Giáo trình Môi trường trong xây dựng
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005, định nghĩa môi trường như sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.”
Ngoài ra còn có những định nghĩa khác về môi trường:
Môi trường theo nghĩa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một
vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một
môi trường. Khái niệm chung về môi trường như vậy được cụ thể hoá đối với từng đối tượng và
từng mục đích nghiên cứu. Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện
bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể (Lê Văn Khoa, 1995).
Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu
sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức
Nhuận, 2000).
Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự
nhiên, mà ở đó, cá thể, quần thể, loài, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng
thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Môi trường trong xây dựng
Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 1 - Chương 1 Tổng quan về Môi trường 1.1. Khái niệm chung về Môi trường 1.1.1 Định nghĩa Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005, định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.” Ngoài ra còn có những định nghĩa khác về môi trường: Môi trường theo nghĩa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường. Khái niệm chung về môi trường như vậy được cụ thể hoá đối với từng đối tượng và từng mục đích nghiên cứu. Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể (Lê Văn Khoa, 1995). Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000). Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên, mà ở đó, cá thể, quần thể, loài, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái vô hình (tập quán, niềm tin,), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình (UNESCO, 1981). Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, hoạt động và sự phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh. 1.1.2 Các thành phần cơ bản của môi trường a) Thạch quyển Thạch quyển hay vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng rất mỏng so với kích thước của Trái Đất, độ dày khoảng từ 5÷40km, có cấu tạo hình thái phức tạp, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý khác nhau. Thạch quyển có ảnh hưởng lớn đến sự sống trên Trái Đất; Con người hiện đang sống trong một phần rất mỏng manh, có thành phần phức tạp và rất linh động của Trái Đất là vỏ Trái Đất. Bảng 1.1. Thành phần các nguyên tố hoá học phổ biến trong vỏ Trái Đất STT Nguyên tố % trọng lượng toàn vỏ % thể tích toàn vỏ 1. O 46,60 93,77 2. Si 27,72 0,86 3. Al 8,13 0,47 4. Fe 5,0 0,43 5. Mg 2,09 0,29 6. Ca 3,63 1,03 7. Na 2,83 1,32 8. K 2,59 1,83 N−íc 35% Kh«ng khÝ 20% ChÊt h÷u c¬ 5% C¸c chÊt kho¸ng 40% Hình 1.2. Các thành phần trong đất b) Thuỷ quyển Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 2 - Nước tồn tại trên Trái Đất ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí. Toàn bộ nước trên Trái Đất tạo thành thuỷ quyển. Thuỷ quyển hay môi trường nước là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh Trái Đất, bao gồm các đại dương, sông, suối, hồ, ao, nước ngầm, băng tuyết và hơi nước. Tổng lượng nước vào khoảng 1,4 tỷ km3, bao phủ 71% bề mặt Trái Đất. Trong đó, biển và đại dương chiếm 97,5% toàn bộ thuỷ quyển, 2,5% lượng nước còn lại với 2/3 là băng trên núi cao và hai cực, nước ngọt sử dụng được chỉ chiếm khoảng 0,77%. Hình 1.3. Thành phần nước trên Trái Đất c) Khí quyển Khí quyển hay môi trường không khí là lớp vỏ khí bao bọc vỏ Trái Đất. Khí quyển được hình thành từ hơi nước, từ các chất khí thoát ra từ thuỷ quyển và thạch quyển. Khí quyển Trái Đất đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc sống của con người, sinh vật và cân bằng khí hậu toàn cầu. Thành phần khí quyển hiện nay của Trái Đất khá ổn định theo phương nằm ngang và có cấu trúc phân lớp theo phương thẳng đứng. Các tầng được phân tách từ dưới lên trên như sau: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt và tầng điện ly. - Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, với ranh giới trên vào khoảng 16km ở xích đạo