Giáo trình môn Tin học đại cương

1.2.3. Tin học

Tin học là một ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp xử

lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật mà chủ yếu

hiện tại là máy tính điện tử.Tin học hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong tất

cả các ngành nghề khác nhau của xã hội từ khoa học kỹ thuật, y học, kinh tế,

công nghệ sản xuất đến khoa học xã hội, nghệ thuật

1.2.4. Hệ đếm

Hệ đếm là tập hợp các ký hiệu và qui tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu

diễn và xác định các giá trị các số. Mỗi hệ đếm có một số ký số (digits) hữu hạn

và tổng số ký số của mỗi hệ đếm được gọi là cơ số (base hay radix), ký hiệu là b.

1.2.5. Cấu trúc tổng quát của máy tính điện tử

Mỗi loại máy tính có thể có các hình dạng hoặc cấu trúc khác nhau tùy

theo mục đích sử dụng. Tuy nhiên, một máy tính muốn hoạt động được phải hội

tụ đủ các yếu tố sau :

- Phần cứng: bao gồm các thiết bị vật lý mà người dùng có thể quan sát

được. Đó là các bảng mạch điện tử được lắp ghép lại với nhau và được cung

cấp điện năng để hoạt động. Phần cứng máy tính thường được chia ra làm ba

phần cơ bản - đó là: Thiết bị nhập, thiết bị xử lý và thiết bị xuất

- Phần mềm: bao gồm các chương trình được viết bởi các nhà lập trình

nhằm mục đích điều khiển các mạch điện tử cũng như thực hiện các phép tính

toán. Phần mềm thường chia làm ba loạI cơ bản - đó là: Hệ điều hành, phần

mềm ứng dụng và phần mềm tiện ích.

pdf 84 trang kimcuc 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Tin học đại cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Tin học đại cương

