Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường

Kinh tế môi trường là sự vận dụng những nguyên tắc kinh tế để nghiên cứu sự phát triển và quản

lý các tài nguyên môi trường.

Kinh tế môi trường là một khoa học kinh tế, ứng dụng các lý thuyết và những kỹ thuật phân tích

kinh tế để lý giải và giải quyết những vấn đề môi trường theo chiều hướng đảm bảo hiệu quả kinh

tế xã hội cao nhất trong điều kiện ràng buộc của môi trường hoặc trong khả năng của các hệ sinh

thái.

Kinh tế học được chia làm 2 trường phái: kinh tế vi mô, chuyên nghiên cứu về những hành vi của

con người và các nhóm nhỏ dân cư trong cộng đồng và kinh tế vĩ mô, nghiên cứu những hoạt

động kinh tế trong một nền kinh tế bao quát (một quốc gia, thế giới). Trên cơ sở đó, kinh tế học

môi trường (thường gọi là kinh tế môi trường) cũng chia làm hai hướng: vi mô và vĩ mô nhưng

hầu như kinh tế vi mô có ưu thế hơn.

Kinh tế học môi trường là môn học về kinh tế với nội dung chủ yếu quan tâm đến việc phân bổ

hiệu quả nguồn tài nguyên môi trường (Dawn, 2007). Kinh tế môi trường chủ yếu là quan tâm đến

việc tại sao quyết định của con người gây ảnh hưởng đến môi trường và nội dung những quyết

định đó như thế nào? Kinh tế môi trường cũng quan tâm đến những thể chế và các chính sách kinh

tế có thể thay đổi như thế nào để tạo được cân bằng giữa những tác động môi trường với mong

muốn của con người và những đòi hỏi của hệ sinh thái.

pdf 46 trang kimcuc 8020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường

Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường
Bài Giảng: 
KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG 
(Tài liệu nội bộ) 
Bộ môn Quản lý Môi trường 
Ths. Vũ Thị Hồng Thủy 
Ths. Hoàng Bảo Phú 
Tp. HCM, Tháng 9/2014
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh 
Khoa Môi trường & Tài nguyên 
)Bài giảng Kinh tế Tài nguyên & Môi trường (Lưu hành nội bộ) 
Ths Vũ Thị Hồng Thủy & ThS. Hoàng Bảo Phú – BM. QLMT – K.MT&TN – ĐH Nông Lâm TPHCM 
1
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY 
Nội dung Số tiết Ghi chú 
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VÀ 
MÔI TRƯỜNG 
- Kinh tế môi trường là gì? 
- Các khái niệm kinh tế cơ bản 
- Mối liên quan giữa kinh tế và môi trường 
- Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững 
- Nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trường 
6 tiết Bài giảng 
Chương 2: KINH TẾ TÀI NGUYÊN 
- Phân bổ tài nguyên 
- Tài nguyên tái tạo 
- Tài nguyên không tái tạo 
- Bài tập 
9 tiết 
Bài giảng 
+ bài 
tập 
Chương 3: KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 
- Ô nhiễm môi trường và phát triển kinh tế 
- Phân tích chi phí – lợi ích 
- Nguyên tắc tính phí cho người gây ô nhiễm 
(PPP) 
- Các công cụ chính sách kinh tế: 
+ Phí ô nhiễm và thuế ô nhiễm 
+ Trợ giá xử lý ô nhiễm 
+ Kỹ quỹ hoàn chi 
+ Mua bán giấy phép ô nhiễm 
- Kinh tế chính trị học về chính sách môi 
trường 
- Bài tập 
9 tiết 
Bài giảng 
+ bài 
tập 
Chương 4: CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ 
MÔI TRƯỜNG 
- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên 
- Phương pháp chi phí du hành 
- Phương pháp đánh giá thụ hưởng 
- Thuyết chuyển dịch lợi ích 
- Bài tập 
6 tiết 
Bài giảng + 
bài tập 
 Bài giảng Kinh tế Tài nguyên & Môi trường (Lưu hành nội bộ) 
Ths Vũ Thị Hồng Thủy & ThS. Hoàng Bảo Phú – BM. QLMT – K.MT&TN – ĐH Nông Lâm TPHCM 
2
1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ & MÔI TRƯỜNG 
1.1 Khái niệm Kinh tế Môi trường 
Kinh tế môi trường là sự vận dụng những nguyên tắc kinh tế để nghiên cứu sự phát triển và quản 
lý các tài nguyên môi trường. 
Kinh tế môi trường là một khoa học kinh tế, ứng dụng các lý thuyết và những kỹ thuật phân tích 
kinh tế để lý giải và giải quyết những vấn đề môi trường theo chiều hướng đảm bảo hiệu quả kinh 
tế xã hội cao nhất trong điều kiện ràng buộc của môi trường hoặc trong khả năng của các hệ sinh 
thái. 
Kinh tế học được chia làm 2 trường phái: kinh tế vi mô, chuyên nghiên cứu về những hành vi của 
con người và các nhóm nhỏ dân cư trong cộng đồng và kinh tế vĩ mô, nghiên cứu những hoạt 
động kinh tế trong một nền kinh tế bao quát (một quốc gia, thế giới). Trên cơ sở đó, kinh tế học 
môi trường (thường gọi là kinh tế môi trường) cũng chia làm hai hướng: vi mô và vĩ mô nhưng 
hầu như kinh tế vi mô có ưu thế hơn. 
Kinh tế học môi trường là môn học về kinh tế với nội dung chủ yếu quan tâm đến việc phân bổ 
hiệu quả nguồn tài nguyên môi trường (Dawn, 2007). Kinh tế môi trường chủ yếu là quan tâm đến 
việc tại sao quyết định của con người gây ảnh hưởng đến môi trường và nội dung những quyết 
định đó như thế nào? Kinh tế môi trường cũng quan tâm đến những thể chế và các chính sách kinh 
tế có thể thay đổi như thế nào để tạo được cân bằng giữa những tác động môi trường với mong 
muốn của con người và những đòi hỏi của hệ sinh thái. 
1.2 Mối liên quan giữa Kinh tế và Môi trường 
Môi trường được xem là nơi cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho các hoạt động kinh tế và ngược 
lại cảc chất thải kinh tế được thải vào môi trường, do đó hai chủ thể này có mối quan hệ phụ thuộc 
lẫn nhau. Và cũng vì thế, cách thức quản lý kinh tế sẽ có tác động lên môi trường và ngược lại, 
môi trường ảnh hưởng lên sức khỏe và các thức vận hành kinh tế (Dawn, 2007). 
Một trong những luận điểm về kinh tế tác động của kinh tế lên môi trường được Harman Daly đưa 
ra trong cuốn sách đầu tiên của mình về Kinh tế bền vững (Steady-state of Economics, 1978). 
Trong đó, Daly cho rằng “vừa đủ là điều tốt nhất”, điều này giải thích cho vấn đề phát triển kinh tế 
đang làm suy thoái môi trường và ảnh hưởng đến công bằng xã hội. Ông cho rằng, kinh tế chỉ là 
một phần của môi trường mà môi trường lại có giới hạn. Do đó luận điểm về một nền kinh tế bền 
vững của ông đó là một nền kinh tế có thể tối đa hóa giữa vấn đề dân số (tiêu thụ) và hoạt động 
kinh tế (sản xuất) để có thể đạt được sự bền vững. Những luận điểm của Daly có sự tương đồng 
