Giáo trình Mô đun 02: Sửa chữa bơm điện - Sửa chữa động cơ điện không đồng bộ

 Khái niệm chung về động cơ không đồng bộ.

Máy điện không đồng bộ là máy điện xoay chiều, làm việc theo nguyên lí

cảm ứng điện từ, có tốc độ quay rotor n (tốc độ quay của máy) khác với tốc độ

quay của từ trường n1.

Máy điện không đồng bộ có hai dây quấn stator (sơ cấp) nối với lưới điện

tần số f = const (không đổi), dây quấn rotor (thứ cấp) được nối tắt lại hoặc khép

kín qua điện trở. Dòng điện trong dây quấn rôto được sinh ra nhờ sức điện động

cảm ứng có tần số f2 phụ thuộc vào tốc độ rôto nghĩa là phụ thuộc vào tải trên

trục của máy. Máy điện không đồng bộ có tính thuận nghịch, nghĩa là làm việc ở

2 chế độ động cơ và máy phát.

Cấu tạo

a. Phần tĩnh ( stator): Gồm có vỏ máy lõi sắt và dây quấn

- Vỏ máy: Để cố định, bảo vệ lõi sắt và dây quấn không dùng làm mạch

dẫn từ. Thường làm bằng gang hay thép tấm hàn lại.

1 2 310

- Lõi thép từ: Là phần dẫn từ, làm bằng thép lá kỹ thuật điện dày 0,35 mm

hay 0,5mm ép lại. Khi đường kính ngoài lõi thép Dn < 990="" mm="" thì="" dùng="">

tấm tròn ép lại. Khi Dn > 990 mm thì dùng những tấm hình rẻ quạt ghép lại

thành khối tròn. Mặt trong của thép có xẻ rãnh để đặt dây quấn.

- Dây quấn: Dây quấn của stator được đặt vào các rãnh của lõi thép, giữa

các vòng dây quấn được cách điện tốt với nhau và cách điện đối với rãnh.

b. Phần quay ( rotor): gồm lõi thép và dây quấn (thanh dẫn).

- Lõi thép: Dùng thép kỹ thuật điện như stator, lõi sắt được ép lên trục

quay, phía ngoài có xẻ rãnh để đặt dây quấn

- Dây quấn: Có hai loại:

Loại rotor kiểu lồng sóc: Cấu tạo của loại dây quấn này khác với dây quấn

stator. Trong mỗi rãnh của rotor đặt vào thanh dẫn bằng đồng hoặc bằng nhôm

dài ra khỏi lõi sắt và được nối tắt ở hai đầu bằng hai vành ngắn mạch bằng đồng

hoặc bằng nhôm mà người ta thường quen gọi là lồng sóc

pdf 115 trang kimcuc 3760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun 02: Sửa chữa bơm điện - Sửa chữa động cơ điện không đồng bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun 02: Sửa chữa bơm điện - Sửa chữa động cơ điện không đồng bộ

