Giáo trình Mô đun 02: Sửa chữa máy nông nghiệp - Bảo dưỡng động cơ điện
Nội dung
2.1 Khái quát chung về động cơ điện 3 pha
2.1.1 Nhiệm vụ của động cơ điện 3 pha
Biến đổi điện năng thành cơ năng truyền mômen đến các máy công tác
dùng trong sản xuất nông nghiệp
2.1.2 Phân loại động cơ điện 3 pha
Động cơ dùng rotor lồng sóc hoặc rotor dây quấn
2.1.3 Sơ đồ cấu tạo của động cơ điện 3 pha
1. Lõi thép
2. Dây quấn stator
3. Nắp máy
4. Ổ bi đỡ trục
5. Trục động cơ
6. Hộp đấu nối
7. Rotor
8. Vỏ động cơ
9. Quạt gió
10. Hộp quạt
Hình 2.1 Động cơ điện 3 pha
Gồm 2 phần chính: phần tĩnh stator và phần quay rotor
2.1.3.1 Phần tĩnh Stator
Phần tĩnh gồm các bộ phận là lõi thép và dây
quấn ngoài ra còn có vỏ máy và nắp máy (hình
2.2)
a. Lõi thép stator
Lõi thép stator hình trụ do các lá thép kỹ thuật
điện được dập rãnh ở bên trong, ghép lại với nhau
tạo thành các rãnh theo hướng trục. Lõi thép được
ép vào trong vỏ máy (hình 2.3) Hình 2.220
b. Dây quấn 3 pha
Dây quấn stator làm bằng dây dẫn điện được bọc
cách điện đặt trong các rãnh của lõi thép. Dòng
điện xoay chiều ba pha chạy trong ba dây quấn ba
pha stator sẽ tạo ra từ trường quay. Dây quấn ba
pha có thể nối hình sao hoặc nối tam giác.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun 02: Sửa chữa máy nông nghiệp - Bảo dưỡng động cơ điện
1 DN BÔ ̣NÔNG NGHIÊP̣ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO DƢỠNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY NÔNG NGHIỆP Trình độ: Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 3 LỜI GIỚI THIỆU Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Như vậy cơ sở để nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp là áp dụng cơ giới hóa tổng hợp và sử dụng các phương tiện tự động, áp dụng các hệ thống máy phù hợp với điều kiện của từng vùng sản xuất. Trong ngành trồng trọt ở Việt Nam hiện nay, việc sử dụng máy nông nghiệp trong một khâu hay một Hệ thống máy canh tác cho các loại cây trồng rất phổ biến. Việc áp dụng hệ thống máy hiện đại có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao sản lượng cây trồng, hạ giá thành sản phẩm, giảm nhẹ lao động và nâng cao năng suất lao động. Thực hiện đề án 1956 của chính phủ khắp các địa phương trên cả nước tích cực phát triển lực lượng lao động nông thôn có tay nghề có trình độ kỹ thuật và đầu tư thêm nhiều các máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động. Từ những vấn đề trên đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động sử dụng thành thạo cũng như chăm sóc bảo dưỡng tốt các thiết bị máy móc nhằm đáp ứng tốt yêu cầu lao động sản xuất và tránh lãng phí hao tốn tiền của công sức. Nghề Sửa chữa máy nông nghiệp được triển khai đào tạo cho người lao động nông thôn là chủ trương đúng đắn giúp bà con nông thôn có phương pháp sử dụng đúng và chăm sóc bảo dưỡng bảo trì đảm bảo yêu cầu kỹ thuật các máy nông nghiệp phục vụ tốt cho quá trình lao động sản xuất ở địa phương. Chương trình đào tạo nghề “Sửa chữa máy nông nghiệp” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ sử dụng hoặc sửa chữa máy nông nghiệp. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Bảo dưỡng động cơ đốt trong 2) Giáo trình mô đun Bảo dưỡng động cơ điện 3) Giáo trình mô đun Sửa chữa máy làm đất 4) Giáo trình mô đun Sửa chữa máy bơm nước li tâm 5) Giáo trình mô đun Sửa chữa máy phun thuốc trừ sâu 6) Giáo trình mô đun Sửa chữa máy đập lúa Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Công ty TNHH 4 Minh Ngọc - Sửa chữa điện tử, điện dân dụng tại thị trấn Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sửa chữa máy nông nghiệp”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình “Bảo dưỡng động cơ điện” giới thiệu khái quát về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong động cơ điện; các hư hỏng thường gặp trong động cơ điện; quy trình và cách tiến hành chăm sóc bảo dưỡng động cơ điện . Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Ông: Nguyễn Văn An Chủ biên 2. Ông: Hoàng Ngọc Thịnh Thành viên 3. Ông Phạm Văn Úc Thành viên 4. Ông Phạm Tố Như Thành viên 5. Ông Vũ Quang Huy Thành viên 6. Ông Phạm Ngọc Tuấn Thành viên 7. Ông Nguyễn Đình Thanh Thành viên 5 MỤC LỤC BÀI 1: BẢO DƢỠNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1 PHA............................................ 8 1.1 Khái quát chung về động cơ điện 1 pha .................................................... 8 1.1.1 Nhiệm vụ của động cơ điện 1 pha .......................................................... 8 1.1.2 Phân loại động cơ điện 1 pha .................................................................. 8 1.1.3 Sơ đồ cấu tạo của động cơ điện 1 pha ..................................................... 8 1.1.4 Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 1 pha ......................................... 8 1.1.5 Những hư hỏng của động cơ điện 1 pha ................................................. 9 1.2 Làm sạch bên ngoài động cơ ...................................................................... 9 1.3 Bảo dƣỡng bi đỡ trục rotor ...................................................................... 10 1.3.1 Tháo nắp trước ..................................................................................... 10 1.3.2 Tháo nắp sau ........................................................................................ 11 1.3.3 Tháo nắp chắn mỡ ổ bi ......................................................................... 11 1.3.4 Làm sạch ổ bi ....................................................................................... 12 1.3.5 Tra mỡ mới vào ổ bi ............................................................................. 12 1.3.6 Lắp nắp chắn mỡ ổ bi ........................................................................... 12 1.3.7 Lắp nắp trước ....................................................................................... 13 1.3.8 Lắp nắp sau .......................................................................................... 13 1.4 Kiểm tra thay tụ điện ............................................................................... 14 1.4.1 Tháo tụ điện ........................................................................................ 14 1.4.2 Kiểm tra tụ điện................................................................................... 15 1.4.3 Lắp tụ điện ........................................................................................... 16 1.5 Kiểm tra cách điện cuộn dây ................................................................... 17 1.5.1 Tháo đầu nối dây ở hộp đấu nối .......................................................... 17 1.5.2 Kiểm tra điện trở cuộn dây với vỏ máy ............................................... 17 1.5.3 Lắp đầu nối dây ở hộp đấu nối ............................................................. 17 BÀI 2. BẢO DƢỠNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 3 PHA ........................................... 19 2.1 Khái quát chung về động cơ điện 3 pha .................................................. 19 2.1.1 Nhiệm vụ của động cơ điện 3 pha ........................................................ 19 2.1.2 Phân loại động cơ điện 3 pha ................................................................ 19 2.1.3 Sơ đồ cấu tạo của động cơ điện 3 pha ................................................... 19 2.1.4 Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha ....................................... 