Giáo trình môn học Bóng bán

Nguyên lý chung về đánh bóng

 Bóng bàn là môn thể thao có tính đối kháng cao, là hoạt động không theo chu kỳ và đa dạng, phức tạp, biến hóa trong lối đánh, yêu cầu khi đánh bóng là phải chuẩn xác sang bàn đối phương với tốc độ, sức mạnh, sức xoáy và biến hóa điểm rơi

 Trình độ kỹ thuật của VĐV bóng bàn gồm 5 yếu tố: chuẩn, nhanh, mạnh, xoáy và điểm rơi

 Khi nghiên cứu nguyên lý đánh bóng phải phân tích các đặc điểm, yêu cầu của 5 yếu tố kỹ thuật nêu trên, đồng thời phải hiểu biết về sinh lý, giải phẫu, sinh cơ, sinh hóa thể thao để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố đó

 5 yếu tố: chuẩn, nhanh, mạnh, xoáy và điểm rơi có tính chất, đặc điểm khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ lẫn nhau, có tác dụng bổ sung hỗ trợ cho nhau, cùng tồn tại trong một lối đánh, trong từng loại kỹ thuật

 Từ nguyên lý chung về đánh bóng có thể đưa ra 2 yêu cầu như sau:

 - Phải đánh bóng chuẩn sang bàn đối phương

 - Bóng đánh sang bàn đối phương phải có tốc độ, sức mạnh, sức xoáy và điểm rơi

 Để phân tích và luyện tập tốt các kỹ thuật cơ bản của bóng bàn, người ta chia quĩ đạo của đường bóng đánh sang bàn đối phương nẩy lên thành 5 giai đoạn sau:

H.1

 1. Bóng vừa nẩy lên

 2. Bóng đang đi lên

 3. Bóng đến điểm cao nhất

 4. Bóng đi xuống

 5. Bóng xuống thấp

 

doc 99 trang kimcuc 5720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn học Bóng bán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn học Bóng bán

