Giáo trình Kinh tế quốc tế

Nội dung nghiên cứu của môn kinh tế quốc tế sẽ xoay quanh những vấn đề

liên quan đến các quan hệ kinh tế quốc tế như:

o Nghiên cứu các hiện tượng, quá trình kinh tế diễn ra trong lĩnh vực trao đổi quốc

tế hàng hóa, dịch vụ, vốn,.

o Nghiên cứu xu hướng, đặc điểm phát triển và những nhân tố tác động đến phát

triển kinh tế thế giới và thị trường thế giới.

o Nghiên cứu những chính sách và biện pháp kinh tế của các chủ thể tham gia.

Nội dung cụ thể:

1. Những vấn đề chung về KTQT

2. Thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế

3. Đầu tư quốc tế

4. Cán cân thanh toán quốc tế và thị trường tiền tệ quốc tế-3-

5. Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế

Như vậy nội dung môn Kinh tế quốc tế nghiên cứu lý luận mối quan hệ kinh

tế giữa các quốc gia ở cả khía cạnh vi mô và vĩ mô.

pdf 86 trang kimcuc 9840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kinh tế quốc tế

Giáo trình Kinh tế quốc tế
-0- 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ) 
Người biên soạn: ThS. Nguyễn Hoàng Ngân 
Lưu hành nội bộ - Năm 2015 
 -1- 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN 
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương 
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 
BOT : Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao 
BTO : Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh 
BT : Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao 
CEPT : Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung 
CPCH : Chi phí cơ hội 
EU : Liên minh Châu Âu 
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài 
FTA : Khu vực mậu dịch tự do 
H-O : Lý thuyết Heckscher – Ohlin 
IBRD : Ngân hàng tái thiết và phát triển 
ICSID : Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế 
IDA : Hiệp hội phát triển quốc tế 
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế 
IFC : Công ty tài chính quốc tế 
ISO : Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế 
KTQT : Kinh tế quốc tế 
M&A : Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập 
MFN : Nguyên tắc tối huệ quốc 
MIGA : Cơ quan bảo đảm đầu tư đa phương 
NSLĐ : Năng suất lao động 
NT : Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia 
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 
PPF : Đường giới hạn khả năng sản xuất 
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức 
QG : Quốc gia 
WB : Ngân hàng thế giới 
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới 
-2- 
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ 
1.1. Đối tượng và nội dung môn học kinh tế quốc tế 
1.1.1. Khái niệm kinh tế quốc tế 
 Kinh tế quốc tế là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề phân phối và 
sử dụng các nguồn lực, tài nguyên giữa các nền kinh tế của các nước, các khu vực 
thông qua con đường mậu dịch, hợp tác với nhau nhằm đạt được sự cân đối cung 
cầu về hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ trong phạm vi mỗi nước và trên tổng thể nền kinh 
tế toàn cầu. 
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của môn học kinh tế quốc tế 
Đối tượng nghiên cứu của môn học kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế 
giữa các quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia 
được biểu hiện cụ thể qua việc di chuyển nguồn lực giữa các quốc gia thông qua 
trao đổi quốc tế, hướng tới cân đối cung cầu các nguồn lực này trong nền kinh tế thế 
giới. Các nguồn lực trong nền kinh tế thế giới tồn tại dưới dạng hàng hóa, dịch vụ, 
vốn, sức lao động, khoa học công nghệ, Quá trình trao đổi quốc tế các nguồn lực, 
tạo nên sự phụ thuộc về kinh tế giữa các quốc gia và sự ràng buộc về lợi ích giữa 
các chủ thể kinh tế. Để đảm bảo lợi ích của mình, các chủ thể kinh tế phải nghiên 
cứu qui luật vận động của các dòng chảy nguồn lực giữa các quốc gia, tìm hiểu các 
chính sách tác động đến các dòng chảy, từ đó đưa ra biện pháp để điều chỉnh quá 
trình trao đổi nhằm đạt tới mục tiêu đã được xác định. 
1.1.3. Nội dung nghiên cứu môn học kinh tế quốc tế 
Nội dung nghiên cứu của môn kinh tế quốc tế sẽ xoay quanh những vấn đề 
