Giáo trình Mô đun: Kỹ thuật kiểm định

 SỐ KHUNG

Số khung khi trên xe được ấn định cho từng xe bởi nhà sản xuất nhằm

phục vụ cho nhận biết xe và đăng ký. Nó bao gồm 17 ký tự (cả số và chữ)

được chia làm 3 phần chính: phần thứ nhất là nhận biết nhà sản xuất (WMI)

gồm 3 ký tự được ấn định bởi nhà sản xuất theo tổ chức quốc tế, phần thứ hai

miêu tả xe (VDS) bao gồm 6 ký tự do nhà sản xuất quy định cho biết đặc

điểm chung của xe, phần thứ ba chỉ thị xe (VIS) gồm 8 ký tự, 4 ký tự cuối

cùng phải là số, ký tự thứ nhất của nhóm (ký tự thứ 10 tính từ đầu) chỉ năm

sản xuất ký tự thứ 2 của nhóm chỉ nhà máy sản xuất. Các ký tự này rõ ràng,

gắn vào những vị trí dễ xem, và được bảo vệ tồn tại lâu dài.

Các ký tự sử dụng cho số nhận biết xe là các con số và các chữ cái la tinh

trừ I, O, Q.

Ví dụ: model NKR55E của ISUZU:

Số khung: JAANKR55LV7100009

pdf 58 trang kimcuc 9280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun: Kỹ thuật kiểm định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun: Kỹ thuật kiểm định