Giáo trình môn học Bóng bán
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
------------------
BÀI GIẢNG
MÔN BÓNG BÀN
	 	 GIẢNG VIÊN : HỒ VĂN CƯỜNG
Quảng Ngãi, 12/2015
LỜI NÓI ĐẦU
	Thực hiện thông báo số: 935/TB-ĐHPVĐ của Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng về việc triển khai đưa bài giảng lên website nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thêm tài liệu để nghiên cứu học tập, qua đó đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo theo hệ thống tín chỉ, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, chúng tôi đã biên soạn và giới thiệu đề cương bài giảng môn Bóng bàn với thời lượng 02 tín chỉ, giảng dạy 45 tiết (lý thuyết 15t, thực hành 30t), dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Sư phạm Giáo dục Thể chất trường Đại học Phạm Văn Đồng.
	Chương trình đào tạo cử nhân CĐSP GDTC yêu cầu phải nắm vững kiến thức, kỹ năng thực hành kỹ thuật môn bóng bàn và ứng dụng nó trong thực tiễn GDTC, huấn luyện thể thao ở cơ sở: Đây chính là phần kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ rất quan trọng của người giáo viên GDTC.
	Bóng bàn là môn thể thao mang tính quần chúng rộng rãi, mọi đối tượng, lứa tuổi giới tính đều có thể tham gia tập luyện, dụng cụ phương tiện sân bãi phục vụ cho luyện tập, thi đấu môn bóng bàn đơn giản ít tốn kém. Tập luyện bóng bàn giúp nâng cao sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực, rèn luyện phẩm chất đạo đức tốtđây là nhu cầu rất quan trọng của con người trong xã hội hiện đại.
	Học phần này trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lịch sử phát triển, ý nghĩa, tác dụng môn bóng bàn; nắm bắt và có năng lực hướng dẫn thực hiện được các kỹ thuật cơ bản và phương pháp giảng dạy môn bóng bàn; biết vận dụng 1 số chiến thuật cơ bản trong bóng bàn, cách tổ chức thi đấu, trọng tài bóng bàn cho học sinh phổ thông
	Đề cương bài giảng được biên soạn dựa trên giáo trình qui định của Bộ Giáo dục-Đào tạo, kết hợp với các tài liệu, sách tham khảo có liên quan, theo hướng tập trung vào các vấn đề cơ bản nhất, phù hợp với trình độ khả năng tiếp thu của sinh viên, nhưng vẫn đảm bảo nội dung của chương trình.
	Để tiếp thu tốt nội dung bài giảng, sinh viên cần tự nghiên cứu học tập kết hợp với các tài liệu tham khảo, tự giác tích cực trong ôn tập, ngoại khóa, tự học và thảo luận nhóm để nắm chắc các nội dung trọng tâm của bài giảng, đồng thời có thể vận dụng vào hoạt động rèn luyện học tập của bản thân cũng như trong thực tiễn công tác sau này.
	Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp chân tình của quí thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn sinh viên để tập bài giảng ngày càng hoàn chỉnh.
	Xin chân thành cảm ơn!
	TÁC GIẢ
CHỮ VIẾT TẮC DÙNG TRONG BÀI GIẢNG
CĐSP: Cao đẳng sư phạm
GDTC: Giáo dục thể chất
GV: Giáo viên
HLV: Huấn luyện viên
SV: Sinh viên
TDTT: Thể dục thể thao
VĐV: Vận động viên
Chương 1. LÝ THUYẾT CHUNG (15 Tiết) 
1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN 
1.1.1. Nguồn gốc về sự ra đời của môn bóng bàn
	Bóng bàn là một môn thể thao có từ lâu đời và được mọi người yêu thích. Về nguồn gốc ra đời của nó, hiện có nhiều quan điểm khác nhau. Có nhiều ý kiến khác nhau về sự xuất hiện của môn bóng bàn:
- Có người cho rằng bóng bàn được cải biên từ quần vợt, chơi trên bàn ăn, lưới mắc vào thành ghế. Vì vậy, còn gọi là quần vợt trên bàn (Tennis table). 
- Khoảng 1895 cũng lối chơi như trên nhưng đánh bằng bóng nhựa, bóng nhựa dần dần phổ biến. Tiếng bóng nảy kêu “Ping - Pong, Ping - Pong”. Do đó, bóng bàn có tên mới là “Ping - Pong”. 
- Có người cho rằng bóng bàn xuất hiện sớm hơn quần vợt. Theo ông Kê-Len (Hungari), cách đây gần 2000 năm, trong cung đình của Nhật Bản đã có trò chơi đá cầu lông. Bóng bàn từ trò chơi này biến đổi thành. 
- Cũng có người cho rằng bóng bàn đầu tiên lưu hành ở cung đình Anh và Đức. Nghe nói, có lần Nữ hoàng Anh tặng quà cho Vua Đức là những dụng cụ chơi bóng bàn. Sau đó, từ cung đình lưu truyền ra dân chúng, dần dần thành trò chơi giải trí ở Châu Âu. 
- Theo I-Va-Nốp (Liên Xô cũ) trong cuốn sách về huấn luyện bóng bàn của ông có viết: “Đầu thế kỷ 19 trong một số trí thức ở Mat-xcơ-va và Lênin-grát chơi trò chơi có dụng cụ căng bằng dây và bóng bằng Li-e có cắm lông”. Từ đó, dần dần biến thành trò chơi trong nhà, dùng gỗ làm vợt đánh qua lại giữa 2 cái bàn, sau này ghép 2 bàn lại với nhau có lưới bằng sợi. Đó là tiền thân của bóng bàn. 
