Giáo trình Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch bông
Bông (Gossypium sp.) là loại cây trồng cho năng suất kinh tế lớn. Sản phẩm của cây bông vừa là nguyên liệu chủ yếu của ngành Dệt – May, vừa là nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành công nghiệp khác như công nghiệp nhẹ, công nghiệp hóa chất Do vậy, cây bông được trồng ở hơn 80 quốc gia, với diện tích hàng năm khoảng 33-34 triệu ha và sản lượng đạt khoảng 20-25 triệu tấn bông xơ, có giá trị trên 20 tỷ USD. Cây bông chủ yếu được trồng tập trung ở các nước châu Á và châu Mỹ, trong đó châu Á chiếm 61% diện tích và đạt 63% sản lượng, châu Mỹ chiếm 24% diện tích và đạt 25% sản lượng bông thế giới.
Các nước có diện tích bông đứng hàng đầu thế giới là Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Uzbekistan, Pakistan, Brazil, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Năng suất bông hạt trung bình trên toàn thế giới là 16,19 tạ/ha. Các nước có năng suất bông cao là Israel (40 – 50 tạ/ha), Úc (29 – 38 tạ/ha), Tây Ban Nha (30 – 36 tạ/ha), Syria (29 – 35 tạ/ha), Hy Lạp (22 – 29 tạ/ha), Trung Quốc (24 – 27 tạ/ha), Uzbekistan (22 – 27 tạ/ha), Ai Cập (21 – 25 tạ/ha) và Mỹ (18 – 20 tạ/ha).
Trong 10 năm trở lại đây bình quân năng suất và giá bông xơ có tăng nhưng với tốc độ chậm so với xu hướng tăng ngày càng nhanh của chí phí sản xuất do tăng giá vật tư đầu vào, chi phí lao động và một số chi phí thiết bị bổ sung và phụ trợ khác. Hiện tại, chi phí sản xuất trung bình khoảng 500 - 2500USD/ha tùy thuộc vào điều kiện sản xuất và mức năng suất đạt được (ICAC, 2008). Từ đó, thu nhập của người trồng giảm và khả năng cạnh tranh của cây bông so với các cây trồng khác thấp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch bông
BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN DỆT - MAY VIỆT NAM ---*--- VIỆN NGHIÊN CỨU BÔNG & PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NHA HỐ TÀI LIỆU DẠY NGHỀ KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH BÔNG Người biên soạn: KS Trần Đức Hảo Ninh Thuận - 2011 CHƯƠNG 1. NGHỀ TRỒNG BÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1. Nghề trồng bông trên thế giới Bông (Gossypium sp.) là loại cây trồng cho năng suất kinh tế lớn. Sản phẩm của cây bông vừa là nguyên liệu chủ yếu của ngành Dệt – May, vừa là nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành công nghiệp khác như công nghiệp nhẹ, công nghiệp hóa chất Do vậy, cây bông được trồng ở hơn 80 quốc gia, với diện tích hàng năm khoảng 33-34 triệu ha và sản lượng đạt khoảng 20-25 triệu tấn bông xơ, có giá trị trên 20 tỷ USD. Cây bông chủ yếu được trồng tập trung ở các nước châu Á và châu Mỹ, trong đó châu Á chiếm 61% diện tích và đạt 63% sản lượng, châu Mỹ chiếm 24% diện tích và đạt 25% sản lượng bông thế giới. Các nước có diện tích bông đứng hàng đầu thế giới là Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Uzbekistan, Pakistan, Brazil, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Năng suất bông hạt trung bình trên toàn thế giới là 16,19 tạ/ha. Các nước có năng suất bông cao là Israel (40 – 50 tạ/ha), Úc (29 – 38 tạ/ha), Tây Ban Nha (30 – 36 tạ/ha), Syria (29 – 35 tạ/ha), Hy Lạp (22 – 29 tạ/ha), Trung Quốc (24 – 27 tạ/ha), Uzbekistan (22 – 27 tạ/ha), Ai Cập (21 – 25 tạ/ha) và Mỹ (18 – 20 tạ/ha). Trong 10 năm trở lại đây bình quân năng suất và giá bông xơ có tăng nhưng với tốc độ chậm so với xu hướng tăng ngày càng nhanh của chí phí sản xuất do tăng giá vật tư đầu vào, chi phí lao động và một số chi phí thiết bị bổ sung và phụ trợ khác. Hiện tại, chi phí sản xuất trung bình khoảng 500 - 2500USD/ha tùy thuộc vào điều kiện sản xuất và mức năng suất đạt được (ICAC, 2008). Từ đó, thu nhập của người trồng giảm và khả năng cạnh tranh của cây bông so với các cây trồng khác thấp. Bảng 1. Tình hình sản xuất bông của Thế giới Năm Diện tích (ha) Năng suất bông hạt (tạ/ha) Sản lượng bông hạt (tấn) Sản lượng bông xơ (tấn) 1961 31.857.883 8,58 27.343.803 9.461.084 1962 32.177.124 9,09 29.253.188 