Giáo trình Mô đun 02: Sửa chữa bơm điện - Sửa chữa động cơ điện không đồng bộ
1 
BỘ LAO NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN 
MÃ SỐ MÔ ĐUN: 01 
NGHỀ: SỬA CHỮA BƠM ĐIỆN 
Trình độ: Sơ cấp nghề 
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
TÊN MÔ ĐUN: SỬA CHỮA 
ĐỘNG CƠ ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG 
BỘ 
MÃ SỐ: MĐ02 
NGHỀ: SỬA CHỮA BƠM ĐIỆN 
Trình độ: Sơ cấp nghề 
Rô to 
Stato 
2 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
-Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ, cho nên các nguồn thông 
tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào 
tạo và tham khảo. 
- Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01 
3 
LỜI GIỚI THIỆU 
Nghề: ”Sửa chữa bơm điện” nhằm trang bị cho người học nghề tại các 
trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề những kiến thức về an toàn điện, sửa 
chữa dây quấn động cơ điện, sửa chữa các mạch điện điều khiển bơm, sửa chữa 
và bảo dưỡng bơm điện...với các kiến thức này học viên có thể áp dụng trực tiếp 
sửa chữa các động cơ điện tại các cơ sở sửa chữa động cơ điện, tại các trạm 
bơm, các công ty khai thác công trình thủy lợi. Mô đun: Sửa chữa động cơ điện 
không đồng bộ cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật, các 
học viên của các ngành khác quan tâm đến lĩnh vực này. 
 Để xây dựng giáo trình này chúng tôi đã đi tham khảo tại các cơ sở : Cty 
TNHH nhà nước một thành viên quản lí khai thác công trình thủy lợi Bắc đuống, 
Cty TNHH nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển Sông Đáy. Công ty 
nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Và đã trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực 
quản lí các trạm bơm, kết hợp với kinh nghiệm thực tế chúng tôi xây dựng Mô 
đun gồm 6 bài : 
Bài 1: Động cơ không đồng bộ. 
Bài 2: Vẽ sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ 
Bài 3: Tháo lắp động cơ điện 
Bài 4: Đấu dây vận hành động cơ điện 
Bài 5: Sửa chữa động cơ không đồng bộ một pha 
Bài 6: Sửa chữa động cơ không đồng bộ ba pha. 
 Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình chắc 
không tránh khỏi những khiếm khuyết .Rất mong nhận được sự góp ý của người 
sử dụng và các đồng nghiệp. 
Tham gia biên soạn 
Ban chủ nhiệm 
4 
MỤC LỤC 
 ĐỀ MỤC TRANG 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................ 2 
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01 ...................................................................................... 2 
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................. 3 
MỤC LỤC ......................................................................................................... 4 
MÔ ĐUN: SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN ........................................................ 8 
KHÔNG ĐỒNG BỘ .......................................................................................... 8 
Giới thiệu mô đun.............................................................................................. 8 
Bài 1: Động cơ không đồng bộ.......................................................................... 8 
A. Nội dung : ..................................................................................................... 9 
1. Khái niệm chung về động cơ không đồng bộ. ............................................... 9 
2. Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha. ....................................................... 9 
2.1. Cấu tạo .................................................................................................... 9 
3. Nguyên lý làm việc cơ bản của động cơ không đồng bộ. ............................ 11 
4. Mở máy động cơ không đồng bộ ba pha. .................................................... 13 
4.1. Quá trình mở máy động cơ điện không đồng bộ: ................................... 13 
4.2. Các phương pháp mở máy ..................................................................... 13 
4.2.1. Mở máy trực tiếp động cơ rotor lồng sóc: ....................................... 14 
4.2.2. Mở máy gián tiếp động cơ rotor lồng sóc: ....................................... 14 
5. Động cơ không đồng bộ một pha ................................................................ 16 
5.1. Đại cương ............................................................................................. 16 