- Theo ông Mông-Ta-Gu, chủ tịch Hiệp hội bóng bàn thế giới. Năm 1880, có công ty dụng cụ TDTT ở Anh bán những thiết bị bóng bàn, nên bóng bàn ra đời khoảng 1880 ở Anh là tương đối chính xác. 
	Ngoài ra tài liệu lịch sử TDTT các nước cũng không có tư liệu nào nói về bóng bàn ra đời sớm hơn năm 1880. 
1.1.2. Các giai đoạn phát triển của môn bóng bàn
	Sự phát triển môn bóng bàn phụ thuộc vào sự cải tiến của thiết bị dụng cụ và những qui định về cách thức chơi (luật). Tuy nhiên, đến năm 1959 mới có qui định chính thức về qui cách của vợt
	Quá trình cải tiến của vợt và qui định cách thức chơi, cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và hoàn thiện kỹ thuật mới, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của kỹ, chiến thuật bóng bàn 
+ Lúc đầu sử dụng vợt gỗ, do bề mặt cứng, trơn nhẵn nên độ ma sát ít, năng lực khống chế bóng kém, do đó sử dụng kỹ thuật chặn, đẩy là chính, lối đánh đơn điệu. Tiêu chuẩn đánh giá trình độ kỹ thuật là căn cứ vào mức độ chặn bóng, gò bóng, số lần đánh bóng qua lại nhiều hay ít, tính bền bỉ, kiên trì
+ Qua một thời gian, người ta thấy cần phải làm sao để vợt tiếp xúc bóng tăng ma sát, nên cần phải cải tiến vợt gỗ, để tăng hiệu suất đánh bóng. Vì thế, họ nghĩ ra cách dán trên mặt vợt gỗ một lớp da lông thú, nhung, giấy hoặc Li-e. Những chiếc vợt mới này đã cải tiến một phần trình độ kỹ thuật. Đã xuất hiện kỹ thuật cắt bóng và một vài quả vụt đơn thuần. 
+ Năm 1902, Vợt Gai cao su ra đời đã đưa trình độ kỹ thuật, chiến thuật bóng bàn tiến lên những bước mới. Vợt gai sao su có tính đàn hồi, biến dạng bên ngoài, nên tác dụng làm tăng thêm ma sát khi vợt chạm bóng, nó còn nâng cao tác dụng đánh bóng. Do đó, không những phát triển thêm kỹ thuật cắt bóng, đồng thời phát triển thêm kỹ thuật tấn công, phạm vi đánh bóng được mở rộng. Trong thời kỳ đầu thịnh hành sử dụng vợt cao su và do kích thước của bàn và lưới lúc đó qui định, đã làm cho phòng thủ lợi hơn tấn công. Vì vậy, xuất hiện nhiều trận đấu kéo dài kiểu Ma-ra-tông. 
+ Năm 1952, Vợt mousse xuất hiện, làm tăng ma sát khi đánh bóng, sức đàn hồi lớn, bóng đi nhanh, mạnh, xoáy, làm tăng nhanh tốc độ đánh bóng và phá vỡ đấu pháp của vợt gai cao su. Nghiên cứu quá trình phát triển của môn bóng bàn có thể thấy rằng, cải cách đối với dụng cụ bóng bàn là động lực phát triển trình độ kỹ thuật bóng bàn và đến khi cây vợt mousse ra đời thì xuất hiện kỹ thuật giật bóng, kỹ thuật này đã nâng cao uy lực bóng xoáy và tốc độ phát bóng. 
1.1.3. Một số đặc điểm của lối đánh hiện nay
	Dựa vào cách cầm vợt, bóng bàn có 2 lối đánh mang tính chất của 2 trường phái: 
1.1.3.1. Vợt dọc 
	Đặc điểm là tích cực chủ động, nhanh và biến hoá khi tấn công, có xu hướng đứng gần bàn tấn công nhanh, đối phó với những quả bóng có sức xoáy mạnh. Bên cạnh lối đánh tốc độ, còn lấy đánh xoáy làm chính. 
1.1.3.2. Vợt ngang 
	Hoàn thiện kỹ thuật tấn công thuận tay, đôi công và giật bóng, còn bên trái thì sử dụng vụt nhanh, ngoài ra còn có một số đấu thủ còn có khả năng giật bóng với sức xoáy lớn, tốc độ nhanh cả thuận lẫn trái tay. Nhiều phong cách tấn công toàn năng của vợt ngang đã xuất hiện. 
1.1.3.3. Vợt phản xoáy 
	Đã xuất hiện một số lối đánh độc đáo mới. Vận động viên dùng vợt phản xoáy đã giành được những thành tích tốt, cũng như lúc mới xuất hiện vợt mousse. Hiện nhiều người quan tâm nghiên cứu đặc tính loại vợt này. (Anti-topspin, vợt chống giật - phản xoáy) 
1.1.4. Quá trình phát triển bóng bàn ở Việt Nam
	Quá trình phát triển của môn bóng bàn ở Việt Nam không được liên tục, lúc suy, lúc thịnh. Tuy nhiên, bóng bàn Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt trong lĩnh vực quốc gia, khu vực cũng như quốc tế. Để xác định được mức độ tiến triển qua các giai đoạn, chúng ta cần phải hiểu hoạt động của bóng bàn trong từng thời kỳ suy, thịnh để tìm ra hướng đi hợp lý và những giải pháp tích cực để đưa môn bóng bàn nhanh chóng tiến bộ và phát triển trên thao trường quốc tế. 
	Dựa theo thời gian lịch sử ta có chia sự phát triển của môn bóng bàn nước ta qua các thời kỳ: 
	- Thời kỳ sơ khai (1920 - 1945) 
	- Thời kỳ phát triển (1946 - 1952) 
	- Thời kỳ danh vọng (1953 - 1959) 
	- Thời kỳ suy sụp (1960 - 1975) 
	- Thời kỳ phục hưng (1975 đến nay). 
1.1.4.1. Thời kỳ sơ khai 
	Sự xuất hiện môn bóng bàn ở Việt Nam không được ghi nhận chính xác vào ngày tháng năm nào. Nhưng theo các tài liệu thể thao được sách báo ghi nhận thì môn bóng bàn vào thời kỳ này là một trong những phương tiện vui chơi giải trí. 
