Giáo trình Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng Viet Gap (Phần 2)

Hóa học, kim loại nặng

- Nguyên nhân các loại hóa chất thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng

có ở trong nước

+ Thuốc bảo vệ thực vật bị đổ, rò rỉ xuống nguồn nước tưới

+ Rửa chai lọ, bình phun thuốc xuống nguồn nước tưới

+ Nguồn nước tưới nhiễm hóa chất do nhà máy thải ra

+ Nước giếng khoan bị nhiễm Asen, thủy ngân.

+ Nước sinh hoạt không đủ tiêu chuẩn

- Hình thức gây ô nhiễm cho cây rau

+ Sử dụng nước bẩn tưới cho rau gần ngày thu hoạch

+ Tưới nước bị ô nhiễm

+ Rửa sản phẩm bằng nước bị ô nhiễm

pdf 28 trang kimcuc 7300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng Viet Gap (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng Viet Gap (Phần 2)

Giáo trình Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng Viet Gap (Phần 2)
 27
BÀI 5: NGUỒN NƯỚC 
Mã bài: MĐ01– 05 
Mục tiêu: 
 - Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến đất nguồn nước; 
 - Áp dụng được các biện pháp để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến 
nguồn nước; 
 - Thực hiện việc theo dõi đánh giá, loại trừ và giảm thiểu các yếu tố ảnh 
hướng đến nguồn nước 
 - Thực hiện nghiêm túc đúng quy trình theo Viet GAP. 
A. Nội dung 
1. Phân tích và nhận diện yếu tố ảnh hưởng 
1.1. Hóa học, kim loại nặng 
 - Nguyên nhân các loại hóa chất thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng 
có ở trong nước 
 + Thuốc bảo vệ thực vật bị đổ, rò rỉ xuống nguồn nước tưới 
 + Rửa chai lọ, bình phun thuốc xuống nguồn nước tưới 
 + Nguồn nước tưới nhiễm hóa chất do nhà máy thải ra 
 + Nước giếng khoan bị nhiễm Asen, thủy ngân... 
 + Nước sinh hoạt không đủ tiêu chuẩn 
 - Hình thức gây ô nhiễm cho cây rau 
 + Sử dụng nước bẩn tưới cho rau gần ngày thu hoạch 
 + Tưới nước bị ô nhiễm 
 + Rửa sản phẩm bằng nước bị ô nhiễm 
 Hình 5.1. Rửa rau bằng nguồn nước ô nhiễm 
 28
1.2. Các sinh vật gây bệnh 
 - Nguyên nhân các sinh vật có trong nguồn nước 
 + Chất thải của con người, động vật xuống nguồn nước 
 + Xác chết, động vật, chuột, có trong ao hồ dùng để tưới rau 
 + Giếng khoan nhiễm vi sinh vật do quá trình rửa trôi các khu vực 
ô nhiễm 
 + Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm 
 + Nước thải chưa qua xử lý 
 - Hình thức gây ô nhiễm cho cây rau 
 + Nước rửa sản phẩm bị ô nhiễm 
 + Nước ô nhiễm tưới cho rau 
 + Sử dụng nước tưới gần đến ngày thu hoạch 
Hình 5.2. Nước cống sinh hoạt dùng Hinh 5.3. Phân hữu cơ ủ ngay tại 
để tưới cho rau màng nước tưới 
 29
2. Yêu cầu thực hành theo Viet GAP 
2.1. Nguồn nước 
- Lấy mẫu nước đi đến cơ quan có chức năng phân tích: 
+ Định kỳ 2 lần/năm, kiểm tra các chỉ tiêu về hoá chất và vi sinh vật; 
một lần vào mùa khô và một lần vào mùa mưa 
 Hình 5.4. Phiếu kết quả phân tích nguồn nước 
+ Nếu nguồn nước bị phát hiện ô nhiễm hoặc có dấu hiệu bất thường 
xuất hiện, nên thay thế nguồn nước khác hoặc phải áp dụng các hành động 
khắc phục cho tới khi chất lượng nước trở lại bình thường 
 - Kiểm tra thường xuyên 
 Định kỳ ít nhất 01 lần/tháng, kiểm tra xem có động vật và các nguồn gây 
ô nhiễm khác như rác thải, bao bì đựng hoá chất, đường dẫn chất thải,.  