5.2.Nguyên lý làm việc ................................................................................. 16 
5.3. Phương pháp mở máy và các loại động cơ điện một pha........................ 18 
5.3.1. Các phương pháp mở máy: ............................................................. 18 
5.3.2. Phân loại: ............................................................................................ 19 
5.3.3. Sử dụng động cơ điện 3 pha vào lưới điện 1 pha: ............................ 20 
6. Sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ. .................................................... 21 
6.1. Sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ ba pha. .................................... 21 
6.2. Sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ một pha. .................................. 22 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ..................................................................... 23 
Bài 2: Vẽ sơ đồ dây quấn động cơ ................................................................... 24 
5 
A. Nội dung: .................................................................................................... 24 
1. Khái niệm chung về dây quấn. .................................................................... 24 
1.1. Nhiệm vụ. .............................................................................................. 24 
1.2. Các yêu cầu kỹ thuật. ............................................................................ 24 
1.3. Phân loại dây quấn ................................................................................ 24 
2. Những cơ sở để vẽ sơ đồ dây quấn ............................................................. 25 
2.1. Bối dây. ................................................................................................. 25 
2.2. Đấu nối bối dây .................................................................................... 25 
2.3. Bước dây quấn. ..................................................................................... 26 
2.4. Nhóm bối dây (nhóm phần tử). .............................................................. 27 
2.5. Bước cực. .............................................................................................. 27 
2.6. Góc lệch pha giữa hai rãnh liên tiếp. ...................................................... 27 
2.7. Dây quấn một lớp. ................................................................................. 27 
2.9. Sự phân chia nhóm bối dây của một pha ............................................... 28 
3. Phương pháp vẽ sơ đồ dây quấn (sơ đồ trải) stato động cơ không đồng bộ 
ba pha .............................................................................................................. 28 
3.1. Dây quấn một lớp .................................................................................. 28 
3.2. Dây quấn hai lớp.................................................................................... 31 
4. Dây quấn stato động cơ không đồng bộ một pha. ....................................... 33 
4.1. Dây quấn một lớp. ................................................................................. 33 
4.2. Dây quấn hai lớp.................................................................................... 38 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ..................................................................... 42 
Bài 3: Tháo lắp động cơ điện. ......................................................................... 44 
A. Nội dung: .................................................................................................... 44 
1. Trình tự tháo động cơ.................................................................................. 44 
2. Làm sạch động cơ ........................................................................................ 47 
3. Kiểm tra tổng quát tình trạng động cơ ........................................................ 47 
3.1. Xem xét vỏ máy .................................................................................... 47 
3.2. Kiểm tra rôto ......................................................................................... 47 
3.3. Kiểm tra vòng bi (bạc đỡ) ...................................................................... 48 
