Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1

Kinh tế học thực chứng (Positive economics) là việc mô tả và phân tích sự

kiện, những mối quan hệ trong nền kinh tế .Ví dụ: hiện nay, tỷ lệ lạm phát là bao

nhiêu? nếu tăng trưởng kinh tế là 8% thì tỷ lệ lạm phát sẽ thay đổi thế nào?

Kinh tế học chuẩn tắc (Normative economics) đề cập đến cách thức, đạo lý

được giải quyết bằng sự lựa chọn. Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát đến mức nào thì có thể

chấp nhận được? Có nên tăng tỷ lệ lãi suất ngân hàng không? .

Kinh tế học thực chứng là để trả lời câu hỏi: Là bao nhiêu? Là gì? Như thế

nào? còn kinh tế học chuẩn tắc là để trả lời câu hỏi: Nên làm cái gì? Làm như thế

nào? . Mỗi vấn đề kinh tế cụ thể đều thường được tiến hành từ kinh tế học thực

chứng rồi chuyển sang kinh tế học chuẩn tắc.

pdf 91 trang kimcuc 11561
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1

Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1
BÀI GIẢNG 
MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ 1 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Đại học) 
Lưu hành nội bộ - Năm 2018 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
Người biên soạn: Th.S Nguyễn Thị Hồng Đào 
 1 
CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU DÙNG TRONG BÀI GIẢNG 
C : Consumption – Tiêu dùng 
CPI : Consumer Price Index –Chỉ số giá tiêu dùng 
De : Depreciation –Khấu hao 
DGDP : GDP Deflator –Chỉ số điều chỉnh GDP 
Yd : DI - Disposible Income –Thu nhập khả dụng 
Td : Direct Taxes - Thuế trực thu 
X : Export –Xuất khẩu 
G : Government –Chi tiêu của chính phủ 
GDP : Gross Domestic Product –Tổng sản phẩm trong nước 
GDPn : Nominal GDP –GDP danh nghĩa 
GDPr : Real GDP –GDP thực tế 
GO : Gross Output –Giá trị gia tăng 
GNP : Gross National Product –Tổng sản phẩm quốc dân 
R : Rental –Thuê 
MPC : Marginal Propensity to Consume –Xu hướng tiêu dùng cận biên. 
MPS : Marginal Propensity to Save –Xu hướng tiết kiệm cận biên 
MPM : Marginal Propensity to Import –Xu hướng nhập khẩu cận biên. 
MS : Money Supply –Cung về tiền 
mM : Money multiplier –Số nhân tiền tệ 
MD : Money Demand - Cầu về tiền 
NI : National Income –Thu nhập quốc dân 
NX : Net Exports –Xuất khẩu ròng 
NIA : Net factor Income from Abroad –Thu nhập yếu tố ròng từ nước 
ngoài 
NDP : Net Domestic Product –Sản phẩm quốc nội ròng 
PPF : Production Possibility Frontier –Đường giới hạn khả năng sản xuất 
Pr : Profit –Lợi nhuận 
PI : Personal Income –Thu nhập cá nhân 
Tr : Transfer payments –Chi chuyển nhượng 
I : Investment –Đầu tư 
 2 
M : Import –Nhập khẩu 
i : interest –Lãi suất 
Ti : Indirect Taxes - Thuế gián thu 
IE : Intermadiate Expenditure –Chi phí trung gian 
VA : Value Added –Giá trị gia tăng 
W : Wages –Tiền lương 
 3 
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ 
1.1. Một số khái niệm 
* Lịch sử hình thành 
Khoa học kinh tế hình thành từ cuối thế kỷ XVIII. Tác phẩm mở đường “Bàn 
về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia” của Adam Smith xuất bản năm 
1776 đánh dấu sự hình thành khoa học kinh tế. 
Năm 1936, John Maynard Keynes - nhà kinh tế học người Anh đã đưa ra lý 
thuyết chống lại lý thuyết của Adam Smith. Đây cũng là năm đánh dấu sự hình 
thành kinh tế học vĩ mô. 
Các vấn đề kinh tế xuất hiện do chúng ta mong muốn nhiều hơn so với cái mà 
chúng ta có thể nhận được. Nhưng mỗi thứ mà chúng ta nhận được lại bị hạn chế 
bởi thời gian và thu nhập hiện có. Kết quả là mọi người luôn có những mong muốn 
không được thoả mãn. Việc chúng ta thất bại trong việc thoả mãn mọi mong muốn 
được gọi là khan hiếm. 
Kinh tế học ra đời xuất phát từ sự khan hiếm. 
* Khái niệm 
Có thể nói kinh tế học từ khi ra đời cho đến nay đã trải qua nhiều phát triển và 
cũng đã xuất hiện khá nhiều định nghĩa. Theo Paul A. Samuelson và William D. 