	Theo tài liệu của báo TDTT Thành phố Hồ Chí Minh năm 1985, thì vào khoảng năm 1924 nhân một chuyến xuất ngoại sang Singapore, cụ Hồ Quang An đã được chứng kiến nhiều buổi đánh bóng bàn tại một phòng tập thể thao và đã mua 8 cây vợt, 2 cái lưới và một số bóng đem về Sài Gòn phổ biến cho học sinh trường Hồ Ngọc Cẩn. 
	Vào thời điểm này ta ghi nhận được một số tay vợt tên tuổi ở khắp nơi như: Hà Nội có Lý Ngọc Sơn, Đàm Thế Công, Đinh Công Chất, Nguyễn Lan Hợp, Phó Đức Huy; Sài Gòn có Nguyễn Văn Khai, Trương Vĩnh Các, Ady (thân phụ của Trần Thanh Dương vô địch 70); Miền Tây có Trịnh Lực
1.1.4.2. Thời kỳ phát triển 
	Thời kỳ này các VĐV hăng say tập luyện tham gia thi đấu, dần dần một số trở thành danh thủ xuất sắc cùng với danh thủ Mai Văn Hòa từ Campuchia trở về hợp thành một lực lượng có khả năng so tài với nước ngoài. 
	Năm 1951, Việt Nam chính thức là hội viên của Liên Đoàn Bóng Bàn Thế Giới. 	Trước khi dự giải Vô địch bóng bàn thế giới, Việt Nam đã thi đấu giao hữu tại Pháp và Hà Lan, kết quả khả quan, Trần Quang Nhụy đã thắng vô địch Hà Lan Cor-du-buy. Ngoài ra, còn có tay vợt Trần Văn Liễu cũng thi đấu khá tốt
1.1.4.3. Thời kỳ danh vọng 
	Năm 1954 đoàn bóng bàn Miền nam Việt Nam dự giải vô địch Bóng bàn Châu Á, tay vợt Mai Văn Hòa vô địch đơn nam. Đôi nam: Hòa-Được giành được huy chương bạc. Năm 1958, Đội tuyển Miền Nam gồm Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Lê Văn Tiết, Trần Văn Liễu đã đoạt huy chương vàng đồng đội nam và đôi nam. 
	Căn cứ vào thành tích các tuyển thủ thi đấu, ban tổ chức đã sắp Lê Văn Tiết hạng thứ 6 và Mai Văn Hòa hạng thứ 12 trên thế giới. Ngoài ra, còn có cây vợt trẻ Huỳnh Văn Ngọc (18 tuổi), năm 1957 tại giải Vô địch Bóng Bàn thế giới tại Stockholm (Thụy Điển) đã thắng vô địch thế giới Ogimura (Nhật bản). Trong thời kỳ này, bóng bàn Việt Nam như sống trong những giây phút huy hoàng của đỉnh cao trên trường quốc tế. Hình ảnh của ngôi sao sáng Lê Văn Tiết, Mai Văn Hòa đã tỏa sáng trên đấu trường Châu Á trong thời kỳ đó 
1.1.4.4. Thời kỳ suy sụp 
	Đầu năm 1960 một lớp trẻ nổi lên: Lê Văn Inh, Trần Thanh Dương, Phạm Gia Anh đã đại diện cho bóng bàn Việt Nam khi xuất ngoại thi đấu, nhưng tụt hậu về kỹ thuật, yếu kém về kinh nghiệm nên đã thất bại trên đấu trường quốc tế, kế tiếp trong những giải sau đó đội tuyển Việt Nam mất hẳn trong 3 hạng đầu của Châu Á. 
	Để trẻ hoá lực lượng, Miền nam Việt Nam đã cho đội tuyển đi tập huấn ở Nam Triều Tiên như: Vương Chính Học, Mai Văn Minh, Châu Hậu Ý, tuy nhiên không đem lại kết quả khả quan. 
	Trong thời kỳ này ở Miền Bắc Việt Nam đã gia nhập làng bóng bàn thế giới với những tay vợt như: Nguyễn Ngọc Phan, Dương Quốc Tuấn, Chu Văn Quế, Nguyễn Thế Ngọc, Nguyễn Thị Mai, Đỗ Thúy Nga và họ đã đạt được những thành tích đáng kể trong các giải đấu khu vực và thế giới. 
1.1.4.5. Thời kỳ phục hưng 
	Năm 1975, đất nước thống nhất, phong trào TDTT nói chung, môn bóng bàn nói riêng có điều kiện phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, kỹ chiến thuật đánh bóng được phát triển lên một tầm cao mới
	Trong những năm gần đây, sau thời kỳ Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực ASEAN, bóng bàn Việt Nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc, thể hiện được lối đánh khá tiên tiến
	Những cây vợt xuất sắc tiêu biểu cho làng bóng bàn hiện đại của nước ta như: Trần Tuấn Anh, Lê Xuân Phong, Nguyễn Minh Hiền, Nguyễn Vinh Hiển. Tham dự giải Bóng bàn quốc tế tại SEA Games (1989), Asian games (1990), đoàn tuyển thủ Việt Nam đã tạo được niềm tin mới cho giới hâm mộ. Tại SEA Games 15 đoạt 3 huy chương bạc. Và mới đây tại SEA Games 18 và 21, VĐV Vũ Mạnh Cường đã xuất sắc đoạt huy chương vàng đơn nam; SEA Games 22, VĐV Trần Tuấn Quỳnh đoạt chức vô địch.
	Các địa phương có phong trào phát triển mạnh hiện nay là: Hải Dương, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Tiền Giang
	Một số tay vợt mạnh hiện nay là: Đinh Quang Linh, Trần Tuấn Quỳnh, Đoàn Kiến Quốc, Mai Hoàng Mỹ Trang, Xuân Hằng.
	Tuy nhiên, dù đã thể hiện được phong cách, lối đánh tương đối phù hợp với bóng bàn hiện đại, nhưng trình độ kỹ chiến thuật của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế, cần phải được đầu tư, đào tạo tập luyện một cách khoa học, có hệ thống, mới có thể theo kịp trình độ phát triển của bóng bàn quốc tế hiện nay
1.1.5. Hiệp hội Bóng bàn thế giới 
	ITTF (FEDERATION INTERNATIONAL TABLE TENNIS) 