- Nếu cần thiết, phải có những hành động khắc phục để loại trừ động vật 
hay bất cứ nguồn gây ô nhiễm phát hiện được. 
 30
2.2. Bảo dưỡng giếng và hệ thống cung cấp nước 
- Kiểm tra kết cấu giếng nước hiện trạng ít nhất 1 năm/lần nhằm ngăn 
ngừa sự rò rỉ các chất gây ô nhiễm vào giếng nước. 
- Thường xuyên kiểm tra xem giếng nước, bể nước có được che đậy để 
tránh bị nhiễm bẩn từ các chất, vật liệu bên ngoài. 
Hình 5.5. Dùng lưới sắt che đậy bể chứa nguồn nước tưới 
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống ống nước và van của giếng nước. 
- Thường xuyên kiểm tra và nếu cần thiết vệ sinh hệ thống cung cấp 
nước bao gồm các hồ chứa, kênh mương dẫn nước nhằm ngăn ngừa tích tụ bùn 
lắng 
Hình 5.6. Kiểm tra hệ thống ống nước 
 31
2.3. Sử dụng nước tưới 
- Nên tưới phun mưa vào lúc sáng sớm để lá có thể khô nhanh 
- Nên sử dụng nguồn nước có chất lượng tốt nhất cho việc tưới mưa rơi, 
đặc biệt khi gần thu hoạch 
- Nếu có thể, tránh tưới theo phương pháp phun mưa ít nhất 5 ngày trước 
khi thu hoạch 
- Khi có thể, sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt hoặc tưới theo luống 
vào gần thời điểm thu hoạch để hạn chế nguy cơ ô nhiễm và làm ẩm ướt cây 
 Hình 5.7. Hệ thống tưới nhỏ giọt 
- Khi chất lượng nước không biết hoặc không kiểm soát được (ví dụ 
nước từ sông), nên sử dụng phương pháp tưới theo luống và tưới nhỏ giọt để 
hạn chế thấp nhất việc tiếp xúc giữa nước và phần ăn được của cây 
 Hình 5.8. Tưới phun mưa theo luống 
 32
3. Mẫu ghi chép biện pháp khắc phục mối nguy từ nguồn nước 
 - Ghi đầy đủ các thông tin sau: 
 + Ngày, tháng, năm 
 + Nguồn nước 
 + Mối nguy và nguyên nhân 
 + Phương pháp xử lý 
 + Kết quả xử lý 
- Mẫu ghi chép biện pháp khắc phục mối nguy từ nguồn nước 
Ngày, 
tháng, năm 
xử lý 
Nguồn 
nước 
Mối nguy và 
nguyên nhân
Phương 
pháp xử 
lý 
Kết quả 
xử lý 
Tên 
người 
thực hiện 
 33
B. Câu hỏi và bài tập 
Câu 1: Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và đề xuất một 
số biện pháp xử lý ? 
 - Nguồn lực: Thăm quan mô hình trồng rau không an toàn 
 - Các thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), báo cáo kết 
quả trước lớp 
- Thời gian hoàn thành: 1giờ/nhóm 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát và đánh giá kết quả của các 
nhóm 
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: 
+ Xác định đúng các nguyên nhân gây ô nhiễm 
 + Đề xuất biện pháp xử lý gây ô nhiễm 
Câu 2: Ghi các thông tin vào biểu mẫu ghi chép biện pháp khắc phục mối nguy 
từ nguồn nước? 
- Nguồn lực: Giấy A4 , bút, khu vực vườn trồng rau 
- Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học 
viên/nhóm), mỗi nhóm ghi chép vào biểu mẫu 
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ. 
- Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình 
tự làm của người học 
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: ghi chép biện pháp khắc phục mối 
nguy từ nguồn nước 
 34
BÀI 6: HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ HÓA CHẤT KHÁC 
Mã bài: MĐ01– 06 
Mục tiêu: 
 - Phân tích và nhận diện các yếu tố hoá chất BVTV đến chất lượng rau; 
 - Áp dụng được các biện pháp để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến chất 
lượng rau; 
- Thực hiện việc theo dõi ghi chép về việc mua hoá chất, bảo quản hoá chất, 
 - Thực hiện nghiêm túc đúng quy trình theo Viet GAP. 