Nordhaus: “Kinh tế học là khoa học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào 
nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá cần thiết và phân phối 
cho các thành viên của xã hội”. 
Từ khái niệm trên, chúng ta cần chú ý: 
+ Kinh tế học là một môn khoa học nên trước hết đòi hỏi phải đảm bảo tính 
khách quan. Tuy nhiên, cũng như các môn khoa học xã hội khác, kinh tế học không 
phải là môn khoa học chính xác nên nó không thể tách rời hoàn toàn quan điểm chủ 
quan trong nội dung nghiên cứu. 
+ Nội dung cơ bản của kinh tế học là nghiên cứu cách thức sử dụng nguồn tài 
nguyên khan hiếm để sản xuất ra một số loại hàng hoá và dịch vụ cần thiết đáp ứng 
nhu cầu của nền kinh tế. 
+ Mục tiêu cuối cùng của khoa học kinh tế là nhằm thoả mãn nhu cầu ngày 
càng tăng của nền kinh tế. Muốn thoả mãn được nhu cầu đòi hỏi sản xuất phải được 
tăng trưởng. Do đó, nghiên cứu tăng trưởng kinh tế là một nội dung quan trọng của 
kinh tế học. Tuy nhiên, trong quá trình tăng trưởng kinh tế dài hạn lại nảy sinh vấn 
 4 
đề cân bằng và mất cân bằng, tạo nên sự dao động ngắn hạn của nền kinh tế. Sự dao 
động này làm cho nền kinh tế kém hiệu quả và tăng trưởng chậm. Muốn có hiệu 
quả cao và tăng trưởng nhanh đòi hỏi phải hạn chế mức độ dao động đó. Song nền 
kinh tế ổn định, hiệu quả cao và tăng trưởng nhanh chưa chắc đảm bảo thoả mãn tốt 
nhất nhu cầu của dân chúng, khi mà sự phân phối những thành quả đó còn bất hợp 
lý. Chính vì vậy, kinh tế học phải giải quyết vấn đề phân phối thu nhập nhằm tạo ra 
sự công bằng trong việc hưởng thụ những sản phẩm mà nền kinh tế tạo ra. Kinh tế 
học thường được chia thành hai phân ngành lớn là kinh tế học vi mô và kinh tế học 
vĩ mô 
- Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) nghiên cứu hoạt động của toàn bộ tổng 
thể rộng lớn của toàn bộ nền kinh tế như: Tăng trưởng kinh tế, sự biến động của 
giá cả (lạm phát), việc làm của cả quốc gia (thất nghiệp), cán cân thanh toán và tỷ 
giá hối đoái, ... 
- Kinh tế vi mô (Microeconomics) nghiên cứu sự hoạt động của các các tế bào 
kinh tế trong nền kinh tế là các doanh nghiệp, hộ gia đình, nghiên cứu những yếu 
tố quyết định giá cả, số lượng sản phẩm, ... trong các thị trường riêng lẻ. 
Tuỳ theo cách thức sử dụng, kinh tế học được chia thành hai dạng kinh tế 
học là kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. 
Kinh tế học thực chứng (Positive economics) là việc mô tả và phân tích sự 
kiện, những mối quan hệ trong nền kinh tế .Ví dụ: hiện nay, tỷ lệ lạm phát là bao 
nhiêu? nếu tăng trưởng kinh tế là 8% thì tỷ lệ lạm phát sẽ thay đổi thế nào? 
Kinh tế học chuẩn tắc (Normative economics) đề cập đến cách thức, đạo lý 
được giải quyết bằng sự lựa chọn. Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát đến mức nào thì có thể 
chấp nhận được? Có nên tăng tỷ lệ lãi suất ngân hàng không? ... 
Kinh tế học thực chứng là để trả lời câu hỏi: Là bao nhiêu? Là gì? Như thế 
nào? còn kinh tế học chuẩn tắc là để trả lời câu hỏi: Nên làm cái gì? Làm như thế 
nào? ... Mỗi vấn đề kinh tế cụ thể đều thường được tiến hành từ kinh tế học thực 
chứng rồi chuyển sang kinh tế học chuẩn tắc. 
1.2. Giới hạn khả năng sản xuất và ba vấn đề trung tâm 
1.2.1. Các yếu tố sản xuất (Đầu vào - Inputs) 
Yếu tố sản xuất là đầu vào của quá trình sản xuất và được phân chia thành 
các nhóm sau: 
(1) Đất đai và tài nguyên thiên nhiên bao gồm toàn bộ đất dùng cho canh 
 5 
tác, xây dựng nhà ở, đường sá, ... các loại nhiên liệu, khoáng sản, cây cối, ... 
(2) Lao động là năng lực của con người được sử dụng theo một mức độ nhất 
định trong quá trình sản xuất. Người ta đo lường lao động bằng thời gian của lao 
động được sử dụng trong quá trình sản xuất. 