liên quan đến các quan hệ kinh tế quốc tế như: 
o Nghiên cứu các hiện tượng, quá trình kinh tế diễn ra trong lĩnh vực trao đổi quốc 
tế hàng hóa, dịch vụ, vốn,... 
o Nghiên cứu xu hướng, đặc điểm phát triển và những nhân tố tác động đến phát 
triển kinh tế thế giới và thị trường thế giới. 
o Nghiên cứu những chính sách và biện pháp kinh tế của các chủ thể tham gia. 
Nội dung cụ thể: 
1. Những vấn đề chung về KTQT 
2. Thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế 
3. Đầu tư quốc tế 
4. Cán cân thanh toán quốc tế và thị trường tiền tệ quốc tế 
 -3-
5. Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế 
Như vậy nội dung môn Kinh tế quốc tế nghiên cứu lý luận mối quan hệ kinh 
tế giữa các quốc gia ở cả khía cạnh vi mô và vĩ mô. 
1.2. Các hình thức kinh tế quốc tế 
1.2.1. Thương mại quốc tế 
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, 
thông qua mua bán và trao đổi, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo quy tắc trao đổi 
ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. 
Hoạt động thương mại ra đời sớm nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế và 
ngày nay nó vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Sở dĩ thương 
mại quốc tế có vai trò quan trọng như vậy bởi vì kết quả của các quan hệ kinh tế 
quốc tế khác cuối cùng được thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế và quan hệ 
hàng hóa - tiền tệ vẫn là quan hệ phổ biến nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế. 
1.2.2. Đầu tư quốc tế 
Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được 
di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án 
đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia. 
Vốn đầu tư quốc tế có hai dòng chính: đầu tư của tư nhân và hỗ trợ phát triển 
chính thức của các chính phủ, các tổ chức quốc tế. 
- Đầu tư của tư nhân: Đầu tư của tư nhân được thực hiện dưới hai hình thức: 
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài 
+ Đầu tư gián tiếp 
- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 
1.2.3. Trao đổi quốc tế về khoa học và công nghệ 
Trao đổi quốc tế về khoa học công nghệ là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế, 
qua đó sản phẩm khoa học công nghệ của một quốc gia được trao đổi với quốc gia 
khác nhằm đạt tới lợi ích cao hơn mỗi bên. 
1.2.4. Trao đổi quốc tế về sức lao động 
Trao đổi quốc tế về sức lao động là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế, trong 
đó người lao động di chuyển từ nước này sang nước khác nhằm mục đích lao động 
kiếm sống. 
 -4-
Khi người lao động ra khỏi một nước gọi là người xuất cư, sức lao động của 
người đó gọi là sức lao động xuất khẩu. Khi người lao động đến một nước khác gọi 
là người nhập cư, sức lao động của người đó gọi là sức lao động nhập khẩu. 
1.2.5. Các dịch vụ thu ngoại tệ 
Các dịch vụ thu ngoại tệ bao gồm các hoạt động kinh tế quốc tế dưới dạng 
các dịch vụ quốc tế như du lịch quốc tế, giao thông vận tải quốc tế, thông tin liên lạc 
quốc tế, bảo hiểm quốc tế, thanh toán và tín dụng quốc tế, 
Yếu tố quốc tế ở đây thể hiện ở phạm vi hoạt động hoặc chủ thể sản xuất và 
đối tượng tiêu dùng thuộc các quốc tịch khác nhau. Để thuận tiện, người ta quy ước 
tính quốc tế của các dịch vụ này đồng nhất với hình thức thanh toán là việc thu 
ngoại tệ. Các dịch vụ thu ngoại tệ có quy mô ngày càng lớn, nội dung ngày càng 
phong phú và hình thức ngày càng trở nên đa dạng. 
1.3. Xu thế phát triển kinh tế thế giới 
1.3.1. Xu thế chuyển dịch từ kinh tế vật chất sang kinh tế tri thức 
1.3.1.1. Kinh tế vật chất và kinh tế tri thức 
a. Kinh tế vật chất 
 Kinh tế vật chất là nền kinh tế dựa trên cơ sở khai thác, sản xuất, phân phối và 
sử dụng những tài nguyên hữu hình và hữu hạn. 
b. Kinh tế tri thức 
 “Kinh tế tri thức là nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối 
và sử dụng tri thức, thông tin” ( báo cáo “nền kinh tế lấy cơ sở là tri thức” của tổ 
chức hợp tác và phát triển kinh tế - Organization of Economic Co-operation and 
Development- OECD) 
 Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay xu thế phát 