10.214.767 1963 33.001.179 9,79 32.306.425 11.234.035 1964 33.681.776 9,99 33.656.757 11.730.610 1965 33.699.120 10,58 35.663.641 12.433.163 1966 31.529.967 10,66 33.624.329 11.629.122 1967 32.719.697 10,06 32.915.847 11.315.295 1968 33.114.197 10,77 35.678.502 12.287.730 1969 34.002.507 10,10 34.324.005 11.843.495 1970 34.149.528 10,38 35.443.518 12.045.372 1971 34.874.043 10,61 37.013.388 12.790.555 1972 35.529.533 10,92 38.803.536 13.413.730 1973 34.969.988 11,60 40.549.462 13.989.857 1974 34.904.334 11,82 41.245.475 13.985.104 1975 32.492.229 11,08 36.007.550 12.387.593 1976 31.844.570 11,00 35.038.715 11.966.689 1977 35.369.512 11,53 40.779.863 13.957.111 1978 35.434.971 10,93 38.729.247 13.237.829 1979 34.301.351 12,21 41.867.618 13.918.964 1980 34.327.779 12,01 41.214.185 13.920.955 1981 34.527.462 13,16 45.430.872 15.316.640 1982 33.175.254 13,29 44.104.451 14.845.532 1983 31.699.945 13,56 42.981.162 14.240.690 1984 34.551.169 15,87 54.823.538 18.133.682 1985 33.425.210 15,16 50.655.212 17.362.956 1986 30.857.976 14,36 44.309.614 15.172.916 1987 30.236.102 16,09 48.646.557 16.581.279 1988 33.936.770 15,64 53.081.294 18.274.352 1989 32.320.262 15,47 49.982.157 17.021.608 1990 33.139.217 16,39 54.308.340 18.638.103 1991 35.000.869 17,22 60.283.497 20.764.489 1992 33.920.953 15,35 52.053.558 17.985.155 1993 30.444.812 15,61 47.536.036 16.485.674 1994 32.084.313 16,43 52.717.205 18.362.689 1995 35.555.813 15,94 56.669.014 19.664.626 1996 34.606.395 16,08 55.648.196 19.391.284 1997 34.102.460 16,01 54.608.495 19.091.025 1998 33.553.490 15,54 52.126.163 18.213.727 1999 32.579.317 16,27 53.000.520 18.190.395 2000 31.926.649 16,62 53.058.192 18.626.772 2001 34.587.018 17,30 59.827.446 20.776.703 2002 30.702.710 17,23 52.887.009 18.378.623 2003 31.790.187 17,40 55.298.055 19.379.689 2004 35.168.021 19,84 69.768.305 24.374.857 2005 35.085.742 19,19 67.335.376 23.528.543 2006 32.918.000 22.208.000 2007 34.400.000 26.740.000 2008 33.500.000 25.700.000 2.2. Nghề trồng bông ở Việt Nam Cây bông được loài người sử dụng rất sớm. Ở Việt Nam, nghề trồng bông dệt vải đã có từ thời xa xưa, trên 2.000 năm với chủng bông Cỏ (Gossypium arboreum L.). Chủng bông Luồi (Gossypium hirsutum L.) và bông Hải đảo (Gossypium barbadense L.) chỉ mới được du nhập vào nước ta hơn một thế kỷ nay. Đối với Việt Nam, phát triển bông hiện tại cũng nằm trong xu thế chung của thế giới. Năng suất bông bình quân cả nước thấp (440 – 460kg xơ/ha) và tăng chậm. Hơn nữa, chi phí sản xuất cao, ước tính 11 – 12 triệu đồng/ha (570 – 600 USD/ha). Trung bình chi phí khoảng 1,1USD/1kg xơ, thuộc nhóm nước có chi phí sản xuất cao nhất (ICAC, 2008) và đang có xu hướng tăng theo giá cả vật tư, nhân công... hiện tại và sắp tới. Chính vì thế, các đơn vị sản xuất khó có thể dùng biện pháp tăng giá mua để kích thích người trồng, đồng thời, hiệu quả sản xuất bông thấp, rủi ro cao, cây bông mất ưu thế cạnh tranh so với cây trồng khác. Hơn nữa, một trong những hạn chế năng suất bông Việt Nam và làm tăng chi phí đầu vào là sâu hại (sâu đục quả, chích hút) và bệnh hại (như đốm lá, phấn trắng...) phổ biến ở các vùng. Bảng 2. Tình hình sản xuất bông của Việt Nam Niên vụ DT (ha) NS bông hạt (tạ/ha) SL bông hạt (tấn) Niên vụ DT (ha) NS bông hạt (tạ/ha) SL bông hạt (tấn) 1975 -1976 6.753 3,34 2.256 1992 -1993 4.487 4,75 2.131 1976 -1977 11.660 2,48 2.892 1993 -1994 6.559 4,76 3.122 1977 -1978 10.258 2,94 3.016 1994 -1995 10.700 7,91 8.464 1978 -1979 6.661 3,36 2.238 1995 -1996 11.755 7,22 8.487 1979 -1980 6.525 3,24 2.114 1996 -1997 10.676 6,43 6.865 1980 -1981 7.008 3,93 2.754 1997 -1998 11.716 9,38 10.990 1981 -1982 11.329 3,07 3.478 1998 -1999 19.963 8,14 16.250 1982 -1983 13.443 3,05 4.100 1999 -2000 17.705 9,93 17.581 1983 -1984 14.065 3,22 4.529 2000 -2001 23.250 8,75 20.344 1984 -1985 13.777 2,53 3.486 2001 -2002 26.766 10,91 29.202 1985 -1986 12.904 2,83 3.652 2002 -2003 32.265 10,11 32.620 1986 -1987 13.171 2,96 3.899 2003 -2004 23.633 12,12 28.643 1987 -1988 