Giáo trình Môi trường xây dựng giao thông (Phần 2)

Khái niệm quản lý môi trường (QLMT)

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ

thuật, công nghệ và xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát

triển bền vững kinh tế - xã hội Quốc gia.

Như vậy, quản lý môi trường hướng đến các mục tiêu:

- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh.

- Phát triển bền vững kinh tế - xã hội Quốc gia.

- Xây dựng các công cụ QLMT hiệu quả cho từng Quốc gia và từng khu vực, phù

hợp với từng ngành, từng địa phương và công đồng dân cư.

pdf 63 trang kimcuc 20140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Môi trường xây dựng giao thông (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Môi trường xây dựng giao thông (Phần 2)

Giáo trình Môi trường xây dựng giao thông (Phần 2)
Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Chương 3: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 
3.1. Khái niệm 
3.1.1. Khái niệm quản lý môi trường (QLMT) 
 Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ 
thuật, công nghệ và xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát 
triển bền vững kinh tế - xã hội Quốc gia. 
 Như vậy, quản lý môi trường hướng đến các mục tiêu: 
 - Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh. 
 - Phát triển bền vững kinh tế - xã hội Quốc gia. 
 - Xây dựng các công cụ QLMT hiệu quả cho từng Quốc gia và từng khu vực, phù 
hợp với từng ngành, từng địa phương và công đồng dân cư. 
3.1.2. Nội dung và nguyên tắc QLMT 
3.1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường 
 Nội dung quản lý Nhà nước về môi trường được thể hiện tại chương XIII, điều 
121 và 122 về trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Chính phủ, 
các Bộ ban ngành và chính quyền các cấp của Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được Quốc 
hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. 
3.2.2. Các nguyên tắc QLMT 
 Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trường là đảm bảo quyền được sống 
trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần 
gìn giữ môi trường chung của loài người trên trái đất. Các nguyên tắc chủ yếu của 
công quản lý môi trường bao gồm: 
 * Đảm bảo tính hệ thống: Môi trường cần được hiểu như một hệ thống động, 
phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợp thành. Vì thế QLMT cần phải có tính hệ thống 
chặt chẽ dựa trên cơ sở thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin trong hệ thống môi 
trường nhằm đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, đảm bảo mục tiêu, chiến lược 
phát triển đề ra. 
 * Đảm bảo tính tổng hợp: Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tác động 
tổng hợp của các hoạt động phát triển (sản xuất, tiêu thụ, thương mại, dịch vụ, cộng 
đồng, xã hội...) lên hệ thống môi trường. 
Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 90 
Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 * Đảm bảo tính liên tục và nhất quán: Môi trường là một hệ thống liên tục, tồn 
tại, hoạt động và phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông 
tin. Do đó các hoạt động của hệ thống môi trường không phân ranh giới theo thời gian 
và không gian, điều này qui định tính nhất quán và tính liên tục của tác động quản lý 
lên môi trường. 
 * Đảm bảo tập trung dân chủ: Quản lý môi trường được thực hiện ở nhiều cấp 
khác nhau, vì thế cần đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ 
trong quản lý môi trường với sự bình đẳng cho mọi ngành, mọi cấp, mọi địa phương 
cũng như giáo dục và nâng cao nhận thức môi truờng cho cá nhân và cộng đồng. 
 * Kết hợp quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ: Các thành phần môi trường 
thường do một ngành nào đó quản lý, nhưng thành phần môi trường này lại được phân 
bố, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể với sự quản lý của một cấp chính 
quyền địa phương tương ứng. Do đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và 
vùng lãnh thổ để tăng hiệu quả quản lý môi trường và khai thác tài nguyên thiên nhiên. 
 * Kết hợp hài hoà các lợi ích: Kết hợp hài hoà các lợi ích giữa cá nhân, hộ gia 
đình, doanh nghiệp, ngành, Nhà nước và xã hội. Kết hợp hài hoà các lợi ích còn bao 
hàm kết hợp lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực, lợi ích quốc tế nhằm mục tiêu phát triển 
bền vững kinh tế - xã hội - môi trường trên toà Thế giới. 
 * Kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa quản lý tài nguyên - môi trường với quản lý 
kinh tế - xã hội: Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài 
hoà giữa quản lý tài nguyên - môi trường với quản lý kinh tế - xã hội thông qua việc 
hoạch định chính sách, chiến lược đúng đắn ở mọi cấp quản lý của Nhà nước. 
3.2. Các công cụ QLMT 
3.2.1. Công cụ luật pháp và chính sách 
 Các công cụ luật pháp và chính sách hay còn gọi là các công cụ pháp lý bao gồm 
các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản dưới luật (pháp lệnh, nghị định, 
qui định, tiêu chuẩn môi trường, giấy phép môi trường...), các kế hoạch, chiến lược và 
chính sách môi trường quốc gia, của các ngành và chính quyền các cấp. 
 Các công cụ này đã được sử dụng rất phổ biến, chiếm ưu thế ngay từ thời gian 
đầu thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường ở các nước phát triển và 
hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả ở tất cả các nước phát triển cũng 
như các nước đang phát triển trên thế giới. 
 * Ưu điểm: 
Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 91 
Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 - Đáp ứng được mục tiêu của pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường 
 - Dự đoán được mức độ ô nhiễm và chất lượng môi trường 
 - Dễ dàng giải quyết được những tranh chấp môi trường 
 - Xác định rõ mục tiêu, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất, cá nhân, 
tập thể, 
 * Nhược điểm: 
 - Thiếu tính mềm dẻo và trong một số trường hợp quản lý thiếu hiệu quả 
 - Thiếu tính kích thích vật chất và đổi mới công nghệ 
 - Đòi hỏi phải có bộ máy tổ chức quản lý môi trường cồng kềnh 
 - Chi phí công tác quản lý tương đối lớn 
 Dưới đây là các công cụ chủ yếu được áp dụng trong QLMT. 
 * Luật quốc tế về môi trường: Là tổng thể các nguyên tắc, qui phạm quốc tế điều 
chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn 
chặn suy thoái, ô nhiễm và bảo vệ môi trường ngaòi phạm vi của quốc gia. Các cam 
kết của các quốc gia trong điều ước quốc tế, các văn kiện pháp lý của các tổ chức quốc 
tế và Hội nghị quốc tế về môi trường, theo một nghĩa nào đó chính là sự tự giới hạn 
hành động của các quốc gia. 
 * Luật Môi trường quốc gia: là tổng hợp các qui phạm pháp luật, các nguyên tắc 
pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình phát triển 
nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường sống của con người. Hệ thống luật bảo vệ môi 
trường quốcc gia bao gồm luật chung và luật sử dụng hợp lý các thành phần môi 
trường hoặc bảo vệ môi trường cụ thể ở một ngành, một địa phương. 
 Ở nước ta, Luật bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 là văn bản quan trọng nhất 
về bảo vệ môi trường. Chính phủ cũng ban hành Nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc 
quui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2005 
và Nghị định số 81/2006/NĐ-CP về xử phát vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ 
môi trường. 
 Nhiều văn bản pháp luật khác cũng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường nói 
chung và các thành phần môi trường cụ thể như Luật khoáng sản, Luật Phát triển và 
bảo vệ rừng, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ tài nguyên nước, 
Pháp lệnh đê điều, Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản... 
Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 92 
Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 * Qui định: là các văn bản dưới Luật nhằm cụ thể hoá hoặc hướng dẫn thực hiện 
các nội dung của Luật. Qui định có thể do Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ 
quan hành pháp hay lập pháp ban hành. 
 * Qui chế: là các qui định về chế độ, thể lệ tổ chức quản lý bảo vệ môi trường 
như qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thuộc Chính phủ, chính 
quyền các cấp... 
 * Tiêu chuẩn môi trường: Tiêu chuẩn môi trường xác định mục tiêu môi trường 
và đặt ra số lượng hay nồng độ cho phép của các chất được thải vào môi trường hay 
được phép tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng. 
 Mỗi loại tiêu chuẩn được dùng để làm quy chiếu cho việc đánh giá hoặc mục tiêu 
hành động và kiểm soát pháp lý. Việc xây dựng tiêu chuẩn dựa trên giả định trước 
rằng đã có cơ quan giám sát các hoạt động của những người gây ô nhiễm và có quyền 
ra lệnh phạt những người vi phạm. 