triển kinh tế tri thức diễn ra nhanh. 
 Nền kinh tế thế giới tất yếu phải phát triển theo hướng kinh tế tri thức, có như 
vậy mới khắc phục được hạn chế của kinh tế vật chất và đảm bảo sự phát triển lâu 
dài của xã hội loài người và đây cũng chính là một trong những xu thế phát triển 
kinh tế thế giới hiện nay. 
1.3.1.2. Biểu hiện của xu thế phát triển kinh tế tri thức 
* Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch từ kinh tế vật chất sang kinh tế dịch vụ 
 Đối với các nước phát triển, xuất hiện xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản 
xuất vật chất sang kinh tế dịch vụ. Tỷ trọng thu nhập từ kinh tế dịch vụ trong GDP 
 -5-
đã vượt trội so với thu nhập từ sản xuất vật chất và thu hút nguồn lao động lớn của 
xã hội. Xu thế này xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX, gắn liền với những 
điều kiện của nền kinh tế phát triển cao và chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng 
khoa học – kỹ thuật. 
 Đối với các nước đang phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng 
công nghiệp hóa, gia tăng sản xuất công nghiệp so với sản xuất nông nghiệp. Quá 
trình chuyển dịch này chịu ảnh hưởng rất lớn của xu thế toàn cầu hóa và sự tác động 
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại. Vì thế ở các nước 
đang phát triển xuất hiện khả năng và điều kiện thực hiện đồng thời hai xu thế 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ các ngành sản xuất vật chất và chuyển dịch 
từ sản xuất vật chất sang kinh tế dịch vụ. 
 Đối với toàn cầu, cơ cấu kinh tế có sự thay đổi một cách cơ bản theo hướng tỷ 
trọng nông nghiệp giảm nhanh, tỷ trọng công nghiệp giảm chậm, tỷ trọng các ngành 
dịch vụ tăng nhanh trong GDP của thế giới. 
 Nông nghiệp và công nghiệp vẫn tăng trưởng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng 
của chúng trong GDP thì giảm xuống. Tỷ trọng các ngành dịch vụ và các ngành có 
hàm lượng khoa học cao tăng nhanh, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời và phát 
triển với tốc độ cao như: công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh 
học, 
* Cơ cấu đầu tư có sự thay đổi 
 Đầu tư cho công nghiệp khai khoáng và một số ngành công nghiệp truyền 
thống giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Tăng tỷ trọng đầu tư về khoa học – 
công nghệ và giáo dục – đào tạo là những ngành tạo ra sản phẩm tri thức, đáp ứng 
yêu cầu phát triển kinh tế tri thức. Các ngành công nghệ cao: tin học, thông tin, 
công nghệ sinh học, năng lượng và vật liệu mới, công nghệ vũ trụ,là trụ cột của 
nền kinh tế tri thức, được các nước đầu tư phát triển nhanh. Ở nhiều nước, ngành 
giáo dục được cải cách, thực hiện chế độ giáo dục suốt đời, đa dạng các hình thức 
giáo dục đào tạo nhằm giúp người lao động theo kịp đà tiến của khoa học – công 
nghệ hiện đại. 
 -6-
* Cơ cấu trao đổi trong thương mại quốc tế có sự thay đổi. 
 Nếu so sánh tổng trao đổi thương mại quốc tế: tỷ trọng trao đổi hàng hóa giảm, 
tỷ trọng trao đổi dịch vụ tăng. Nếu chỉ xem xét trao đổi hàng hóa hữu hình: tỷ trọng 
trao đổi nguyên liệu thô và nông sản giảm đáng kể, tỷ trọng trao đổi sản phẩm chế 
biến tăng nhanh; tỷ trọng trao đổi sản phẩm có hàm lượng lao động cao giảm nhiều, 
tỷ trọng traao đổi sản phẩm có hàm lượng vốn, tri thức cao tăng nhanh. 
1.3.1.3. Tác động của xu thế phát triển kinh tế tri thức 
a. Tác động tích cực 
 - Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động 
quốc tế ở các quốc gia đến trình độ cao, đưa lại sự tăng trưởng sản xuất và lưu 
thông quốc tế, làm chuyển biến cơ cấu kinh tế các nước theo hướng có hiệu quả. 
 - Làm tăng nhanh tỷ trọng các ngành kinh tế tri thức, các ngành dịch vụ, các 
ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ cao. 
 - Tạo điều kiện thuận lợi để truyền bá và chuyển giao ngày càng nhiều những 
thành tựu về khoa học – công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh 
doanh. Các nước có cơ hội đón nhận những thành tựu phát triển khoa học – công 
nghệ, khoa học kinh tế và quản lý của thế giới. 
