Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế

Cần nắm vững và phân biệt một số khái niệm sau:

Tư tưởng kinh tế: Là những quan hệ kinh tế được phản ánh vào trong ý thức

của con người, được con người quan niệm, nhận thức, là kết quả của quá trình nhận

thức những quan hệ kinh tế của con người.

Học thuyết kinh tế: Là hệ thống quan điểm kinh tế của các đại biểu tiêu biểu

cho các tầng lớp, giai cấp trong một chế độ xã hội nhất định. Hệ thống quan điểm

kinh tế là kết quả của việc phản ánh quan hệ sản xuất vào ý thức con người trong

những giai đoạn lịch sử nhất định.

Kinh tế chính trị: Là môn khoa học xã hội nghiên cứu những cơ sở kinh tế

chung của đời sống xã hội tức là những quan hệ kinh tế trong giai đoạn phát triển

nhất định của xã hội loài người.

Kinh tế học: Là môn học nghiên cứu những vấn đề con người và xã hội lựa

chọn như thế nào để sử dụng nhiều nguồn tài nguyên khan hiếm, bằng nhiều cách

để sản xuất ra nhiều loại hàng hoá.

Lịch sử tư tưởng kinh tế: Là môn khoa học nghiên cứu sự phát triển của tư

tưởng kinh tế được thể hiện qua các chính sách, cương lĩnh, điều luật, các tác phẩm,

các học thuyết kinh tế,. của các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, trong các giai

đoạn lịch sử khác nhau, nhằm vạch rõ quy luật phát sinh, phát triển và thay thế lẫn

nhau của các tư tưởng kinh tế.