với các khái niệm về phát triển bền vững ngày nay (Harman, 1978). 
Kinh tế là một tập hợp những sắp xếp xã hội, luật pháp và kỹ thuật công nghệ mà qua đó, từng cá 
nhân tìm cách để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của chính họ. Hai hàm số kinh tế cơ bản 
là sản xuất và tiêu thụ. Hàm sản xuất xem xét tất cả những hoạt động mà có liên quan đến số 
lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra bởi các công cụ kỹ thuật và quản lý. Hàm tiêu thụ quan tâm 
đến cách phân phối hàng hoá dịch vụ giữa các thành viên và các nhóm cộng đồng trong xã hội. 
Nhưng bất cứ một nềnkinh tế nào cũng tồn tại giữa một thế giới tự nhiên. Những quá trình và các 
biến đổi của nền kinh tế phải phục tùng các quy luật của tự nhiên. Hơn thế, kinh tế sử dụng trực 
tiếp các tài nguyên của tự nhiên. Thế giới tự nhiên cung cấp nguồn nguyên liệu thô và năng lượng 
mà nếu không có chúng thì không thể thực hiện quá trình sản xuất. Như vậy, hoạt động kinh tế 
)Bài giảng Kinh tế Tài nguyên & Môi trường (Lưu hành nội bộ) 
Ths Vũ Thị Hồng Thủy & ThS. Hoàng Bảo Phú – BM. QLMT – K.MT&TN – ĐH Nông Lâm TPHCM 
3
làm cho môi trường có một chức năng hệ thống là cung cấp tài nguyên tự nhiên. Ngược lại, sản 
xuất và tiêu dùng sẽ tạo ra chất thải, và sớm hay muộn thì lượng chất thải này cũng quay trở lại 
với môi trường tự nhiên. Tùy thuộc vào cách thức quản lý, chất thải sẽ gây ô nhiễm và làm môi 
trường xuống cấp. Mối quan hệ cơ bản này giữa kinh tế và môi trường có thể được minh hoạ như 
sau (xem hình 1.1) 
H.1.1 – MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN GIỮA KINH TẾ & MÔI TRƯỜNG 
Ở đây, mối liên hệ (1) thể hiện nguồn nguyên vật liệu đi từ tự nhiên vào hoạt động kinh tế sản xuất 
và tiêu dùng. Khoa học nghiên cứu bản chất của tự nhiên khi nó đóng vai trò cung cấp nguyên liệu 
thô là kinh tế học tài nguyên (chương 2). Mối liên hệ (2) cho thấy tác động của các hoạt động 
kinh tế lên chất lượng của môi trường tự nhiên. Khoa học nghiên cứu dòng chất thải và những tác 
động hệ quả của nó đối với thế giới tự nhiên là kinh tế học môi trường. Đối với môn học này, 
chúng ta xem xét đến những tác động lên chất lượng môi trường từ hoạt động sống của con người, 
trong đó mục tiêu chính là kiểm soát ô nhiễm. 
Tác động từ các hoạt động kinh tế lên môi trường tự nhiên được tính toán dựa trên mô hình cân 
bằng vật chất. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau về cân bằng vật chất tùy thuộc vào mô 
hittnh kinh tế xã hội lựa chọn. Với quan điểm cân bằng vật chất, lượng chất thải phát sinh và khả 
năng tái sinh, tái sử dụng chúng được đánh giá khác nhau. Do đó, tác động lên môi trường từ hoạt 
động kinh tế xã hội cũng được nhận thức ở những mức độ khác nhau. 
 Theo quan niệm kinh tế cổ điển (classical economics): nền kinh tế của một quốc gia được 
xem là khép kín, không có chính quyền, tất cả thu nhập đều được chi tiêu chứ không để 
dành, không có mậu dịch quốc tế. Theo quan điểm này, nền kinh tế sau khi hoạt động 
không hề sản sinh chất thải hoặc chất thải là khái niệm không được quan tâm. Mối tương 
tác qua lại giữa kinh tế và môi trường theo mô hình cân bằng vật chất được biểu diễn dưới 
đây: 
)Bài giảng Kinh tế Tài nguyên & Môi trường (Lưu hành nội bộ) 
Ths Vũ Thị Hồng Thủy & ThS. Hoàng Bảo Phú – BM. QLMT – K.MT&TN – ĐH Nông Lâm TPHCM 
4
Nền kinh tế theo quan niệm cổ điển 
Trong khi sự xuất hiện gần đây của kinh tế tài nguyên & môi trường được xem như là một nhánh 
của kinh tế, thì sự quan tâm đối với bản chất của các vấn đề liên quan đến tài nguyên và môi 
trường đã xuất hiện trước đó rất lâu. Cụ thể nhóm quan điểm kinh tế cổ điển với nhiều tài liệu 
được viết từ thế kỷ 18 và thế kỷ 19 trong giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra (ít 
nhất là ở Châu Âu và Bắc Mỹ) và giai đoạn này sản lượng nông nghiệp tăng lên một cách nhanh 
chóng. Điều này đã làm xuất hiện những cuộc tranh cãi về kinh tế - chính trị liên quan đến việc 
sắp xếp tổ chức cho phù hợp với sự phát triển của của thương mại. Các học thuyết về kinh tế cổ 
điển với đại diện gồm Adam Smith, David Ricardo, Thomas Malthus, John Stuart Mill v.v. 
Adam Smith (1723 – 1790) là người đầu tiên hệ thống hóa các luận điểm đối với tầm quan trọng 
của các thị trường trong việc phân bổ tài nguyên, mặc dù ông chú trọng vào “các tác động của thị 
trường” và tác phẩm chính của ông là “Điều tra về bản chất và nguyên nhân sự thịnh vượng của 
các quốc gia” (1976). Trong đó ông có đề cập đến vai trò của những “bàn tay vô hình”: 