20 2.1.5 Những hư hỏng của động cơ điện 3 pha ............................................... 21 2.2 Làm sạch bên ngoài động cơ .................................................................... 21 2.2.1 Làm sạch nắp trước .............................................................................. 21 2.2.2 Làm sạch nắp sau ................................................................................. 21 2.2.3 Làm sạch vỏ stator ............................................................................... 21 2.3 Bảo dƣỡng bi đỡ trục rotor ...................................................................... 22 2.3.1 Tháo nắp trước ..................................................................................... 22 2.3.2 Tháo nắp sau ........................................................................................ 22 2.3.3 Tháo nắp chắn mỡ ổ bi ......................................................................... 24 2.3.4 Làm sạch ổ bi ....................................................................................... 24 2.3.5 Tra mỡ mới vào ổ bi ............................................................................. 24 2.3.6 Lắp nắp chắn mỡ ổ bi ........................................................................... 25 6 2.3.7 Lắp nắp trước ....................................................................................... 25 2.3.8 Lắp nắp sau .......................................................................................... 26 2.4 Kiểm tra cách điện cuộn dây ................................................................... 26 2.4.1 Tháo đầu nối dây ở hộp đấu nối .......................................................... 26 2.4.2 Kiểm tra điện trở cuộn dây với vỏ máy ............................................... 26 2.4.3 Lắp đầu nối dây ở hộp đấu nối ............................................................. 27 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................ 28 7 MÔ ĐUN: BẢO DƢỠNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN Mã mô đun: MĐ02 Giới thiệu mô đun Mô đun Bảo dưỡng động cơ điện là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành bảo dưỡng động cơ; nội dung mô đun trình bày các cơ cấu và hệ thống trong điện, cách thực hiện chuẩn bị vị trí làm việc, dụng cụ, vật tư để bảo dưỡng, quy trình và cách tiến hành bảo dưỡng các cơ cấu và hệ thống của động cơ điện, cách phòng ngừa hư hỏng và cách bảo quản động cơ. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các bước công việc bảo dưỡng động cơ điện và có kỹ năng thực hiện xử lý một số hư hỏng thông thường của động cơ điện để đảm bảo kỹ thuật cho động cơ hoạt động, kết hợp với máy công tác thực hiện các công việc trong sản xuất nông nghiệp. 8 BÀI 1: BẢO DƢỠNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1 PHA Mã bài: MĐ02-1 Mục tiêu - Trình bày được khái quát chung về động cơ điện 1 pha. - Bảo dưỡng được động cơ điện 1 pha đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ sạch sẽ, gọn gàng. A. Nội dung 1.1 Khái quát chung về động cơ điện 1 pha 1.1.1 Nhiệm vụ của động cơ điện 1 pha Biến đổi điện năng thành cơ năng truyền mômen đến các máy công tác dùng trong sản xuất nông nghiệp 1.1.2 Phân loại động cơ điện 1 pha Động cơ khởi động bằng tụ điện hoặc động cơ khởi động bằng vòng ngắn mạch 1.1.3 Sơ đồ cấu tạo của động cơ điện 1 pha Hình 1.1 Động cơ dùng rotor lồng sóc Hình 1.2 Vỏ động cơ và stator Hình 1.3 Rotor Hình 1.4 Dây quấn rotor 1.1.4 Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 1 pha Cho dòng điện xoay chiều hình sin chạy vào dây quấn stator thì từ trường stator có phương không đổi nhưng có độ lớn thay