Giáo trình Môi trường xây dựng giao thông (Phần 1)
Môi trường là một khái niệm rất rộng và được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng và mục đích nghiên cứu mà người ta đưa ra các
khái niệm cụ thể về môi trường. Đứng ở mọi phương diện, chúng ta thấy rằng môi
trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới (các yếu tố vô sinh và hữu sinh,
các dạng vật chất và phi vật chất) tác động đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
Đối với cuộc sống của con người, môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự
nhiên, các hệ thống do con người tạo ra và các điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến
sự sống và phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên
hành tinh.
Luật bảo vệ môi trường (2005), khái niệm môi trường được nêu rõ:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật. (Điều 3, chương I).
Để thống nhất về mặt nhận thức và ngôn từ, chúng ta sử dụng khái niệm môi
trường đã được giải thích trong Luật bảo vệ môi trường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Môi trường xây dựng giao thông (Phần 1)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ------------ ------------ BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG GIAO THÔNG TRỊNH XUÂN BÁU Hà Nội, 2012 Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải ---------------------------------------------------------------------------------------------------- MỤC LỤC MỤC LỤC Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔI TRƯỜNG 1.1. Môi trường ......................................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 4 1.1.2. Thành phần môi trường ......................................................................................... 4 1.1.3. Phân loại môi trường ............................................................................................. 7 1.1.4. Chức năng của môi trường .................................................................................... 8 1.2. Hệ sinh thái ...................................................................................................................... 12 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................................ 12 1.2.2. Phân loại hệ sinh thái .......................................................................................... 12 1.2.3. Cấu trúc hệ sinh thái ............................................................................................ 13 1.2.4. Tính cân bằng của hệ sinh thái ............................................................................ 17 1.2.5. Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái .......................... 19 1.3. Tài nguyên ....................................................................................................................... 23 1.3.1. Khái niệm ............................................................................................................ 23 1.3.2. Phân loại tài nguyên ............................................................................................ 23 1.3.3. Một số loại tài nguyên chính ............................................................................... 24 1.4. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển .................................................................... 32 1.4.1. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội ........................... 32 1.4.2. Mối quan hệ giữa khai thác tài nguyên và môi trường ....................................... 34 1.4.3. Mối quan hệ giữa dân số, sử dụng tài nguyên và ô nhiễm môi trường ............... 36 Chương 2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 2.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường .................................................................................. 39 2.2. Ô nhiễm nước .................................................................................................................. 39 2.2.1. Nước trong tự nhiên và sự ô nhiễm nước ............................................................ 39 2.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ........................................................... 41 2.2.3. Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ............................................................... 43 2.2.4. Các nguồn nuớc bị ô nhiễm ................................................................................. 47 2.3. Ô nhiễm không khí .......................................................................................................... 49 2.3.1. Khái niệm ............................................................................................................ 49 2.3.2. Các nguồn gây ô nhiễm không khí ...................................................................... 49 2.3.3. Các chất ô nhiễm không khí và tác hại của chúng .............................................. 53 Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 1 Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 2.4. Ô nhiễm đất ..................................................................................................................... 56 2.4.1. Đặc điểm môi trường đất ..................................................................................... 56 2.4.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất 59 2.4.3. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất 61 2.4.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường đất .................................................................. 62 2.5. Các loại ô nhiễm khác ..................................................................................................... 69 2.5.1. Ô nhiễm nhiệt ...................................................................................................... 69 2.5.2. Ô nhiễm phóng xạ và biện pháp giảm ô nhiễm phóng xạ ................................... 71 2.5.3. Ô nhiễm tiếng ồn . 75 2.6. Hậu quả toàn cầu do ô nhiễm môi trường 83 2.6.1. Hiệu ứng nhà kính 83 2.6.2. Mưa axít .............................................................................................................. 86 2.6.3. Suy giảm tầng ôzôn ............................................................................................. 88 Chương 3: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 3.1. Khái niệm ........................................................................................................................ 89 3.1.1. Khái niệm quản lý môi trường (QLMT) ............................................................. 90 3.1.2. Nội dung và nguyên tắc QLMT .......................................................................... 90 3.2. Các công cụ QLMT ......................................................................................................... 91 3.2.1. Công cụ luật pháp và chính sách ......................................................................... 91 3.2.2. Công cụ kinh tế trong QLMT .............................................................................. 94 3.2.3. Công cụ kỹ thuật trong QLMT ............................................................................ 98 3.2.4. Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường .................................................... 98 3.3. Hệ thống quản lý môi trường và ISO 14000 ................................................................... 99 3.3.1. Hệ thống quản lý môi trường (EMS) .................................................................. 99 3.3.2. ISO 14000 ......................................................................................................... 101 3.4. Phát triển bền vững ........................................................................................................ 104 3.4.1. Khái niệm .......................................................................................................... 104 3.4.2. Nội dung phát triển bền vững ............................................................................ 105 3.4.3. Các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững ....................................... 107 Chương 4: CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHI XÂY DỰNG CTGT 4.1. Khái niệm tác động môi trường ..................................................................................... 118 4.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 118 4.1.2. Phân loại tác động môi trường .......................................................................... 