Giáo trình Hệ điều hành mang Windows 2000 Server (Phần 1)

Việc nhập địa chỉ IP và mặt nạ mạng phải do nguời quản trị mạng (hoặc người hướng dẫn thực hành)

cung cấp cho người thực hành để đảm bảo địa chỉ IP là duy nhất và các máy tính thực hành có cùng địa

mạng.

pdf 148 trang thom 05/01/2024 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hệ điều hành mang Windows 2000 Server (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hệ điều hành mang Windows 2000 Server (Phần 1)

Giáo trình Hệ điều hành mang Windows 2000 Server (Phần 1)
Hệ điều hành mang Windows 2000 Server
Bởi:
Vien CNTT – DHQG Hanoi
Hệ điều hành mang Windows 2000 Server
Bởi:
Vien CNTT – DHQG Hanoi
Phiên bản trực tuyến:
Hoc lieu Mo Vietnam - Vietnam Open Educational Resources
Tài liệu này và sự biên tập nội dung có bản quyền thuộc về Vien CNTT – DHQG Hanoi. Tài liệu này tuân thủ giấy
phép Creative Commons Attribution 3.0 (
Tài liệu được hiệu đính bởi: April 16, 2010
Ngày tạo PDF: May 9, 2010
Để biết thông tin về đóng góp cho các module có trong tài liệu này, xem tr. 229.
Nội dung
1 Chương 1: Những khái niệm cơ bản của hệ điều hành mạng Windows . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
2 Chương 2: Thiết lập mạng theo mô hình Workgroup . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
3 Chương 3: Thiết lập mạng theo mô hình vùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83
4 Chương 4: DHCP và WINS trên windows 2000 Server . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 143
5 Chương 5: Đảm bảo an toàn hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 181
6 Chương 6: Bảo mật hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 203
Attributions . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .229
iv
Chương 1
Chương 1: Những khái niệm cơ bản
của hệ điều hành mạng Windows1
1.1 Giới thiệu tổng quan về Windows
1.1.1 Công ty Microsoft và hệ điều hành Windows
Sự ra đời của công ty Microsoft gắn liền với tên tuổi của Bill Gates, người đứng đầu và sáng lập công ty.
1.1.1.1 Tiểu sử Bill Gates
Bill Gates tên thật là William Henry Gates III sinh ngày 28/10/1955 trong một gia đình trung lưu ở Seattle,
Washington. Ở tuổi thiếu niên, Bill đã sớm bộc lộ khả năng toán học và khoa học của mình. Ông luôn đứng
đầu lớp ở trường tiểu học. Sau đó ông học ở trường Lakeside, ở đây lần đầu tiên ông được tiếp xúc với máy
tính ở tuổi 13. Khi trường bắt đầu có những chiếc máy tính, Bill Gates cùng với người bạn thân nhất của
ông - Paul Allen - có niềm đam mê mạnh mẽ đối với máy tính. Hai ông được đánh giá cao khi các công ty
thuê tìm lỗi trong hệ thống máy tính và tiếp đến làm lập trình viên cho Viện Khoa Học Thông Tin. Trong
thời gian này, hai ông tích luỹ thêm được nhiều kỹ năng hơn về máy tính.
Mùa thu 1973, Bill Gates vào học cử nhân luật ở Đại học Harvard. Tại đây, ông đã phát triển một phiên
bản của ngôn ngữ BASIC cho một công ty máy tính (Altair 8800). Ông cùng Paul Allen thường nói chuyện
về những đề tài kinh doanh trong tương lai.
Sự ra đời của Microsoft
Figure 1.1
Một năm sau, Paul Allen đọc được trên một tạp chí về công ty máy vi tính đầu tiên. Ông lập tức đến
với Bill Gates và ngay trong năm này Bill Gates nghỉ học để thành lập công ty Microsoft (1975).
1This content is available online at .
1
2 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA HỆ ĐIỀU
HÀNH MẠNG WINDOWS
Sau những năm đầu khá suôn sẻ, công ty của hai ông được công ty IBM đặt viết một hệ điều hành cho
máy tính cá nhân. MS-DOS ra đời năm 1981, máy tính cá nhân IBM lan rộng cùng với thành công của
Microsoft. Microsoft tiếp tục viết phần mềm cho các doanh nghiệp và các sản phẩm thương mại.