Giáo trình Mô đun: Kỹ thuật kiểm định
1 
DN
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH 
MÃ SỐ: MĐ 40 
NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ 
Trình độ: Cao đẳng nghề 
Hà Nội - 2012 
2 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể 
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo 
và tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
Mã tài liệu: MĐ 40 
3 
LỜI GIỚI THIỆU 
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về 
số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ 
thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học 
công nghệ trên thế giới và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ở Việt 
Nam các phương tiện giao thông ngày một tăng đáng kể về số lượng do được 
nhập khẩu và sản xuất lắp ráp trong nước. Nghề Công nghệ ô tô đào tạo ra 
những lao động kỹ thuật nhằm đáp ứng được các vị trí việc làm hiện nay như 
sản xuất, lắp ráp hay bảo dưỡng sửa chữa các phương tiện giao thông đang 
được sử dụng trên thị trường, để người học sau khi tốt nghiệp có được năng 
lực thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của nghề thì chương trình và giáo trình dạy 
nghề cần phải được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. 
Chương trình khung quốc gia nghề Công nghệ ô tô đã được xây dựng 
trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. 
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, 
việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là 
cấp thiết hiện nay. 
Mô đun 40: Kỹ thuật kiểm định ô tô là mô đun đào tạo nghề được biên 
soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực 
hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ ô tô trong và 
ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. 
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm 
khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình 
được hoàn thiện hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn! 
 Tháng 4 năm 2012 
 Nhóm biên soạn 
4 
MỤC LỤC 
Bìa 1 
Tuyên bố bản quyền 2 
Lời giới thiệu 3 
Mục lục 4 
Giới thiệu mô đun 5 
Bài 1 Phương pháp kiểm tra nhận dạng tổng quát 6 
1.1 Kiểm tra biển số đăng ký xe ô tô 6 
1.2 Số khung 8 
1.3 Số động cơ 9 
1.4 Kiểm tra màu sơn, lớp sơn 11 
1.5 Kiểm tra những thay đổi về kết cấu tổng thành 11 
1.6 Kiểm tra tổng quát 11 
Bài 2. Kiểm tra hệ thống truyền lực 14 
2.1 Sơ đồ các cụm chính của hệ thống truyền lực 14 
2.2 Kiểm tra trạng thái kỹ thuật của hệ thống truyền lực 15 
Bài 3. Kiểm tra hệ thống treo 18 
3.1 Sơ lược về hệ thống treo 18 
3.2 Kiểm tra hệ thống treo 19 
Bài 4. Kiểm tra hệ thống phanh 23 
4.1 Sơ lược về hệ thống phanh 23 
4.2 Kiểm tra trạng thái kỹ thuật hệ thống phanh 23 
Bài 5. Hệ thống lái 29 
5 
5.1 Kiểm tra vô lăng 29 
5.2 Kiểm tra trục lái 29 
5.3 Kiểm tra cơ cấu lái 29 
5.4 Kiểm tra khớp cầu và khớp chuyển hướng 30 
5.5 Kiểm tra thanh và cần dẫn động lái 30 
5.6 Kiểm tra ngõng quay lái 30 
5.7 Kiểm tra hệ trợ lực lái 30 
5.8 Kiểm tra bánh xe 31 
5.9 Kiểm tra độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng 31 
Bài 6. Kiểm tra hệ thống điện và tín hiệu an toàn 32 
6.1 Kiểm tra động cơ và các hệ thống liên quan 32 
6.2 Kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước 35 
6.3 Kiểm tra các loại đèn tín hiệu 36 
Bài 7. Thiết bị kiểm định 39 
7.1 Thiết bị kiểm tra đồng hồ tốc độ 39 
7.2 Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước 39 
7.3 Thiết bị phân tích khí xả 40 
7.4 Thiết bị đo độ ồn 47 
7.5 Thiết bị kiểm tra phanh 49 
7.6 Thiết bị kiểm tra lực ngang 50 
7.7 Thiết bị kiểm tra độ chụm và góc đặt bánh xe 51 
Tài liệu tham khảo 56 
Danh sách Ban chủ nhiệm 57 
6 
MÔ ĐUN: KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH 
Mã mô đun: MĐ 40 
Giới thiệu mô đun 
Mô đun Kỹ thuật kiểm định là mô đun chuyên môn nghề, mang tính 
tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành kiểm tra xác định tình trạng kỹ 
thuật của các hệ thống trên xe ô tô; nội dung mô đun trình bày phương pháp 
nhận dạng tổng quát về ô tô, phương pháp kiểm tra các hệ thống trên ô tô. 
Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng 
bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên 
có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kiểm định chất lượng lưu hành 
ô tô và có kỹ năng thực hiện xử lý một số hư hỏng thông thường của ô tô để 
đảm bảo kỹ thuật cho ô tô hoạt động. 
7 
BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA NHẬN DẠNG TỔNG QUÁT 
Mã bài: MĐ 40-1 
Mục tiêu 
- Nhận dạng và kiểm định được chất lượng tổng quát trên ôtô 
- Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân và yêu cầu sửa chữa khắc phục 
biển đăng ký, số khung, số động cơ, màu sơn xe, và những thay đổi tổng thành 
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. 
A. Nội dung 
1.1 KIỂM TRA BIỂN SỐ ĐĂNG KÝ XE Ô TÔ 
1.1.1 Biển số đăng ký xe ô tô 
Mỗi xe có 2 biển biển ngắn lắp phía sau, biển dài lắp phía trước, ngoài 
ra xe khách và xe tải phải kẻ biển số trên thành xe (đặc biệt có một số xe chỉ 
lắp được biển số dài). Biển số phải được kẹp chặt và lắp đúng vị trí quy định, 
không được cong vênh, nứt gãy. Biển số xe được làm bằng hợp kim nhôm sắt, 
có dạng hình chữ nhật hoặc hơi vuông, trên đó có in những con số và chữ cho 
biết: vùng và địa phương quản lý, các con số cụ thể khi tra trên máy tính còn 
cho biết danh tính người chủ hay đơn vị đã mua nó, thời gian mua nó ... Đặc 
biệt trên đó còn có hình Quốc huy dập nổi của Việt Nam. 
1.1.2 Nhận dạng biển số đăng ký xe ô tô 
Màu sơn, nội dung của biển số theo quy định số 1549/C11(C26) ngày 
26/10/1995 của tổng cục cảnh sát nhân dân - Bộ nội vụ. 
Màu sơn: 
Nền biển màu trắng, chữ màu đen là xe thuộc sở hữu cá nhân và xe của 
các doanh nghiệp. Nền biển màu xanh dương, chữ màu trắng là biển xe của 
các cơ quan hành chính sự nghiệp. 
Nền biển màu đỏ, chữ màu trắng là xe quân đội, xe của các doanh 
nghiệp quân đội. 
Nền biển màu vàng chữ trắng là xe thuộc Bộ tư lệnh Biên phòng 
Nền biển màu vàng chữ đen là xe cơ giới chuyên dụng làm công trình. 
Nội dung của biển số: bao gồm mã số đầu và mã số thứ tự 
Xe dân sự: 
8 
Hai mã số đầu trên biển số xe được quy định cho từng địa phương ví 
dụ: thành phố Hà Nội mã số đầu trên biển số từ 29 – 33, thành phố Hồ Chí 
Minh mã số đầu từ 50 – 59, tỉnh Vĩnh Phúc mã số đầu trên biển là 88. Ví dụ 
một xe ô tô có biển số là 30K 6789 thì chủ xe đăng ký tại Hà Nội, số 6789 là 
số thứ tự của xe đã đăng ký. 
Xe các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng: 
Do Bộ Quốc phòng cấp cho các đơn vị, cơ quan thuộc lực lượng vũ 
trang do Bộ quản lý. Biển xe gồm mã (2 chữ cái ) và 4 chữ số (biểu thị thứ 
tự). 
Ví dụ: BB 6789 BB là Binh chủng tăng thiết giáp, 6789 là số thứ tự 
của xe đã đăng ký. 
Biển số 80: 
Biển xe có 2 mã số đầu là 80 do Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ, 
đường sắt (C26) thuộc Bộ Công an, cấp cho các cơ quan sau: 
1. Các ban của Trung ương Đảng 
2. Văn phòng Chủ tịch nước 
3. Văn phòng Quốc hội 
4. Văn phòng Chính phủ 
5. Bộ Công an 
6. Xe phục vụ các uỷ viên Trung ương Đảng công tác tại Hà 
Nội và các thành viên Chính phủ 
7. Bộ Ngoại giao 
8. Viện kiểm sát nhân dân 
9. Thông tấn xã Việt Nam 
10. Báo nhân dân 
11. Thanh tra Nhà nước 
12. Học viện Chính trị quốc gia 
13. Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng, khu 
Di tích lịch sử Hồ Chí Minh 
14. Trung tâm lưu trữ quốc gia 
15. Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình (trước đây) 
9 
16. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam 
17. Các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và nhân viên 
18. Người nước ngoài 
19. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước 
20. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam 
21. Kiểm toán nhà nước 
Một số biển đặc biệt như 2 chữ cái đầu trên biển có chữ NN (nước 
ngoài) hoặc NG (ngoại giao) là cấp cho các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước 
ngoài, trên cơ sở sự đề xuất của Đại sứ quán nước đó và sự đồng ý của Bộ 
Ngoại giao 
Từ ngày 6 tháng 12, 2010, các biển số xe tại Việt Nam tăng từ bốn lên 
năm chữ số (phần mở rộng) khi đăng ký mới (biển cũ vẫn dùng bình thường, 
và có thể đổi sang biển mới nếu có nhu cầu). Về biển số xe mới, kích thước 
vẫn giữ nguyên nhưng các dãy số mở rộng trên biển sẽ không liền kề nhau mà 
bị ngắt quãng. Theo đó 3 số đầu của biển sẽ liên tiếp nhau và được ngắt quãng 
bằng một dấu chấm rồi nối tiếp hai số cuối (VD: 88A-000.01, 88B-000.01, 
88C-000.01, 88D-000.01). 
1.2 SỐ KHUNG 
Số khung khi trên xe được ấn định cho từng xe bởi nhà sản xuất nhằm 
phục vụ cho nhận biết xe và đăng ký. Nó bao gồm 17 ký tự (cả số và chữ) 
được chia làm 3 phần chính: phần thứ nhất là nhận biết nhà sản xuất (WMI) 
gồm 3 ký tự được ấn định bởi nhà sản xuất theo tổ chức quốc tế, phần thứ hai 