(3) Tư bản là máy móc, đường sá, nhà xưởng, ... được sản xuất ra rồi được 
sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá khác. Việc tích lũy các hàng hoá tư bản trong 
nền kinh tế có một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của sản xuất. 
(4) Khoa học công nghệ 
1.2.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất 
Khi xem xét một nền kinh tế với số lượng các yếu tố sản xuất và trình độ 
công nghệ cho trước. Việc quyết định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào?, nền 
kinh tế phải lựa chọn xem các yếu tố hạn chế này được phân phối như thế nào 
giữa rất nhiều các hàng hoá khác nhau được sản xuất ra. Để đơn giản, giả sử rằng 
toàn bộ nguồn lực của nền kinh tế chỉ tập trung vào sản xuất 2 loại hàng hoá là thức 
ăn và quần áo. Để sử dụng hết nguồn lực của nền kinh tế, thì có thể có các cách lựa 
chọn tổ hợp thức ăn và quần áo trong bảng 1.1 sau đây để sản xuất. 
Bảng 1.1. Những khả năng sản xuất thay thế khác nhau 
Khả năng Lương thực (tấn) Quần áo (ngàn bộ) 
A 0 7,5 
B 1 7 
C 2 6 
D 3 4,5 
E 4 2,5 
F 5 0 
Biểu diễn những khả năng này trên đồ thị và nối những điểm này lại ta được 
đường giới hạn khả năng sản xuất. 
 6 
Hình 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất 
Phương án lựa chọn A là phương án toàn bộ nguồn lực chỉ sản xuất quần 
án, tại đây số lượng quần áo được sản xuất ra là nhiều nhất, còn thực phẩm bằng 0. 
Tại phương án F toàn bộ nguồn lực chỉ tập trung sản xuất lương thực và thực phẩm 
bằng 5 là nhiều nhất còn quần áo bằng không. Dọc theo đường cong từ phương án 
A đến phương án F thì quần áo giảm đi và lương thực tăng lên. 
Phương án sản xuất A, B, C, D, E, F là những phương án có hiệu quả vì sử 
dụng hết nguồn lực, và tại đó muốn tăng một đơn vị sản phẩm đầu ra là quần áo thì 
phải cắt giảm đi những đơn vị sản phẩm đầu ra là lương thực. Phương án M là 
phương án sản xuất không có hiệu quả vì chưa sử dụng hết nguồn lực và tại M 
muốn tăng quần áo thì không cần phải cắt giảm lương thực vì còn nguồn lực. 
Phương án N là phương án không thể đạt được của nền kinh tế vì xã hội không đủ 
nguồn lực. 
 Đường giới hạn khả năng sản xuất là tập hợp các mức phối hợp tối đa khối 
lượng các loại sản phẩm mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng toàn bộ các 
nguồn lực của nền kinh tế. (Còn gọi là đường cong năng lực sản xuất). 
Hệ quả: Lựa chọn và quyết định khả năng sản xuất tối ưu: 
Gọi PL và PA là đơn giá của lương thực và quần áo. QL và QA là sản lượng 
của lương thực và quần áo. TR là tổng doanh thu. Khả năng sản xuất tối ưu là khả 
 7 
năng sản xuất có tổng doanh thu cao nhất: TR = PL.QL + PA.QA = Max 
Trong một khoảng thời gian nhất định, mỗi một nền kinh tế có một đường 
giới hạn khả năng sản xuất. Khi các yếu tố sản xuất thay đổi thì đường giới hạn khả 
năng sản xuất cũng thay đổi theo. Nếu nguồn lực được mở rộng thì đường giới hạn 
khả năng sản xuất dịch chuyển sang bên phải, khi nguồn lực sản xuất bị thu hẹp lại 
thì đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ dịch chuyển về phía bên trái. 
1.2.3. Ba vấn đề trung tâm 
Tất cả các nền kinh tế quốc dân, trong mọi giai đoạn phát triển đều phải thực 
hiện ba chức năng cơ bản sau: 
(1) Sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ nào? với số lượng bao nhiêu? 
Cơ sở của chức năng này là sự khan hiếm các nguồn lực so với nhu cầu của 
xã hội. Nhiệm vụ chủ yếu mà của bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần phải giải quyết là 
giảm đến mức tối thiểu sự lãng phí trong việc sản xuất ra những sản phẩm không 
cần thiết, và tăng cường đến mức tối đa những sản phẩm cần thiết. 
(2) Các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra như thế nào? 
Việc giải quyết đúng đắn vấn đề này thông thường đồng nghĩa với việc sử 
dụng số lượng đầu vào ít nhất để sản xuất ra số lượng sản phẩm đầu ra nhất định. 
(3) Hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra cho ai? hay sản phẩm quốc dân 
được phân phối thế nào cho các thành viên trong xã hội. 