3.4. Kiểm tra stato ........................................................................................ 48 
4. Lắp động cơ ................................................................................................. 49 
5. Kiểm tra hoàn tất. ........................................................................................ 49 
B. Bài tập thực hành ....................................................................................... 50 
6 
Bài 4: Đấu dây vận hành động cơ điện. .......................................................... 51 
1. Ý nghĩa các số liệu ghi trên biển máy. ........................................................ 51 
2. Cách bố trí các mối dây ra trên hộp nối ...................................................... 53 
2.1. Quy ước ký hiệu Đầu – Cuối ................................................................ 53 
2.2. Quy cách bố trí các mối dây ra trên hộp nối. .......................................... 57 
3. Đấu dây vận hành động cơ .......................................................................... 57 
3.1. Kiểm tra động cơ trước khi vận hành(chế độ không tải) ........................ 57 
3.2. Vận hành động cơ .................................................................................. 59 
4. Kiểm tra dòng điện không tải. ..................................................................... 60 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ..................................................................... 61 
Bài 5: Sửa chữa động cơ không đồng bộ một pha .......................................... 62 
A. Nội dung: .................................................................................................... 62 
1. Quấn dây động cơ một pha (Máy bơm nước, máy mài) .......................... 62 
1.1. Tháo và vệ sinh động cơ. ....................................................................... 62 
1.2. Sơ đồ trải bộ dây quấn. .......................................................................... 62 
1.3. Thu thập các số liệu cần thiết ................................................................. 63 
1.4. Thi công quấn dây ................................................................................. 63 
1.4.1 Lót cách điện rãnh stato động cơ...................................................... 63 
1.4.2. Quấn (hay đánh) các bối dây cho một pha dây quấn ....................... 66 
1.4.3. Lồng dây vào rãnh stato .................................................................. 71 
1.4.4. Lót cách điện đầu nối, hàn dây ra và đai giữ đầu nối ....................... 76 
1.4.5. Tẩm sấy bộ dây quấn ...................................................................... 78 
1.5. Thử nghiệm. .......................................................................................... 81 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ..................................................................... 84 
A. Nội dung: .................................................................................................... 86 
1. Tháo và vệ sinh động cơ. ............................................................................. 86 
2. Khảo sát và vẽ lại sơ đồ dây quấn................................................................ 87 
2.1. Xác định các số liệu ban đầu.................................................................. 87 
2.2. Tính toán số liệu .................................................................................... 88 
2.3. Sơ đồ dây quấn ...................................................................................... 89 
3. Thi công quấn dây ....................................................................................... 92 
3.1. Lót cách điện rãnh stato động cơ ........................................................... 92 
3.2. Quấn (hay đánh) các bối dây cho một pha dây quấn ............................. 95 
3.3. Lồng dây vào rãnh stato ........................................................................ 97 
7 
3.4. Lót cách điện đầu nối, hàn dây ra và đai giữ đầu nối ........................... 102 
4. Lắp ráp và vận hành thử. .......................................................................... 105 
5. Các pan hư hỏng và biện pháp khắc phục. ............................................... 106 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................... 108 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC ..................................... 111 