118 Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 2 Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 4.1.3. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) .............................................................. 119 4.2. Các tác động môi trường của dự án xây dựng đường bộ và đường sắt ......................... 123 4.2.1. Tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng ................................................. 124 4.2.2. Tác động trong giai đoạn thi công công trình ................................................... 124 4.2.3. Tác động trong quá trình khai thác .................................................................... 130 4.3. Các tác động môi trường của dự án xây dựng cầu cống .............................................. 131 4.3.1. Các tác động môi trường khi thi công cầu lớn và cầu trung ............................. 131 4.3.2. Các tác động môi trường khi thi công cầu nhỏ và cống .................................... 132 4.4. Các tác động môi trường trong xây dựng cảng sông và cảng biển ............................... 133 4.4.1. Các tác động môi trường trực tiếp ..................................................................... 133 4.4.2. Các tác động môi trường tiềm tàng ................................................................... 134 4.5. Các vấn đề môi trường trong thiết kế cầu cống 135 4.5.1. Các chỉ tiêu môi trường trong thiết kế cầu - cống ............................................. 135 4.5.2. Lựa chọn loại hình và kích thước của công trình vượt sông 138 4.6. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong xây dựng CTGT 140 4.6.1. Các biện pháp chung .. 140 4.6.2. Đối với các dự án xây dựng đường bộ và đường sắt . 141 4.6.3. Đối với các dự án xây dựng cầu cống 146 4.6.4. Đối với các dự án xây dựng cảng sông và cảng biển 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 3 Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔI TRƯỜNG 1.1. Môi trường 1.1.1. Khái niệm Môi trường là một khái niệm rất rộng và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng và mục đích nghiên cứu mà người ta đưa ra các khái niệm cụ thể về môi trường. Đứng ở mọi phương diện, chúng ta thấy rằng môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới (các yếu tố vô sinh và hữu sinh, các dạng vật chất và phi vật chất) tác động đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Đối với cuộc sống của con người, môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên, các hệ thống do con người tạo ra và các điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến sự sống và phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh. Luật bảo vệ môi trường (2005), khái niệm môi trường được nêu rõ: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. (Điều 3, chương I). Để thống nhất về mặt nhận thức và ngôn từ, chúng ta sử dụng khái niệm môi trường đã được giải thích trong Luật bảo vệ môi trường. 1.1.2. Thành phần môi trường Theo giải thích trong Luật bảo vệ môi trường (2005): "Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác". Thành phần môi trường cực kỳ phức tạp với sự có mặt của vô số các yếu tố vô sinh và hữu sinh. Dựa trên các đặc trưng cơ bản, các nhà khoa học đã chia thành phần môi trường làm 5 quyển là khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, sinh quyển và trí quyển. a. Khí quyển Khí quyển là lớp khí bao phủ quanh bề mặt Trái đất với chiều cao từ 0 đến 100 km đóng vai trò duy trì, bảo vệ cuộc sống của con người và sinh vật. Khí quyển được chia làm 5 tầng phân tách từ mặt đất lên bao gồm: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt và tầng điện ly (hình 1.1). Ở tầng đối lưu, thành phần khí quyển Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 4 Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải ---------------------------------------------------------------------------------------------------- gồm Nitơ, Oxi, khí Cacbonic, hơi nước và một số khí khác như Acgon, Heli, Hydro và bụi. Hình 1.1. Cấu trúc khí quyển Khí quyển duy trì sự sống bằng việc cung cấp O2 và CO2 cho quá trình hô hấp, quang hợp của con người và sinh vật. Tham gia vào việc giữ cân bằng nhiệt lượng của Trái đất thông qua quá trình hấp thụ tia tử ngoại từ mặt trời và phản xạ tia nhiệt từ mặt đất. Bên cạnh đó, khí quyển còn ngăn chặn các tia tử ngoại, tia hồng ngoại và các tia nhìn thấy khác có những tác động nguy hại với con người và hệ sinh thái. b. Thạch quyển Thạch quyển (hay còn gọi là địa quyển) là lớp vỏ rắn ngoài trái đất có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý từ 0 đến 100 km và có cấu tạo hình thái phức tạp. Thạch quyển là cơ sở cho sự sống trên Trái đất với việc con người đang sống trong một phần rất mỏng manh, có thành phần phức tạp và rất linh động là mặt đất. Hình 1.2. Thành phần của thạch quyển Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 5 Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Thành phần của thạch quyển gồm đất và các khoáng chất, chất hữu cơ, không khí và nước xuất hiện trong quá trình phong hoá lớp vỏ Trái đất (hình 1.2). Lớp đất là thành phần quan trọng nhất và bị biến đổi tự nhiên dưới tác động của nước, không khí, vi sinh vật và các điều kiện khí hậu khác. c. Thuỷ quyển Thuỷ quyển bao gồm các dạng nguồn nước có trên Trái đất như đại dương, biển, sông suối, ao hồ, băng ở hai cực Trái đất, trong không khí, trong đất và trong các cơ thể sinh vật. Tổng lượng nước trên hành tinh ước tính 1,38 tỷ km3 (chiếm khoảng 0,3% tổng khối lượng Trái đất). Khoảng 97% nước của Trái đất là nước biển và đại dương (nước mặn), 2% nước tồn tại ở dạng băng nằm ở hai cực Trái đất và 1% là nước ngọt mà con người có thể sử dụng được (hình 1.3). Nước là thành phần vô cùng quan trọng trong việc duy trì cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái đất. Hình 1.3. Thành phần thuỷ quyển trên trái đất d. Sinh quyển Sinh quyển bao gồm tất cả các cơ thể sống tồn tại trong ba môi trường thạch quyển, thuỷ quyển và khí quyển có quan hệ chặt chẽ với nhau và tương tác với các thành phần vô sinh tạo nên môi trường sống của các cơ thể sống. Khác với ba quyển trước đó, sinh quyển không có giới hạn rõ rệt vì nằm trong cả ba thành phần môi trường kể trên và chỉ tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định. Đặc trưng cho các hoạt động của sinh quyển là các chu trình trao đổi chất và các chu trình năng lượng. d. Trí quyển Từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, cùng với tiếng nói và chữ viết, con người đã ngày càng phát triển trí tuệ thông qua sự hoàn thiện não bộ. Sự phát triển Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 6 Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải ---------------------------------------------------------------------------------------------------- của tri thức nhân loại đã hình thành những nền văn minh và sản xuất ra những lượng của cải, vật chất to lớn làm thay đổi diện mạo Trái đất. Chính vì vậy, khoa học hiện đại thừa nhận sự tồn tại của môi trường tri thức bao gồm các bộ phận trên trái đất mà tại đó c ... làm việc. * Kiểm tra tiếng ồn, kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn Cần phải tổ chức chặt chẽ công tác kiểm tra tiếng ồn, nhất là ở khu dân cư, nhà ở, nhà nghỉ, các bệnh viện, trường học, công sở và những nơi sản xuất. Công tác kiểm tra tiếng ồn có ý nghĩa quan trọng trong các biện pháp chống ồn. Các tài liệu kiểm tra tiếng ồn là cơ sở khoa học để đề ra các biện pháp chống ồn, bảo vệ sức khoẻ cho con người và đẩy mạnh sản xuất. Cần ban hành luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn, thiết lập cac cơ quan quản lý kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn, đề ra các quy định cụ thể, các tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép, bắt buộc mọi người, mọi ngành, mọi cơ quan đơn vị phải chấp hành nghiêm chỉnh. 