Ba vấn đề nêu trên là những chức năng năng mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng 
phải thực hiện, bất kể hình thức hay trình độ phát triển của nó như thế nào. Tất cả 
các chức năng này đều mang tính lựa chọn, vì các nguồn lực để sản xuất ra sản 
phẩm đều khan hiếm. Cơ sở cho sự lựa chọn này là: 
- Tồn tại các cách sử dụng khác nhau các nguồn lực trong việc sản xuất ra 
các sản phẩm khác nhau. Ví dụ: Sản xuất sản phẩm dệt may cần đầu vào là (lao 
động ngành dệt may, máy may, vải, sợi, ...); còn sản xuất ô tô cần (lao động ngành 
cơ khí chế tạo, thép, ...). 
- Tồn tại các phương pháp khác nhau để sản xuất ra sản phẩm cụ thể. Ví 
dụ cũng là may mặc nhưng phương pháp thủ công khác với tự động hoá. 
- Tồn tại các phương pháp khác nhau để phân phối hàng hoá và thu nhập cho 
các thành viên trong xã hội. Ví dụ: Tham gia sản xuất ra sản phẩm, người lao động 
nhận được tiền công tiền lương; doanh nghiệp nhận được lợi nhuận, Nhà nước thu 
được các khoản thuế. Các thành viên trong xã hội nhân được bao nhiêu là do cơ chế 
 8 
phân phối ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia. 
Những cách thức để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản trên trong một 
nước cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào lịch sử, hệ tư tưởng, và chính sách kinh tế của quốc 
gia này. 
1.3. Nhược điểm của kinh tế thị trường và vai trò kinh tế của Chính phủ 
Bằng cách điều chỉnh thông qua cung cầu, nền kinh tế thị trường tự tạo cho 
mình một trật tự nào đó trong các hoạt động kinh tế. Có những ưu điểm mà nền 
kinh tế chỉ huy không có được: giúp các nguồn lực được sử dụng một cách có hiệu 
quả, nhờ cạnh tranh doanh nghiệp tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. 
Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng có nhiều nhược điểm: 
- Tạo ra sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo 
- Tạo nên tính chu kỳ trong nền kinh tế. Đó là hiện tượng mà mức sản xuất 
của quốc gia dao động lên xuống liên tục qua các năm, dẫn đến sự dao động mức 
giá và tỷ lệ thất nghiệp. Khi sản lượng lên quá cao thường xảy ra lạm phát trầm 
trọng, khi sản lượng sản xuất quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng cao. 
- Có nhiều tác động ngoại biên có hại. 
- Thiếu vốn đầu tư cho hàng hóa công cộng. 
- Tình trạng độc quyền trong nền kinh tế. 
- Thông tin không hoàn hảo, lệch lạc và các nguy cơ về đạo lý. Người tiêu 
dùng thường bị nhầm lẫn về các thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm. 
- Thị trường không điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển. 
Do những thất bại, khuyết điểm của kinh tế thị trường như vậy nên nền kinh 
tế cần có sự điều chỉnh của Nhà nước thông qua các công cụ như: hệ thống luật 
pháp, các biện pháp hành chính và các chính sách kinh tế. Ba công cụ này điều tiết 
kinh tế vi mô lẫn vĩ mô, đối với kinh tế vĩ mô thì các chính sách kinh tế đóng vai 
trò chủ yếu. 
1.4. Mục tiêu, công cụ điều tiết vĩ mô 
1.4.1. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô 
Kết quả kinh tế của một nước thường được đánh giá theo ba dấu hiệu chủ 
yếu là: Ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội 
- Sự ổn định kinh tế là kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế 
cấp bách trong thời kỳ ngắn hạn như: Lạm phát, suy thoái, thất nghiệp. 
- Tăng trưởng kinh tế đỏi hỏi phải tăng năng lực sản xuất của quốc gia, làm 
 9 
cho tốc độ tăng sản lượng quốc gia đạt mức cao nhất mà nền kinh tế đó có thể thực 
hiện được. 
- Công bằng trong phân phối vừa là vấn đề xã hội vừa là vấn đề kinh tế. 
Để đạt được sự ổn định, tăng trưởng và công bằng các chính sách kinh tế vĩ 
mô phải hướng tới các mục tiêu cụ thể sau: 
1. Mục tiêu sản lượng 
- Đạt mức sản lượng cao tương ứng với mức sản lượng tiềm năng. Để đạt 
được điều này thì nền kinh tế phải tận dụng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. 
- Tốc độ tăng trưởng cao và vững chắc. 
2. Mục tiêu việc làm 
- Tạo ra nhiều việc làm tốt. 
- Hạ thấp được tỷ lệ thất nghiệp và duy trì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. 
3. Mục tiêu ổn định giá cả: 
- Hạ thấp được tỷ lệ lạm phát. 
- Kiểm soát được lạm phát trong điều kiện thị trường tự do. 
4. Mục tiêu kinh tế đối ngoại 
- Ổn định tỷ giá hối đoái. 
