Giáo trình môn học Triết học Mác - Lênin

Nguồn gốc nhận thức

Nhận thức thế giới là một nhu cầu tự nhiên, khách quan của con người. Về mặt lịch sử, tư duy huyền thoại và tín ngưỡng nguyên thủy là loại hình triết lý đầu tiên mà con người dùng để giải thích thế giới bí ẩn xung quanh. Người nguyên thủy kết nối những hiểu biết rời rạc, mơ hồ, phi lôgíc của mình trong các quan niệm đầy xúc cảm và hoang tưởng thành những huyền thoại để giải thích mọi hiện tượng. Đỉnh cao của tư duy huyền thoại và tín ngưỡng nguyên thủy là kho tàng những câu chuyện thần thoại và những tôn giáo sơ khai như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Saman giáo. Thời kỳ triết học ra đời cũng là thời kỳ suy giảm và thu hẹp phạm vi của các loại hình tư duy huyền thoại và tôn giáo nguyên thủy. Triết học chính là hình thức tư duy lý luận đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại thay thế được cho tư duy huyền thoại và tôn giáo.

Trong quá trình sống và cải biến thế giới, từng bước con người có kinh nghiệm và có tri thức về thế giới. Ban đầu là những tri thức cụ thể, riêng lẻ, cảm tính. Cùng với sự tiến bộ của sản xuất và đời sống, nhận thức của con người dần dần đạt đến trình độ cao hơn trong việc giải thích thế giới một cách hệ thống, lôgíc và nhân quả. Mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết là đối tượng đồng thời là động lực đòi hỏi nhận thức ngày càng quan tâm sâu sắc hơn đến cái chung, những quy luật chung. Sự phát triển của tư duy trừu tượng và năng lực khái quát trong quá trình nhận thức sẽ đến lúc làm cho các quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới và về vai trò của con người trong thế giới đó hình thành. Đó là lúc triết học xuất hiện với tư cách là một loại hình tư duy lý luận đối lập với các giáo lý tôn giáo và triết lý huyền thoại.

 

doc 249 trang kimcuc 11040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn học Triết học Mác - Lênin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn học Triết học Mác - Lênin

Giáo trình môn học Triết học Mác - Lênin
HỘI ĐỒNG BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH
MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN 
GIÁO TRÌNH 
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Trình độ: Đại học
Đối tượng: Khối các ngành ngoài lý luận chính trị
HÀ NỘI - 2019
HỘI ĐỒNG BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH
MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
GS.TS. Phạm Văn Đức
 (chủ biên)
GIÁO TRÌNH 
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Trình độ: Đại học
Đối tượng: Khối các ngành ngoài lý luận chính trị
(3 tín chỉ - 45 tiết)
HÀ NỘI - 2019
HỘI ĐỒNG BIÊN SOẠN
GS. TS. Phạm Văn Đức (chủ biên)
GS. TS. Trần Văn Phòng
PGS. TS. Nguyễn Tài Đông
Thiếu tướng GS. TS. Nguyễn Văn Tài
GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn
GS. TS. Hồ Sĩ Quý
PGS. TSKH. Lương Đình Hải
PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn
PGS. TS. Trần Đăng Sinh
CỘNG TÁC BIÊN SOẠN
Thiếu tướng GS. TS. Trương Giang Long
GS. TS. Trần Phúc Thăng
GS. TS. Nguyễn Hùng Hậu
CHƯƠNG I
TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
1. Khái lược về triết học
a. Nguồn gốc của triết học
Là một loại hình nhận thức đặc thù của con người, triết học ra đời ở cả Phương Đông và Phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI tr.CN) tại các trung tâm văn minh lớn của nhân loại thời Cổ đại. Ý thức triết học xuất hiện không ngẫu nhiên, mà có nguồn gốc thực tế từ tồn tại xã hội với một trình độ nhất định của sự phát triển văn minh, văn hóa và khoa học. Con người, với kỳ vọng được đáp ứng nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình đã sáng tạo ra những luận thuyết chung nhất, có tính hệ thống phản ánh thế giới xung quanh và thế giới của chính con người. Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại.
Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. 
