Giáo trình Hệ thống âm thanh (Phần 1)
Nguồn gốc của âm thanh.
Khi ta tác động một lực vào dây đàn thì dây đàn rung nên và phát ra
tiếng. Tiếng đàn ngân dài cho đến khi dây đàn hết rung thì âm thanh cũng
tắt.
Khi ta gõ vào mặt trống, mặt trống rung nên và phát ra tiếng. Khi
mặt trống hết rung thì tiếng trống cũng mất.
Như vậy: Âm thanh do vật thể rung động, phát ra tiếng và lan truyền
đi trong không khí.
Làn sóng âm thanh từ vật thể rung động phát ra, lan truyền trong
không gian, tới tai người làm rung động màng nhĩ theo đúng nhịp điệu rung
động của vật thể đã phát ra tiếng. Nhờ đó, tai người nghe được âm thanh.
Âm thanh có thể truyền lan được trong các chất khí, rắn, lỏng nhưng
không thể truyền lan được trong môi trường chân không.6
Một số loại truyễn dẫn âm rất kém như các loại vải, các vật liệu có
tính chất mềm, xốp như bông, cỏ, dạ Tất cả các loại vật liệu đó được gọi
chung là chất hút âm. Các vật liệu này thường được làm vật liệu lót tường
trong các phòng âm thanh để hút âm nhằm giảm tiếng vang.
Trong quá trình truyền lan, nếu gặp phải các vật chướng ngại như
Tường, Núi đá, Cây thì phần lớn âm thanh sẽ bị phản xạ ngược trở lại,
một phần tiếp tục truyền lan về phía trước, một phần nhỏ của năng lượng
âm thanh cọ sát với vật chướng ngại, biến thành nhiệt năng tiêu tán đi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hệ thống âm thanh (Phần 1)
1 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Chủ biên: Nguyễn Anh Tú GIÁO TRÌNH HỆ THỐNG ÂM THANH Hà Nội - 2012 2 LỜI NÓI ĐẦU Kỹ thuật điện tử, và thông tin truyền thông hiện nay càng ngày càng phát triển nhanh chóng, nó có những tiến bộ khác nhau của đời sống xã hội và đang trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất của cách mạng khoa học kỹ thuật trình độ cao. Song song với việc phát minh ra các thiết bị nghe – nhìn phục vụ cho việc giải trí thì nhu cầu thưởng thức cuộc sống cũng đòi hỏi cao hơn, trong đó “Hệ thống âm thanh” là một trong những đòi hỏi cấp thiết của nhu cầu thưởng thức. Tuy nhiên, khi đưa các hệ thống đó vào vận hành, sau một thời gian hệ thống đó sẽ có những sự cố. Vậy khắc phục sự cố đó bằng cách nào? Được sự hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề, Trường cao đẳng Công nghiệp nghề Hà Nội, khoa Điện - Điện tử tiến hành biên soạn và giới thiệu giáo trình đào tạo sửa chữa “Hệ thống âm thanh” với cái nhìn tổng quan về khắc phục các sự cố của một hệ thống âm thanh dân dụng. Trong quá trình biên soạn giáo trình, có những sơ suất về chuyên môn cũng như nghiệp vụ. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, giáo viên và đồng nghiệp và chúng ta đọc để ban biên tập hoàn thiện hơn. Ban biên tập cảm ơn các cơ quan liên quan, đơn vị, cá nhân đã tham gia biên soạn giáo trình. Hà Nội, Ngày tháng năm 2012 T.M Ban biên tập Nguyễn Anh Tú 3 Tuyên bố bản quyền Tài liệu này là loại giáo trình nội bộ dùng trong nhà trường với mục đích làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và học sinh, sinh viên nên các nguồn thông tin có thể được tham khảo. Tài liệu phải do trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội in ấn và phát hành. Việc sử dụng tài liệu này với mục đích thương mại hoặc khác với mục đích trên đều bị nghiêm cấm và bị coi là vi phạm bản quyền. Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội xin chân thành cảm ơn các thông tin giúp cho nhà trường bảo vệ bản quyền của mình. Địa chỉ liên hệ: Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội. 131 – Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội Điện thoại: (84-4) 38532033 Fax: (84-4) 38533523 Website: www.hnivc.edu.vn 4 NỘI DUNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thự c hành Kiểm tra* 1. Khái niệm chung hệ thống âm thanh 6 06 00 2. Mạch điện khối nguồn cung cấp 12 06 6 3. Sửa chữa mạch ổn áp tuyến tính 18 04 16 1 4. Mạch khuếch đại đầu vào 6 01 05 5. Mạch khuếch đại pha trộn 6 01 05 6. Mạch khuếch đại đảo pha 6 01 05 1 7. Mạch ECHO - khuếch đại tín hiệu ECHO 12 04 08 8. Mạch phân đường tín hiệu STEREO 12 04 08 9. Mạch điều chỉnh âm sắc 24 06 18 1 10. Mạch tiền khuếch đại công suất 6 01 05 11. Mạch khuếch đại công suất 24 06 18 1 12. Hệ thống loa 6 01 05 13. Sửa chữa hệ thống chuyển mạch 6 01 05 14. Sửa chữa mạch điều khiển chức năng bằng vi xử lý 6 02 04 15. Micro 6 02 04 16. Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán hư hỏng của hệ thống âm thanh 12 02 10 1 Cộng; 168 48 120 5 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành. 5 BÀI 1 – KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ÂM THANH Mục tiêu của bài: Học xong bài này học viên sẽ có khả năng: Về kiến thức: - Hiểu rõ về nguồn gốc và đặc tính của âm thanh. - Hiểu rõ các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của hệ thống âm thanh. Về kỹ năng: - Phân loại được các loại hệ thống âm thanh. - Trình bày chính xác về vị trí, cấu tạo, chức năng nhiệm vụ, chỉ tiêu kỹ thuật của các khối trong hệ thống âm thanh. Về thái độ: - Rèn luyện khả năng nhận biết các khối trên máy thực tế thông qua sơ đồ khối. - Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận của người thợ sửa chữa điện tử. - Rèn luyện tác phong công nghiệp và vệ sinh an toàn lao động. NỘI DUNG CỦA BÀI: 1.1 – Khái niệm chung về âm thanh. 1.1.1 – Nguồn gốc của âm thanh. Khi ta tác động một lực vào dây đàn thì dây đàn rung nên và phát ra tiếng. Tiếng đàn ngân dài cho đến khi dây đàn hết rung thì âm thanh cũng tắt. Khi ta gõ vào mặt trống, mặt trống rung nên và phát ra tiếng. Khi mặt trống hết rung thì tiếng trống cũng mất. Như vậy: Âm thanh do vật thể rung động, phát ra tiếng và lan truyền đi trong không khí. Làn sóng âm thanh từ vật thể rung động phát ra, lan truyền trong không gian, tới tai người làm rung động màng nhĩ theo đúng nhịp điệu rung động của vật thể đã phát ra tiếng. Nhờ đó, tai người nghe được âm thanh. Âm thanh có thể truyền lan được trong các chất khí, rắn, lỏng nhưng không thể truyền lan được trong môi trường chân không. 6 Một số loại truyễn dẫn âm rất kém như các loại vải, các vật liệu có tính chất mềm, xốp như bông, cỏ, dạTất cả các loại vật liệu đó được gọi chung là chất hút âm. Các vật liệu này thường được làm vật liệu lót tường trong các phòng âm thanh để hút âm nhằm giảm tiếng vang. Trong quá trình truyền lan, nếu gặp phải các vật chướng ngại như Tường, Núi đá, Cây thì phần lớn âm thanh sẽ bị phản xạ ngược trở lại, một phần tiếp tục truyền lan về phía trước, một phần nhỏ của năng lượng âm thanh cọ sát với vật chướng ngại, biến thành nhiệt năng tiêu tán đi. 1.1.2 – Đặc tính của âm thanh. Tần số: Tần số âm thanh là số lần dao động của không khí truyền dẫn âm trong một giây. Đơn vị đo tần số là Héc (Hz). VD: Khi ta chơi đàn ghita, nếu gẩy nốt Mi thì dây đàn sẽ rung nên 330 lần trong 1 giây. Ta gọi tần số của âm Mi là 330Hz. Tần số biểu thị độ cao của âm thanh, Trong đó: - Tiếng trầm có tần số thấp. - Tiếng thanh (tiếng bổng) có tần số cao. Ứng với mỗi tần số dao động là F có chu kỳ dao động là T và một bước sóng là . Trong đó: - Chu kỳ dao động của âm thanh là quãng thời gian âm thanh đó dao động một lần. Chu kỳ ký hiệu là T, với đơn vị là giây. Ta có: - Bước sóng của âm thanh là khoảng truyền lan của âm thanh tương ứng với một chu kỳ dao động. Bước sóng của âm thanh tương ứng trong âm tần là từ 21.25m đến 0.017m. Bước sóng có ký hiệu là , với đơn vị là mét. Ta có: = C * T Trong đó: C: Tốc độ truyền lan của âm thanh trong không khí (C = 340m/s). T : Chu kỳ của âm thanh. 