pdf 116 trang kimcuc 9260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế

Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế
0 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
MÔN: LỊCH SỬ CÁC HỌC 
THUYẾT KINH TẾ 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Đại học) 
Lưu hành nội bộ - Năm 2018 
Người biên soạn: Th.S Bùi Tá Toàn 
1 
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1.1 Giới thiệu khái quát học phần 
Học phần Lịch sử học thuyết kinh tế cung cấp một cách có hệ thống các quan 
điểm, các học thuyết của các trường phái, các đại biểu tiêu biểu trên thế giới gắn 
liền với điều kiện lịch sử xuất hiện của chúng. 
Cần nắm vững và phân biệt một số khái niệm sau: 
Tư tưởng kinh tế: Là những quan hệ kinh tế được phản ánh vào trong ý thức 
của con người, được con người quan niệm, nhận thức, là kết quả của quá trình nhận 
thức những quan hệ kinh tế của con người. 
Học thuyết kinh tế: Là hệ thống quan điểm kinh tế của các đại biểu tiêu biểu 
cho các tầng lớp, giai cấp trong một chế độ xã hội nhất định. Hệ thống quan điểm 
kinh tế là kết quả của việc phản ánh quan hệ sản xuất vào ý thức con người trong 
những giai đoạn lịch sử nhất định. 
Kinh tế chính trị: Là môn khoa học xã hội nghiên cứu những cơ sở kinh tế 
chung của đời sống xã hội tức là những quan hệ kinh tế trong giai đoạn phát triển 
nhất định của xã hội loài người. 
Kinh tế học: Là môn học nghiên cứu những vấn đề con người và xã hội lựa 
chọn như thế nào để sử dụng nhiều nguồn tài nguyên khan hiếm, bằng nhiều cách 
để sản xuất ra nhiều loại hàng hoá. 
Lịch sử tư tưởng kinh tế: Là môn khoa học nghiên cứu sự phát triển của tư 
tưởng kinh tế được thể hiện qua các chính sách, cương lĩnh, điều luật, các tác phẩm, 
các học thuyết kinh tế,... của các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, trong các giai 
đoạn lịch sử khác nhau, nhằm vạch rõ quy luật phát sinh, phát triển và thay thế lẫn 
nhau của các tư tưởng kinh tế. 
Lịch sử các học thuyết kinh tế: Là môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình 
phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của hệ thống quan điểm kinh tế 
của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau. 
2 
 Nội dung nghiên cứu của học phần gồm 9 chương: 
STT Nội dung Mục tiêu 
1 
Chương 1: Đối tượng và các 
phương pháp nghiên cứu 
Khái quát đối tượng, phương pháp và sự 
cần thiết phải nghiên cứu môn học 
2 
Chương 2: Các tư tưởng kinh 
tế thời cổ đại và thời trung cổ 
Nghiên cứu những tư tưởng kinh tế thời 
Cổ đại và Trung cổ, từ đó thấy được 1 số 
đóng góp và những hạn chế của nó trong 
kho tàng tư tưởng kinh tế nhân loại 
3 
Chương 3: Học thuyết kinh tế 
chủ nghĩa trọng thương 
Giới thiệu về những tư tưởng chính của 
học thuyết chủ nghĩa trọng thương 
4 
Chương 4: Các học thuyết kinh 
tế tư bản cổ điển 
Tìm hiểu về quá trình ra đời và tư tưởng 
chủ yếu của các học thuyết kinh tế tư bản 
cổ điển 
5 
Chương 5: Các học thuyết kinh 
tế tiểu tư sản 
Nghiên cứu về sự ra đời, nội dung, 
những đóng góp và hạn chế của trường 
phái kinh tế học Tiểu tư sản. 
6 
Chương 6: Các học thuyết kinh 
tế của chủ nghĩa xã hội không 
tưởng ở phương tây thế kỷ thứ 
19 
Cung cấp kiến thức cơ bản về sự ra đời, 
những quan điểm chính trong học thuyết 
kinh tế của chủ nghĩa xã hội không tưởng 
Tây Âu thế kỷ XIX 
7 
Chương 7: Học thuyết kinh tế 
chủ nghĩa Marx Lênin 
Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển 
và những đóng góp có tính cách mạng 
của Trường phái kinh tế học Marxist 
8 
Chương 8: Học thuyết kinh tế 
JOHN MAYNARD KEYNES 
Và trường phái KEYNES 
Nghiên cứu về những tư tưởng chính 
trong học thuyết của keynes và giá trị 
thực tiễn của học thuyết cho đến ngày 
nay. 
9 
Chương 9: Học thuyết về nền 
kinh tế hỗn hợp 
Giới thiệu về sự ra đời, hình thành và 
phát triển của học thuyết về nền kinh tế 
hỗn hợp 
3 
1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu 
Là hệ thống các quan điểm kinh tế của các trường phái khác nhau gắn với các 
giai đoạn lịch sử nhất định. 
Hệ thống các quan điểm kinh tế là tổng hợp những tư tưởng kinh tế giải thích 
thực chất của các hiện tượng kinh tế nhất định, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và 
những tư tưởng kinh tế đó phát sinh như là kết quả của sự phản ánh các quan hệ sản 
xuất vào ý thức con người. 
Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là các quan điểm kinh 