và 8km ở hai cực, là tầng có mật độ không khí cao nhất, tập trung nhiều nhất hơi nước, bụi và là tầng xảy ra các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, bão, tuyết,... Nhiệt độ trong tầng đối lưu giảm dần theo độ cao, từ +40oC tới -50oC. Bảng 1.2 trình bày thành phần các nguyên tố hoá học phổ biến trong tầng đối lưu. - Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu, ở độ cao từ 17÷50km, có mật độ không khí loãng hơn, ít bụi hơn. Tầng bình lưu ngăn cách với tầng đối lưu qua một lớp tạm dừng (dày khoảng 1km). Nhiệt độ không khí của tầng bình lưu có xu hướng tăng dần theo độ cao, từ -56oC đến -2oC. ở độ cao khoảng 25÷40km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu ôzôn (O3) thường được gọi là tầng ôzôn với chức năng như một lá chắn bảo vệ Trái Đất khỏi những ảnh hưởng độc hại của bức xạ tử ngoại đến từ mặt trời. d) Sinh quyển Sinh quyển là lớp vỏ sống của Trái Đất, bao gồm tất cả các cơ thể sống tồn tại trong thạch quyển, thuỷ quyển và khí quyển. Các sinh vật trong sinh quyển có quan hệ chặt chẽ với nhau và tương tác phức tạp với thành phần vô sinh (yếu tố môi trường). Khác với các quyển vật chất vô sinh, trong sinh quyển ngoài vật chất, năng lượng, còn có thông tin với tác dụng duy trì cấu trúc và cơ chế tồn tại - phát triển của các vật sống. Dạng thông tin phức tạp và phát triển cao nhất là trí tuệ con người, có tác động ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của Trái Đất. Các thành phần của môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự chuyển hoá trong tự nhiên, diễn ra theo chu trình và thông thường ở dạng cân bằng. Chính sự cân bằng này đảm bảo cho sự sống trên Trái Đất phát triển ổn định. Các chu trình phổ biến nhất trong tự nhiên là chu trình sinh địa hoá, như chu trình cácbon, chu trình nitơ, chu trình lưu huỳnh, chu trình phốtpho... Khi các chu trình này không giữ ở trạng thái cân bằng thì các sự cố về môi trường sẽ xảy ra, tác động đến sự tồn tại của con người và sinh vật trong một khu vực hoặc ở quy mô toàn cầu. e) Sinh quyển - Là môI trường chính thức của con người do con người tạo ra và tác động trực tiếp đến đời sống, các hoạt động kinh tế, xã hội của con người. trÝ quyÓn th ¹c h q uy Ónthuy quyÓn KhÝ quyÓn Hình:1.4.Mối quan hệ giữa các quyển trên tráI đất 1.1.2 Phân loại môi trường Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 3 - Có nhiều cách phân loại môi trường: a) Theo nguồn gốc: Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên: vật lý, hoá học, sinh học tồn tại khách quan bao quanh con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Ví dụ: ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước. Như vậy, môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi; cung cấp cho con người các loại tài nguyên, khoảng sản cần cho sản xuất tiêu thụ; cung cấp cảnh đẹp để vui chơi giải trí. Ngoài ra, môi trường tự nhiên còn là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải. Môi trường nhân tạo: gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống và chịu sự chi phối của con người. Ví dụ: ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo. Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người đó là các luật lệ, thể chế, cam kết, quy định,...ở các cấp độ khác nhau như quốc gia, khu vực,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng đồng dân cư làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác... b) Theo vùng địa lý: Môi trường thành thị Môi trường nông thôn c) Theo định nghĩa: Môi trường vật lý: bao gồm các yếu tố là thành phần thiết yếu của sự sống: không khí, đất, nước, mọi thay đổi của các yếu tố này sẽ tác động đến các cơ thể sống. Môi trường sinh học: gồm tập hợp các vật thể sống, không tính đến con người (động vật, thực vật, vi sinh vật) Môi trường nhân văn: con người và các quan hệ giữa người và người d) Theo thành phần: Môi trường không khí Môi trường đất Môi trường nước 1.1.3. Các chức năng của môi trường Có 5 chức năng cơ bản sau: a) Môi trường là không gian sống của con người Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Mỗi người một ngày cần 4m3 không khí sạch để thở, 2,5 lít nước để uống, một lượng thực phẩm và lương thực tương ứng với 2000 - 2500 calo. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể: Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôin. Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắet và đường không. Chức năng sản xuất: cung cấp mặt bằng và phông tự nhiên cho sản xuất nông – lâm – ngư – nghiệp. Chức năng cung cấp năng lượng, thông tin. Chức năng giải trí của con người: cung cấp mặt bằng, nền móng và phông tự nhiên cho việc giải trí ngoài trời của con người (trượt tuyết, trượt băng, đu xe,đu ngựa,). b) MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như: đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng như: gỗ, củi, Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 4 - nắng gió. Mọi sản phẩm công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, văn hoá, du lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất. Các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin sau mỗi lần sử dụng được tuần hoàn quay trở lại dạng ban đầu thường được gọi là tài nguyên tái tạo. Trái lại, nếu bị mất mát, biến đổi hoặc suy thoái không trở lại dạng ban đầu thì được gọi là tài nguyên không tái tạo . Việc khai thác nguồn tài nguyên của con người đang có xu hướng làm tài nguyên không tái tạo bị cạn kiệt, tài nguyên tái tạo không phục hồi, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. Với sự phát triển khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai thác các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các sản phẩm mới có tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống c) Môi trường là nơi chứa đựng phế thải Phế thải do con người tạo ra trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, thường được đưa trở lại môi trường. Tại đây, nhờ hoạt động của vi sinh vật và các thành phần môi trường khác, phế thải sẽ biến đổi trở thành các dạng ban đầu trong một chu trình sinh địa hoá phức tạp. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải của môi trường (trong điều kiện chất lượng môi trường khu vực tiếp nhận không thay đôỉ) được gọi là khả năng nền của môi trường. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng nền, hoặc thành phần của chất thải khó phân huỷ và xa lạ với sinh vật, thì chất lượng môi trường sẽ bị suy giảm và môi trường có thể bị ô nhiễm. Hình.- Sơ đồ lượng chất thải vào môi trường Từ hình vẽ, ta có: Tổng lượng chất thải thải vào môi trường là: W = Wp + WC + WR Khả năng tự làm sạch của môi trường thể hiện ở ngưỡng E Nếu W > E thì môi trường trở nên ô nhiễm, không có khả năng phục hồi lại trạng thái ban đầu. Phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau: Chức năng biến đổi lý – hoá học: pha loãng, phân huỷ hoá hoá học nhờ ánh sáng; hấp thụ; sự tách chiết các vật thải và độc tố. Chức năng biến đổi sinh hoá: sự hấp thụ các chất dư thừa; chu trình nitơ và cacbon; khử các chất độc bằng con đường sinh hoá, Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, amon hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá d) Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất Trái đất trở thành nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ một số các điều kiện môi trường đặc biệt: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ oxy và các khí khác tương đối ổn định, cân bằng nước ở các đại dương và trong đất liền. Tất cả các điều kiện đó, cho đến nay, chưa tìm thấy trên một hành tinh nào khác trong và ngoài hệ mặt trời. Sự phát sinh và phát triển sự sống xảy ra trên trái đất nhờ hoạt động của hệ thống các thành phần của môi trường trái đất như: thuỷ quyển, thạch quyển, sinh quyển, khí quyển. Khí quyển giữ cho nhiệt độ trái đất tránh được các bức xạ qua cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người... Tµi nguyªn Qu¸ tr×nh s¶n xuÊt Qu¸ tr×nh tiªu thô T¸i sö dông M«i tr−êng (E) WP WC WR Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 5 - Thuỷ quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật. Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của trái đất, giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật. e) Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin của trái đất Môi trường trái đất là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người + Ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người. + Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như: các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất... + Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hình thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác. 1.2. Hệ sinh thái(HST): 1.2.1. KháI niệm HST: Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005, định nghĩa HST như sau: “Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau” - Hay có thể định nghĩa: HST là tập hợp của các quần xã và môi trường sống của chúng. HST= Quần xã sinh vật + Môi trường xung quan Ví dụ: Một cái hồ, một khúc sông, khu rừng, khu đô thị... gồm các sinh vật và môi trường sống của chúng được coi là hệ sinh thái. - Sinh quyển: tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt Trái Đất → hệ sinh thái khổng lồ là sinh thái quyển (sinh quyển) - Sinh thái học: là khoa học nghiên cứu giữa các thành phần sinh thái với môi trường tồn tại của chúng. 1.2.2. Phân loại HST: Hệ sinh thái bao gồm: hệ tự nhiên và hệ nhân tạo a) Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm HST nguyên sinh như rừng nguyên sinh, sông, hồ...hay HST tự nhiên đã được cải tạo. Ví dụ: Một cái hồ cũng có HST môi trường hồ: nó gồm các quần xã sinh vật của các loài cá,...với môi trường sống của nó là nước hồ, với không khí hoà tan trong nước, với ánh sáng mặt trời và thức ăn, với các chất khoáng cùng các hoạt động sống của ... à BCR là tiêu chí kiểm tra bổ sung. 2.7. Quản lý môi trường bằng các công cụ kinh tế 2.7.1. Đặc điểm: Quản lý môi trường bằng các công cụ kinh tế dựa trên các nguyên tắc: - “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, gọi tắt là nguyên tắc 3P (Polluter pays principle) - “Người hưởng lợi trả tiền”, gọi tắt là nguyên tắc BPP (Benefit pays principle) Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 113 - Ở nước ta, phương cách quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế đang ở giai đoạn khởi đầu nghiên cứu áp dụng. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng các công cụ kinh tế nhằm khuyến khích các hành vi tích cực đối với môi trường dưới các hình thức: - Thay đổi trực tiếp mức giá cả hoặc chi phí - Thay đổi trực tiếp mức giá cả hoặc chi phí thông qua các biện pháp tài chính, thuế khóa hay nhân sách - Tạo lập thị trường và hỗ trợ thị trường Có thể áp dụng cách thay đổi trực tiếp mức giá cả hoặc chi phí như phí được đánh trên mỗi sản phẩm (phí đánh vào sản phẩm) hoặc trên quy trình sản xuất (phí phát thải, phí tài nguyên), hoặc khi các hệ thống ký thác, hòan trả được thực hiện Tạo lập thị trường và hỗ trợ thị trường được thực hiện trên cơ sở luật lệ hoặc quy định thay đổi như mua bán giấy phép phát thải, hỗ trợ một số thị trường như giấy tái sinh, nhựa tái sinh Chỉ tiêu lựa chọn các công cụ: - Hiệu quả kinh tế; - Đòi hỏi thông tin thấp: yêu cầu thông tin chính xác ở mức tối thiểu và chi phí cập nhật hoá không cao; - Chi phí quản lý phức tạp, các chương trình có kỹ thuật cao đòi hỏi lượng thông tin lớn thường dễ gặp nhiều rủi ro hoặc có hiệu quả hạn chế; - Công bằng: tránh sử dụng các chương trình luỹ hoá bất lợi cho người nghèo; - Độ tin cậy: hiệu quả môi trường của hệ thống càng đáng tin cậy càng tốt trong điều kiện không thể tánh được những sự bấp bênh không chắc chắn; - Tính thích nghi: hệ thống cần phải có khả năng với sự thay đổi của công nghệ và thời tiết; - Khuyến khích động học: hệ thống tiếp tục thúc đẩy sự cải thiện môi trường và cải tiến kỹ thuật; - Chấp nhận được về mặt chính trị: không khác biệt so với tập quán hiện hành. ưu điểm QLMT bằng công cụ kinh tế: - Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí – hiệu quả để đạt được mức ô nhiễm có thể chấp nhận được; - Khuyến khích phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân; - Cung cấp cho chính phủ nguồn thu nhập để hỗ trợ các chương trình kiểm soát ô nhiễm; - Tạo tính linh động trong các công nghệ kiểm soát ô nhiễm. Nhược điểm: - Khó dự đoán chất lượng môi trường vì người gây ô nhiễm có thể chọn những giải pháp riêng cho họ; - Nếu mức thu phí không