Giáo trình Nhập môn lập trình không Code

Nếu không nói về code, vậy quyến sách này nói về cái gì? Bạn hãy coi nó là một cuốn

sách định hướng nghề nghiệp. Đối tượng mà ebook này hướng đến là các em lớp 12,

những bạn năm nhất đại học hoặc những bạn đang học ngành nghề khác, muốn tìm

hiểu về ngành lập trình.

Tuy nhiên, dù bạn đã chọn theo đuổi ngành CNTT, bạn vẫn có thể đọc series để biết

mình còn thiếu những kiến thức gì, cần học thêm những gì, đi làm khác đi học ra sao Chưa

kể, sau khi đọc xong, bạn cũng sẽ biết cách hướng dẫn bạn bè muốn học lập trình hoặc định

hướng cho đàn em chẳng hạn.

Đây là những thắc mắc mà sách sẽ giải đáp cho bạn sau:

• Làm lập trình viên là làm gì? Công việc thường ngày của họ là gì?

• Triển vọng nghề nghiệp và lương bổng của ngành lập trình.

• Học lập trình cần những tư chất gì? Liệu bạn có phù hợp với ngành lập trình không?

• Học lập trình có thể làm được gì: Phần mềm, app di động, web, game

• Hai con đường làm lập trình viên: Đại Học và Học Đại (Tự học, thấy gì học nấy)

• Làm sao học ngôn ngữ lập trình đầu tiên?

• Học "xong" ngôn ngữ lập trình đầu tiên thì làm gì?

• Kĩ năng mềm cứng mà lập trình viên phải biết: làm việc nhóm, tiếng Anh, tự học, .

pdf 51 trang kimcuc 7780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nhập môn lập trình không Code", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nhập môn lập trình không Code