Nguồn gốc nhận thức
Nhận thức thế giới là một nhu cầu tự nhiên, khách quan của con người. Về mặt lịch sử, tư duy huyền thoại và tín ngưỡng nguyên thủy là loại hình triết lý đầu tiên mà con người dùng để giải thích thế giới bí ẩn xung quanh. Người nguyên thủy kết nối những hiểu biết rời rạc, mơ hồ, phi lôgíc của mình trong các quan niệm đầy xúc cảm và hoang tưởng thành những huyền thoại để giải thích mọi hiện tượng. Đỉnh cao của tư duy huyền thoại và tín ngưỡng nguyên thủy là kho tàng những câu chuyện thần thoại và những tôn giáo sơ khai như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Saman giáo. Thời kỳ triết học ra đời cũng là thời kỳ suy giảm và thu hẹp phạm vi của các loại hình tư duy huyền thoại và tôn giáo nguyên thủy. Triết học chính là hình thức tư duy lý luận đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại thay thế được cho tư duy huyền thoại và tôn giáo.
Trong quá trình sống và cải biến thế giới, từng bước con người có kinh nghiệm và có tri thức về thế giới. Ban đầu là những tri thức cụ thể, riêng lẻ, cảm tính. Cùng với sự tiến bộ của sản xuất và đời sống, nhận thức của con người dần dần đạt đến trình độ cao hơn trong việc giải thích thế giới một cách hệ thống, lôgíc và nhân quả... Mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết là đối tượng đồng thời là động lực đòi hỏi nhận thức ngày càng quan tâm sâu sắc hơn đến cái chung, những quy luật chung. Sự phát triển của tư duy trừu tượng và năng lực khái quát trong quá trình nhận thức sẽ đến lúc làm cho các quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới và về vai trò của con người trong thế giới đó hình thành. Đó là lúc triết học xuất hiện với tư cách là một loại hình tư duy lý luận đối lập với các giáo lý tôn giáo và triết lý huyền thoại. 
Vào thời Cổ đại, khi các loại hình tri thức còn ở trong tình trạng tản mạn, dung hợp và sơ khai, các khoa học độc lập chưa hình thành, thì triết học đóng vai trò là dạng nhận thức lý luận tổng hợp, giải quyết tất cả các vấn đề lý luận chung về tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ buổi đầu lịch sử triết học và tới tận thời kỳ Trung Cổ, triết học vẫn là tri thức bao trùm, là “khoa học của các khoa học”. Trong hàng nghìn năm đó, triết học được coi là có sứ mệnh mang trong mình mọi trí tuệ của nhân loại. Ngay cả I. Kant (Cantơ), nhà triết học sáng lập ra Triết học cổ điển Đức ở thế kỷ XVIII, vẫn đồng thời là nhà khoa học bách khoa. Sự dung hợp đó của triết học, một mặt phản ánh tình trạng chưa chín muồi của các khoa học chuyên ngành, mặt khác lại nói lên nguồn gốc nhận thức của chính triết học. Triết học không thể xuất hiện từ mảnh đất trống, mà phải dựa vào các tri thức khác để khái quát và định hướng ứng dụng. Các loại hình tri thức cụ thể ở thế kỷ thứ VII tr.CN thực tế đã khá phong phú, đa dạng. Nhiều thành tựu mà về sau người ta xếp vào tri thức cơ học, toán học, y học, nghệ thuật, kiến trúc, quân sự và cả chính trị ở Châu Âu thời bấy giờ đã đạt tới mức mà đến nay vẫn còn khiến con người ngạc nhiên. Giải phẫu học Cổ đại đã phát hiện ra những tỷ lệ đặc biệt cân đối của cơ thể người và những tỷ lệ này đã trở thành những “chuẩn mực vàng” trong hội họa và kiến trúc Cổ đại góp phần tạo nên một số kỳ quan của thế giới See: Tuplin C. J. & Rihll T. E. (2002). Science and Mathematics in Ancient Greek Culture (Khoa học và Toán học trong văn hóa Hy Lạp cổ đại), Oxford University Press.
. Dựa trên những tri thức như vậy, triết học ra đời và khái quát các tri thức riêng lẻ thành luận thuyết, trong đó có những khái niệm, phạm trù và quy luật của mình. 