miêu tả xe (VDS) bao gồm 6 ký tự do nhà sản xuất quy định cho biết đặc 
điểm chung của xe, phần thứ ba chỉ thị xe (VIS) gồm 8 ký tự, 4 ký tự cuối 
cùng phải là số, ký tự thứ nhất của nhóm (ký tự thứ 10 tính từ đầu) chỉ năm 
sản xuất ký tự thứ 2 của nhóm chỉ nhà máy sản xuất. Các ký tự này rõ ràng, 
gắn vào những vị trí dễ xem, và được bảo vệ tồn tại lâu dài. 
Các ký tự sử dụng cho số nhận biết xe là các con số và các chữ cái la tinh 
trừ I, O, Q. 
Ví dụ: model NKR55E của ISUZU: 
 Số khung: JAANKR55LV7100009 
10 
1.3 SỐ ĐỘNG CƠ 
Số nhận biết động cơ là số không lặp lại trong một thời kỳ riêng biệt. 
Số động cơ do nhà sản xuất ấn định. Số động cơ có thể trùng với số nhận biết 
xe. Số động cơ được đóng ở vị trí dễ quan sát, khó được di chuyển và không 
thay đổi, chiều cao nhỏ nhất của số và chữ là 4,5 mm. 
 Ý nghĩa của các chữ viết tắt của nhóm ký tự chỉ mã số kiểu động cơ. 
Đặc điểm 
của động 
cơ 
(1) 
Ký tự 
(2) 
Nguyên bản tiếng Anh 
(3) 
Ý nghĩa của ký tự 
(4) 
Nhiên liệu 
sử dụng 
G Gasoline Xăng 
D Diesel Diesel 
J A A N K R 5 5 L V 7 1 0 0 0 0 9 
Nước 
sản 
xuất 
Mã số căn bản chỉ 
loại xe 
Năm 
sản 
xuất 
Số thứ tự xuất xưởng 
của xe 
Xe tải nhẹ Tổng trọng 
tải 
H: 2,5 – 3,5 
tấn 
K: 3,3 – 5,5 
tấn 
Hệ thống lái 
R: 4x2 
Loại động cơ 
55: 4JB1 
58: 4BE1 
Chiều dài cơ sở 
E: 2415 – 2600 mm 
E2: 2460 mm 
G: 2751 – 2900 mm 
L: 331 – 3500 mm 
P: 3801 – 3950 mm 
R: 4101 – 4250 mm 
Năm sản xuất 
V: 1997 
T: 1996 
11 
(1) (2) (3) (4) 
Bố trí xy 
lanh 
IL In line Một dãy 
HO Horizontally Opposed Đối xứng nằm ngang thẳng 
hàng 
V V- type Kiểu chữ V (420V, 900V) 
Bố trí van 
OHC Overhead Camshaft Trục cam đặt phía trên 
DOHC Double Overhead 
Camshaft 
Hai trục cam đặt phía trên 
nắp máy 
OHV Overhead Valve Van đặt phía trên 
RDV Rotary-Disk Valve Đĩa van xoay 
PV Piston Valve Van con đội kiểu piston 
Hệ thống 
cung cấp 
C Carburetor Chế hoà khí 
EC Electronic Carburetor Chế hoà khí điều khiển điện 
tử 
FI Fuel injection Phun xăng 
EFI Electronic Fuel injection Phun xăng điều khiển điện 
tử 
Hệ thống 
làm mát 
A Air cooling Bằng không khí 
W Water cooling Bằng nước 
Bố trí động 
cơ 
F Front Bố trí phía trước 
R Rear Bố trí phía sau 
US Under seat Bố trí dưới ghế ngồi 
M Midship Bố trí ở giữa 
Tiêu chuẩn 
(S) SAE Theo tiêu chuẩn SAE 
(Sg) SAE Theo tiêu chuẩn SAE 
(D) DIN Theo tiêu chuẩn DIN 
(EEC) EEC Theo tiêu chuẩn EEC 
(J) JIS Theo tiêu chuẩn JIS 
12 
Ví dụ : Phương pháp đánh số của động cơ IFA: 4VD14,5/12-2SRW 0098765 
Chú giải: 4: Số xy lanh (4 xy lanh) 
 V: Động cơ 4 kỳ 
 D: Diesel 
 14,5: Hành trình piston (inch) 
 12: Đường kính xy lanh 
 2: Thế hệ động cơ (thế hệ 2) 
 S: Xy lanh đứng 
 R: Xy lanh bố trí thẳng hàng 
 W: Làm mát bằng nước 
 0098765: Số thứ tự động cơ 
1.4 KIỂM TRA MÀU SƠN, LỚP SƠN 
 Bằng quan sát kiểm tra màu 
sơn của xe phải đúng với màu sơn 
trong đăng ký, chất lượng lớp sơn 
còn tốt, không bong tróc, các màu 
sơn trang trí không vuợt quá 50% 
màu sơn đăng ký. Màu của một 
chiếc xe khi xuất xưởng được ký 
hiệu bằng một thẻ gọi là mã màu 
thường gắn trong nắp cabô xe, kỹ 
thuật viên tiến hành so màu xe với 
tập thẻ mã số màu của loại xe đó để 
chọn ra thẻ tương thích. 
1.5 KIỂM TRA NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KẾT CẤU TỔNG THÀNH 
Chủng loại, vị trí lắp đặt, kích thước hình học phải đúng thiết kế. Chất 
lượng các tổng thành phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật lắp đặt phù hợp, chắc 
13 
chắn vận hành tốt. Các kích thước của phương tiện sau cải tạo không vượt quá 
giới hạn cho phép. 
1.6 KIỂM TRA TỔNG QUÁT 
1.6.1 Kiểm tra hình dạng, bố trí chung, kích thước giới hạn 
 Hình dạng thực tại của phương tiện, bố trí chung các cụm trên xe phải 
đúng với hồ sơ kỹ thuật. Các kích thước giới hạn đúng thiết kế và phù hợp với 
quy định hiện hành. 
 Tiêu chuẩn kích thước áp dụng cho ô tô khách một tầng được đóng từ 
xe tải hoặc các tổng thành xe tải tại Việt Nam theo tiêu chuẩn TCVN 4145-
85. 
1.6.2 Kiểm tra thân vỏ, buồng lái, thùng hàng, sàn bệ xe 
 Quan sát, dùng búa chuyên dùng hoặc tay lắc để kiểm tra sự định vị, 
kẹp chặt giữa vỏ xe với khung xương, giữa buồng lái với thùng hàng, sàn bệ 
với khung xe. Thân vỏ không bị thủng, mối mọt, dập gãy. Các khoá hãm, chốt 
cửa còn tốt không tự bật ra. Cách nhiệt, cách âm đối với xe khách và xe du 
lịch tốt. Kính không bị nứt vỡ, điều khiển nhẹ nhàng. 