Giáo trình môn Tin học đại cương
SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG 
Biên soạn: PHAN THỊ HÀ 
NGUYỄN TIẾN HÙNG 
Giới thiệu môn học 
0 
1 
2 GIỚI THIỆU MÔN HỌC 
1. GIỚI THIỆU CHUNG: 
Bài giảng “Tin học đại cương” được xây dựng theo chương trình đào tạo từ 
xa nhằm cung cấp cho sinh viên các lớp Đại học từ xa của Học viện công nghệ 
Bưu chính viễn thông; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên 
Đại học và Cao đẳng đào tạo tại chỗ thuộc các chuyên ngành Kỹ thuật, chuyên 
nghành Quản trị kinh doanh. 
Bài giảng “Tin học đại cương” đã bám sát nội dung cơ sở của đề cương chi 
tiết Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Tuy nhiên, nhóm tác giả có hiệu chỉnh và 
cập nhật các phần nội dung ứng dụng mới của Công nghệ thông tin hiện nay. Bài 
giảng gồm 5 chương và phụ lục. Trong mỗi chương, nhóm tác giả có đưa ra 
những ví dụ minh họa, các câu hỏi và bài tập một cách hệ thống để giúp cho sinh 
viên nắm bắt được phần học lý thuyết và tiếp cận được với kiến thức thực tiễn. 
Chương 1: Các khái niệm cơ bản. Chương này nhằm cung cấp cho sinh 
viên các kiến thức, các khái niệm cơ sở liên quan đến tin học, hệ thống máy tính 
trước khi bước vào các chương tiếp theo. 
Chương 2: Hệ điều hành (HĐH). Chương này cung cấp cho sinh viên các 
khái niệm cơ bản, tổng quan về hệ điều hành, bên cạnh đó còn cung cấp cho 
sinh viên phương thức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của HĐH, cách sử dụng 
của một số hệ điều hành thông dụng như HĐH MS-DOS và HĐH WINDOWS. 
Chương 3: Các phần mềm ứng dụng thông dụng. Phần này nhằm cung cấp 
cho sinh viên các kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng một số ứng dụng thông 
dụng như Microsoft Word, Excel, Power Point và Virus tin học. Qua đó, sinh 
viên có khả năng sử dụng phần tin học văn phòng để làm công cụ phục cụ cho 
các công việc văn phòng và đặc biệt là các môn học tiếp theo có sử dụng tin học 
văn phòng. Bên cạnh đó sinh viên hiểu được tác hại của Virus cũng như cách 
phòng chống Virus. 
Chương 4 (Chủ yếu dành cho các ngành ĐTVT và CNTT): Ngôn ngữ lập 
trình C. Chương này cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quan và cơ bản 
về ngôn ngữ lập trình C. Qua đó sinh viên có thể nắm được các khái niệm cơ 
bản về lập trình và thiết lập được một số chương trình đơn giản phục vụ cho 
 2 
Giới thiệu môn học 
khoa học kĩ thuật và đặc biệt là làm công cụ để phục vụ cho các môn học về tin 
học và viễn thông mà các em sắp học. 
Chương 5 (Chủ yếu dành cho ngành QTKD): Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
(CSDL) Microsoft Access. Chương này cấp cho sinh viên kiến thức tổng quan 
về hệ quản trị CSDL và cụ thể là hệ quản trị CSDL Microsoft Access, cách thức 
tổ chức dữ liệu trên hệ quản trị CSDL cũng như các tính năng và các công cụ 
mạnh của Microsoft Access.Qua đó sinh viên nắm được tất cả các kỹ năng cơ 
bản cần có để xây dựng và sử dụng CSDL trên phần mềm Microsoft ACCESS. 
2. MỤC ĐÍCH MÔN HỌC 
Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về tin học, cấu 
trúc máy tính, hệ điều hành, các chương trình ứng dụng thông dụng, ngôn ngữ 
lập trình C. 
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC 
Để học tốt môn học này, sinh viên cần lưu ý những vấn đề sau : 
1- Thu thập đầy đủ các tài liệu : 
◊ Bài giảng: Tin học đại cương, Phan Thị Hà, Nguyễn Tiến Hùng, Học viện 
Công nghệ BCVT, 2005. 
◊ Sách hướng dẫn học tập và bài tập: Tin học đại cương, Phan Thị Hà, 
Nguyễn Tiến Hùng, Học viện Công nghệ BCVT, 2005. 
◊ Bài giảng điện tử: Tin học đại cương, Học viện Công nghệ BCVT, 2005. 
Nếu có điều kiện, sinh viên nên tham khảo thêm: Các tài liệu tham khảo 
trong mục Tài liệu tham khảo ở cuối cuốn sách này. 
2- Đặt ra mục tiêu, thời hạn cho bản thân: 
3 Đặt ra mục các mục tiêu tạm thời và thời hạn cho bản thân, và cố gắng 
thực hiện chúng 
Cùng với lịch học, lịch hướng dẫn của Học viện của môn học cũng như các 
môn học khác, sinh viên nên tự đặt ra cho mình một kế hoạch học tập cho riêng 
mình. Lịch học này mô tả về các tuần học (tự học) trong một kỳ học và đánh 
dấu số lượng công việc cần làm. Đánh dấu các ngày khi sinh viên phải thi sát 
hạch, nộp các bài luận, bài kiểm tra, liên hệ với giảng viên. 
3 Xây dựng các mục tiêu trong chương trình nghiên cứu 
Biết rõ thời gian nghiên cứu khi mới bắt đầu nghiên cứu và thử thực hiện, 
