 
mạng LAN ra Internet. Lúc này bạn buộc phải cấu hình để router gateway thực hiện cơ chế NAT. 
Tuy địa chỉ 221.18.5.10 là địa chỉ lớp C nhưng bạn hoàn toàn có thể đặt IP cho các máy trong mạng 
LAN thuộc dải địa chỉ riêng lớp A là 10.0.0.0/8. 
Router của mạng LAN này có một cổng làm gateway có IP là 10.0.0.1, một cổng nối với Internet nên 
có IP là 221.18.5.10. 
Xét máy 10.0.0.2, từ cổng 5555 nó gửi gói tin đến máy 152.19.39.9 trên Internet. Router sẽ bóc tách 
và sửa lại gói tin này để nó có địa chỉ IP nguồn là địa chỉ IP của cổng router thông ra Internet 
221.18.5.10 và cổng nguồn là 4890 (một số do router sinh ra). 
Khi máy 152.19.39.9 nhận được gói tin, nó trả lời bằng cách gửi gói tin đến 221.18.5.10 với cổng đích 
là 4890. 
Khi nhận được gói tin router sẽ tra bảng NAT của mình và thấy cổng 4890 tương ứng với máy 
10.0.0.2 nên nó sẽ sửa lại gói tin mà nó nhận được cho thành có địa chỉ IP đích là 10.0.0.2, cổng đích 
là 5555 tức là gửi lại cho máy 10.0.0.2. 
Giả sử máy 10.0.0.3 cũng từ cổng 5555 gửi gói tin đến máy 152.19.39.9. Lúc gói tin đến router, router 
sẽ sửa lại địa chỉ cổng nguồn khác đi, chả hạn 8241. Và khi máy 152.19.39.9 gửi gói tin đến router với 
cổng 8241 thì qua tra bảng NAT router sẽ nhận ra đây là gói tin cho máy 10.0.0.3 chứ không phải 
10.0.0.2. 
Để kết thúc phần này ta giải thích vì sao lại các máy trong mạng riêng lại phải dùng địa chỉ IP riêng. 
Giả sử có một máy có địa chỉ trên Internet là 10.0.0.3 trùng với một địa chỉ trong mạng riêng. Lúc đó 
máy 10.0.0.1 muốn gửi gói tin cho máy trên Internet thì sẽ bị hiểu nhầm là gửi gói tin cho máy trong 
cùng mạng riêng và do đó gói tin không được router đưa ra ngoài. Đây là lí do tại sao địa chỉ của mạng 
riêng phải không được dùng làm địa chỉ IP trên Internet hay nói cách khác người ta phải chừa ra một 
số địa chỉ IP để làm địa chỉ riêng. 
142/145 
Đây là một bài của bản thảo “Giáo trình Nhập môn Quản trị Hệ thống Linux” đang viết dở. © Trần Huy Thắng tranhuythang@gmail.com, 
Rất mong bạn đọc có thể tham gia viết nốt phần còn lại của cuốn sách. Bạn đọc có thể đăng lại một phần hay toàn bộ tập bản thảo này nhưng cần ghi 
rõ nguồn và thông báo tìm người viết tiếp này. Nếu đăng lại với ý định thương mại thì xin nhắn trước cho tác giả. 
Bài 12. Configure card mạng (chưa xong) 
Bài 12. Configure card mạng (chưa xong) ........................................................................................ 142 
Cài đặt driver cho card mạng ...................................................................................................................................... 142 
Lệnh ifconfig .............................................................................................................................................................. 142 
Hiển thị trạng thái của card mạng .......................................................................................................................... 142 
Gán địa chỉ IP cho card mạng ................................................................................................................................ 143 
Gán địa chỉ IP alias cho card mạng........................................................................................................................ 143 
Bật tắt card mạng ................................................................................................................................................... 144 
Bộ công cụ ip .............................................................................................................................................................. 144 
Để máy nối mạng được thì điều đầu tiên là máy phải có card mạng (network interface card – NIC) 
hoạt động được. Ta chỉ quan tâm đến card mạng Ethernet, tên của những card mạng này trên Linux có 
dạng ethx, ví dụ eth0 là card mạng thứ 1, eth1 là card mạng thứ 2. 