13.216 2,95 3.899 2004 -2005 20.260 9,55 19.348 1988 -1989 10.356 3,63 3.759 2005 -2006 23.098 9,20 21.250 1989 -1990 11.863 3,72 4.413 2006 -2007 15.389 10,90 16.774 1990 -1991 23.831 3,03 7.221 2007 -2008 7.446 9,83 7.324 1991 -1992 15.434 4,92 7.594 Bảng 3. Tình hình sản xuất bông của Việt Nam trong những năm qua Niên vụ Vụ nước trời Vụ có tưới Tổng niên vụ D.tích (ha) N.suất (tạ/ha) S.lượng (tấn) D.tích (ha) N.suất (tạ/ha) S.lượng (tấn) D.tích (ha) N.suất (tạ/ha) S.lượng (tấn) 01/02 24.112 11,01 26.552 2.654 9,94 2.638 26.766 10,91 29.190 02/03 28.931 9,81 28.367 3.334 12,78 4.260 32.265 10,11 32.627 03/04 19.316 11,48 22.169 4.317 15,01 6.481 23.633 12,12 28.650 04/05 18.647 8,75 16.308 1.613 18,91 3.050 20.260 9,55 19.358 05/06 21.223 8,12 17.233 1.673 20,32 3.400 22.896 9,00 20.623 06/07 14.145 10,39 14.700 1.300 20,00 2.600 15.445 11,20 17.300 07/08 6.830 9,00 6.122 616 19,51 1.202 7.446 9,83 7.324 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH CHỌN TẠO VÀ SỬ DỤNG GIỐNG BÔNG TẠI VIỆT NAM 2.1. VAI TRÒ CỦA CHỌN TẠO GIỐNG BÔNG Về chọn tạo giống: Cùng với các phương pháp truyền thống (nhập nội, chọn lọc quần thể, chọn lọc cá thể đối với giống thuần; lai đơn, lai ba và phân tích di truyền số lượng đối với giống lai), ứng dụng công nghệ sinh học đã được đẩy mạnh với các công nghệ chuyển gen, chọn giống nhờ chỉ thị phân tử.; hiện tại, diện tích bông biến đổi gen chiếm đến hơn 40% tổng diện tích bông thế giới (chủ yếu bông kháng sâu đục quả, chịu thuốc trừ cỏ và bông kết hợp hai tính trạng trên. Công tác chọn tạo giống bông có các vai trò sau: 2.1. 1. Tăng giá trị đầu ra Tăng năng suất xơ: chủ yếu dựa trên cơ sở tổ hợp hợp lý các yếu tố cấu thành năng suất nhằm tăng số hạt cây và trên một đơn vị diện tích – tức tăng số quả/cây hoặc/và tăng số hạt/quả. Cải tiến chất lượng xơ: tiêu chuẩn các chỉ tiêu chính gồm chiều dài > 30mm, độ bền > 32gr/tex, độ mịn < 4,5M; trong đó, chú trọng sử dụng trực tiếp gen chất lượng xơ tốt của loài bông hải đảo hoặc chuyển các gen này vào loài bông luồi. Tăng giá trị sử dụng của hạt bông như là một sản phẩm phụ: chủ yếu tạo giống có hàm lượng gossypol thấp trong hạt để sử dụng sản phẩm chế biến từ hạt như dầu, protein. Tính thích ứng sinh thái phù hợp: đi kèm với tính thích ứng rộng trồng được nhiều vùng, vụ, cần chú trọng loại hình giống thích ứng hẹp để trồng ở những điều kiện cụ thể (chín sớm, chịu bất lợi ngoại cảnh như nóng, hạn cục bộ, mặn, ứng) nhằm tận dụng quỹ đất, thời vụ gieo trồng, khai thác triệt để tiềm năng của giống để đạt năng suất và chất lượng cao nhất. 2.2.2. Giảm chi phí sản xuất đầu vào Chín sớm: với tổng thời gian một vụ 85%). Mặt khác, thời vụ ngắn là giải pháp kỹ thuật tiền đề để phát triển các vùng bông tập trung, trang trại trong cả 2 vụ có hiệu quả nhất. Khả năng chống chịu sâu bệnh cao: tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học kết hợp với phương pháp truyền thống, tập trung chủ yếu các loại sâu bệnh hại chính, sâu đục quả (sâu xanh đục quả, sâu xanh da láng, sâu hồng), sâu chích hút (rầy, rệp, bọ trĩ, nhện đỏ), bệnh đốm cháy lá, phấn trắng; ưu tiên phát triển tính chống chịu nhiều mặt để tạo tính kháng bền vững và giảm thiểu chi phí phòng trừ. 2.2. TÓM TẮT TÌNH HÌNH CHỌN TẠO VÀ SỬ DỤNG GIỐNG BÔNG TẠI VIỆT NAM 2.2.1. Giai đoạn trước năm 1980 Chọn tạo và phóng thích các giống bông thường (TH1, TH2, MCU9, TM1, M456-10, D16-2). 2.2.2. Giai đoạn 1980 - 1995 Tiếp tục chọn tạo và sử dụng các giống bông thường (điển hình là giống C118). Bắt đầu nghiên cứu tạo giống lai trong nước. Nhập nội và thử nghiệm một số giống lai Ấn Độ, Israel (H4, Bioseed-7). 2.2.3. Giai đoạn 1995 - 2000 Đẩy mạnh chọn tạo giống bông lai F1 (theo định hướng nâng cao khả năng kháng rầy, tỷ lệ xơ và chất lượng xơ). - Phóng thích và trồng phổ biến thế hệ giống lai thứ nhất (chủ lực là 03 giống L18, VN20, VN35: không kháng sâu, kháng rầy trung bình ® cao, tỷ lệ xơ trung bình khá, chất lượng xơ cấp I hoặc cao hơn; - Bước đầu NC tạo giống lai cải tiến tỷ lệ xơ nhưng không thành công do các giống như NH14, NH38 kháng rầy yếu và chất lượng xơ không đạt yêu cầu). 