Như vậy, nói đến nguồn gốc nhận thức của triết học là nói đến sự hình thành, phát triển của tư duy trừu tượng, của năng lực khái quát trong nhận thức của con người. Tri thức cụ thể, riêng lẻ về thế giới đến một giai đoạn nhất định phải được tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa thành những khái niệm, phạm trù, quan điểm, quy luật, luận thuyết đủ sức phổ quát để giải thích thế giới. Triết học ra đời đáp ứng nhu cầu đó của nhận thức. Do nhu cầu của sự tồn tại, con người không thỏa mãn với các tri thức riêng lẻ, cục bộ về thế giới, càng không thỏa mãn với cách giải thích của các tín điều và giáo lý tôn giáo. Tư duy triết học bắt đầu từ các triết lý, từ sự khôn ngoan, từ tình yêu sự thông thái, dần hình thành các hệ thống những tri thức chung nhất về thế giới. 
Triết học chỉ xuất hiện khi kho tàng tri thức của loài người đã hình thành được một vốn hiểu biết nhất định và trên cơ sở đó, tư duy con người cũng đã đạt đến trình độ có khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ. 
 Nguồn gốc xã hội 
Triết học không ra đời trong xã hội mông muội dã man. Như C.Mác nói: “Triết học không treo lơ lửng bên ngoài thế giới, cũng như bộ óc không tồn tại bên ngoài con người” C.Mác và Ph.Ăngghen (2005), Toàn tập, t. 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 156.
. Triết học ra đời khi nền sản xuất xã hội đã có sự phân công lao động và loài người đã xuất hiện giai cấp. Tức là khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ đã hình thành, phương thức sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã được xác lập và ở trình độ khá phát triển. Xã hội có giai cấp và nạn áp bức giai cấp hà khắc đã được luật hóa. Nhà nước, công cụ trấn áp và điều hòa lợi ích giai cấp đủ trưởng thành, “từ chỗ là tôi tớ của xã hội biến thành chủ nhân của xã hội” C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t. 22, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 288.
. 
Gắn liền với các hiện tượng xã hội vừa nêu là lao động trí óc đã tách khỏi lao động chân tay. Trí thức xuất hiện với tính cách là một tầng lớp xã hội, có vị thế xã hội xác định. Vào thế kỷ VII - V tr.CN, tầng lớp quý tộc, tăng lữ, điền chủ, nhà buôn, binh lính đã chú ý đến việc học hành. Nhà trường và hoạt động giáo dục đã trở thành một nghề trong xã hội. Tri thức toán học, địa lý, thiên văn, cơ học, pháp luật, y học đã được giảng dạy Xem: Michael Lahanas. Education in Ancient Greece (Giáo dục thời Hy Lạp Cổ đại). 
. Nghĩa là tầng lớp trí thức đã được xã hội ít nhiều trọng vọng. Tầng lớp này có điều kiện và nhu cầu nghiên cứu, có năng lực hệ thống hóa các quan niệm, quan điểm thành học thuyết, lý luận. Những người xuất sắc trong tầng lớp này đã hệ thống hóa thành công tri thức thời đại dưới dạng các quan điểm, các học thuyết lý luận có tính hệ thống, giải thích được sự vận động, quy luật hay các quan hệ nhân quả của một đối tượng nhất định, được xã hội công nhận là các nhà thông thái, các triết gia (Wise man, Sage, Scholars, Philosopher), tức là các nhà tư tưởng. Về mối quan hệ giữa các triết gia với cội nguồn của mình, C.Mác nhận xét: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất; họ là sản phẩm của thời đại của mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học” C.Mác và Ph.Ăngghen (2005), Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 156.
.
Triết học xuất hiện trong lịch sử loài người với những điều kiện như vậy và chỉ trong những điều kiện như vậy - là nội dung của vấn đề nguồn gốc xã hội của triết học. “Triết học” là thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên trong trường phái Socrates (Xôcrát). Còn thuật ngữ “Triết gia” (Philosophos) đầu tiên xuất hiện ở Heraclitus (Hêraclit), dùng để chỉ người nghiên cứu về bản chất của sự vật Философия. Философский энциклопедический словарь (Triết học. Từ điển Bách khoa Triết học) (2010), 
.