Cài đặt driver cho card mạng 
Sau khi lắp đặt card mạng vào máy, bạn phải cài driver cho card mạng nhưng thường Linux tự động 
làm việc này cho bạn. Khi khởi động máy, chương trình kudzu (trên Redhat) sẽ dò tìm phần cứng 
mới được lắp đặt, nếu phát hiện có card mạng mới lắp nó sẽ tìm driver thích hợp trong thư viện driver 
card mạng của Linux tại: /lib/modules/release/kernel/drivers/net 
Nhìn vào trong thư mục này bạn sẽ bắt gặp các file có tên như: e1000.ko, smc-ultra.ko, 
3c-59x.ko, r8189.ko đây chính là driver của các hãng quen thuộc như Intel, SMC, 3Com, 
Realtek. Trong trường hợp Linux không có sẵn driver, bạn buộc phải tự tìm driver từ phía nhà sản xuất 
và cài theo hướng dẫn của họ. 
Thông tin về việc dò tìm các thiết bị phần cứng khi Linux khởi động có thể được hiển thị bằng lệnh 
dmesg (xem thêm mục ??). Có thể dùng lệnh này để xem hệ thống có bao nhiêu card mạng: 
[root@localhost Desktop]# dmesg|grep eth 
eth0: registered as PCnet/PCI II 79C970A 
eth1: registered as PCnet/PCI II 79C970A 
eth0: link up 
eth1: link up 
eth0: no IPv6 routers present 
eth1: no IPv6 routers present 
Ở ví dụ này hệ thống có 2 card mạng là eth1, eth2. 
Nếu dùng dmesg mà không thấy có eth0, eth1 thì card mạng của bạn có vấn đề và bạn không thể đi 
tiếp các phần sau được ! 
Có 3 cách: ifconfig – một lệnh đơn, ip tập công cụ, sửa trực tiếp file text cấu hình 
Lệnh ifconfig 
Hiển thị trạng thái của card mạng 
Để hiển thị trạng thái của card mạng ethX dùng lệnh ifconfig ethX, nếu không có tham số gì thì 
lệnh sẽ hiển thị trạng thái của tất cả các card mạng. 
[root@localhost video]# ifconfig 
eth0 Link encap:Ethernet HWaddr 00:0C:29:C6:AC:DF 
 inet addr:192.168.255.132 Bcast:192.168.255.255 Mask:255.255.255.0 
 inet6 addr: fe80::20c:29ff:fec6:acdf/64 Scope:Link 
 UP BROADCAST RUNNING MULTICAST MTU:1500 Metric:1 
 RX packets:679 errors:0 dropped:0 overruns:0 frame:0 
 TX packets:172 errors:0 dropped:0 overruns:0 carrier:0 
 collisions:0 txqueuelen:1000 
 RX bytes:76397 (74.6 KiB) TX bytes:21727 (21.2 KiB) 
 Interrupt:19 Base address:0x2000 
eth1 Link encap:Ethernet HWaddr 00:0C:29:C6:AC:E9 
 inet addr:192.168.255.134 Bcast:192.168.255.255 Mask:255.255.255.0 
143/145 
 inet6 addr: fe80::20c:29ff:fec6:ace9/64 Scope:Link 
 UP BROADCAST RUNNING MULTICAST MTU:1500 Metric:1 
 RX packets:669 errors:0 dropped:0 overruns:0 frame:0 
 TX packets:180 errors:0 dropped:0 overruns:0 carrier:0 
 collisions:0 txqueuelen:1000 
 RX bytes:74293 (72.5 KiB) TX bytes:26371 (25.7 KiB) 
 Interrupt:19 Base address:0x2080 
lo Link encap:Local Loopback 
 inet addr:127.0.0.1 Mask:255.0.0.0 
 inet6 addr: ::1/128 Scope:Host 
 UP LOOPBACK RUNNING MTU:16436 Metric:1 
 RX packets:8 errors:0 dropped:0 overruns:0 frame:0 
 TX packets:8 errors:0 dropped:0 overruns:0 carrier:0 
 collisions:0 txqueuelen:0 
 RX bytes:480 (480.0 b) TX bytes:480 (480.0 b) 
Ý nghĩa của các dòng trên: 
Eth1, eth2, lo là tên các card mạng. lo là card mạng loop back ảo. 