cố định những thời gian đó hàng tuần. Suy nghĩ về thời lượng thời gian nghiên 
 3
Giới thiệu môn học 
cứu để “Tiết kiệm thời gian”. “Nếu bạn mất quá nhiều thì giờ nghiên cứu”, bạn 
nên xem lại kế hoạch thời gian của mình. 
3- Nghiên cứu và nắm những kiến thức đề cốt lõi: 
Sinh viên nên đọc qua sách hướng dẫn học tập trước khi nghiên cứu bài 
giảng môn học và các tài liệu tham khảo khác. Nên nhớ rằng việc học thông qua 
đọc tài liệu là một việc đơn giản nhất so với việc truy cập mạng Internet hay sử 
dụng các hình thức học tập khác. 
Hãy sử dụng thói quen sử dụng bút đánh dấu dòng (highline maker) để 
đánh dấu các đề mục và những nội dung, công thức quan trọng trong tài liệu. 
4- Tham gia đầy đủ các buổi hướng dẫn học tập: 
Thông qua các buổi hướng dẫn học tập này, giảng viên sẽ giúp sinh viên 
nắm được những nội dung tổng thể của môn học và giải đáp thắc mắc; đồng 
thời sinh viên cũng có thể trao đổi, thảo luận của những sinh viên khác cùng 
lớp. Thời gian bố trí cho các buổi hướng dẫn không nhiều, do đó đừng bỏ qua 
những buổi hướng dẫn đã được lên kế hoạch. 
5- Chủ động liên hệ với bạn học và giảng viên: 
Cách đơn giản nhất là tham dự các diễn đàn học tập trên mạng Internet. 
Hệ thống quản lý học tập (LMS) cung cấp môi trường học tập trong suốt 
24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần. Nếu không có điều kiện truy nhập Internet, sinh 
viên cần chủ động sử dụng hãy sử dụng dịch vụ bưu chính và các phương thức 
truyền thông khác (điện thoại, fax,...) để trao đổi thông tin học tập. 
6- Tự ghi chép lại những ý chính: 
Nếu chỉ đọc không thì rất khó cho việc ghi nhớ. Việc ghi chép lại chính là 
một hoạt động tái hiện kiến thức, kinh nghiệm cho thấy nó giúp ích rất nhiều 
cho việc hình thành thói quen tự học và tư duy nghiên cứu. 
7 -Trả lời các câu hỏi ôn tập sau mỗi chương, bài. 
Cuối mỗi chương, sinh viên cần tự trả lời tất cả các câu hỏi. Hãy cố gắng 
vạch ra những ý trả lời chính, từng bước phát triển thành câu trả lời hoàn thiện. 
Đối với các bài tập, sinh viên nên tự giải trước khi tham khảo hướng dẫn, 
đáp án. Đừng ngại ngần trong việc liên hệ với các bạn học và giảng viên để 
nhận được sự trợ giúp. 
Nên nhớ thói quen đọc và ghi chép là chìa khoá cho sự thành công của 
việc tự học! 
 4 
Chương 1: Các khái niệm cơ bản 
0 Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 
1.1. GIỚI THIỆU 
Chương này cung cấp cho sinh viên các kiến thức sau: 
- Các khái niệm cơ bản về thông tin, các hệ đếm và mệnh đề logic trong 
lĩnh vực tin học. 
- Tổng quan về quá trình xử lý thông tin, nhận diện kỹ thuật phần cứng và 
phần mềm được nghiên cứu trong tin học. 
- Các khái niệm cơ bản về thuật toán và sơ đồ khối để giải quyết một bài 
toán cụ thể trên máy tính điện tử. 
- Cấu trúc của một hệ thống máy tính, phần cứng, phần mềm, các thiết bị 
ngoại vi. 
- Các khái niệm về mạng, kết nối mạng, các cấu trúc liên kết mạng, các 
thành phần thiết bị đấu nối mạng và các dịch vụ cơ bản của mạng máy tính. 
1.2. TÓM TẮT CHƯƠNG I 
1.2.1. Khái niệm thông tin 
Thông tin là một khái niệm trừu tượng, nó được thể hiện dưới nhiều dạng 
thức khác nhau. Thông tin có thể được phát sinh, được lưu trữ, được biến đổi 
trong những vật mang tin (gọi là giá). Thông tin được biến đổi bởi các dữ liệu 
và các dữ liệu này có thể được truyền đi, được sao chép, được xử lý hoặc bị phá 
hủy. Thông tin được thể hiện bằng các dạng tín hiệu vật lý. 
1.2.2. Xử lý thông tin 
 Sơ đồ tổng quát của một quá trình xử lý thông tin 
 7
Chương 1: Các khái niệm cơ bản 
1.2.3. Tin học 
Tin học là một ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp xử 
lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật mà chủ yếu 
hiện tại là máy tính điện tử.Tin học hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong tất 
cả các ngành nghề khác nhau của xã hội từ khoa học kỹ thuật, y học, kinh tế, 
công nghệ sản xuất đến khoa học xã hội, nghệ thuật 
1.2.4. Hệ đếm 
Hệ đếm là tập hợp các ký hiệu và qui tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu 
diễn và xác định các giá trị các số. Mỗi hệ đếm có một số ký số (digits) hữu hạn 
và tổng số ký số của mỗi hệ đếm được gọi là cơ số (base hay radix), ký hiệu là b. 
1.2.5. Cấu trúc tổng quát của máy tính điện tử 
Mỗi loại máy tính có thể có các hình dạng hoặc cấu trúc khác nhau tùy 