Giáo trình Nhập môn lập trình không Code
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 1	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 2	
Lời tựa 
Từ câu hỏi của nhiều bạn trẻ Hiện	nay,	ngành	lập	trình	đang	là	một	ngành	hot,	nhận	được	sự	chú	ý	của	nhiều	bạn	trẻ.	Từ	lúc	viết	blog	đến	này	mình	vẫn	thường	nhận	được	câu	hỏi	"Làm	sao	để	trở	thành	một	lập	trình	viên",	hoặc	"Em	đi	học	rồi	nhưng	vẫn	còn	đang	mù	mờ	không	biết	ngành	này	thế	nào,	nên	học	những	gì?".	Những	câu	hỏi	này	thường	đến	từ	các	bạn	học	sinh	sắp	thi	Đại	Học,	sinh	viên	năm	nhất	năm	hai,	hoặc	những	bạn	đã	tốt	nghiệp,	đã	đi	làm	nhưng	có	hứng	thú	muốn	tìm	hiểu	về	ngành	IT.	Số	lượng	câu	hỏi	mình	nhận	được	không	hề	ít,	cho	thấy	có	rất	nhiều	bạn	quan	tâm	đến	ngành	IT	và	muốn	theo	đuổi	nó.	
Đến ebook Nhập Môn Lập Trình Không Code Thế	nhưng,	khi	mình	thử	tìm	hiểu	về	ngành	lập	trình	dưới	góc	độ	của	một	newbie,	mình	mới	thấy	nó	không	hề	dễ	dàng	một	tí	nào.	Đa	phần	các	tài	liệu	đều	nặng	về	code,	bập	một	phát	là	đưa	ra	lý	thuyết,	bắt	tay	ngay	vào	code	làm	nhiều	bạn	hoảng	hồn.	
	 	Trong	quá	trình	làm	việc,	lập	trình	viên	dành	phần	lớn	thời	gian	cho	việc	code,	nhưng	công	việc	của	lập	trình	viên	không	phải	chỉ	có	code!	Theo	mình,	trước	khi	dạy	code,	cần	phải	có	định	hướng	cho	các	bạn	về	ngành	lập	trình	như:	công	việc	của	lập	trình	viên,	những	tố	chất	cần	có,	lương	bổng	và	cơ	hội	thế	nào	Do	vậy,	mình	chọn	một	hướng	tiếp	cận	riêng,	nhập	môn	lập	trình	mà	không	đụng	đến	
một	dòng	code	nào.	Điều	này	sẽ	giúp	các	bạn	đọc	đỡ	ngộp,	đỡ	sợ	hơn	khi	tìm	hiểu	ngành	này.	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 3	
Quyển sách này có gì hay? Nếu	không	nói	về	code,	vậy	quyến	sách	này	nói	về	cái	gì?	Bạn	hãy	coi	nó	là	một	cuốn	sách	định	hướng	nghề	nghiệp.	Đối	tượng	mà	ebook	này	hướng	đến	là	các	em	lớp	12,	
những	bạn	năm	nhất	đại	học	hoặc	những	bạn	đang	học	ngành	nghề	khác,	muốn	tìm	hiểu	về	ngành	lập	trình.	Tuy	nhiên,	dù	bạn	đã	chọn	theo	đuổi	ngành	CNTT,	bạn	vẫn	có	thể	đọc	series	để	biết	mình	còn	thiếu	những	kiến	thức	gì,	cần	học	thêm	những	gì,	đi	làm	khác	đi	học	ra	sao	Chưa	kể,	sau	khi	đọc	xong,	bạn	cũng	sẽ	biết	cách	hướng	dẫn	bạn	bè	muốn	học	lập	trình	hoặc	định	hướng	cho	đàn	em	chẳng	hạn.	
	Đây	là	những	thắc	mắc	mà	sách	sẽ	giải	đáp	cho	bạn	sau:	• Làm	lập	trình	viên	là	làm	gì?	Công	việc	thường	ngày	của	họ	là	gì?	• Triển	vọng	nghề	nghiệp	và	lương	bổng	của	ngành	lập	trình.	• Học	lập	trình	cần	những	tư	chất	gì?	Liệu	bạn	có	phù	hợp	với	ngành	lập	trình	không?	• Học	lập	trình	có	thể	làm	được	gì:	Phần	mềm,	app	di	động,	web,	game	• Hai	con	đường	làm	lập	trình	viên:	Đại	Học	và	Học	Đại	(Tự	học,	thấy	gì	học	nấy)	• Làm	sao	học	ngôn	ngữ	lập	trình	đầu	tiên?	• Học	"xong"	ngôn	ngữ	lập	trình	đầu	tiên	thì	làm	gì?	• Kĩ	năng	mềm	cứng	mà	lập	trình	viên	phải	biết:	làm	việc	nhóm,	tiếng	Anh,	tự	học,	.	P/S:	Đây	là	ebook	miễn	phí,	các	bạn	cứ	thoải	mái	chia	sẻ	cho	bạn	bè,	người	thân,	nhớ	dẫn	nguồn	toidicodedao.com	là	được	nhé.	Để	ủng	hộ	tác	giả,	nhớ	ghé	thăm	và	like	fanpage	tại:	https://www.facebook.com/toidicodedao	nhe.	Các	bạn	hãy	click	Đăng	kí	nhận	email	để	theo	dõi	blog	và	nhận	những	ebook	miễn	
phí,	những	bài	viết	cực	kì	hay	ho	hàng	tuần	về	kĩ	năng	mềm	và	cứng,	kinh	nghiệm	trong	ngành	lập	trình	nhé!	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 4	
Mục lục 
 Lời	tựa	...........................................................................................................................................................................	2	Mục	lục	..........................................................................................................................................................................	4	Công	việc	thường	ngày	của	một	lập	trình	viên	............................................................................................	5	Những	tố	chất	cần	có	để	trở	thành	lập	trình	viên	.......................................................................................	8	Triển	vọng	nghề	nghiệp	của	ngành	lập	trình	.............................................................................................	11	Hai	con	đường	trở	thành	lập	trình	viên:	Đại	Học	và	Học	Đại	..............................................................	15	Con	đường	nào	cho	các	bạn	tự	học	lập	trình?	...........................................................................................	19	Học	ngôn	ngữ	lập	trình	đầu	tiên	như	thế	nào?	.........................................................................................	23	Năm	con	đường	kiếm	tiền	từ	nghề	lập	trình	..............................................................................................	28	Học	“xong”	lập	trình	thì	làm	gì,	khi	nào	đi	làm	được??	..........................................................................	32	Khoảng	trống	kiến	thức	giữa	sinh	viên	IT	và	Lập	Trình	Viên	.............................................................	36	Sinh	viên	IT	học	và	làm	gì	để	không	thất	nghiệp?	....................................................................................	40	Làm	sao	để	trở	thành	một	lập	trình	viên	“có	giá”	và	lương	cao?	.......................................................	45	Lời	kết	.........................................................................................................................................................................	50	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 5	
Công việc thường ngày của một lập trình viên Chương	này	sẽ	trả	lời	câu	hỏi	"Làm	lập	trình	viên	là	làm	gì?"	và	giới	thiệu	những	công	việc	hằng	ngày	của	mỗi	lập	trình	viên.	
Làm lập trình viên là làm gì? Nói	một	cách	đơn	giản,	công	việc	của	lập	trình	viên	là	"lập	trình",	tức	là	viết	code	để	tạo	
ra	phần	mềm.	Phần	mềm	ở	đây	có	thể	là	ứng	dụng	di	động	(Google	Map,	Camera	360),	game	(Flappy	Bird,	Angry	Bird),	web	(Facebook,	Instagram),	ứng	dụng	Window	(ứng	dụng	quản	lý,	bán	hàng)	hoặc	các	hệ	thống	nội	bộ	cho	các	công	ty.	Qui	trình	cơ	bản	để	tạo	ra	một	phần	mềm	thường	bao	gồm:	business	analysis	(BA)	phụ	trách	phân	tích	nghiệp	vụ	và	lấy	yêu	cầu	của	khách	hàng;	designer	để	thiết	kế	các	màn	
hình	và	luồng	chạy;	lập	trình	viên	(developer)	sẽ	dựa	vào	đó	để	viết	code	tạo	nên	
chương	trình;	sau	đó	tester	sẽ	chạy	thử	để	tìm	lỗi	và	quăng	cho	developer	sửa.	Với	các	web,	ứng	dụng	nho	nhỏ,	lập	trình	viên	sẽ	tự	mình	làm	hết	các	công	đoạn	trên,	từ	lấy	yêu	cầu	khách	hàng	cho	tới	design	và	viết	code,	sau	đó	test	thử	sản	phẩm.	
Quy	trình	phát	triển	một	phần	mềm	
Công việc hàng ngày của mỗi lập trình viên Tới	đây	chắc	bạn	cũng	hiểu	sơ	về	công	việc	của	mỗi	lập	trình	viên.	Tuy	nhiên,	nhiều	bạn	sinh	viên	vẫn	không	rõ	khi	đi	làm	mình	sẽ	phải	làm	những	việc	gì.	Làm	một	lập	trình	viên,	công	việc	thường	ngày	của	bạn	đa	phần	là	xoay	quanh	chiếc	máy	tính:	• Code:	Phần	lớn	thời	gian	đi	làm	của	bạn	là	dùng	để	code.	Ở	vị	trí	junior	hoặc	developer,	bạn	sẽ	code	những	hàm	hoặc	chức	năng	nhỏ.	Ở	các	vị	trí	cao	hơn	bạn	sẽ	
nhận	nhiều	trách	nhiệm	hơn,	code	các	module	phức	tạp	hơn.	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 6	
• Test:	Thông	thường,	sau	khi	code	xong	một	chức	năng	nào	đó,	ta	sẽ	đưa	cho	tester	kiểm	thử	để	tìm	lỗi.	Tuy	vậy,	trước	khi	đưa	cho	tester,	ta	cũng	phải	chạy	thử	và	viết	unit	test	cẩn	thận	để	chắc	chắn	chương	trình	chạy	đúng,	module	đã	hoàn	thành.	• Fix	bug:	Bug	là	những	lỗi	ta	gặp	khi	code,	làm	chương	trình	chạy	sai.	Code	thì	lúc	nào	cũng	có	bug,	không	ít	thì	nhiều.	Khi	phát	hiện	bug,	ta	phải	vọc	và	sửa	code	để	chương	trình	chạy	đúng.	• Học	cái	mới:	Đôi	khi	ta	phải	tham	gia	một	dự	án	sử	dụng	công	nghệ	mới	hoặc	công	nghệ	quá	cũ	mà	ta	không	biết.	Lúc	này	ta	phải	tự	học	công	nghệ	đó	(thông	qua	ebook,	khoá	học	online)	để	có	thể	làm	việc	được.	
Lập trình viên không phải chỉ biết code Tuy	nhiên,	như	mình	đã	nói,	lập	trình	viên	không	phải	lúc	nào	cũng	code.	Ngoài	code	ra,	ta	còn	phải	làm	khá	nhiều	việc	không	dính	dáng	tới	máy	tính	như:	• Suy	nghĩ:	Trước	khi	đặt	bút	viết	code,	nhầm,	gõ	code,	ta	cần	phải	ngồi	phác	thảo	và	suy	nghĩ	hướng	giải	quyết.	Việc	suy	nghĩ	cẩn	thận	trước	khi	code	rất	quan	trọng,	nó	giúp	bạn	có	cái	nhìn	tổng	quát	vấn	đề,	không	bỏ	quên	các	trường	hợp	thừa.	• Phân	tích/Thiết	kế:	Với	các	module	phức	tạp,	trước	khi	code	bạn	phải	làm	việc	với	đồng	đội	cùng	team	để	phân	tích	rõ	ràng,	thiết	kế	các	module	trước	khi	code.	Việc	này	khá	là	vui,	hồi	bên	UK	cứ	mỗi	lần	cần	thảo	luận	là	mình	và	teammate	lại	kiếm	cái	bảng,	vừa	viết	viết	vẽ	vẽ	phân	tích	vừa	chém	gió.	• Họp	hành	và	báo	cáo:	Theo	qui	trình	Scrum,	mỗi	ngày	bạn	sẽ	mất	khoảng	10	phút	tham	gia	họp	Scrum	(Daily	Meeting)	để	báo	cáo	về	những	việc	mình	đã/sẽ	làm.	Ngoài	ra,	bạn	còn	phải	tham	dự	đủ	thứ	cuộc	họp	liên	quan	đến	thiết	kế	hệ	thống,	báo	cáo	tình	hình,	họp	demo	cho	khách	hàng.	• Giao	tiếp	với	khách	hàng/stackholder:	Theo	lý	thuyết	thì	BA	sẽ	giao	tiếp	với	khách	hàng	và	lấy	requirement,	developer	chỉ	việc	code.	Tuy	nhiên,	trên	thực	tế,	ở	các	công	ty	hoặc	team	nhỏ,	đôi	khi	chính	developer	phải	nói	chuyện	với	khách	hàng	để	làm	rõ	yêu	cầu,	demo	sản	phẩm.	Thời	còn	làm	FPT,	mình	vẫn	phải	lên	forum	để	hỏi	khách	hàng	và	bên	designer	về	những	phần	chưa	rõ.	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 7	