Link encap: giao thức được card mạng dùng. Trên mạng LAN thì luôn là Ethernet hoặc Local 
Loopback, trên mạng WAN có thể là PPP. 
HWaddr: địa chỉ MAC của card mạng. 
inet addr: địa chỉ IP v4 của card mạng. 
Bcast: địa chỉ broad cast của mạng chứa card mạng này 
Mask: subnet mask của mạng chứa card mạng này 
inet6 addr: địa chỉ IP v6 của card mạng 
UP và RUNNING: card mạng đang hoạt động 
RX packets hoặc RX bytes (R: received): số packet/byte đã nhận 
TX packets hoặc TX bytes (T: transmitted): số packet/byte đã gửi 
Gán địa chỉ IP cho card mạng 
Gán địa chỉ IP cho card mạng eth0, trường hợp đơn giản nhất là: 
ifconfig eth0 192.1.7.129 
ifconfig có thể hiểu được địa chỉ 192.1.7.129 là địa chỉ lớp C, và tự tính được subnet mask là 
255.255.255.0, địa chỉ broadcast là 192.1.7.255 nên bạn không cần phải chỉ ra. 
Trong trường hợp bạn thực hiện subnet chả hạn /27, lúc này bạn buộc phải tự tính và gán subnet mask, 
broadcast: 
ifconfig eth0 192.1.7.129 netmask 255.255.255.224 broadcast 
192.1.7.159 
Gán địa chỉ IP v6 cho card mạng eth0: 
ifconfig eth0 inet6 add 2001:DB8::3/64 
Thậm chí có thể gán lại địa chỉ MAC 
ifconfig eth0 hw ether BA:D1:da:d1:20:04 
Gán địa chỉ IP alias cho card mạng 
Một card mạng có thể được gán nhiều hơn một địa chỉ IP, các địa chỉ IP thêm này được gọi là địa chỉ 
IP alias. Khi đó bạn có quyền lựa chọn cho một gói tin đi ra khỏi card mạng sẽ mang địa chỉ IP nguồn 
là địa chỉ IP alias nào của card mạng. Khi test hệ thống, có thể người ta cần nhiều card mạng nhưng 
không muốn mua thêm mà tạo nhiều địa chỉ IP alias trên một card mạng. 
Để phân biệt các địa chỉ IP alias hãy thêm :n vào sau tên card mạng, ví dụ eth0:0, eth0:1 để 
chỉ 2 địa chỉ IP alias của card mạng eth0. 