theo mục đích sử dụng. Tuy nhiên, một máy tính muốn hoạt động được phải hội 
tụ đủ các yếu tố sau : 
- Phần cứng: bao gồm các thiết bị vật lý mà người dùng có thể quan sát 
được. Đó là các bảng mạch điện tử được lắp ghép lại với nhau và được cung 
cấp điện năng để hoạt động. Phần cứng máy tính thường được chia ra làm ba 
phần cơ bản - đó là: Thiết bị nhập, thiết bị xử lý và thiết bị xuất 
- Phần mềm: bao gồm các chương trình được viết bởi các nhà lập trình 
nhằm mục đích điều khiển các mạch điện tử cũng như thực hiện các phép tính 
toán. Phần mềm thường chia làm ba loạI cơ bản - đó là: Hệ điều hành, phần 
mềm ứng dụng và phần mềm tiện ích. 
1.2.6. Khái niệm về mạng máy tính 
Ở mức độ đơn giản nhất, mạng (network) bao gồm hai máy tính nối với 
nhau bằng cáp (cable) theo một chuẩn nào đó sao cho chúng có thể dùng chung 
dữ liệu. Mọi mạng máy tính dù phức tạp đến đâu đi nữa cũng đều bắt nguồn từ 
hệ thống đơn giản đó. 
1.3. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
Câu 1: Hãy xác định mã nhị phân nào sau đây là kết quả được chuyển đổi 
từ mã số thập phân 29.75(10) : 
a/ 01101.01(2)
b/ 11011.11(2)
c/ 11101.11(2)
d/ Tất cả đều sai 
 8 
Chương 1: Các khái niệm cơ bản 
Câu 2: Hãy xác định mã nhị phân nào sau đây là kết quả được chuyển đổi 
từ mã số hexa-deximal 3C4(16) : 
a/ 001011000110(2)
b/ 001111000100(2)
c/ 010010100010(2)
d/ Tất cả đều sai 
Câu 3: Hãy xác định kết quả đúng của phép tính cộng 2 số nhị phân 0101 + 
1100 : 
a/ 10011 
b/ 10001 
c/ 11001 
d/ 10101 
Câu 4: Hãy xác định kết quả đúng của phép tính nhân 2 số nhị phân 0110 * 
1011 : 
a/ 1001001 
b/ 1100101 
c/ 1000110 
d/ 1000010 
Câu 5: Trong phần cứng máy tính, những thiết bị nào sau đây thuộc nhóm 
thiết bị đầu vào (Input) : 
a/ Keyboard, Mouse, Light Pen 
b/ Keyboard, Scanner, Digitizer 
c/ Mouse, Light Pen, Touch screen 
d/ Tất cả đều đúng 
Câu 6: Trong phần cứng máy tính, những thiết bị nào sau đây thuộc nhóm 
thiết bị đầu ra (Output) : 
a/ Printer, RAM Disk, Plotter 
b/ Printer, Scanner, Plotter 
c/ Monitor, Plotter, Printer 
d/ Tất cả đều sai 
 9
Chương 1: Các khái niệm cơ bản 
Câu 7: Phần mềm AntiVirus được cài đặt trong máy tính thuộc nhóm phần 
mềm nào sau đây 
a/ Phần mềm ứng dụng 
b/ Phần mềm hệ thống 
c/ Cả hai nhóm phần mềm trên. 
d/ Tất cả đều sai. 
Câu 8: Hệ điều hành mạng nào sau đây cho phép thực hiện kiểu mạng 
ngang hàng : 
a/ Windows 2000/NT 
b/ UNIX. 
c/ LINUX 
d/ Novell Netware 
Câu 9: Hệ điều hành mạng nào sau đây cho phép thực hiện kiểu mạng 
Client/Server : 
a/ Windows NT Server 
b/ UNIX 
c/ Novell Netware 
d/ Tất cả đều đúng 
Câu 10: Máy tính PC (Personal Computer) mà chúng ta đang sử dụng hiện 
nay thuộc phân loại máy tính nào sau đây. 
a/ Microcomputers 
b/ Minicomputers 
c/ Mainframe computers 
d/ Supercomputers 
Câu 11: Trong cấu trúc liên kết (Topology) mạng máy tính cục bộ (LAN) 
có những kiểu cơ bản nào sau đây : 
a/ Ring Topology và Bus Topology 
b/ Ring Topology và Star Topology 
c/ Bus Topology, Star Topology và Ring Topology 
d/ Bus Topology, Star Topology, Ring Topology và Mesh Topology 
 10 
Chương 1: Các khái niệm cơ bản 
Câu 12: Hãy xác định thiết bị liên kết mạng HUB hoạt động ở tầng nào 
trong mô hình tham chiếu OSI 
a/ Tầng vật lý 
b/ Tầng liên kết dữ liệu 
c/ Tầng mạng 
d/ Tầng vận chuyển 
Câu 13: Hãy xác định thiết bị liên kết mạng Bridge hoạt động ở tầng nào 
trong mô hình tham chiếu OSI 
a/ Tầng vật lý 
b/ Tầng liên kết dữ liệu 
c/ Tầng mạng 
d/ Tầng vận chuyển 
Câu 14: Hãy xác định thiết bị liên kết mạng Router hoạt động ở tầng nào 
trong mô hình tham chiếu OSI 
a/ Tầng vật lý 
b/ Tầng liên kết dữ liệu 
c/ Tầng mạng 
d/ Tầng vận chuyển 
Câu 15: Giao thức nào sau đây được sử dụng chung trong tất cả các hệ 
điều hành mạng hiện nay : 
a/ UUCP 
b/ TCP/IP 
c/ NetBEUI 
d/ Tất cả đều sai. 
Câu 16: Giao thức nào sau đây được sử dụng dành riêng trong các hệ điều 
hành mạng của Microsoft : 
a/ IPX/SPX 
b/ TCP/IP 
c/ NetBEUI 
d/ Tất cả đều đúng. 
 11
Chương 1: Các khái niệm cơ bản 
Câu 17: Theo giá trị mặc định của IP, địa chỉ cổng 80 được gán sử dụng 
cho giao thức Internet nào sau đây 
a/ HTTP 
b/ FTP 
c/ SMTP 
d/ TELNET 
Câu 18: Theo giá trị mặc định của IP, địa chỉ cổng 23 được gán sử dụng 
cho giao thức Internet nào sau đây 
a/ HTTP 
b/ FTP 
c/ SMTP 
d/ TELNET 
Câu 19: Theo giá trị mặc định của IP, địa chỉ cổng 25 được gán sử dụng 