“Bàn tay vô hình” (phép ẩn dụ) có nghĩa là ở trong nền kinh tế thị trường các cá nhân tham gia 
đều muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình, và việc ai cũng muốn thế vô hình chung đã thúc đẩy sự 
phát triển và cũng cố lợi ích của cộng đồng. Theo Adam Smith, chính quyền mỗi quốc gia không 
cần can thiệp vào cá nhân và doanh nghiệp mà cứ để nó tự do hoạt động kinh doanh, và “Sự giàu 
có của mỗi quốc gia đạt được không phải là do những quy định chặt chẽ của nhà nước mà là bởi 
tự do kinh doanh”. 
Tin tưởng vào sự hiệu quả của cơ chế thị trường là nguyên tắc tổ chức cơ bản của các quy định 
chính sách về kinh tế hiện đại, bao gồm cả kinh tế tài nguyên và môi trường. Vấn đề nổi bật nhất 
của kinh tế cổ điển ở đây là câu hỏi về việc xác định các tiêu chuẩn sống và phát triển kinh tế. Mà 
ở đó, tài nguyên thiên nhiên được xem là đối tượng quan trọng để xác định mức độ giàu có của 
một quốc gia và sự phát triển của nó. Ví dụ như đất đai, thường được xem là tài nguyên thiên 
nhiên, được xem là có giới hạn, và khi giả định rằng đất đai là đầu vào cần thiết của một quá trình 
sản xuất và có suất sinh lợi giảm dần, thì những nhà kinh tế cổ điển cho rằng, quá trình phát triển 
kinh tế & mức sống được dự báo là rất ảm đạm. 
Thomas Malthus (1766 – 1834) có cùng quan điểm với Adam Smith. Theo Thomas với một diện 
)Bài giảng Kinh tế Tài nguyên & Môi trường (Lưu hành nội bộ) 
Ths Vũ Thị Hồng Thủy & ThS. Hoàng Bảo Phú – BM. QLMT – K.MT&TN – ĐH Nông Lâm TPHCM 
5
tích dất không đổi, nếu giả định rằng với xu hướng tăng dân số & trong khi sản xuất nông nghiệp 
giảm, cho thấy xu hướng giảm sản lượng trên từng cá nhân trong suốt quá trình phát triển. Và vì 
thế, xu hướng lâu dài của tiêu chuẩn sống của phần lớn mọi người sẽ bị giảm xuống đến một mức 
sinh hoạt nhất định. Tại mức lương tương ứng với mức sinh hoạt trên, thì tiêu chuẩn sống đủ đảm 
bảo để người dân tái sản xuất sức lao động, và khi đó nền kinh tế sẽ được duy trì ổn định với một 
quy mô dân số không đổi, và mức sống, tiêu chuẩn sống không đổi. 
Đồng quan điểm với hai nhà kinh tế trên, David Ricardo (1772 – 1823) đã đề cập trong tác phẩm 
của mình về “Nguyên lý của Kinh tế Chính trị và Thuế (1817)”. Trong đó Ricardo cho rằng, kinh 
tế phát triển sẽ tiếp tục mà theo đó “giá trị thặng dư” sẽ tăng lên một cách phù hợp dưới dạng thuê 
mướn, hoàn trả cho đất đai sử dụng, và tiếp tục phát triển để hướng đến giai đoạn ổn định kinh tế 
trong học thuyết của Malthus (Perman, 2003). 
John Stuart Mill (1806 – 1873) tiếp tục với ý tưởng suất sinh lợi giảm dần, nhưng ông nhận ra ảnh 
hưởng đối nghịch của sự phát triển của tri thức và những tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp và 
trong sản xuất ngày càng phổ biến hơn và năng suất bình quân đầu người tăng lên liên tục. Mill đã 
có cái nhìn khác về vai trò của tài nguyên thiên nhiên, nó không chỉ sử dụng cho sản xuất nông 
nghiệp và khai thác, nó còn là nguồn gốc của giá trị tiện nghi và nó sẽ quan trọng hơn khi mà điều 
kiện vật chất được cải thiện. 
 Quan niệm nền kinh tế mở : 
Nền kinh tế được xem như một hệ thống mở thu hút vật chất và năng lượng từ môi trường, và cuối 
cùng đưa trở lại một lượng chất thải tương đương vào môi trường. Nhưng, đến một lúc nào đó, 
lượng chất thải trở nên quá tải và phát tán bừa bãi nên tạo ra ô nhiễm, chi phí để xử lý ô nhiễm này 
gọi là chi phí ngoại ứng. 
Với : I : nguyên liệu thô và năng lượng WP : phần chất thải được vứt bỏ 
 IS : nguyên liệu đã qua xử lý WPR : phần chất thải sau xử lý hay tái sinh 
 IR/T : ngliệu cho quá trình tái sinh Q : sản lượng cuối cùng 
Mô hình thể hiện cân bằng chất lượng theo quan điểm nền kinh tế mở được biểu diễn dưới đây: 
Nền kinh tế theo quan điểm mở cửa 
)Bài giảng Kinh tế Tài nguyên & Môi trường (Lưu hành nội bộ) 
Ths Vũ Thị Hồng Thủy & ThS. Hoàng Bảo Phú – BM. QLMT – K.MT&TN – ĐH Nông Lâm TPHCM 
6
Theo sơ đồ trên, không có một loại nguyên liệu nào đưa vào sản xuất có thể đạt hiệu suất sử dụng 
100%. Phần không sử dụng được sẽ được thải ra ngoài tự nhiên hay đi vào một quy trình sản xuất 
khác tùy theo từng trường hợp cụ thể. Ngay cả ở quá trình tái sinh, hiệu suất sử dụng nguyên liệu 
cũng không đạt đến mức 100%. Theo quan điểm cân bằng vật chất, chúng ta dễ dàng nhận thấy 
rằng phương thức quản lý kinh tế sẽ tác động đến môi trường chung quanh, và ngược lại tính chất 
của môi trường cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh tế. 