1.6.3 Kiểm tra khung xương 
 Khung xe đủ số lượng, kích thước, kết cấu khung dầm đúng thiết kế, 
không mối mọt, thủng, nứt, gãy. Khung xe bắt với dầm chắc chắn. Lớp vỏ 
ngoài, trong bắt chặt với khung. Cánh cửa đóng mở nhẹ nhàng đủ bản lề và 
gioăng làm kín 
1.6.4 Kiểm tra khung xe, moóc kéo, mâm (chốt kéo) 
 Khung xe không được biến dạng sai khác với nguyên thuỷ. Các xà dọc, 
xà ngang liên kết chắc không mối mọt, nứt, vỡ. Các mối liên kết phải đủ đinh 
tán hoặc bu lông đúng yêu cầu kỹ thuật. Lớp sơn bảo vệ khung phải tốt. 
 Moóc kéo phía sau phải đủ chi tiết, xà ngang bắt moóc kéo phải được 
gia cố vững chắc. Mâm kéo phải đủ chi tiết, định vị chắc chắn, hoạt động nhẹ 
nhàng không bị kẹt. Khoá hãm không tự mở ra. 
1.6.5 Kiểm tra tay vịn, cột chống, giá để hàng, chắn bùn, kính chắn gió. 
- Tay vịn, cột chống phải được định vị đúng, không cản lối đi và được kẹp 
chặt. Mặt ngoài của tay vịn không được gỉ. 
- Khoang để hành lý chắc chắn không thủng, có đủ cửa và khoá hãm. 
14 
- Giá hàng hoá trên mui xe theo tiêu chuẩn TCVN 4461-87. Chỉ tiêu đánh giá 
đối với hành lý được bố trí trong khoang hành khách theo tiêu chuẩn TCVN 
4461-87 
- Chắn bùn phải đúng thiết kế, định vị chắc chắn không thủng rách 
- Kính chắn gió trước là loại kính an toàn, không màu sắc, nhẵn, không nứt 
vỡ, đủ gioăng đệm, không cho phép trang trí, sơn hoặc dán giấy che nắng làm 
giảm độ rõ, sai lệch khi quan sát. 
- Kính chắn gió phía sau và bên sườn không nứt vỡ, đủ gioăng đệm điều khiển dễ 
dàng, chắc chắn 
1.6.6 Kiểm tra ghế người lái, ghế hành khách 
 Có thể dùng mắt quan sát hoặc tay lay, lắc để xác định tiêu chuẩn của ghế. 
 Tiêu chuẩn đánh giá ghế hành khách theo tiêu chuẩn TCVN 4145-85 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Bài tập 1: Kiểm tra số khung xe. 
Bài tập 2: Kiểm tra số động cơ. 
Bài tập 3: Kiểm tra màu sơn và kết cấu tổng thành. 
C. Ghi nhớ 
Cần chú ý các nội dung trọng tâm: 
- Quy định về kích thước, kiểu chữ số động cơ, số khung. 
- Quy định về biển số đăng ký xe ô tô. 
15 
BÀI 2. KIỂM TRA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC 
Mã bài: MĐ 40-2 
Mục tiêu: 
- Nhận dạng và kiểm địn ... phanh đỗ hoạt động. 
b) Kiểm tra, xác định kiểu động cơ: Cháy cưỡng bức hay cháy do nén. 
c) Kiểm tra, xác định loại động cơ, kết cấu động cơ (số kỳ, số xy lanh). 
44 
d) Kiểm tra, đảm bảo động cơ và các hệ thống động cơ hoạt động bình thường 
(kể cả ở tốc độ lớn nhất), đủ dầu và áp suất dầu bôi trơn, nhiệt độ nước làm 
mát trong giới hạn bình thường. 
(1) (2) 
e) Kiểm tra hệ thống dẫn khí thải: 
Đảm bảo không bị tắc hoặc rò rỉ. 
f) Làm sạch hệ thống dẫn khí thải: 
Tăng tốc độ động cơ lên khoảng 
2500 vòng/phút hoặc một nửa tốc độ 
tối đa thiết kế theo giá trị nào nhỏ 
hơn và duy trì trong vòng 20 giây. 
Sau đó, trả động cơ trở lại chế độ tốc 
độ vòng quay không tải nhỏ nhất. 
g) Kiểm tra, xác định loại nhiên liệu 
sử dung. Đối với phương tiện sử 
dụng nhiều loại nhiên liệu, ví dụ: 
xăng/LPG, tùy chọn một loại nhiên 
liệu sử dụng để kiểm tra. 
e) Kiểm tra hệ thống dẫn khí thải: 
Đảm bảo không bị tắc hoặc rò rỉ. Xác 
định đường kính ống xả. 
f) Kiểm tra bộ hạn chế tốc độ: Tăng 
ga từ từ đến hết hành trình. Cảm nhận, 
đảm bảo tốc độ động cơ được giữ ổn 
định. 
g) Làm sạch hệ thống dẫn khí thải: 
Đạp nhanh đến hết hành trình bàn đạp 
ga ít nhất 02 lần. 
h) Đưa phương tiện vào trạng thái sẵn sàng đo: 
- Tắt tất cả các thiết bị phụ tiêu thụ năng lượng trên xe như điều hoà nhiệt độ, 
quạt gió, các hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, sấy kính ; 
- Để động cơ hoạt động ở chế độ tốc độ vòng quay không tải nhỏ nhất. 
Phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng 
bức 
Phương tiện lắp động cơ cháy do 
nén 
Bước 2: Chuẩn bị thiết bị đo và nhập các thông tin cần thiết 
45 
a) Chọn loại thiết bị đo phù hợp với loại phương tiện. 
b) Nhập thông tin phương tiện, mức tiêu chuẩn cho phép nếu thiết bị chưa 
được nối mạng với dây chuyền kiểm tra và nhập, xác nhận các thông tin khác 
theo yêu cầu của thiết bị. 
c) Chọn trên thiết bị chức năng đo 
phù hợp (nếu có) với loại nhiên liệu 
sử dụng khi kiểm tra nếu thiết bị 
chưa được nối mạng. Nếu thiết bị đã 
được nối mạng thì nhập, xác nhận 
trên máy tính: số kỳ, loại động cơ, 
loại nhiên liệu sử dụng khi kiểm tra. 
c) Việc nhập tự động (xác nhận) tốc 
độ động cơ thực tế bằng thiết bị được 