[root@localhost Desktop]# ifconfig eth0:0 192.1.7.163 netmask 255.255.255.224 
broadcast 192.1.7.191 
[root@localhost Desktop]# ifconfig eth0:1 192.1.7.193 netmask 255.255.255.224 
broadcast 192.1.7.223 
[root@localhost Desktop]# ifconfig 
eth0 Link encap:Ethernet HWaddr 00:0C:29:C6:AC:DF 
 inet addr:192.1.7.129 Bcast:192.1.7.159 Mask:255.255.255.224 
 inet6 addr: fe80::20c:29ff:fec6:acdf/64 Scope:Link 
 UP BROADCAST RUNNING MULTICAST MTU:1500 Metric:1 
144/145 
 RX packets:2516 errors:0 dropped:0 overruns:0 frame:0 
 TX packets:654 errors:0 dropped:0 overruns:0 carrier:0 
 collisions:0 txqueuelen:1000 
 RX bytes:269304 (262.9 KiB) TX bytes:90229 (88.1 KiB) 
 Interrupt:19 Base address:0x2000 
eth0:0 Link encap:Ethernet HWaddr 00:0C:29:C6:AC:DF 
 inet addr:192.1.7.163 Bcast:192.1.7.191 Mask:255.255.255.224 
 UP BROADCAST RUNNING MULTICAST MTU:1500 Metric:1 
 Interrupt:19 Base address:0x2000 
eth0:1 Link encap:Ethernet HWaddr 00:0C:29:C6:AC:DF 
 inet addr:192.1.7.193 Bcast:192.1.7.223 Mask:255.255.255.224 
 UP BROADCAST RUNNING MULTICAST MTU:1500 Metric:1 
 Interrupt:19 Base address:0x2000 
[...] 
[root@localhost Desktop]# ifconfig eth0:0 
eth0:0 Link encap:Ethernet HWaddr 00:0C:29:C6:AC:DF 
 inet addr:192.1.7.163 Bcast:192.1.7.191 Mask:255.255.255.224 
 UP BROADCAST RUNNING MULTICAST MTU:1500 Metric:1 
 Interrupt:19 Base address:0x2000 
Bật tắt card mạng 
- Tắt (down) card mạng ethX bằng lệnh ifconfig ethX down hoặc ifdown ethX 
- Bật (up) card mạng ethX bằng lệnh ifconfig ethX up hoặc ifup ethX 
Khi được bật lên, card mạng sẽ được cấu hình theo file /etc/network/interfaces (Ubuntu), 
/etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-ethn (Redhat), 
/etc/sysconfig/network/ifcfg-nnn (SUSE) (xem mục ??). 
Khi bạn thay đổi file cấu hình lại card mạng, để những thay đổi có hiệu lực thì phải tắt đi rồi bật lại 
card mạng. 
Bộ công cụ ip 
Công cụ ip ra đời sau và nhiều chức năng hơn ifconfig, đặc biệt ở chức năng routing mà ifconfig 
không có nhưng ở mục này ta chưa xét đến chức năng này. 
Gán địa chỉ IP cho card mạng 
Hiển thị thông tin về card mạng: 
145/145 
Tài liệu tham khảo 
Sách về Free/Open source softwares: 
[1] Understanding Open Source and Free Software Licensing, 1st edition. Andrew M. St. Laurent. 
 O'Reilly Media, 2004 
[2] Open Sources: Voices from the Open Source Revolution, 1st edition. Susan Walton. O'Reilly 
Media, 1999. 
Sách về Linux: 
[1] Beginning the Linux Command Line, 1st edition. Sander Vugt. Apress, 2009. 
[2] UNIX and Linux System Administration Handbook, 4th edition. Evi Nemeth, Garth Snyder, 
Trent R. Hein, Ben Whaley. Prentice Hall, 2010. 
[3] Linux Administration: A Beginner's Guide, 5th edition. Wale Soyinka. McGraw-Hill Osborne 
Media, 2008. 
[4] Pro Linux System Administration, 1st edition. James Turnbull, Peter Lieverdink, Dennis Matotek. 
Apress, 2009. 
[5] Special Edition Using Linux System Administration. Danesh, Gautam Das. Que, 2000 
[6] RHCE Red Hat Certified Engineer Linux Study Guide (Exam RH302). Michael H. Jang. 
Certification Press, 2007. 
[7] LPIC -1,2: Linux Professional Institute Certification Study Guide: Exams 101, 102, 201, 202, 
2nd Edition. Sybex 
Sách về VmWare Workstation: 
VMware Workstation 6.0 User’s Manual 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhap_mon_quan_tri_he_thong_linux.pdf