- Cân bằng cán cân thanh toán. 
5. Phân phối công bằng: thông qua chính sách phân phối lần đầu và phân 
phối lại của nền kinh tế. 
Các mục tiêu trên thể hiện một trạng thái lý tưởng, trong đó sản lượng đạt 
mức sản lượng tiềm năng, mức thất nghiệp bằng thất nghiệp tự nhiên, lạm phát thấp 
có thể kiểm soát được, cán cân thanh toán cân bằng, tỷ giá hối đoái hầu như không 
đổi. Trong thực tế, thì các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tối thiểu hoá các sai lệch 
thực thế so với trạng thái lý tưởng. 
Các mục tiêu thường bổ sung cho nhau, trong chừng mực hướng vào việc 
bảo đảm việc tăng trưởng kinh tế. Song trong một số trường hợp xuất hiện những 
xung đột, mâu thuẫn cục bộ, các nhà làm chính sách cần phải lựa chọn thứ tự ưu 
tiên và đôi khi cần phải chấp nhận hi sinh nào đó trong thời kỳ ngắn hạn. 
Trong dài hạn thứ tự ưu tiên để giải quyết các mục tiêu kinh tế vĩ mô trên 
cũng khác nhau giữa các nước. Với các nước đang phát triển thì mục tiêu tăng 
trưởng thường được ưu tiên s ...  dẫn đến thiếu việc làm và thất nghiệp. 
5.2.3. Tác hại của thất nghiệp 
Thất nghiệp là hiện tượng thiếu việc làm so với những mong muốn 
của người lao động được làm việc. Thất nghiệp gắn liền với việc không có thu 
nhập để bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình. Thất nghiệp là một thực tế 
nan giải của mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường, cho dù quốc gia đó có trình 
độ phát triển như thế nào. Khi thất nghiệp ở mức độ cao, hoạt động sản xuất 
kém hiệu quả, nguồn tài nguyên không được sử dụng hết, thu nhập của dân cư bị 
giảm, nền kinh tế gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng tới các lĩnh vực xã hội. Nhiều hiện 
tượng tiêu cực xã hội phát triển. Người ta có thể đo lường được mức độ ảnh 
hưởng của thất nghiệp thông qua sự giảm sút to lớn về sản lượng, có khi còn 
kéo theo lạm phát. 
- Do yêu cầu cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường việc mở rộng 
sản xuất tạo nhiều việc làm tốt, thu nhập khá và ổn định luôn gắn liến với năng 
suất cao, ở mỗi mức tiền công sẽ thu hút nhiều lao động hơn. Trong điều kiện đó 
thì cầu về lao động sẽ tăng và thất nghiệp sẽ giảm. 
- Để thúc đẩy quá trình tăng trưởng của nền kinh tế, thì Chính phủ cần có 
những chính sách đầu tư, thay đổi công nghệ sản xuất. Vấn đề này liên quan mật 
thiết các chính sách tài khoá, tiền tệ,... 
- Ở những nước đang phát triển có lao động dự thừa nhiều nhưng thiếu 
vốn nên cần có các chính sách tập trung vốn, huy động vốn từ nguồn trong nước 
và nước ngoài, phát triển những ngành nghề sử dụng nhiều lao động. 
- Hoàn thiện và tăng cường các chương trình dạy nghề, đào tạo lại và tổ 
chức tốt thị trường lao động sẽ tạo ra các điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm 
việc làm và rút ngắn được thời gian tìm việc của người thất nghiệp. 
 83 
5.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 
5.3.1. Đường Phillips ban đầu 
Ban đầu dựa vào kết quả thực nghiệm trên cơ sở số liệu nhiều năm về 
tiền lương, giá cả, thất nghiệp ở Anh đã ra đời đường Phillips có dạng như hình 
5.4 và gọi là đường Phillips ban đầu. 
Đường này cho thấy mối quan hệ nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát và 
nó cũng phù hợp đúng với thực tế kinh tế của nhiều nước Tây Âu thời kỳ đó. Lý 
thuyết này gợi ra rằng có thể đánh đổi lạm phát để lấy thất nghiệp thấp. Khi ra 
đời lý thuyết về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (tại đó sản lượng đạt tiềm năng và lạm 
phát không thay đổi) đường Phillips được xây dựng hoàn chỉnh và có dạng như 
sau: 
gp = -ε (u - u*) [1] 
Trong đó: gp = tỷ lệ lạm phát, U = tỷ lệ thất nghiệp thực tế 
U* = tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, ε = độ dốc đường Phillips 
Hình 5.3. Mối quan hệ giữa tăng lương Hình 5.4. Đường Phillips 
thất nghiệp và lạm phát ban đầu 
Đường này cho thấy những đặc điểm sau đây (xem hình 5.4) 
- Lạm phát bằng không khi thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên. 
- Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát xảy ra. 