 - Các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển có cơ hội tiếp cận những nguồn 
lực quan trọng và cần thiết như nguồn vốn, nguồn tri thức và những kinh nghiệm về 
quản lý kinh tế. Tạo điều kiện cho những nước này có khả năng phát triển, rút ngắn 
khoảng cách với các nước khác trên thế giới. 
b. Tác động tiêu cực 
 - Xu thế phát triển kinh tế tri thức có thể làm gia tăng rất lớn khoảng cách giàu 
nghèo. 
 - Xu thế này cũng có thể làm cho các nước đang phát triển trình độ công nghệ 
thấp có nguy cơ bị tụt hậu nếu không có chính sách phát triển khoa học – công nghệ 
hợp lý. 
1.3.2. Xu thế toàn cầu, khu vực hóa 
1.3.2.1. Quốc tế hóa và toàn cầu hóa 
 Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết về 
quá trình quốc tế hóa tư bản chủ nghĩa: “Quốc tế hóa kinh tế là sự phát triển kinh tế 
không chỉ trong một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới”. Thời kỳ này, nói 
 -7-
đến quốc tế hóa tức là quốc tế hóa kinh tế, bởi vì khi đó chỉ có kinh tế mang tính 
quốc tế còn các vấn đề khác chưa mang tính quốc tế. 
 “Toàn cầu hóa là quá trình hình thành thị trường thế giới thống nhất, hệ thống 
tài chính – tín dụng toàn cầu, mở rộng giao lưu kinh tế - khoa học – công nghệ giữa 
các nước và giải quyết các vấn đề về chính trị, xã hội trên phạm vi toàn thế giới”. 
 Quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên các lĩnh vực: kinh tế (nhất là thương mại, 
đầu tưu, tài chính,), khoa học – công nghệ, văn hóa, thông tin, bảo vệ môi trường 
và lĩnh vực chính trị (bao gồm cả ngoại giao và quân sự). Mức độ toàn cầu hóa các 
lĩnh vực trên không giống nhau, mạnh mẽ nhất là lĩnh vực kinh tế, chậm nhất là lĩnh 
vực chính trị. 
1.3.2.2. Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa kinh tế 
Quá trình quốc tế hoá diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao 
trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính, dịch vụthúc đẩy 
xu thế toàn cầu hoá phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Biểu hiện: 
 Trong lĩnh vực sản xuất: 
 Những thập kỷ gần đây, phân công lao động quốc tế phát triển nhanh và có 
những biểu hiện mới: 
 - Có sự thay đổi sâu sắc về cơ sở của phân công lao động quốc tế. 
 - Có sự thay đổi về cơ chế hình thành phân công lao động quốc tế. 
 Trong lĩnh vực đầu tư: 
- Những năm gần đây, đầu tư quốc tế trở thành trọng điểm mới cho sự tăng trưởng 
kinh tế. Hiện tượng đầu tư lẫn nhau giữa các nước công nghiệp phát triển, giữa 
các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển, giữa các nước 
đang phát triển với nhau ngày càng tăng. 
- Đầu tư trực tiếp 
- Đầu tư gián tiếp (thông qua thị trường chứng khoán) 
 Trong lĩnh vực thương mại: 
- Thương mại quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế 
thế giới. Sự đồng nhất thương mại quốc tế bằng sự ra đời hệ thống tiêu chuẩn 
của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization – ISO) trở 
thành tiêu chuẩn chung hàng hóa thương mại quốc tế. 
- Sự phát triển của các liên minh kinh tế 
 -8-
- Hình thành và phát triển thị trường thế giới bao gồm: thị trường hàng hóa, dịch 
vụ, vốn, tiền tệ, bất động sản, sức lao động, khoa học – công nghệ, thông 
tin,Quá trình toàn cầu hóa thúc đẩy tất cả các loại thị trường phát triển nhanh, 
đặc biệt là thị trường tiền tệ. 
- Vai trò ngày càng lớn của các hoạt động tài chính - tiền tệ, các công ty xuyên 
quốc gia, các tổ chức quốc tế 
1.3.2.3. Tác động của xu thế toàn cầu hóa 
a. Tác động tích cực 
 - Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao 
động quốc tế ở các quốc gia đến trình độ cao, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế các 
nước theo hướng hợp lý, có hiệu quả hơn. Các nước dễ dàng hơn trong việc tận 
dụng lợi thế của nhau để phát triển kinh tế của nước mình. 
 - Quá trình hình thành thị trường thế giới thống nhất cả về hàng hóa dịch vụ, 
vốn, sức lao động, khoa học – công nghệ.làm cho các nước rất thuận lợi trong 
việc bổ sung các nguồn lực từ nước ngoài, khắc phục những khó khăn bên trong. 
b. Tác động tiêu cực 
 - Làm trầm trọng hơn những bất công trong xã hội, làm gia tăng khoảng cách 
giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. 
 - Làm thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của Nhà nước dân tộc 
đến sự phát triển của quốc gia. 
 - Làm cho mọi mặt của đời sống con người trở nên kém an toàn hơn, từ an 
toàn kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, môi trường đến an toàn chính trị, an ninh; từ 
an toàn của từng con người, từng gia đình đến an toàn của quốc gia. 
 - Đặc biệt, đối ... ế lực 
thù địch và các loại tội phạm lợi dụng hội nhập quốc tế xâm phạm an ninh quốc gia và 
trật tự an toàn xã hội của đất nước; nâng cao hiệu quả quan hệ, hợp tác với các cơ quan 
an ninh, tình báo, cảnh sát các nước, hoàn thiện hành lang pháp lý, từng bước đưa các 
mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực. Tham gia tích cực các cơ 
chế hợp tác đa phương về đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, ngăn ngừa, 
giảm thiểu các mối đe dọa an ninh phi truyền thống; phát huy vai trò, trách nhiệm của 
Việt Nam tại các cơ chế hợp tác đa phương như Tổ chức Cảnh sát các nước ASEAN 
(ASEANPOL), Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (INTERPOL), Diễn đàn hợp tác phòng 
chống tội phạm xuyên quốc gia giữa các nước ASEAN, Diễn đàn an ninh khu vực 
(ARF), Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan an ninh các nước ASEAN 
(MACOSA)... 
4.5.2.6. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, dân tộc, giáo dục - đào tạo, 
khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác 
a) Rà soát các nội dung cam kết quốc tế của Việt Nam và tình hình triển khai thực hiện, 
phương hướng tham gia các cam kết quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục 
- đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế và các lĩnh vực khác để đề xuất lộ trình triển khai 
thực hiện. 
b) Lồng ghép các hoạt động hội nhập quốc tế vào quá trình xây dựng và triển khai các 
chiến lược, kế hoạch, đề án về phát triển văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục 
- đào tạo, lao động, y tế, thể thao..., nhằm tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, tiếp thu 
 -79- 
kiến thức, tinh hoa văn hóa nhân loại, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt 
Nam với bạn bè quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. 
c) Xây dựng và triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020, 
tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Tăng 
cường vai trò chủ động của Việt Nam tại các thể chế, diễn đàn đa phương về văn hóa 
(tham gia các công ước, các cơ quan của UNESCO, các hoạt động hợp tác trong khuôn 
khổ ASEAN, APEC, ASEM...). Nâng cao chất lượng, thành tích trong các hoạt động văn 
hóa, nghệ thuật, thể thao ở khu vực và thế giới, khai thác tối đa hiệu quả hợp tác du lịch 
song phương và đa phương phục vụ phát triển bền vững. Tiếp tục triển khai Chiến lược 
Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020. 
d) Xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 
2020, tầm nhìn đến năm 2030. 
đ) Triển khai Đề án đóng góp xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các mục tiêu của 
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN. 
e) Triển khai hiệu quả Đề án hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ đến năm 2020. 
g) Triển khai hiệu quả Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020, 
các hoạt động hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo trong khuôn khổ các tổ chức khu 
vực và quốc tế như Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục Á - Âu (ASEMME), Hội nghị cấp cao 
Đông Á (EAS), Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO)... 
h) Xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về công tác dân tộc đến năm 
2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế 
- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 
i) Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các cam kết trong khuôn khổ các tổ chức 
quốc tế chuyên ngành mà Việt Nam là thành viên, nhất là các tổ chức liên chính phủ và 
các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc. Tăng cường tham gia các cơ chế hợp tác giải 