tế đã được hình thành trong một hệ thống nhất định, những quan điểm kinh tế chưa 
trở thành hệ thống nhưng có ý nghĩa lịch sử thì thuộc môn lịch sử tư tưởng kinh tế. 
Trong quá trình nghiên cứu phải chỉ ra những cống hiến, những giá trị khoa 
học cũng như phê phán có tính lịch sử những hạn chế của các đại biểu, các trường 
phái kinh tế học. 
Không dừng lại ở cách mô tả mà phải đi sâu vào bản chất của vấn đề, tìm hiểu 
quan hệ kinh tế, quan hệ giai cấp được giải quyết vì lợi ích giai cấp nào, tầng lớp 
nào. 
Cụ thể: 
- Trong điều kiện nào nảy sinh lý luận tư tưởng. 
- Nội dung, bản chất giai cấp của học thuyết. 
- Hiểu được phương pháp luận của trường phái đề xuất học thuyết. 
- Hiểu được sự vận động và phát triển có tính quy luật của học thuyết. 
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp biện chứng duy vật: Đây là phương pháp chung, xuyên suốt 
quá trình nghiên cứu. Là phương pháp nhận thức khoa học, nhằm nghiên cứu một 
cách sâu sắc, vạch rõ bản chất của các hiện tượng kinh tế-xã hội. 
- Phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử: Phương pháp này đòi hỏi khi 
nghiên cứu các quan điểm kinh tế phải gắn với lịch sử, phải phân chia thành các giai 
đoạn phát triển của chúng, không dùng tiêu chuẩn hiện tại để đánh giá ý nghĩa của 
các quan điểm kinh tế đó. 
4 
- Một số phương pháp cụ thể khác 
Ví dụ phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, nhằm đánh giá đúng công lao, 
hạn chế, tính phê phán, tính kế thừa và phát triển của các trường phái kinh tế trong 
lịch sử. 
Nguyên tắc chung (cho các phương pháp nghiên cứu của lịch sử các học thuyết 
kinh tế) là nghiên cứu có hệ thống các quan điểm kinh tế, đồng thời đánh giá đúng 
đắn công lao và hạn chế của các nhà lý luận kinh tế trong lịch sử. 
Mặt khác, phản ánh một cách khách quan tính phê phán vốn có của các học 
thuyết kinh tế, không phủ nhận tính độc lập tương đối của các học thuyết kinh tế và 
ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 
1.3 Chức năng và ý nghĩa nghiên cứu học phần 
1.3.1 Chức năng của học phần 
Môn lịch sử các học thuyết kinh tế có 4 chức năng là: 
- Chức năng nhận thức 
Lịch sử các học thuyết kinh tế nghiên cứu và giải thích các hiện tượng, các quá 
trình kinh tế nhằm phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế khách quan của các 
giai đoạn phát triển nhất định. Từ đó giúp cho việc nhận thức lịch sử phát triển của 
sản xuất nói riêng và lịch cử xã hội loài người nói chung. 
- Chức năng thực tiễn 
Nhận thức nhằm phục vụ cho hoạt động thực tiễn của con người. Lịch sử học 
thuyết kinh tế còn chỉ ra các điều kiện, cơ chế hình thức và phương pháp vận dụng 
những tư tưởng kinh tế, quan điểm kinh tế, lý thuyết kinh tế vào thực tiễn để đạt 
hiệu quả cao nhất. 
- Chức năng tư tưởng 
Thể hiện tính giai cấp của các học thuyết kinh tế. Mỗi học thuyết kinh tế đều 
đứng trên một lập trường nhất định, bảo vệ lợi ích của giai cấp nhất định, phê phán 
hoặc biện hộ cho một chế độ xã hội nhất định. 
- Chức năng phương pháp luận: Cung cấp cơ sở lý luận khoa học cho các 
môn khoa học kinh tế khác như kinh tế chính trị, kinh tế học, quản lý kinh tế, các 
5 
môn khoa học kinh tế ngành. Cung cấp tri thức làm cơ sở cho đường lối chính sách 
kinh tế của các nước. 
1.3.2 Ý nghĩa của học phần 
Qua các chức năng của môn học mà thấy được ý nghĩa của việc nghiên cứu 
nhằm giúp cho người học hiểu sâu, rộng, có nguồn gốc về những vấn đề kinh tế nói 
chung và kinh tế chính trị Marx - Lênin nói riêng, giúp cho việc nghiên cứu các vấn 
đề kinh tế hiện đại. 
Việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế giúp cho người học mở rộng và 
nâng cao hiểu biết về thị trường, đặc biệt nó trang bị cho những nhà khoa học kinh 
tế cũng như những nhà quản lý kinh tế những kiến thức cần thiết trong việc nghiên 
cứu và xây dựng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước cũng như 
chiến lược kinh doanh trên thương trường. 
 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
1. Phân biệt tư tưởng kinh tế và học thuyết kinh tế, lịch sử tư tưởng kinh tế và 
lịch sử học thuyết kinh tế. 
2. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là gì? 
3. Chức năng của môn lịch sử các học thuyết kinh tế và ý nghĩa của việc 
nghiên cứu môn học này? 
6 
Chương 2: CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI CỔ ĐẠI VÀ THỜI 
TRUNG CỔ1 
2.1 Tư tưởng kinh tế thời kỳ Cổ đại 