Như vậy, triết học chỉ ra đời khi xã hội loài người đã đạt đến một trình độ sản xuất xã hội tương đối cao, phân công lao động xã hội hình thành, của cải tương đối thừa dư, tư hữu hóa tư liệu sản xuất được luật định, giai cấp phân hóa rõ và mạnh, nhà nước ra đời. Trong một xã hội như vậy, tầng lớp trí thức xuất hiện, giáo dục và nhà trường hình thành và phát triển, các nhà thông thái đã đủ năng lực tư duy để trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa toàn bộ tri thức thời đại và các hiện tượng của tồn tại xã hội để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận, các triết thuyết. Với sự tồn tại mang tính pháp lý của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, của trật tự giai cấp và của bộ máy nhà nước, triết học, tự nó đã mang trong mình tính giai cấp sâu sắc, nó công khai tính đảng là phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định.
Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của sự ra đời của triết học chỉ là sự phân chia có tính chất tương đối để hiểu triết học đã ra đời trong điều kiện nào và với những tiền đề như thế nào. Trong thực tế của xã hội loài người khoảng hơn hai nghìn năm trăm năm trước, triết học ở Athens hay Trung Hoa và Ấn Độ Cổ đại đều bắt đầu từ sự rao giảng của các triết gia. Không nhiều người trong số họ được xã hội thừa nhận ngay. Sự tranh cãi và phê phán thường khá quyết liệt ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Không ít quan điểm, học thuyết phải mãi đến nhiều thế hệ sau mới được khẳng định. Cũng có những nhà triết học phải hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ học thuyết, quan điểm mà họ cho là chân lý.
Thực ra những bằng chứng thể hiện sự hình thành triết học hiện không còn nhiều. Đa số tài liệu triết học thành văn thời Cổ đại Hy Lạp đã mất, hoặc ít ra cũng không còn nguyên vẹn. Thời tiền Cổ đại (Pre - Classical period) chỉ sót lại một ít các câu trích, chú giải và bản ghi tóm lược do các tác giả đời sau viết lại. Tất cả tác phẩm của Plato (Platôn), khoảng một phần ba tác phẩm của Aristotle (Arixtốt), và một số ít tác phẩm của Theophrastus, người kế thừa Arixtốt, đã bị thất lạc. Một số tác phẩm chữ La tinh và Hy Lạp của trường phái Epicurus (Êpiquya) (341 - 270 tr.CN), chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) và Hoài nghi luận của thời hậu văn hóa Hy Lạp cũng vậy See: David Wolfsdorf. Introduction to Ancient Western Philosophy (Khái luận về Triết học Phương Tây Cổ đại) https://pdfs.semanticscholar.org/ad17/a4ae607f0ea4c46a5e49a3808d7ac26450c5.pdf
.
b. Khái niệm Triết học
Ở Trung Quốc, chữ triết (哲) đã có từ rất sớm, và ngày nay, chữ triết học (哲學) được coi là tương đương với thuật ngữ philosophia của Hy Lạp, với ý nghĩa là sự truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, thường là con người, xã hội, vũ trụ và tư tưởng. Triết học là biểu hiện cao của trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người về toàn bộ thế giới thiên - địa - nhân và định hướng nhân sinh quan cho con người.
Ở Ấn Độ, thuật ngữ Dar'sana (triết học) nghĩa gốc là chiêm ngưỡng, hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.
Ở phương Tây, thuật ngữ “triết học” như đang được sử dụng phổ biến hiện nay, cũng như trong tất cả các hệ thống nhà trường, chính là φιλοσοφία (tiếng Hy Lạp; được sử dụng nghĩa gốc sang các ngôn ngữ khác: Philosophy, philosophie, философия). Triết học, Philo - sophia, xuất hiện ở Hy Lạp Cổ đại, với nghĩa là yêu mến sự thông thái. Người Hy Lạp Cổ đại quan niệm, philosophia vừa mang nghĩa là giải thích vũ trụ, định hướng nhận thức và hành vi, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
Như vậy, cả ở phương Đông và phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần bậc cao, là loại hình nhận thức có trình độ trừu tượng hóa và khái quát hóa rất cao. Triết học nhìn nhận và đánh giá đối tượng xuyên qua thực tế, xuyên qua hiện tượng quan sát được về con người và vũ trụ. Ngay cả khi triết học còn bao gồm trong nó tất cả mọi thành tựu của nhận thức, loại hình tri thức đặc biệt này đã tồn tại với tính cách là một hình thái ý thức xã hội.
