Giáo trình Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

Về kiến thức: cung cấp cho học viên:

+ Những lý luận cơ bản của kinh tế chính trị học Mác – Lênin, gồm: Dối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu, vị trí, vai trò của kinh tế chính trị Mác-Lênin trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta và trong quản trị quốc gia; Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác; Bản chất, nguyên nhân ra đời và những biểu hiện chính của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước theo quan điểm của Lê-nin; Nội dung cơ bản của kinh tế thị trường định hướng XHCN; Vấn đề sở hữu và quan hệ lợi ích; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

So sánh sự biểu hiện của quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư; Cơ chế kinh tế của nghĩa tư bản trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản; Những nhận thức mới về sở hữu, về quan hệ lợi ích – trước và sau đổi mới ở Việt Nam;

 Phân tích bản chất của Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Thực tiễn quan hệ sở hữu và quan hệ lợi ích kinh tế; Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới, nội dung và điều kiện tiền đề để đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh mới.

 

doc 66 trang kimcuc 11860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế chính trị học Mác - Lênin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kinh tế chính trị học Mác - Lênin

Giáo trình Kinh tế chính trị học Mác - Lênin
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC - LÊNIN
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC - LÊNIN
Hà Nội, tháng 9/2018
PHÂN CÔNG BIÊN SOẠN ĐỀ CƯƠNG
TT
Tên chuyên đề
Giảng viên biên sọn
1
Khái quát về kinh tế chính trị Mác-Lê nin
TS GVCC Đỗ Đức Quân, 
ThS Trần Thanh Tùng
2
Học thuyết giá trị thăng dư của Các Mác và ý nghĩa thời đại
TS GVCC Tạ Thị Đoàn, 
ThS GVC Ngô Quang Trung 
3
Lý luận của V.I.Lê Nin về Chủ nghĩa Tư bản độc quyền nhà nước và những biểu hiện mới trong chủ nghĩa tư bản ngày nay
TS, GVCC Nguyễn Thị Thanh Tâm,
 ThS Nguyễn Thị ThùyDung
4
Sở hữu và quan hệ lợi ích trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam
TS, GVC Trương Bảo Thanh 
TS GV Hoàng Đình Minh, 
CN Hoàn Thị Lâm Oanh
5
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
ThS GVC Đặng Thị Tố Tâm, ThS Đỗ Thị Nga,
TS GVCC Đỗ Đức Quân, 
TS GVCC Tạ Thị Đoàn
6
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
TS GVC Nguyễn Đức Chính, CN Hoàng Khánh Lam
MỤC LUC
TT
Tên chuyên đề
Trang
1
Tổng quan về môn học
4
2
Các chuyên đề môn học
7
3
Khái quát về kinh tế chính trị Mác-Lê nin
7
4
Học thuyết giá trị thăng dư của Các Mác & ý nghĩa thời đại
20
5
Lý luận của V.I.Lê Nin về Chủ nghĩa Tư bản độc quyền nhà nước và những biểu hiện mới trong chủ nghĩa tư bản ngày nay
27
6
Sở hữu và quan hệ lợi ích trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam
35
7
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
47
8
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
55
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TÊN MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung về môn học
- Tổng số tiết quy chuẩn: 70 tiết (Lý thuyết: 40; Thảo luận: 15; Thực tế môn học: 15).
- Các yêu cầu đối với môn học:
+ Đối với giảng viên: chuẩn bị giáo án, giáo trình và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy cần thiết.
+ Đối với học viên: Chuẩn bị vở ghi, giáo trình và các tài liệu học tập cần thiết.
- Khoa giảng dạy: Kinh tế chính trị học.
- Số điện thoại: 0243.8540207;
 Email Trưởng khoa: ducquan407@gmail.com
2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học
- Vị trí môn học: Kinh tế chính trị học Mác – Lênin nằm trong khối kiến thức thứ nhất (Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh), chiếm 70/1.390 tiết (5,03%) của chương trình Cao cấp lý luận chính trị.
- Vai trò môn học: Kinh tế chính trị học Mác – Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủ nghĩa Mác - Lênin, có vai trò cung cấp kiến thức cơ bản về kinh tế, góp phần hình thành kiến thức nền tảng về lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc củng cố lập trường cách mạng, nâng cao năng lực tư duy khoa học và năng lực, phương pháp lãnh đạo, quản lý, phương pháp tu dưỡng nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.