cho giao thức Internet nào sau đây 
a/ HTTP 
b/ FTP 
c/ SMTP 
d/ POP 
Câu 20: Theo giá trị mặc định của IP, địa chỉ cổng 21 được gán sử dụng 
cho giao thức Internet nào sau đây 
a/ HTTP 
b/ FTP 
c/ SMTP 
d/TELNE 
 12 
Chương 2: Hệ điều hành 
0 Chương 2: HỆ ĐIỀU HÀNH 
2.1. GIỚI THIỆU 
Chương này cung cấp cho sinh viên các kiến thức sau: 
- Khái niệm và phân loại hệ điều hành. 
- Giới thiệu về hệ điều hành (HĐH) MS-DOS, các lệnh cơ bản của HĐH 
MS-DOS. 
- HĐH Windows, các khái niệm, môi trường làm việc, chi tiết về hướng 
dẫn sử dụng Windows. 
- Giới thiệu các hệ điều hành khác. 
2.2. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 
2.2.1. Khái niệm và phân loại hệ điều hành 
ƒ Khái niệm: hệ điều hành là một tập hợp các chương trình lo việc điều khiển 
hoạt động của máy tính và tạo môi trường để các phần mềm khác chạy được. 
ƒ Phân loại hệ điều hành: Người ta phân loại hệ điều hành theo khả năng 
thực hiện cùng lúc một hay nhiều chương trình hoặc khả năng quản lý một hay 
nhiều máy tính. 
Theo tiêu chuẩn thứ nhất ta có 2 loại hệ điều hành: HĐH đơn nhiệm, HĐH 
đa nhiệm. 
Theo tiêu chuẩn thứ 2 ta có: Hệ điều hành cho máy đơn lẻ ,hệ điều hành mạng 
2.2.2. Hệ điều hành MS-Dos 
2.2.2.1. Các thành phần cơ bản của MS-DOS 
a) Boot record 
b) Tệp hệ thống IO.sys 
c) Tệp hệ thống MSDOS.SYS: 
d) Chương trình COMMAND.COM và các lệnh nội trú 
e) Lệnh ngoại trú 
 13
Chương 2: Hệ điều hành 
2.2.2.2. Các lệnh cơ bản của MS-DOS 
a) Lệnh nội trú (internal command) 
Tập lệnh nội trú gồm các lệnh chính thường dùng như: 
· Các lệnh liên quan đến thư mục: DIR, CD, MD, RD, PATH, TREE, ... 
· Các lệnh liên quan đến file: TYPE, DEL, COPY, REN, ... 
· Các lệnh thời gian: TIME, DATE 
· Các lệnh khác: PROMPT, CLS, VER, VOL,... 
b. Lệnh ngoại trú (external command) 
Các lệnh ngoại trú như: 
· Các lệnh liên quan đến ổ đĩa: FORMAT, LABEL, CHKDSK, 
DISKCOPY, ... 
· Các lệnh liên quan đến tổ chức hệ thống: SYS, TREE, DELTREE, ... 
· Các lệnh liên quan đến tập tin: UNDELETE, ATTRIB, FIND, ... 
· Các lệnh khác: PRINT, GRAPHICS, SORT, ... 
2.2.3. Hệ điều hành WINDOWS 
2.2.3.1. Giới thiệu về hệ điều hành WINDOWS: 
Là hệ điều hành đa nhiệm, có tính năng giao diện người-máy bằng âm 
thanh, đồ họa, trang bị nhiều chức năng cửa sổ, sử dụng các trình đơn kéo 
xuống và con chuột, có các kiểu chữ đa dạng, các dụng cụ văn phòng (đồng hồ, 
máy tính, lịch,sổ ghi chép.. ... trên hàng của 
trường đó ta chọn cột: 
‰ Data type 
20. Khi tạo khoá chính cho trường thì trước hết ta chọn trường đó, sau đó 
chọn insert trên thanh menu rồi tiếp tục chọn: 
‰ primary key 
21. Khi tạo bảng dữ liệu, ta muốn khai báo một trường có kiểu số thì trên 
cột Data Type tại dòng tương ứng của trường ta chọn: 
‰ Number 
22. Khi tạo bảng dữ liệu, ta muốn khai báo một trường có kiểu đối tượng 
hình ảnh thì trên cột Data Type tại dòng tương ứng của trường ta chọn: 
‰ OLE Object 
23. Muốn xây dựng liên kết giữa các bảng có liên quan thì ta phải: thêm 
các bảng có liên quan vào cửa sổ 
‰ Relationships window 
24. Trong cửa sổ Database muốn tạo 1 query mới ta chọn Query sau đó 
chọn: 
‰ New 
 80 
Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập 
25. Trong cửa sổ Database muốn chỉnh sửa 1 query ta chọn Query sau đó 
chọn tên query cần sửa rồi chọn tiếp: 
‰ Design 
26. Trong cửa sổ Database muốn thực hiện 1 query ta chọn Query sau đó 
chọn tên query thực hiện rồi chọn tiếp: 
‰ Open 
27. Truy vấn nào trong các truy vấn sau là truy vấn xóa: 
‰ Delete query 
28.Truy vấn nào trong các truy vấn sau là truy vấn bổ sung: 
‰ Append query 
29.Truy vấn nào trong các truy vấn sau là truy vấn tạo Bảng: 
‰ Make-table query 
30. Muốn tạo mới form bằng wizard trước hết trong cửa sổ Database, chọn 
Forms, nhấn New. Trong hộp thoại New Form chọn: 
‰ Form wizard 
31. Muốn thiết kế form theo nhu cầu trước hết trong cửa sổ Database, chọn 
Forms, chọn New. Trong hộp thoại New Form sau đó ta tiếp tục chọn: 
‰ Design view 
32. Muốn tạo mới một báo biểu trước hết tại cửa sổ Database ta chọn: 
‰ Report 
33. Sau khi đã thưc hiện xong câu 32 muốn tạo Report ở chế độ Wizard ta 
chọn: 
‰ Report Wizard 
Bài tập thực hành 
Để thực hiện được bài này ta cần để ý những bước sau: 
Tạo bảng: bảng danh sách khoa, bảng danh sách sinh viên 
Tạo các query: Thêm mới (dùng append query), Tìm kiếm (dùng Select 
query có thêm điều kiện cần tìm), Xóa khoa, Xóa sinh viên (dùng Delete query) 