1.3 Tăng trưởng kinh tế & phát triển bền vững 
1.3.1 Khái niệm 
Bên cạnh tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững là cách phát triển hợp lý nhất đối với tất cả mọi 
quốc gia, mọi dân tộc , bởi vì : phát triển bền vững là phát triển để thoả mãn những nhu cầu hiện 
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ mai sau (theo Ủy Ban 
Thế giới về Môi trường và Phát triển – WCED, 1987). Nói một cách khác, phát triển kinh tế để cải 
thiện chất lượng cuộc sống của con người phải đảm bảo sự hoà hợp và không làm ảnh hưởng đến 
thế giới tự nhiên. 
Mô hình phát triển bền vững được phân tích dựa vào 3 yếu tố: môi trường, kinh tế và xã hội và sự 
phát triển bền vững chỉ đạt được khi đạt được sự bền vững dồng thời của ba yếu tố trên. Trong đó: 
• Hệ thống kinh tế bền vững: phải có khả năng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ một cách liên 
tục để duy trì sự kiểm soát của chính phủ và nợ bên ngoài; và tránh sự mất cân đối tiêu cực 
có thể ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp hoặc công nghiệp; 
• Hệ thống môi trường bền vững: phải duy trì được nguồn tài nguyên ổn định, và tránh sự 
khai thác quá mức nguồn tài nguyên tái tạo hoặc hủy hoại chức năng môi trường và suy 
giảm nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Điều này bao gồm việc duy trì đa dạng sinh học, 
sự ổn định của khí quyển, và các chức năng khác của hệ sinh thái; 
• Hệ thống xã hội bền vững: phải có sự phân phối công bằng; cung cấp các dịch vụ xã hội 
phù hợp như chăm sóc y tế, giáo dục, công bằng giới, nền chính trị minh bạch và có sự 
tham gia của mọi người. 
1.3.2 Phân loại 
Tư bản tự nhiên và phát triển bền vững 
Các hàng hóa và dịch vụ sinh thái ngày nay được xem như tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên, hoặc 
nói một cách chung hơn là “tư bản/nguồn vốn tự nhiên” (natural capital). Daly (1994) mô tả “tư 
bản tự nhiên” như là nguồn dự trữ có thể mang lại dòng tài nguyên thiên nhiên, ví dụ như sản 
lượng cá trong đại dương sẽ tạo ra lượng cá được đánh bắt để cung cấp cho thị trường, và rừng sẽ 
cung cấp dòng gỗ, và dầu mỏ trong lòng đất sẽ tạo ra dòng dầu thô. 
Ngoài ra, các khái niệm về chi phí cơ hội trong kinh tế được áp dụng như nhau đối với hàng hóa 
sinh thái và hàng hóa kinh tế bởi vì sinh quyển với một môi trường sống và hệ thống hỗ t ... u có liên quan đến việc mua bán bất động sản 
thường được thống kê sẵn, có liên quan đến các nguồn số liệu thứ cấp khác, tạo nguồn thông 
tin bổ sung cho việc phân tích các yếu tố tác động thực hiện dễ dàng hơn. 
- Phương pháp này rất linh hoạt, có thể áp dụng để xác định những tương tác giữa giá cả thị 
trường và chất lượng môi trường. 
- Tuy nhiên, phạm vi các lợi ích môi trường có tể ước lượng thường chỉ giới hạn trong những 
Chất lượng môi trường 
Giá trị tài sản($) 
E2 E1 
H.4.1 – MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA GIÁ TRỊ TÀI SẢN & CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 
P2 
P1 
ѧ툀
Bài giảng Kinh tế Tài nguyên & Môi trường (Lưu hành nội bộ) 
Ths Vũ Thị Hồng Thủy & ThS. Hoàng Bảo Phú – BM. QLMT – K.MT&TN – ĐH Nông Lâm TPHCM 
13 
yếu tố có liên quan đến giá nhà. 
- Phương pháp này xem xét sự chênh lệch giá sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho các lợi ích 
môi trường và các hệ quả trực tiếp của nó. Do đó, nếu người tiêu dùng không nhận thức được 
mối quan hệ giữa đặc tính môi trường và lợi ích mang lại từ các đặc trưng đó thì giá trị môi 
trường không được phản ánh đầy đủ trong giá bất động sản. 
- Giá trị bất động sản có thể chịu tác động từ nhiều yếu tố kinh tế – xã hội khác (như thuế, lãi 
suất, ), ngoài sự thay đổi chất lượng môi trường. Khó khăn này có thể dẫn đến kết quả ước 
lượng không chính xác. 
- Phương pháp này tương đối phức tạp khi thực hiện và diễn đạt, đòi hỏi trình độ xử lý số liệu 
thống kê cao. 
- Kết quả phụ thuộc đáng kể vào việc xác định mô hình tương quan giữa các yếu tố. 
- Thời gian và chi phí thực hiện phụ thuộc vào nguồn số liệu thứ cấp sẵn có. 
• Phương pháp chi phí lữ hành (Travel Cost Method- TCM) 
TCM được sử dụng để để ước lượng giá trị kinh tế (lợi ích hay chi phí)của hệ sinh thái hay các 
khu vui chơi giải trí, khu du lịch từ việc : 
- Thay đổi phí vào cổng 
- Các mặt hạn chế của khu vực đang khảo sát 
- Xây dựng thêm khu du lịch khác 
- Thay đổi chất lượng môi trường đối với khu vực hiện hữu 
* Kỹ thuật áp dụng TCM 
Các yếu tố chính được khảo sát trong TCM là số lần du lịch và chi phí phải trả của từng du khách 