Kết luận Ở	phần	này,	chúng	ta	đã	tìm	hiểu	những	việc	mà	hầu	như	developer	nào	cũng	làm	hằng	ngày	trong	khoảng	thời	gian	đầu	đi	làm.	Khi	bạn	lên	các	vị	trí	cao	hơn,	thời	gian	code	sẽ	ít	đi,	thay	vào	đó	bạn	sẽ	bỏ	nhiều	thời	gian	hơn	để	phân	tích	thiết	kế,	phỏng	vấn	developer	nếu	bạn	theo	hướng	technical;	hoặc	bỏ	nhiều	thời	gian	hơn	để	quản	lý,	giao	tiếp	với	khách	hàng	nếu	bạn	đi	theo	hướng	management.	Ở	chương	sau,	chúng	ta	sẽ	tìm	hiểu	về	những	tư	chất	cần	có	để	theo	ngành	lập	trình?	Làm	sao	biết	liệu	bạn	có	phù	hợp	với	ngành	lập	trình	hay	không?	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 8	
Những tố chất cần có để trở thành lập trình viên Nhiều	bạn	có	hỏi	mình	là	"Muốn	làm	lập	trình	viên	cần	có	những	tư	chất	gì?	Làm	sao	để	biết	mình	có	phù	hợp	với	ngành	này	hay	không?"	Chương	này	sẽ	giải	đáp	những	thắc	mắc	nói	trên,	đồng	thời	dẫn	ra	những	sai	lầm	mà	nhiều	người	thường	nghĩ	về	lập	trình	viên	nhé.	
Hiểu lầm thường gặp về lập trình viên Do	hậu	quả	của	báo	chí	và	phim	ảnh	(Tấm	gương	Bill	Gates,	Mark	Zuckerberg	hoặc	phim	Mr.	Robot,	The	Social	Network,	),	một	số	bạn	học	sinh	sinh	viên	thường	có	những	lầm	tưởng	sau	về	lập	trình	viên:	• Muốn	làm	lập	trình	viên	thì	phải	cực	kỳ	thông	minh	cỡ	thiên	tài:	Sai!	Bạn	không	cần	phải	giỏi	như	Bill	Gates	hay	Mark	Zuckerberg	để	có	thể	làm	lập	trình	viên,	chỉ	cần	có	một	số	tố	chất	là	được	(xem	phần	dưới).	• Muốn	làm	lập	trình	viên	phải	giỏi	Toán:	Không	hẳn	là	đúng!	Giỏi	toán	sẽ	giúp	bạn	
suy	nghĩ	logic	tốt	hơn,	code	tốt	hơn.	Tuy	vậy,	công	việc	lập	trình	thường	rất	ít	khi	sử	
dụng	các	kiến	thức	toán	cấp	cao	(tích	phân,	đạo	hàm,	ma	trận),	chỉ	cần	cộng	trừ	nhân	chia	và	logic.	Tuy	viên,	cũng	có	một	số	lĩnh	vực	chuyên	biệt	cần	sử	dụng	nhiều	Toán	như	developer	game,	data	mining,	machine	learning,	ứng	dụng	giả	lập	vv	• Lập	trình	viên	thường	ù	lì,	ít	nói,	thích	làm	việc	một	mình:	Sai!	Lập	trình	là	một	công	việc	tập	thể,	đòi	hỏi	giao	tiếp	nhiều	nên	không	có	chuyện	lập	trình	viên	chỉ	cắm	đầu	vào	máy	code	một	mình	là	xong	việc.	
Tố chất cần có để theo đuổi ngành lập trình Không	cần	phải	là	thiên	tài,	cũng	không	cần	phải	giỏi	toán,	vậy	bạn	cần	những	gì	để	có	thể	thành	một	lập	trình	viên?	Bạn	cần	những	tố	chất	sau	đây:	• Khả	năng	suy	nghĩ	logic,	giải	quyết	vấn	đề:	Công	việc	lập	trình	đa	phần	giống	như	giải	đố,	và	người	lập	trình	viên	viết	code	hoặc	sử	dụng	thư	viện/framework	có	sẵn	để	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 9	
giải	quyết	vấn	đề	đó.	Các	bạn	có	thể	thử	một	bài	test	khả	năng	logic	ở	đây:	Test	logic	(Đề	thi	tuyển	vào	ĐH	FPT	cũng	bao	gồm	105	câu	hỏi	logic	dạng	này).	• Tính	kiên	nhẫn:	Việc	học	lập	trình	đòi	hỏi	tính	kiên	nhẫn	rất	cao.	Việc	code	cũng	thế,	đôi	khi	bạn	sẽ	mất	cả	buổi	trời	để	tìm	một	con	bug	hoặc	sửa	một	lỗi	nhỏ.	Nếu	không	đủ	kiên	nhẫn	bạn	sẽ	rất	dễ	bỏ	cuộc.	• Khả	năng	hoà	đồng,	kĩ	năng	giao	tiếp:	Lập	trình	là	một	công	việc	tập	thể,	bạn	sẽ	phải	làm	việc	chung	với	các	thành	viên	khác	(từ	trưởng	nhóm,	developer	cho	tới	tester).	Do	đó	kĩ	năng	giao	tiếp,	làm	việc	nhóm	là	không	thể	thiếu.	• Tinh	thần	tự	giác:	Khi	đi	làm,	thông	thường	trưởng	nhóm	sẽ	không	cầm	tay	chỉ	việc	mà	chỉ	giao	việc,	bạn	sẽ	phải	tự	giác	sắp	xếp	thời	gian,	tìm	hiểu	công	nghệ	để	thực	hiện.	Công	nghệ	mới	liên	tục	thay	đổi	nên	phải	có	tinh	thần	tự	giác	và	đam	mê	thì	bạn	mới	có	thể	cập	nhật	kiến	thức	cho	bản	thân,	giữ	cho	mình	không	lạc	hậu.	• Tính	tỉ	mẩn,	để	ý	tiểu	tiết:	Để	viết	ra	chương	trình	tốt,	ít	lỗi,	developer	phải	để	ý	đến	những	tiểu	tiết	khi	code,	không	bỏ	dỡ	những	trường	hợp	ít	gặp.	Việc	để	ý	tiểu	tiết	sẽ	giúp	bạn	viết	code	ít	lỗi	hơn,	thiết	kế	tổ	chức	code	tốt	hơn.	• Lười	biếng:	Tuy	khó	tin	nhưng	đây	là	một	phẩm	chất	mà	developer	nên	có.	Thay	vì	bỏ	thời	gian	công	sức	ra	cày	cuốc	OT,	viết	code	nhiều,	lập	trình	viên	cần	phải	hơi	"làm	biếng"	để	tìm	ra	hướng	giải	quyết	nhanh	chóng	và	ít	tốn	công	sức	hơn.	