thực hiện ở bước 3. Với thiết bị có nối 
mạng với dây chuyền kiểm tra thì 
nhập vào máy tính: giá trị tốc độ vòng 
quay ứng với công suất cực đại của 
động cơ phương tiện (nếu chưa có). 
d) Kiểm tra thiết bị: Đầu lấy mẫu, đường ống dẫn khí thải không bị tắc hoặc 
rò rỉ, đảm bảo thiết bị ở trạng thái sẵn sàng đo, hoạt động bình thường và 
không báo lỗi. 
e) Lắp đặt đầu đo tốc độ. Chọn số kỳ, số xy lanh để đo tốc độ nếu thiết bị yêu 
cầu; 
f) Đưa đầu lấy mẫu khí vào ống xả 
đến độ sâu 30 cm hoặc hết độ sâu 
cho phép của ống xả và kẹp chặt. 
Nếu phương tiện có nhiều ống xả thì 
chọn một ống xả để đo khí thải. 
e) Chọn đầu lấy mẫu phù hợp với 
đường kính ống xả. Đưa đầu lấy mẫu 
khí vào ống xả và kẹp chặt. Nếu 
phương tiện có nhiều ống xả thì chọn 
một ống xả để đo khí thải. 
Bước 3: Kiểm tra, xác nhận trước khi đo 
46 
a) Có khí thải đi vào buồng đo. Thiết 
bị phải hiển thị đủ các thông số: nồng 
độ CO, HC và tốc độ vòng quay 
động cơ một cách bình thường. 
b) Tốc độ vòng quay không tải nhỏ 
nhất của động cơ nằm trong phạm vi 
qui định tại IV.3 của Hướng dẫn này. 
Nếu không thoả mãn thì truyền hoặc 
in kết quả, kết luận “không đạt” và 
yêu cầu chủ phương tiện điều chỉnh 
lại động cơ để kiểm tra lại. 
Thực hiện ít nhất 01 chu trình gia 
tốc tự do và kiểm tra: 
a) Có khí thải đi vào buồng đo, thiết 
bị phải hiển thị đủ các thông số: Trị số 
độ khói hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng, 
tốc độ vòng quay động cơ và các 
thông số khác một cách bình thường. 
b) Xác nhận tốc độ nhỏ nhất và lớn 
nhất thực tế của động cơ nếu thiết bị 
có chức năng nhập tự động tốc độ 
thực tế đo được vào thiết bị đo. 
c) Tốc độ vòng quay động cơ nhỏ nhất 
và lớn nhất thực tế, thời gian tăng tốc 
phải nằm trong phạm vi qui định tại 
IV.3 của Hướng dẫn này. Nếu không 
thoả mãn thì truyền hoặc in kết quả, 
kết luận “không đạt” và yêu cầu chủ 
phương tiện điều chỉnh lại động cơ để 
kiểm tra lại. 
Phương tiện lắp động cơ cháy 
cưỡng bức 
Phương tiện lắp động cơ cháy do 
nén 
Bước 4: Thực hiện đo 
a) Quan sát sự thay đổi của các giá 
trị nồng độ phát thải hiển thị trên 
thiết bị và chỉ thực hiện truyền hoặc 
in kết quả sau khi các giá trị này đã 
a) Đạp ga theo tín hiệu nhắc trên thiết 
bị để thực hiện từ 03 đến không quá 
15 chu trình gia tốc tự do và tính toán, 
kiểm tra các thông số của 03 chu trình 
47 
ổn định tối thiểu 05 giây. 
sau cùng: Giá trị tốc độ nhỏ nhất và 
lớn nhất, thời gian tăng tốc, chiều 
rộng dải đo phải nằm trong phạm vi 
qui định tại IV.3 của Hướng dẫn này; 
 b) Tháo đầu lấy khí mẫu và đầu đo 
tốc độ động cơ ra khỏi phương tiện. 
b) Trong quá trình thực hiện nếu thiết 
bị báo lỗi, cho kết quả khác thường 
hoặc sau 15 chu trình gia tốc tự do mà 
các thông số của 03 chu trình sau cùng: 
Giá trị tốc độ nhỏ nhất và lớn nhất, thời 
gian tăng tốc, chiều rộng dải đo vẫn 
không thoả mãn yêu cầu tại IV.3 của 
hướng dẫn này thì kiểm tra lại thao tác 
đo, thiết bị đo hoặc làm sạch kỹ lại hệ 
thống dẫn khí thải và thực hiện lại qui 
trình đo từ bước 2. 
c) Truyền hoặc in kết quả kiểm tra. 
d) Tháo đầu lấy khí mẫu và đầu đo tốc 
độ động cơ ra khỏi phương tiện. 
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra 
a) Nếu thiết bị kiểm tra khí thải đã được nối với máy tính có phần mềm phù 
hợp thì việc xử lý, đánh giá, in và lưu trữ kết quả kiểm tra được thực hiện trên 
máy vi tính. 
b) Nếu thiết bị kiểm tra khí thải chưa được nối với máy tính hoặc không có 
phần mềm tự động xử lý thì đăng kiểm viên phải thực hiện như sau: 
48 
- Tính toán kết quả đo nồng độ HC 
đối với phương tiện sử dụng nhiên 
liệu không phải xăng khi thiết bị đo 
không có chức năng chọn chế độ đo 
phù hợp với loại nhiên liệu sử dụng; 
- So sánh các kết quả đo nồng độ khí 
thải với giới hạn tối đa cho phép và 
kết luận “đạt” hoặc “không đạt”; 
- Lưu trữ kết quả. 
- Tính toán kết quả đo khói trung 
bình; 
- So sánh kết quả đo khói trung bình 
với giới hạn tối đa cho phép và kết 
luận “đạt” hoặc “không đạt”; 
- Lưu trữ kết quả. 
7.4 THIẾT BỊ ĐO ĐỘ ỒN 
7.4.1 Kiểm tra tiếng ồn xe cơ giới 
 Dùng máy đo độ ồn theo phương pháp đo độ ồn ngoài xe khi đỗ 
7.4 Thiết bị kiểm tra tiếng ồn 
*Yêu cầu kỹ thuật về thiết bị đo và điều kiện môi trường xung quanh. 
a. Về máy và dụng cụ đo: sử dụng máy loại 1 hoặc loại 0 phù hợp theo tiêu 
chuẩn IEC 651 uỷ ban quốc tế. Máy có đặc tính tần số A và đặc tính thời gian 