thoả đáng, một số người gây ô nhiễm có thể chịu nộp phí và tiếp tục gây ô nhiễm; Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 114 - - Một số công cụ kinh tế (như Cota ô nhiễm) đòi hỏi phải có những thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành. 2.7.1. Thuế tài nguyên Thuế tài nguyên là khoản thu của ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khi sử dụng các dạng tài nguyên thiên trong quá trình sản xuất. Mục đích: - Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên; - Hạn chế tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng; - Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư trong việc sử dụng tài nguyên. Một số loại thuế tài nguyên: - Thuế sử dụng đất - Thuế sử dụng nước - Thuế rừng - Thuế tiêu thụ khoáng sản, Nguyên tắc xác định thuế tài nguyên: Hoạt động càng gây nhiều tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường thì càng phải chịu thuế cao hơn. Phương pháp xác định thuế: - Đối với tài nguyên đã xác định được trữ lượng: thuế được tính dựa trên trữ lượng tài nguyên; - Đối với tài nguyên chưa xác định được trữ lượng hoặc xác định không chính xác: tính thuế trên cơ sở sản lượng tài nguyên được khai thác. Tóm lại, đánh thuế dựa trên số lượng tài nguyên thiên nhiên mà các doanh nghiệp sử dụng. Thuế tài nguyên khuyến khích các xí nghiệp giảm mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ở khâu nguyên, nhiên liệu đầu vào thông qua việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới có khả năng thay thế, áp dụng các biện pháp SXSH, đầu tư công nghệ để tái sử dụng lại nguyên/nhiên liệu. 2.7.2. Kỹ quỹ bảo vệ môi trường Là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh tế có tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường. Nội dung: Yêu cầu các doanh nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất trước khi tiến hành một hoạt động đầu tư phải tiến hành gửi một khoản tiền tại Ngân hàng hay tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo sự cam kết về thực hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường. Các doanh nghiệp sẽ lấy lại khoản tiền ký quỹ khi không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Lĩnh vực thường được ký quỹ là khai thác khóang sản, khai thác rừng hay khai thác một số tài nguyên khác. Mục đích: Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 115 - - Nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với những người có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái. - Khuyến khích việc tìm ra các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường. Yêu cầu: khoản tiền ký quỹ không được nhỏ hơn kinh phí cần thiết để khắc phục môi trường. 2.7.3. Lệ phí môi trường Để có thể xác định được phí ô nhiễm môi trường nói chung, phí ô nhiễm cụ thể với môi trường nước và không khí nói riêng cần xem xét các yếu tố sau” - Chất thải nào bị đánh phí - Đối tượng trả phí gây ô nhiễm - Khả năng chịu tải của môi trường - Đặc tính gây ô nhiễm: khối lượng, nồng độ của chất thải gây ô nhiễm, khả năng gây hại của chúng - Phương pháp xác định xuất phí: tính phí dựa vào đặc tính của chất gây ô nhiễm (BOD, COD, SS, Coliform); tính phí dựa vào khối lượng tiêu thụ nguyên liệu/nhiên liệu đầu vào; tính phí dựa vào lợi nhuận, tính phí dựa vào sản phẩm; tính phí dựa vào mức độ gây ô nhiễm a) Phí phát thải: Là những phí đánh vào việc phát thải chất ô nhiễm ra môi trường và đánh vào việc gây tiếng ồn. Phí phát thải có liên quan đến số lượng và chất lượng của chất ô nhiễm và chi phí tác hại gây cho môi trường. Ưu điểm: - Tiết kiệm chi phí tuân thủ các luật lệ - Có khả năng tăng nguồn thu - Thực hiện việc giám sát phát thải dễ dàng - Khuyến khích những người gây ô nhiễm giảm phát thải và thay đổi hành vi - Khuyến khích phát minh kỹ thuật, công nghệ mới nhằm giảm phát thải chất ô nhiễm Nhược điểm: - Hạn chế về chất thải - ô nhiễm ở một điểm cố định - Có tác dụng về phân phối thu nhập - Khi nguồn thu tăng lên, cần phải có một hệ thống phân bố chặt chẽ Mức độ ứng dụng: - Môi trường nước: tốt: phí nước thải ở VN, phí nước mặt ở Pháp - Môi trường không khí: trung bình, có liên quan đến việc giám sát - Chất thải: thấp - Tiếng ồn: cao cho máy bay và thấp cho các phương tiện khác b) Phí đánh vào sản phẩm Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 116 - Là loại phí được đánh vào sản phẩm có hại cho môi trường khi được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc khi tiêu thụ hay loại bỏ sản phẩm đó. Mức phí được xác định tuỳ thuộc vào chi phí thiệt hại đến môi trường liên quan đến sản phẩm đó Ưu điểm: - Giảm việc sử dụng sản phẩm - Khuyến khích sử dụng sản phẩm ít gây ô nhiễm thay thế - Có khả năng tăng nguồn thu - ứng dụng cho các nguồn ô nhiễm di động và phân tán - sản phẩm có thể nhận dạng được Nhược điểm: - Không áp dụng đối với các chất thải nguy hại - Liên quan đến thị trường và tính cạnh tranh của sản phẩm - Hạn chế về quản lý tài chính - Sản phẩm được sử dụng với khối lượng /số lượng lớn Mức độ ứng dụng: - Môi trường nước: trung bình, phí phân bón và thuốc sát trùng ở NaUy và Thuỵ Điển, phí dầu nhờn ở Đức - Môi trường không khí: cao, đặc biệt đối với nhiên liệu, phí đối với các hợp chất Sulfua trong xăng ở Pháp, các loại thuế khác nhau đối với xăng có Chì hay không có Pb - Chất thải: cao, phí đối với bao bì thức uống không hoàn trả lại ở Pháp, phí đối với nylon ở Ý - Tiếng ồn: trung bình c) Phí sử dụng Có chức năng làm tăng nguồn thu và liên quan đến chi phí xử lý, chi phí thu gom và thải bỏ hoặc việc thu hồi lại chi phí quản lý tuỳ vào từng trường hợp áp dụng. Phí sử dụng không liên quan trực tiếp đến chi phí tác hại đến môi trường 2.7.4. Các hệ thống kí thác - hoàn trả Các hệ thống này bao gồm trả một khỏan tiền cho chủ cửa hàng khi mua các sản phẩm mà sau đó có thể tái chế, tái sử dụng, việc kỹ quỹ một số tiền cho các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm. Nếu các sản phẩm được đưa trả về một số điểm thu hồi quy định sau khi sử dụng, tức là tránh khỏi bị ô nhiễm, thì tiền ký thác sẽ được hoàn trả lại. Cam kết đảm bảo và cam kết thực hiện là những hệ thống tương tự đòi hỏi một nhà máy, một xí nghiệp phải cam kết trước việc thực hiện hay việc ký quỹ để đảm bảo an toàn cho môi trường. Nếu các nhà máy, xí nghiệp đó không tuân theo những quy định chấp nhận được về mặt môi trường thì sẽ không thể nhận lại số tiền kỹ quỹ đó. Ưu điểm: - Sắp xếp việc đổ chất thải an toàn, sử dụng lại hoặc tái sinh sản phẩm - Tạo thị trường cho vật liệu tái sinh - Tạo mối liên hệ giữa người sản xuất, phân phối và tiêu dùng Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 117 - Nhược điểm - Chi phí thiết lập ban đầu, chi phí đóng chai, đóng thùng - Có khả năng mua bán Mức độ ứng dụng: - Môi trường nước: thấp - Môi trường không khí: trung bình - Chất thải: cao, bao bì thức uống ở nhiều nước - Tiếng ồn: không áp dụng 2.7.5. Trợ cấp môi trường Trợ cấp thương được sử dụng trong những trường hợp và ở những khu vực mà ở đó có khó khăn đáng kể về kinh tế. Trợ cấp môi trường của Nhà nước được áp dụng cho các hoạt động tạo ra ngoại ứng tích cực như trồng rừng, xử lý ô nhiễm.. Nguyên nhân dẫn đến việc trợ cấp là do trogn các hoạt động này, lợi ích cá nhân thấp hơn lợi ích xã hội, do đó chi phí mà cá nhân bỏ ra để tiến hành các hoạt động trên là không đạt mức cần thiết đối với xã hội. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thực tế, trợ cấp môi trường không đạt được hiệu quả khi mà lợi ích các nhân mau thuẫn với lợi ích xã hội, như trợ cấp cho các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường để khuyến khích hạn chế ô nhiễm. Trong các doanh nghiệp này, nếu không có sự giám sát của Nhà nước, trợ cấp môi trường không được sẽ không được hạch tóan toàn bộ vào chi phí giảm ô nhiễm mà mọt phần sẽ được dùng để hạ thấp chi phí cá nhân trong sản xuất nhằm tăng lợi nhuận. Kết quả là không làm giảm ô nhiễm đến mức tối ưu xã hội mà lại kích thích tăng số lượng doanh nghiệp gây ô nhiễm và tổng mức ô nhiễm có thể tăng lên. 2.7.6. Mua bán giấy phép môi trường (qouta) "Cota gây ô nhiễm là một loại giấy phộp xả thải chất thải cú thể chuyển nhượng mà thụng qua đó, nhà nước cụng nhận quyền cỏc nhà mỏy, xớ nghiệp, v.v... được phép thải các chất gây ô nhiễm vào mụi trường". Nhà nước xỏc định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào mụi trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi là côta gây ô nhiễm và chính thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải. Khi có mức phân bổ côta gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có quyền mua và bán côta gây ô nhiễm. Họ có thể linh hoạt chọn lựa giải pháp giảm thiểu mức phát thải chất gây ô nhiễm với chi phí thấp nhất: Mua côta gây ô nhiễm để được phép thải chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn cho phép. Nghĩa là những người gây ô nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp hơn so với việc mua côta gây ô Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 118 - nhiễm thì họ sẽ bán lại côta gây ô nhiễm cho những người gây ô nhiễm có mức chi phí cho xử lý ô nhiễm cao hơn. Công cụ giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng được kết hợp những ưu điểm của hệ thống chuẩn mức thải và phí xả thải. Việc phát hành một số lượng nhất định giấy phép sẽ có tác dụng như chuẩn mức thải, đảm bảo cho các doanh nghiệp không thải nhiều hơn mức cho phép. Mặt khác, giá của giấy phép sẽ có tác dụng như một mức phí thống nhất, là cơ sở để tối thiểu hóa chi phí xã hội của việc giảm thải do đảm bảo nguyên tắc cân bằng chi phí cận biên của việc giảm thải. Quyền được mua bán giấy phép với giá xác định bởi cầu trên thị trường sẽ tạo ra các động cơ khuyến khích các doanh nghiệp giảm thải nhiều hơn để có giấy phép thừa mà bán. Trong một số trường hợp, giảm thải có thể trở thành ngành kinh doanh mới của doanh nghiệp. Ưu điểm: - Tiết kiệm chi phí tuân thủ; - Tăng cường kinh tế; - Làm giảm ô nhiễm trên bình diện quốc tế; - Số lượng người gây ô nhiễm đủ nhiều để thị trường hình thành và hoạt động; - Nguồn gây ô nhiễm là cố định; - Khuyến khích các phát minh, cải tiến kỹ thuật. Nhược điểm: - Ứng dụng hạn chế khi có nhiều hơn một chất ô nhiễm cũng một lúc; - Những điểm nóng về ô nhiễm có thể trầm trọng thêm; - Sự phân phối ban đầu đòi hỏi phải được xem xét cẩn thận; - Chi phí phức tạp; - Chi phí giao dịch cao nếu có nhiều người gây ô nhiễm. Mức độ ứng dụng: - Môi trường nước: thấp - Môi trường không khí: cao - Chất thải: thấp - Tiếng ồn: thấp. * Phân tích mối liên hệ giữa mức ô nhiễm (W), số qouta (Q) và chi phí (P) Xét một doanh nghiệp đang sản xuất và thải chất thải ra môi trường, do đó doang nghiệp đó phải trả chi phí khắc phục ô nhiễm MAC, chi phí biên bên ngoài (chi phí ngoại ứng cận biên) MEC P P P M M Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 119 - Hình 2.14. Phân tích mưc ô nhiễm OQ2: số qouta tối đa ứng với mức thải tối đa (mức ô nhiễm tối đa), tức là Nhà nước phát hành số qouta quá khả năng đồng hóa của môi trường (kiểm sóat môi trường lỏng lẻo), gây ô nhiễm môi trường Æ không tối ưu (giá qouta ở mức thấp OP2) . OQ1: số qouta tối đa ứng với mức thải tối thiểu, tức là Nhà nước phát hành số qouta quá ít, không tận dụng hết khả năng đồng hóa của môi trường Æ không tối ưu (giá qouta ở mức cao OP1) OQ*: số qouta tối ưu ứng với mức thải tối ưu, tức là Nhà nước phát hành số qouta phù hợp với khả năng đồng hóa của môi trường nên không gây ô nhiễm môi trường và chi phí khắc phục ô nhiễm là nhỏ nhất Æ tối ưu (giá qouta ở mức OP*) Như vậy, đường MAC được coi là đường cầu đối với qouta ô nhiễm, tức là với mức thải cho phép và với mức giá qouta nào đó thì buộc doanh nghiệp phải mua số qouta tương ứng. Do đó, cần phải phát hành OQ* qouta. Ví dụ như với giá cho phép P1, doanh nghiệp sẽ mua số lượng qouta là OQ1, khi đó doanh nghiệp sẽ chọn một trong hai phương pháp: - mua thêm qouta ô nhiễm để được thải với mức thải quy định - tăng chi phí ô nhiễm để giảm mức ô nhiễm. Trên cơ sở hai phương pháp đó, doanh nghiệp sẽ lựa chon phương pháp rẻ nhất để đạt được lợi nhuận lớn nhất. *************************************** Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 120 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình Kinh tế và Quản lý Môi trường , NXB Thống kê, HN, 2003 2. Hoàng Xuân Cơ, Giáo trình Kinh tế Môi trường, NXB Giáo dục, 2004 3. Trần Võ Hùng Sơn và cộng sự, Nhập môn Phân tích chi phí - lợi ích, NXB ĐHQG TPHCM
File đính kèm:
- giao_trinh_moi_truong_trong_xay_dung.pdf