	Tất	nhiên,	để	trở	thành	một	lập	trình	viên,	bạn	không	cần	toàn	bộ	những	tố	chất	phía	trên	mà	chỉ	cần	phần	lớn.	Có	những	coder	code	và	thiết	kế	giỏi	nhưng	rất	ngại	giao	tiếp;	hoặc	có	những	bạn	dev	giải	quyết	vấn	đề	rất	nhanh	nhưng	lại	hơi	ẩu,	thiếu	tỉ	mẩn	nên	code	hay	mắc	lỗi.	Nếu	bạn	có	một	vài	đức	tính	trong	danh	sách	này,	cộng	với	đam	mê	với	ngành	phần	mềm	thì	cứ	dấn	thân	thôi,	đừng	ngại	ngần	gì	nhé!	
Những thái độ không phù hợp với ngành lập trình Nếu	có	một	số	thái	độ	hoặc	cách	nghĩ	dưới	đây,	bạn	không	nên	theo	đuổi	ngành	lập	trình	mà	hãy	chọn	ngành	khác	phù	hợp	với	bản	thân	mình	hơn:	
• Thiếu	tự	giác,	muốn	được	hướng	dẫn	công	việc	cụ	thể	
• Thiếu	kiên	nhẫn,	không	thích	tự	tìm	tòi	cái	mới	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 10	
• Thích	làm	việc	cá	nhân,	ghét	giao	tiếp	và	làm	việc	nhóm	
• Muốn	ngày	làm	8	tiếng,	giờ	giấc	ổn	định:	Trong	ngành	lập	trình,	việc	OT	(overtime	tức	làm	thêm	giờ)	khá	phổ	biến.	Những	khi	dự	án	vào	giao	đoạn	khẩn	cấp,	cả	đội	ngũ	phải	làm	thêm	tới	8-9h	tối	hoặc	T7-CN	nên	giờ	giấc	cũng	khá	thất	thường.	
• Muốn	làm	giàu	nhanh:	Lương	của	lập	trình	viên	cao	hơn	mặt	bằng	chung	một	chút	nhưng	cũng	chỉ	đủ	sống.	Các	trường	hợp	giàu	có	bất	ngờ	như	Nguyễn	Hà	Đông	hoặc	giàu	có	nhờ	startup	cũng	có	nhưng	rất	hiếm.	Đa	phần	lập	trình	viên	vẫn	phải	đi	làm	8	tiếng	một	ngày,	cuối	tháng	nhận	lương	như	bao	ngành	nghề	bình	thường	khác.	
Kết Bài	viết	này	chia	sẻ	một	số	sai	lầm	thường	gặp	khi	nói	về	lập	trình	viên,	những	tố	chất	cần	có	và	không	nên	có	nếu	muốn	theo	đuổi	ngành	lập	trình.	Nếu	muốn	bổ	sung	điều	gì	các	bạn	cứ	thoải	mái	comment	nhé!	Ở	bài	viết	sau,	mình	sẽ	nói	chuyện	"Học	lập	trình	có	thể	làm	được	những	gì?",	đồng	thời	chia	sẻ	một	số	điều	về	triển	vọng	nghề	nghiệp	và	lương	bổng	trong	ngành	lập	trình.	Các	bạn	nhớ	follow	fanpage	và	đón	xem	nha.	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 11	
Triển vọng nghề nghiệp của ngành lập trình Ở	chương	trước,	mình	đã	chia	sẻ	về	những	tố	chất	mà	mỗi	lập	trình	viên	nên	có.	Bên	cạnh	đó,	khi	tham	dự	một	số	hội	thảo	hướng	nghiệp,	mình	vẫn	thường	nghe	các	bạn	hỏi	những	câu	hỏi	như:	• Học	lập	trình	t ... k	đang	được	dùng	nhiều	là	Bootstrap,	jQuery,	AngularJS,	NodeJS.	Tự	học	các	framework	này	sẽ	giúp	bạn	dễ	tìm	việc	hơn	rất	nhiều!	Để	rõ	ràng	hơn,	các	bạn	có	thể	xem	một	số	mẫu	tin	tuyển	dụng	trên	itviec,	vietnamwork,	careerbuilder	để	xem	các	công	ty	họ	cần	tuyển	người	có	những	kĩ	năng	gì,	từ	đó	trau	dồi	thôi!	
Một	mẫu	tuyển	dụng	Senior	Dev	Java.	
Bạn	thấy	đấy,	họ	không	chỉ	yêu	cầu	ngôn	ngữ	
mà	còn	phải	biết	framework,	design	pattern,	kĩ	năng	mềm	
Các	bạn	cũng	nên	né	những	mẩu	tuyển	dụng	dạng	này	ra	nhé.	
	Vào	đó	là	thành	IT	culi	chứ	không	tăng	kĩ	năng	code	đâu!	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 42	
Điều	quan	trọng	nhất,	nếu	muốn	có	việc	làm,	đương	nhiên	là	phải	học	cách	xin	việc.	Dù	bạn	có	giỏi	cỡ	nào	mà	không	xin	được	việc	thì	cũng	vô	dụng.	Muốn	xin	được	việc	phải	viết	được	một	mẫu	CV	ổn,	phải	qua	được	vòng	phỏng	vấn.	Vậy	làm	sao	để	viết	CV	đẹp,	làm	sao	vượt	qua	vòng	phỏng	vấn	tuyển	dụng?	Mình	đã	có	viết	đầy	đủ	rồi	nên	các	bạn	chịu	khó	xem	lại	series	Muôn	nẻo	đường	tìm	việc	nha.	
Lấy kinh nghiệm ở đâu ra? Có	một	thực	tế	trớ	trêu	như	thế	này:	Nhiều	công	ty	chỉ	thích	tuyển	người	đã	có	kinh	
nghiệm!	Sinh	viên	ra	trường	không	có	kinh	nghiệm	->	thất	nghiệp	->	không	được	làm	việc	->	không	có	kinh	nghiệm,	tạo	thành	một	vòng	luẩn	quẩn.	
Nghe	đồn	có	công	ty	tuyển	sinh	viên	vừa	tốt	nghiệp	nhưng	đòi	6	năm	kinh	nghiệm	 	
Không	kinh	nghiệm,	các	bạn	sẽ	cạnh	tranh	với	nhau	trong	khoảng	7%.	
Có	kinh	nghiệm,	số	lượng	công	việc	sẽ	rộng	mở	hơn	nhiều	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 43	
Vậy	sinh	viên	kiếm	kinh	nghiệm	ở	đâu	ra?	Cách	đơn	giản	nhất	là	cố	gắng	đi	thực	tập	vào	năm	3.	Việc	đi	làm	sẽ	dạy	bạn	được	rất	nhiều	điều:	làm	dự	án	thực	tế	ra	sao,	quy	trình	thế	nào,	làm	sao	làm	việc	với	khách	hàng,	đối	xử	với	đồng	nghiệp	và	cấp	trên.	Tốt	nhất	là	nên	đi	thực	tập	có	lương,	lương	thấp	cũng	không	sao,	quan	trọng	là	môi	
trường	tốt,	mình	được	làm	nhiều,	học	hỏi	được	nhiều.	Nhà	tuyển	dụng	cần	kinh	nghiệm	để	chứng	tỏ	bạn	có	khả	năng,	bạn	làm	được	việc.	Nếu	không	có	cơ	hội	đi	thực	tập,	bạn	có	thể	làm	freelance,	làm	các	pet	project	hoặc	dự	án	từ	thiện.	Khi	làm	xong,	bạn	nhớ	deploy	dự	án	lên	đâu	đó,	bỏ	code	lên	GitHub;	sau	đó	bỏ	các	dự	án	đó	vào	CV,	đem	khoe	với	nhà	tuyển	dụng	để	chứng	tỏ	năng	lực	nhé.	