- Toàn bộ nội dung môn Kinh tế chính trị trong chương trình Cao cấp lý luận chính trị gồm 6 chuyên đề:
Chuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin 
Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa thời đại 
Chuyên đề 3: Lý luận của V.I.Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và những biểu hiện mới trong chủ nghĩa tư bản ngày nay 
Chuyên đề 4: Sở hữu và quan hệ lợi ích trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 
Chuyên đề 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
6. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
3. Mục tiêu môn học
- Về kiến thức: cung cấp cho học viên:
+ Những lý luận cơ bản của kinh tế chính trị học Mác – Lênin, gồm: Dối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu, vị trí, vai trò của kinh tế chính trị Mác-Lênin trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta và trong quản trị quốc gia; Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác; Bản chất, nguyên nhân ra đời và những biểu hiện chính của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước theo quan điểm của Lê-nin; Nội dung cơ bản của kinh tế thị trường định hướng XHCN; Vấn đề sở hữu và quan hệ lợi ích; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
So sánh sự biểu hiện của quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư; Cơ chế kinh tế của nghĩa tư bản trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản; Những nhận thức mới về sở hữu, về quan hệ lợi ích – trước và sau đổi mới ở Việt Nam;
 Phân tích bản chất của Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Thực tiễn quan hệ sở hữu và quan hệ lợi ích kinh tế; Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới, nội dung và điều kiện tiền đề để đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh mới. 
 Vận dụng lý luận kinh tế chính trị học Mác – Lênin như: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu; Lý luận giá trị, lý luận giá trị thặng dư; Cơ chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước để nhận biết bản chất các hiện tượng và quá trình kinh tế, giải quyết hiệu quả các vấn đề kinh tế xã hội phát sinh. Lý luận về sở hữu, về lợi ích kinh tế; về kinh tế thị trường; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển tế tri thức vào hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế ngành/địa phương/lĩnh vực nơi học viên công tác.
- Về kỹ năng: cung cấp cho học viên:
Kỹ năng tư duy logic, hệ thống để nhận diện các vấn đề kinh tế theo phương diện của Kinh tế chính trị học Mác – Lênin. 
Kỹ năng phân tích đánh giá, phản biện, hoạch định, tư vấn chính sách và giải quyết các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam của các chủ thể kinh tế. 
- Về tư tưởng: 
Củng cố, xây dựng niềm tin khoa học, lập trường giai cấp công nhân đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước trên cơ sở xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế trong thời đại ngày nay. 
Nhận thức đúng đắn vai trò của chủ nghĩa tư bản trong tiến trình phát triển của lịch sử, từ đó cũng cố niềm tin về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nhận thức sâu sắc hơn về các quy luật phát triển kinh tế thị trường, củng cố và khắc sâu niềm tin vào đường lối, chính sách phát triển kinh tế trong TKQĐ lên CNXH của Đảng và Nhà nước ta.
Nhận thức đúng đắn quá trình xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam nhằm quán triệt các quan điểm đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về về sở hữu, về CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, chủ động sáng tạo trong hoạch định và tổ chức thực thi chính sách.
PHẦN II: CÁC CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
I. Chuyên đề 1:
1. Tên bài giảng: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN 
2. Số tiết lên lớp: 5 tiết
3. Mục tiêu: Bài giảng này sẽ cung cấp cho học viên: 
Về kiến thức: Trang bị cho học viên hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị nhận thức một cách sâu sắc về sự hình thành, phát triển, nội dung cốt lõi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin. Trên cơ sở đó, học viên hiểu được mối liên hệ giữa kinh tế chính trị Mác-Lênin với dòng chảy tư tưởng kinh tế nhân loại.
Về Kỹ năng: Góp phần giúp xây dựng kỹ năng phân tích, tổng kết thực tiển, tiếp thu sáng tạo lý luận kinh tế chính trị và vận dụng tri thức kinh tế chính trị để giải quyết các quan hệ kinh tế trong quản trị quốc gia.