F. Trước khi đo cần phải hiệu chỉnh máy. Dụng cụ đo số vòng quay động cơ 
có sai số không quá ± 3% 
b. Về địa điểm (vị trí) đo: Mặt bằng thoáng bề mặt bằng phẳng được dải bê 
tông có tính phản xạ âm cao; Các vật cản bố trí cách micrô ít nhất 3m, không 
có vật cản giữa micrô và xe; Không có mưa, gió thổi không quá 5 m/s 
c. Về tiếng ồn: Độ ồn nền (bao gồm cả gió) phải thấp hơn độ ồn đo được khi 
tiến hành đo ít nhất là 3 dB (A). 
49 
7.4.2 Quy trình và các yêu cầu đo 
(1) đưa xe vào vị trí đo và chuẩn bị xe: Xe đặt đúng giữa địa điểm đo, 
thực hiện đỗ xe, hâm nóng động cơ đến nhiệt độ làm việc 
(2) Đo độ ồn nền: Cho máy vận hành ở đặc tính tần số A, đặc tính thời 
gian S (chậm) chế độ ghi độ ồn lớn nhất (Lmax) trong khi đo không cho động 
cơ hoạt động hoặc hoạt động ở chế độ cầm chừng. Ghi lại kết quả đo 
(3) Đặt micrô vào vị trí đo: Độ cao bằng với lỗ thoát ống xả đồng thời 
không thấp hơn 0,2 m so với mặt nền; Cách lỗ thoát ống xả 0,5 m theo 
phương lệch 450 so với phương luồng khí thải; Trục đối xứng của micrô song 
song với mặt nền, hướng về lỗ thoát và thành ngoài xe. Đối với xe có 2 ống 
xả trở lên phải đo cho từng ống và lấy kết quả cao nhất cho từng ống; Với xe 
có ống xả thẳng đứng thì micrô đặt cao bằng lỗ thoát, trục của nó song song 
với lỗ thoát và hướng lên trên. 
(4) Vận hành động cơ theo quy định và tiến hành đo: 
* Tăng tốc động cơ tới tốc độ sau và giữ ổn định ở đó: 
+ Đối với xe 3 bánh trở lên: 0,75n. 
+ Đối với mô tô, xe máy: 0,5n khi n > 5000 v/ph, 0,75n khi n≤ 5000 v/ph 
 n: tốc độ quay của động cơ tương ứng với công suất lớn nhất của động 
cơ theo tài liệu của nhà chế tạo động cơ. 
 * Bật máy đo độ ồn ở chế độ đặc tính tần số A, đặc tính thời gian F, chế độ 
HOLD (MAX) để giữ lại giá trị đo lớn nhất 
* Nhả chân ga đột ngột, đọc kết quả đo (giá trị này là kết quả một lần đo) 
* Lặp lại (4) thêm 2 lần nữa, ta có 3 kết quả đo nếu sai khác giưa 3 kết quả đo 
không quá 2 dB (A) thì kết quả đo là trung bình cộng của 3 kết quả trên. 
7.4.3 Tiêu chuẩn đánh giá 
Bảng giá trị mức ồn tối đa cho phép: 
TT Loại phương tiện Mức ồn tối đa cho phép 
1 Xe máy đến 125 cm3 95 
2 Xe máy trên 125 cm3 99 
3 Ô tô các loại khác hạng nhẹ, G £ 3500 kg 103 
4 Ô tô các loại khác hạng trung G > 3500 kg 103 
50 
5 
Ô tô các loại khác hạng trung G > 3500 kg 
Và P £ 150 (kW) 
105 
6 
Ô tô các loại khác hạng nặng G > 3500 kg 
Và P > 150 (kW) 
107 
7 Phương tiện đặc biệt 110 
7.5 THIẾT BỊ KIỂM TRA PHANH 
Hình 7.5 Thiết bị kiểm tra phanh 
7.6 THIẾT BỊ KIỂM TRA LỰC NGANG 
Khi bánh xe đặt nghiêng trên mặt đường sẽ tạo nên lực ngang tác dụng 
lên trên đường. Giá trị lực ngang tuỳ thuộc vào kết cấu của xe và được tính 
toán bởi các nhà sản xuất. Việc đặt nghiêng bánh xe phụ thuộc vào thông số 
kết cấu của đòn dẫn động lái, góc nghiêng trục bánh xe và hệ thống treo. 
Thông số này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quay vòng, ổn định chuyển 
51 
động thẳng, lực đặt lên vành lái, vì vậy việc xác định lực ngang là một thông 
số quan trọng. 
Thiết bị đo trượt ngang thông thường được sử dụng là thiết bị đo trượt 
ngang tĩnh và thiết bị đo trượt ngang động 
Thiết bị đo trượt ngang tĩnh: 
Hình 7.6 Thiết bị đo trượt ngang tĩnh 
Thiết bị bao gồm: bàn trượt ngang đặt bánh xe, bàn trượt có thể di 
chuyển trên các con lăn trơn nhưng bị giữ lại nhờ gối tựa mềm bằng lò xo cân 
bằng. lực ngang đặt trên bàn trượt, do tải trọng thẳng đứng của bánh xe sinh 
ra, gây lên biến dạng lò xo và chuyển dịch bàn trượt. Cảm biến đo chuyển vị 
của lò xo và chỉ thị trên đồng hồ giá trị trượt ngang. 
Thiết bị đo tĩnh thích hợp với xe ô tô còn mới, độ mòn các khâu khớp 
còn nhỏ. Thiết bị đo động dùng thêm bộ rung điện khí nén hay thuỷ lực tạo 
lên lực động theo phương trượt ngang có tính chất chu kỳ 
Hình 7.7 Thiết bị đo trượt ngang động 
52 
7.7 THIẾT BỊ KIỂM TRA ĐỘ CHỤM VÀ GÓC ĐẶT BÁNH XE 
7.7.1 Cấu tạo thiết bị 
7.7.1.1 Tủ thiết bị 
Màn hình và bàn phím được sắp xếp để sử dụng thuận tiện trên mặt tủ 
rộng, tủ có thể di chuyển được bằng bốn bánh xe, ở hai bánh xe phía trước có 
khoá bánh. Máy tính, máy in được đặt trong tủ, các đầu cảm biến được đặt 
bên hông tủ. 
Hình 7.8 Tủ thiết bị 
7.7.1.2 Các đầu cảm biến 
Cả 4 đầu cảm biến đều được trang bị 2 camera cho phép đo và truyền 
dữ liệu bằng tia hồng ngoại. Tín hiệu đo được bằng tia hồng ngoại được chiếu 
qua hệ thống quang học tới một tế bào quang điện. ở đây camera xử lý với các 