Tự học, tự trang bị kiến thức như thế nào? Để	không	thất	nghiệp,	bạn	cũng	phải	biết	cách	tự	học	để	trang	bị	kiến	thức	cho	bản	thân	mình.	Kiến	thức	trong	ngành	mình	rất	rộng,	tài	liệu	học	cũng	rất	nhiều	và	đủ	thứ	thượng	vàng	hạ	cám.	Nếu	không	biết	cách	học,	bạn	sẽ	dễ	bị	loạn,	mất	thời	gian	mà	khó	đạt	được	mục	tiêu	(Hồi	mình	tự	học	UI/UX,	học	Cloud	hay	tìm	hiểu	về	Data	Mining	cũng	thế).	Theo	mình,	để	việc	học	trở	nên	hiệu	quả,	các	bạn	nên	làm	theo	những	bước	sau	đây:	1. Xác	định	thứ	cần	học:	Đừng	ôm	đồm,	hãy	tập	trung	vào	học	một	thứ	trước.	Đừng	học	Java,	PHP,	C#	cùng	một	lúc	mà	hãy	học	một	ngôn	ngữ	thôi!	Chọn	một	ngôn	ngữ,	một	framework,	đào	sâu	vào,	đến	khi	nào	thành	thạo	thì	bắt	đầu	học	cái	mới.	2. Xác	định	con	đường:	Ví	dụ	muốn	làm	front-end	dev,	bạn	cần	tìm	hiểu	về	HTML/CSS/JS	cơ	bản,	rồi	mới	bắt	đầu	tìm	hiểu	các	framework.	Làm	gì	cũng	vậy,	nên	học	kiến	thức	nền	trước	rồi	nâng	cao	dần,	chứ	đừng	đâm	đầu	vào	học	framework	ngay.	3. Xem	lại	bản	thân:	Nhớ	xem	lại	những	gì	mình	đã	biết,	bổ	sung	những	gì	mình	chưa	biết.	Đừng	nghĩ	rằng	mình	đã	biết	hết!	Đến	bản	thân	mình,	lâu	lâu	những	thứ	mình	
tưởng	rằng	đã	biết	rồi	vẫn	thấy	thiếu	hụt	tùm	lum,	phải	học	lại	để	bổ	sung	này!	Nói	chung,	dù	bạn	có	học	cách	nào	thì	cách	tốt	nhất	vẫn	là	làm.	Bạn	có	xem	3-4	khoá	học,	đọc	hết	3-4	cuốn	sách	mà	không	viết	dòng	code	nào	thì	cũng	không	tiếp	thu	được.	Nhớ	vừa	học,	vừa	code,	vừa	áp	dụng	để	tiếp	thu	kiến	thức	nhé!	
Kết Hi	vọng	bài	viết	này	đã	giúp	bạn	đỡ	"bối	rối"	hơn,	biết	được	phần	nào	những	việc	mình	cần	làm	để	lúc	ra	trường	có	thể	tìm	được	một	công	việc	ưng	ý.	Bạn	nào	có	kinh	nghiệm	muốn	chia	sẻ	thì	cứ	đăng	trong	phần	comment	nhé!	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 44	
Bonus:	Các	bạn	có	thể	tìm	hiểu	thêm	qua	slide	thuyết	trình	và	video	phần	trình	bày	của	mình	về	chủ	đề	"Sinh	viên	IT	học	và	làm	gì	để	không	thất	nghiệp"	nhé.	Nếu	chưa	follow	fanpage	thì	nhớ	like	và	follow	để	đọc	những	bài	viết	hay	mỗi	ngày	nghen.	
30s	quảng	cáo	
Những	điều	đề	cập	trong	bài	viết	(scrum,	học	tiếng	Anh)	đều	được	giải	thích	rõ	trong	cuốn	sách	"Code	dạo	kí	sự	–	Lập	trình	viên	đâu	phải	chỉ	biết	code"	do	mình	viết.	Quyển	sách	bao	gồm	những	kĩ	năng	từ	mềm	đến	cứng	mà	mỗi	developer	phải	có,	đảm	bảo	sẽ	rất	có	ích	cho	các	bạn	sinh	viên	hoặc	lập	trình	viên	đã	đi	làm.	Các	bạn	xem	thông	tin	và	đặt	mua	sách	tại	đây	nhé:	Sách	Code	Dạo	Ký	Sự.	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 45	
Làm sao để trở thành một lập trình viên “có giá, lương cao”? Là	một	lập	trình	viên,	hẳn	bạn	nào	cũng	muốn	có	một	công	việc	với	mức	lương	khá	khẩm,	môi	trường	làm	việc	ngon	lành.	Tuy	nhiên,	các	công	ty	trả	lương	cho	bạn	dựa	theo	giá	trị	của	bản	thân	bạn,	tức	là	việc	
bạn	có	thể	mang	lại	bao	nhiêu	tiền	cho	công	ty.	Muốn	có	mức	lương	như	ý,	bạn	phải	là	một	lập	trình	viên	"có	giá",	đem	lại	nhiều	giá	trị	cho	công	ty	và	cho	team.	Vậy,	phải	làm	sao	để	nâng	cao	giá	trị	bản	thân,	trở	thành	một	lập	trình	viên	"có	giá"?	Hãy	đọc	và	làm	theo	những	kinh	nghiệm	mình	chia	sẻ	trong	bài	viết	này	nhé!	
Trau đồi kĩ năng cứng Công	việc	của	lập	trình	viên	không	chỉ	có	code!	Tuy	vậy,	thời	gian	code	chiếm	phần	lớn	thời	gian	làm	việc	của	bạn.	Trau	dồi	kinh	nghiệm	và	kĩ	năng	cứng	là	một	trong	những	cách	nhanh	nhất	để	nâng	cao	giá	trị	bản	thân.	Những	việc	bạn	cần	làm	để	trau	dồi	kĩ	năng	cứng	là:	• Nâng	cao	chất	lượng	code:	Hãy	đọc	Code	Complete	và	Clean	Code.	Ngoài	ra,	hãy	tìm	hiểu	thêm	về	các	khái	niệm	chuyên	sâu	như:	Nguyên	lý	SOLID,	Dependency	Injection,	Design	pattern.	Hãy	nâng	tầm	suy	nghĩ	lên	tầm	design,	tầm	hệ	thống.	• Học	tiếng	Anh:	Tiếng	Anh	tốt	sẽ	giúp	bạn	dễ	đọc	tài	liệu,	học	công	nghệ	mới.	Ngoài	ra,	bạn	còn	có	cơ	hội	đi	nước	ngoài	on-site,	hoặc	làm	việc	công	ty	nước	ngoài,	nhận	mức	lương	cao.	(Mình	cũng	từng	chia	sẻ	một	số	kinh	nghiệm	học	tiếng	Anh	nhé).	• Tự	bổ	sung	kiến	thức:	Kiến	thức	trong	ngành	lập	trình	rất	nhanh	hết	hạn.	Đừng	chỉ	làm	việc	mình	được	giao,	coi	chừng	kiến	thức	của	bạn	sẽ	lạc	hậu	khi	đi	ra	ngoài	phỏng	vấn	xin	việc	đấy!	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 46	
• Hãy bớt vào vozforum, webtretho, facebook lại mà chịu khó tìm đọc các blog	IT, 
Pluralsight, Quora, Medium để tìm bổ sung kiến thức. 
Kiến	thức	trong	ngành	lập	trình	rất	rộng	và	rất	dễ	lỗi	thời	