A. Nội dung: 
1. Phân tích và nhận diện mối nguy 
1.1. Hóa chất bảo vệ thực vật 
 - Đó là các loại thuốc trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh.. tồn tại trên cây rau khi 
con người sử dụng sẽ gây bệnh ung thư phổi, ung thư cổ chướng, gan....... 
 - Nguyên nhân thuốc bảo vệ thực vật có ở trên cây rau: 
 + Sử dụng thuốc cấm cho rau: Padan, Monito, Wofatox, Kinalux,.. 
 + Không đảm bảo thời gian cách lý của thuốc 
Hình 6.1. Thời gian cách lý của một số thuốc hóa học 
20
14
14
14
7
7
5
3
3
7
0 5 10 15 20 25
Kinalux 25EC 
Forwathion 50EC 
Cyperan 25 EC
Polytrin P440 ND
Alphan 5 EC
Forvin 85 WP
Match 50 ND
Actara 25SC 
Vertimex1.8EC 
Bassan 50 EC
 35
 + Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều lần/ một vụ 
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định (hỗn hợp 
nhiều loại, tăng hỗn hợp khuyến cáo) 
 + Công cụ phun, rải kém chất lượng (rò rỉ, định lượng sai) 
+ Thuốc BVTV trôi dạt từ vùng liền kề 
Hình 6.2. Vứt thuốc trừ sâu, bệnh ra ruộng 
+ Thuốc BVTV phun gần sản phẩm đã thu hoạch hoặc các vật liệu 
đóng gói; 
Hình 6.3. Phun thuốc trừ sâu gần đến ngày thu hoạch 
 36
+ Dư lượng thuốc BVTV tích luỹ trong đất từ các lần sử dụng trước; 
+ Thuốc BVTV bám dính trong dụng cụ chứa sản phẩm 
 - Cách thức thuốc bảo vệ gây ô nhiễm cho rau: 
 + Cây rau hấp thụ hoặc bám dính lên sản phẩm 
1.2. Các hóa chất khác 
- Nguyên nhân gây ô nhiễm cho rau: 
+ Sử dụng các loại hoá chất bảo quản không được phép hoặc sai 
quy định; 
+ Sử dụng hoá chất làm sạch, tẩy rửa không phù hợp để lại dư 
lượng trong dụng cụ, thùng chứa,. 
+ Nhiên liệu (xăng, dầu, sơn) trên thiết bị, dụng cụ thu hoạch, 
đóng gói, vận chuyển gây ô nhiễm trực tiếp lên sản phẩm và bao bì chứa sản 
phẩm. 
+ Đất, nước bị ô nhiễm hoá chất từ các khu công nghiệp, nhà máy 
hoá chất lân cận 
2. Yêu cầu thực hành theo Viet GAP 
2.1. Mua và tiếp nhận thuốc bảo vệ thực vật 
 - Chỉ mua và nhận các loại thuốc BVTV có trong danh mục được phép 
sử dụng tại Việt nam. 
- Thuốc BVTV phải được cất, bảo quản tại kho (hoặc tủ chứa) đảm bảo 
an toàn 
Hình 6.4: Cất thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định 
 37
2.2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 
 - Trước khi sử dụng, kiểm tra bình bơm bằng nước sạch. Nếu bị tắc hoặc 
có lỗi thì phải sửa chữa và khắc phục ngay; 
- Chỉ sử dụng loại thuốc BVTV đăng ký sử dụng đối với chủng loại rau cụ thể; 
- Sử dụng nước sạch để pha thuốc. 