2.1.1 Bối cảnh ra đời và những đặc trưng cơ bản của các tư tưởng kinh tế 
thời kỳ Cổ đại 
- Bối cảnh ra đời 
Thời kỳ cổ đại bắt đầu từ khi chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã, chế độ chiếm 
hữu nô lệ ra đời. Thời kỳ này tồn tại và phát triển cho đến khi chế độ chiếm hữu nô 
lệ tan rã, xuất hiện chế độ phong kiến. 
Chế độ tư hữu xuất hiện mà hình thức đầu tiên là chế độ chiếm hữu nô lệ. 
Sự xuất hiện của chế độ chiếm hữu nô lệ gắn liền với sự ra đời của nhà nước 
thống trị đầu tiên trong lịch sử. Mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ dẫn đến 
hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nô lệ và dân nghèo. Trước bối cảnh đó, các tư tưởng 
xã hội phát triển, trong đó có tư tưởng kinh tế đe doạ sự tồn tại của chế độ chiếm 
hữu nô lệ. 
- Đặc điểm 
+ Coi sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ là hợp lý, coi sự phân chia xã hội 
thành chủ nô và nô lệ là đương nhiên. 
+ Đánh giá cao vai trò của nông nghiệp và kinh tế tự nhiên, chống lại sự phát 
triển của kinh tế hàng hoá, coi thường vai trò của thủ công nghiệp và thương 
nghiệp. 
+ Còn rất sơ khai. 
2.1.2 Tư tưởng kinh tế Hy Lạp, La mã thời kỳ Cổ đại 
- Hy lạp cổ đại 
 Xenophon (430-345 TCN) 
Đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng kinh tế của Xenophon là phản ánh mong 
muốn của giai cấp chủ nô sử dụng tốt sự phát triển của các quan hệ hàng-tiền. Vì 
vậy, một mặt ông xem xét hoạt động kinh tế như là quá trình tạo ra những vật phẩm 
có ích, tạo ra giá trị sử dụng. Ông là người đầu tiên trong lịch sử đã chú ý đến phân 
1 PGS.TS Trần Bình Trọng, Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 
2014, trang 15-44 
7 
công lao động xã hội. Mặt khác, ông lại chỉ cho các chủ nô biết rằng để làm giàu 
cần phải có những sản phẩm dư thừa rút ra từ việc thoả mãn ở mức tối thiểu những 
nhu cầu của nô lệ. 
Các tư tưởng kinh tế của Xenophon: 
Về phân công lao động xã hội: theo ông, phân công lao động xã hội có vai trò 
thúc đẩy giao lưu hàng hoá giữa các vùng, nâng cao được chất lượng hoạt động. 
Giữa phân công lao động và quy mô thị trường có mối liên hệ chặt chẽ, ở những nơi 
trao đổi phát triển mạnh thì phân công lao đông phát triển mạnh. 
Về giá trị: Ông coi giá trị là một cái gì đó có ích cho con người và con người 
biết sử dụng được lợi ích đó. 
Về tiền tệ: Do việc buôn bán phát triển, Xenophon đã thấy được vai trò của 
tiền trong nền kinh tế. Theo ông, vàng bạc là tiền có nhu cầu không giới hạn, việc 
tích trữ vàng bạc làm cho con người ta giàu có. Từ đó, ông khuyên cách sử dụng nô 
lệ tốt nhất là dùng họ vào việc khai thác vàng bạc. Theo Xenophon, tiền không chỉ 
là phương tiện trao đổi mà còn có chức năng tư bản. 
Về cung-cầu, giá cả hàng hoá: Xenophon thấy được mối liên hệ giữa giá cả 
hàng hoá với cung cầu về nó. 
Về của cải: Xenophon cho rằng của cải là những tư liệu tiêu dùng cá nhân. Nó 
đóng vai trò quan trọng trong việc người ta có được các vị thứ trong xã hội. Muốn 
có nhiều của cải thì chủ nô thỉ thoả mãn nô lệ ở mức tối thiểu. 
 Platon (427-347 TCN) 
Bước vào thế kỷ IV Hy Lạp bị khủng hoảng nặng nề và các cuộc chiến tranh 
diễn ra hết sức gay gắt. Platon đã đề ra cho mình nhiệm vụ củng cố địa vị của tầng 
lớp chủ nô và thực hiện đầy đủ nhất lợi ích của tầng lớp đó. Với mục tiêu này, ông 
viết cuốn sách “Chính trị hay nhà nước”, trong đó, ông mô tả một nhà nước lý 
tưởng mới với nhiều nét không tưởng. 
Platon cho rằng việc xã hội phân chia thành nhiều tầng lớp là một quy luật của 
tự nhiên. Ông chia xã hội thành 3 tầng lớp: Các nhà triết học quản lý nhà nước; binh 
sỹ; các điền chủ, thợ thủ công và thương gia. 
8 
Theo ông, tầng lớp đầu tiên hình thành lên bộ máy quản lý nhà nước. Hai tầng 
lớp này không có quyền sở hữu bất cứ thứ gì, quyền sở hữu thuộc về “đám dân 
đen”, tức là tầng lớp thứ 3. Platon không coi nô lệ là công dân và không xếp nô lệ 
vào các tầng lớp dân cư của xã hội mới. Mặc dù vậy, ông cho rằng người nô lệ cùng 
với điền chủ, thợ thủ công và thương gia phải thoả mãn đầy đủ nhu cầu của 2 tầng 
lớp đầu. 
Platon giải thích mối liên hệ giữa phân công lao động xã hội, thương mại và 
tiền tệ với vai trò nổi bật của các thương gia. Marx đánh giá cao ý tưởng này của 
Platon và gọi đó là sự nổi bật thiên tài so với thời đại. 
Khi nghiên cứu về tiền tệ, ông chỉ ra tiền tệ với hai thuộc tính là thước đo giá 
trị và ký hiệu giá trị. Ngoài ký hiệu giá trị làm phương tiện lưu thông trong nước, 