 • Học	Domain	Knowledge:	Domain	Knowledge	tức	là	những	kiến	thức	liên	quan	đến	business,	đến	chuyên	ngành	(kinh	tế,	tài	chính).	
• Biết domain knowledge, các bạn có thể hiểu điều khách hàng nói, biết cách nói cho họ 
hiểu. Điều này tạo nên sự khác biệt, làm bạn "có giá" hơn. Bạn cũng có thể phát triển lên 
tầm BA – Business Analyst. • Tìm	hiểu	rõ	dự	án:	Có	kĩ	năng	technical	là	tốt!	Nhưng	phải	hiểu	dự	án	mới	biết	cách	áp	dụng	kĩ	năng	đem	lại	hiệu	quả	cao	nhất!	
• Hãy tìm hiểu kĩ về công nghệ, về scope và deadline, về những người chịu trách nhiệm chính 
trong dự án để có thể đưa ra những đóng góp hữu ích cho team. 
Phát triển kĩ năng mềm Không	chỉ	các	bạn	sinh	viên	ít	lưu	tâm	tới	kĩ	năng	mềm,	mà	nhiều	lập	trình	viên	đã	đi	làm	cũng	coi	thường	tầm	quan	trọng	của	nó.	Nếu	kĩ	năng	cứng,	kĩ	năng	xin	việc	quyết	định	chuyện	bạn	có	việc	làm	hay	không;	kĩ	năng	mềm	sẽ	quyết	định	khả	năng	sống	sót	với	nghề,	khả	năng	thăng	tiến	của	bạn.	Những	kĩ	năng	mềm	mà	các	bạn	nên	phát	triển	là:	• Kĩ	năng	giao	tiếp:	Dân	IT	thường	làm	việc	với	máy	nên	không	để	ý	đến	kĩ	năng	giao	tiếp.	Thật	ra,	lập	trình	là	làm	việc	với	con	người:	Bạn	sẽ	phải	trình	bày	với	đồng	đội,	với	sếp,	với	khách	hàng.	
• Dù cho bạn định theo	hướng	quản	lý, khi lên vị trí cao như senior, software architect, bạn 
vẫn cần những kĩ năng thuyết trình, kĩ năng diễn đạt. 
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 47	
Mình	khuyến	khích	các	bạn	nên	đọc	Đắc	Nhân	Tâm	–	Một	cuốn	sách	khá	hay	về	đối	nhân	xử	thế	và	giao	tiếp	
 • Thương	sếp	và	hiểu	sếp:	Tại	sao	phải	thương	sếp	hiểu	sếp?	Bởi	vì	việc	bạn	lên	chức	hay	lên	lương	phần	lớn	là	do	sếp	quyết	định.	• Hãy	thương	sếp	vì	ngày	xưa	sếp	cũng	từng	là	dev	như	bạn,	giờ	làm	quản	lý	họ	cũng	phải	học	hỏi	từ	đầu.	Hãy	hiểu	sếp	vì	họ	còn	có	nhiều	chuyện	phải	lo	hơn	(dự	án,	tiến	độ,	lợi	nhuận),	không	chỉ	tập	trung	vào	technical	được	nữa.	• Quản	lý	thời	gian:	Mỗi	người	chỉ	có	8	tiếng	mỗi	ngày	để	làm	việc.	Nếu	không	biết	cách	quản	lý,	bạn	sẽ	khó	hoàn	thành	công	việc,	dẫn	đến	OT.	Mình	có	chia	sẻ	một	bài	viết	về	cách	quản	lý	thời	gian	bằng	Trello,	các	bạn	tìm	đọc	nhé.	• Xây	dựng	uy	tín	và	quan	hệ:	Ai	cũng	biết	uy	tín	và	quan	hệ	rất	quan	trọng.	• Uy	tín	giúp	bạn	đạt	được	nể	trọng	của	sếp	và	đồng	nghiệp,	dễ	lên	lương	lên	chức.	Quan	hệ	giúp	bạn	có	nhiều	cơ	hội	mới.	Nhiều	bạn	chỉ	cắm	mặt	lo	làm	mà	quên	mất	hoặc	không	biết	cách	xây	dựng	hai	thứ	này.	• Bạn	có	thể	dần	dần	xây	dựng	uy	tín	thông	qua	những	việc	nhỏ	như:	Tôn	trọng	deadline,	hứa	là	làm;	code	có	tâm,	ít	bug;	không	ngại	việc	"hơi"	quá	khả	năng;	sẵn	sàng	giúp	đỡ	đồng	đội	và	junior.	
Uy	tín	và	thương	hiệu	cá	nhân	đóng	vai	trò	khá	quan	trọng	trên	con	đường	thăng	tiến	của	bạn	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 48	
Về chuyện tăng lương Một	vấn	đề	mà	developer	chúng	ta	thường	hay	lăn	tăn	đó	là	chuyện	"tăng	lương".	Các	bạn	nên	hiểu	rằng,	công	ty	trả	lương	cho	bạn	theo	khả	năng,	theo	công	việc	bạn	hoàn	thành.	Nếu	bạn	chỉ	hoàn	thành	những	công	việc	được	giao,	khả	năng	của	bạn	không	tăng	lên,	công	ty	không	có	lý	do	gì	để	tăng	lương	cho	bạn	cả!	Để	dễ	dàng	"đòi	hỏi"	tăng	lương,	các	bạn	hãy	đưa	ra	những	lý	do	chính	đáng,	phù	hợp	như	sau:	• Nói	rõ	những	cống	hiến	của	bản	thân	cho	công	ty	và	cho	thành	công	của	dự	án	• Nâng	cao	khả	năng,	trình	độ	của	mình	bằng	cách	trau	dồi	các	kĩ	năng	mềm	cứng.	• Nhận	nhiều	trọng	trách	hơn,	nhận	trách	nhiệm	nhiều	hơn	thì	dĩ	nhiên	lương	cũng	sẽ	
tăng	lên	theo	• Thử	đi	phỏng	vấn	bên	ngoài,	sau	đó	lấy	offer	về	thương	lượng.	Một	kinh	nghiệm	khác	khi	thương	lượng	lương	bổng	là	đừng	tin	lời	hứa	của	các	sếp.	Hãy	đòi	hỏi	họ	viết	rõ	ràng	về	điều	kiện	tăng	lương,	tăng	chức,	gửi	qua	email	để	có	cái	làm	bằng	chứng	sau	này.	
Đừng	quá	tin	tưởng	lời	hứa	suông	của	sếp,	hãy	đòi	giấy	tờ	email	xác	thực	Ngay	cả	ở	các	công	ty	lớn	như	Amazon,	FPT,	chuyện	hứa	lèo	để	giữ	chân	nhân	viên,	quịt	rồi	không	tăng	lương	cũng	không	phải	là	hiếm	nhé!	
Nhảy việc nhiều lương sẽ cao? Có	khá	nhiều	lý	do	để	các	bạn	nhảy	việc:	Công	việc	nhàm	chán,	lương	thấp,	không	có	cơ	hội	phát	triển	Nhảy	việc	có	một	số	cái	lợi:	Khi	nhảy	việc,	lương	sẽ	tăng	nhanh	hơn	so	với	việc	chờ	tăng	lương.	Điều	này	giúp	bạn	không	bị	hớ	lương.	Kể	cả	khi	bạn	không	định	nhảy	việc,	có	offer	mức	lương	cao	hơn	từ	công	ty	khác	thì	bạn	cũng	dễ	nói	chuyện	với	sếp	hơn	để	đòi	tăng	lương.	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 49	