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học:....................................................... 111 
II. Mục tiêu: .................................................................................................. 111 
III. Nội dung chính của mô đun: .................................................................. 111 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ......................................... 112 
8 
MÔ ĐUN: SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN 
KHÔNG ĐỒNG BỘ 
Mã mô đun: MĐ02 
Giới thiệu mô đun 
 Với mục tiêu điện khí hóa toàn quốc, ngành điện đã xâm nhập rộng rãi 
trên mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, mọi sinh hoạt xã hội và liên quan trực 
tiếp đến nhiều người. Động cơ điện là một thiết bị điện rất quan trọng vỡi cuộc 
sóng sinh hoạt cũng như trong sản xuất kinh. 
 Công việc bảo dưỡng và sửa chữa động cơ điện là một công việc đòi hỏi 
người thợ có tính cẩn thận và tỉ mỹ, khéo léo trong khi làm việc.Sửa chữa động 
cơ điện đòi hỏi người thợ phải hiểu được động cơ không đồng bộ, vẽ được sơ đồ 
trải và thi công quấn dây cho động cơ một cách thuần thục.Mô đun “Sửa chữa 
động cơ điện không đồng bộ” sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ 
bản để giải quyết các vấn đề trên. 
 Mục tiêu: 
- Kiến thức : 
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý của các loại động cơ không đồng bộ 
thông dụng 
+ Phân loại được các loại động cơ không đồng bộ 1 pha, 3 pha. 
- Kỹ năng : 
+ Tháo lắp, đấu nối thành thạo động cơ 1 pha, 3 pha thông dụng. 
+ Lấy mẫu các bộ dây động cơ không đồng bộ chính xác. 
+ Vẽ được sơ đồ trải các bộ dây theo mẫu. 
+ Quấn được các bộ dây động cơ không đồng bộ. 
+ Sửa chữa được các hư hỏng của động cơ không đồng bộ. 
- Thái độ : 
+ Rèn luyện tác phong công nghiệp, an toàn cho người và thiết bị. 
Bài 1: Động cơ không đồng bộ 
Mục tiêu: 
- Trình bày được khái niệm động cơ không đồng bộ. 
 - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc động cơ không đồng bộ. 
 - Lấy được mẫu thông số của bộ dây động cơ không đồng bộ. 
9 
 - Đọc được các thông số sơ đồ dây quấn stato của động cơ một pha, ba 
pha. 
 A. Nội dung : 
1. Khái niệm chung về động cơ không đồng bộ. 
Máy điện không đồng bộ là máy điện xoay chiều, làm việc theo nguyên lí 
cảm ứng điện từ, có tốc độ quay rotor n (tốc ... iệng rãnh từ một phía vào rãnh. 
101 
Hình 6.16: Đẩy từ từ giấy nêm vào rãnh 
 Sau khi lót xong giấy nêm miệng rãnh chúng ta tiến hành lồng dây kế 
tiếp vào rãnh. 
Hình 6.17: Chuẩn bị đưa bối dây kế tiếp vào rãnh stato. Thao tác này thực hiện 
sau khi đã xới và xếp các vòng dây song song. 
102 
Hình 6.18: Quay 1800 đưa bối dây và lòng trong stato 
 Sau khi đã lồng toàn bộ dây quấn vào rãnh (đã lồng các cạnh dây chờ vào 
rãnh); chúng ta lót cách điện đầu nối giữa từng nhóm bối dây. 
 Công đoạn kế tiếp là hàn nối 6 dây ra của bộ 3 dây pha. Bọc gen cách 
điện cho các mối hàn nối gây ra. Dây gen bọc phải dài che phủ mối hàn và dây 
dẫn cho đến hốc ra dây trên vỏ động cơ 
 Trong quá trình thi công thực, chúng ta cần dùng nêm tre để nêm giữ chặt 
dây quấn trong rãnh. Nêm tre phải được đóng trên lớp giấy nêm rãnh. Khi nêm 
rãnh phải đóng nêm cẩn thận để không làm rách giấy cách điện rãnh. 
 Sắp xếp các dây ra gọn gàng, và dùng băng đai vải, giữ chặt các phần đầu 
nối. Công dụng của dây đai là xếp gọn đầu nối; giữ giấy cách điện lớp giữa các 
nhóm. Phương pháp đai dây phải tạo các gút có tính chất mỹ thuật; thực hiện 
cho cả hai phía đầu nối. 
3.4. Lót cách điện đầu nối, hàn dây ra và đai giữ đầu nối 
 Khi đã biết chắc chắn các mối nối đã được đấu chính xác rồi, ta tiến hành 
cột bó gọn gàng hai đầu ống dây lại rồi cho chạy thử. Nếu dây quấn chỉ có một 
lớp men, trước khi cột bó nên dùng bìa mỏng để lót vào chỗ đầu các bối dây gối 
lên nhau để chống đánh xuyên từ cuộn nọ sang cuộn kia. 
Cắt miếng bìa cách điện thành hình vuông sau đó gấp chéo góc thành hình 
tam giác và cắt các góc lượn (theo hình dạng đầu bộ dây quấn). Miếng cách điện 
được lót giữa các pha khác nhau, nghĩa là cứ cách một nhóm bối dây (tổ bối dây 
– bằng q rãnh) lại đặt một cái. Cố gắng đẩy miếng cách điện sát xuống sao cho 
chạm tới cách điện rãnh và đè lên trên cách điện giữa hai lớp (nếu là dây quấn 
103 
xếp kép) (Hình 6.19 và 6.20). Để tránh miếng bìa bị co lên khi cột bó, ta nên xẻ 