tiền còn dùng làm phương tiện trao đổi giữa Hy Lạp và các nước khác. Song ông lại 
cho rằng tiền là một trong những nguyên nhân gây ra sự thù hằn trong xã hội, vì vậy 
ông kêu gọi phấn đấu để sao trong nhà nước lý tưởng không cần dùng đến vàng bạc. 
Ông yêu cầu hạn chế tối đa lợi nhuận thương mại bằng cách bình ổn giá cả. 
Đồng thời, ông đề nghị cấm cho vay nặng lãi để chống lại lợi ích của tầng lớp quý 
tộc. 
 Aristoteles (384-322 TCN) 
Theo K.Marx, Aristoteles là nhà tư tưởng lớn nhất thời cổ đại. Cũng như 
Xenophon và Platon, Aristoteles là người bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô đương 
thời, chống lại lợi ích của người nô lệ. Tuy nhiên trong tư tưởng kinh tế của ông có 
nhiều cống hiến quý giá. 
Theo Aristoteles, “của cải thực tế” (của cải tự nhiên) là toàn bộ các giá trị sử 
dụng. Ông cho rằng tất cả các hoạt động gắn liền với việc tạo ra giá trị sử dụng là 
hoạt động kinh tế. 
Để củng cố nền kinh tế chiếm hữu nô lệ, Aristoteles coi việc củng cố giai cấp 
chủ nô bậc trung bằng cách bảo đảm sự trao đổi công bằng nhờ nhà nước là quan 
trọng. 
Ông là người đầu tiên phân tích giá trị trao đổi thông qua phương trình “5 cái 
giường= 1 cái nhà” 
9 
Theo K.Marx, Aristoteles hiểu tiền tệ một cách sâu rộng hơn Platon, tuy nhiên, 
do nền sản xuất hàng hoá chưa phát triển và cách hiểu không đúng về giá trị nên 
Aristoteles đánh giá không đúng là hàng hoá đều có thể đo đếm được giữa chúng 
với nhau là nhờ tiền tệ. 
Một cống hiến quan trọng của Aristoteles là tư tưởng về 3 loại thương nghiệp 
và 3 loại kinh doanh. Ông chia hoạt động kinh doanh thành 2 loại: kinh tế và sản 
xuất của cải. 
Hoạt động kinh tế nhằm sản xuất của cải. Trao đổi chỉ là phương tiện làm tăng 
thêm giá trị sử dụng. Loại kinh doanh này bao gồm 2 loại trao đổi đầu tiên (H-T,H-
T-H), ông coi đó là hợp với quy luật. 
Hoạt động sản xuất của cải có mục đích là làm giàu. Loại này có quan hệ với 
trao đổi làm giàu T-H-T’ (đại thương nghiệp). Ông cho rằng loại kinh doanh này 
không phù hợp với quy luật, cần phải loại bỏ. 
Những tư tưởng của Aristoteles có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chính 
trị của phái cổ điển và của K.Marx sau này. 
- La Mã cổ đại 
 Carton (234-149 TCN) 
Thời kỳ này nhà nước La Mã ngày càng lớn mạnh. Trong đó, nền kinh tế 
chiếm hữu nô lệ gắn liền với thị trường đóng v ... n hàng trung ương có những biện pháp hạ thấp lạm phát, chi phí thực tế của 
những biện pháp này về phương diện việc làm và sản lượng có thể rất đau xót. 
- Nguồn gốc của lạm phát 
 Lạm phát có xu hướng dừng lại ở một mức từ năm này qua năm khác gọi là 
lạm phát đã tính toán trước và được đưa vào các hợp đồng lao động và những thỏa 
thuận trước. 
Tỷ lệ lạm phát là một cân bằng ngắn hạn và tồn tại cho đến khi nền kinh tế bị chấn 
động. 
Những chấn động chính là cầu kéo và chi phí đẩy 
Lạm phát do cầu kéo diễn ra khi nền kinh tế tới hoặc vượt qua mức sản xuất 
tiềm năng, việc tăng mức cầu lúc này dẫn tới lạm phát. Trong trường hợp này, với 
mức cung hạn chế về sản lượng thực tế, tăng cầu làm tăng giá, dẫn đến tăng lạm phát. 
Khi chi phí đẩy giá lên ngay cả trong thời kỳ tài nguyên không được sử dụng hết, 
khủng hoảng diễn ra, gọi là lạm phát do chi phí đẩy. Đây là hiện tượng mới của nền 
110 
kinh tế công nghiệp hiện đại. Nguyên nhân là: Tăng tiền lương, làm tăng chi phí sản 
xuất, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng giá. Tăng giá dầu lửa và các sản phẩm sơ khai. 
- Những biện pháp kiểm soát lạm phát 
Chấp nhận mức lạm phát và suy thoái kinh tế. Giữa lạm phát và thất nghiệp có 
mối quan hệ trao đổi. Để giảm lạm phát phải tăng thất nghiệp và ngược lại. 
Dùng “chỉ số hóa” và những kỹ thuật thích ứng. Chỉ số hóa là một cơ chế, theo 
đó, người ta miễn dịch một phần hoặc hoàn toàn thay đổi ở trong mức giá nói chung. 
Kiểm soát giá cả và tiền lương hay hướng dẫn tự nguyện. 
Dựa vào kỷ luật của thị trường cạnh tranh để hạn chế việc tăng giá cả và tiền lương. 
Sử dụng chính sách thu nhập dựa trên thuế, như trợ cấp cho những người mà 
tiền lương hoặc giá cả tăng chậm, đánh thuế vào những người làm tăng lạm phát. 
 CÂU HỎI ÔN TẬP 
Câu 1: Lý thuyết về "sự khan hiếm và có giới hạn của các nguồn lực" và sự lựa chọn 
và ý nghĩa vận dụng chính sách. 
Câu 2: Lý thuyết về tiền tệ và lạm phát. Liên hệ thực tế Việt Nam. 
111 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] . Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Lịch sử các 