Về tư tưởng: Thông qua nhận thức sâu sắc về đối tượng nghiên cứu của môn học, học viên khẳng định được vị trí của khoa học Kinh tế chính trị Mác-Lênin trong nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như ý nghĩa của môn học đối với việc nâng cao khả năng tư duy, tầm nhìn chiến lược trong hoạt động của đội ngữ cán bộ lãnh đạo quản lý đang tham gia quản trị quốc gia.
4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học
 Sau khi kết thúc bài giảng này, học viên có thể đạt được:
Đánh giá người học
Yêu cầu đánh giá
Hình thức đánh giá
Về kiến thức:
- Phân tích được sự hình thành và phát triển của KTCT Mác – Lênin.
- Phân tích làm rõ được đối tượng của KTCT Mác – Lênin.
- Phân tích được các phương pháp nghiên cứu của KTCT Mác – Lênin.
- So sánh được đối tượng nghiên cứu kinh tế chính trị của các trường phái trước Mác với đối tượng nghiên cứu KTCT Mác – Lênin để thấy được được những đóng góp của Mác - Lênin.
- Vận dụng đối tượng nghiên của cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin vào quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta.
- Vận dụng các quy luật kinh tế trong hoạch định các chính sách kinh tế.
- Phân tích, luận giải rõ được tính vượt trội trong đối tượng, phương pháp của kinh tế chính trị Mác-Lênin so với các trường phái tước đó để thấy được những đóng góp của Mác, Lênin cho kinh tế chính trị học, 
- Phân tích, đánh giá việc vận dụng đối tượng nghiên của cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin vào quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta.
- Phân tích, đánh giá việc vận dụng các quy luật kinh tế trong hoạch định các chính sách kinh tế ở nước ta.
- Thi viết tự luận;
- Thi vấn đáp;
- Thi vấn đáp theo nhóm.
Về kỹ năng:
- Vận dụng đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin vào quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta.
- Phân tích đánh giá việc vận dụng các quy luật kinh tế trong hoạch định các chính sách kinh tế dưới cách tiếp cận của kinh tế chính trị học Mác – Lênin.
- Kỹ năn vận dụng đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta.
- Kỹ năng vận dụng các quy luật kinh tế trong hoạch định các chính sách kinh tế theo tiếp cận của kinh tế chính trị học Mác – Lênin.
- Thi viết tự luận;
- Thi vấn đáp;
- Thi vấn đáp nhóm.
Về tư tưởng:
Tin tưởng vào tính khoa học, cách mạng của kinh tế chính trị học Mác-Lênin, vào nền tảng tư tương của Đảng công sản Việt Nam.
Nhận thức sâu sắc về tính khoa học, cách mạng của kinh tế chính trị học Mác-Lênin và nền tảng tư tương của Đảng công sản Việt Nam.
- Thi viết tự luận;
- Thi vấn đáp;
- Thi vấn đáp nhóm.
5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học
Nội dung chi tiết
Hình thức tổ chức dạy học
Câu hỏi đánh giá quá trình
1. KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN TRONG NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1.1. Sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác-Lênin
- Khái niệm kinh tế chính trị
- Cơ sở hình thành của Kinh tế chính trị Mác-Lênin
+ Bối cảnh lịch sử
+ Cơ sở lý luận 
- Khái quát các giai đoạn hình thành và phát triển của Kinh tế chính trị Mác- Lênin
+ Giai đoạn C.Mác, Ph.Ăngghen: những nội dung cơ bản và thành tựu chủ yếu
+ Giai đoạn V.I.Lênin: những nội dung cơ bản và thành tựu chủ yếu
+ Giai đoạn từ sau V.I.Lênin đến nay: những nội dung cơ bản và thành tựu chủ yếu
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin là cuộc cách mạng trong lịch sử nhận thức về kinh tế
+ Cuộc cách mạng trong nhận thức về kinh tế chính trị của Mác – Ăngghen 
+ Sự bổ sung phát triển KTCT mang tính cách mạng của Lênin
1.2. Vị trí, vai trò của kinh tế chính trị Mác – Lênin trong nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam
- Nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam và các yếu tố cấu thành
+ Nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam
+ Các bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam
- Vị trí của kinh tế chính trị Mác – Lênin trong nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam
+ Tạo nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam
+ Tạo nền tảng cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam
- Vai trò của kinh tế chính trị Mác – Lênin trong nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam
+ Góp phần làm sáng tỏ bản chất các vấn đề kinh tế chính trị
+ Góp phần làm mới tư duy trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và đổi mới tư duy phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập
2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN
2.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin
- Các quan điểm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị trước C.Mác
- Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị
- Quan điểm của V.I.Lênin về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị
- Quan điểm của các nhà kinh tế Liên xô trước đây về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin
- Quan điểm của các nhà kinh tế Việt Nam về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin
- Tổng hợp các quan điểm và xác định đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin: mặt xã hội của quá trình tái sản xuất xã hội:
+ Theo nghĩa hẹp: KTCT nghiên cứu QHSX của một phương thức sản xuất nhất định nhằm vạch rõ bản chất và xu hướng vận động của phương thức sản xuất đó.