Figure 1.2
Hệ điều hành Windows
Figure 1.3
Giao diện text của một chương trình hay một hệ điều hành không hấp dẫn người sử dụng. Một giao diện
đồ hoạ với nhiều màu sắc hơn thì đẹp hơn, dễ sử dụng hơn. Tháng 11/1985, Windows 1.0 ra đời với các
chương trình tích hợp như: MS-DOS Executive, Calendar, Cardfile, Notepad, Terminal, Calculator, Clock,
Control Panel, PIF (Program Information File) Editor, Clipboard, RAMDrive, Windows Write, Windows
Paints. Windows 1.0 khởi đầu cho dòng Windows có giao diện cửa sổ đơn giản.
3Figure 1.4: Giao diện Windows 1.0.
Mùa thu năm 1987, Windows 2.0 ra đời với những khả năng mới, hỗ trợ được nhiều ứng dụng mới (Excel,
Word for Windows, Corel Draw, Page Maker, . . .).
Tháng 5/1990, Windows 3.0 ra đời với khả năng đồ hoạ cao hơn. Năm 1992, các phiên bản nâng cấp
Windows 3.1 và Windows 3.11 của Windows 3.0 hoàn thiện hơn các tính năng mạng.
Cuối năm 1992, Windows for Workgroup 3.1 ra đời với các chức năng của mạng ngang hàng và khả năng
chia sẻ tài nguyên trong mạng. Đến năm 1993, mỗi tháng một triệu bản được bán hết.
4 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA HỆ ĐIỀU
HÀNH MẠNG WINDOWS
Figure 1.5: Giao diện cửa sổ của Windows 3.1
Microsoft Windows với môi trường gồm các cửa sổ thiết kế giao diện người-máy theo ứng dụng (API)
nhằm bổ sung thêm các thao tác đa nhiệm cho DOS, và đưa vào tính năng giao diện người-máy theo đồ hoạ
của Macintosh như các trình đơn kéo xuống, các kiểu chữ đa dạng, các dụng cụ văn phòng, và khả năng di
chuyển tài liệu từ chương trình này sang chương trình khác thông qua Clipboard.
Năm 1995, hệ điều hành Windows 95 và Windows NT 4.0 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới về
hệ điều hành mạng. Hiện nay Microsoft là công ty phần mềm máy tính lớn nhất thế giới trên các lĩnh vực:
Phần mềm cho doanh nghiệp:Microsoft Office (Word, Excel, Access, Publisher, Powerpoint,. . .),
Microsoft Exchage, Microsoft Project, Microsoft Business Solutions, Microsoft SQL Server. . .
Hệ điều hành cho máy chủ : Microsoft Windows,. . .
Công cụ phát triển : Microsoft MSDN® (Library, Enterprise, Operating Systems, Professional, Uni-
versal), Microsoft Visual Studio®, Microsoft Visual Basic/C++/FoxPro, công nghệ .NET. . .
Công nghệ Internet : Microsoft Internet Explorer, Microsoft Windows Media Technologies, Microsoft
FrontPage, Microsoft MSN Explorer,. . .
Trò chơi : Microsoft Age of Empires, Microsoft Age of Mythology, Microsoft MechWarrior, Microsoft
5Zoo Tycoon, Microsoft Dungeon Siege,. . .
Phần mềm gia đình : Microsoft Greetings, Microsoft Money, Microsoft Digital Image,. . .
1.1.2 Windows 9x và Windows NT
Năm 1994, công nghệ NT (New Technology) xuất hiện. Các phiên bản đầu tiên (Windows NT 3.1/3.5/4.0)
thích hợp cho các máy chủ và các trạm làm việc trên mạng. Windows NT 3.1/3.5 có giao diện giống như
Windows for Workgroup 3.1 nhưng dựa trên hệ thống tập tin mới NTFS mang tính bảo mật cao hơn.
1.1.3 Các đặc điểm nổi bật của Windows 9x và Windows NT
Năm 1995, Windows 95 là hệ điều hành 32-bit đầu tiên của dòng Windows 9x ra đời. Dòng Windows 9x và
Windows NT 4x có các đặc điểm nổi bật như tính đa người dùng cho phép mỗi người sử dụng có một tài
khoản (account) sử dụng độc lập; màn hình desktop cho phép chọn phông nền (background) riêng. Chương
trình quản lý tập tin và thư mục Window Explorer tiện ích. Bộ phần mềm Microsoft Office thống lĩnh thị
trường phần mềm văn phòng. Khả năng hỗ trợ phần cứng và phần mềm mạnh mẽ. Khả năng hỗ trợ mạng
cục bộ và Internet mang tính cách mạng cùng với trình duyệt Web Internet Explorer hiệu quả. . . Tất cả đều
thống nhất với các đặc tính chung của Microsoft.