2.2.4. Giai đoạn từ 2000 đến nay Định hướng tạo giống: Tiếp tục chọn tạo và phổ biến giống bông lai và bước đầu thử nghiệm thế hệ giống bông thường mới: - Đẩy mạnh hướng chọn tạo giống lai kết hợp kháng sâu và kháng rầy đồng thời nâng cao dần tỷ lệ xơ, chất lượng xơ và đưa tính chịu thuốc cỏ vào. - Tạo giống bông thường kháng rầy, kháng sâu và chịu thuốc trừ cỏ Roundup. Thành tựu: - Chọn tạo và phóng thích thành công các giống lai kháng sâu thế hệ thứ hai (điển hình là 02 giống quốc gia VN15, VN01-2: kháng sâu cao, kháng rầy trung bình (VN15), cao (VN01-2), tỷ lệ xơ trung bình khá và chất lượng xơ tốt; sai quả nhưng quả nhỏ). - Chọn tạo, công nhận tạm thời và cho phổ biến các giống lai kháng sâu thế hệ thứ ba (VN04-3, VN04-4 và VN04-5 (kháng sâu cao, kháng rầy trung bình-khá, quả to, tỷ lệ xơ cao và chất lượng xơ rất tốt). - Chọn tạo và công nhận tạm thời một số giống lai bông thuần TM1KS và VN36PKS. - Chọn tạo và đưa khảo nghiệm sản xuất một giống lai có mẹ là dòng bất dục đực gen; một số dòng/giống bông thường kháng rầy và kháng sâu. 2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG BÔNG TRỒNG PHỔ BIẾN Ở TÂY NGUYÊN * Giống bông lai VN04-3 - Nguồn gốc: VN04-3 (TL.0034/D.20-20) là giống bông lai F1 cùng loài bông luồi (Gossypium hirsutum L./ Gossypium hirsutum L.), mẹ là dòng TL00-34 chọn lọc trong nước và bố là dòng D20-20 nhập nội từ Trung Quốc; được chọn lọc từ kết quả so sánh năm 2001-2003, khảo nghiệm và sản xuất thử từ 2004-2009; được công nhận giống quốc gia năm 2010. - Đặc tính sinh trưởng, thực vật học: Chín tập trung, thời gian sinh trưởng trung bình sớm (từ gieo đến nở quả 100-105 ngày. Cây sinh trưởng khỏe, dạng hình cân đối, lá to trung bình, xanh đậm, ít lông, có từ 2-3 cành đực. Hoa to trung bình, cánh hoa màu trắng và phấn màu trắng. - Đặc tính năng suất, phẩm chất xơ: Giống sai quả, quả to (5,5-6.0g).. Tiềm năng năng suất cao, có thể đạt 35-45tạ/ha trong điều kiện thuận lợi. Tỷ lệ xơ cao (40-43%); giống có chất lượng xơ tốt với chiều dài xơ trung bình 32 - 33mm, độ bền 32 - 33g/tex, độ mịn 4,0 – 4,5M, độ đều >85% và độ chín tốt (>0.9%). - Khả năng chống chịu sâu bệnh: kháng rầy xanh trung bình yếu (cấp 3 – 4 theo thang 5 cấp), kháng sâu xanh cao, nhiễm nặng bệnh đốm cháy lá và nhiễm bệnh mốc trắng trung bình. - Đặc tính nông học: Giống trồng thích hợp trong điều kiện trồng nhờ nuớc trời hoặc có tuới bổ sung, dễ trồng và có thể sử dụng ở hầu hết các vùng; lưu ý khả năng kháng rầy yếu khi trồng trong vụ khô và ở các vùng/vụ có áp lực rầy xanh cao. * Giống bông lai VN04-4 - Nguồn gốc: VN04-4 (TL.0035/D.20-9) là giống bông lai F1 cùng loài bông luồi (Gossypium hirsutum L./ Gossypium hirsutum L.), mẹ là dòng TL00-35 chọn lọc trong nước và bố là dòng D20-9 nhập nội từ Trung Quốc; được chọn lọc từ kết quả so sánh năm 2001-2003, khảo nghiệm và sản xuất thử từ 2004-2009; được công nhận giống quốc gia năm 2010. - Đặc tính sinh trưởng, thực vật học: Chín rất tập trung, thời gian sinh trưởng trung bình sớm (từ gieo đến nở quả 100-105 ngày). Cây sinh trưởng khỏe, dạng hình cân đối, đốt thân cành nhặt, lá to trung bình, xanh đậm, ít lông, có từ 1-2 cành đực. Hoa to trung bình, cánh hoa màu trắng và phấn màu trắng. - Đặc tính năng suất, phẩm chất xơ: Giống sai quả, quả to (6,0-6,5g).. Tiềm năng năng suất cao, có thể đạt 35-45tạ/ha trong điều kiện thuận lợi. Tỷ lệ xơ cao (40-43%); giống có chất lượng xơ tốt với chiều dài xơ trung bình 32 - 33mm, độ bền 32 - 33g/tex, độ mịn 4,0 – 4,5M, độ đều >85% và độ chín tốt (>0.9). - Khả năng chống chịu sâu bệnh: kháng rầy xanh trung bình yếu (cấp 3 – 4 theo thang 5 cấp), kháng sâu xanh cao, nhiễm nặng bệnh đốm cháy lá và nhiễm bệnh mốc trắng trung bình. - Đặc tính nông học: Giống trồng thích hợp trong điều kiện trồng nhờ nuớc trời hoặc có tuới bổ sung, dễ trồng và có thể sử dụng ở hầu hết các vùng; lưu ý khả năng kháng rầy yếu khi trồng trong vụ khô và ở các