miếng bìa tại vị trí sợi dây bó. 
Hình 6.19. Cách lót cách điện phần đầu bộ dây 
 Hình 6.20.Tách rời phần đầu nối của các tổ bối dây, lót bìa cách điện. 
Sau khi lót bìa cách điện phần đầu dây xong thì tiến hành đóng nêm miệng 
rãnh. Cách đóng nêm trình bày trên hình 6.21. Trong quá trình đóng nêm tre 
phải cẩn thận để tránh bị rách bìa úp. 
Hình 5.19. Đóng nêm vào miệng rãnh 
1- Thanh gỗ đệm; 2- Nêm tre, gỗ; 3 – Bìa úp 
 4 – Phần đầu cuộn dây; 5 – Búa gỗ 
Công việc tiếp theo là hàn nối các các tổ bối lại với nha và hàn các đầu 
dây đưa ra ngoài. Đối với các mối hàn giữa các tổ bối thì ống gen cách điện phải 
104 
được luồn sâu vào trong miệng rãnh. Đối với các dây ra, ống gen cách điện phải 
dài che phủ mối hàn và dẫn dẫn ra đến lỗ ra dây trên vỏ động cơ. 
Dây dùng để cột bó phải là loại dây chịu nhiệt. Nếu không có dây chuyên 
dụng, có thể dùng loại dây khâu đầu bao xi măng cũng được. Xắp xếp các đầu 
dây gọn gàng và dùng dây đai giữ chặt các đầu nối. Công dụng của dây đai là 
giữ chặt các đầu nối, giữ bìa cách điện phần đầu dây. Phương pháp băng bó phải 
tạo các nút có tính thẩm mỹ và chắc chắn cho cả hai đầu dây. Chú ý là khi băng 
bó thì băng bó phần đầu dây không có các mối nối trước. Hình dạng của phần 
đầu dây sau khi băng bó được trình bày trên hình 6.22. Sau khi đã băng bó xong, 
nắn lại các đầu bối dây sao cho chúng không chạm vào rôto cũng không chạm 
vào vỏ và nắp đậy là được, sau đó chúng ta lắp ráp hoàn chỉnh động cơ, tiến 
hành đo thông mạch các pha, đo chạm giữa các pha với vỏ và giữa các pha với 
nhau. Nếu cách điện đạt yêu cầu chúng ta đấu vận hành động cơ và đo dòng điện 
khỏi động và dòng không tải: xác định phần trăm dòng không tải, tính đối xứng 
giữa các pha. 
Hình 6.22. Phần đầu dây sau khi băng bó 
105 
Hình 6.23: Dây đai đầu nối 
Tẩm sấy bộ dây quấn: 
Bộ dây quấn động cơ không đồng bộ ba pha có phương pháp tẩm và sấy 
giống với động cơ không đồng bộ một pha bơm nước chạy tụ. Tùy vào từng 
động cơ có các công suất khác nhau mà ta có thời gian sấy khác nhau. 
Tham khảo thêm mục 1.4.5.2. Sấy cách điện – Bài 5: Sửa chữa động cơ 
một pha. 
4. Lắp ráp và vận hành thử. 
 Sau khi thực hiện xong các bước trên, chúng ta lắp ráp hoàn chỉnh động 
cơ tiến hành đo lien lạc giữa các pha; do chạm vỏ với các pha dây quấn. Đo cách 
điện giữa các pha. 
 Nếu cách điện đạt yêu cầu, chúng ta đấu vận hành động cơ và đo dòng 
điện khởi động và dòng điện không tải. 
 Xác định phần trăm dòng điện không tải. 
 Đo dòng điện không tải trên cả 3 pha để xác định tính đối xứng của cả 3 
pha dây quấn. 
 Kiểm tra thông mạch, kiểm tra cách điện pha – pha, pha – vỏ, kiểm tra 
chập vòng dây và cuối cùng là thử từ trường quay, nếu tất cả đều tốt thì chuyển 
bộ dây sang công nghệ sơn – sấy tẩm. 
 Nếu các bước trên hoàn tất và đạt yêu cầu: Khi thi công thực chúng ta 
phải tháo rời stato và rôto sau đó tiến hành qui trình tẩm sấy cách điện cho dây 
quấn. 
106 
Hình 6.24: Dây quấn stato sau khi quấn hoàn chỉnh 
5. Các pan hư hỏng và biện pháp khắc phục. 
 * Những sự cố thường gặp trong quá trình quản lý vận hành động cơ 
điện 
Hiện tượng sự cố Nguyên nhân Cách sử lý khắc phục 
1. Động cơ bị nóng 
quá mức bình 
thường không có 
điểm nóng tập 
trung. Ngoài ra 
không có hiện 
tượng gì khác. 
Thông gió không tốt ( bụi 
bẩn tắc đường thông gió, 
hoặc quạt gió bị hỏng, quạt 
gió quay ngược chiều) 
Dầu mỡ văng ra phủ vào dây 
quấn Stato. 
 Động cơ bị quá tải. 
ống dẫn nước làm mát bị tắc 
hoặc không đủ lưu lượng. 
Làm sạch đường thông gió, 
sửa lại cánh quạt gió. 
Làm vệ sinh công nghiệp 
lau chùi sạch dầu , mỡ bằng 
xăng công nghiệp sau đó 
xấy khô. 
Kiểm tra dòng điện 3 pha 
loại trừ quá tải. 
Thông thụt ống dẫn nước, 
kiểm tra máy bơm cung cấp 
nước làm mát, sửa chữa 
hoặc thay mới để đạt được 
các chỉ tiêu thiết kế về lưu 
lượng và cột nước. 
2. Toàn bộ lõi thép 
và Stato bị nóng 
nhưng động cơ 
Thông gió không tốt. 
Có khả năng điện áp của 
Tăng cường thông gió cho 
động cơ bằng cách làm vệ 
sinh, thông thoáng đường 
107 
không bị quá tải lưới cao hơn điện áp định 
mức của động cơ 
thông gió. 
Kiểm tra điện áp lưới, nếu 
không sai khác điện áp định 
mức thì phải thay động cơ 
mơí 
3.Lõi thép Stato bị 
nóng từng mảng 
ngay cả khi chạy 
không tải. Điện áp 
ở định mức. 
Khi quay rô to chạm vào 
Stato hoặc do cách điện các 
tấm tôn Silic không tốt. 
Bu lông ép chặt bị sát 