để thực hiện chuyến du lịch đến vị trí khảo sát. Ứng với mỗi mức chi phí (bao gồm cả chi phí cơ 
hội cho chuyến đi) khác nhau, du khách sẽ lựa chọn số lần du lịch trong năm (hoặc trong một 
khoảng thời gian hữu hạn ) khác nhau. Đây là cơ sở để ước lượng mức sẵn lòng chi trả (WTP) của 
du khách đối với một loại hàng hoá trên thị trường dựa trên lượng cầu ở mỗi mức giá khác nhau. 
Bình quân những người sống càng xa khu vực khảo sát càng ít đến khu du lịch này bởi vì chi phí 
TC($) 
N* 
P* 
D 
Số lần du lịch (N) 
H.4.2 – XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SINH THÁI BẰNG TCM 
CS 
Giá vé vào cổng 
0 
ѩ䭀
Bài giảng Kinh tế Tài nguyên & Môi trường (Lưu hành nội bộ) 
Ths Vũ Thị Hồng Thủy & ThS. Hoàng Bảo Phú – BM. QLMT – K.MT&TN – ĐH Nông Lâm TPHCM 
14 
thực tế cho chuyến đi cao hơn. Số lần du lịch bình quân tính cho từng khu vực xuất phát có 
khoảng cách đến vị trí du lịch là khác nhau và mức chi phí tương ứng với mỗi khu vực được dùng 
để xây dựng đường cầu tổng quát cho số lần đến du lịch và cho các dịch vụ phục vụ tại chỗ. Dựa 
trên đường cầu tổng quát này, ước lượng mức sẵn lòng chi trả của du khách, kể cả trường hợp họ 
có trả phí vào cổng hay không. Giá trị môi trường sinh thái của khu du lịch là phần giá trị thặng 
dư của du khách (CS) đang tham quan tại đó. 
Có nhiều cách tiếp cận vấn đề khi áp dụng TCM để ước lượng giá trị tài nguyên sinh thái bằng 
cách sử dụng các mức phí du lịch khác nhau: 
- Phương pháp chi phí lữ hành tính theo từng khu vực, là phương pháp đơn giản nhất, sử dụng 
chủ yếu là số liệu thống kê hoặc một số ít số liệu điều tra từng cá nhân du khách. 
- Phương pháp chi phí lữ hành tính cho mỗi cá nhân, số liệu thu thập chi tiết từ những cuộc 
phỏng vấn cá nhân du khách. 
- Phương pháp hiệu dụng ngẫu nhiên (Random Utility Approach), với kỹ thuật xử lý số liệu 
phức tạp nhất, sử dụng số liệu điều tra thực địa và các nguồn số liệu khác. 
* Một số ưu nhược điểm của TCM 
- TCM là phương pháp xác định giá trị tài nguyên sinh thái có độ tin cậy cao vì mô hình khảo 
sát được xây dựng trên cơ sở các kỹ thuật kinh tế tiêu chuẩn khi đo lường giá trị các yếu tố liên 
quan. 
- Sử dụng thông tin từ hiện trạng thực tế chứ không phải từ các bối cảnh giả định. 
- Đặt cơ sở trên những giả thiết đơn giản nhưng vững chắc là giá trị du lịch phản ánh giá trị giải 
trí của khu vực khảo sát. 
- TCM được ứng dụng rộng rãi vì nó không đòi hỏi quá nhiều chi phí thực hiện. 
- Có thể tiến hành khảo sát thực địa với quy mô lớn khi du khách quan tâm đến vấn đề nghiên 
cứu. 
- Kết quả dễ diễn đạt và giải thích. 
Tuy nhiên, TCM cũng có một số các nhược điểm như sau: 
- Khi xây dựng mô hình đường cầu, giả định rằng du khách chỉ đến một mục tiêu duy nhất hoặc 
chi phí cho chuyến đi chỉ nhằm một mục đích là đến tham quan khu vực đang được khảo sát. 
Trên thực tế, du khách thường ít đến một nơi nào chỉ vì một mục đích duy nhất, do đó giá trị 
của khu du lịch đang khảo sát có thể được ước lượng lớn hơn giá trị thực tế của nó. 
- Việc xác định và ước lượng chi phí cơ hội cho chuyến đi là rất phức tạp, thường dựa vào chi 
phí thiệt hại từ thu nhập do thời gian dành cho chuyến đi, vì khoảng thời gian này có thể được 
sử dụng vào một số mục đích khác cũng có chi phí cơ hội (thăm viếng thân nhân, bạn bè trong 
khu vực du lịch, kết hợp công tác), hoặc chi phí cơ hội trong một số trường hợp không thể 
xác định chính xác (có thể ước lượng thấp hơn hay cao hơn giá trị thực). Nếu không được phân 
bổ hợp lý, chắc chắn sai lệch này sẽ dẫn đến việc làm giảm (hoâc tăng) giá trị khu du lịch. 
- Xu hướng thích đi du lịch gần nhà của du khách đã làm chi phí cho chuyến đi giảm xuống, kéo 
theo giá trị sinh thái môi trường khu du lịch cũng bị giảm đi so với giá trị thực của nó. 
- Việc phỏng vấn lấy ý kiến du khách có thể dẫn đến sự bỏ sót những giá trị sinh thái môi 
trường không sử dụng của khu du lịch, vì du khách thường chỉ cảm nhận và tập trung vào 
những giá trị sử dụng, đó là mục đích của chuyến đi. 
- Những sai sót khác về mặt thống kê có thể có khi xử lý dữ liệu. 
ѧ퉐
Bài giảng Kinh tế Tài nguyên & Môi trường (Lưu hành nội bộ) 
Ths Vũ Thị Hồng Thủy & ThS. Hoàng Bảo Phú – BM. QLMT – K.MT&TN – ĐH Nông Lâm TPHCM 
15 
• Phương pháp chuyển dịch lợi ích (Benefit Transfer Method-BTM) 
BTM được sử dụng để xác định giá trị môi trường sinh thái bằng cách chuyển những thông tin sẵn 