7 Tuy nhiên trên thực tế một âm phát ra không phải là một âm đơn mà là một âm phức. Âm phức này bao gồm âm đơn và một số âm hài có tần số gấp 2, 3, 4lần âm đơn. Trong dải âm tần, người ta chia ra : - Tiếng trầm nằm trong dải tần từ 16Hz đến 300Hz. - Tiếng trung nằm trong dải tần từ 300Hz đến 3000Hz. - Tiếng thanh nằm trong dải tần từ 3000Hz đến 20000Hz. Tiếng nói của con người thường có tần số từ 80Hz đến 8000Hz. Các nốt nhạc ở bát độ thứ 3 có tần số là: Đồ – 262Hz, Rê – 294Hz, Mi – 330Hz, Pha – 349Hz, Son – 392Hz, La – 440Hz, Si – 494Hz. – Áp suất âm thanh: Áp suất của âm thanh hay còn gọi là thanh áp. Âm thanh truyền lan đến đâu thì sẽ làm thay đổi áp suất không khí ở đó. Áp suất do âm thanh tạo ra ở một điểm gọi là thanh áp ở điểm đó. Thanh áp được kí hiệu là p, đơn vị đo thanh áp là bar. 1bar là thanh áp tác động lên một diện tích 1cm2 với một lực là 1đin, do vậy 1bar bằng 1đin/cm2. Thanh áp tỉ lệ với căn bậc hai của công suất âm thanh, khi ta tăng công suất lên 1 lần thì thanh áp chỉ tăng lên 2 lần, nếu tăng công suất lên 9 lần thì thanh áp chỉ tăng lên 3 lần. – Công suất của âm thanh: Công suất âm thanh là năng lượng âm thanh đi qua một diện tích S trong thời gian một giây. Công suất âm thanh được ký hiệu là P và được tính theo công thức sau: P = p * S * V Trong đó: p: Thanh áp V: Tốc độ dao động của một phần tử không khí tại diện tích năng lượng âm thanh đi qua. S: Diện tích năng lượng âm thanh đi qua. – Sự phản xạ, khúc xạ của sóng âm thanh: Sóng âm thanh với bước sóng là , trên đường truyền lan gặp vật chắn có kích thước d sẽ xảy ra 2 trường hợp sau đây: 8 Trường hợp 1: d Hình 1.1: Sự phản xạ, khúc xạ của sóng âm (trường hợp d). Trong trường hợp này, sóng âm sẽ trườn qua vật chắn. Hiện tượng này người ta gọi là hiện tượng sóng uốn vòng. Trường hợp 2: d Hình 1.2: Sự phản xạ, khúc xạ của sóng âm (trường hợp d). Trong trường hợp này thì một phần sóng âm sẽ phản xạ trở lại còn một phần sẽ xuyên qua vật chắn truyền vào môi trường truyền âm. Như vậy, hiện tượng sóng âm gặp vật chắn đổi hướng được gọi là hiện tượng khúc xa và phản xạ. 9 Hiện tượng phản xạ và khúc xạ của sóng âm tuân theo các định luận phản xạ, khúc xạ như đối với ánh sáng. (Định luật phản xạ: Góc tới và góc phản xạ bằng nhau, tia tới và tia phản xạ cùng nằm trên một mặt phẳng). – Trường âm: Trường âm là môi trường vật chất mà sóng âm thanh truyền lan. Có hai loại trường âm: Trường âm tự do: là môi trường truyền âm trong không gian mở, không có tường bao hoặc vật chắn. Trường âm tán xạ: là môi trường truyền âm trong không gian kín, có các tường bao quanh hoặc vật chắn (Nhà ở, phòng hát, phòng thu). Trường âm tán xạ có hai thành phần là trực âm (Sóng âm trực tiếp) và phản âm (sóng âm phản xạ), trong đó phản âm là thành phần vô cùng phức tạp. – Vang và trễ: Vang là đặc tính âm thanh của các phòng kín. Vang là hiện tượng kéo dài âm thanh sau khi tắt nguồn âm. Thời gian vang (E) là một đại lượng vật lý được sử dụng để xác định mức độ vang của từng phòng. Đơn vị đo của thời gian vang là giây (s). Hình 1.3: Đồ thị biểu diễn thời gian ngân vang. 10 Trong phòng kín của nguồn âm S, người nghe ở vị trí cách nguồn âm S một khoảng là M, khi đó sóng âm thanh đến tai người nghe bằng hai con đường: Âm thanh bức xạ trực tiếp từ S đến M. Âm thanh phản xạ lên các bức tường hoặc vật cản. Có thể tồn tại n bậc phản xạ, do vậy qua mỗi lần phản xạ năng lượng của âm thanh sẽ bị suy giảm và thời gian đến tai người sẽ chậm hơn. Quá trình đó được mô tả như sau: Hình 1.4: Quá trình phản xạ của sóng âm. Khoảng cách từ trực âm đến tia phản xạ đầu tiên được gọi là thời gian trễ (). Nếu > 50ms thì tai người có thể nhận biết được khoảng cách giữa trực âm và tia phản xạ đầu tiên. Thời gian vang được xác định từ thời điểm ngắt nguồn âm đến khi năng lượng âm thanh giảm xuống ngưỡng 60dB. 1.1.3 – Sự cảm thụ của tai người đối với âm thanh: Tai người bình thường có thể nghe được âm thanh trong dải tần số từ 20Hz đến 20.000Hz, có những người có khả năng nghe được các âm thanh ở các tần số cao hơn hoặc thấp hơn. 11 Người ta có thể phân biệt được khoảng 130 mức thanh áp khác nhau, mỗi mức cách nhau 1dB. Tai người nhạy cảm với âm thanh trong dải tần số từ 500Hz đến 5000Hz. Ở khoảng tần số này chỉ cần nguồn âm thanh có thanh áp nhỏ tai người cũng nghe rõ không kém gì ở các khoảng tần số cao hay thấp có thanh áp lớn hơn. 1.2 – Khái quát về hệ thống âm thanh. 