Với Windows NT, phiên bản 32 bit giao diện đồ hoạ người – máy thông dụng của Microsoft, tạo khả
năng đa nhiệm thực sự cho những máy tính cá nhân. Phiên bản này của Windows có thể bỏ qua DOS và
có khả năng thâm nhập tốt hơn vào bộ nhớ hệ thống so với Windows 3.1. Nó còn chạy được trong chế độ
bảo vệ không loại trừ trường hợp nào, cho phép những lập trình viên có thể sử dụng đến 4GB RAM. Ngoài
ra Windows NT còn có khả năng chấp nhận trục trặc, quản lý tập tin, thâm nhập mạng và bảo vệ an toàn
hệ thống được cải thiện tốt hơn. Không lệ thuộc vào sự giới hạn của DOS, Windows NT nhằm vào những
nhược điểm của Windows 3.1 để khắc phục nên đã trở nên hấp dẫn đối với các hệ thống hỗ trợ nhiều người
sử dụng.
6 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA HỆ ĐIỀU
HÀNH MẠNG WINDOWS
Figure 1.6: Windows Explorer 98.
Với Windows 9x chủ yếu dành cho các máy đơn (single user), Microsoft đồng thời phát triển công nghệ
NT chuyên phục vụ cho các mạng máy tính và nhóm làm việc (workgroup). Microsoft dựa vào Windows
9x và Windows NT làm nền tảng cho các phiên bản Windows sau này như: Windows CE, Windows Me,
Windows 2000, Windows XP, . . .
Kể từ Windows 95, các phiên bản của Windows 32 bit liên tục được thay thế và Windows trở thành hệ
điều hành thống trị với giao diện người dùng thân thiện, dễ sử dụng. Cùng lúc đó số lượng máy tính cá nhân
(PC) cũng tăng với tốc độ kinh ngạc. Trong năm 2000, số lượng máy PC đã vượt quá con số 130 triệu và hệ
điều hành Windows được sử dụng trong khoảng 90% số đó.
71.1.4 Windows 2000 và các cải tiến kỹ thuật - công nghệ mới
Figure 1.7
Được xây dựng trên nền tảng bảo mật, tính ổn định của Windows NT, Windows 2000 ra đời năm 1999 có
thêm các đặc điểm dễ sử dụng và tính tương thích cao của Windows 98 đã được nhiều người ưa chuộng.
1.1.4.1 Các cải tiến kỹ thuật và công nghệ mới so với phiên bản Windows NT
Việc kết hợp Windows 98 và Windows NT 5 để tạo nên Windows 2000 làm cho Windows 2000 mạnh mẽ
hơn trong nhiều khía cạnh như:
- Các phương thức xác thực tài khoản và bảo mật dữ liệu.
- Khả năng tích hợp phần cứng và phần mềm rộng rãi.
- Khả năng liên kết mạng máy tính mạnh mẽ.
Họ phần mềm Windows 2000 gồm có các thành viên sau: Professional, Server, Advanced Server, Data-
center Server.
Tên sản phẩm cũ Sản phẩm mới
Windows NT WorkStation 5.0 Windows 2000 Professional
Windows NT Server 5.0 Windows 2000 Server
Windows NT Server 5.0 Enterprise Edition Windows 2000 Advanced Server
N/A Windows 2000 Datacenter Server
Table 1.1
Dưới đây là bảng danh sách các sản phẩm được thiết kế dựa trên công nghệ NT
Windows 2000 Professional Thay thế Microsoft Windows 95/98, Microsoft Win-
dows NT Workstation 4.0 trong một môi trường
doanh nghiệp, là hệ điều hành thích hợp cho tất cả
máy tính để bàn.
continued on next page
8 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA HỆ ĐIỀU
HÀNH MẠNG WINDOWS
Windows 2000 Server Có đủ các đặc điểm của Windows 2000 Professional,
cung cấp thêm một số dịch vụ để đơn giản hoá việc
quản lý mạng, là hệ điều hành lý tưởng cho các máy
chủ (file, print servers, và Web server) và các nhóm
làm việc (workgroup). Nó cung cấp khả năng truy
cập mạng tiên tiến cho các nhánh văn phòng.