về giá trị môi trường có từ những nghiên cứu đã được thực hiện sang khu vực đang khảo sát. Do 
vậy, phương pháp này thường được sử dụng khi một vị trí cần khảo sát đòi hỏi chi phí quá lớn để 
thực hiện nghiên cứu và đánhgiá giá trị tài nguyên môi trường, hoặc nhóm nghiên cứu có quá ít 
thời gian để thực hiện nhữngnghiênc ứu cơ bản. Điếu đáng lưu ý là độ chính xác trong những ước 
lượng này tùy thuộc vào độ chính xác của những nghiên cứu ban đầu. 
* Một số ưu nhược điểm của B TM 
- Chi phí nghiên cưú thấp hơn và thời gian thực hiện nhanh hơn các phương pháp phải điều tra 
khảo sát tại hiện trường. 
- Có thể sử dụng phương pháp này như một công cụ kỹ thuật để sàng lọc, lựa chọn khi có nhiều 
nghiên cúu định giá căn bản được thực hiện. 
- Có thể ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi để xác định tổng giá trị của khu vực khảo sát. Càng 
có nhiều khu vực tương đương, sai lệch trong khi ước lượng càng giảm đi. 
- Tuy nhiên, ước luợng bằng phương pháp này có thể gây sai lệch trừ phi khu vực đã và đang 
được khảo sát có cùng vị trí địa lý, địa hình và những đặc tính khác của các cá nhân có liên 
quan. 
- Ý nghĩa về mặt chính sách sau khi xác định giá trị môi trường khu vực có thể vì thế mà giảm 
đi. 
- Những nghiên cứu tương đương đã được thực hiện thường không sẵn sàng và khó tham khảo 
được, báo cáo nghiên cứu thường không đầy đủ để có thể thực hiện các buớc điều chỉnh cần 
thiết. 
- Tính toán bằng ngoại suy đôi khi vượt qua khỏi khoảng biến động nhũng đặc tính của khu vực 
nghiên cứu ban đầu thường không được đề cập đến. 
- Các giá trị vừa xác định được có thể nhanh chóng bị lỗi thời, lạc hậu và không phù hợp nữa. 
4.2.2 Phân tích chi phí lợi ích dựa trên giá sẵn lòng trả ưóc định (Imputed WTP) 
Giá trị một số loại hàng hoá, tài nguyên môi trường có thể xác định bằng cách ước lượng mức sẵn 
lòng chi trả hoặc chi phí cho các hoạt động, dịch vụ mà chúng ta mong muốn để những tác động 
xấu không thể xảy ra nếu những hoạt động, dịch vụ này mất đi, hoặc thay thế những hoạt động, 
dịch vụ đã bị mất. Ví dụ, wetland thường có tác dụng ngăn ngừa lũ lụt. Như vậy, giá sẵn lòng trả 
để tránh những tổn thất từ lũ lụt đối với những khu vực tương đương có thể ước lượng bằng giá 
sẵn lòng trả cho các hoạt động phòng chống lũ lụt của khu wetland đó. 
• Phương pháp sử dụng chi phí thay thế, hạn chế tổn thất (Damage Cost Avoided, 
Replacement Cost and Substitute Cost Methods) 
Phương pháp này ước lượng giá trị môi trường dựa trên hoặc là chi phí để tránh những thiệt hại có 
liên quan đến những lợi ích do môi trường mang lại bị mất mát, chi phí thay thế tài sản môi trường 
hoặc chi phí để cung cấp các dịch vụ bổ sung. 
Phương pháp này đòi hỏi phải tiến hành một số bước thực hiện ban đầu tương tự nhau, đánh giá 
các công cụ giảm tổn thất môi trường cần được cung cấp dựa trên việc xác định các yếu tố môi 
trường có liên quan, cung cấp như thế nào, cho ai và mức độ cung cấp. Ví dụ, để hạn chế tổn thất 
từ lũ lụt, cần ước lượng khả năng phát sinh lũ, mức độ cũng như là các tác động tiềm tàng của lũ. 
Trên cơ sở đó, xây dựng những kế hoạch phòng chống lũ, chi phí này được xem là giá trị môi 
trường của những khu vực không có lũ đi qua. Do đó, bước kế tiếp là đánh giá các tổn thất vật 
ѩ䭀
Bài giảng Kinh tế Tài nguyên & Môi trường (Lưu hành nội bộ) 
Ths Vũ Thị Hồng Thủy & ThS. Hoàng Bảo Phú – BM. QLMT – K.MT&TN – ĐH Nông Lâm TPHCM 
16 
chất tiềm tàng, xảy ra hàng năm hoặc trong một khoảng thời gian nào đó. Cuối cùng là tính toán 
giá trị bằng tiền từ những tổn thất này hoặc chi phí bằng tiền để tránh những tổn thất đó. 
4.2.3 Điều tra thực địa (Field surveys) dựa trên giá sẵn lòng trả có mục đích 
(Expressed WTP) 
Nhiều loại tài nguyên môi trường không được mua bán, trao đổi trên thị trường và cũng không có 
mật thiết nào đối với các loại hàng hoá trên thị trường. Vì thế, người ta không thể thể hiện giá sẵn 
lòng trả cho chúng thông qua các hoạt động mua bán trên thị trường. Trong các trường hợp này, 
phải tiến hành điều tra thực địa để trực tiếp phỏng vấn ý kiến cộng đồng về mong muốn chi trả của 
họ đối với những tình huống được đặt ra và họ có thể lựa chọn cho mình những tình huống tốt 
nhất để có mức chi trả hợp lý. 
• Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM) 
CVM được dùng để xác định giá trị kinh tế của hệ sinh thái môi trường hay các tiện ích do môi 
trường mang lại. So với những phương pháp khác, CVM tuy phức tạp nhưng cho phép xác định 
những thay đổi đáng kể giá trị của các sản phẩm và dịch vụ môi trường một cách đáng tin cậy. 