Tạo form ở chế độ tự thiết kế (Design View): form “Nhập danh sách khoa” 
và form “Nhập danh sách sinh viên” theo hình vẽ. Cuối cùng mới tạo form 
chính là Form “Chương trình quản lý sinh viên” 
Tạo Report: tạo Report Danh sách khoa và danh sách sinh viên 
 81
Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập 
Chú ý khi tạo Form “Nhập danh sách khoa” và form “Nhập danh sách sinh 
viên” , sử dụng các nút trên thanh ToolBox để tạo các điều khiển, các nút đó có 
thể là: Text Box, Combo Box, Labe, Command Button. Tạo Command Button 
bằng Control Wizard (dùng Command button tạo ra các điều khiển Thêm mới, 
Tìm kiếm, Xóa khoa, Xóa sinh viên, các nút này có tác dụng mở query tương 
ứng đã xây dựng ở bước trước. Còn nút đóng form thì gọi tói Close Form. Chú 
ý nên dùng). 
Đối với Form “Chương trình quản lý sinh viên” chỉ sử dụng các nút trên 
thanh ToolBox để tạo các điều khiển, các nút đó có thể là: Labe, Command 
Button.Tạo Command Button bằng Control Wizard (các điều khiển này để mở 
form và report tương ứng đã xây dựng ở bước trên.Còn điều khiển đóng form 
thì gọi tới chức năng của Close Form của hành động Action trong Categories, 
thoát khỏi Access thì gọi tới chức năng Quit Application của hành động Action 
trong Categories). 
 82 
 Phụ lục 1: Bảng mã ASCII
PHỤ LỤC 1: BẢNG MÃ ASCII 
BẢNG MÃ ASCII với 128 ký tự đầu tiên 
Hex 0 1 2 3 4 5 6 7 
0 NUL 
0 
DLE 
16 
SP 
32 
0 
48 
@ 
64 
P 
80 
` 
96 
p 
112 
1 SOH 
1 
DC1 
17 
! 
33 
1 
49 
A 
65 
Q 
81 
a 
97 
q 
113 
2 STX 
2 
DC2 
18 
“ 
34 
2 
50 
B 
66 
R 
82 
b 
98 
r 
114 
3 ♥ 
3 
DC3 
19 
# 
35 
3 
51 
C 
67 
S 
83 
c 
99 
s 
115 
4 ♦ 
4 
DC4 
20 
$ 
36 
4 
52 
D 
68 
T 
84 
d 
100 
t 
116 
5 ♣ 
5 
NAK 
21 
% 
37 
5 
53 
E 
69 
U 
85 
e 
101 
u 
117 
6 ♠ 
6 
SYN 
22 
& 
38 
6 
54 
F 
70 
V 
86 
f 
102 
v 
118 
7 BEL 
7 
ETB 
23 
‘ 
39 
7 
55 
G 
71 
W 
87 
g 
103 
w 
119 
8 BS 
8 
CAN 
24 
( 
40 
8 
56 
H 
72 
X 
88 
h 
104 
x 
120 
9 HT 
9 
EM 
25 
) 
41 
9 
57 
I 
73 
Y 
89 
I 
105 
y 
121 
A LF 
10 
SUB 
26 
* 
42 
: 
58 
J 
74 
Z 
90 
j 
106 
z 
122 
B VT 
11 
ESC 
27 
+ 
43 
; 
59 
K 
75 
[ 
91 
k 
107 
{ 
123 
 83
 Phụ lục 1: Bảng mã ASCII 
C FF 
12 
FS 
28 
, 
44 
< 
60 
L 
76 
\ 
92 
l 
108 
| 
124 
D CR 
13 
GS 
29 
- 
45 
= 
61 
M 
77 
] 
93 
m 
109 
} 
125 
E SO 
14 
RS 
30 
. 
46 
> 
62 
N 
78 
^ 
94 
n 
110 
~ 
126 
F SI 
15 
US 
31 
/ 
47 
? 
63 
O 
79 
_ 
95 
o 
111 
DEL 
127 
BẢNG MÃ ASCII với ký tự số 128 - số 255 
Hex 8 9 A B C D E F 
0 Ç 
128 
É 
144 
á 
160 
░ 
176 
└ 
192 
╨ 
208 
α 
224 
≡ 
240 
1 ü 
129 
æ 
145 
í 
161 
▒ 
177 
┴ 
193 
╤ 
209 
ß 
225 
± 
241 
2 é 
130 
Æ 
146 
ó 
162 
▓ 
178 
┬ 
194 
╥ 
210 
Γ 
226 
≥ 
242 
3 â 
131 
ô 
147 
ú 
163 
│ 
179 
├ 
195 
╙ 
211 
π 
227 
≤ 
243 
4 ä 
132 
ö 
148 
ñ 
164 
┤ 
180 
─ 
196 
╘ 
212 
Σ 
228 
⌠ 
244 
5 à 
133 
ò 
149 
Ñ 
165 
╡ 
181 
┼ 
197 
╒ 
213 
σ 
229 
⌡ 
245 
6 å 
134 
û 
150 
ª 
166 
╢ 
182 
╞ 
198 
╓ 
214 
µ 
230 
÷ 
246 
7 ç 
135 
ù 
151 
º 
167 
╖ 
183 
╟ 
199 
╫ 
215 
τ 
231 
≈ 
247 
8 ê 
136 
ÿ 
152 
¿ 
168 
╕ 
184 
╚ 
200 
╪ 
216 
Φ 
232 
° 
248 
9 ë 
137 
Ö 
153 
⌐ 
169 
╣ 
185 
╔ 
201 
┘ 
217 
Θ 
233 
· 
249 
 84 
 Phụ lục 1: Bảng mã ASCII 
A è 
138 
Ü 
154 
¬ 
170 
║ 
186 
╩ 
202 
┌ 
218 
Ω 
234 
· 
250 
B ï 
139 
¢ 
155 
½ 
171 
╗ 
187 
╦ 
203 
█ 
219 
δ 
235 
√ 
251 
C î 
140 
£ 
156 
¼ 
172 
╝ 
188 
╠ 
204 
▄ 
220 
∞ 
236 
ⁿ 
252 
D ì 
141 
¥ 
157 
¡ 
173 
╜ 
189 
═ 
205 
▌ 
221 
φ 
237 
² 
253 
E Ä 
142 
₧ 
158 
« 
174 
╛ 
190 
╬ 
206 
▐ 
222 
ε 
238 
■ 
254 
F Å 
143 
ƒ 
159 
» 
175 
┐ 
191 
╧ 
207 
▀ 
223 
∩ 
239 
255 
 85
 Phụ lục 2: Các lỗi thường gặp trong C 
PHỤ LỤC 2: CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG C 
1. SOẠN THẢO VÀ CHẠY CHƯƠNG TRÌNH 
a. Soạn thảo chương trình 
Mỗi câu lệnh của C có thể viết trên một dòng hay nhiều dòng nhưng phải 
kết thúc bằng dấu ; Tuy nhiên khi nhập một chuỗi ký tự mà muốn chuyển sang 
dòng khác ta phải thêm dấu \ trước khi xuống dòng. 
b. Dịch và chạy chương trình 
Nếu chương trình chưa viết xong ta có thể nhấn F9 để dịch và sửa lỗi.Khi 
nhấn F9 thì đầu tiên chương trình được dịch sang tệp có đuôi là *.obj, sau đó 
liên kết các tệp và dịch sang tệp có đuôi *.exe có thể chạy được trong môi 
trường DOS. Khi chương trình đã tương đối hoàn chỉnh thì ta có thể nhấn 
Ctrl+F9 để dịch và chạy chương trình. 
2. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP 
Khi dịch chương trình có thể xuất hiện 3 loại lỗi sau đây: 
Lỗi được thông báo bởi từ khóa error (lỗi cú pháp): 
Lỗi này thường xảy ra do khi ta soạn thảo chương trình không tuân theo 
đúng những quy tắc của C, thí dụ int thì ta gõ thành Int; hay ta gõ thiếu ngoặc 
đn, ngoặc kép chẳng hạn... 
Sau đây là một số thông báo lỗi thường gặp loại này: 
Unknown preprocessor directive 
Chỉ thị tiền xử lý không đúng. Trong trường hợp này bạn phải xem lại các 
lệnh #include xem bạn có viết sai không. 
Declaration terminated incorrectly 
Khai báo kết thúc không đúng. Ví dụ bạn đánh dấu; sau hàm main như sau: 
void main(); 
 Nên lưu ý là sau tên hàm không được đánh dấu ; như trên đây. Sau tên 
hàm phải là dấu { và kết thúc hàm là dấu }. 
 86 
 Phụ lục 2: Các lỗi thường gặp trong C
Unexpected } 
Thừa dấu }. Mỗi lần đánh dấu { thì bạn nên đánh dấu } rồi sau đó gõ 
các lệnh vào đoạn giữa, như vậy tránh được tình trạng thừa thiếu dấu { hoặc }. 
Compound statement missing } 
Thiếu dấu }. 
Declaration syntax error 
Khai báo sai. Ví dụ bạn viết 
int a,b 
printf("Chao"); 
thì máy báo lỗi ở dòng thứ 2. Sở dĩ như vậy là vì khi đọc qua dòng thứ nhất 
không có dấu; máy cho rằng lệnh chưa kết thúc và còn chuyển tiếp sang dòng 
thứ 2. Tuy nhiên sang dòng thứ 2 thì máy lại thấy lệnh không phù hợp nên báo 
lỗi ở dòng này. Cách viết trên đây tương đương với cách viết: 
int a,b printf("Chao"); 
Và máy thấy rằng đây là một lệnh không đúng. Còn nếu ta sử lại các lệnh 
trên là 
int a,b;printf("Chao"); 
thì máy không còn báo lỗi nữa vì nó chuyển xuống dòng thứ 2 gặp dấu; và 
biết là lệnh int a,b; được khai báo đúng. 
Undefined symbol 
Bạn đã sử dụng một biến nào đó mà chưa khai báo. Ví dụ bạn chưa khai 
báo biến n nhưng lại sử dụng trong lệnh: 
printf("%d",n); 
chẳng hạn thì máy báo là Undefined symbol 'n' 
Function ... should have a prototype 
Ví dụ trong lệnh trên bạn viết sai là 
prinf("%d",n); 
thì máy báo là Function 'prinf' should have a prototype. Nghĩa của câu này 
là: hàm prinf cần phải có nguyên mẫu. 
 87
 Phụ lục 2: Các lỗi thường gặp trong C 
Lỗi được thông báo bởi từ khóa Warning (lỗi cảnh báo): 
Lỗi này thường xảy ra do khi ta khai báo biến nhưng không sử dụng tới. 
Ví dụ 
... is assigned a value that is never used 
Khai báo và đã gán giá trị cho biến nhưng không sử dụng. 
Ví dụ bạn viết các lệnh 
int n; n=10; 
nhưng trong các phần tiếp theo không sử dụng n (để hiện ra màn hình 
chẳng hạn, hay dùng để tính giá trị của biến khác...) thì máy báo là 
'n' is assigned a value that is never used 
tuy nhiên đây chỉ là thông báo (warning). Khi bạn nhấn F9 để dịch chương 
trình thì máy vẫn báo là success 
Hai loại lỗi trên đây được thông báo ngay khi dịch chương trình thành 
file *.obj 
Loại lỗi thứ 3 có thể xảy ra trong quá trình liên kết: 
Lỗi này thường xảy ra, thí dụ khi có lời gọi hàm nhưng hàm chỉ mới có 
nguyên mẫu mà chưa có khai báo chi tiết. 
 88 
Tài liệu tham khảo 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Tiến Huy, Giáo trình Tin học căn bản, TT Tin học Ðại học Tổng hợp 
TP. Hồ Chí Minh, NXB Ðồng Nai, 1995. 
2. Nguyễn Xuân Quốc Hưởng, Tin học A & B, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1996. 
3. Tô Văn Nam, Giáo trình nhập môn tin học, NXB. Giáo dục, 2004. 
4. Ðinh Vũ Nhân, Tin học căn bản, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1995. 
5. Quách Tuấn Ngọc, Giáo trình Tin học căn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995. 
6. Dương Trần Đức - Chu Quang Ngọc, Mạng cục bộ, Tài liệu dùng cho các 
khóa học bồi dưỡng, Trung tâm đào tạo BCVT 1, 2001 
7. Bùi Thế Tâm, Tin học văn phòng, NXB. Giao Thông Vận Tải, 2003. 
8. Phạm Văn Ất, Kỹ thuật lập trình C, Nhà xuất bản KHKT, 1995. 
9. Quách Tuấn Ngọc, Ngôn ngữ lập tình C, NXB Thống kê, 2003. 
10. Đỗ Xuân Lôi, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, NXB KHKT, 1994. 
11. Nguyễn Duy Phương, Kỹ tuật lập trình, Giáo trình giảng dạy tại Học viện 
CN-BCVT 
12. Brian Kerninghan, Denis Ritche, C Language. Norm ANSI. Prentice Hall, 1988. 
13. Bryon Gottfried, Programming With C. McGraw Hill, 1996. 
14. Carl Townsend, Understanding C. SAMS, 1989. 
15. Paul Davies, The Inspensable Guide to C. Addision Wisley, 1996. 
16. Nikolus L.R. Wirth, Program = Data Structure + Algorithms. Prentice Hall, 1992. 