+ Theo nghĩa rộng: KTCT nghiên cứu QHSX của các phương thức sản xuất nhằm vạch rõ các quy luật chi phối sự sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng của cải xã hội trong xã hội loài người.
(i). KTCT không nghiên cứu QHSX một cách biệt lập tách rời, mà trong mối quan hệ biện chứng với LLSX và kiến trúc thượng tầng.
(ii). KTCT nghiên cứu cả 3 mặt của QHSX (quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý, quan hệ phân phối) thể hiện trong cả 4 khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng).
(iii). KTCT nghiên cứu QHSX không dừng lại ở việc mô tả vẻ bề ngoài, mà đi sâu nghiên cứu các mối quan hệ bản chất, bền vững và xu hướng vận động của QHSX, tức là nghiên cứu các qui luật kinh tế và cơ chế vận hành của nền kinh tế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin
- Phương pháp luận của kinh tế chính trị Mác – Lênin: phép biện chứng duy vật và cách tiếp cận hệ thống
- Các phương pháp nghiên cứu chung: kết hợp tổng hợp và phân tích; quy nạp và diễn dịch, so sánh, thống kê, mô hình hóa
- Phương pháp nghiên cứu đặc thù: Trừu tượng hóa khoa học, logic kết hợp với lịch sử
3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
- Kinh tế chính trị về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
+ Kinh tế chính trị về chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
+ Kinh tế chính trị về chủ nghĩa tư bản độc quyền
- Kinh tế chính trị về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
- Quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế, quan hệ lợi ích
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
4. KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN TRONG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ QUỐC GIA
4.1. Góp phần củng cố lập trường tư tưởng chính trị, mở rộng tư duy chiến lược của cán bộ lãnh đạo quản lý trong việc giải quyết các quan hệ kinh tế liên tục phát sinh trong thực tiễn lãnh đạo quản lý đất nước
- Củng cố lập trường tư tưởng chính trị của đội ngũ lãnh đạo quản lý
- Hình thành và phát triển tư duy chiến lược cho đội ngũ lãnh đạo quản lý
4.2. Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng tầm nhìn, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trung cao cấp trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam
- Cung cấp cơ sở khoa học trong việc xây dựng tầm nhìn, đường lối phát triển kinh tế cho cán bộ lãnh đạo quản lý trung cao cấp
- Cung cấp cơ sở khoa học về các quy luật kinh tế trong điều tiết các mối quan hệ kinh tế
4.3. Cung cấp phương pháp luận khoa học cho việc thực hiện xây dựng các chính sách kinh tế đối nội cũng như hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh thế giới luôn thay đổi
- Cun ... ề KTTT (khái niệm KTHH, KTTT; điều kiện hình thành KTTT; logic phát triển KTTT; các trình độ phát triển KTTT;)
2. Trình bày khái quát một số mô hình KTTT trên thế giới (Mỹ, Đức, Nhật, Trung Quốc) về mục tiêu, quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, cơ chế vận hành).
Câu hỏi trong giờ lên lớp:
1. Phân tích lý luận cơ bản về KTTT (khái niệm KTHH, KTTT; điều kiện hình thành KTTT; logic phát triển KTTT; các trình độ phát triển KTTT; đặc điểm KTTT nói chung và KTTT hiện đại;)
2. Phân tích khái niệm, bản chất KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
3. So sánh một số mô hình KTTT trên thế giới (Mỹ, Đức, Nhật, Trung Quốc về mục tiêu, quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, cơ chế vận hành) với KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam?