vùng/vụ có áp lực rầy xanh cao. * Giống bông lai VN01-2 - Nguồn gốc: VN01-2 (CS.95/VN36P) là giống lai F1 cùng loài bông luồi (G. hirsutum x G. hirsutum) giữa giống mẹ CS.95 (nhập nội từ Mỹ)và giống bố VN36P (nhập nội từ Israel); được chọn lọc từ kết quả so sánh năm 1998, khảo nghiệm và sản xuất thử từ 2000-2004; được công nhận giống quốc gia năm 2004. - Đặc tính sinh trưởng, thực vật học: Thời gian sinh trưởng trung bình (từ gieo đến nở quả 110-115 ngày. Cây sinh trưởng rất khỏe, dạng hình cân đối và thoáng ... dụng với một hoặc một số đối tượng (sâu, bênh, cỏ dại) nhất định, không có loại thuốc nào diệt được tất cả sâu bệnh. Do đó khi sử dụng thuốc phải sử dụng đúng thuốc, dùng sai thuốc không những không đạt được kết quả mong muốn mà gây lãng phí , có hại cho cây trồng, người , động vật...ví dụ đối với nhóm sâu chích hút (rệp, rầy) trên bông thì sử dụng những loại thuốc có khả năng lưu dẫn mạnh như Admire, Nextoxin, Mospilan, đối với nhóm sâu miệng nhai (sâu xanh, sâu xanh da láng...) sử dụng các loại tuốc có khả năng tiếp xúc, vị độc như Sherpa, Karate, Match, - Dùng đúng lúc: Các thuốc hoá học nói chung chỉ có hiệu quả cao khi đối tượng gây hại ở giai đoạn sâu còn nhỏ, cỏ còn non, bệnh mới xuất hiện. Ngoài ra dùng đúng thuốc còn có nghĩa là nếu không phun thuốc kịp thời vào lúc đó thì năng suất và phẩm chất sẽ giảm đáng kể. Nhưng cũng cần chú ý tuy có xuất hiện sâu bệnh hại trên đồng nhưng: hoặc do mật độ của chúng còn thấp; trên đồng mật độ thiên địch cao đủ khả năng khống chế dịch hại; hoặc tác hại của chung chỉ xảy ra vào một giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, rồi sau đó cây vẫn tự phục hồi được cây trồng không bị giảm năng xuất thì chưa phải là lúc phun thuốc. Không phun thuốc vào lúc trời năng gắt hoặc trời sắp mưa, gió to khiến cho thuốc bị bay đi xa không bám đều vào cây, mưa to sẽ gây trôi thuốc, không phun thuốc vào những giai đoạn cây trồng dễ bị mẫn cảm như cây đang ra hoa và phun thuốc phải đảm bảo thời gian cách ly. - Dùng đúng liều lượng: Chỉ cần một liều lượng thích hợp là có thể tiêu diệt được sâu bệnh. Không được dùng ít hơn hay nhiều hơn liều lượng chỉ dẫn, dùng thuốc trừ sâu đậm đặc sẽ làm độc cho cây, có hại cho sức khoẻ người đi phun. Ngược lại dùng dưới liều chỉ dẫn chẳng những sâu không chết mà còn tạo thêm sức chống chịu cho sâu hại. - Dùng thuốc đúng cách và đúng phương pháp : Thuốc hoá học được gia công dưới nhiều hình thức khác nhau như nhũ dàu, bột thấm nước, dung dịch hoà tan, dạng bột...dùng đúng cánh còn tuỳ từng đối tượng gây hại mà hướng vòi phun vào đúng chỗ. Phun sao cho thuốc bám đều khắp các bộ phận của cây bị sâu bệnh phá, muốn vậy phải dùng một lượng đủ nước để pha thuốc thì mới có đủ nước thuốc để cho thuốc bám đèu vào cây. 4.6. Các bịện pháp khác Bao gồm các biện pháp vật lý cơ giới (sàng lọc loại bỏ sâu, bệnh, cỏ dại trong hạt giống, dùng nước nóng diệt bệnh, tuyến trùng, bắt giết sâu... ) các biện pháp này dễ làm ít tốn kém. Tóm lại, các biện pháp áp dụng trong phòng từ tổng hợp rất phong phú. Mỗi biện pháp đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Điều quan trọng là phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng vùng, từng nơi, từng lúc để chọn lựa các biện pháp thích hợp. 5. Những thành tựu về nghiên cứu và ứng dụng chương trình phòng trừ tổng hợp sâu hại bông ở Việt Nam. Để phát triển và mở rộng diện tích trồng bông đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành dệt. Từ những năm 1983 ngành bông việt Nam đã tập trung nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu hại bông. - Trước hết là việc điều tra thành phần côn trùng trên bông, kết quả nghiên cứu đã xác định có 151 loài côn trùng, trong đó chỉ một số loài được coi là sâu hại chính là sâu xanh (Helicoverpa armigera), sâu xanh da láng (Spodotera exigua), rệp (Aphis gossypii), rầy (Amrasca devastans), sâu hồng (pectinophora gossypielle), bọ trĩ (Thrips tabaci)...thành phần thiên địch rất phong phú gồm 70 loài đáng chú ý là ong mắt đỏ(Trichogramma