2.6. Hậu quả toàn cầu do ô nhiễm môi trường 2.6.1. Hiệu ứng nhà kính Nhiệt độ Trái Đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt Trái Đất và năng lượng bức xạ của Trái Đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời: chủ yếu là năng lượng của các tia sóng ngắn, dễ dàng xuyên qua các cửa sổ khí quyển của Trái Đất. Bức xạ từ bề mặt Trái Đất: là sóng dài có năng lượng thấp, dễ bị khí quyển giữ lại làm nhiệt độ của khí quyển bao quanh Trái Đất tăng lên và do đó tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất. Các tác nhân gây sự hấp thụ bức xạ sóng dài của khí quyển là: CO2, bụi, hơi nước, CH4, CFC, N2O. Hiện tượng khí quyển hấp thụ các phản xạ sóng dài từ Trái Đất có cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây xanh. Do vậy, gọi đó là “hiệu ứng nhà kính”. Nếu Trái Đất không có lớp khí quyển bao quanh (không có các tác nhân hấp thụ bức xạ sóng dài) thì sự cân bằng nhiệt đó sẽ tạo cho Trái Đất nhiệt độ trung bình khoảng -180C. Vì có lớp khí quyển bao quanh hấp thụ các bức xạ sóng dài nên nhiệt độ trung bình của Trái Đất hiện nay vào khoảng 150C, gọi là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính tự nhiên”. Đối với Trái Đất, hiện tượng này có ý nghĩa quan trọng là duy trì nhiệt độ thích hợp cho sự sống và cân bằng sinh thái. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 83 Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Các thành phần có trong khí quyển có ảnh hưởng tới sự phản xạ nhiệt từ Trái Đất vào vũ trụ được gọi là các khí nhà kính, là các khí có khả năng hấp thụ các tia sóng dài. Các khí nhà kính tự nhiên quan trọng nhất là CO2 và hơi nước. Đối với Trái Đất, hiệu ứng nhà kính của khí quyển rất có ý nghĩa vì nó duy trì nhiệt độ thích hợp cho sự sống và cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, khi nồng độ của các khí nhà kính tăng do các hoạt động tự nhiên và nhân tạo thì sự cân bằng nhiệt lượng giữa năng lượng từ mặt trời (năng lượng này không thay đổi) và năng lượng phản xạ từ Trái Đất (có xu hướng tăng) sẽ làm tăng nhiệt độ Trái Đất trên quy mô toàn cầu kéo theo hàng loạt những biến đổi khác. Các ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính rất phức tạp và tác động tương hỗ lẫn nhau gây thay đổi đối với môi trường sinh thái. Hiện tượng toàn cầu ấm lên là hậu quả trực tiếp của việc tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển. Mực nước biển dâng cao chủ yếu do băng trên các đỉnh núi cao và ở hai cực Trái Đất tan chảy. Hình 2.7. Hiệu ứng nhà kính Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3oC. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5oC vào năm 2050. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 84 Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Mức độ gây hiệu ứng nhà kính được sắp xếp theo thứ tự sau: CO2 CFC CH4 O3 NO2 50% 20% 16% 8% 6% Tác động tiêu cực của hiệu ứng nhà kính: - Nhiệt độ tăng cao làm tan băng ở hai địa cực dẫn tới mực nước biển dâng cao sẽ làm nhiều vùng sản xuất lương thực, các khu dân cư, các vùng đồng bằng, đảo lớn bị nhấn chìm dưới nước; - Nhiều hệ sinh thái bị mất cân bằng, làm cho tài nguyên mất đi khả năng tự điều chỉnh vốn có của nó; - Khí hậu Trái Đất sẽ biến đổi sâu sắc, toàn bộ điều kiện sinh sống của các quốc gia sẽ bị xáo động: hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng; - Nhiều loại bệnh tật mới xuất hiện. Những dự báo gần đây nhất tại cuộc hội thảo Châu Âu của các nhà nghiên cứu cho rằng, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng lên 1,5 4,5oC vào năm 2050, nếu không có biện pháp khắc phục “hiệu ứng nhà kính”. Trong số các khí gây “hiệu ứng nhà kính”, trước hết là khí CO2, sau đó đến CFC và CH4. Nếu xét theo mức độ tác động do hoạt động của con người đối với sự nóng lên của Trái Đất, thì việc sử dụng năng lượng có tác động lớn nhất, sau đó là hoạt động công nghiệp. Một số loại khí hiếm có khả năng làm tăng nhiệt độ của Trái Đất. Trong số 16 loại khí hiếm thì NH4 có khả năng lớn nhất, sau đó là N2O, CF3Cl, CF3Br, CF2Cl2 và cuối cùng là SO2. Tác động đến rừng: Sự nóng lên của Trái Đất dẫn đến những thay đổi lớn ở các loài thực, động vật. Sự thay đổi điều kiện sinh trưởng tự nhiên có thể đòi hỏi những kế hoạch quản lý rừng, đặc biệt trong dinh dưỡng và các công nghệ lâm sinh khác. Tác động đến cây trồng: Hiệu ứng nhà kính gây tác động khác nhau đối với các loại cây trồng. Lúa mì và ngô có thể bị các stress ẩm độ do tăng quá trình bốc hơi nước và thoát hơi nước. Do nhiệt độ tăng, có thể sẽ tăng sự phá hoại của sâu bọ ăn hại mùa màng. Người ta cũng thấy rằng, lượng CO2 tăng gấp đôi sẽ gây nên hàng loạt thay đổi: chế độ nhiệt, điều kiện ẩm độ, sự phá hoại của sâu bọ. Những thay đổi này gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây trồng. Ví dụ: nhiệt độ cao sẽ tăng quá trình