Câu hỏi sau giờ lên lớp 
1. Phân tích mục tiêu, đặc trưng của KTTT định hướng XHCN. Đề xuất các giải pháp để phát triển KT-XH ở địa phương/ngành nơi học viên công tác phù hợp với KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
2. Phân tích bản chất KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp phát triển KT-XH ở địa phương/ngành nơi học viên công tác phù hợp với KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
3. Phân tích điều kiện hình thành và lô gic phát triển của KTTT hiện đại. Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển KTTT định hướng XHCN ở địa phương/ngành nơi đồng chí công tác.
4. Phân tích đặc điểm KTTT hiện đại. Đề xuất các giải pháp để nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong việc khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trườngở địa phương/ngành nơi đồng chí công tác.
6. Tài liệu học tập (Phù hợp với mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung bài giảng/chuyên đề và ghi rõ chương/mục/trang cần đọc) 
6.1. Tài liệu phải đọc:
(1). Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, NXB Lý luận Chính trị, H.2018. Bài 5: Trang 198 - 238;
 (2). Chương V – Tài liệu: Học viện Chính trị Khu vực I, Khoa Kinh tế chính trị học, Kinh tế học Chính trị Mác - Lê Nin, tập II: Những vấn đề Kinh tế chính trị trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam, Nxb Thông tin & Truyền thông, H. 2016.
Trang 59 - 84.
 (3). Nghị quyết 11- NQ/TW năm 2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 3 tháng 6 năm 2017.
6.2. Tài liệu nên đọc:
 (1). Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Như Hà (Đồng chủ biên): Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO.Nxb CTQG, H. 2009;
(2). Hà Huy Thành (chủ biên): Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.Nxb CTQG, H. 2006, tr 90; 331-343;
(3). Phạm Văn Dũng (Chủ biên): Tính phổ biến và tính đặc thù trong phát triển kinh tế thị trường. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 2009.
7. Yêu cầu với học viên (Nêu rõ các hoạt động người học phải thực hiện phù hợp với chuẩn đầu ra, nội dung, hình thức tổ chức dạy học và yêu cầu đánh giá của bài giảng đã tuyên bố).
- Chuẩn bị nội dung thảo luận: Thảo luận nhóm theo nội dung thảo luận; Trình bày kết quả vào phiếu nhóm; Trưởng nhóm đại diện nhóm lên trình bày kết quả làm việc nhóm.
- Chuẩn bị nội dung tự học: Đọc trước các nội dung theo yêu cầu của giảng viên trong tài liệu đã được cung cấp
- Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, trong, sau giờ lên lớp ở Mục 5: 
+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi trước giờ lên lớp theo chuẩn đầu ra: Nhớ/hiểu được các nội dung câu hỏi.
+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi trong giờ lên lớp: Hiểu/áp dụng/phân tích/tổng hợp/đánh giá được các nội dung câu hỏi.
+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi sau giờ lên lớp: Áp dụng/phân tích/tổng hợp/đánh giá được các nội dung câu hỏi.
- Đọc tài liệu theo hướng dẫn: Đọc các nội dung trong các tài liệu đã hướng dẫn để phục vụ cho việc tham gia thảo luận.
- Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.
VI. Chuyên đề 6:
1. Tên bài giảng: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN 
 KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM
2. Số tiết lên lớp: 10 tiết
3. Mục tiêu: Bài giảng này sẽ cung cấp cho học viên: 
Về kiến thức: Trang bị cho học viên những tri thức làm căn cứ lý luận và thực tiễn về các con đường công nghiệp hóa trên thế giới; sự cần thiết, nội dung, điều kiện và giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Về kỹ năng: Trên cơ sở những tri thức đã được trang bị, học viên có thể vận dụng và phát huy tính sáng tạo trong việc thực hiện các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước vào tổ chức vào tổ chức và hoạt động thực tiễn của ngành, địa phương nhằm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Về tư tưởng: Xác định rõ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là nhiệm vụ cốt yếu để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đấu tranh chống những tư tưởng giản đơn, chủ quan, duy ý chí, thiếu coi trọng cơ sở khoa học của con đường phát triển này.