Windows 2000 Advanced Server Có đủ các đặc điểm của Microsoft Windows 2000
Server, cung cấp thêm các khả năng mở rộng phần
cứng và khả năng đảm nhiệm công việc của hệ
thống, là hệ điều hành thích hợp cho các mạng máy
tính lớn quy mô xí nghiệp, và các công việc đòi hỏi
cơ sở dữ liệu lớn.
Windows 2000 Datacenter Server Có đủ các đặc điểm của Microsoft Windows 2000
Server, hỗ trợ nhiều CPU và bộ nhớ trên một máy
tính, là hệ điều hành máy chủ mạnh nhất, thích hợp
cho các máy chủ chứa dữ liệu rất lớn, xử lý giao dịch
trên mạng, các giả lập mô phỏng trên quy mô lớn,
và các dự án lớn khác...
Table 1.2
1.1.5 Kiến trúc tầng của Windows 2000
Kiến trúc tầng của Windows 2000 bao gồm tầng người dùng (user mode), tầng hạt nhân (kernel mode) và
mô hình bộ nhớ ảo. User mode không trực tiếp truy cập tới phần cứng. Ngược lại, toàn bộ mã chạy dưới
tầng kernel mode mới có thể trực tiếp truy cập đến phần cứng và bộ nhớ. User mode là môi trường các hệ
thống con (subsystem) trong đó các môi trường ứng dụng khác thông qua các hệ thống con này để tích hợp
vào kernel mode.
9Figure 1.8: Kiến trúc tầng của Windows 2000.
1.1.6 Phương thức xác thực và bảo mật
Việc bảo vệ dữ liệu là cần thiết để cho những người không được phép không thể thực hiện xem trộm hoặc
sao chép. Các nhà doanh nghiệp và các chuyên viên đã phát hiện ra rằng một tên tội phạm chỉ cần có trình
độ vừa phải là đã có thể xâm nhập vào hầu như bất kỳ hệ máy tính nào, ngay cả trường hợp đã được bảo
vệ bằng khoá mật khẩu và mật mã hoá dữ liệu. Các dữ liệu quan trọng – như phân loại hiệu suất công tác
của các nhân viên, danh sách khách hàng, dự thảo ngân sách, và các ghi nhớ bí mật – đều có thể tải xuống
các đĩa mềm và thực hiện ngay ở ngoài cơ quan mà không ai biết. Máy tính lớn giải quyết vấn đề này bằng
cách khoá máy tính cùng với phương tiện lưu trữ của nó bằng ổ khoá; bạn chỉ có một cách duy nhất có thể
sử dụng các dữ liệu đó là thông qua các terminal(thiết bị cuối) từ xa, có trang bị màn hình nhưng không
có ổ đĩa. Một số chuyên gia đề nghị các mạng cục bộ dùng máy tính cá nhân cũng phải được xây dựng theo
cách đó, nhưng họ đã quên rằng chính sự tập trung quá mức của hệ máy tính lớn là một trong các nguyên
nhân chính thức đẩy sự ra đời của máy tính các nhân. Việc đảm bảo an toàn không được ngăn trở quá nhiều
người quản lý khi thực hiện vai trò của mình.
Windows 2000 sử dụng phương thức Kerberos 5, một phương thức xác thực chuẩn của Internet, cung
cấp mức độ bảo mật cao hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn phương thức quản lý xác thực Windows NT/LAN
cho phép người sử dụng chỉ cần đăng nhập một lần để truy xuất tài nguyên mạng, cung cấp sự xác thực và
sự phản hồi mạng nhanh hơn.
Dịch vụ thư mục tích cực (Active Directory Service) của Windows 2000 cho phép tính bảo mật ở cấp độ
10 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA HỆ ĐIỀU
HÀNH MẠNG WINDOWS
mới. Sự xác thực và bảo mật được tích hợp với Active Directory thông qua việc đăng nhập vào hệ thống.