Là loại hình tri thức đặc biệt của con người, triết học nào cũng có tham vọng xây dựng nên bức tranh tổng quát nhất về thế giới và về con người. Nhưng khác với các loại hình tri thức xây dựng thế giới quan dựa trên niềm tin và quan niệm tưởng tượng về thế giới, triết học sử dụng các công cụ lý tính, các tiêu chuẩn lôgíc và những kinh nghiệm khám phá thực tại của con người, để diễn tả thế giới và khái quát thế giới quan bằng lý luận. Tính đặc thù của nhận thức triết học thể hiện ở đó См:ИФ, РAH (2001). Новая философская энциклопедия (Bách khoa thư Triết học mới) .Там же. c. 195.
.
Bách khoa thư Britannica định nghĩa, “Triết học là sự xem xét lý tính, trừu tượng và có phương pháp về thực tại với tính cách là một chỉnh thể hoặc những khía cạnh nền tảng của kinh nghiệm và sự tồn tại người. Sự truy vấn triết học (Philosophical Inquiry) là thành phần trung tâm của lịch sử trí tuệ của nhiều nền văn minh”9. Philosophy in “Encyclopedia Britannica” (Triết học trong “Bách khoa thư Britanica”). https://www.britannica.com/topic/philosophy. “Philosophy - the rational, abstract, and methodical consideration of reality as a whole or of fundamental dimensions of human existence and experience”.
.
 “Bách khoa thư triết học mới” của Viện Triết học Nga xuất bản năm 2001 viết: “Triết học là hình thức đặc biệt của nhận thức và ý thức xã hội về thế giới, được thể hiện thành hệ thống tri thức về những nguyên tắc cơ bản và nền tảng của tồn tại người, về những đặc trưng bản chất nhất của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và với đời sống tinh thần”Института философии, Российской Aкадемии Hayк (2001). Новая философская энциклопедия. (Bách khoa thư Triết học mới) T.4. Москва “мысль”. c. 195.
.
Có nhiều định nghĩa về triết học, nhưng các định nghĩa thường bao hàm những nội dung chủ yếu sau: 
- Triết học là một hình thái ý thức xã hội.
- Khách thể khám phá của triết học là thế giới (gồm cả thế giới bên trong và bên ngoài con người) trong hệ thống chỉnh thể toàn vẹn vốn có của nó. 
- Triết học giải thích tấ ... thực tiễn chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
Hồ Chí Minh khẳng định: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Điều đó có nghĩa rằng theo Hồ Chí Minh, độc lập, tự do mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải xây dựng một chế độ xã hội mới. “Tất cả những người lao động trên thế giới đều có một mục đích chung là thoát khỏi ách áp bức bóc lột, được sống sung sướng, tự do, tức là thực hiện chế độ cộng sản” Hồ Chí Minh, Toàn tập, T. 7. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. tr.209.
. “Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Hồ Chí Minh, Toàn tập, T. 4. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. tr.56.
. Đây chính là thực chất của tư tưởng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, được Hồ Chí Minh phát triển từ lý luận về giải phóng con người của chủ nghĩa Mác - Lênin vận dụng vào thực tiễn Việt Nam.
Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh rằng sự nghiệp cách mạng, thành quả cách mạng đều là của dân, do dân và vì dân. “Nước ta là một nước dân chủ, mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm, các cơ quan chính phủ từ toàn quốc cho đến làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” Hồ Chí Minh, Toàn tập, T. 4. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. tr.56.
.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người, nhân dân lao động không chỉ là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng mà còn là động lực của cách mạng: “Vô luận việc gì đều do con người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả” Hồ Chí Minh, Toàn tập, T. 5. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. tr.241.
. “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa” Hồ Chí Minh, Toàn tập, T. 9. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. tr.303.
. “Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người” Hồ Chí Minh, Toàn tập, T. 8. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. tr.495.
. 	Con người ở Hồ Chí Minh cũng là nhân dân. Bởi thế, “công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Hồ Chí Minh, Toàn tập, T. 5. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. tr.698.
. Đây chính là tư tưởng được kế thừa từ trong truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng lấy dân làm gốc đã được các triều đại phong kiến trong lịch sử sử dụng đặc biệt thành công trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, chiến thắng các thế lực ngoại xâm lớn mạnh hơn nhiều lần.
Phát triển con người toàn diện là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Hồ Chí Minh, Toàn tập, T. 9. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. tr.222.