spp), bọ rùa (Menocillus sexmaculltus), bọ chân chạy... - Đưa những giống bông có khả năng kháng rầy vào sản xuất, thay cho các giống nhiễm rầy trước đây như TH1, Quầy vịt các giống này bị nhiễm rầy xanh nên cứ 10-15 ngày phải phun thuốc trừ rầy 1 lần. Việc phun thuốc nhiều lần/vụ và kéo dài trong nhiều năm đã làm phá vỡ cân bằng sinh học làm cho các loài sâu miệng nhai (sâu xanh, sâu xanh da láng) bùng phát, gây khó khăn cho phòng trừ. Năm 1994 đến nay các giống bông có khả năng kháng rầy cao như VN15, VN36P, VN36H, VN01-2 , giống bông lai kháng rầy trung bình VN20, L18, NH4, NH38, VN04-3, VN04-4, VN04-5... được đưa ra sản xuất đã tạo điều kiện cho sản xuất bông dễ dàng hơn. Gần đây với những tiến bộ của khoa học công nghệ chúng ta đã chọn tạo ra được một số giống bông chống sâu miệng nhai, mở ra một triển vọng trong việc mở rộng diện tích trồng bông trong mùa khô. - Luân canh bông lúa và xen canh với mía, cây họ dậu, ngô đã làm giảm mật độ sâu xanh trên đồng. Do đó làm giảm số lần phun thuốc từ 20-50%, năng suất bông tăng 30-40%, tăng quần thể các loài thiên địch. - Bảo vệ, nhân thả và sử dụng quần thể thiên địch trong tự nhiên để khống chế sâu hại. Ngành bông đã có những thành công trong việc nhân nuôi ong mắt đỏ, bọ xít hoa, NPV...và thả bổ sung chúng ra đồng ruộng. Các kết quả nghiên cứu về NPV đã khẳng định có thể sử dụng chế phẩm NPV thay cho thuốc hoá học xử lý các ổ dịch bệnh. - Sử dụng thuốc Gaucho xử lý hạt giống có tác dụng trừ rầy, rệp cao, hiệu lực trừ có thể kéo dài đến 60-70 ngày sau gieo. Đây được coi như tiến bộ kỹ thuật trong việc dùng thuốc hoá học phòng trừ sâu hại chích hút ở giai đoạn đầu vụ. Hạn chế dùng thuốc hoá học phun qua lá, tạo điều kiện cho quần thể thiên địch phát triển khống chế các loại sâu hại khác. Quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại bông tại Tây Nguyên Vieäc boå sung moät soá bieän phaùp vaøo quy trình phoøng tröø toång hôïp hieän nay nhö: Troàng boâng xen ñaäu, phun theâm phaân boùn laù VCC, KN03, phun 1 laàn NPV – Ha ñeå tröø saâu xanh, phun thuoác tröø raàøy kòp thôøi (theo ngöôõng), phun theâm moät laàn thuoác tröø beänh cuoái vuï ñaõ laøm cho thieân ñòch phong phuù hôn, aùp löïc saâu haïi thaáp hôn, caây boâng choáng chòu toát hôn, naêng suaát cuûa caây boâng lai vaø hieäu quaû kinh teá cao hôn haún so vôùi quy trình hieän nay. Vì vaäy, neân khuyeán caùo noâng daân aùp duïng quy trình phoøng tröø saâu, beänh haïi thích hôïp cho boâng lai taïi Tây Nguyên nhö sau: Bieän phaùp gioáng: - Troàng caùc gioáng boâng coù khả naêng khaùng raày, kháng sâu: VN01-2, VN04-3, VN04-4, VN36PKS b) Bieän phaùp kyõ thuaät canh taùc : - Boùn phaân vôùi löôïng N:P:K caân ñoái : 90 kg N + 45kg P2O5 + 45 kg K2O /ha - Thu gom vaø tieâu huûy taøn dö caây vuï 1. - Troàng goái boâng vaøo ngoâ, xen canh vôùi caây hoï ñaäu. - Phun VCC (1,5 - 2,0 kg/ha) 2 laàn, caùch nhau 7 ngaøy töø 45 -50 ngaøy trôû ñi. - Phun KNO3 (1,5 - 2,0 kg/ha) 2 laàn keát hôïp vôùi phun thuoác tröø beänh vaøo giai ñoaïn 70 - 80 ngaøy sau gieo. c) Bieän phaùp hoùa hoïc : - Xöû lyù haït gioáng boâng baèng Gaucho (3,5 g.a.i./kg haït). - Phun thuoác tröø raày khi raày gaây haïi baèng Admire (150 g.a.i./ha) - Phun thuoác Monceren (75 - 150 g.a.i./ha) tröø beänh ñoám - chaùy laù 1 - 2 laàn ôû giai ñoaïn caây con. - Phun Anvil (75 g.a.i./ha) phoøng tröø beänh Ñ-CL vaø MT 2 laàn : Laàn 1 vaøo giai ñoaïn 70 ngaøy sau gieo, laàn 2 sau laàn 1 khoaûng 10 ngaøy. d) Bieän phaùp sinh hoïc : Phun NPVHa tröø saâu xanh neáu maät ñoä saâu (chuû yeáu laø saâu ôû tuoåi nhoû) ñeán ngöôõng gaây haïi nhö sau : - Giai ñoaïn 30 - 45 ngaøy sau gieo : 10 - 20 saâu/100 caây. - Giai ñoaïn 45 - 60 ngaøy sau gieo : 20 - 30 saâu/100 caây. - Giai ñoaïn 60 - 90 ngaøy sau gieo : 30 - 40 saâu/100 caây. - Giai ñoaïn treân 90 ngaøy sau gieo : Treân 40 saâu/100 caây. CHƯƠNG 5. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CỦA MỘT SỐ GIỐNG BÔNG ĐANG TRỒNG PHỔ BIẾN TRONG SẢN XUẤT BÀI 1. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH CÁC GIỐNG BÔNG LAI VN01-2, VN04-3, VN04-4 1. Yêu cầu đất trồng Đất thích hợp để trồng bông là đất thoát nước tốt, không quá chua (pHKCl > 4,5) và nhôm di động <1 mg/100g đất. Không trồng bông trên đất đỏ Bazan (Rhodic Ferralsols); đất dễ bị úng nước, lũ cuốn khi mưa lớn. 2. Thời vụ Tây Nguyên: từ 10/7 đến 10/8. 3. Chuẩn bị đất Vệ sinh đồng ruộng: trước khi gieo bông cần tiêu hủy tàn dư các loại cây trồng, các loại cây dại là ký chủ của các đối tượng dịch hại trên ruộng và khu vực lân cận trước khi gieo bông. Rạch hàng: rạch hàng gieo bông theo hướng vuông góc với hướng mặt trời mọc, khoảng cách 0,8-0,9 m đối với vùng Nam trung bộ, Tây nguyên, Đông Nam bộ; 0,9-1,0 m đối với vùng Trung Trung bộ. Vùng miền núi phía Bắc thì tùy tình hình cụ thể mà rạch hàng hoặc chọc lỗ để gieo. 4. Mật độ - khoảng cách gieo Mật độ gieo trồng thích hợp tại Tây nguyên là 4,0 vạn cây/ha, tương ứng với khoảng cách hàng từ 0,8 - 0,9 m và khoảng cách cây từ 0,27 đến 0,30 m; Hạt được gieo ở bên mép luống, phía mặt trời mọc, độ cao gieo hạt là 2/3 luống so với đáy rãnh, độ sâu lấp hạt 1,0-1,5 cm. 5. Xen canh, gối vụ Vùng có tập quán trồng bông xen canh - gối vụ, nên thực hiện như sau 5.1. Xen canh Cây trồng xen: các cây trồng xen canh với bông là những cây ngắn ngày như lạc, đậu tương, đậu xanh, ngô,... Phương thức xen: giữa 2 hàng bông gieo từ 1 đến 2 hàng cây xen. Trường hợp trồng bông hàng kép, giữa 2 hàng bông kép gieo 2 - 3 hàng xen. Thời vụ cho cây trồng xen: nên gieo sau khi gieo bông khoảng 15 ngày. 5.2. Gối vụ Cây trồng gối: bông có thể trồng gối trong các cây trồng như đậu các loại hoặc ngô. Thời gian trồng gối: 15 -20 ngày, không nên gối bông trong cây vụ trước quá 20 ngày. 6. Chăm sóc Dặm hạt bông sớm, ngay sau khi gieo 5-7 ngày; sau gieo 10-15 ngày, phải tỉa định cây, để lại 1 cây/hốc. Có thể dặm bằng bầu, ươm 100 bầu/1000 m2 Làm cỏ, xới xáo lần 1 khi cây bông đạt 20-25 ngày tuổi, kết hợp với bón thúc lần 1. Làm cỏ, xới xáo lần 2 khi cây bông đạt 45-50 ngày tuổi, kết hợp với bón phân và vun gốc. Khi áp dụng kỹ thuật trồng gối, sau khi thu hoạch cây vụ 1, cần xới xáo, bón phân sớm để cây bông sinh trưởng, phát triển tốt. Thân cây trồng vụ 1 nên rải dọc theo hàng bông để che phủ đất, có tác dụng chống xói mòn và giữ ẩm cho đất. Tưới nước: Đối với bông thâm canh, những vùng có điều điều kiện chủ động nước cần chú ý tưới bổ sung để đảm bảo đủ ẩm cho đất. Đặc biệt, cần lưu ý tưới sau gieo (tưới mọc) để đảm bảo mật độ và độ đồng đều của cây (chỉ nên tưới ngập 2/3 rãnh, không được tưới quá nhiều và nhanh), giai đoạn từ khi cây nở hoa đến bắt đầu nở quả. 7. Phân bón Lượng phân bón: 90 kg N + 45kg P2O5 + 45 kg K2O/ha (vụ mưa tại Tây nguyên), không bón phân đạm quá nhiều. Phân hữu cơ bón liều lượng theo hướng dẫn ứng với từng loại phân cụ thể. Loại phân: Bón phân đơn 25% N dạng đạm SA, 75% N dạng đạm Ure, kali bón loại KCl, lân bón loại lân nung chảy hoặc phân hỗn hợp với lượng tương đương. Thời kỳ bón: Bón lót: bón trước khi gieo hạt với liều lượng 100% phân lân, 100% phân sulphate amôn và 30% phân kali, 100% phân hữu cơ (nếu có). Bón thúc lần 1 sau gieo 25-30 ngày: 50% urê và 35% kali. Bón thúc lần 2 sau gieo 50- 55 ngày: 50% urê và 35% kali. Nếu ruộng bông sinh trưởng và phát triển kém thì có thể bón thúc bổ sung lần 3 vào giai đoạn 70 ngày sau gieo hoặc chỉ bón vào những chỗ bông xấu. Đồng thời, tùy tình hình từng vùng đất và sinh trưởng – phát triển của cây mà có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để bổ sung các loại dinh dưỡng. Lưu ý: Bón vào một bên mép luống (1/3 so với đáy rãnh) xa gốc cây, lấp phân kết hợp với chỉnh sửa hàng và qua mép luống, bón đến đâu lấp phân ngay đến đó và lấp kỹ. Để giúp cây duy trì tốt bộ lá vào cuối vụ nên phun phân KNO3 kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh (chỉ những loại được khuyến cáo có thể phối trộn). 