1.2.1 – Chức năng, nhiệm vụ. Hệ thống âm thanh gồm có Micro, Ampli, đường dây, loaYêu cầu chính của hệ thống âm thanh là cung cấp âm thanh đồng đều và đảm bảo chất lượng trong khu vực truyền âm. 1.2.2 – Phân loại. - Phân loại theo mục đích sử dụng. Hệ thống âm thanh dân dụng. Hệ thống âm thanh chuyên dụng. - Phân loại dựa vào kết cấu các phần tử linh kiện chủ yếu trong hệ thống âm thanh. Hệ thống âm thanh dùng Ampli Transistor điện tử. Hệ thống âm thanh dùng Ampli Transistor. Hệ thống âm thanh dùng Ampli vi mạch. - Phân loại theo cách mắc tải của hệ thống âm thanh. Hệ thống âm thanh với tải mắc nối tiếp. Hệ thống âm thanh với tải mắc song song. 1.3 – Sơ đồ khối hệ thống âm thanh. 1.3.1 – Sơ đồ khối và chức năng nhiệm vụ các khối trong hệ thống âm thanh mono. – Sơ đồ khối: 12 Hình 1.5: Sơ đồ khối hệ thống âm thanh mono. – Nhiệm vụ các khối: Khối 1: Mạch phân áp đầu vào: Tín hiệu đầu vào có thể từ nhiều đường khác nhau nên mức tín hiệu của chúng cũng lớn – bé khác nhau. Do đó cần phải có mạch phân áp đầu vào để cho các tín hiệu đưa vào máy tăng âm được đồng đều. Khối 2: Mạch khuếch đại điện áp âm tần: Tín hiệu đầu vào có biên độ điện áp thấp nên cần phải qua mạch khuếch đại điện áp âm tần nhằm khuếch đại điện áp âm tần ở đầu vào đủ lớn lên để phục vụ cho các tầng sau. Khối 3: Các mạch bổ trợ: là các mạch điều chỉnh âm sắc, âm lượng, mạch tăng thời gian ngân vang, mạch lọc phân đường tiếng cho loa, mạch bảo vệ loanhằm nâng cao chất lượng , tăng tính năng và độ bền cho máy. Khối 4: Mạch khuếch đại trung gian (tiền khuếch đại): nhằm khuếch đại tín hiệu âm tần đủ lớn theo yêu cầu để cho tầng khuếch đại công suất âm tần có thể làm việc bình thường. Khối 5: Mạch khuếch đại công suất âm tần: có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm tần đủ lớn theo yêu cầu để phát ra loa. Mạch thường dùng 13 các Transistor công suất mắc đẩy kéo làm việc ở chế độ AB nhằm làm cho ra công suất lớn với hiệu suất cao (mạch có thể sử dụng các IC công suất). Khối 6: Mạch nguồn: Dùng để biến đổi điện xoay chiều ở đầu vào thành điện 1 chiều nhằm cung cấp năng lượng cho các tầng làm việc. 1.3.2 – Sơ đồ khối và chức năng nhiệm vụ các khối trong hệ thống âm thanh Stereo. - Sơ đồ khối: Hình 1.6: Sơ đồ khối hệ thống âm thanh Stereo. – Nhiệm vụ các khối: Khối 1: Mạch phân áp đầu vào: Tín hiệu đầu vào có thể từ nhiều đường khác nhau nên mức tín hiệu của chúng cũng lớn – bé khác nhau. Do đó cần phải có mạch phân áp đầu vào để cho các tín hiệu đưa vào máy tăng âm được đồng đều. 14 Khối 2.1 và 2.2: Mạch khuếch đại điện áp âm tần cho kênh Trái (L) và kênh phải (R): Tín hiệu đầu vào có biên độ điện áp thấp nên cần phải qua mạch khuếch đại điện áp âm tần nhằm khuếch đại điện áp âm tần ở đầu vào đủ lớn lên để phục vụ cho các tầng sau. Khối 3.1 và 3.2: Các mạch bổ trợ cho kênh L và kênh phải R: là các mạch điều chỉnh âm sắc, âm lượng, mạch tăng thời gian ngân vang, mạch lọc phân đường tiếng cho loa, mạch bảo vệ loanhằm nâng cao chất lượng , tăng tính năng và độ bền cho máy. Khối 4.1 và 4.2: Mạch khuếch đại trung gian (tiền khuếch đại) cho kênh L và kênh phải R: nhằm khuếch đại tín hiệu âm tần đủ lớn theo yêu cầu để cho tầng khuếch đại công suất âm tần có thể làm việc bình thường. Khối 5.1 và 5.2: Mạch khuếch đại công suất âm tần cho kênh L và kênh phải R: có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm tần đủ lớn theo yêu cầu để phát ra loa. Mạch thường dùng các Transistor công suất mắc đẩy kéo làm việc ở chế độ AB nhằm làm cho ra công suất lớn với hiệu suất cao (mạch có thể sử dụng các IC công suất). Khối 6: Mạch nguồn: Dùng để biến đổi điện xoay chiều ở đầu vào thành điện 1 chiều nhằm cung cấp năng lượng cho các tầng trong toàn hệ thống làm việc. 1.4 – Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của hệ thống âm thanh. Tính năng kỹ thuật của hệ thống âm thanh nói riêng và của các thiết bị nói chung cho ta biết chất lượng của chúng. Để đánh giá chất lượng của một hệ thống âm thanh, người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu và tham số cơ bản sau đây: Hệ số khuếch đại và hiệu suất. Đặc tuyến tần số. Đặc tuyến biên độ. Dải động và mức tạp nhiễu. Méo không đường thẳng. Trong đó, các đại lượng chỉ giá trị dòng điện, điện áp, công suất, đều được đo ở mức danh định. Giá trị hiệu dụng được biểu thị bằng từ viết hoa của thông số đó và đôi khi kèm theo ký hiệu vms. 15 Khi đã biết giá trị của một vài tham số ta sẽ tìm ra các ... thực hiện: - Nhận và nghe giáo viên giải thích về trình tự sửa chữa. - Nhận và kiểm tra vật tư, thiết bị. - Thực hiện bài thực hành theo sự trình tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Viết báo cáo thực hành cho mỗi hư hỏng đã sửa chữa. 7.5. Kiểm tra, đánh giá. Nội dung Điểm chuẩn Kiến thức: - Trình bày đúng cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch tạo hiệu ứng vang Echo. 4 Kỹ năng: - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của các loại mạch mạch tạo hiệu ứng vang Echo đúng tiêu chuẩn thiết kế. - Sửa chữa được các hư hỏng thuộc mạch tạo hiệu ứng vang Echo trên máy thực tế. 6 77 BÀI 8 – MẠCH PHÂN ĐƯỜNG TÍN HIỆU STEREO Mục tiêu của bài: Học xong bài này học viên sẽ có khả năng: Về kiến thức: Trình bày đúng cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch phân đường tín hiệu Stereo. Về kỹ năng: - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của các loại mạch phân đường tín hiệu Stereo đúng tiêu chuẩn thiết kế. Về thái độ: - Rèn luyện khả năng phân tích, kiểm tra và sửa chữa mạch điện tử. - Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận của người thợ sửa chữa điện tử. - Rèn luyện tác phong công nghiệp và vệ sinh an toàn lao động. NỘI DUNG CỦA BÀI: A. LÝ THUYẾT: 8.1. Chức năng, nhiệm vụ của mạch phân đường tín hiệu STEREO. Khi máy tăng âm đã đạt tiêu chuẩn chất lượng âm thanh thì cần phải có loa đáp ứng đầy đủ tính năng kỹ thuật của máy tăng âm chất lượng cao đó. Do mỗi loại loa chỉ làm việc tốt ở dải tần mà nó đáp ứng, vì vậy cần phải có mạch lọc để tách riêng rẽ dải tần âm thanh cho mỗi loại loa để âm thanh phát ra đạt độ trung thực cao. Mạch phân đường tín hiệu Stereo hay còn gọi là mạch phân tần là mạch điện dùng để chia tần số từ 20Hz đến 20KHz của tín hiệu âm thanh từ nguồn âm ra thành các khoảng khác nhau để phát huy tối đa mức độ thẳng của đáp tuyến tần số của các thiết bị tái tạo âm thanh như ampli, loa. Có hai loại mạch lọc phân đường tín hiệu là mạch lọc tích cực và mạch lọc thụ động, trong đó: * Bộ lọc tích cực, còn được gọi là bộ lọc điện tử, là một mạch điện đặc biệt sử dụng Transistor, transistor hoặc IC để phân tách các dải tần số trong tín hiệu âm thanh nghe đựơc ra làm 3 dải, đó là: Dải âm Trầm, Dải 78 âm trung, Dải âm cao (hoặc tách ra làm nhiều dải hơn tuỳ theo yêu cầu). Bộ lọc tích cực thường được mắc giữa nguồn tín hiệu và các ampli, mỗi ampli phụ trách một dải tần. Nếu nghe âm thanh stereo thì số lượng ampli có thể phải cần tới 6 chiếc riêng biệt cho các đường tiếng. Mỗi ampli này lại “hoạt động” vào một loa trầm, trung, cao khác nhau mà không cần đến bộ lọc thụ động trong thùng loa. Bộ lọc tích cực phức tạp, đắt tiền nhưng hiệu quả lọc cao, có thể điều chỉnh tần số cắt và nâng cao được độ nhạy của loa do không bị suy hao, do đó được dùng nhiều trong lĩnh vực chuyên nghiệp và thích hợp cho những người chơi audio sành sỏi. * Phân tần thụ động: Được dùng rất phổ biến trong các thùng loa thông thường, cấu tạo của phân tần thụ động bao gồm một số cuộn cảm, tụ điện và điện trở. Những linh kiện này có tác dụng phân chia tần số âm thanh đi vào các loa trầm, trung và cao. So với bộ lọc tích cực, bộ lọc thụ động đơn giản hơn, dễ chế tạo và rẻ tiền nhưng lại làm suy giảm độ nhạy thực tế của loa. Trong thùng loa 2 đường tiếng (2 ways), bộ lọc thường có 4 dạng sắp xếp (theo hiệu quả phân tầng) như sau: A: Bộ lọc 6dB/Octave B: Bộ lọc 12dB/Octave C: Bộ lọc 18dB/Octave D: Bộ lọc 24dB/Octave 8.2. Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện và nguyên lý hoạt động của mạch phân đường tín hiệu STEREO. 8.2.1 – Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện: Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc song song suy giảm 6dB/octave. Sơ đồ mạch điện: Hình 8.1: Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc song song suy giảm 6dB/octave. 79 Tác dụng linh kiện: C: Ngăn âm trầm, dẫn âm cao. L: Ngăn âm cao, dẫn âm trầm. Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp suy giảm 6dB/octave Hình 8.2: Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp suy giảm 6dB/octave. 8.2.2 – Nguyên lý làm việc. Mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp hoặc song song, suy giảm 6dB/octave sử dụng một mạch lọc thông cao với tụ lọc không cực tính để ngăn âm trầm, thông âm cao. Điều kiện để chọn giá trị của tụ điện C là điện kháng của tụ điện này tại tần số cắt phải bằng hoặc nhỏ hơn ¼ trở kháng của loa bổng (loa thanh). Ví dụ: 1 Loa trầm (loa bổng) có: Z = 8 thì XC = ¼ * Z = 2. Khi đó, áp dụng công thức: C = 1/ 2 fXC Nếu tụ điện C tính theo đơn vị là F, f tính theo đơn vị là Hz và XC tính theo đơn vị là thì ta có: C(F) = 106 / 2 fXC Nếu tần số cắt của loa bổng (loa thanh) là 2000Hz thì C 40F. Mạch lọc mắc phối hợp giữa điện cảm L và tụ điện C thì sẽ làm giảm trị số điện dung của tụ điện C xuống 4 lần. 80 Trên thực tế để tính trị số điện dung của tụ điện C và trị số điện cảm của cuộn dây L thì ta căn cứ vào điều kiện phối hợp trở kháng, nghĩa là trở kháng ra của Amplifier phải bằng trở kháng của thùng loa, đồng thời nó cũng phải bằng trở kháng của từng loa trên mỗi đường tiếng. Ví dụ: Loa có trở kháng Z = 8, tần số cắt fC = 2000Hz. Khi đó ta sẽ tìm được: C = 106 / 2 fXC = 10 6 / 2 * 2000 * 8 10F L = (Z * 103) / 2 fC = (8 * 103) / (2 * 2000) = 0,63mH B. THẢO LUẬN NHÓM. Giới thiệu một số mạch phân đường tín hiệu STEREO thông dụng. Mạch phân đường tín hiệu dùng linh kiện thụ động. Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp suy giảm 12dB/octave: Hình 8.3: Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp suy giảm 12dB/octave. Mạch phân đường tín hiệu này bao gồm hai mạch lọc là: Mạch lọc thông cao L2C2 cho loa bổng. Mạch lọc thông thấp L1C1 cho loa trầm. Pha của hai mạch lọc này ngược pha nhau 180O tại tần số cắt fC. Giả sử, loa có Z = 8, tần số cắt fC = 1000Hz thì tham số của mạch được tính như sau: 81 Mạch lọc cho loa bổng: L1 = (Z * 10 3) / (2 fC) = (8 * 10 3) / (2 * 1000) = 1,27mH. C1 = (1,6 * 10 6) / (2 fCZ) = (1,6 * 10 6) / (2 * 1000 * 8) = 32F Mạch lọc cho loa trầm: L2 = 10 6/(1,6*2 fC) = (8*10 3) / (1,6*2 *1000) = 0,79mH. C1 = (1,6 * 10 6) / (2 fCZ) = 10 6 / (2 * 1000 * 8) = 20F Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp suy giảm 18dB/octave: Để đạt được độ suy giảm 18dB/octave thì sơ đồ phải sử dụng dạng mạch lọc bậc 2. Mạch lọc thông cao hoặc thông thấp bậc 2 có dạng hình hay hình T. Nếu mắc 2 loa nối tiếp thì dùng mạch lọc hình có dạng như sau: Hình 8.4: Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp suy giảm 18dB/octave (dùng mạch lọc hình Π). 82 Nếu mắc 2 loa song song thì dùng mạch lọc hình T có dạng như sau: Hình 8.5: Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp suy giảm 18dB/octave (dùng mạch lọc hình T). Cả hai loại mạch trên đều có góc lệch pha tại tần số cắt là 270O. Giá trị của các linh kiện trong cả hai mạch điện được tính như sau: 83 Trong đó, nếu dùng mạch lọc phân 2 đường tiếng thì loa trầm thường bao luôn dải tần số trung, còn loa bổng lại có dải tần số hẹp. Tần số cắt của nó thấp (vào khoảng 1000Hz đến 2000Hz). Sơ đồ mạch lọc ba đường tiếng: Mạch lọc 3 đường tiếng có nhiệm vụ tách 3 đường âm thanh cho 3 loa là: Loa trầm. Loa trung. Loa thanh. Tần số cắt của loa trung từ 200Hz đến 500Hz, loa thanh (loa bổng) từ 5kHz đến 6kHz. Tần số cắt của loa phải được chọn lớn hơn tần số cộng hưởng riêng của loa đó. Tần số cộng hưởng riêng là dao động cơ khí ở khâu chế tạo loa