 Một số loại tiêu chuẩn môi trường như: Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường 
xung quanh (Ví dụ: TCVN5937-1995, TCVN 5938-1995); Tiêu chuẩn về nước thải (Ví 
dụ: TCVN5945-1995); Tiêu chuẩn khí thải (Ví dụ: TCVN5939-1995-giới hạn tối đa 
cho phép đối với khí thải CN); Tiêu chuẩn đối với chất thải rắn; Tiêu chuẩn tiếng ồn 
(Ví dụ: TCVN5948-1995, TCVN 5949-1995); Các tiêu chuẩn về sản phẩm; Các tiêu 
chuẩn về quy trình công nghệ... 
 * Các loại giấy phép về môi trường: Các loại giấy phép môi trường đều do các 
cấp chính quyền hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp theo sự phân 
định của pháp luật. Một số giấy phép về môi trường như: Giấy thẩm định môi trường; 
Giấy thoả thuận môi trường; Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy phép 
xả thải; Giấy phép xuất nhập khẩu chất thải, 
 Lợi thế chính của các loại giấy phép là chúng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc 
thực thi các chương trình môi trường bằng cách ghi vào văn bản tất cả các nhiệm vụ kiểm 
soát của cơ sở sản xuất. Lợi thế khác của việc cấp giấy là có thể rút hoặc tạm thời treo các 
giấy phép, tuỳ theo nhu cầu của nền kinh tế hay các lợi ích xã hội khác và thường xuyên 
yêu cầu phải trả lệ phí để trang trải chi phí cho chương trình kiểm soát ô nhiễm. 
 * Chính sách bảo vệ môi trường: Giải quyết những vấn đề chung về quan điểm 
quản lý và mục tiêu bảo vệ môi trường trong một giai đoạn cụ thể. Chính sách bảo vệ 
môi trường phải được xây dựng đồng thời với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, 
tạo điều kịên gắn kết các mục tiêu phát triển bền vững vào hoạt động phát triển và bảo 
vệ môi trường của từng ngành và từng địa phương cụ thể. 
Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 93 
Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 * Chiến lược bảo vệ môi trường: là cụ thể hoá chính sách ở một mức độ nhất 
định. Chiến lược bảo vệ môi trường xem xét chi tiết hơn mối quan hệ giữa các mục 
tiêu do chính sách xác định và các nguồn lực để thực hiện chiến lược đó trên cơ sở lựa 
chọn các mục tiêu khả thi và xác định phương hướng, biện pháp thực hiện các mục 
tiêu đó. 
 Các công cụ pháp lý là các công cụ quản lý trực tiếp (còn gọi là công cụ mệnh 
lênh và kiểm soát - CAC). Đây là loại công cụ được sử dụng phổ biến ở nhiều Quốc 
gia trên thế giới và là công cụ được nhiều nhà quản lý hành chính ủng hộ nhằm thực 
hiện mục tiêu QLMT một cách hiệu quả. 
3.2.2. Công cụ kinh tế trong QLMT 
 Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công cụ được sử 
dụng nhằm tác động đến chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức 
kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo 
hướng có lợi cho môi trường. 
 Từ sau năm 1989, công cụ kinh tế trở nên phổ biến ở các nước OECD. Các nước 
này đã soạn thảo hưỡng dẫn áp dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. Công 
cụ kinh tế dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và nguyên tắc 
“người hưởng lợi trả tiền”. Nói cách khác, công cụ kinh tế dựa trên cơ chế thị trường 
và mối quan hệ giữa chi phí kinh tế và hành động gây ô nhiễm môi trường. 
 Nhóm các công cụ kinh tế ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng và được 
xem như các công cụ hữu hiệu trong công tác bảo vệ môi trường. Ở nước ta, các công 
cụ kinh tế đã và đang được áp dụng mạnh mẽ trong việc quản lý môi trường, góp phần 
tăng cường năng lực quản lý môi trường, hạn chế gây ô nhiễm và tạo ra nguồn thu bù 
đắp vào công tác khắc phục, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh. 