Tuy	nhiên,	nhảy	việc	có	một	số	tác	hại	các	bạn	nên	chú	ý:	Nó	gây	thiệt	hại	cho	công	ty	(mất	phí	đào	tạo	bỏ	ra	cho	bạn).	Nhảy	việc	quá	thường	xuyên	sẽ	làm	xấu	CV	của	bạn	(nhân	viên	nhảy	nhiều	thì	công	ty	ít	dám	tuyển),	đồng	thời	cũng	làm	giảm	cơ	hội	thăng	tiến	của	bạn.	
Chuyện	nhảy	việc	có	những	lợi	ích	và	tác	hại	của	nó	Do	đó,	lời	khuyên	của	mình	là	nên	stay	khoảng	2-3	năm	trước	khi	nhảy.	Nên	nhảy	nếu	tăng	hơn	2-30%	(Lương	10	lên	13tr	chẳng	hạn),	tăng	chỉ	có	mấy	trăm	nghìn	thì	đừng	nhảy	mất	công.	Nếu	nhắm	thấy	có	thể	phát	triển	lâu	dài	trong	công	ty	hiện	tại	thì	bạn	có	thể	bám	trụ	lâu	năm,	đổi	mức	lương	thấp	lấy	cơ	hội	thăng	tiến	về	sau.	Ngoài	ra,	đừng	nên	nhảy	việc	khi	dự	án	đang	thiếu	nhân	sự	hoặc	đang	bước	vào	giai	
đoạn	quan	trọng	nhé.	Bạn	sẽ	đẩy	cấp	trên	và	đồng	đội	vào	thế	khó	xử,	sau	này	rất	khó	nhìn	mặt	nhau!	Ngành	IT	mình	nhỏ	lắm,	những	chuyện	như	vậy	sẽ	ảnh	hưởng	lớn	đến	uy	tín	và	hình	ảnh	của	bạn	sau	này.	Nhớ	cẩn	trọng	nhé!	
Kết Bài	viết	này	được	tổng	hợp	từ	nội	dung	buổi	thuyết	trình	của	mình	tại	FPT	Software	Hồ	Chí	Minh.	Các	bạn	có	thể	tham	khảo	nội	dung	slide	lại	đây	nhé:	xem	Slide.	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 50	
Lời kết Cuốn	sách	Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	cuối	cùng	cũng	đi	đến	hồi	kết.	Do	bản	chất	nó	chỉ	là	Nhập	Môn,	mình	cố	gắng	không	viết	quá	sâu	về	kĩ	thuật.	Vì	vậy,	series	rất	dễ	nên	các	em	cấp	3,	các	bạn	sinh	viên	năm	nhất	hoặc	không	học	ngành	lập	
trình	cũng	có	thể	hiểu	được.	Thông	qua	ebook	này,	mình	đã	chia	sẻ	về	công	việc	của	lập	trình	viên,	những	tố	chất	cần	có,	con	đường	trở	thành	một	lập	trình	viên	thực	thụ.	Hi	vọng	cuốn	sách	đã	giúp	các	bạn	có	cái	nhìn	rõ	ràng	hơn	về	ngành	lập	trình,	giúp	bạn	định	hướng	được	bản	thân,	biết	con	
đường	mình	phải	đi	trong	tương	lai.	Một	người	thầy	giỏi	không	phải	là	người	thầy	dạy	cho	bạn	mọi	thứ,	mà	là	người	thầy	dạy	cho	bạn	cách	tự	tìm	hiểu	mọi	thứ.	Đọc	xong	cuốn	sách	này,	tuy	không	viết	được	một	dòng	code	nào,	nhưng	bạn	sẽ	biết	những	gì	mình	cần	phải	tự	học	và	tìm	hiểu,	để	dựa	vào	đó	mà	tự	trau	đồi	kiến	thức	chính	mình.	Cảm	ơn	các	bạn	đã	bỏ	thời	gian	đọc	hết	cuốn	sách,	chúc	các	bạn	may	mắn	trên	con	đường	IT	mình	đã	chọn.	Nếu	có	thắc	mắc	trong	quá	trình	đọc,	các	bạn	có	thể	thoải	mái	liên	hệ	mình	hoặc	fanpage	Tôi	đi	code	dạo	để	hỏi.	Do	mình	lười	nên	nếu	bạn	không	đọc	bài,	hỏi	lại	những	câu	hỏi	mình	đã	trả	lời	rõ	trong	bài	viết	thì	mình	sẽ	bắt	bạn	đọc	lại	sách	đấy	nhé	;).	 P/S:	Đây	là	ebook	miễn	phí,	các	bạn	cứ	thoải	mái	chia	sẻ	cho	bạn	bè,	người	thân,	nhớ	dẫn	nguồn	toidicodedao.com	là	được	nhé.	Để	ủng	hộ	tác	giả,	nhớ	ghé	thăm	và	like	fanpage	tại:	https://www.facebook.com/toidicodedao	nhe.	Các	bạn	hãy	click	Đăng	kí	nhận	email	để	theo	dõi	blog	và	nhận	những	ebook	miễn	
phí,	những	bài	viết	cực	kì	hay	ho	hàng	tuần	về	kĩ	năng	mềm	và	cứng,	kinh	nghiệm	trong	ngành	lập	trình	nhé!	
Nhập	Môn	Lập	Trình	Không	Code	–	Phạm	Huy	Hoàng	
Bản	quyền	tại:	toidicodedao.com	 51	
Về tác giả 
 Mình	là	Phạm	Huy	Hoàng,	hiện	đang	theo	học	tại	Thạc	sĩ	về	Khoa	Học	Máy	Tính	(Computer	Science)	tại	Đại	học	Lancaster,	Anh.	 Hiện	 mình	 đang	 làm	 ở	 vị	 trí	 Full-stack	 Developer	 cho	phòng	IT	của	trường.	Mình	cũng	là	chủ	blog	Tôi	Đi	Code	Dạo.	Blog	của	mình	chia	sẻ	về	những	kĩ	năng	cứng,	kĩ	năng	mềm	mà	các	 lập	 trình	viên	cần	phải	có.	Các	bạn	nhớ	theo	dõi	vào	thứ	3	và	thứ	5	mỗi	ngày	nhé!	
Thông tin liên lạc: 
Email: huyhoang8a5@gmail.com 
Blog: https://toidicodedao.com 
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/huyhoangpham92 
CV:  
Sách đã ra mắt 	
Code	dạo	kí	sự	–	Lập	trình	viên	đâu	phải	chỉ	biết	code	Những	phương	cách	trau	dồi	kĩ	năng	mềm,	kĩ	năng	cứng	đều	được	mình	đề	cập	tới	trong	cuốn	sách	Đây	là	quyển	sách	đầu	tiên	đề	cập	những	kĩ	năng	từ	mềm	đến	cứng	mà	mỗi	developer	phải	có,	đảm	bảo	sẽ	rất	có	ích	cho	các	bạn	sinh	viên	hoặc	lập	trình	viên	đã	đi	làm.	Các	bạn	xem	thông	tin	và	đặt	mua	sách	tại	đây	nhé:	Sách	Code	Dạo	Ký	Sự.	
Bảo	Mật	Nhập	Môn	–	Bảo	mật	cơ	bản	cho	developer	Những	kiến	thức	vô	cùng	cơ	bản	về	bảo	mật	mà	developer	nào	cũng	cần	phải	biết	để	bảo	vệ	website.	Với	giọng	văn	hài	hước,	hóm	hỉnh,	dễ	đọc	dễ	hiểu,	cùng	nhiều	ví	dụ	minh	hoạ,	ebook	đã	được	nhiều	bạn	đọc	đón	nhận,	với	hơn	15	ngàn	lượt	tải.	Bạn	vào		để	tải	ebook	miễn	phí	nhé!	

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhap_mon_lap_trinh_khong_code.pdf