chạm với lá thép. 
Dây quấn Stato bị ngắn 
mạch, hoặc cách điện với vỏ 
bị đánh thủng làm tại đó bị 
cháy hỏng 
Làm mất chỗ xước, quét 
sơn cách điện lên các lá tôn 
Silíc bị chập. Căn chỉnh lại 
vị trí tương đối giữa Rô to 
và Stato hoặc thay đổi lại 
gối đỡ bị mòn 
Dùng M mét kiểm tra, 
xác định điểm hư hỏng sửa 
chữa lại điểm bị ngắn mạch 
hoặc cuốn lại cuộn dây Stato 
4. Toàn bộ dây 
quấn Stato bị nóng 
quá mức bình 
thường. 
Động cơ bị quá tải, hay 
thiết bị thông gió bị hư hỏng. 
Điện áp đặt vào động cơ 
quá thấp so với điện áp định 
mức của động cơ . 
Đấu nhầm cuộn dây Stato 
Kiểm tra dòng điện Stato 
giảm phụ tải hệ thống thông 
gió. 
Tăng lượng điện thế nguồn 
hoặc giảm tải . 
Đấu lại cuộn dây Stato. 
5. Cuộn dây Stato 
phát nóng cục bộ 
quá mức bình 
thường cường độ 
dòng điện của các 
pha không giống 
nhau động cơ có 
hiện tượng quay 
chậm lại, có tiếng 
kêu, áp tô mát cắt. 
Dây quấn Stato bị chập 
giữa các vòng dây của một 
pha. 
Cuộn dây Stato có 1 hoặc 
số bối đấu ngược đầu dây. 
Cuộn dây của 1 pha có 
điện bị chạm vỏ. 
Ngắn mạch hai pha nhưng 
chưa gây chấy nổ. 
Quấn lại bối dây hoặc thay 
bối dây mới. 
Kiểm tra lại xem chính xác 
bối dây nào bị ngược đấu 
lại các tổ bối dây cho đúng. 
Dùng M mét hay đèn tìm 
điểm bị chạm vỏ sau đó sửa 
lại ( cuốn lại cách điện, sơn 
tẩm...) hoặc thay cả bối dây 
có điểm bị sự cố. 
Kiểm tra bằng M nếu 
nhẹ thì sửa chữa cách điện 
điểm sự cố, nếu cần thiết thì 
quấn lại các pha bị sự cố. 
6. Khi khởi động 
động cơ có tiếng 
kêu to ( gầm rú ) 
dòng điện 3 pha 
Cuộn dây của 1 pha hay 
hai pha bị đấu ngược, các 
đầu ra của động cơ bị đấu lẫn 
do mất các ký hiệu đầu dây 
Dùng phương pháp xác 
định cực tính của các pha 
sau đó đấu lại cho đúng 
108 
khác nhau, áp tô 
mát tác động 
7. Trong động cơ 
có tiếng kêu 
không bình 
thường dòng điện 
3 pha không giống 
nhau, bộ dây Stato 
phát nóng không 
đều 
Đấu sai bộ dây Stato Kiểm tra lại cực tính các 
đầu đấu dây và đấu lại cho 
đúng. 
8. Lúc vận hành rô 
to bị kéo lệch về 
một phía gây sát 
cốt 
Do gối đỡ trục đã bị mòn 
hoặc đặt bệ đỡ của gối đỡ 
trục không đúng Stato và Rô 
to bị biến dạng trục bị cong 
làm cho khe hở không khí 
không đều . 
Cân bằng Rô to chưa tốt. 
Trong dây quấn Stato bị 
chập giữa vòng dây hoặc các 
loại ngắn mạch khác 
Điều chỉnh khe hở giữa cổ 
trục và cút xi nê hoặc thay 
cút xi nê mới, điều chỉnh 
khe hở giữa rô to và Stato, 
nếu khe Stato bị biến dạng ít 
dùng dũa sắt để sửa lại, chú 
ý không gây xước dây. Nếu 
Rô to bị biến dạng nhiều cần 
tiện lại, kiểm tra độ thẳng 
của trục. 
Cân bằng lại Rô to 
Dùng tay để kiểm tra sự 
phát nóng cục bộ thể hiện ở 
ngoài vỏ Stato. Dùng M 
và cầu đo điện trở để kiểm 
`tra thay đổi dây bị hỏng 
hay đấu lại dây quấn Stato 
cho đúng. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
 1. Thực hành sửa chữa động cơ không đồng bộ ba pha xoay chiều không 
đồng bộ một pha rôto lồng sóc dùng dây quấn mở máy có Z = 36 rãnh, 2p = 4, 
m =3, a = 1 theo kiểu đồng khuôn một lớp bước đủ đặt móc xích với các số liệu: 
* Các thông số: 
Tính  = 9 vì y =  nên y = 9 
- q = 3 
- γ = 200 
- γp = 6 
Số tổ bối dây toàn máy: n = 3u = 3p = 3.2 =6 
109 
* Vẽ sơ đồ trải 
Sơ đồ trải bộ dây máy điện xoay chiều 3 pha: 
 Z=36, 2P=4, a=1, m=3 
 Sơ đồ trải 
2. Thực hành sửa chữa bộ dây máy điện xoay chiều 3 pha theo kiểu đồng 
khuôn một lớp bước đủ đặt móc xích với các số liệu: 
 Z = 36 rãnh, 2p = 4, m =3, a = 1 
* Các thông số: 
Tính  = 9 vì y =  nên y = 9 
- q = 3 
- γ = 200 
- γp = 6 
Số tổ bối dây toàn máy: n = 3u = 3p = 3.2 =6 
* Vẽ sơ đồ trải 
Sơ đồ trải bộ dây máy điện xoay chiều 3 pha: 
 Z=36, 2P=4, a=1, m=3 
 Sơ đồ trải 
110 
111 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 
- Vị trí: Mô đun này học sau các môn học An toàn lao động và mô đun Đo 
lường điện. 
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn bắt buộc trong chương trình đào tạo, 
hình thành và rèn luyện kỹ năng nghề. 
II. Mục tiêu: 
- Kiến thức : 
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý của các loại động cơ không đồng bộ 
thông dụng 
+ Phân loại được các loại động cơ không đồng bộ 1 pha, 3 pha. 
- Kỹ năng : 
+ Tháo lắp, đấu nối thành thạo động cơ 1 pha, 3 pha thông dụng. 
+ Lấy mẫu các bộ dây động cơ không đồng bộ chính xác. 
+ Vẽ được sơ đồ trải các bộ dây theo mẫu. 
+ Quấn được các bộ dây động cơ không đồng bộ. 
+ Sửa chữa được các hư hỏng của động cơ không đồng bộ. 