 Ưu điểm chung của các công cụ kinh tế là: 
 - Khuyến khích sử dụng các biện pháp phân tích chi phí - hiệu quả để đạt được 
các mức ô nhiễm có thể chấp nhận được; 
 - Khuyến khích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô 
nhiễm trong khu vực tư nhân; 
 - Cung cấp cho Chính phủ nguồn thu từ các khoản thuế/ phí môi trường để hỗ trợ 
các chương trình kiểm soát ô nhiễm; 
 - Tăng tính mềm dẻo trong công tác bảo vệ môi trường, người gây ô nhiễm có thể có 
nhiều lựa chọn khác nhau để đáp ứng được với những công cụ kinh tế khác nhau; vv... 
 Tuy nhiên, các công cụ kinh tế cũng có những hạn chế nhất định, cụ thể: 
Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 94 
Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 - Không thể dự đoán trước được chất lượng môi trường; 
 - Nếu mức thu phí không thoả đáng người gây ô nhiễm có thể chịu nộp phí và 
tiếp tục gây ô nhiễm; 
 - Không thể sử dụng để đối phó với trường hợp phải xử lý khẩn cấp như các loại 
chất thải độc hại; 
 - Đối với một số công cụ kinh tế đòi hỏi phảI có những thể chế phức tạp để thực 
hiện và buộc thi hành; vv... 
 Một số công cụ kinh tế chủ yếu được đề cập dưới đây: 
 a. Thuế tài nguyên 
 Thuế tài nguyên là một khoản thu của ngân sách nhà nước đối với cá nhân và tổ 
chức kinh tế về việc sử dụg các dạng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất. 
Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế như thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, 
thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản... Mục đích 
của thuế tài nguyên là: 
 - Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên. 
 - Hạn chế tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng. 
 - Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phân phối lại lợi nhuận xã hội. 
 b. Thuế/ phí môi trường 
 Thuế/ phí môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản 
phẩm then nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền - PPP". Thuế/ phí môi 
trường nhằm hai mụ đích chủ yếu: 
 - Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường. 
 - Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. 
 Thuế/ phí môi trường được áp dụng dưới nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc mục 
tiêu và đối tượng ô nhiễm như: 
 + Thuế/ phí đánh vào nguồn ô nhiễm: là loại thuế/ phí đánh vào các các chất ô 
nhiễm được thải ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng như các chất gây ô 
nhiễm nước (BOD, COD, TSS, kim loại nặng...), gây ô nhiễm không khí (CO2, CO, 
SO2, NOx, bụi, CFCs, tiếng ồn...). 
 + Thuế/ phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm: được áp dụng đối với các sản phẩm 
gây ô nhiễm, tác hại tới môi trường khi sử dụng chúng. Loại thuế/ phí này đánh vào 
Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 95 
Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
các sản phẩm có tính độc hại như kim loại nặng (As, Hg, Mn...), CFCs, xăng pha chì, 
các loại ắc quy chứa chì, thuỷ ngân... 
 + Phí đánh vào người sử dụng: là tiền phải trả cho việc sử dụng các dịch vụ công 
cộng xử lý và cải thiện chất lượng môi trường như phí vệ sinh thành phố, phí thu gom 
và xử lý nước thải, rác thải, phí sử dụng nước sạch, phí sử dụng danh lam thắng cảnh, 
phí sử dụng đường và bãi đỗ xe... 
 c. Giấy phép và thị trường giấy phép mô ... g lamda... 
 - Hạn chế sử dụng các phương tiện quá cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải quy 
định. Đảm bảo tốc độ xe chạy trên đường như thiết kế vì nếu xe thay đổi tốc độ và 
đứng yên thì lượng khí thải ra càng lớn. 
 - Xây dựng và khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. 
Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 145 
Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 - Cấm các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, chất thải, phế thải xây dựng chạy 
qua đường mà không có biện pháp giảm bụi. 
 - Phun nước rửa đường hàng ngày để giảm bụi. 
 - Trồng cây xanh, thảm cỏ dọc theo tuyến đường giao thông. Đây là biện pháp tối 
ưu và hữu hiệu nhất tại Việt Nam hiện nay. 
 - Hạn chế sử dụng các phương tiện quá cũ không đảm bảo tiêu chuẩn về tiếng ồn 
và rung động. 
 - Trồng cây xanh, thảm cỏ dọc theo tuyến đường giao thông. Sóng âm thanh khi 
truyền qua các lùm cây sẽ bị phản xạ qua lại nhiều lần và năng lượng âm sẽ giảm đi rõ 
rệt. Dải cây xanh dầy đặc rộng 10 - 15m có khả năng làm giảm tiếng ồn từ 15 - 18 dB. 