quyết vấn đề môi trường, đề xuất các sáng kiến của Việt Nam nhằm đóng góp tích cực 
cho nỗ lực chung ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, rừng, nguồn nước, động 
vật, thực vật, phòng chống thiên tai.... 
k) Mở rộng quan hệ hợp tác nghiệp vụ, trao đổi thông tin với các hãng thông tấn, phát 
thanh truyền hình nước ngoài. Tăng cường tham dự các Hiệp hội, diễn đàn đa phương về 
truyền thông. Củng cố và tăng cường mạng lưới Cơ quan thường trú ở nước ngoài. 
l) Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, văn hóa, thông tin, tuyên 
truyền; đấu tranh có hiệu quả nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế về 
xã hội, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống. 
 -80- 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Liên kết kinh tế quốc tế là gì? Tại sao phải tiến hành liên kết kinh tế quốc tế? 
2. Trình bày các hình thức liên kết kinh tế quốc tế từ thấp nhất đến cao nhất ? Cho ví dụ 
minh họa. 
3. Nghiên cứu về lịch sử hình thành và sự phát triển của các tổ chức quốc tế đã nêu trong 
bài học. Phân tích vai trò, ảnh hưởng của các tổ chức ngày trong quá trình phát triển kinh 
tế của Việt Nam? 
BÀI TẬP 
Bài 1: Cho chi phí sản xuất sản phẩm A của 3 quốc gia trong bảng dưới đây: 
Quốc gia I II III 
Chi phí sản xuất 
(USD) 
14 10 6 
a/ Giả thiết quốc gia I đánh 1 thuế quan không phân biệt 100% lên sản phẩm A. Trong 
trường hợp này quốc gia I sẽ nhập khẩu sản phẩm A từ nước nào hay tự sản xuất 
trong nước? 
b/ Nếu bây giờ quốc gia I lập một liên minh thuế quan với quốc gia II. Liên minh thuế 
quan đó có tên là gì? Tại sao? 
Bài 2: Có số liệu cho trong bảng sau: 
Quốc gia I II III 
Chi phí sản xuất sản 
phẩm X (USD) 
8 10 6 
a/ Nếu quốc gia II đánh thuế quan không phân biệt 100% lên sản phẩm X nhập khẩu từ 
QG I và QG III. Trong trường hợp này quốc gia II sẽ nhập khẩu sản phẩm X từ QG 
I, QG III hay tự sản xuất trong nước? 
b/ Nếu bây giờ quốc gia II liên kết với quốc gia I trong một liên minh thuế quan. Giá 
cả sản phẩm X ở QG II sẽ là bao nhiêu và Liên minh thuế quan đó là loại gì? Vì 
sao? 
Bài 3: Có số liệu cho trong bảng sau: 
Quốc gia A B C 
Chi phí sản xuất sản 
phẩm X (USD) 
10 3 4 
Giả thiết quốc gia A là một nước nhỏ. 
 -81- 
a/ Nếu mậu dịch là tự do thì giá cả sản phẩm X ở quốc gia A sẽ là bao nhiêu? 
b/ Nếu quốc gia A đánh thuế quan không phân biệt 100% lên sản phẩm X nhập khẩu 
từ QG B và QG C. Giá cả sản phẩm X ở quốc gia A bây giờ là bao nhiêu? 
c/ Nếu bây giờ quốc gia A liên kết với quốc gia C trong một liên minh thuế quan. Liên 
minh thuế quan đó là loại gì? Vì sao? 
Bài 4: Cho giá cả 1 chai rượu vang của 4 nước như sau: 
Quốc gia Anh Pháp Đức Tây Ban Nha 
Prượu (EUR) 3 2,4 4 2 
a/ Nếu là mậu dịch tự do, giá rượu ở Đức sẽ là bao nhiêu? Nước nào xuất rượu? Nước 
nào nhập rượu? 
b/ Đức là nước chủ nhà đánh thuế quan không phân biệt 25% lên giá trị 1 chai rượu 
nhập khẩu. Giá rượu ở Đức là bao nhiêu, Đức nhập rượu từ nước nào hay tự sản 
xuất trong nước? 
c/ Nếu Đức liên kết với Tây Ban Nha trong một liên minh thuế quan, liên minh thuế 
quan này thuộc loại nào? Tại sao? 
Bài 5: 
Cho hàm cầu và hàm cung về sản phẩm X của Hy Lạp có dạng như sau: 
 QDX = 140– 30PX ; QSX = 20PX - 10 
 trong đó QDX, QSX là số lượng máy tính tính bằng 1 đơn vị; PX là giá sản phẩm X 
tính bằng EUR. Giả thiết Hy Lạp là 1 nước nhỏ về sản xuất máy tính. 
a/ Phân tích thị trường sản phẩm X ở Hy Lạp khi chưa có mậu dịch xảy ra. 
b/ Giá sản phẩm này ở Hà Lan là 1 EUR, ở Đan Mạch là 1,5 EUR. Hãy phân tích thị 
trường sản phẩm X ở Hy Lạp khi có mậu dịch tự do xảy ra. 
c/ Nếu Hy Lạp đánh thuế quan bằng 100% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu từ Hà Lan 
và Đan Mạch. Hãy phân tích thị trường sản phẩm X ở Hy Lạp. 
d/ Nếu Hy Lạp liên kết với Hà Lan trong 1 liên minh thuế quan thì liên minh thuế quan 
này thuộc loại gì? Tại sao? 
e/ Nếu Hy Lạp liên kết với Đan Mạch trong 1 liên minh thuế quan thì liên minh thuế 
quan này thuộc loại gì? Tại sao? 