	Ngày 15 – 1 – 1926 tại thành phố Berlin nước Đức, bác sĩ Georg Lehman đã đề xuất ý kiến về việc thành lập Hiệp hội bóng bàn thế giới. 
	Hiệp hội bóng bàn thế giới chính thức được thành lập với đại diện của 7 nước: Áo, Anh, Đức, Hungari, Xứ Gan, Tiệp Khắc và Thụy Điển. Đến năm 1939 có 28 nước tham gia hiệp hội. Đến năm 1975 có 128 nước và khu vực là hội viên ITTF bao gồm: Châu Á: 37 nước, Châu Âu: 32 nước, Châu Phi: 20, Châu Mỹ La Tinh: 25, Bắc Mỹ: 2 
và Châu Úc: 4 nước. 
	Đến nay đã có gần 140 nước thuộc các Châu Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc là thành viên của ITTF. Đại diện cho các Hiệp hội bóng bàn quốc gia có quyền phát biểu trong các kỳ họp cùa ITTF bằng tiếng nói của nước mình với điều kiện phải dịch một trong những thứ tiếng chính thường dùng cho các cuộc họp như: Tiếng Ả rập, Anh, Đức, Nga, Tây Ban Nha. 
	Trước năm 1939 giải Vô địch bóng bàn thế giới mỗi năm tổ chức một lần. Từ khi thành lập 1926 đến năm 1939 đã tổ chức được 13 lần. Từ năm 1939 đến năm 1945 vì Đại chiến thế giới lần thứ 2 nên không tổ chức. Từ năm 1947 đến năm 1957 tiếp tục tổ chức mỗi năm một lần; tất cả là 11 lần. Từ năm 1957 tổ chức 2 năm một lần. Tính đến 1975 đã tổ chức được 33 lần tại 3 Châu lục (Châu Âu: 27, Châu Á: 5 và Châu Phi: 1). Địa điểm tổ chức giải vô địch bóng bàn thế giới thường do Đại hội đại biểu của Hiệp hội bóng bàn thế giới quyết định. 
	Các quốc gia có nền Bóng bàn phát triển mạnh nhất hiện nay là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Bỉ, Pháp, .
* Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày nguồn gốc ra đời của môn bóng bàn.
2. Hãy cho biết quá trình phát triển môn bóng bàn ở ViệtNam.
* Câu hỏi thảo luận:
	Các giai đoạn phát triển của môn bóng bàn ảnh hưởng thế nào đến sự hình thành và hoàn thiện các kỹ thuật mới ?
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH BÓNG
1.2.1. Nguyên lý chung về đánh bóng 
	Bóng bàn là môn thể thao có tính đối kháng cao, là hoạt động không theo chu kỳ và đa dạng, phức tạp, biến hóa trong lối đánh, yêu cầu khi đánh bóng là phải chuẩn xác sang bàn đối phương với tốc độ, sức mạnh, sức xoáy và biến hóa điểm rơi
	Trình độ kỹ thuật của VĐV bóng bàn gồm 5 yếu tố: chuẩn, nhanh, mạnh, xoáy và điểm rơi
	Khi nghiên cứu nguyên lý đánh bóng phải phân tích các đặc điểm, yêu cầu của 5 yếu tố kỹ thuật nêu trên, đồng th ...  tự số 9 đến số 16 sẽ được rút thăm càng đều càng tốt vào những phần mười sáu (1/16) của bảng, mà ở đó không có vị trí của những đấu thủ hay những đôi đấu thủ xếp hạng cao hơn và cứ như vậy cho đến khi tất cả các đăng ký được sắp xếp xong.
3.6.3.6 Một đôi nam hay một đôi nữ gồm đấu thủ của hai Liên đoàn khác nhau được coi như là một đôi của Liên đoàn có đấu thủ xếp hạng cao hơn trong bảng xếp hạng thế giới hay khi cả hai đều không có trong danh sách ấy thì sẽ tính xem người có trong bảng thích hợp của Châu lục; nếu cả hai đấu thủ không có ở cả hai danh sách xếp hạng trên thì đôi này được coi như một đôi thành viên của Liên đoàn mà có thứ hạng xếp cao hơn ở bảng xếp hạng đồng đội thích hợp của giải vô địch thế giới.
3.6.3.7 Một đôi nam nữ hỗn hợp gồm đấu thủ của hai Liên đoàn khác nhau sẽ được coi là một đôi Liên đoàn mà đấu thủ nam đó trực thuộc.
3.6.3.8 Trong một cuộc đấu loại những đăng ký thuộc cùng một Liên đoàn ít hơn hoặc bằng số lượng của các nhóm đấu loại phải được rút thăm vào các nhóm khác nhau theo cách đó những người được quyền vào thi đấu tiếp vòng sau ở các vị trí càng xa nhau càng tốt theo như những nguyên tắc của điều 3.6.3.3-5.
3.6.3.9 Một Liên đoàn có thể đề cử một đấu thủ trong thẩm quyền của mình dự thi bất cứ giải thi đấu cá nhân nào mà người ấy có đủ khả năng, tuy nhiên một đấu thủ đủ tư cách đại diện cho Liên đoàn nào đó vẫn có quyền chấp nhận sự đề cử của Liên đoàn đó.
3.6.4 Những thay đổi
3.6.4.1 Cuộc rút thăm đã hoàn tất thì chỉ có thể thay đổi được khi được phép của ban điều hành có trách nhiệm và trường hợp thích hợp có sự đồng ý của các đại diện Liên đoàn có liên quan trực tiếp.
3.6.4.2 Việc rút thăm có thể thay đổi chỉ để sửa những sai sót và những sự hiểu lầm thực sự trong việc thông báo và nhận đăng ký, để sửa sự mất cân đối nghiêm trọng như đã quy định ở điều 3.6.5. hoặc bao gồm những đấu thủ hoặc đôi đấu thủ bổ sung như quy định ở điều 3.6.6.
3.6.4.3 Không có bất kỳ sự thay đổi nào khác ngoài những loại bỏ cần thiết của bảng rút thăm sau khi giải đã bắt đầu thi đấu, cho vì mục đích của quy định này thì một cuộc đấu loại có thể coi như một giải riêng.