Chỉ người quản trị biết rõ Active Directory mới có thể truy xuất vào Active Directory. Active Directory sử
dụng hệ thống tên vùng (DNS - Domain Name System) để xác định các dịch vụ trên các máy chủ. Cơ sở dữ
liệu Active Directory được lưu giữ và bảo vệ trong tập tin ntds.nit và được hệ thống NTFS cung cấp một
mức độ bảo mật tối đa. Chỉ những người sử dụng thuộc nhóm quản trị mới có thể phân quyền sử dụng tài
nguyên cho các người sử dụng khác thông qua việc thiết lập các permission trong các thư mục. Với việc thiết
lập này, các thư mục đó chỉ truy cập được đối với những người dùng nào được các nhà quản trị cho phép.
1.1.7 Windows 2000 Professional
1.1.7.1 Giới thiệu
Được thiết kế chủ yếu cho trạm làm việc và máy khách mạng, thay thế trực tiếp Windows NT Workstation.
Windows 2000 Professional có thể sử dụng đơn lẻ cho một máy desktop đơn, trong một môi trường nhóm
làm việc ngang hàng (peer-to-peer), hoặc được dùng như một trạm làm việc (workstation) trong môi trường
domain của Windows 2000 Server/Advanced Server hay Windows NT.
Giao diện của Windows 2000 Professional tương tự như Windows 98 nhưng sắc nét hơn. Việc thao tác
trên thùng rác Recycle bin nhanh chóng hơn. Ngoài các icon quen thuộc ở Windows 98 như My Documents,
My Computer, Internet Explorer, Recycle Bin, có một icon mới thay thế icon cũ đó là My Network Places
thay thế cho Network Neighborhood.
1.1.7.2 Khả năng đa người dùng và đa nhiệm
Đa người dùng
Windows 2000 Professional cung cấp cho nhà quản trị các công cụ để làm việc với hệ thống và các chương
trình một cách đơn giản, nhanh và hiệu quả. Mỗi người sử dụng có một màn hình Desktop riêng, cách tổ
chức thư mục riêng với sự bảo đảm về an toàn và bảo mật dữ liệu cá nhân trong My Documents. Mỗi người
cũng có thể có cấu trúc thực đơn Start riêng, các phản ứng của thiết bị chuột và bàn phím riêng. . . Tóm lại,
mỗi người sử dụng có một giao diện riêng với dữ liệu cá nhân được mã hoá riêng.
Đa nhiệm
Chế độ đa nhiệm cho phép thực hiện nhiều chương trình cùng ...  cho việc quản trị và sao lưu tạo thành Custom MMC.
3.3.2 Các thành phần của MMC
Hình dưới đây minh họa MMC này chứa các snap-in là Device Manager on local computer và Disk Defrag-
menter
Figure 3.19
Các snap-in được tổ chức phân cấp, có thể dễ dàng chọn một snap-in, bổ sung thêm snap-in bên dưới
Console root .
Mỗi MMC chứa mục Action và View menu cho phép dễ dàng thao tác quản trị.
3.3.2.1 Snap-Ins
Snap-in là các công cụ quản trị được đưa vào trong một console. Bạn sẽ dùng các snap-in để thực hiện các
công việc quản trị mạng. Ví dụ như công cụ DHCP là một snap-in, và Disk Management cũng vậy.
3.3.2.2 Extension
Extention cơ bản cũng là một snap-ins nhưng không thể đứng độc lập một mình trong console, nó phải lệ
thuộc vào một snap-ins nào đó và bổ sung thêm các chức năng cho snap-in đó.
Hình kèm theo minh họa khái niệm về snap-in và extension. Một hộp dụng cụ đựng một máy khoan với
một mũi khoan chuẩn là snap-in. Nếu bạn thêm các mũi khoan khác vào hộp, đó chính là các extension.
103
Figure 3.20
3.3.3 Các tuỳ chọn của Console
Có hai tùy chọn cho Console được lưu giữ: Author mode và User mode.
3.3.3.1 Author Mode
• Khi lưu một console với Author mode, người sử dụng sẽ có toàn quyền đối với MMC đã tạo.
3.3.3.2 User Mode
• Sử dụng tùy chọn này khi muốn chia sẻ các MMC. Với tùy chọn User mode, người sử dụng không thể
thêm các snap-in, xóa snap-in, hay ghi thêm vào console. Có ba dạng user mode được mô tả như sau:
Tùy chọn Mô tả
Full Access Có toàn quyền.
Delegated Access, Multiple Windows Không cho phép người dùng nhìn được cấu trúc cây
thư mục hoặc mở cửa sổ console mới hoặc không cho
phép mở nhiều cửa sổ.
continued on next page
104 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Delegated Access, Single Window Không cho phép mở của sổ mới, chỉ cho phép sử
dụng một cửa sổ làm việc.