góc tối đa là 000’0,5”. Tất cả các giá trị đo được theo phương ngang được xử 
lý bởi 2 CCD camera đặt đối xứng làm việc cùng nhau. Nét đặc biệt của hệ 
thống đo dùng CCD camera là chúng xử lý với các góc tối đa là 000’0,5” theo 
phương ngang và phương thẳng đứng. 
Hình 7.9 Các cảm biến 
53 
7.7.1.3 Kẹp bánh xe 
* Loại kẹp nhanh 
Dùng với tất cả các bánh xe có đường kính vành từ 10 – 22 inch. 
Được bắt chặt vào vành bánh xe bằng cách kẹp tay móc vào lốp xe. Các 
chốt nhựa được điều chỉnh để không làm hỏng sơn hoặc phần hợp kim 
nhẹ của vành 
Lưu ý: 
Kẹp nhanh không yêu cầu bù độ đảo vành xe, kẹp nhanh thông 
thường có thể yêu cầu nếu có trục trặc được quan sát thấy (vành xe bị lỗi, bị 
móp méo) 
Bù độ đảo là bắt buộc khi sử dụng kẹp tự định tâm thông thường. 
Hình 7.10 Giá kẹp 
7.7.1.4 Bàn quay 
Hai bàn quay cho phép bánh xe quay với góc lái cực đại để có thể 
đo góc lái hoặc góc doãng bánh xe khi quay vòng trong điều kiện thiết 
bị chỉ có một người vận hành 
Hình 7.11 Bàn quay 
54 
7.7.2 Sử dụng thiết bị 
TRÌNH TỰ KIỂM TRA ĐỘ CHỤM VÀ GÓC ĐẶT BÁNH XE 
1. Chuẩn bị 
- Tất cả các bánh xe đều chuẩn và có kích cỡ như nhau 
- Áp suất lốp như nhau, ta lông lốp sâu như nhau 
- Tình trạng của hệ thống treo phải tốt 
- Tình trạng của hệ thống lái phải tốt 
- Tình trạng của các vòng bi bánh xe phải tốt 
- Tải trọng phân bố trên xe phải đều 
- Độ đảo của bánh xe nhỏ 
Cho xe lên thiết bị kiểm tra 
Chú ý bánh xe nằm giữa tâm bàn 
quay 
Khoá bàn đạp phanh 
Lắp các kẹp nhanh và lắp các đầu 
cảm biến lên kẹp nhanh 
Nối cảm biến với máy tính rồi chỉnh 
thăng bằng các cảm biến 
55 
2. Bù độ đảo 
- Khởi động bộ bù độ đảo bằng cách 
ấn nút trên đầu bộ cảm biến với bánh 
xe đã được lựa chọn. Lúc này đèn 
báo trên đầu cảm biến sẽ sáng, sau 
đó đợi đèn tắt. Phần đầu tiên trên 
biểu tượng sẽ chuyển màu từ đỏ 
sang xanh, giá trị đầu tiên đã được đo 
Quay bánh xe đi 900 và lại đợi đèn 
bật, tắt 
*Chú ý: Trên màn hình, biểu tượng 
hình hoa hồng sẽ quay đi 900 theo 
chiều quay bánh xe 
Phần thứ hai trên biểu tượng sẽ 
chuyển màu từ đỏ sang xanh, giá trị 
thứ hai đã được đo 
 Quay bánh xe tới khoảng 1800 và lại 
đợi đèn bật, tắt 
Phần thứ ba trên biểu tượng sẽ 
chuyển màu từ đỏ sang xanh, giá trị 
thứ ba đã được đo 
56 
Lựa chọn khách hàng 
Lựa chọn xe 
Danh mục kiểm tra 
Công việc chuẩn bị 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Bài tập 1: Kiểm tra xác định thành phần khí xả xe ô tô. 
Bài tập 2: Kiểm tra hiệu quả phanh ô tô trên băng thử phanh. 
Bài tập 3: Kiểm tra độ chụm và góc đặt bánh xe. 
C. Ghi nhớ 
Cần chú ý các nội dung trọng tâm: 
- Vận hành các thiết bị kiểm định. 
- Trình tự sử dụng các thiết bị kiểm định. 
57 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Nguyễn Khắc Trai (2002), Kỹ thuật chẩn đoán ô tô, Nhà xuất bản Gia 
thông vận tải, Hà Nội. 
[2]. Ngô Thành Bắc, Nguyễn Đức Phú (1994), Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật 
ô tô, Nhà xuất khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 
[3]. Nguyễn Khắc Trai (200), Cấu tạo hệ thống truyền lực xe con, Nhà xuất 
khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 
[4]. Nguyễn Khắc Trai (2002), Cấu tạo gầm xe con, Nhà xuất bản Gia thông 
vận tải, Hà Nội. 
[5]. Nguyễn Oanh (1999), Kỹ thuật sửa chữa động cơ đốt trong, Nhà xuất bản 
Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh. 
[6]. Nguyễn Tất Tiến (2000), Nguyên lý động cơ đốt trong, Nhà xuất bản giáo 
dục, Hà Nội. 
[7]. Phạm Minh Tuấn , Động cơ đốt trong, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 
[8]. Kỹ thuật kiểm định, Trường Cao dẳng nghề cơ khí nông nghhiệp. 
[9]. Cẩm nang sửa chữa ô tô, TOYOTA, HYUNDAI, KIA. 
58 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ CÔNG NGHỆ Ô TÔ 
(Theo Quyết định số 612/QĐ-TCDN, ngày 14 tháng 11 năm 2011, của Tổng 
cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) 
1. Ông: Phạm Tố Như Chủ nhiệm 
2. Ông: Nguyễn Đức Nam Phó chủ nhiệm 
3. Ông: Hà Thanh Sơn Thư ký 
4. Ông: Vũ Quang Huy Ủy viên 
5. Ông: Phạm Ngọc Anh Ủy viên 
6. Ông: Nguyễn Thành Trung Ủy viên 
7. Ông: Phạm Duy Đông Ủy viên 
8. Ông: Đoàn Văn Năm Ủy viên 
9. Ông: Ngô Cao Vinh Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY DẠY NGHỀ CÔNG NGHỆ Ô 
TÔ 
(Theo Quyết định số 612/QĐ-TCDN, ngày 14 tháng 11 năm 2011, của Tổng 
cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_ky_thuat_kiem_dinh.pdf