đổi hình sin theo thời gian gọi là từ trường đập mạch B= Bm sin ωt cosα, từ trường này sinh ra dòng điện cảm ứng trong dây quấn rotor tạo ra từ thông rotor chống lại từ thông stator do đó rotor không thể tự quay, để rotor quay cần dùng dây quấn phụ và tụ để khởi động. 9 Hình a: Từ thông và lực từ tác dụng lên rotor Hình b: Từ trường đập mạch Ngoài ra, để cải thiện đặc tính làm việc và mômen khởi động ta dùng hai tụ điện. Một tụ khởi động (hình a) và một tụ thường trực (hình b). Khi khởi động tốc độ động cơ đạt đến 75÷85% tôc độ đồng bộ tụ khởi động được cắt ra khỏi cuộn phụ chỉ còn tụ điện thường trực nối với cuộn dây phụ làm việc bình thường. 1.1.5 Những hư hỏng của động cơ điện 1 pha - Không khởi động được động cơ hoặc động cơ quay chậm do hỏng tụ điện - Động cơ hoạt động có tiếng ồn lớn do bi đỡ trục mòn hoặc vỡ. - Động cơ không hoạt động do hỏng stator, rotor. 1.2 Làm sạch bên ngoài động cơ 1.2.1 Làm sạch nắp trước Dùng giẻ lau làm sạch bên ngoài nắp trước của động cơ Hình 1.2.1 10 1.2.2 Làm sạch nắp sau Dùng giẻ lau làm sạch bên ngoài nắp sau của động cơ Hình 1.2.2 1.2.3 Làm sạch vỏ stator Dùng giẻ lau làm sạch bên ngoài stator của động cơ Hình 1.2.3 1.3 Bảo dƣỡng bi đỡ trục rotor 1.3.1 Tháo nắp trước Dùng tuốcnơvít tháo các vít bắt nắp trước với stator Hình 1.3.1 11 1.3.2 Tháo nắp sau Dùng tuốcnơvít tháo nắp hộp bảo vệ quạt gió Hình 1.3.2a Dùng tuốcnơvít tháo các vít bắt nắp sau với stator Hình 1.3.2b 1.3.3 Tháo nắp chắn mỡ ổ bi Dùng dụng cụ chuyên dùng cạy nắp chắn mỡ ra khỏi áo bi Chú ý vị trí cạy và tránh biến dạng nắp chắn mỡ Hình 1.3.3 12 1.3.4 Làm sạch ổ bi Dùng giẻ lau làm sạch bên trong và bên ngoài ổ bi, làm sạch mỡ cũ Hình 1.3.4 1.3.5 Tra mỡ mới vào ổ bi Vừa bôi mỡ vừa ép chặt mỡ vào trong vòng bi Hình 1.3.5 1.3.6 Lắp nắp chắn mỡ ổ bi Đặt nắp chắn mỡ vào ổ bi đúng chiều Hình 1.3.6a 13 Dùng tay ép đều nắp chắn mỡ vào ổ bi sao cho nắp chắn mỡ vào khớp với áo bi Hình 1.3.6b 1.3.7 Lắp nắp trước Dùng tuốcnơvít siết chặt các vít bắt nắp trước với stator Hình 1.3.7 1.3.8 Lắp nắp sau Dùng tuốcnơvít siết chặt các vít bắt nắp sau với stator Hình 1.3.8a 14 Dùng tuốcnơvít siết chặt các vít bắt nắp hộp bảo vệ quạt gió Hình 1.3.8b 1.4 Kiểm tra thay tụ điện 1.4.1 Tháo tụ điện Dùng tuốcnơvít tháo các vít bắt nắp hộp đấu dây Hình 1.4.1a Dùng tuốcnơvít tháo các đầu dây điện stator và tụ điện Hình 1.4.1b 15 Dùng tuốcnơvít tháo các vít bắt tụ điện và giá đỡ tụ Hình 1.4.1c 1.4.2 Kiểm tra tụ điện Dùng đồng hồ vạn năng đặt thang đo điện trở để mỗi đầu que đo vào 1 đầu dây tụ điện nếu đồng hồ báo ở 1 giá trị điện trở nào đó ( ≈ 0) sau đó kim đồng hồ nhanh chóng trở về ∞ là tụ điện tốt Hình 1.4.2a Dùng đồng hồ vạn năng đặt thang đo điện trở đảo đầu que đo so với trước rồi để vào đầu dây tụ điện nếu đồng hồ lại báo ở 1 giá trị điện trở nào đó ( ≈ 0) sau đó kim đồng hồ nhanh chóng trở về ∞ là tụ điện tốt Hình 1.4.2b 16 1.4.3 Lắp tụ điện Dùng tuốcnơvít siết chặt các vít bắt tụ điện và giá đỡ tụ Hình 1.4.3a Dùng tuốcnơvít siết chặt các đầu dây điện stator và tụ điện Hình 1.4.3b Dùng tuốcnơvít siết các vít bắt nắp hộp đấu dây Hình 1.4.3c 17 1.5 Kiểm tra cách điện cuộn dây 1.5.1 Tháo đầu nối dây ở hộp đấu nối Dùng tuốcnơvít tháo các vít bắt ở cầu đấu nối dây tháo rời đầu dây điện ra Hình 1.5.1 1.5.2 Kiểm tra cách điện cuộn dây với vỏ máy Dùng đồng hồ vạn năng thang đo điện trở một đầu que đo để vào 1 đầu dây của cuộn dây một đầu que đo còn lại để vào vỏ máy nếu giá trị đo được là ∞ thì cuộn dây được cách điện tốt Hình 1.5.2 1.5.3 Lắp đầu nối dây ở hộp đấu nối Dùng tuốcnơvít siết lại các vít bắt ở cầu đấu nối dây lắp lại đầu dây điện vào với tụ và dây nguồn. Hình 1.5.3 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Làm sạch động cơ điện. Bài tập 2: Bảo dưỡng bi đỡ trục. Bài tập 3: Kiểm tra cuộn dây và tụ điện. C. Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Tháo các nắp trước và nắp sau phải vam hoặc gõ đều nhẹ nhàng. - Phương pháp đo khi kiểm tra tụ điện và cách điện cuộn dây. 19 BÀI 2. BẢO DƢỠNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 3 PHA Mã bài: MĐ02-2 Mục tiêu: - Trình bày được khái quát chung về động cơ điện 3 pha. - Bảo dưỡng được động cơ điện 3 pha đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ sạch sẽ, gọn gàng. A. Nội dung 2.1 Khái quát chung về động cơ điện 3 pha 2.1.1 Nhiệm vụ của động cơ điện 3 pha Biến đổi điện năng thành cơ năng truyền mômen đến các máy công tác dùng trong sản xuất nông nghiệp 2.1.2 Phân loại động cơ điện 3 pha Động cơ dùng rotor lồng sóc hoặc rotor dây quấn 2.1.3 Sơ đồ cấu tạo của động cơ điện 3 pha 1. Lõi thép 2. Dây quấn stator 3. Nắp máy 4. Ổ bi đỡ trục 5. Trục động cơ 6. Hộp đấu nối 7. Rotor 8. Vỏ động cơ 9. Quạt gió 10. Hộp quạt Hình 2.1 Động cơ điện 3 pha Gồm 2 phần chính: phần tĩnh stator và phần quay rotor 2.1.3.1 Phần tĩnh Stator Phần tĩnh gồm các bộ phận là lõi thép và dây quấn ngoài ra còn có vỏ máy và nắp máy (hình 2.2) a. Lõi thép stator Lõi thép stator hình trụ do các lá thép kỹ thuật điện được dập rãnh ở bên trong, ghép lại với nhau tạo thành các rãnh theo hướng trục. Lõi thép được ép vào trong vỏ máy (hình 2.3) Hình 2.2 20 b. Dây quấn 3 pha Dây quấn stator làm bằng dây dẫn điện được bọc cách điện đặt trong các rãnh của lõi thép. Dòng điện xoay chiều ba pha chạy trong ba dây quấn ba pha stator sẽ tạo ra từ trường quay. Dây quấn ba pha có thể nối hình sao hoặc nối tam giác. c. Vỏ máy Được chế tạo bằng nhôm hoặc gang dùng để giữ chặt lõi thép, cố định máy trên bệ, bảo vệ máy và đỡ trục rôtor Hình 2.3 2.1.3.2 Phần quay Rotor Gồm lõi thép, dây quấn và trục máy Hình 2.4 Rotor a. Lõi thép rotor Gồm các lá thép kỹ thuật điện được dập rãnh mặt ngoài ghép lại, tạo thành các rãnh theo hướng trục, ở giữa các lỗ để lắp trục. b. Dây quấn Trong các rãnh của lõi thép rôto đặt các thanh đồng (hoặc nhôm), các thanh đồng thường đặt nghiêng so với trục, hai đầu nối ngắn mạch bằng 2 vòng đồng (nhôm), tạo thành lồng sóc. 2.1.4 Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha Khi ta cho dòng điện ba pha tần số f vào ba dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường quay với tốc độ là n1 = 60f/p. Từ trường quay cắt các thanh dẫn của dây quấn rôto và cảm ứng các sức điện động. Vì dây quấn rôto nối kín mạch, nên sức điện động cảm ứng sẽ sinh ra dòng điện trong các thanh dẫn rôto. Lực tác dụng tương hỗ giữa từ trường quay của máy với thanh dẫn mang dòng điện rôto, kéo rôto quay với tốc độ n < n1 và cùng chiều với n1. Hình 2.4 Nguyên lý hoạt động 21 2.1.5 Những hư hỏng của động cơ điện 3 pha - Động cơ hoạt động có tiếng ồn lớn do bi đỡ trục mòn hoặc vỡ. - Động cơ không hoạt động do hỏng stator, rotor. 2.2 Làm sạch bên ngoài động cơ 2.2.1 Làm sạch nắp trước Dùng giẻ lau làm sạch bên ngoài nắp trước của động cơ Hình 2.2.1 2.2.2 Làm sạch nắp sau Dùng giẻ lau làm sạch bên ngoài nắp sau của động cơ Hình 2.2.2 2.2.3 Làm sạch vỏ stator Dùng chổi lông làm sạch bên ngoài stator của động cơ Hình 2.2.3 22 2.3 Bảo dƣỡng bi đỡ trục rotor 2.3.1 Tháo nắp trước Dùng tuýp khẩu tháo các bu lông bắt nắp trước với stator Hình 2.3.1a Gõ đều vào cạnh của nắp rồi nhấc nắp trước ra Hình 2.3.1b 2.3.2 Tháo nắp sau Dùng tuýp khẩu tháo các bu lông bắt nắp bảo vệ quạt gió Hình 2.3.2a 23 Dùng kìm phanh tháo phanh hãm quạt gió Hình 2.3.2b Dùng vam tháo quạt gió Hình 2.3.2c Dùng tuýp khẩu tháo các bu lông bắt nắp sau với stator Hình 2.3.2d Gõ đều vào cạnh của nắp rồi nhấc nắp sau ra