4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học
 Sau khi kết thúc chuyên đề này, học viên có thể đạt được:
Đánh giá người học
Yêu cầu đánh giá
Hình thức đánh giá
Về kiến thức:
- Phân tích được tính quy luật của quá trình CNH ở các nước trên thé giới; các mô hình và chiến lược CNH 
- Phân tích được sự cần thiết đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam;
- Phân tích được 3 nội dung cơ bản của quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
- Phân tích được các điều kiện và đề xuất giải phải đẩy mạn CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
- Phân tích được tính quy luật, các mô hình và chiến lược CNH trên thế giới
- Phân tích được sự cần thiết CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay
- Phân tích, đánh giá được 3 nội dung cơ bản gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam; 
- Phân tích, đánh giá và vận dụng lý luận và thực tiễn vào thực hiện giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức trong từng ngành/lĩnh vực/đơn vị công tác.
- Thi viết tự luận;
- Thi vấn đáp;
- Thi vấn đáp theo nhóm.
Về kỹ nằng:
Đề xuất được các khuyến nghị, giải pháp, lộ trình và điều kiện xây dựng và phát triển KT-XH ở địa phương/ngành phù hợp với nội dung CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
- Hình thành và thành thạo được kỹ năng phân tích, đánh giá và vận dụng lý luận vào phân tích đánh giá thực tiễn CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức ở Việt Nam/ngành/địa phương nơi học viên công tác;
- Hình thành và thành thạo được các kỹ năng phân tích, đánh giá và đề xuất được các khuyến nghị, giải pháp, lộ trình và điều kiện xây dựng và phát triển KT-XH ở địa phương/ngành phù hợp với nội dung CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
- Thi viết tự luận;
- Thi vấn đáp;
- Thi vấn đáp theo nhóm.
Về tư tưởng:
- Củng cố niềm tin và thấy được trách nhiệm của người học đối với quá trình CNH,HĐH gắn với kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Tin tưởng vào đường lối, chính sách của đảng và nhà nước trong công cuộc CNH,HĐH gắn với kinh tế tri thức ở Việt Nam.
- Thi viết tự luận;
- Thi vấn đáp;
- Thi vấn đáp theo nhóm.
5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học
Nội dung chi tiết
Hình thức tổ chức dạy học
Câu hỏi đánh giá quá trình
1. CÁC CON ĐƯỜNG CNH VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH CNH, HĐH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM
1.1. Tính quy luật và các mô hình, chiến lược thực hiện công nghiệp hóa trên thế giới
1.1.1. Tính quy luật của công nghiệp hóa
- Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Nguyên nhân tiến hành công nghiệp ở các quốc gia trên thế giới
+ Do tác động quy luật phát triển lực lượng sản xuất
+ Tác động thúc đẩy bởi tiến bộ về tri thức, khoa học và công nghệ
+ Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2. Các mô hình và chiến lược công nghiệp hóa trên thế giới
- Các mô hình công nghiệp hóa
- Các chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.2. Sự cần thiết đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
1.2.1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là sự lựa chọn tối ưu để rút ngắn khoảng cách tụt hậu
- Kinh tế tri thức
- Gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức là xu hướng lựa chọn tối ưu của các nước đang phát triển 
1.2.2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là đòi hỏi bắt buộc để phát triển sức sản xuất của chủ nghĩa xã hội hiện thực
- Mỗi phương thức sản xuất đều dựa trên một trình độ nhất định của cơ sở vật chất – kỹ thuật
- Tính hơn hẳn của cơ sở vật chất – kỹ thuật và sức sản xuất của chủ nghĩa xã hội
- Năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản là nhân tố quyết định phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
1.2.3. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là đòi hỏi thiết yếu để xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Xã hội hóa thực tế là đặc trưng của xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức đối với quá trình xã hội hóa thực tế sản xuất.