- Chỉ pha đủ lượng nước thuốc cho diện tích rau cần phun; 
- Các vỏ thuốc BVTV dùng hết cần được xúc rửa 3 lần; 
- Mang đủ bảo hộ lao động khi pha, phun thuốc; 
Hình 6.5: Dùng bảo hộ lao động khi phun thuốc 
- Không phun thuốc lúc nắng, gió to và khi trời sắp mưa; 
- Cần kiểm tra trên cây trồng để biết việc phun thuốc có đều và đến hết 
các bộ phận của cây không; 
- Phải đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc 
- Nên sử dụng thuốc luân phiên để hạn chế dịch hại kháng thuốc 
 Phun lần 1 Phun lần 2 Phun lần 3 Phun lần 4 
Hình 6.6. Sử dụng luân phiên thuốc để trừ sâu, bệnh hại rau 
 38
2.3. Sau khi sử dụng thuốc 
- Rửa sạch, đảm bảo không còn thuốc trong bình phun; 
- Đặt biển cảnh báo tại các vùng vừa phun thuốc; 
- Rửa sạch tất cả các đồ dùng, dụng cụ phục vụ phun thuốc và đảm bảo 
không gây ô nhiễm nguồn nước; 
- Dụng cụ phun thuốc phải được bảo quản tại kho riêng 
- Giặt, rửa sạch các dụng cụ bảo hộ; 
- Kiểm tra số lượng bình đã phun thuốc có tương đương với lượng nước 
thuốc dự kiến không để điều chỉnh phương pháp phun hoặc dụng cụ phun. 
3. Bảng mẫu ghi chép và theo dõi 
3.1. Mẫu ghi chép về việc mua hoá chất 
 Ghi đầy đủ các thông tin sau: 
 + Tên thuốc 
 + Nhà cung cấp 
 + Số lượng 
 + Ngày mua 
 + Ngày hết hạn 
 - Ví dụ: Ghi theo mẫu mua hóa chất 
Tên thuốc Nhà cung cấp 
Số 
lượng Ngày mua 
Ngày hết 
hạn Lưu ý 
Ridomil Syngenta 100g 20/7/10 15/5/12 
PSO SK99 Cty thuốc trừ 
sâu sài gòn 
250 ml 15/10/10 15/12/12 
3.1. Mẫu ghi chép về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 
 Ghi đầy đủ các thông tin sau: 
 + Ngày + Loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) 
 + Cây trồng + Nồng độ 
 + Sâu bệnh hại + Lượng dùng 
 + Diện tích + Cách phun 
 39
 Ví dụ: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây cà chua, dưa chuột 
Ngày Cây trồng 
Sâu 
bệnh 
hại 
Lô 
Diện 
tích 
(m2)
Loại 
thuốc 
BVTV 
Nồng 
độ 
Lượng 
dùng 
Cách 
phun 
Người 
phun 
Lưu 
ý 
2/10 cà 
chua 
Phấn 
trắng 
A3 400 Ridomil 0,3% 30g 
ridomil
Bình 
phun 
Lê 
Cầu 
Bệnh 
không 
giảm 
cần 
phun 
dưới 
mặt lá
20/10 Dưa 
chuột 
Bọ 
phấn, 
sâu 
vẽ 
bùa 
A7 360 PSO 1% 360 ml 
PSO 
Bình 
phun 
Lê Tỳ Khi 
phun 
gặp 
mưa 
 40
B. Câu hỏi và bài tập 
Câu 1: Hướng dẫn phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng? 
 - Nguồn lực: Thuốc trừ sâu, trừ bệnh, bình phun, nước 
 - Các thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), thực hiện phun 
thuốc 
- Thời gian hoàn thành: 1giờ/nhóm 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát và đánh giá kết quả của các 
nhóm 
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: 
+ Biết lựa chọn đúng thuốc. 
+ Biết pha thuốc đúng liều lượng. 
+ Biết xác định đúng thời điểm. 
+ Biết phun đúng cách. 
Câu 2: Ghi các thông tin vào biểu mẫu ghi chép Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 
cho cây cà chua, dưa chuột? 
- Nguồn lực: Giấy A4 , bút, bảng mẫu ghi chéo 
- Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học 
viên/nhóm), mỗi nhóm ghi chép vào biểu mẫu 
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ. 
- Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình 
tự làm của người học 
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Biết ghi chép sử dụng thuốc bảo vệ 
thực vật cho cây cà chua, dưa chuột 
Câu 3: Ghi các thông tin vào biểu mẫu ghi chép mua thuốc bảo vệ thực vật? 
- Nguồn lực: Giấy A4 , bút, bảng mẫu ghi chéo 
- Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học 
viên/nhóm), mỗi nhóm ghi chép vào biểu mẫu 
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ. 
- Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình 
tự làm của người học 
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Biết ghi chép mua thuốc thuốc bảo 
vệ thực vật cho cây cà chua, dưa chuột 
 41
BÀI 7: THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ SAU THU HOẠCH 
Mã bài: MĐ01– 07 
Mục tiêu: 
 - Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn thu hoạch 
sản phẩm rau; 
 - Áp dụng được các biện pháp để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến giai 
đoạn thu hoạch sản phẩm rau; 
 - Thực hiện việc theo ghi chép về sản phẩm thu hoạch, phân loại sản 
phẩm, đóng gói sản phẩm 
 - Thực hiện nghiêm túc đúng quy trình theo Viet GAP 
A. Nội dung 
1. Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng 
1.1.Hóa học 
 - Sử dụng không đúng các loại hóa chất bảo quản sau thu hoạch tồn tại 
trên sản phẩm rau. 
 - Nguyên nhân hóa chất có trên sản phẩm rau thu hoạch 
 + Sử dụng các loại hóa chất cấm sử dụng 
 + Sử dụng các thùng, bao bì hóa chất, phân bón,... để chứa sản 
phẩm rau 
 + Dụng cụ chứa sản phẩm không đảm bảo vệ sinh (dính dầu mỡ, 
hóa chất,...) 
 - Cách thức gây ô nhiễm 
 + Tiếp xúc trực tiếp các thùng chứa dụng cụ, bào bì,... 
 + Xử lý các chất hóa học tồn dư trên sản phẩm rau 
1.2. Sinh học 
 - Đó là các vật ký sinh gây bệnh, giun, sán, vi rút viêm gan B,... có ở trên 
sản phẩm rau 
 - Nguyên nhân các sinh vật gây bệnh có trên sản phẩm cây rau 
 + Sản phẩm rau tiếp xúc trực tiếp với đất, sàn nhà trong khi thu 
hoạch, đóng gói và bảo quản 
 + Các thiết bị, dụng cụ, thùng chứa tiếp xúc với sản phẩm không 
đảm bảo vệ sinh 
 + Nguồn nước sử dụng để xử lý sản phẩm rau bị ô nhiễm 
 42
 Hình 7.1: Sử dụng nguồn nước ô nhiễm rửa rau 
 + Người lao động không tuân thủ quy trình vệ sinh 
 + Phương tiện vận chuyển không đảm bảo vệ sinh 
 Hình 7.2: Phương tiện vận chuyên rau không đảm bảo 
- Cách thức gây ô nhiễm 
 + Sản phẩm rau tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm sinh học 
 43
1.3. Vật lý 
 - Đó là các vật lạ như đất, đá, mảnh thủy tinh, gỗ, kim loại,....có ở trong 
sản phẩm rau 
 - Nguyên nhân: 
 + Dụng cụ thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm bị 
hư hại hoặc không đảm bảo vệ sinh 
 + Bóng đèn tại các khu vực sơ chế, đóng gói, bảo quản bị vỡ trong 
khi sản phẩm không được che đậy 
 + Người lao động để rơi vật lạ, kẹp tay, găng tay,... lẫn vào thùng 
chứa sản phẩm thu hoạch 
 - Cách thức gây ô nhiễm 
 + Các vật lạ lẫn vào sản phẩm rau trong quá trình thu hoạch, xử lý 
sau thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển 
2. Yêu cầu thực hành theo Viet GAP 
2.1. Thu hoạch và đóng gói trên đồng ruộng 
- Chỉ thu hoạch sản phẩm khi đảm bảo thời gian cách ly thuốc bảo vệ 
thực vật và phân bón. 
- Kiểm tra dụng cụ thu hoạch và thùng chứa, đảm bảo rằng các vật dụng 
này sạch và trong trạng thái sử dụng tốt. 
Hình 7.3 : Thu hoạch sản phẩm rau 
- Loại bỏ các vật lạ, rau quả bị dập nát, hư hỏng và các loại tàn dư thực 
vật (như lá, cành cây,) ra khỏi sản phẩm. 
- Thao tác nhẹ nhàng trong khi sắp xếp, đóng gói để tránh làm dập nát, 
hư hỏng sản phẩm và tránh để sản phẩm tiếp xúc với đất, sản phẩm bị hư hỏng, 
dập nát. 