cố Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 85 Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải ---------------------------------------------------------------------------------------------------- định nitơ bởi vi sinh vật, nhưng do bay hơi mạnh, độ ẩm của đất giảm sẽ kìm hãm quá trình phân giải hữu cơ và do đó con người phải sử dụng nhiều phân bón vô cơ. Tác động đến chế độ nước : Hiệu ứng nhà kính làm thay đổi chế độ nhiệt vì vậy chế độ thủy văn cũng thay đổi. Mùa hè khô nóng sẽ kéo dài và quá trình rửa trôi ở miền khí hậu ôn hòa sẽ tăng lên. Đặc biệt là cường độ bốc hơi và thoát hơi nước tăng làm cho cây trồng bị thiếu nước. Tác động đến sức khoẻ con người: Nhiều loại bệnh tật đối với con người sẽ xuất hiện khi thời tiết thay đổi, ví dụ bệnh dịch tả, bệnh cúm, bệnh viêm phổi, nhức đầu, Ngoài nhiệt độ, các khí nhà kính còn gây ảnh hưởng lớn tới độ ẩm tương đối của không khí làm phát sinh nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh phổi và bệnh ngoài da. 2.6.2. Mưa axít Các quá trình tự làm sạch phổ biến của khí quyển bao gồm: lắng đọng khô, tuyết và mưa. Qua đó bụi và các chất khí có khả năng hoà tan trong nước có thể được đưa trở lại mặt đất. Các giọt mưa càng nhỏ thì càng tách được nhiều bụi và các chất khí khỏi bầu khí quyển. Đối với khí quyển sạch: nước mưa có độ pH 5,6 do quá trình hoà tan của CO2 trong khí quyển vào nước mưa. + - CO2 + H2O H2CO3 H + HCO3 Trong bầu khí quyển bị ô nhiễm có chứa các khí ô nhiễm mang tính axít như SO2, NO2, HCl, các khí này dễ dàng kết hợp với hơi nước tạo thành các hạt axít H2SO4, HNO3, theo nước mưa rơi xuống, làm cho nước mưa có pH <5,6 gọi là hiện tượng mưa axít. SO2 + O2 → SO3 SO3 + H2O → H2SO4 NO2 + H2O → HNO3 Mưa axit có thể xuất hiện ở rất xa nguồn thải ra khí có tính axit, vì quá trình kết hợp của các khí này với hơi nước hình thành hạt axit trong không khí khá dài, có thể tới vài ngày, trong thời gian đó, dưới tác dụng của gió đẩy chúng đi xa khỏi nơi phát thải. Trong các khí gây mưa axit, các hợp chất của lưu huỳnh chiếm tới 80%, NOX chiếm 12%. Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Nguyên nhân là vì con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nitơ. Trong quá trình đốt có thể Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 86 Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải ---------------------------------------------------------------------------------------------------- sinh ra các khí Sunfua đioxit (SO2), Nitơ đioxit (NO2). Các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuaric (H2SO4), axit nitơric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây cối, vật nuôi và con người. Nguồn phát thải khí gây mưa axit: - Đốt nhiên liệu hoá thạch; - Hoạt động giao thông vận tải; - Khí thải của một số ngành công nghiệp: sản xuất dầu mỏ, luyện gang,... - Hoạt động của núi lửa (HCl, Cl2). Ảnh hưởng của mưa axít: - Mưa axit làm giảm pH của nước. Sự giảm pH của nước làm giảm sự đa dạng và sản lượng sơ cấp của phiêu sinh thực vật, nền tảng của chuỗi thức ăn, ảnh hưởng gián tiếp đến sản lượng thứ cấp của các loài thuỷ sinh lớn (tôm, cua, cá,...); Mưa axít ảnh hưởng xấu tới thuỷ vực (ao hồ): Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết. - Làm tăng độ chua của đất dẫn tới tăng khả năng hoà tan của KLN trong đất gây ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái dưới đất và ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng (Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp). - Phá huỷ vật liệu xây dựng, kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ công trình xây dựng. Mưa acid đặc biệt gây hại nghiêm trọng ở các vùng chịu ảnh hưởng của việc dùng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ. Ở Châu Âu, Bắc Mỹ có các khu vực chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất. Vào ngày 10/4/1974 ở Pitlochtry, Scotland người ta đo độ pH nước mưa là 2,4. Kỷ lục thế giới ghi nhận được ở Wheeling, West Virginia, USA, 1979 với pH nước mưa là 1,7, tức là có độ pH tương tự như nước quả chanh và nước axit đổ bình acquy xe hơi (theo Vie le Sege, 1982). Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 87 Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 2.6.3. Suy giảm tầng ôzôn Màn ôzôn chiếm khoảng 2/3 phía trên của tầng bình lưu, tức cách mặt đất từ 20 40km. Tầng này là tấm màn che bảo vệ sinh vật khỏi bị gây hại bởi tia cực tím (UV, được biết có thể gây ung thư và đột biến). Sự sống trên Trái Đất này tùy thuộc vào tác động bảo vệ này của tầng ôzôn, nếu không, sự sống không thể tồn tại được. Khi tia cực tím chạm các phân tử ôzôn, nó sẽ cắt các phân tử này, để tạo ra O và O2. Các chất này mau chóng kết hợp trở lại, tái tạo ôzôn và sinh nhiệt. Như vậy tầng ôzôn là tầng có thể tái tạo, biến tia cực tím có hại thành nhiệt (vô hại) UV + O3 -------> O + O2 -------> O3 + nhiệt Quá trình hình thành và phân huỷ O3 luôn diễn ra song song nên chu kỳ tồn tại của O3 trong khí quyển rất ngắn. O3 tập trung nhiều nhất ở tầng bình lưu ở độ cao H = 25 km so với bề mặt Trái Đất với nồng độ 510 ppm. Tầng ôzôn được xem là “cái ô” bảo vệ loài người và thế giới động vật khỏi tia tử ngoại vì nó có khả năng hấp thụ trên 90% tia tử ngoại từ bức xạ mặt trời. O3 có khả năng hấp thụ sóng ngắn từ 240320 nm. Mặc dù cường độ bức xạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng người ta ước tính rằng nếu O3 trong tầng bình lưu giảm 15% thì làm tăng 2% lượng tia tử ngoại chiếu xuống bề mặt Trái Đất. Tia tử ngoại có khả năng huỷ hoại mắt (gây đục thuỷ tinh thế); tăng bệnh ung thư da; xúc tác mạnh cho các phản ứng quang hoá ở tầng khí quyển thấp, tăng sương mù và mưa axít; thực vật mất dần khả năng tự miễn dịch, các vi sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Ngoài ra, suy giảm tầng ozon còn làm cho tác động tiêu cực của hiệu ứng nhà kính và mưa axít trở nên trầm trọng hơn. Năm 1985, phát hiện lỗ thủng tầng ôzôn ở Nam Cực với diện tích bằng diện tích toàn nước Mỹ, Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn. Năm 1987, phát hiện tầng ôzôn ở Bắc Cực có hiện tượng mỏng dần. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon. Nguyên nhân: - Do sử dụng chất freon trong dung môi mỹ phẩm, sơn, tẩy rửa, bình cứu hoả, như: 4 6 CFC11, CFC12, CFC13; (một nguyên tử Clo có khả năng phá hủy 10 - 10 phân tử O3). - Do hoạt động của núi lửa: sinh ra Cl2, HCl; Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 88 Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải ---------------------------------------------------------------------------------------------------- - Một số khí khác sinh ra do hoạt động của con người: CO, CH4, NOx - Các máy bay siêu âm khi bay ở độ cao lớn: thải ra nhiều NOx Phản ứng phân huỷ ôzôn được tóm tắt như sau: Khí freon bị phân giải bởi tia cực tím (UV) trong tầng bình lưu, tạo ra gốc chloro tự do. Gốc chloro tự do có thể phản ứng với ozon, làm giảm nồng độ ở màn ôzôn và giảm khả năng ngăn chặn tia cực tím. UV o o C- F2 - Cl2 -------- -----> C - F2 - Cl + Cl (gốc chloro tự do) o Cl + O3 ------> Cl-O + O2 Một phân tử của khí freon có thể phân hủy hàng ngàn phân tử ôzôn, bởi vì gốc chloro tự do có khả năng tái tạo. Cl-O + O ----> Cl + O2 Oxyd chloro cũng có thể phản ứng với ôzôn: ClO + O3 --------> ClO2 + O2 Các máy bay phản lực siêu thanh bay ở tầng bình lưu cũng phá màng ôzôn vì động cơ phản lực thải ra oxid nitric. Khí này phản ứng với ôzôn để tạo ra dioxid nitrogen và oxygen. Máy bay siêu thanh -----> NO + O3 -----> NO2 + O2 Sự nổ vũ khí hạt nhân cũng tạo ra oxit nitơ, phá hủy màng ôzôn cũng như phản ứng trên. Ngoài ra phân đạm sử dụng trong nông nghiệp cũng có thể chuyển thành khí oxit nitơ thoát lên tầng bình lưu để phản ứng với phân tử ôzôn. Màng ôzôn bị mỏng sẽ làm tia cực tím gia tăng ở mặt đất. Ở liều hợp lý, tia UV làm sậm da và kích thích sự tạo ra vitamin D ở da. Tuy nhiên phơi dưới tia UV mạnh dễ gây phỏng nặng và dẫn tới ung thư da. Các nhà nghiên cứu y khoa tin rằng khi màng ôzôn giảm 1% có thể làm tăng 2% ca ung thư da. Thực vật cũng chịu ảnh hưởng của tia cực tím (UV). Chúng thường bị chết khi bị chiếu ở liều cao, còn ở liều thấp thì lá cây bị hư hại, quang hợp bị ngăn trở, tăng trưởng chậm và bị đột biến. Tóm lại, màng ôzôn đã và đang bị phá hủy bởi hoạt động của con người. Ðiều này đe doạ sự sống của tất cả sinh vật trên hành tinh chúng ta. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 89
File đính kèm:
- giao_trinh_moi_truong_xay_dung_giao_thong_phan_1.pdf