-82- 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] GS. TS Hoàng Thị Chỉnh (2013), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Trường ĐH Kinh tế 
Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thống kê. 
[2] Khu Thị Tuyết Mai, Vũ Anh Dũng (2009), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
[3] Trường ĐH Kinh tế quốc dân (2010), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB ĐH Kinh tế 
quốc dân. 
[4] Dominick Salvator, International Economics, Prentice Hall, Englewood Criffs, New 
Jesey, 1995, Fifth Editon. 
Một số trang web sinh viên cần tham khảo: 
- Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com 
- www.chongbanphagia.com 
- www.canhbaosom.com 
- Bộ Ngoại Giao: www.dei.gov.vn 
- Bộ Tài Chính: www.mof.gov.com 
- Bộ Công Thương: www.mot.gov.vn 
- Tổng cục Thống kê: www.gos.gov.vn 
-83- 
MỤC LỤC 
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ .............................2 
1.1. Đối tượng và nội dung môn học kinh tế quốc tế.............................................2 
1.1.1. Khái niệm kinh tế quốc tế .......................................................................2 
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của môn học kinh tế quốc tế.................................2 
1.1.3. Nội dung nghiên cứu môn học kinh tế quốc tế ........................................2 
1.2. Các hình thức kinh tế quốc tế ........................................................................3 
1.2.1. Thương mại quốc tế................................................................................3 
1.2.2. Đầu tư quốc tế ........................................................................................3 
1.2.3. Trao đổi quốc tế về khoa học và công nghệ ............................................3 
1.2.4. Trao đổi quốc tế về sức lao động ............................................................3 
1.2.5. Các dịch vụ thu ngoại tệ .........................................................................4 
1.3. Xu thế phát triển kinh tế thế giới ...................................................................4 
1.3.1. Xu thế chuyển dịch từ kinh tế vật chất sang kinh tế tri thức ....................4 
1.3.2. Xu thế toàn cầu, khu vực hóa..................................................................6 
1.3.3. Xu thế mở cửa kinh tế quốc gia ..............................................................8 
1.4. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế...................11 
Chương 2 : THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ......................................................................13 
2.1. Khái niệm, vai trò và các hình thức thương mại quốc tế ..............................13 
2.1.1. Khái niệm và vai trò của thương mại quốc tế ........................................13 
2.1.2. Các hình thức thương mại quốc tế.........................................................13 
2.2. Nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế...............................................14 
2.2.1. Nguyên tắc tương hỗ.............................................................................14 
2.2.2. Nguyên tắc tối huệ quốc (Most favoured nation - MFN).......................14 
2.2.3. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT).......................14 
2.2.4. Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập - GSP................................................15 
2.3. Lý thuyết thương mại quốc tế ......................................................................15 
2.3.1. Chủ nghĩa trọng thương ........................................................................15 
2.3.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith..........................................15 
2.3.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo .........................................17 
2.3.4. Lý thuyết chi phí cơ hội ........................................................................19 
 -84- 
2.3.5. Lý thuyết H-O (Heckscher – Ohlin)......................................................21 
2.4. Chính sách thương mại quốc tế....................................................................23 