17. Phạm Văn Ất, Hướng dẫn sử dụng Microsoft Access- Nhà xuất bản khoa học 
và kỹ thuật, 1997. 
18. Nguyễn Thiện Tâm, Giáo trình Microsoft Access 2000 - Nhà xuất bản Đại 
Học Quốc Gia TP.HCM, 2003. 
19. Phạm Thế Quế, Giáo trình Cơ sở dữ liệu- Nhà xuất bản Bưu Điện, 2004. 
20. Microsoft Access 2000: Buiding Application with Form and Report 
 89
MỤC LỤC 
Giới thiệu môn học ......................................................................................................3 
1. Giới thiệu chung....................................................................................................3 
2. Mục đích ...............................................................................................................4 
3. Phương pháp nghiên cứu môn học........................................................................4 
Chương 1: Các khái niệm cơ bản...............................................................................7 
1. Giới thiệu...............................................................................................................7 
2. Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................7 
3. Câu hỏi và bài tập..................................................................................................8 
Chương 2: Hệ điều hành........................................................................................... 13 
1. Giới thiệu............................................................................................................. 13 
2. Tóm tắt chương 2 ................................................................................................ 13 
3. Câu hỏi và bài tập................................................................................................ 16 
Chương 3: Các phần mềm ứng dụng thông dụng .................................................. 23 
1. Giới thiệu............................................................................................................. 23 
2. Tóm tắt chương 3 ................................................................................................ 23 
3. Câu hỏi và bài tập................................................................................................ 26 
Chương 4: Ngôn ngữ lập trình C ............................................................................. 37 
1. Giới thiệu............................................................................................................. 37 
2. Tóm tắt chương 4 ................................................................................................ 37 
3. Câu hỏi và bài tập................................................................................................ 41 
Chương 5: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ACCESS ...................................................... 43 
1. Giới thiệu............................................................................................................. 43 
2. Tóm tắt chương 5 ................................................................................................ 43 
3. Câu hỏi và bài tập................................................................................................ 45 
Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập................................................................................. 57 
Chương 1 ................................................................................................................. 57 
Chương 2 ................................................................................................................. 59 
Chương 3 ................................................................................................................. 61 
Chương 4 ................................................................................................................. 65 
Chương 5 ................................................................................................................. 79 
Phụ lục 1: Bảng mã ASCII......................................................................................... 83 
Phụ lục 2: Các lỗi thường gặp trong C....................................................................... 86 
 90 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_tin_hoc_dai_cuong.pdf