8. Phun PIX PIX được phun 3 lần/vụ, cụ thể như sau: Lần 1: vào giai đoạn 50% số cây có nụ đầu tiên (khoảng 25 -30 ngày sau gieo) với liều lượng 50 ml/ha. Lần 2: vào giai đoạn 50% số cây có hoa đầu tiên nở (khoảng 45 - 50 ngày sau gieo) với liều lượng 75 ml/ha. Lần 3: vào giai đoạn nở hoa rộ (khoảng 75 - 80 ngày sau gieo) với liều lượng 100-120 ml/ha. Lưu ý: Liều lượng PIX từng thời kỳ có thể thay đổi, tuỳ thuộc tình hình sinh trưởng của ruộng bông. Có thể kết hợp phun PIX cùng với thuốc BVTV và phân bón qua lá để giảm số lần phun thuốc (chỉ phối trộn đối với những sản phẩm được khuyến cáo được kết hợp với nhau). 9. Quản lý dịch hại Các loại sâu, bệnh hại chính trên các giống bông mới bao gồm rệp bông (Aphis gossypii Glover), rầy xanh (Amrasca devastans Distant), bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis Hood và Thrips palmi Karny), nhện đỏ (Tetranychus urticae Koch), sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubner), sâu hồng (Pectinophora gossypiella Saunder), sâu keo da láng (Spodoptera exigua), sâu khoang (Spodoptera littura), bệnh xanh lùn (blue disease), bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh đốm-cháy lá, bệnh mốc trắng. Phát hiện và sử dụng thuốc trừ dịch hại hợp lý Phát hiện, dự tính dự báo Điều tra mật độ dịch hại và thiên địch của chúng định kỳ điều tra 7 ngày/lần. Trong thời kỳ dịch hại có nguy cơ bùng phát số lượng thì điều tra bổ sung 3 - 5 ngày/lần. Mỗi lần điều tra, thu mẫu trên các cánh đồng về theo dõi để đánh giá xu hướng phát triển của quần thể dịch hại. Sử dụng hợp lý thuốc trừ dịch hại Trong quá trình trừ dịch hại cho các giống bông mới bằng thuốc hoá học, sinh học cần kết hợp tốt với các biện pháp kỹ thuật chăm sóc khác. Khi mật độ sâu hại đạt tới ngưỡng gây hại, mật độ trứng và sâu non các tuổi có chiều hướng gia tăng mà thiếu vắng các loài thiên địch thì cần xử lý thuốc. Phun thuốc kịp thời và đúng ổ dịch. Đối với rầy xanh, nhện đỏ, bọ trĩ cần chú ý phun kỹ mặt dưới lá của phần nửa trên cây bông và trên các loại cây trồng xen canh như đậu cô ve, ngô, lạc,....(nếu có). Không phun thuốc khi quần thể dịch hại có chiều hướng giảm, không phun thuốc khi có mưa lớn hoặc kể từ khi có khoảng 20% số quả trên cây nở. Phun thuốc trừ dịch hại trên cây bông giống VN01-2 phải lưu ý đảm bảo thuốc đủ tiếp xúc đều với dịch hại (do giống có nhiều lông, dễ cản trở thuốc tiếp xúc với dịch hại). Sử dụng hợp lý thuốc trừ các đối tượng dịch hại trên các giống bông mới: Đốt lông áo hạt giống. Xử lý hạt giống bằng Gaucho 75WP hoặc các thuốc khác có cùng hoạt chất Imidacloprid với lượng tương đương 5g a.i/kg hạt. Hạn chế tối đa phun thuốc trừ sâu giai đoạn đầu vụ. Khi cần thiết, dịch hại cao hơn ngưỡng phòng trừ, nên sử dụng một số thuốc sau để trừ dịch hại Trừ bệnh lở cổ rễ bằng Monceren (giai đoạn cây con 150g a.i./ha, cuối vụ 375g a.i./ha) hoặc Anvil 75g a.i./ha (không phun quá liều lượng). Trừ bệnh phấn trắng bằng Derosal (carbendazim) 500 - 750g a.i./ha, TopsinM (thiophanate-mety) 700g a.i./ha, Anvil (hexaconazonle) 50 - 75g a.i./ha, BenlacC (benomyl + copper oxychloride) 750 - 1.000g a.i./ha. Trừ rầy bằng Elsin 10EC hoặc Oshin 20WP. Sử dụng thuốc Sokupi 0,36AS (0,6 lít/ha) hoặc Vineem 1500 EC (0,7 lít/ha) để trừ nhện hại, bọ trĩ và các sâu chích hút khác. Trừ rệp bằng Mospilan 3EC (Acetamiprid). Hạn chế sử dụng các loại thuốc có độ độc cao với thiên địch, môi trường như Pegasus. 10. Thu hoạch và phân loại Các lần thu hoạch khác nhau thường có chất lượng xơ rất khác nhau, cần phải phân loại khi thu hoạch để tăng độ đồng đều của bông xơ. Bông hạt được thu và phân loại như sau: Theo tiểu vùng: những tiểu vùng có đặc điểm sinh thái riêng hoặc có sản lượng bông tương đối lớn nên để riêng theo từng tiểu vùng. Theo nhóm giống: có chất lượng xơ tương đương nhau. Theo đợt thu: đợt đầu, đợt giữa và đợt cuối. + Đợt đầu: thu khi cành quả thứ 5 trên cây có quả nở (khoảng 7-10 ngày sau khi 50% số cây có quả ở vị trí đầu tiên nở). + Đợt giữa: thu khi cành quả thứ 10 trên cây có quả nở. + Đợt cuối: thu khi hầu hết số quả còn lại đã nở.
File đính kèm:
- giao_trinh_ky_thuat_trong_cham_soc_va_thu_hoach_bong.doc