- Độ dốc ε càng lớn thì một sự tăng, giảm nhỏ của thất nghiệp sẽ gây ra 
sự tăng, giảm đáng kể về lạm phát. Độ lớn của ε phản ánh sự phản ứng của tiền 
lương. Nếu tiền lương có độ phản ứng mạnh thì ε lớn, nếu có tính ì cao thì ε nhỏ 
(đường Phillips sẽ xoay ngang). Nếu đường Phillips gần như nằm ngang thì lạm 
 84 
phát phản ứng rất kém với thất nghiệp. 
Đường Phillips đã gợi cho những người làm chính sách lựa chọn các 
chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khoá và tiền tệ. Ví dụ: Giả sử nền 
kinh tế đang ở điểm B trên hình 5.4 (suy thoái, thất nghiệp), Chính phủ có thể 
mở rộng lượng cung tiền nhằm hạ lãi suất, thúc đẩy đầu tư, mở rộng tổng cầu, 
nền kinh tế sẽ tăng công ăn việc làm, thất nghiệp giảm. Điểm B sẽ di chuyển 
theo đường Phillips lên phía trên. 
5.3.2. Đường Phillips mở rộng 
Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát 
dự kiến (ì), vì thế đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả 
tỷ lệ lạm phát dự kiến và có dạng như sau: 
gp = gpe - ε (u - u
*) [2] 
Trong đó: gpe là tỷ lệ lạm phát dự kiến 
Đường này cho thấy, khi thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát 
bằng tỷ lệ dự kiến. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát 
thấp hơn tỷ lệ dự kiến. Đường này gọi là đường Phillips ngắn hạn ứng với thời 
kỳ mà tỷ lệ lạm phát dự kiến chưa thay đổi. Trong thời kỳ này nếu có những cú 
sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng lên nhanh, nền kinh tế sẽ đi dọc đường Phillips lên 
phía trên, lạm phát tăng, thất nghiệp giảm. Nếu không có sự tác động của các 
chính sách thì vì giá tăng lên mức cung tiền thực tế, sự tác động của các chính 
sách thì vì giá tăng lên mức cung tiền thực tế giảm xuống, lãi suất tăng lên và 
tổng cầu dần dần được điều chỉnh trở lại mức cũ, nền kinh tế với lạm phát và 
thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái ban đầu. Nhưng khi lạm phát đạt được 
dự kiến, tiền lương và các chi phí khác cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ dự 
kiến và thất nghiệp trở lại mức tự nhiên, đường Phillips ngắn hạn nói trên dịch 
chuyển lên trên. 
 85 
Hình 5.5. Đường Phillips mở rộng Hình 5.6. Đường Phillips ngắn hạn 
5.3.3. Đường Phillips dài hạn 
Trong ngắn hạn tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể không bằng tỷ lệ thất 
nghiệp dự kiến nhưng trong dài hạn chúng sẽ bằng nhau bởi sự tác động của các 
chính sách tài khoá và tiền tệ. Đó là cơ sở để xây dựng đường Phillips dài hạn. 
Trong dài hạn tỷ lệ lạm phát thực tế bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến, nghĩa 
là gp = gpc. Thay đẳng thức này vào [2] ta sẽ có đường Phillips dài hạn: 
0 = - ε (u - u*) [3] 
Hay là: u = u* 
Như vậy tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ tự nhiên (xét về mặt dài 
hạn) cho dù tỷ lệ lạm phát thay đổi như thế nào. Vậy trong dài hạn lạm phát và 
thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau. 
Nếu biểu diễn trên đồ thị thì đường Phillips dài hạn là đường thẳng đứng 
cắt trục hoành tại điểm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (xem hình 5.6) 
Trong ngắn hạn nền kinh tế vận động theo các đường PC. Có sự đánh đổi 
tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp trong thời gian nền kinh tế đang tự điều 
chỉnh bằng các cơn sốc cầu, nhưng không có sự đánh đổi lạm phát và thất nghiệp 
bởi các con số. Còn trong dài hạn về cơ bản không tồn tại mối quan hệ giữa lạm 
phát và thất nghiệp. 
5.3.4. Khắc phục lạm phát 
Nếu không tính đến những cái riêng của mỗi nước thì giải pháp chung 
được lựa chọn thường là: 
(1) Đối với mọi cuộc siêu lạm phát và lạm phát phi mã hầu như đều gắn 
gp 
3 
u* 0 
gp PC3 
PC1 
PC2 
u u 0 u* 
 86 
chặt với sự tăng trưởng nhanh chóng về tiền tệ, có mức độ thâm hụt ngày càng 
lớn về ngân sách và có tốc độ tăng lương danh nghĩa cao. 
Vì vậy giảm mạnh tốc độ tăng cung tiền, cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu ngân 
sách và kiểm soát có hiệu quả việc tăng lương danh nghĩa chắc chắn sẽ chặn 
đứng và đẩy lùi lạm phát. 