3.6.4.4 Trừ khi bị truất quyền thi đấu còn thì không một đấu thủ nào bị gạt bỏ khỏi bảng rút thăm nếu không có sự đồng ý của người đó khi có mặt hoặc của người đại diện hay được ủy quyền khi đấu thủ đó vắng mặt.
3.6.4.5 Không được phép thay đổi một cặp đấu đôi nếu cả hai đấu thủ đều có mặt và sẵn sàng thi đấu; nhưng một đấu thủ bị thương, bị ốm hay vắng mặt thì có thể chấp nhận sự biện minh cho một sự thay đổi.
3.6.5 Rút thăm lại
3.6.5.1 Trừ những quy định như ở điều 3.6.4.2, 3.6.4.5 và 3.6.5.2, một đấu thủ không được chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong bảng rút thăm và nếu vì một lý do nào đó bảng rút thăm trở nên mất cân đối nghiêm trọng hễ khi có thể được thì giải đó sẽ rút thăm lại hoàn toàn.
3.6.5.2 Trường hợp khác thường, khi sự mất cân đối do sự vắng mặt của một vài đơn hay đôi hạt giống trong cùng phần của bảng rút thăm, thì số đơn hay đôi hạt giống còn lại chỉ có thể đánh số lại theo thứ tự xếp hạng và rút thăm lại trong chừng mực có thể được vào các vị trí hạt giống tính đến thực thi những yêu cầu đối với đề cử hạt giống của Liên đoàn.
3.6.6 Bổ sung
3.6.6.1 Những đấu thủ chưa có tên trong bảng rút thăm ban đầu có thể bổ sung sau theo nhận xét của ủy ban điều hành có trách nhiệm và sự đồng ý của tổng trọng tài.
3.6.6.2 Bất kỳ những vị trí hạt giống bị khuyết nào phải được bổ sung trước theo thứ tự xếp hạng, bằng cách rút thăm vào các vị trí đó những đấu thủ và những cặp đôi mới mạnh nhất; còn những đấu thủ và những đôi tiếp theo sẽ được rút thăm vào những vị trí khuyết do vắng mặt hoặc do bị truất quyền thi đấu và sau đó vào những vị trí được miễn khác ngoài những vị trí đối diện với những đấu thủ hay những đôi hạt giống.
3.6.6.3 Bất kỳ đấu thủ hay cặp đôi nếu được rút vào bảng rút thăm ban đầu mà đáng lẽ họ được chọn là hạt giống theo bảng xếp hạng thì chỉ có thể được rút thăm vào các vị trí chỗ trống của các vị trí hạt giống.
3.7 TỔ CHỨC CÁC CUỘC THI ĐẤU
3.7.1 Thẩm quyền
3.7.1.1 Với điều kiện là tuân thủ hiến chương, bất kỳ Liên đoàn nào cũng có thể tổ chức hoặc ủy quyền tổ chức các giải mở rộng, giải hạn chế, giải mời trên lãnh thổ của mình hay tổ chức các trận giao đấu quốc tế.
3.7.1.2 Vào bất kỳ mùa giải nào, một Liên đoàn có thể đề cử một giải thanh niên, một giải thiếu niên và một giải lão tướng(*) Như giải người cao tuổi (ND)
 tổ chức như là 1 giải quốc tế mở rộng thanh niên, thiếu niên và lão tướng của họ; một đấu thủ chỉ có thể tham gia thi đấu các giải đó với sự cho phép của Liên đoàn mình, những sự cho phép như thế không thể bị từ chối một cách không hợp lý.
3.7.1.3 Một đấu thủ không thể tham gia một giải hạn chế hay một giải mời mà không có sự cho phép của Liên đoàn mình, trừ khi đã được phép chung của Liên đoàn bóng bàn thế giới hoặc khi các đấu thủ đều cùng thuộc một Châu thì phải được phép của Liên đoàn Châu ấy.
3.7.1.4 Một đấu thủ không thể tham gia 1 cuộc thi đấu quốc tế nếu như đấu thủ ấy bị Liên đoàn của mình tạm đình chỉ.
3.7.1.5 Không một cuộc thi đấu nào được mang danh nghĩa Thế giới nếu không được phép của Liên đoàn bóng bàn thế giới hoặc danh nghĩa Châu lục nếu không được phép của Liên đoàn Châu ấy.
3.7.2 Đại diện
3.7.2.1 Các đại diện của tất cả các Liên đoàn có đấu thủ tham gia một giải quốc tế mở rộng đều có quyền tham sự cuộc rút thăm và tham gia ý kiến trong những thay đổi của bảng rút thăm hoặc với các quyết định khiếu nại mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các đấu thủ của họ.
3.7.2.2 Một Liên đoàn khách mời có quyền đề cử ít nhất một đại diện vào ban điều hành của bất cứ trận đấu quốc tế nào mà họ tham dự.
3.7.3. Đăng ký
3.7.3.1 Các mẫu đơn đăng ký của các giải quốc tế mở rộng phải được gửi tới tất cả các Liên đoàn chậm nhất là trước 2 tháng trước khi bắt đầu cuộc thi và chậm nhất là 1 tháng trước ngày hết hạn nhận đơn đăng ký.
3.7.3.2 Tất cả những đăng ký mà các Liên đoàn gửi tới các cuộc thi đấu mở rộng đều phải được nhận, nhưng những người tổ chức có quyền chỉ định những người tham gia cuộc thi đấu loại; trong quyết định phân bổ này họ phải tính đến bảng thành tích xếp hạng thích hợp của Liên đoàn bóng bàn thế giới và của Liên đoàn Châu cũng như thứ tự xếp hạng trong đăng ký nêu rõ của Liên đoàn đề cử.
3.7.4 Các môn thi đấu
3.7.4.1 Những giải Vô địcch quốc tế mở rộng sẽ gồm các môn thi đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, và có thể là đôi nam nữ và thi đấu đồng đội quốc tế cho các đội đại diện cho các Liên đoàn.