học thuyết kinh tế, NXB Đại học Quốc gia năm 2009. 
[2] . Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh 
tế, 2008 
[3] . TS. Hà Quy Tính, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Tài chính, 
2008 
[4] . PGS. TS Trần Bình Trọng, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB 
Đại học kinh tế quốc dân, 2010 
112 
MỤC LỤC 
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 1 
1.1 Giới thiệu khái quát học phần ........................................................................ 1 
1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 3 
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3 
1.3 Chức năng và ý nghĩa nghiên cứu học phần ................................................. 4 
1.3.1 Chức năng của học phần ............................................................................. 4 
1.3.2 Ý nghĩa của học phần ................................................................................. 5 
Chương 2: CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI CỔ ĐẠI VÀ THỜI TRUNG 
CỔ ............................................................................................................................... 6 
2.1 Tư tưởng kinh tế thời kỳ Cổ đại..................................................................... 6 
2.1.1 Bối cảnh ra đời và những đặc trưng cơ bản của các tư tưởng kinh tế thời 
kỳ Cổ đại ..................................................................................................................... 6 
2.1.2 Tư tưởng kinh tế Hy Lạp, La mã thời kỳ Cổ đại ........................................ 6 
2.1.3 Tư tưởng kinh tế Trung Quốc thời kỳ cổ đại ............................................ 10 
2.2 Tư tưởng kinh tế thời kỳ trung cổ ............................................................... 12 
2.2.1 Hoàn cảnh ra đời và những đặc trưng cơ bản của các tư tưởng kinh tế thời 
Trung cổ .................................................................................................................... 12 
2.2.1.1 Hoàn cảnh ra đời ............................................................................... 12 
2.2.1.2 Đặc điểm tư tưởng kinh tế thời Trung cổ ........................................... 13 
2.2.2 Những tư tưởng kinh tế thời Trung cổ ở phương Tây .............................. 13 
2.2.3 Những tư tưởng kinh tế thời Trung cổ ở Trung Quốc .............................. 16 
2.2.3.1 Tư tưởng về ruộng đất ........................................................................ 16 
2.2.3.2 Quan điểm về thuế .............................................................................. 16 
2.2.3.3 Quan điểm về thương mại .................................................................. 17 
Chương 3: HỌC THUYẾT KINH TẾ CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG ....... 18 
3.1 Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa trọng 
thương ...................................................................................................................... 18 
3.1.1 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................... 18 
3.1.2 Những đặc điểm kinh tế cơ bản chủ nghĩa trọng thương ......................... 19 
3.2 Hai giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa trọng thương. ............................. 20 
3.2.1 Giai đoạn 1: Chủ nghĩa trọng thương tiền tệ (còn gọi là giai đoạn học 
thuyết tiền tệ - “Bảng cân đối tiền tệ”) ..................................................................... 20 
113 
3.2.2 Giai đoạn 2: Chủ nghĩa trọng thương thương mại (còn gọi là học thuyết 
về bảng cân đối thương mại) ..................................................................................... 21 
3.3 Chủ nghĩa trọng thương ở một số nước ...................................................... 22 
3.3.1 Chủ nghĩa trọng thương ở Pháp ................................................................ 22 
3.3.2 Chủ nghĩa trọng thương ở Anh ................................................................. 24 
3.3.3 Sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương và vai trò của nó ........................... 25 
Chương 4: CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ BẢN CỔ ĐIỂN ...................... 29 
4.1 Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm và phương pháp luận .................................... 29 