Table 3.2
3.3.4 Thao tác với các thành phần MMC
3.3.4.1 Sử dụng Preconfigured MMC
Trong cửa sổ Control Panel chọn Administrative Tools. Chọn Computer Management.
Figure 3.21
3.3.4.2 Tạo Custom MMC
Bước 1: Nhấp chọn Start->Run. Gõ lệnh mmc
105
Figure 3.22
Bước 2: Trong cửa sổ Console1 hình 97, thực hiện thêm các snap-in quản trị thích hợp. Trên thực đơn
Console chọn mục Add/Remove Snap-in.
106 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.23: (Hình 97)
107
Figure 3.24: Thực đơn Console trong cửa sổ Console1
Bảng mô tả các tuỳ chọn của thực đơn Console.
Tham số Cách dùng
NewOpenSave or Save asAdd/Remove Snap-
inOption
Tạo Custom MMC mớiMở một MMC Console đã
lưu trước đóLưu Console sau khi đã cấu hìnhDùng
để thêm vào hay bớt đi một hay nhiều snap-in trong
MMC ConsoleCác tùy chọn.
Table 3.3
Bước 3: Theo hình 99, bấm chọn nút Add trên trang Standalone của cửa sổ Add/Remove Snap-in để
mở cửa sổ như hình 100 .
108 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.25: (Hình 99 )
109
Figure 3.26: Cửa sổ Add Standalone Snap-in
Chọn Active Directory Users and Computers và nhấp chọn Add. Tiếp theo chọn Event Viewer, nhấp
chọn Add. Bấm nút Close để kết thúc.
110 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.27: Các snap-in được thêm vào
Bước 4: Bấm chọn thực đơn Console mục Option để thiết lập tùy chọn Console mode.
111
Figure 3.28: Các lựa chọn về mode
Trong ô Console mode chọn Author mode, bấm nút OK để đóng các cửa sổ con trở về cửa sổ Console
Root.
Bước 5: Trên thực đơn Console (hình 103) chọn mục Save as
112 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.29: Console1)
Trong phần File Name, nhập tên MyTool, và nhấn nút Save.
Bước 6:
Nhấn nút Start –> Program, chọn Administrative Tools. Trong thực đơn con, chọn Console đã tạo có
tên là Mytool.
3.4 Quản lý tài khoản máy tính
Bước 1: Nhấn nút Start->Programs->Administrative Tools->AD Users and Computer.
113
Figure 3.30
Bước 2: Trong cửa sổ AD Users and Computers, nhấp chuột phải vào tên vùng muốn kết nạp máy tính.
Chọn New->Computer.
Bước 3: Trong cửa sổ hình 105, nhập tên máy tính muốn tạo tài khoản. Bấm nút OK để kết thúc.
114 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.31: (Hình 105)
Mặc định chỉ có thành viên của nhóm Admin mới có quyền kết nạp máy tính vào vùng.
Bước 4: Trong cửa sổ AD Users and Computers như hình PIV.4.1.3, nhấp chuột phải vào tên tài khoản
máy tính. Thực hiện các việc sau:
• Cchọn mục Disable Account: để tạm thời khóa tài khỏan, sau đó thực hiện Enable Account để đặt lại
trạng thái họat động.
• Chọn mục Delete: để xóa tài khỏan.
115
Figure 3.32
3.5 Tạo và quản lý tài khoản người dùng và nhóm
3.5.1 Giới thiệu chung
Công cụ Active Directory Users And Computer dùng để tạo tài khoản người dùng cho vùng. Các máy tính
sử dụng tài khoản vùng để đăng nhập gồm hai thành phần:
• User name: tên tài khoản
• Password: mật khẩu
Ngoài tài khoản người dùng, Windows 2000 còn cung cấp nhóm (group) để làm đơn giản việc cấp quyền
truy cập cho nhiều người dùng.
116 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
3.5.1.1 Các kiểu nhóm
Có hai kiểu nhóm trong Windows 2000 Server:
• Nhóm bảo mật (security group): là nhóm có bộ mô tả bảo mật phối hợp. Có thể định nghĩa nhóm bảo
mật trong vùng, dựa vào Active Directory Users and Computers
• Nhóm phân phối (distribution group): là nhóm được dùng làm danh sách phân phối e-mail. Có thể
thiết lập nhóm phân phối trong vùng thông qua Active Directory User and Computers.