2.4.1. Khái niệm và vai trò của chính sách thương mại quốc tế.......................23 
2.4.2. Phân loại chính sách thương mại quốc tế ..............................................23 
2.5. Các biện pháp cơ bản thực hiện trong thương mại quốc tế ...........................24 
2.5.1. Thuế quan.............................................................................................24 
2.5.2. Các biện pháp hạn chế về số lượng .......................................................30 
2.5.3. Trợ cấp xuất khẩu .................................................................................32 
2.5.4. Bán phá giá và chống bán phá giá.........................................................32 
2.5.5. Rào cản kỹ thuật trong hoạt động thương mại quốc tế...........................32 
Chương 3: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ..................................................................................46 
3.1. Khái niệm và vai trò đầu tư quốc tế .............................................................46 
3.1.1. Khái niệm đầu tư quốc tế ......................................................................46 
3.1.2. Vai trò của đầu tư quốc tế .....................................................................46 
3.2. Các hình thức đầu tư quốc tế .......................................................................46 
3.2.1. Phân loại đầu tư quốc tế........................................................................46 
3.2.2. Các hình thức đầu tư quốc tế cụ thể ......................................................47 
3.3. Chính sách và đầu tư quốc tế của Việt Nam.................................................53 
3.3.1. Hệ thống pháp luật và chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam ............53 
3.3.2. Định hướng phát triển đầu tư quốc tế của Việt Nam .............................54 
3.2.3. Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư quốc tế của Việt Nam......................54 
Chương 4: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............................................................56 
4.1. Hội nhập kinh tế quốc tế..............................................................................56 
4.1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.......................................................56 
4.1.2. Tính tất yếu hội nhập kinh tế quốc tế ....................................................56 
4.2. Liên kết kinh tế quốc tế ...............................................................................57 
4.2.1. Khái niệm .............................................................................................57 
4.2.2. Các hình thức liên kết quốc tế...............................................................57 
4.2.3. Các tác động kinh tế của liên minh thuế quan .......................................59 
4.3. Sự hội nhập của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực .......61 
4.3.1. Giới thiệu một số tổ chức kinh tế quốc tế tiêu biểu ...............................61 
4.3.2. Sự hội nhập của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực.71 
 -85- 
4.4. Những cơ hội và thách thức đối các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập 
kinh tế quốc tế....................................................................................................74 
4.4.1. Những cơ hội........................................................................................74 
4.4.2. Những thách thức .................................................................................74 
4.5. Giải pháp cơ bản hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.............................74 
4.5.1. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp ......................................................74 
4.5.2. Các giải pháp từ phía chính phủ............................................................74 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................82 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_quoc_te.pdf