4.1.1 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................... 29 
4.1.2 Đặc điểm và phương pháp luận ................................................................ 30 
4.2 Học thuyết kinh tế của W. Petty (1623 - 1687) .......................................... 30 
4.2.1 Sơ lược tiếu sử và phương pháp luận ....................................................... 30 
4.2.2 Các lý thuyết kinh tế chủ yếu của W. Petty .............................................. 32 
4.3 Học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa trọng nông ............................................ 35 
4.3.1 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................... 35 
4.3.2 Học thuyết kinh tế của Francois Quesnay (1694 - 1774) ......................... 36 
4.3.3 Học thuyết kinh tế của Turgot (1727 - 1781) ........................................... 39 
4.4 Học thuyết kinh tế của A. Smith (1723 – 1790) .......................................... 40 
4.4.1 Tiểu sử và hoàn cảnh ra đời học thuyết kinh tế của A.Smith ................... 40 
4.4.2 Phương pháp luận nghiên cứu của A. Smith ............................................ 41 
4.4.3 Nội dung học thuyết kinh tế của A. Smith. .............................................. 42 
4.4.3.1 Lý thuyết về "Bàn tay vô hình" ........................................................... 42 
4.4.3.2 Lý thuyết về giá trị của hàng hoá và tiền tệ ....................................... 43 
4.4.3.3 Lý thuyết về phân công lao động và lợi thế so sánh tuyệt đối ........... 45 
4.4.3.4 Lý thuyết về phân phối ....................................................................... 47 
4.4.3.5 Lý thuyết về tư bản và tái sản xuất của tư bản .................................. 49 
4.5 Học thuyết kinh tế của D. Ricardo ............................................................... 51 
4.5.1 Tiểu sử và phương pháp luận nghiên cứu ................................................. 51 
4.5.2 Nội dung học thuyết kinh tế của D. Ricardo ............................................ 52 
4.5.2.1 Lý thuyết về giá trị-lao động .............................................................. 52 
4.5.2.2 Lý thuyết về tiền tệ ............................................................................. 53 
4.5.2.3 Lý thuyết về lợi thế so sánh tương đối ............................................... 54 
4.5.2.4 Lý thuyết về phân phối ....................................................................... 55 
4.5.2.5 Lý thuyết về tư bản và tái sản xuất của tư bản .................................. 57 
Chương 5: CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TIỂU TƯ SẢN .............................. 59 
114 
5.1 Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm cơ bản của các học thuyết kinh tế 
tiểu tư sản ................................................................................................................. 59 
5.1.1 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................... 59 
5.1.2 Những đặc điểm cơ bản ............................................................................ 59 
5.2 Các học thuyết kinh tế tiểu tư sản ................................................................ 60 
5.2.1 Học thuyết kinh tế của Sismondi (1773-1842) ......................................... 60 
5.2.1.1. Sự phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm tiểu tư sản ............... 61 
5.2.1.2 Các lý thuyết kinh tế của Sismondi .................................................... 62 
5.2.2 Học thuyết kinh tế của Prudhon (1809-1865). ......................................... 67 
Chương 6: CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 
KHÔNG TƯỞNG Ở PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ THỨ 19 ................................... 72 
6.1 Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm cơ bản các học thuyết kinh tế của 
chủ nghĩa xã hội không tưởng ở phương Tây thế kỷ 19 ...................................... 72 
6.1.1 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................... 72 
6.1.2 Những đặc điểm cơ bản ............................................................................ 72 
6.2 Các tác giả chủ yếu ........................................................................................ 73 
6.2.1 Học thuyết kinh tế của Sait Simon(1760-1825) ....................................... 73 