4.6.3. Đối với các dự án xây dựng cầu cống 
 Trong quá trình xây dựng và khai thác công trình cầu vượt sông, vấn đề bảo vệ 
và gìn giữ môi trường là trách nhiệm của người thiết kế và những người xây dựng. ở 
góc độ bảo vệ môi trường, các dự án xây dựng cầu cần đảm bảo các yêu cầu sau: 
 - Đảm bảo việc xây dựng kết cấu hạ tầng của cầu cắt ngang dòng nước gây nhiễu 
loạn ít nhất đến môi trường tiếp nhận và đặc biệt là nơi cư trú của các loài thuỷ sinh; 
 - Đảm bảo đáy sông và bờ sông được bảo vệ chống xói mòn để hạn chế tối đa sự 
đảo lộn địa bàn tự nhiên của các loài thuỷ sinh; 
 - Tránh xây dựng công trình vào mùa mưa lũ, mùa cá đẻ, mùa di cư của cá vì vào 
những thời điểm này môi trường dễ bị tổn thương nhất; 
 - Việc thiết kế thi công phải đảm bảo sao cho không tạo thành hồ, không gây 
ngập lụt cho các vùng lân cận, không tạo thác hoặc độ chênh cao không quá lớn. Bên 
cạnh đó phải tránh luồng di cư của cá vì vậy phải tính đến lưu lượng mùa nước; 
 - Điểm vượt dòng nước phải bố trí ở những nơi có bờ ổn định, dòng nước hẹp và 
ưu tiên chọn về phía hạ lưu so với bãi cá đẻ và các chỗ gây cá giống. Phải hạn chế tối 
đa số lượng điểm vượt dòng và tránh các di tích lịch sử hay khảo cổ. 
 Để đạt được các yêu cầu trên, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm điển hình cho 
một dự án xây dựng công trình vượt dòng nước bao gồm: 
 * Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của máy thi công 
 - Không sử dụng các loại máy thi công trong phạm vi mặt cắt ngang của dòng nước; 
 - Không cho máy móc thi công chạy trong khoảng cách 20m tính từ đường mép 
nước để giảm thiểu việc gây nhiễu loạn cho các bờ sông và bảo vệ môi trường nước; 
Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 146 
Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 - Khi dọn quang các bờ sông không ổn định và có nguy cơ xói mòn thì nên dùng 
máy điều khiển bằng tay, không nên dùng máy có trọng lượng lớn. 
 * Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình dọn cây, phát 
quang và nạo lớp đất trên mặt 
 - Việc phá cây, dọn quang và nạo lớp đất trên mặt phải làm ngay trước lúc bắt 
đầu thi công để hạn chế thời gian phơi đất tránh xói mòn. Các công việc này phải làm 
ngoài mùa mưa lũ; 
 - Khi hạ cây phải tránh không cho cây đổ xuống nước. Nếu bị đổ xuống thì phải 
vớt lên ngay, không kéo lê cây cối trên các dốc đứng gần dòng nước; 
 - Các mảnh vụn khi chặt cây và đất phải gom ở bên ngoài bãi bồi. Các vật liệu 
khi nạo ở mặt đất phải gom ở một chỗ, nơi mà mưa lớn và nước thoát tự nhiên không 
tạo thành hồ hoặc xói mòn vật liệu rồi mang các hạt trầm tích trôi xuống dòng nước. 
Khi đốt cành cây và vụn cây nên thu lại thành đống để tro than không trôi xuống dòng 
nước (khoảng cách tới mép nước phải trên 60m); 
 * Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình đào đất 
 - Công việc đào đất để xây mố và móng cầu, phải ngăn bằng đê quai để cách ly 
với vùng thi công; 
 - Ở gần khu vực nhạy cảm và khi điều kiện cho phép (tính chất của nền), dùng 
cọc ván thép tốt hơn là đắp nên đất hay nền đá; 
 - Khi cần bơm hút nước bên trong đê quai phải xả nước vào vùng có cây cỏ để 
giữ lại các trầm tích trước khi nước chảy về dòng sông; 
 - Trong khả năng cho phép, các chất thải hữu cơ và đất canh tác bị đào ra khi thi 
công bờ sông phải gom lại để sau này dùng phủ lại lớp mặt; 
 - Không được đào vật liệu hạt ở lòng sông và bãi sông để đắp nền làm đê quai. 
 * Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do quá trình nổ mìn dưới nước 
 - Hạn chế nổ mìn dưới nước. Nên nổ mìn trên một khoảng diện tích khô quây 
bằng một đê quai; 
 - Để bảo vệ môi trường thuỷ sinh khi nổ mìn cần có một số biện pháp nhằm hạn 
chế tác động: Giới hạn áp lực của nguồn nổ, tránh thời kỳ quan trọng đối với cuộc 
sống của cá. 
 * Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình đê quai, đê và 
kênh chuyển dòng tạm thời 
Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 147 
Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 - Khi xây dựng cầu, cống nên cách ly vùng xây dựng khỏi dòng nước để thi công 
khô và tránh làm vẩn đục dòng nước. Có hai cách tạo mặt bằng để thi công khô: 
 + Đê quai không có công trình tái dòng; 
 + Lái dòng tạm thời dằng một con kênh; 
 - Ưu tiên dùng đê quai không lái dòng trong việc thi công trụ cầu và mố cầu. 
 - Việc chuyển dòng tạm thời bằng một con kênh được áp dụng cho việc xây dựng 
tất cả các loại công trình qua dòng nước khi địa hình thuận lợi và dòng nước không 
lớn lắm. Việc chuyển dòng tạm thời có nhiều ưu điểm cho việc thực hiện công việc, nó 
làm giảm thiểu xói mòn và trầm tích kéo theo, làm dễ dàng các công việc thi công trên 
cạn đảm bảo sự ổn định chỗ làm việc trước khi tháo nước trở lại và cuối cùng để loại 
trừ những xung đột tiềm ẩn với những người sử dụng môi trường nước. Việc chuyển 
dòng phải thực hiện vào mùa nước cạn và phải theo đúng các quy phạm kỹ thuật. 
 - Cần chú ý nếu phải tạo mặt bằng để thi công khô thì: 
 + Trong mọi thời điểm mặt cắt dòng chảy không được thu hẹp trên 1/3; 
 + Các vật liệu dùng để xây dựng những công trình tạm bằng đất không được chứa 
quá 10% hạt mịn (lọt qua vây 80 microns) bởi vì chúng dễ lơ lửng trong nước. Tuy 
nhiên, có thể giữ lại các vật liệu mịn bên trong đê quai bằng một màng vải lọc tự nhiên; 
 + Sau khi thi công xong các công trình này phải được thu dọn triệt để để trả lại 
cho dòng nước tiết diện ban đầu theo mặt cắt dọc ở trạng thái tự nhiên. 
 * Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình làm hào lắng, 
giếng vây, đào lòng sông mới 
 - Để giữ lại các vật trầm tích khi xây dựng có thể làm một cái hào lắng hay một 
cái bẫy lắng trên đường chảy tới hệ thống rãnh ven đường trước khi tiến hành thi công. 
Hào lắng nên đặt gần nơi xây dựng công trình để giảm chiều dài mương dẫn. 
 Thường xuyên điều chỉnh lưu lượng nước để tránh bồi lấp và không làm đục 
dòng nước tiếp nhận, thường xuyên nạo vét bùn, cát và các loại rác rưởi bị tích tụ lại 
trong hào. 
 - Giếng vây để mang bản mặt cầu khi thi công không được xâm lấn quá 1/3 chiều 
rộng trước đó của dòng nước. Giếng vây bằng gỗ phải cho làm kín nước tối đa và đắp 
bằng một vật liệu hạt to để tránh xói mòn giữa các khúc thân cây. 
 - Nếu việc xây dựng một cây cầu cần phải đào một lòng sông, để giảm thiểu 
các ảnh hưởng của nó đến môi trường nước, công việc này phải tiến hành theo các 
quy tắc sau: 
Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 148 
Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 + Việc đào phải tiến hành trên cạn hoàn toàn ở bên ngoài lòng của dòng nước 
nhằm giảm thiểu xói mòn và do đó sẽ bớt trầm tích, dễ tiến hành các thao tác và đảm 
bảo sự ổn định của khu vực trước khi tháo nước vào. 
 + Việc đào lòng sông phải tránh các thời kỳ nhạy cảm của động vật thuỷ sinh và 
các điểm nhạy cảm của hệ sinh thái thuỷ vực. 