1.2.4. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
- Những cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.5. Những tác động công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong đời sống xã hội
2. NỘI DUNG ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
2.1. Chủ độngLựa chọn và phát triển hệ thống công nghệ tiên tiến, hiện đại dựa vào tri thức và thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), nâng dần trình độ văn minh của xã hội Việt Nam
2.1.1. Quan điểm lựa chọn và phát triển công nghệ 
2.1.2. Nguyên tắc lựa chọn và phát triển công nghệ
2.1.3. Định hướng lựa chọn và phát triển công nghệ 
2.2. Xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức
2.2.1. Cơ cấu kinh tế, xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.2.2. Nội dung xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân
2.3. Từng bước hình thành và phát triển tài nguyên trí lực
2.3.1. Quan niệm về tài nguyên trí lực
2.3.2. Đặc điểm tài nguyên trí lực
2.3.3. Vai trò tài nguyên trí lực
2.3.4. Phương hướng phát triển tài nguyên trí lực
3. ĐIỀU KIỆN VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM
3.1. Điều kiện đảm bảo đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
3.1.1. Ổn định về chính trị
3.1.2. Ổn định về kinh tế
3.1.2. Ổn định về xã hội
3.2. Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
3.2.1. Giải pháp bảo đảm sự ổn về định kinh tế vĩ mô
3.2.2. Giải pháp xây dựng hệ thống thể chế kinh tế thị trường dựa trên tiến bộ của khoa học, công nghệ và tri thức
3.2.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển nguồn tài nguyên trí lực
3.2.4. Giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ
3.2.5. Giải pháp tạo lập, sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
3.2.6. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế
3.2.7. Giải pháp bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước với phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân
- Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề: 
+ Phân tích và lý giải được tính quy luật của CNH thông qua phân tích các nguyên nhân tiến hành CNH ở các quốc gia
+ Phân tích các mô hình và chiến lược CNH trến thế giới 
+ Phân tích 
- Thảo luận nhóm: Mô hình và chiến lược CNH trên thế giới
- Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề:
+ Phân tích khái niệm và đặc điểm của kinh tế tri thức
+ CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức là lựa chọn tối ưu của nước đang phát triển
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là đòi hỏi bắt buộc để phát triển sức sản xuất của chủ nghĩa xã hội hiện thực
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là đòi hỏi thiết yếu để xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
+ Những tác động công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong đời sống xã hội
- Thảo luận nhóm: CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế 
- Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề: 
+ Quan điểm, nguyên tắc, định hướng lựa chọn và phát triển công nghệ 
+ Khái niệm cơ cấu kinh tế hợp lý, nội dung xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Từng bước hình thành tài nguyên trí lực 
Thảo luận nhóm: Nội dung đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở ngành/địa phương/đơn vị 
- Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề
+ Điều kiện đảm bảo đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 
+ Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
Câu hỏi trước giờ lên lớp:
Nêu bản chất: CNH, HĐH, kinh tế tri thức?
Trình bày các mô hình CNH trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Sự cần thiết khách quan phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam? 
Phân tích bối cảnh thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam? 
Phân tích nội dung chủ yếu của đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. Liên hệ thực tiễn.
Phân tích tác dụng của việc đấy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam? 
Phân tích điều kiện tiền đề tiến hành CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri ở Việt Nam hiện nay.
Câu hỏi trong giờ lên lớp:
Câu 1: Phân tích quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 2: Phân tích quan niệm và đặc trưng của kinh tế tri thức.
Câu 3: Phân tích bối cảnh, đặc điểm và quá trình đổi mới tư duy về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Câu 4: Phân tích sự cần thiết đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Câu 5: Phân tích nội dung đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Câu hỏi sau giờ lên lớp
Câu 1: Phân tích những điều kiện tiền đề cần thiết để đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Câu 2: Vận dụng kinh nghiệm từ các mô hình công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở một số quốc gia trên thế giới vào điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay.
Câu 3: Nhận diện cơ hội và thách thức trong quá trình CNH, HĐH ở địa phương/ngành/lĩnh vực công tác.
Câu 4: Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quá trình phát triển kinh tế/địa phương/ngành/lĩnh vực công tác.
Câu 5: Đề xuất các giải pháp đẩy mạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý dựa trên lợi thế so sánh của địa phương/ngành/lĩnh vực công tác.
GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN
PGS.TS Nguyễn Vĩnh Thanh
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2018
TRƯỞNG KHOA
TS. Đỗ Đức Quân

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_kinh_te_chinh_tri_hoc_mac_lenin.doc