(2) Đối với lạm phát vừa phải muốn kiềm chế và đẩy từ từ xuống mức 
thấp hơn cũng đòi hỏi áp dụng các chính sách nói trên. Tuy nhiên, vì biện pháp 
trên kéo theo sự suy thoái và thất nghiệp - một cái giá đắt - nên việc kiểm soát 
tiền tệ và chính sách tài khoá trở nên phức tạp và đòi hỏi thận trọng. Đặc biệt đối 
với các nước đang phát triển không chỉ cần kiềm chế lạm phát mà còn đòi hỏi có 
sự tăng trưởng nhanh. Trong điều kiện đó việc kiểm soát chặt chẽ các chính sách 
tài khoá và tiền tệ vẫn là những biện pháp cần thiết nhưng cần có sự phối 
hợp, tính toán tỉ mỉ với mức thận trọng cao hơn. Về lâu dài ở các nước này, 
chăm lo mở rộng sản lượng tiềm năng bằng các nguồn vốn trong và ngoài nước 
cũng là một trong những hướng quan trọng nhất để bảo đảm vừa nâng cao sản 
lượng, mức sống vừa ổn định giá cả một cách bền vững. 
(3) Có thể xóa bỏ hoàn toàn lạm phát hay không? Cái giá của việc xóa 
bỏ hoàn toàn lạm phát không tương xứng với lợi ích đem lại của nó. Vì vậy các 
quốc gia thường chấp nhận lạm phát ở mức thấp và xử lý ảnh hưởng của nó bằng 
việc chỉ số hoá các yếu tố chi phí như tiền lương, lãi suất, giá vật tư  Đó là 
cách làm cho sự thiệt hại của lạm phát là ít nhất. 
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP 
1. Tỷ lệ lạm phát là gì? nêu cách xác định tỷ lệ lạm phát. 
2. Hãy trình bày các nguyên nhân dẫn đến lạm phát. 
3. Thất nghiệp là gì? dòng ra và dòng vào thất nghiệp bao gồm những đối 
tượng nào? 
4. Hãy trình bày các loại thất nghiệp theo nguồn gốc thất nghiệp và các biện 
pháp khắc phục thất nghiệp. 
5. Hãy trình bày mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. 
 6. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra lạm phát và biện pháp khắc phục lạm phát giai 
đọan 2007 – 2016. 
 87 
Những nhận định sau đúng hay sai? Giải thích. 
1- Việc chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng mà không tăng thuế có thể dẫn 
đến GNP cao hơn và giá cả thấp hơn. 
2- Khi tính tổng sản phẩm quốc dân thì không được (+) khoản chi tiêu cho tiêu 
dùng và chênh lệch hàng tồn kho. 
3- Khi thị trường trái phiếu cân thì thị trường tiền tệ cũng cân bằng 
4- Khi các tác nhân trong nền kinh tế thay đổi dự kiến của mình về tương lai thì 
đường philíp ngắn hạn dịch chuyển 
5- Tỷ giá hối đoái đồng nội tệ tăng làm cán cân thương mại xấu đi, giá cả tăng 
lên. 
6- Lạm phát tăng lên sẽ tác động vào cả cung cầu tiền và làm thay đổi lãi suất cân 
bằng 
7- Hoạt động của thị trường mở (mua bán trái phiếu) sẽ làm thay đổi vốn dự trữ 
của các Ngân hàng thương mại 
8- Dùng chính sách tài khoá để điều tiết nền kinh tế thì ngân sách hàng năm sẽ 
cân bằng 
9- Thu nhập quốc dân không bao gồm khấu hao nhưng lại bao gồm chi tiêu mua 
sắm máy móc thiết bị mới. 