. Con người toàn diện là con người có cả đức và tài (vừa hồng vừa chuyên) trong đó đức là gốc. Đức là đạo đức, nhưng đó không phải là đạo đức thủ cựu, mà là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, đó không phải là đạo đức vì danh vọng cá nhân mà là vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người. Yêu cầu cơ bản của đạo đức đó là trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, có tinh thần quốc tế vô sản Xem: Hồ Chí Minh, Toàn tập, T. 5.- Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. tr.252, 632, 636, 640, 641, 643, 648
. Tài hay chuyên là năng lực của con người đáp ứng được các nhiệm vụ được giao, được thể hiện qua việc không ngừng học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kĩ thuật và lý luậnXem: Hồ Chí Minh, Toàn tập, T. 4. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. tr.36; T. 8. tr. 221
.
Để con người phát triển toàn diện thì phải tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn, kết hợp giáo dục và tự giáo dục. Các phẩm chất và năng lực của con người không phải “từ trên trời sa xuống” mà phải “do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển mà củng cố” Hồ Chí Minh, Toàn tập, T. 9.- Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. tr.293.
. Giáo dục là công việc của toàn xã hội, có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với thế hệ trẻ. Xã hội cần những con người như thế nào thì thông qua giáo dục, con người như thế đó sẽ đào tạo và xuất hiện. Giáo dục gắn liền với tự giáo dục. Đó là quá trình tự cải tạo, tự thực hiện cách mạng trong chính bản thân mỗi người. Đó là quá trình khó khăn, phức tạp của cuộc cách mạng trong chính bản thân mình cũng khó khăn giống như cách mạng ngoài xã hội. Không thể thực hiện được cách mạng ngoài xã hội nếu không thực hiện được cuộc cách mạng trong bản thân mình và ngược lại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát triển con người là sự vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận về con người của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam trong bối cảnh mới của thời đại. Tư tưởng đó đã và đang là “kim chỉ nam”, là nền tảng lý luận cho việc hoạch định các chủ trương chính sách về con người và phát triển con người, cho việc điều hành và quản lý đời sống xã hội. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, là nội dung cốt lõi, là tư tưởng căn bản trong chiến lược phát triển con người của nước ta hiện nay. Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của tư tưởng tiến bộ của nhân loại, đã được Liên Hợp Quốc chính thức vận dụng ở quy mô toàn cầu.
Con người vừa là mục tiêu, là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định con người là chủ thể lịch sử xã hội. Quan điểm đó đã được cụ thể hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam cụ thể hóa vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay trong quan điểm xem con người vừa là mục tiêu, là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển xã hội. Quan điểm đó nhấn mạnh vai trò chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của con người, xem đó là nguồn gốc, động lực của sự phát triển xã hội hiện đại. Phát huy vai trò con người chính là phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo đó trong quá trình hoạt động, bằng việc phát huy tối đa các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của chính họ, khắc phục và giảm thiểu những khiếm khuyết, hạn chế trên các phương diện khác nhau của con người. Phát huy vai trò con người được thực hiện trong cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn, hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần, bao gồm cả năng lực nhận thức, tư duy, hành động lẫn các phẩm chất chính trị đạo đức v.v..
Việc phát huy vai trò con người ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay đã được Đảng ta chú trọng nhấn mạnh trong các kỳ đại hội Đảng, trong các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương, trong các chủ trương, chính sách, quản lý và điều hành sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung. Một mặt, Đảng ta nhấn mạnh việc đấu tranh không khoan nhượng chống thóai hóa, biến chất, suy thóai về chính trị, tư tưởng đạo đức, chống lại những thói hư tật xấu, những đặc tính tiêu cực của con người Việt Nam đang cản trở sự phát triển của chính con người và xã hội. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhấn mạnh đến việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay với những đức tính sau đây:
“- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. 
Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kĩ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội
Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực” Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII.-Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.-tr. 58-59.
.
Hội nghị lần thứ Chín của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tiếp tục nhấn mạnh và bổ sung: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân, thiện, mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước” Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương lần thứ 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.- Văn phòng Trung ương Đảng xuất bản.- Hà Nội, 2014.-tr. 46-47.
“Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống, nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân, thiện, mỹ. Gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người Việt Nam Xây dựng và phát huy lối sống mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người ” Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương lần thứ 9, Sđd., tr.49,50.
. Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải đặt con người vào vị trí trung tâm, xem đó vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển và cũng chỉ bằng cách đó thì sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay mới có thể thực hiện thành công được. Độc lập, tự do và hạnh phúc của con người, sự phát triển toàn diện của nó là nội dung cốt lõi, mục tiêu chủ yếu, cao nhất và bao trùm nhất của công cuộc đổi mới nói riêng và sự nghiệp giải phóng con người nói chung. Mục tiêu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, là sự thể hiện tập trung mục tiêu giải phóng con người trong giai đoạn hiện nay. 
Việc phát huy vai trò con người để thực hiện mục tiêu giải phóng con người, xem con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới được Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế đến chính trị, từ giáo dục và đào tạo đến khoa học và công nghệ, từ lĩnh vực xã hội đến lĩnh vực văn hóa. Bài học lịch sử của cách mạng Việt Nam là mọi sự thắng lợi đều phải dựa trên nền tảng phát huy, sử dụng đúng đắn con người. Để phát huy mạnh mẽ vai trò con người trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp khác nhau: Kết hợp giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần; coi trọng phát huy vai trò động lực chính trị, tinh thần và đạo đức; chú trọng tuyên truyền giáo dục, động viên kịp thời các hiện tượng tích cực của con người trong xã hội; thực thi các chính sách kinh tế xã hội hướng đến con người và vì con người; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Con người được đặt ở vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế và xã hội, coi trọng nhu cầu và lợi ích chính đáng của con người, đề cao sự tu dưỡng, tự rèn luyện, thông qua hoạt động thực tiễn để đào tạo, bồi dưỡng con người, thực hành phê bình và tự phê bình thường xuyên, chống chủ nghĩa cá nhân, tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Sự thành công của công cuộc đổi mới nói riêng và sự phát triển đất nước nói riêng phụ thuộc rất lớn vào việc phát huy vai trò con người, nhất là khi cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang diễn ra như vũ bão, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang bắt đầu, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra với những diễn biến bất thường, khó lường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU ĐỂ BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH
A.P.Séptulin, Bàn về mối liên hệ lẫn nhau của các phạm trù trong triết học mácxít. Nxb. Sự Thật, Hà Nội. 1961.
A.Séptulin, Phương pháp nhận thức biện chứng. Nxb. Tiến bộ và Nxb. Sự thật, Hà Nội. 1989.
Bách khoa toàn thư triết học. Nxb. Từ điển Xô viết. In lần thứ 2, Mátxcơva. 1989 (Tiếng Nga).
Báo cáo phát triển con người Việt Nam các năm 1999, 2011 và 2016.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học (Dùng trong đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ các ngành KHXH và NV không chuyên ngành Triết học). Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2014.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Triết học. 3 quyển. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2003.
Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
Davidovich V.E., Dưới lăng kính triết học. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Văn phòng Trung ương Đảng xuất bản. Hà Nội, 2014.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5-1941). Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tổng tập hồi ký. Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006.
Hawking S, Lược sử thời gian. Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2000.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình cao cấp lý luận chính trị - Triết học Mác - Lênin. Nxb Lý luận Chính trị, H. 2018.
Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Tái bản có sửa chữa, bổ sung). Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.
Lê Hữu Nghĩa, Lịch sử và lôgíc. Nxb. Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội. 1987.
Trần Văn Phòng (chủ biên), Giáo trình Triết học (dùng cho cao học không chuyên ngành triết học). Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2015.
Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục chính trị, Lịch sử triết học (Giáo trình bậc đại học dùng cho đối tượng đào tạo cán bộ chính trị quân đội). Nxb. QĐND, Hà Nội, 2003.
Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục chính trị, Triết học Mác - Lênin- Phần I, Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Dùng cho đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội - bậc đại học ). Nxb. QĐND, Hà Nội, 2008.
Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục chính trị, Triết học Mác - Lênin- Phần II, Chủ nghĩa duy vật lịch sử (Dùng cho đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội – bậc đại học). Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008.
Sir Julian Huxley, Dr. J. Bronowski, Sir Gerald Barry, James Fisher, Tư tưởng loài người qua các thời đại. Nxb. Văn hóa Thông tin. Hà Nội, 2004.
Triết học phương Tây hiện đại. Từ điển. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. 
Viện Nghiên cứu Con người. Một số kết quả nghiên cứu chủ yếu. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014.
Viện Triết học trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Lịch sử phép biện chứng. 6 tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1998.

MỤC LỤC
4. Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_hoc_triet_hoc_mac_lenin.doc