3.5.1.2 Phạm vi nhóm
Nhóm có nhiều phạm vi khác nhau (tức những khu vực nơi mà chúng hợp lệ), bao gồm:
• Nhóm cục bộ vùng (domain local group): Dùng để cấp quyền truy cập trong phạm vi nội bộ của vùng.
• Nhóm toàn cục (global group): Dùng để cấp quyền truy cập cho đối tượng thuộc vùng bất kỳ trong
hệ vùng (domain tree).
• Nhóm tổng thể (universal group): Dùng để cấp quyền truy cập trên hệ vùng hay tập hợp hệ vùng phân
cấp (domain forest).
3.5.2 Tạo tài khoản người dùng và nhóm
3.5.2.1 Tạo tài khoản người dùng
Bước 1: Mở cửa sổ Active Directory Users and Computers
Bước 2: Nhấp chuột phải vào thư mục Users (bên trái), chọn New -> User
117
Figure 3.33: (Tạo tài khoản mới)
Bước 3: Trong cửa sổ New Object – User, nhập thông tin tài khoản.
118 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.34: (Điền thông tin về tài khoản)
Trong cửa sổ hình 109, nhập mật khẩu (password), và các tuỳ chọn khác, sau đó nhấn nút Next.
119
Figure 3.35: (Hình 109 )
Nhấn nút Finish kết thúc việc tạo tài khoản người dùng vùng, trở về cửa sổ Active Directory Users and
Computers.
3.5.3 Thiết lập tài khoản nhóm
Bước 1: Mở cửa sổ Active Directory Users and Computers
Bước 2: Nhấp chuột phải vào thư mục Users (bên trái), chọn New -> Group. Nhập thông tin vào cửa
sổ hình 110. Cuối cùng nhấn nút OK để kết thúc việc tạo nhóm.
120 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.36: (Hình 110)
121
Figure 3.37: Kết quả thực hiện
3.5.4 Quản lý tài khoản người dùng và nhóm
3.5.4.1 Quản lý tài khoản người dùng:
Bước 1: Mở cửa sổ Active Directory Users and Computers
Bước 2: Nhấp chuột phải vào tài khoản người dùng, xuất hiện tùy chọn cho phép thao tác với tài khoản
như: Copy, Add members to a group,...Chọn mục Properties làm xuất hiện cửa sổ Properties như hình 112.
122 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.38: (Hình 112)
[U+F025] Giải thích thêm
Trang General
• First Name, Initials, Last Name: xác định họ tên đầy đủ của người dùng.
• Display Name: tên hiển thị của người dùng hiện diện ở phiên đăng nhập hay trong Active Directory.
123
• Description: nơi nhập thông tin mô tả về người dùng.
• Office: nơi nhập địa chỉ văn phòng làm việc.
• Telephone Number: nơi nhập số điện thoại.
• E-mail: nơi nhập địa chỉ Email.
• Web Page: nơi nhập địa chỉ trang web có liên quan.
Trang Account
• Trong tùy chọn Account options:
+ User must change password at next logon: thiết lập cho phép người sử dụng tạo mật khẩu riêng của mình
ngay lần đầu tiên đăng nhập vùng.
+ User cannot change password: thiết lập không cho người dùng thay đổi mật khẩu.
• Password never expries: thiết lập không tạo hạn định cho mật khẩu.
+ Store password using reversible encryption: thiết lập cho phép người dùng hệ thống Macintosh đăng nhập
vùng theo tài khoản này.
124 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.39
+ Mục Logon Hours: thiết lập thời gian tài khoản có hiệu lực đăng nhập.
+ Mục Logon on To: cho phép thiết lập danh sách các máy tính có thể sử dụng tài khoản này đăng nhập
vào vùng. Mặc định là trên tất cả các máy.
125
Figure 3.40
Trang Member Of
• Nút Add: cho phép nhập tài nhập vào các nhóm đã tạo
• Nút Remove: cho phép xóa bỏ tài khoản ra khỏi các nhóm.
126 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.41
Quản lý tài khoản nhóm
Bước 1: Mở cửa sổ Active Directory Users and Computers
Bước 2: Nhấp chuột phải vào tài khoản nhóm, xuất hiện tùy chọn cho phép thao tác với tài khoản
127
nhóm.