3.7.4.2 Trong các giải mang danh nghĩa Thế giới đấu thủ trong độ tuổi trẻ, thiếu niên và nhi đồng có thể dưới 21 tuổi, dưới 18, dưới 15 tính đến ngày 31 tháng 12 của năm mà giải đó được tổ chức, giới hạn của các độ tuổi này được đề xuất để phù hợp với các môn thi đấu và trong những giải thi đấu khác. 
3.7.4.3 Đề xuất các trận thi đấu đồng đội của các giải quốc tế mở rộng có thể sử dụng trong các thể thức như qui định ở điều 3.7.6; trong mẫu đơn đăng k? hay điều lệ phải trình bày rõ là đấu theo thể thức nào.
3.7.4.4 Những môn thi đấu cá nhân thích hợp là đấu theo nguyên tắc chính loại trực tiếp, còn những môn thi đấu đồng đội và những vòng loại của các giải cá nhân thì có thể đấu loại trực tiếp hay đấu theo nhóm.
3.7.5 Thi đấu theo nhóm
3.7.5.1 Trong cuộc thi đấu của ảnh hưởng nhóm hay thi đấu vòng tròn(*) “round robin”
, tất cả các thành viên trong nhóm đều phải đấu với nhau và mỗi trận thắng được 2 điểm, mỗi trận đấu thua được 1 điểm và 0 điểm nếu không đấu hoặc không kết thức trận đấu; thứ tự xếp hạng sẽ được xác định chủ yếu dựa trên số điểm thi đấu đạt được.
3.7.5.2 Nếu có 2 hoặc nhiều thành viên của nhóm đạt được cùng số điểm như nhau thì vị trí tương quan của các thành viên đó sẽ được xác định chỉ dựa trên kết quả các trận thi đấu giữa họ với nhau bằng cách xem xét lần lượt những số điểm của trận đấu, trước tiên là tỷ số thắng thua ở các trận đấu cá nhân (đối với các giải đồng đội), các ván và điểm số cho đến lúc cần thiết để phân định thứ hạng.
3.7.5.3 Nếu tới bước nào trong việc tính toán mà những thứ hạng của 1 hay nhiều thành viên đã xác định được trong khi những người khác vẫn bằng nhau thì kết quả của các trận đấu mà những thành viên đó tham dự được tách ra khỏi bất kỳ tính toán tiếp theo nào để giải quyết tình trạng bằng nhau theo đúng phương thức như của điều 3.7.5.1 và 3.7.5.2.
3.7.5.4 Nếu như không thể giải quyết tình trạng bằng nhau các cách thức như thủ tục đã qui định ở điều 3.7.5.1-3 thì những thứ hạng tương quan sẽ được quyết định bằng cách rút thăm.
3.7.5.5 Trong cách giai đoạn đấu loại của các giải Vô địch thế giới, Olympic và Quốc tế mở rộng các đấu thủ sẽ được rút thăm vào các nhóm theo thứ bậc xếp hạng, có tính đến sự phân cách càng xa càng tốt đối với Liên đoàn và mỗi thành viên trong nhóm sẽ được đánh số thứ tự theo trình độ từ cao xuống thấp.
3.7.5.6 Trừ khi trọng tài được ủy quyền làm khác đi còn nếu chọn 1 đấu thủ vào đấu vòng kế tiếp thì trận đấu cuối cùng sẽ là giữa đấu thủ mang số 1 và số 2, nếu chọn 2 vào đấu vòng kế tiếp thì trận đấu cuối cùng sẽ là giữa đấu thủ mang số 2 và 3 vân vân và vân vân.
3.7.6 Các thể thức thi đấu đồng đội
3.7.6.1 Thi đấu 5 trận (5 trận đơn). Đội thắng đạt tỷ số áp đảo.
3.7.6.1.1 Một đội phải gồm có 3 đấu thủ.
3.7.6.1.2 Thứ tự của trận đấu sẽ là A đấu với X, B đấu với Y và C đấu với Z, A đấu với Y và B đấu với X.
3.7.6.2 Thi đấu 5 trận (4 trận đơn và 1 trận đôi) Đội thắng đạt tỷ số áp đảo
3.7.6.2.1 Một đội phải gồm 2, 3 hoặc 4 đấu thủ.
3.7.6.2.2 Thứ tự của trận đấu sẽ là A đấu với X, B đấu với Y, trận đấu đôi, A đấu với Y và B đấu với X.
3.7.6.3 Thi đấu 7 trận (6 trận đơn và 1 trậm đôi). Đội thắng đạt tỷ số áp đảo.
3.7.6.3.1 Một đội phải gồm 3, 4 hoặc 5 đấu thủ.
3.7.6.3.2 Thứ tự của trận đâu sẽ là A đấu với Y, B đấu với X, C đấu với Z, trận đấu đôi, A đấu với X, C đấu với Y và B đấu với Z.
3.7.6.4 Thi đấu 9 trận (9 trận đơn). Đội thắng đạt tỷ số áp đảo.
3.7.6.4.1 Một đội phải gồm 3 đấu thủ.
3.7.6.4.2 Thứ tự trận đấu sẽ là A đấu với X, B đấu với Y, C đấu với Z, B đấu với X, A đấu với X, C đấu với Y, B đấu với Z, C đấu với X và A đấu với Y.
3.7.7 Thủ tục trận thi đấu đồng đội.
3.7.7.1 Tất cả các đấu thủ sẽ được chọn từ những người được đề cử tham gia giải đồng đội.
3.7.7.2 Trước trận đấu sẽ rút thăm để quyết định quyền chọn đội hình A, B, C hay X, Y, Z và các thủ quân sẽ ghi tên đội của mình, ấn định một chữ cho từng đấu thủ đánh các trận đơn rồi đưa cho tổng trọng tài hoặc người đại diện của tổng trọng tài.
3.7.7.3 Đề cử danh sách cặp đấu trận đôi có thể tới lúc kết thúc của trận đấu đơn ngay trước đó.
3.7.7.4 Một đấu thủ phải đấu các trận liên tiếp có thể yêu cầu nghỉ nhiều nhất là 5 phút giữa các trận đấu đó. 
3.7.7.5 Trận thi đấu đồng đội sẽ kết thúc khi một đội đã thắng phần lớn các trận đấu cá nhân có thể diễn ra.
3.7.8 Kết quả