Hình 2.3.2e 24 2.3.3 Tháo nắp chắn mỡ ổ bi Dùng dụng cụ chuyên dùng cạy nắp chắn mỡ ra khỏi áo bi Chú ý vị trí cạy và tránh biến dạng nắp chắn mỡ Hình 2.3.3 2.3.4 Làm sạch ổ bi Dùng giẻ lau làm sạch bên trong và bên ngoài ổ bi, làm sạch mỡ cũ Hình 2.3.4 2.3.5 Tra mỡ mới vào ổ bi Vừa bôi mỡ vừa ép chặt mỡ vào trong vòng bi Hình 2.3.5 25 2.3.6 Lắp nắp chắn mỡ ổ bi Đặt nắp chắn mỡ vào ổ bi đúng chiều Hình 2.3.6a Dùng tay ép đều nắp chắn mỡ vào ổ bi sao cho nắp chắn mỡ vào khớp với áo bi Hình 2.3.6b 2.3.7 Lắp nắp trước Dùng tuýp khẩu siết các bu lông bắt nắp trước với stator Hình 2.3.7 26 2.3.8 Lắp nắp sau Dùng tuýp khẩu siết các bu lông bắt nắp sau với stator Hình 2.3.8 2.4 Kiểm tra cách điện cuộn dây 2.4.1 Tháo đầu nối dây ở hộp đấu nối Dùng tuốcnơvít tháo nắp hộp đấu nối Hình 2.4.1 2.4.2 Kiểm tra cách điện cuộn dây với vỏ máy Dùng đồng hồ vạn năng thang đo điện trở một đầu que đo để vào 1 đầu dây của cuộn dây một đầu que đo còn lại để vào vỏ máy nếu giá trị đo được là ∞ thì cuộn dây được cách điện tốt Chú ý lần lượt đo từng pha với mát Hình 2.4.2 27 2.4.3 Lắp đầu nối dây ở hộp đấu nối Dùng tuốcnơvít vặn chặt các đầu dây với cầu đấu nối trong hộp Hình 2.4.3 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Làm sạch động cơ điện. Bài tập 2: Bảo dưỡng bi đỡ trục. Bài tập 3: Kiểm tra cuộn dây. C. Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Tháo các nắp trước và nắp sau phải vam hoặc gõ đều nhẹ nhàng. - Phương pháp đo khi kiểm tra cách điện cuộn dây. 28 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun bảo dưỡng - sửa chữa động điện là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề sửa chữa máy nông nghiệp; mô đun này là mô đun thứ hai được giảng dạy trong chương trình. - Tính chất: Mô đun bảo dưỡng động cơ điện là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành bảo dưỡng động cơ điện được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết. II. Mục tiêu Học xong mô đun này người học có khả năng: - Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện. - Mô tả được các bước thực hiện bảo dưỡng động cơ điện. - Thực hiện bố trí vị trí làm việc hợp lý, lựa chọn và sắp xếp các thiết bị dụng cụ khoa học. - Thực hiện bảo dưỡng động cơ điện đúng trình tự và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy kỹ thuật. III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ02-1 Bài 1. Bảo dưỡng động cơ điện 1 pha Tích hợp Xưởng thực hành 18 3 14 1 MĐ02-2 Bài 2. Bảo dưỡng động cơ điện 3 pha Tích hợp Xưởng thực hành 18 3 14 1 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 40 6 28 6 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1 Bài 1. Bảo dƣỡng động cơ điện 1 pha Bài tập 1 - Nguồn lực: Động cơ điện 1 pha. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên làm sạch động cơ, quan sát quá trình làm việc, đánh giá kỹ năng thực hiện và thái độ. 29 - Kết quả cần đạt được: Động cơ điện được làm sạch bên ngoài động cơ. Bài tập 2 - Nguồn lực: Động cơ điện 1 pha. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 60 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tháo, lắp bảo dưỡng bi đỡ trục động cơ, quan sát quá trình làm việc, đánh giá kỹ năng thực hiện và thái độ. - Kết quả cần đạt được: Động cơ điện được tra mỡ mới vào bi, động cơ hoạt động êm dịu. Bài tập 3 - Nguồn lực: Động cơ điện 1 pha ( có 1 động cơ hỏng) - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 60 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên đo kiểm tra cuộn dây và tụ điện, học sinh phải kết luận được động cơ nào còn tốt động cơ nào hỏng, quan sát quá trình làm việc, đánh giá kỹ năng thực hiện và thái độ. - Kết quả cần đạt được: Phân loại được động cơ tốt và động cơ đã hỏng. 4.2 Bài 2. Bảo dƣỡng động cơ điện 3 pha Bài tập 1 - Nguồn lực: Động cơ điện 3 pha. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên làm sạch động cơ, quan sát quá trình làm việc, đánh giá kỹ năng thực hiện và thái độ. - Kết quả cần đạt được: Động cơ điện được làm sạch bên ngoài động cơ. Bài tập 2 - Nguồn lực: Động cơ điện 3 pha. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 60 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tháo, lắp bảo dưỡng bi đỡ trục động cơ, quan sát quá trình làm việc, đánh giá kỹ năng thực hiện và thái độ. - Kết quả cần đạt được: Động cơ điện được tra mỡ mới vào bi, động cơ hoạt động êm dịu. Bài tập 3 - Nguồn lực: Động cơ điện 3 pha ( có 1 động cơ hỏng) - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 60 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên đo kiểm tra cuộn dây, học sinh phải kết luận được động cơ nào còn tốt động cơ nào hỏng, quan sát quá trình làm việc, đánh giá kỹ năng thực hiện và thái độ. 30 - Kết quả cần đạt được: Phân loại được động cơ tốt và động cơ đã hỏng. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1 Bài 1 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Động cơ được làm sạch sẽ bên ngoài. Đánh giá quá trình thao tác và kết quả thực hiện. Bi đỡ trục được tra mỡ đủ. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng bảo dưỡng bi. Xác định được tình trạng kỹ thuật của cuộn dây. Xác định được tình trạng kỹ thuật của cuộn dây. Xác định được tình trạng kỹ thuật của tụ điện. Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn của kỹ năng đo kiểm tụ điện. Mức độ cẩn thận, chính xác. Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo thái độ thực hiện. 5.2 Bài 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Động cơ được làm sạch sẽ bên ngoài. Đánh giá quá trình thao tác và kết quả thực hiện. Bi đỡ trục được tra mỡ đủ. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng bảo dưỡng bi. Xác định được tình trạng kỹ thuật của cuộn dây. Xác định được tình trạng kỹ thuật của cuộn dây. Mức độ cẩn thận, chính xác. Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo thái độ thực hiện. 31 VI. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Hồng Anh, Bùi Tấn Lợi, Nguyễn Văn Tấn, Võ Quang Sơn (2006), Kỹ thuật điện, Đại học bách khoa, Hà Nội. [2]. Nguyễn Đức Sỹ (1995), Công nghệ chế tạo máy điện và máy biến áp, NXB Hà Nội. [3]. Vũ Gia Anh, Trần Khương Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu (2001), Máy điện, NXB Khoa học kỹ thuật. [4]. Châu Ngọc Thạch (1994), Hướng dẫn sử dụng, sửa chữa máy biến áp, động cơ công suất nhỏ, NXB Hà Nội. [5]. Nguyễn Đức Sỹ, Sửa chữa máy điện, máy biến áp, NXB Giáo dục. [6]. Nguyễn Đức Hải, Máy điện trong thiết bị tự động, NXB Giáo dục. 32 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn An - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Phạm Văn Úc - Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp 4. Các ủy viên: - Ông Phạm Tố Như, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp - Ông Vũ Quang Huy, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp - Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Nguyễn Đình Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Lê Thái Dương, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 2. Thƣ ký: Ông Lâm Quang Dụ, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Trần Văn Điền, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Nguyễn Quang Hoè, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Tây Bắc - Ông Vương Văn Hồng, Phó giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện nông nghiệp Hải Dương./.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_02_sua_chua_may_nong_nghiep_bao_duong_dong.pdf