 + Ở vùng có rừng, phải chú ý đặc biệt giữ lại các cây và bụi cây ven bờ vì chúng 
có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ của nước. 
 + Ở những khu vực dễ bị xói mòn, như chỗ sông mới gặp dòng sông cũ, chỗ hợp 
lưu của dòng sông mới với một con suối hay một cái hào phải sử dụng các biện pháp 
bảo vệ cơ học, như xếp đá... 
 + Ở nơi hào nước đổ vào lòng sông vừa mới đào xong thì phải có những biện 
pháp lọc hoặc lắng đất ở thượng lưu của hào (bó rơm, bẫy lắng). 
 Trường hợp có cá còn mắc lại trong khúc sông cũ, số cá này phải bắt lại rồi thả 
vào khúc sông mới đào ở hạ lưu công trình. Việc làm này phải thực hiện dưới sự hiện 
diện của các đại diện của cơ quan Quản lý môi trường. 
 * Các biện pháp quản lý vật tư tồn dư 
 Các vật tư tồn dư như các chất thải rắn, chất thải lỏng cũng như các mảnh vụn 
khi tháo dỡ công trình và các vật liệu bỏ đi khác cần phải quản lý chặt để không gây 
hại cho môi trường một cách vô ích, phải tuân theo một số quy tắc: 
 - Trong khi thi công cấm vứt các mảnh vụn xuống lòng sông, phải có các biện pháp 
phòng ngừa như mắc lưới, làm sàn hấng và tất cả các biện pháp phòng ngừa khác; 
 - Các mảnh vụn không sử dụng trong công việc đang thi công phải đổ vào một 
chỗ theo quy định; 
 - Những chất gây độc cho các sinh vật dưới nước như là ximăng, vữa, xăng dầu 
khi sử dụng phải cẩn thận tránh làm rớt xuống dòng nước; 
 - Đổ xăng và kiểm tra máy móc phải làm cách dòng nước trên 15m; 
 - Kho chứa các vật liệu này phải làm cách dòng nước trên 60m. 
 Bên cạnh các tác động môi trường đặc trưng, một dự án xây dựng cầu, cống còn 
có các tác động tới không khí, đất đai, tiếng ồn, rung động, tương tự như một dự án 
xây dựng đường bộ, các biện pháp giảm thiểu các tác động đó cũng tương tự như trong 
dự án xây dựng đường bộ. 
Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 149 
Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
4.6.4. Đối với các dự án xây dựng cảng sông và cảng biển 
 Đối với các dự án xây dựng cảng sông và cảng biển, các biện pháp giảm thiểu 
các tác động đến môi trường bao gồm: 
 - Đối với vị trí dự án có khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái nhạy cảm, nguồn 
tài nguyên thuỷ sản hoặc suy giảm chất lượng môi trường. Cần thực hiện sàng lọc vị 
trí các vùng dự án, lựa chọn vùng dự án xa nơi cư trú, bãi đẻ chính của tôm cá, có kế 
hoạch giảm thiểu ảnh hưởng đến sinh vật hoang dã. 
 - Trong quá trình thi công, tiếng ồn gây ô nhiễm nghiêm trọng. Biện pháp giảm 
mức độ ồn bằng cách giảm hoạt động nạo vét vào thời điểm buổi tối. 
 - Giảm độ đục bằng cách dùng thiết bị đào thích hợp, dùng màng ngăn nước đục, 
nạo vét vào thời điểm dòng chảy yếu. 
 - Có kế hoạch giảm thiểu tác động qua điều tra sinh thái trong giai đoạn quy 
hoạch dự án nhằm tránh thay đổi bề mặt đáy gây điều kiện không thích hợp cho sinh 
vật đáy. 
 - Thiết kế luồng phù hợp dựa theo nghiên cứu thuỷ văn. 
 - Đánh giá các phương án đổ bùn, lựa chọn vùng ít ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. 
 - Đánh giá môi trường văn hoá - xã hội, di tích lịch sử, vv... trong khu vực dự án 
trước khi nạo vét. 
 - Xây dựng phương án phòng chống sự cố tràn dầu. Đào tạo nhân lực giải quyết 
sự cố. 