 44
Hình 7.4 : Sắp xếp sản phẩm rau vào thùng 
 Hình 7.5: Xe vận chuyển sản phẩm rau đảm bảo vệ sinh 
 45
2.2. Sơ chế đóng gói tại địa điểm đóng gói 
- Thao tác nhẹ nhàng trong khi sơ chế, đóng gói để tránh làm dập nát, hư 
hỏng sản phẩm và tránh để sản phẩm tiếp xúc với các nguồn gây ô nhiễm. 
- Thu gom chất thải sau khi đóng gói để tránh gây ô nhiễm sản phẩm. 
- Sau khi đóng gói, sản phẩm phải được dán nhãn theo quy định. 
Hình 7.6 : Sản phẩm rau được dán mác theo quy định 
2.3. Bảo quản sản phẩm rau 
- Sản phẩm phải được bảo quản tại địa điểm sạch sẽ, khô ráo, không có 
nguy cơ ô nhiễm hóa chất nông nghiệp và các chất vệ sinh, khử trùng. 
- Trừ các loại rau ăn củ, không được để sản phẩm trực tiếp trên nền đất 
hoặc sàn nhà 
2.4. Vệ sinh cá nhân 
- Rửa tay trước khi sơ chế, tiếp xúc với sản phẩm; 
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với động vật, ăn uống, hút thuốc, 
tiếp xúc với chất thải. 
- Người lao động bị bệnh truyền nhiễm (như viêm gan A, tiêu chảy,) 
không được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. 
- Không ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất. 
 46
3. Bảng mẫu ghi chép và theo dõi 
3.1. Mẫu ghi chép về thu hoạch 
 - Ghi đầy đủ các thông tin sau: 
 + Ngày, tháng, năm 
 + Cây trồng 
 + Lô 
 + Diện tích 
 + Trọng lượng 
 + Ghi chú 
 - Ví dụ: Ghi chép thu hoạch cà chua 
Ngày, 
tháng, năm 
Cây trồng Lô Diện tích Trọng 
lượng 
Ghi chú 
4/3/10 Cà chua A3 360 m2 2850 Rửa cà 
chua sau 
thu hoạch 
vì đất bám 
vào 
3.2. Xuất bán sản phẩm 
 - Cần ghi đầy đủ các thông tin sau: 
 + Ngày 
 + Sản phẩm 
 + Loại 
 + Địa chỉ người mua 
 + Lưu ý 
- Ví dụ: Điền thông tin về việc bán cà chua 
Ngày Sản phẩm Loại Địa chỉ người 
mua 
Lưu ý 
4/3/10 Cà chua I Metro Hà nội 
 47
B. Câu hỏi và bài tập 
Câu 1: Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm rau và đề xuất 
một số biện pháp xử lý ? 
- Nguồn lực: Thăm quan mô hình trồng rau không an toàn 
- Các thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), báo cáo kết 
quả trước lớp 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/nhóm 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát và đánh giá kết quả của các 
nhóm 
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: 
+ Xác định đúng các nguyên nhân gây ô nhiễm 
- Đề xuất biện pháp xử lý gây ô nhiễm 
Câu 2: Ghi các thông tin vào biểu mẫu nhật ký ghi chép thu hoạch sản phẩm 
rau? 
- Nguồn lực: Giấy A4 , bút, khu vực vườn trồng rau 
- Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học 
viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ ghi chép thu hoạch sản phẩm rau 
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ. 
- Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình 
tự làm của người học 
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Bảng ghi chép thu hoạch sản phẩm 
rau 
Câu 3: Ghi các thông tin vào biểu mẫu nhật ký ghi chép bán sản phẩm rau? 
- Nguồn lực: Giấy A4 , bút, khu vực vườn trồng rau 
- Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học 
viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ ghi chép thu hoạch sản phẩm rau 
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ. 
- Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình 
tự làm của người học 
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Bảng ghi chép bán sản phẩm rau 
 48
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
- Vị trí: Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap là 
một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của 
nghề trồng rau an toàn; được giảng dạy trước mô đun chuẩn bị điều kiện cần 
thiết để trồng rau an toàn, 
- Tính chất: Ghi chép, theo dõi các điều kiện tác động đến sản xuất rau, Địa 
điểm thực hiện ở khu sản xuất rau an toàn 
II. Mục tiêu: 
- Trình bày được các nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lương 
rau và các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn. 