3.7.8.1 Sau mỗi cuộc thi đấu càng sớm càng tốt và chậm nhất là 7 ngày sau đó Liên đoàn tổ chức phải gửi cho Văn phòng của Liên đoàn bóng bàn thế giới và Thư ký Liên đoàn Châu lục thích hợp những kết quả chi tiết bao gồm tỷ số điểm của các trận đấu quốc tế, của tất cả các vòng đấu của giải Vô địch Châu lục, của các giải Quốc tế mở rộng và của những vòng kết thúc của các Giải vô địch quốc gia.
3.7.9 Truyền hình
3.7.9.1 Ngoài các cuộc thi danh nghĩa là Vô địch Thế giới, Châu lục hoặc Olympic ra, một giải thi đấu có thể được phát truyền hình chỉ khi được phép của Liên đoàn mà truyền hình phát trên địa bàn của họ.
3.7.9.2 Việc tham gia một giải thi đấu quốc tế coi như là sự đồng ý của Liên đoàn đang điều khiển các đấu thủ khách cho phát truyền hình giải thi đấu đó; danh nghĩa Vô địch Thế giới, Châu lục hay Olympic thì sự đồng ý như thế được xem như cho buổi truyền hình trực tiếp ở bất cứ nơi nào hoặc ghi hình trong thời gian diễn ra giải và trong vòng 1 tháng sau đó.
3.8 ĐỦ TƯ CÁCH THI ĐẤU QUỐC TẾ
3.8.1 Những qui định dưới đây áp dụng cho các cuộc thi danh hiệu Vô địch Thế giới, Vô địch Châu và Vô địch Olympic và cả với những cuộc thi đấu đồng đội của giải Quốc tế mở rộng.
3.8.2 Một đấu thủ có thể đại diện cho một Liên đoàn chỉ khi đấu thủ là công dân nước mà ở đó Liên đoàn có thẩm quyền, ngoại trừ một đấu thủ đến ngày 31 tháng 8 năm 1997 xét về ngày sinh và nơi cư trú đã có đủ tư cách đại diện cho 1 Liên đoàn mà đấu thủ đó không phải là công dân của họ có thể vẫn còn tình trạng đủ tư cách đó.
3.8.2.1 Một đấu thủ mà cùng một lúc là công dân của 2 nước trở lên có thể lựa Liên đoàn nào thích hợp mà mình sẽ đại diện.
3.8.2.2 Trường hợp các đấu thủ của 2 Liên đoàn trở lên có cùng quốc tịch thì từng Liên đoàn đó có thể định ra những yêu cầu riêng của mình cho tình trạng đủ tư cách.
3.8.3 Một đấu thủ không được đại diện cho các Liên đoàn khác nhau trong một thời gian 3 năm.
3.8.4 Một đấu thủ được coi như đại diện cho một Liên đoàn nếu đấu thủ ấy đã nhận sự đề cử đại diện cho Liên đoàn đó, dù có thi đấu hay không; ngày tháng dại diện là ngaỳ tháng đề cử hoặc là ngày tháng thi đấu mà thời gian nào gần đây hơn.
3.8.5 Một đấu thủ hay Liên đoàn của đấu thủ ấy phải cung cấp chứng cứ tình trạng đủ tư cách của mình nếu tổng trọng tài yêu cầu như vậy.
3.8.6 Một Liên đoàn có thể đề cử một đấu thủ đại diện cho mình, người mà có đủ tư cách đại diện như vậy, nhưng người đó đang cư trú trên lãnh thổ kiểm soát của Liên đoàn khác với điều kiện là đấu thủ ấy không bị Liên đoàn đó tạm đình chỉ (treo giò) hay khai trừ.
3.8.7 Bất cứ kháng nghị nào về vấn đề tình trạng đủ tư cách sẽ được tham khảo ý kiến Ban thường vụ và quyết định của Ban này là tối hậu.
* TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Bùi Quốc Dân (2002), Bóng bàn Việt Nam hội nhập quốc tế, NXB Trẻ.
[2] Nguyễn Xuân Hiền (1976), Kỹ thuật bóng bàn, NXB TDTT, Hà Nội.
[3] Lê Văn Inh (1991), Bóng bàn Việt Nam-Thế giới, NXB Trẻ, TP HCM.
[4] Thanh Long (2001), Kỹ thuật đánh bóng bàn, NXB Mũi Cà Mau.
[5] Trần Văn Mỹ – Mai Đình Trường (1984), Bài tập chiến thuật bóng bàn phổ thông, NXB TP HCM..
[6] Đường Kiến Quân (2003), Bóng bàn căn bản và nâng cao, NXB TDTT, Hà Nội. [7] Vũ Thành Sơn (2004), Giáo trình Bóng bàn, NXB ĐHSP. 
[8] Nguyễn Danh Thái (1999), Giáo trình bóng bàn, NXB TDTT. 
[9] Người dịch: PGS Nuyễn Văn Trạch (1997), Bóng bàn hiện đại Trung Quốc, NXB TDTT, Hà Nội
[10] UB TDTT, Luật bóng bàn (2006), NXB TDTT, Hà Nội.
MỤC LỤC
	Trang
Bìa: Bài giảng môn bóng bàn .............................................................1 
Lời nói đầu................2-3
Chữ viết tắc dùng trong bài giảng.4
Chương 1. Lý thuyết chung 
1.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển môn bóng bàn ................................5-10
1.2. Lý luận chung về đánh bóng11-19
1.3. Các kỹ thuật cơ bản và phương pháp giảng dạy bóng bàn..20-25
1.4. Một số chiến thuật cơ bản trong bóng bàn...26-28
1.5. Kỹ chiến thuật đánh đôi29-31
1.6. Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài môn bóng bàn32-40
Chương 2. Thực hành kỹ thuật bóng bàn
2.1. Kỹ thuật giao bóng và đỡ giao bóng.41-46
2.2. Kỹ thuật tấn công
2.2.1. Kỹ thuật tấn công thuận tay...47-52
2.2.2. Kỹ thuật tấn công trái tay...53-54
2.3. Kỹ thuật phòng thủ
2.3.1. Kỹ thuật chặn bóng......55
2.3.2. Kỹ thuật đẩy bóng........56
2.3.3. Kỹ thuật gò bóng........57-58
2.3.4. Kỹ thuật cắt bóng.......59-61
2.4. Kỹ thuật di chuyển62-63
2.5. Hướng dẫn giảng dạy thực hành bóng bàn...64-65
* Phụ lục: Luật bóng bàn.66-96
* Tài liệu tham khảo97
* Mục lục.98

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_hoc_bong_ban.doc