 - Thiết kế độ sâu luồng lạch phù hợp để ngăn ngừa xâm nhập mặn. 
 Đối với các tác động môi trường tiềm tàng, cần có biện pháp thay thế nhằm tránh 
những sự cố về môi trường xảy ra khi dự án đã hoàn thành. Do đó cần lựa chọn vị trí mới 
để xây dựng cảng nhằm tránh những vấn đề môi trường đáng tiếc xảy ra sau khi xây dựng 
cảng. Một vị trí xây dựng cảng thích hợp về môi trường cần đạt các tiêu chí sau: 
 + Các đặc trưng vật lý (gió, thuỷ triều, dòng chảy, bồi lắng) đảm bảo việc bảo 
dưỡng luồng tàu thuận tiện; 
 + Vùng ít bị bồi lắng để hạn chế nạo nét, duy tu luồng tàu; 
 + Không nằm trong vùng bãi đẻ và đường di trú chính của tôm cá; 
 + Yêu cầu di rời giải toả nhà cửa, công trình, tái định cư là tối thiểu; 
 + Nằm ngoài khu vực nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, bãi tắm chính; 
Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 150 
Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 + Hoạt động của dự án không gây tác hại xấu nghiêm trọng đến giá trị tài nguyên 
biển và ven bờ, không ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái nhạy cảm, nơi cư trú và đời 
sống của động thực vật hoang dã; 
 + Có cơ sở hạ tầng, đảm bảo cấp nước, giao thông, trạm xử lý chất thải và có 
nguồn cung cấp nhân lực. 
 Ngoài ra còn tính đến việc xử lý (đổ) vật liệu nạo vét vì đây chính là một trong 
những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công cảng. Phụ 
thuộc vào đặc tính lý, hoá và mức độ ô nhiễm, vật liệu nạo vét (bùn đáy, cát sỏi) cần 
được xử lý trước khi đưa đi đổ (nếu mức độ ô nhiễm cao). Vị trí đổ cần xa khu dân cư, 
vùng nuôi, đánh bắt thuỷ sản, nguồn nước cấp. Quan trắc thường xuyên quá trình nạo 
nét và đổ bỏ bùn đáy là yêu cầu bắt buộc. 
Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 151 
Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Lê Thạc Cán (chủ biên): Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và 
kinh nghiệm thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2000. 
 2. Đặng Kim Chi: Hoá học môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2001. 
 3. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên): Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường, Nhà 
xuất bản thống kê, 2003. 
 4. Hoàng Kim Cơ (chủ biên): Kỹ thuật môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ 
thuật, 2005. 
 5. Cục Môi trường - UNDP: Đánh giá tác động môi trường, tài liệu hướng dẫn 
nguồn nhân lực đào tạo, Hà Nội, 1997. 
 6. Dick Hortensius và Mark Barthel: Nói về ISO14001 - giới thiệu về bộ tiêu 
chuẩn ISO 14000, Bản dịch của Cục Môi trường, 1999. 
 7. Phạm Ngọc Đăng: Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ 
thuật, 2003. 
 8. Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ: Kĩ thuật môi trường, Nhà xuất bản giáo 
dục, 2004. 
 9. Cao Trọng Hiền (chủ biên): Môi trường Giao thông, Nhà xuất bản Giao thông 
vận tải, 2007. 
 10. Phạm Ngọc Hồ - Hoàng Xuân Cơ: Đánh giá tác động môi trường, Nhà xuất 
bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. 
 11. Lê Xuân Hồng: Cơ sở đánh giá tác động môi trường, Nhà xuất bản thống 
kê, 2006. 
 12. Huỳnh Thu Hòa - Võ Văn Bé: Giáo trình môi trường và con người, Trường 
đại học Cần Thơ, 1999. 
 13. John Glasson, Riki Therivel và Andrew Chadwick: Giới thiệu về đánh giá tác 
động môi trường, Bản dịch của Cục Môi trường, 1998. 
 14. Lê Văn Khoa: Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản giáo dục, 1997. 
 15. Trường Đại học Giao thông vận tải - Experco International: Bài giảng về 
nghiên cứu tác động môi trường của các dự án kết cấu hạ tầng giao thông vận tải 
đường bộ và đường sắt, Tài liệu đào tạo, 2000. 
Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 152 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_moi_truong_xay_dung_giao_thong_phan_2.pdf