 - Áp dụng được các biện pháp trong sản xuất rau an toàn như: Hạn chế 
các nguyên nhân gây hại đến chất lượng rau, thực hiện các biện pháp kỹ thuật 
trong sản xuất; 
 - Thực hiện việc theo ghi chép, lưu chữ hồ sơ cho sản phẩm rau an toàn 
theo hướng Viet GAP 
- Nhận thức được ý nghĩa của công tác sản xuất rau an toàn theo hướng Viet GAP. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ01-1 Đánh giá và lựa 
chọn vùng sản xuất 
Tích 
hợp 
Lớp + 
vùng sx 
rau
8 2 6 
MĐ01-2 Giống và gốc ghép Tích 
hợp 
Lớp + cơ 
sở sx rau 
5 1 4 
MĐ01-3 Quản lý đất 
và giá thể 
Tích 
hợp 
Lớp + 
vườn rau 
6 1 5 
MĐ01-4 Phân bón 
và chất bổ sung 
Tích 
hợp 
Lớp + 
vườn rau 
10 2 7 1 
MĐ01-5 Nguồn nước Tích 
hợp 
Lớp + 
vườn rau 
8 1 7 
MĐ01-6 Thuốc BVTV 
và hoá chất 
Tích 
hợp 
Lớp + 
vườn rau 
16 4 11 1 
MĐ01-7 Thu hoạch và xử lý 
sau thu hoạch 
Tích 
hợp 
Lớp + 
vườn rau 
10 1 9 
 Kiểm tra hết mô đun 4 4 
 Cộng 64 12 46 6 
 49
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
- Nguồn lực cần thiết: 
 Mô hình trồng rau an toàn, không an toàn 
Dụng cụ, nguyên vật liệu để thực hiện quá trình nhân giống. 
 Giấy A4 , bút 
 Bảng mẫu ghi chép 
- Cách chức tổ chức thực hiện: 
 Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: 
 Bảng ghi chép 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Nhận diện đúng các yếu tố hóa 
học, kim loại nặng, sinh học đến 
vùng sản xuất 
- Tìm hiểu nguyên nhân các yếu tố 
hóa học, kim loại nặng, sinh học 
đến vùng sản xuất 
- Các biện pháp giảm thiểu các yếu 
tố hóa học, kim loại nặng, sinh học 
đến vùng sản xuất 
- Quan sát và đánh giá kết quả 
- Quan sát cách xác định và thực hiện của 
người học 
- Quan sát cách xác định và thực hiện của 
người học 
- Ghi chép đánh giá vùng sản xuất - Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan 
sát trình tự làm của người học 
5.2. Bài 2: Giống và gốc ghép 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Nhận diện đúng các yếu tố hóa 
học, đến giống rau và gốc ghép 
- Các biện pháp giảm thiểu các yếu 
tố hóa học đến giống rau và gốc 
ghép 
- Quan sát và đánh giá kết quả 
 - Quan sát cách xác định và thực hiện của 
người học 
- Ghi chép về vật liệu gieo trồng - Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan 
sát trình tự làm của người học 
 50
5.3. Bài 3: Quản lý đất và giá thể 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Nhận diện đúng các yếu tố hóa 
học, kim loại nặng, sinh học đến đất 
và giá thể 
- Tìm hiểu nguyên nhân các yếu tố 
hóa học, kim loại nặng, sinh học 
đến đất và giá thể 
- Các biện pháp giảm thiểu các yếu 
tố hóa học, kim loại nặng, sinh học 
đến đất và giá thể 
- Quan sát và đánh giá kết quả 
- Quan sát cách xác định và thực hiện của 
người học 
- Quan sát cách xác định và thực hiện của 
người học 
- Ghi chép đánh giá đất và giá thể - Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan 
sát trình tự làm của người học 
5.4. Bài 4: Phân bón và chất bổ sung 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Nhận diện đúng các yếu tố nitrat, 
kim loại nặng, các vi sinh vật đến phân 
bón và chất bổ sung 
- Tìm hiểu nguyên nhân các yếu tố 
nitrat, kim loại nặng, các vi sinh vật 
đến phân bón và chất bổ sung 
- Các biện pháp giảm thiểu các yếu tố 
nitrat, kim loại nặng, các vi sinh vật 
đến phân bón và chất bổ sung 
- Quan sát và đánh giá kết quả 
- Quan sát cách xác định và thực hiện của 
người học 
- Quan sát cách xác định và thực hiện của 
người học 
- Ghi chép mẫu mua và sử dụng phân 
bón 
- Các nhóm tự đánh giá, giáo viên 
quan sát trình tự làm của người học 