tạo nên. Tùy theo hiệu ứng âm hưởng có dải tần trầm, trung và bổng mà thiết kế mạch lọc có đường dốc suy giảm tại vùng tần số cắt 6dB/octave hay 18dB/octave. Sơ đồ mạch lọc 3 đường tiếng có dạng như hình dưới đây: Hình 8.6: Sơ đồ mạch lọc ba đường tiếng suy giảm 6dB/octave. Mạch điện trên chỉ sử dụng 1 cuộn cảm L và 2 tụ không cực tính là C1 và C2 nên đặc tính suy giảm chỉ đạt 6dB/octave do đó âm thanh không được tách biệt rõ ràng thành các đường âm trâm, âm trung và âm bổng. 84 Mạch phân đường tín hiệu chất lượng cao. Hình 8.7: Sơ đồ mạch lọc ba đường tiếng suy giảm 18dB/octave. Trong mạch điện trên, đường âm thanh tần số cao sẽ đi qua mạch lọc thông cao hình T, truyền qua mạch phân áp theo tỷ lệ 1/2 để giảm bớt công suất cho loa bổng (loa thanh). Mắc song song với loa là mạch chống tự kích ở tần số cao. Tần số cắt của loa thanh là 6kHz với độ dốc suy giảm là 18dB/octave. Đường âm thanh tần số trung sẽ đi qua mạch lọc băng thông, 85 truyền qua mạch phân áp 4/5. Nghĩa là nó chỉ cung cấp 4/5 công suất ra của máy tăng âm cho loa trung. Tần số cắt của loa trung khoảng 500Hz, độ dốc tại tần số cắt là 12dB/octave. Cuộn dây L4 để chống đỉnh xung đột biến. Tụ điện C6 và điện trở R6 được dùng để cải thiện đặc tính biên độ và tần số cho loa trung. Đường âm thanh tần thấp được đưa qua mạch lọc tần thấp 12dB/octave. Năng lượng từ đầu ra của Amplifier được đưa thẳng đến các loa trầm, không phải đi qua các mạch phân áp. Tụ điện C8 và điện trở R7 được dùng để cải thiện đặc tính biên độ và tần số cho loa trầm. Các tụ điện được sử dụng trong mạch là loại tụ không có cực tính. Dải âm thanh làm việc từ 40Hz đến 20.000Hz với độ suy giảm 3dB. Thảo luận: Chia lớp thành 03 nhóm với yêu cầu riêng cho từng nhóm, cụ thể: - Xác định vị trí các khối. - Phân tích tác dụng linh kiện. - Xác định loại mạch điện. C. THỰC HÀNH: 8.1. Vật tư – Thiết bị - Dụng cụ: Bảng dự trù vật tư thiết bị cho 01 ca thực tập. TT Thiết bị - Vật tư Thông số kỹ thuật Số lượng 1 Máy hiện sóng 20MHz, hai tia 1máy/2nhóm 2 Đồng hồ vạn năng DC 20KΩ/v. AC 9KΩ/v. 1chiếc/ nhóm 3 Mỏ hàn điện (Mỏ hàn xung) 220v/35W /100~VA 1 chiếc/nhóm 4 Máy tăng âm 200W 1 bộ/nhóm 5 Diode chỉnh lưu Các loại Theo thực tế. 6 Linh kiện thụ động R, L, C... Theo thực tế. 7 Transistor NPN, PNP Theo thực tế. 8 Loa Các loại Theo thực tế. 86 8.2. Trình tự sửa chữa: Trình bày phương pháp sửa chữa những hư hỏng của mạch phân đường tín hiệu STEREO, cụ thể: Trình tự sửa chữa đường tín hiệu kênh trái, kênh phải. Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy. Bước 2: Xác định vị trí mạch phân đường tín hiệu cho kênh trái và kênh phải. Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện của mạch phân đường tín hiệu cho kênh trái và kênh phải. Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất lượng của: Điện trở, tụ điện.... nằm trong mạch phân đường tín hiệu. Transistor trong mạch phân đường tín hiệu. Bước 5: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện áp để kiểm tra chế độ làm việc của mạch điện, cụ thể: Đo điện áp cấp nguồn tại Jack nguồn cung cấp và tại các chân cấp nguồn của các IC. Đo điện áp cấp nguồn tại các chân cấp nguồn của các IC. Bước 6: Dùng máy hiện sóng để kiểm tra trạng thái hoạt động của mạch, cụ thể: Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu vào. Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu ra. Bước 7: Thay thế linh kiện hỏng. Bước 8: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra. Trình tự sửa chữa các mạch lọc tín hiệu. Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy. Bước 2: Xác định vị trí mạch mạch lọc tín hiệu Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện của mạch mạch lọc tín hiệu Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất lượng của: Điện trở, tụ điện.... nằm trong mạch mạch lọc tín hiệu 87 Transistor trong mạch mạch lọc tín hiệu. Bước 5: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện áp để kiểm tra chế độ làm việc của mạch điện, cụ thể: Đo điện áp cấp nguồn tại Jack nguồn cung cấp và tại các chân cấp nguồn cho mạch điện. Đo điện áp cấp nguồn tại các chân cấp nguồn cho mạch điện. Bước 6: Dùng máy hiện sóng để kiểm tra trạng thái hoạt động của mạch, cụ thể: Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu vào. Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu ra. Bước 7: Thay thế linh kiện hỏng. Bước 8: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra. Trình tự sửa chữa các mạch phân đường tín hiệu STEREO dùng linh kiện thụ động. Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy. Bước 2: Xác định vị trí mạch mạch phân đường tín hiệu dùng linh kiện thụ động. Hình 8.8: Mạch phân tần 3 đường tiếng dùng linh kiện thụ động. 88 Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện. Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất lượng của: Điện trở, tụ điện.... nằm trong mạch mạch phân đường tín hiệu. Cuộn dây và loa trong mạch phân đường tín hiệu. Bước 5: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện áp để kiểm tra chế độ làm việc của mạch điện, cụ thể: Đo điện áp tại Jack cung cấp tín hiệu. Đo điện áp tại chân loa. Bước 6: Dùng máy hiện sóng để kiểm tra trạng thái hoạt động của mạch, cụ thể: Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu vào mạch phân đường tín hiệu. Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu ra. Bước 7: Thay thế linh kiện hỏng. Bước 8: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra. Trình tự sửa chữa các mạch mạch phân đường tín hiệu STEREO dùng linh kiện tích cực. Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy. Bước 2: Xác định vị trí mạch mạch phân đường tín hiệu dùng linh kiện tích cực (mạch lọc nhiều đường tiếng, chất lượng cao). 89 Hình 8.9: Mạch phân tần 2 đường tiếng chất lượng cao. Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện. Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất lượng của: Điện trở, tụ điện.... nằm trong mạch mạch phân đường tín hiệu chất lượng cao. Cuộn dây và loa trong mạch phân đường tín hiệu chất lượng cao. Bước 5: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện áp để kiểm tra chế độ làm việc của mạch điện, cụ thể: Đo điện áp tại Jack cung cấp tín hiệu. Đo điện áp tại chân loa. Bước 6: Dùng máy hiện sóng để kiểm tra trạng thái hoạt động của mạch, cụ thể: Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu vào mạch phân đường tín hiệu chất lượng cao. Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu ra. Bước 7: Thay thế linh kiện hỏng. Bước 8: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra. 8.3. Tổ chức thực hiện: - Các nhóm thực hành dưới sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên. - Chú ý an toàn trong quá trình thực tập. - Sau mỗi ca thực tập, yêu cầu người học nộp báo cáo thực hành. - Giáo viên đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng và nhận xét thái độ học tập của từng sinh viên trong quá trình thực hành. - Giải đáp các thắc mắc của người học về nội dung bài học. - Mở rộng kiến thức thực tế liên quan và phạm vi ứng dụng của bài học. - Giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở nhà. - Sau mỗi ca học yêu cầu người học sắp xếp vật tư, thiết bị vào đúng nơi quy định và tiến hành vệ sinh nhà xưởng. 8.4. Quy trình thực hiện: - Nhận và nghe giáo viên giải thích về trình tự sửa chữa. 90 - Nhận và kiểm tra vật tư, thiết bị. - Thực hiện bài thực hành theo sự trình tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Viết báo cáo thực hành cho mỗi hư hỏng đã sửa chữa. 8.5. Kiểm tra, đánh giá. Nội dung Điểm chuẩn Kiến thức: - Trình bày đúng cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch phân đường tín hiệu Stereo. 4 Kỹ năng: - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của các loại mạch phân đường tín hiệu Stereo đúng tiêu chuẩn thiết kế. - Sửa chữa được các hư hỏng thuộc mạch phân đường tín hiệu Stereo trên máy thực tế. 6
File đính kèm:
- giao_trinh_he_thong_am_thanh.pdf