CVM có thể áp dụng đối với cả hai loại giá trị sử dụng và phi sử dụng, nhưng phổ biến nhất là khi 
xác định giá định phi sử dụng của tài nguyên môi trường. 
Tương tự như TCM, CVM xác định giá trị tài nguyên môi trường bằng lợi ích kinh tế thể hiện qua 
thặng dư người tiêu dùng khi môi trường được cải thiện hoặc sự gia tăng các thiết bị /kỹ thuật hỗ 
trợ cải thiện môi trường dự định cung cấp. 
Kết quả của CVM bắt nguồn từ số liệu điều tra thực tế, lấy ý kiến từng cá nhân trong khu vực 
khảo sát, do đó không tránh khỏi có độ nhạy cảm cao do phụ thuộc vào ý nghĩ chủ quan của người 
được phỏng vấn và bối cảnh của cuộc phỏng vấn. 
* Một số ưu nhược điểm khi áp dụng CVM 
- CVM là một phương pháp vô cùng linh hoạt, có thể áp dụng để xác định giá trị kinh tế cho bất 
kỳ loại tài nguyên môi trường nào. Tuy nhiên, tốt nhất là áp dụng cho các loại hàng hoá và 
dịch vụ mà người sử dụng dễ xác định giá trị và được tiêu dùng theo từng đơn nguyên. 
- CVM dùng ước lượng tất cả các loại hình giá trị trong tổng giá trị kinh tế (TEV), bao gồm giá 
trị sử dụng, phi sử dụng, cũng như là giá trị tồn tại, thừa kế , và lựa chọn. 
- CVM là phương pháp được sử dụng phổ biến, có thể dùng để so sánh hiệu chỉnh kết quả 
nghiên cứu từ các phương pháp khác, tạo ra kết quả có giá trị và đáng tin cậy, những ưu nhược 
điểm của phương pháp dễ hiểu cho nên dễ khắc phục. 
- Tuy nhiên, một số trường hợp người được phỏng vấn không thể ước lượng các giá trị môi 
trường bằng tiền, do vậy các giá trị do họ cung cấp không bảo đảm chính xác và có thể phụ 
thuộc vào suy nghĩ, nhận thức chủ quan của chính họ. 
- Đôi khi, câu trả lời về giá trị môi trường từ người được phỏng vấn bao hàm cùng lúc nhiều loại 
giá trị, hoặc liên kết những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, làm cho vấn đề đang nghiên 
cứu dễ bị sai lệch. 
- Một số loại tài nguyên hoặc tiện ích môi trường rất khó xác định giá trị, hoặc vượt ra khỏi tầm 
nhận thức của người được phỏng vấn, đặc biệt tài nguyên có giá trị thụ động. 
- CVM là phương pháp đòi hỏi chi phí và thời gian thực hiện rất tốn kém, do vậy cần cân nhắc 
khi áp dụng vào thực tế. 
ѧ튠
Bài giảng Kinh tế Tài nguyên & Môi trường (Lưu hành nội bộ) 
Ths Vũ Thị Hồng Thủy & ThS. Hoàng Bảo Phú – BM. QLMT – K.MT&TN – ĐH Nông Lâm TPHCM 
17 
• Phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên (Contingent Choice Method) 
Tương tự như CVM, phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên cũng đưa ra những giả thiết cho người 
được phỏng vấn tham gia lựa chọn. Tuy nhiên, có một số khác biệt với CVM là phương pháp này 
không trực tiếp yêu cầu người được phỏng vấn phải xác định giá trị (lợi ích hoặc chi phí) bằng tiền 
các tài nguyên hoặc tiện tích môi trường. Nhóm nghiên cứu sẽ xác lập các mức giá giá khác nhau 
cho những mức chất lượng môi trường khác nhau và sử dụng làm giả thiết để lựa chọn. 
Vì phương pháp này có xem xét đến sự thay đổi giá khi thay đổi tính chất môi trường, nó trở nên 
đặc biệt thích hợp khi dùng để nghiên cứu xây dựng chính sách trong trường hợp một số các hoạt 
động có thể gây ra những tác động khác nhau lên tài nguyên và môi trường. 
ѩ䭀
Bài giảng Kinh tế Tài nguyên & Môi trường (Lưu hành nội bộ) 
Ths Vũ Thị Hồng Thủy & ThS. Hoàng Bảo Phú – BM. QLMT – K.MT&TN – ĐH Nông Lâm TPHCM 
18 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Vũ Thị Hồng Thủy (2012). Bài giảng Kinh tế Tài nguyên & Môi Trường; 
Dawn M. A., et al., (2007). Environmental Economics - Volume 1: The Essentials; 
European Investment Bank (2009). Environmental and Social Handbook; 
CEECEC (2010). Ecological Economics from Bottom-up; 
Stavins R., S., (2004). Environmental Economics – A discussion paper 2009-05 in Havard 
Environmental Program, April 2009. 
Taschini L., (2010). Environmental Economics and Modeling Marketable Permits. Center for 
Climate change Economics and Policy – Working paper No.34 & Grantham Research 
Institute on Climate change and the Environment – Working paper No.25; 
Perman R., et al., (2003). Natural Resources and Environmental Economics 3rd edition; 
Pearson Education, UK. 
Faucheux S.,. Principles of Sustainable Development – Volume 1 – Sustainable development of 
natural resource capital. EOLSS. 
Herman D., (1978). Steady-State of Economics. New York: W.H. Freeman & Company, 1978. 
Longman online dictionary 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_tai_nguyen_moi_truong.pdf