5.5. Bài 5: Nguồn nước 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Nhận diện đúng các yếu tố hóa học, 
kim loại nặng, sinh học đến nguồn 
nước 
- Tìm hiểu nguyên nhân các yếu tố hóa 
học, kim loại nặng, sinh học đến nguồn 
nước 
- Các biện pháp giảm thiểu các yếu tố 
- Quan sát và đánh giá kết quả 
- Quan sát cách xác định và thực hiện 
của người học 
- Quan sát cách xác định và thực hiện
 51
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
hóa học, kim loại nặng, sinh học đến 
nguồn nước 
của người học
Ghi chép biện pháp khắc phục mối 
nguy từ nguồn nước 
- Các nhóm tự đánh giá, giáo viên 
quan sát trình tự làm của người học 
5.6. Bài 6: Thuốc BVTV và hoá chất 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Nhận diện đúng các yếu tố hóa 
chất bảo vệ thực vật, đến nguồn cây 
rau 
- Tìm hiểu nguyên nhân các yếu tố 
hóa chất bảo vệ thực vật, đến nguồn 
cây rau 
- Các biện pháp giảm thiểu các yếu 
tố hóa chất bảo vệ thực vật, đến 
nguồn cây rau 
- Quan sát và đánh giá kết quả 
- Quan sát cách xác định và thực hiện của 
người học 
- Quan sát cách xác định và thực hiện của 
người học 
Ghi chép mẫu mua và sử dụng 
thuốc bảo vệ thực vật 
- Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan 
sát trình tự làm của người học 
5.7. Bài 7: Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Nhận diện đúng các yếu tố hóa 
học, kim loại nặng, sinh học đến 
sản phẩm rau 
- Tìm hiểu nguyên nhân các yếu tố 
hóa học, kim loại nặng, sinh học 
đến sản phẩm rau 
- Các biện pháp giảm thiểu các yếu 
tố hóa học, kim loại nặng, sinh học 
đến sản phẩm rau 
- Quan sát và đánh giá kết quả 
- Quan sát cách xác định và thực hiện của 
người học 
- Quan sát cách xác định và thực hiện của 
người học 
- Ghi chép mẫu thua hoạch và tiêu 
thụ sản phẩm 
- Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan 
sát trình tự làm của người học 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nhóm tác giả của Business. Edge. 2007. Nghiên cứu thị trường – giải mã 
nhu cầu khách hàng . NXB trẻ 
[2]. Nhóm tác giả PGS. TS. Trần Khắc Thi, TS. Tô Thị Thu Hà. Sổ tay hướng 
dẫn thực hành Viet GAP trên rau 
[3]. Vũ Hữu Yên, Giáo trình Trồng trọt. NXB Giáo dục 2001. 
[4]. PGS.TS. Tạ Thị Thu Cúc. Kỹ thuật trồng rau ăn lá. 2007. Nhà xuất bản 
Phụ Nữ 
[5]. Nguyễn Mạnh Chinh. Sổ tay trồng rau an toàn . 2004. Nhà xuất bản NN 
[6]. Trung tâm khuyến nông quốc gia. Kỹ thuật sản xuất rau an toàn. 2010 Nhà 
Xuất bản Nông nghiệp 
 BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức 
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thư ký: Ông Phạm Văn Hiếu - Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Cù Xuân Phương, Trại trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Ông Phùng Trung Hiếu, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Ông Phạm Xuân Dung, Phó Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Cộng đồng 
Hà Nội 
 - Bà Vũ Thị Thủy, Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến 
ngư Quốc gia./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
11. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng 
Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 
2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Phạm Quốc Hoàn - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và 
Kinh tế Bảo Lộc 
 - Ông Hồ Tấn Mỹ - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng nông 
nghiệp Lâm Đồng 
 - Bà Nguyễn Thị Huyền - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông 
Quốc gia./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_huong_dan_san_xuat_rau_an_toan_theo_huong_viet_ga.pdf