6.2.2 Học thuyết kinh tế của Charles Fourier (1772-1832) ............................... 74 
6.2.3 Học thuyết kinh tế của Robert Owen (1771-1858) ................................... 75 
Chương 7: HỌC THUYẾT KINH TẾ CHỦ NGHĨA MARX-LENIN .............. 78 
7.1 Hoàn cảnh ra đời và phương pháp luận nghiên cứu trong học thuyết kinh 
tế của Marx-Engels ................................................................................................. 78 
7.1.1 Những tiền đề về kinh tế, xã hội và tư tưởng ........................................... 78 
7.1.2 Quá trình hình thành học thuyết kinh tế của Marx-Engels ....................... 79 
7.1.3 Phương pháp luận trong nghiên cứu kinh tế của Marx-Engels ................ 82 
7.2 Nội dung học thuyết kinh tế của Marx-Engels (Đóng góp) ....................... 82 
7.2.1 Học thuyết về giá trị lao động................................................................... 82 
7.2.2 Học thuyết về giá trị thặng dư .................................................................. 83 
7.3 Học thuyết kinh tế của Lenin ....................................................................... 83 
7.3.1 Học thuyết của Lenin về chủ nghĩa đế quốc ............................................. 83 
7.3.2 Học thuyết của Lenin về xây dựng CNXH ............................................... 84 
Chương 8: HỌC THUYẾT KINH TẾ JOHN MAYNARD KEYNES VÀ 
TRƯỜNG PHÁI KEYNES .................................................................................... 87 
8.1 Hoàn cảnh ra đời và phương pháp luận nghiên cứu.................................. 87 
8.1.1 Tiểu sử và tác phẩm John M. Keynes ....................................................... 87 
115 
8.1.2 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................... 89 
8.1.3 Phương pháp luận nghiên cứu .................................................................. 90 
8.2 Nội dung học thuyết kinh tế của J.M. Keynes ............................................ 91 
8.2.1 Lý thuyết về "khuynh hướng tiêu dùng cận biên" .................................... 91 
8.2.2 Lý thuyết về số nhân đầu tư ...................................................................... 92 
8.2.3 Lý thuyết về lãi suất tiền tệ ....................................................................... 93 
8.2.4 Lý thuyết về" hiệu quả cận biên của tư bản" ............................................ 93 
8.2.5 Lý thuyết về vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước ........................... 95 
8.3 Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes mới ........................................ 96 
8.3.1 Trường phái Keynes mới ở Mỹ ................................................................ 96 
8.3.2 Trường phái Keynes mới ở Pháp .............................................................. 96 
8.3.3 Vai trò của học thuyết Keynes và những hạn chế .................................... 97 
Chương 9: HỌC THUYẾT VỀ NỀN KINH TẾ HỖN HỢP .............................. 99 
9.1 Hoàn cảnh ra đời và phương pháp luận nghiên cứu (trường phái chính 
hiện đại) .................................................................................................................... 99 
9.1.1 Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................... 99 
9.1.2 Phương pháp luận nghiên cứu ................................................................ 100 
9.2 Nội dung lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp ............................................... 100 
9.2.1 Thị trường và cơ chế thị trường .............................................................. 100 
9.2.2 Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp .................................... 102 
9.3 Một số lý thuyết cơ bản của học thuyết về nền kinh tế hỗn hợp ............ 104 
9.3.1 Lý thuyết về "sự khan hiếm và có giới hạn của các nguồn lực" và sự lựa 
chọn ......................................................................................................................... 104 
9.3.2 Lý thuyết về thất nghiệp ......................................................................... 106 
9.3.3 Lý thuyết về tiền tệ và lạm phát.............................................................. 108 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 111 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lich_su_cac_hoc_thuyet_kinh_te.pdf