10- Sản lượng cân bằng của nền kinh tế chính là GNP đã thực 
11- Khi MPC ↑ thì số nhân chi tiêu ↓ trong nền kinh tế 
12- Đường AS sẽ dịch chuyển chừng nào sản lượng thực tế còn chênh lệch so với 
sản lượng tiềm năng 
13- Ngân hàng trung ương có thể cùng một lúc theo đuổi cả hai mục tiêu lãi suất 
và mức cung về tiền để điều tiết nền kinh tế 
14- Khi tính thu nhập có thể sử dụng thì không được lấy NNP trừ đi thuế trực thu 
15- Sản lượng thực tế và sản lượng cân bằng khác nhau ở phần tồn kho không dự 
kiến 
16- Khi thuế suất (t) tăng lên thì số nhân trong nền kinh tế giảm đi 
17- Đường IS thay đổi vị trí khi tỷ giá hối đoái thay đổi 
18- Khi giá dầu trên thế giới tăng mạnh ở các nước nhập khẩu dầu lạm phát tăng 
và thất nghiệp cũng tăng 
 88 
19- Tỷ giá hối đoái chỉ tác động đến đường IS mà không tác động đến vị trí 
đường LM 
20- Tăng cường chạy đua vũ trang sẽ dẫn đến lạm phát tăng và thất nghiệp tăng 
21- Thất nghiệp cao hơn luôn kèm theo lạm phát thấp hơn 
22- Lạm phát sẽ làm thay đổi vị trí đường LM trong mô hình IS - LM 
23- Điểm vừa đủ trên hàm tiêu dùng là điểm mà tại đó tiêu dùng bằng đầu tư 
24- Việc thay đổi giá vật tư nhập khẩu tác động đến cả tổng cung lẫn tổng cầu 
25- Khi còn có thất nghiệp thì còn có áp lực làm cho tiền công tăng lên 
26- Sự thay đổi của giá không có ảnh hưởng gì đến vị trí của các đường IS, LM 
27- Trong mô hình xác định tổng sản phẩm quốc dân của 3 khu vực (Hộ gia đình, 
hãng kinh doanh, chính phủ) tiết kiệm của hộ gia đình + thuế = đầu tư của khu 
vực tư nhân + chi tiêu chính phủ 
28- Xu hướng nhập khẩu cận biên và xu hướng tiêu dùng cận biên có tác động 
cùng chiều đến số nhân chi tiêu 
29- Nếu không có thâm hụt ngân sách thì không thể có lạm phát 
30- Trong nền kinh tế đóng, chính sách tài khoá có tác động yếu khi cầu tiền rất 
nhậy cảm với lãi suất 
31- Xuất khẩu ròng tăng lên sẽ làm đường IS dịch sang phải và lãi suất giảm đi 
32- Số nhân chi tiêu chỉ số những thay đổi trong chi tiêu không phụ thuộc vào 
thu nhập chỉ dẫn đến những thay đổi trong thu nhập cân bằng ( sản lượng cân 
bằng như thế nào) 
33- Lạm phát ỳ (lạm phát dự kiến) xảy ra khi có một cơn lốc về cầu 
34- Chính sách tiền tệ mở rộng có thể làm giảm sản lượng và giảm tỷ giá hối đoái 
của đồng nội tệ 
35- Đường LM càng dốc thì qui mô lấn át đầu tư càng lớn (với IS có độ dốc 
không đổi) 
 89 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Kinh tế học Vĩ mô, NXB Giáo dục, Hà Nội 
[2] D. Begg (2008), Kinh tế học của, NXB Thống kê, Hà Nội. 
[3] Bộ môn Kinh tế (2010), Tài liệu thực hành Kinh tế vĩ mô, Học viện Ngân 
hàng, Hà Nội. 
[4] Trang web chính thức của IMF: www.imf.org 
[5] Trang web chính thức của Ngân hàng Thế giới: www.worldbank.org 
[6] Trang web chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 
www.sbv.gov.vn 
[7] Trang web chính thức của Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn 
[8] Trang web chính thức của Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn 
[9] Trần Thị Hòa (2006), Sách hướng dẫn học tập Kinh tế vĩ mô, Trung 
tâm đào tạo bưu chính viễn thông 1, Hà Nội. 
[10]  
 90 
MỤC LỤC 
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ .................................................... 3 
1.1. Một số khái niệm .............................................................................................. 3 
1.2. Giới hạn khả năng sản xuất và ba vấn đề trung tâm ......................................... 4 
1.3. Nhược điểm của kinh tế thị trường và vai trò kinh tế của Chính phủ .............. 8 
1.4. Mục tiêu, công cụ điều tiết vĩ mô ..................................................................... 8 
Chương 2: ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA ........................................... 12 
2.1. Đo lường mức sản xuất một quốc gia ............................................................. 12 
2.2. Chỉ tiêu GDP và GNP..................................................................................... 12 
2.3. Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường ...................................................... 15 
2.4. Tính GNP danh nghĩa theo giá thị trường ...................................................... 18 
Chương 3: TỔNG CUNG, TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ....... 23 
3.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng .................................................................... 23 
3.2. Tổng cung và thị trường lao động .................................................................. 36 
3.3. Mối quan hệ giữa tổng cung - tổng cầu và quá trình tự điều chỉnh của nền 
kinh tế .................................................................................................................... 43 
3.4. Chính sách tài khóa ........................................................................................ 46 
Chương 4: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ............................................. 53 
4.1. Chức năng tiền tệ ............................................................................................ 53 
4.2. Mức cung tiền và vai trò kiểm soát tiền tệ của ngân hàng Trung ương ......... 54 
4.3. Mức cầu tiền ................................................................................................... 60 
4.4. Tiền tệ, lãi suất và tổng cầu ............................................................................ 63 
4.5. Chính sách tài khóa , tiền tệ và sự phối hợp hai chính sách này .......... 68 
Chương 5: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP ...................................................... 73 
5.1. Lạm phát ......................................................................................................... 73 
5.2. Thất nghiệp ..................................................................................................... 78 
5.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ..................................................... 83 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_vi_mo_1.pdf