- Thái độ : 
+ Rèn luyện tác phong công nghiệp, an toàn cho người và thiết bị. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 02 - 
01 
Bài 1 : Động cơ 
không đồng bộ. 
Tích 
hợp 
Xưởng 
thực 
hành 
8 6 1 1 
MĐ 02 - 
02 
Bài 2 : Vẽ sơ đồ 
dây quấn động cơ 
không đồng bộ 
Tích 
hợp 
Xưởng 
thực 
hành 
12 3 8 1 
MĐ 02 - 
03 
Bài 3 : Tháo lắp 
động cơ điện 
Tích 
hợp 
Xưởng 
thực 
hành 
8 2 5 1 
MĐ 02 - 
04 
Bài 4 : Đấu dây 
vận hành động cơ 
điện 
Tích 
hợp 
Xưởng 
thực 
hành 
4 1 3 
MĐ 02 - 
05 
Bài 5 : Sửa chữa 
động cơ không 
đồng bộ một pha 
Tích 
hợp 
Xưởng 
thực 
hành 
40 8 30 2 
MĐ 02 - 
06 
Bài 6 : Sửa chữa 
động cơ không 
Tích 
hợp 
Xưởng 
thực 
48 8 38 2 
112 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
đồng bộ ba pha. hành 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị vật tư càn thiết theo từng bài. 
 - Hướng dẫn học sinh thực tập và quan sát trong quá trình học sinh thực 
tập để có biện pháp uốn nắn khi có sự nhầm lẫn. 
 - Thời gian giảng dạy theo sự phân bổ của chương trình. 
 - Sản phẩm của học sinh sau khi thực hành xong phải đạt được mục tiêu 
của bài. 
5.1. Bài 1: Động cơ không đồng bộ. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Cấu tạo chung của động cơ không 
đồng bộ 
- Nguyên lý làm việc của động cơ 
không đồng bộ. 
- Kết quả nhận thức của học sinh về động 
cơ không đồng bộ 
5.2. Bài 2: Vẽ sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Phân loại dây quấn của động cơ 
không đồng bộ 
- Vẽ sơ đồ dây quấn động cơ không 
đồng bộ một pha và ba pha 
- Kết quả nhận thức của học sinh về động 
cơ không đồng bộ 
- Kết quả luyện tập vẽ sơ đồ trải 
5.3. Bài 3: Tháo lắp động cơ điện 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trình tự tháo lắp động cơ không 
đồng bộ 
- Kết quả thực hành tháo lắp động 
cơ không đồng bộ 
- Kết quả bảo dưỡng động cơ không 
đồng bộ 
- Kết quả trình bày trình tự tháo lắp 
- Kết quả luyện tập tháo lắp động cơ 
- Kết quả bảo dưỡng động cơ 
5.4. Bài 4: Đấu dây vận hành động cơ điện 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Ý nghĩa của các thông số ghi trên 
nhãn máy. 
- Kết quả đấu dây vận hành động cơ 
- Kết quả đọc các số liệu ghi trên nhãn 
máy 
- Kết quả đấu day và vận hành động cơ 
113 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Kết quả kiểm tra không tải của 
động cơ 
- Kết quả kiểm tra không tải. 
5.5. Bài 5: Sửa chữa động cơ không đồng bộ một pha 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Lấy mẫu bộ dây quấn cũ của động 
cơ không đồng bộ một pha 
- Quấn lại bộ dây của động cơ 
- Kết quả lấy mẫu 
- Sản phẩm khi quấn lại bộ dây 
5.6. Bài 5: Sửa chữa động cơ không đồng bộ ba pha 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Lấy mẫu bộ dây quấn cũ của động 
cơ không đồng bộ ba pha 
- Quấn lại bộ dây của động cơ 
- Kết quả lấy mẫu 
- Sản phẩm khi quấn lại bộ dây 
114 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG BIÊN SOẠN GIÁO 
TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
“ SỬA CHỮA BƠM ĐIỆN” 
(Kèm theo Quyết định số 2949 /QĐ-BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 
của Bộ Nông nghiệp và PTNT ) 
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Đông – Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng nghề 
Cơ điện Hà Nội; 
2. Thư ký: Ông Đồng Văn Ngọc – Trưởng khoa Điện, Trường cao đẳng nghề 
Cơ điện Hà Nội; 
3. Ủy viên: 
- Ông: Nguyễn Xuân Nguyên – Phó trưởng Khoa Điện, Trường Cao đẳng 
nghề 
Cơ điện Hà Nội; 
 - Ông: Hoàng Văn Ngân - P.Trưởng phòng Cơ điện Công ty TNHH một 
thành viên Thủy lợi Sông Tích 
115 
HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU VIỆC CHỈNH LÝ, BỔ SUNG GIÁO TRÌNH 
DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 “ SỬA CHỮA BƠM ĐIỆN” 
 (Kèm theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
cục Bộ Nông nghiệp và PTNT ) 
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Hưng – Phó hiệu trưởng Trường CĐN 
CĐ và Thủy lợi 
2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên Vụ TCCB Bộ Nông nghiệp và 
PTNT. 
3. Thành viên: 
 - Ông: Nguyễn Văn Lình – Phó trưởng khoa Trường CĐNCĐ và Thủy 
lợi. 
- Ông: Hồ Văn Chương – Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Cơ điện 
và Nôngnghiệp Nam Bộ. 
- Ông : Trần Văn Dơn – Phó hiệu trưởng Trường CĐNCơ giới và Thủy 
lợi. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_02_sua_chua_bom_dien_sua_chua_dong_co_dien.pdf