Figure 3.42
Bước 3: Chọn mục Properties và thao tác trên trang Members việc thêm/bớt các thanh viên của nhóm.
128 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.43
3.5.5 Đơn vị tổ chức (Organization Unit)
3.5.5.1 Giới thiệu
Đơn vị tổ chức (organization unit) được tạo ra để phân cấp việc quản lý tài nguyên vùng. Sau khi cài đặt
AD, Windows 2000 đã tạo sẵn những đơn vị tổ chức cơ bản như Builtin, Computers, Domain Controllers,
Users, ... ngoài ra người quản trị có thể tự tạo ra các đơn vị tổ chức khác.
129
Mục đích của việc xây dựng các đơn vị tổ chức là giúp cho người quản trị tối cao có thể phân nhỏ quyền
quản trị của mình cho thành viên quản trị khác. Ví dụ muốn trao quyền tạo tài khoản người dùng của nhóm
nghiên cứu Multimedia cho trưởng nhóm, người quản trị tối cao của vùng chỉ cần tạo ra một đơn vị tổ chức
OU mới và gán quyền quản trị OU cho tài khoản của trưởng nhóm.
Một số đặc điểm để so sánh giữa tài khoản, nhóm và đơn vị tổ chức:
- Chỉ có khái niệm cấp quyền quản trị tài nguyên của mạng như thư mục, máy in,... cho nhóm hay tài
khoản người dùng, không có khái niệm cấp quyền quản trị cho đơn vị tổ chức.
- Một tài khoản người dùng của vùng (domain) chỉ ở trong một đơn vị tổ chức (OU) duy nhất nhưng có
thể là thành viên của nhiều nhóm (group) khác nhau.
Figure 3.44: Vùng chứa các đơn vị tổ chức tạo sẵn như Builtin và đơn vị tổ chức tự tạo như P.Marketing
3.5.5.1.1 Tạo đơn vị tổ chức
Bước 1: Trong cửa sổ Active Directory Users and Computer, nhấp chuột phải vào tên vùng chọn New ->
Organizational Unit (hình 119)
130 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.45: (Hình 119)
Trong cửa sổ New Objects – Organizational Unit, nhập tên đơn vị tổ chức là Daotao.
Bước 2: Trong cửa sổ hình 120, nhắp phải chuột vào tên đơn vị tổ chức Daotao, chọn mục New. Thực
hiện công việc sau:
• Tạo một tài khoản mới
• Tạo một nhóm mới
131
Figure 3.46: (Hình 120)
Bước 3: Trong cửa sổ hình 121, thực hiện trao quyền quản trị đơn vị tổ chức cho tài khoản taivu01.
132 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.47: (Hình 121)
Thực hiện chọn tài khoản taivu01 trong danh sách để trao quyền quản trị.
133
Figure 3.48
134 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.49: Thiết lập quyền quản trị
Nhấn nút Next cho đến khi xuất hiện cửa sổ thông báo kết thúc "Completing the Delegation of Control
Wizard".
[U+F025] Thông tin bổ sung
Có thể thực hiện thêm các công việc sau:
- New-> Group
- New -> Computer
- New -> Organizational Unit
Bước 4: Thực hiện Logoff và đăng nhập vào máy chủ với tài khoản taivu01. Mở cửa sổ AD Users
and Computers và kiểm tra quyền quản trị đã cấp cho tài khoản taivu01 trên đơn vị tổ chức Daotao.
3.6 Chia sẻ tài nguyên trên máy chủ
Thao tác chia sẻ thư mục trên máy chủ hoàn toàn giống như đã thao tác trên các máy khách Windows 2000
Professional.
Bước 1: Mở cửa sổ My Computer và chọn thư mục bất kỳ. Kích nút phải vào thư mục và chọn mục
Sharing.
Bước 2: Nhập tên chia sẻ như hình PIV.6.1.1 là mtd2002$ , dấu $ cho biết thư mục này là chia sẻ ẩn.
135
Figure 3.50: Hộp thoại thực hiện chia sẻ
Bước 3: Bấm mục Permissions để cấp quyền sử dụng cho tài khoản/nhóm của vùng.
136 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
3.6.1 Nhập vùng cho máy tính Windows 2000 Professional
3.6.1.1 Chuẩn bị
• Mỗi học viên có 01 máy tính cài Windows 2000 Professional theo mô hình Workgroup.
• Mỗi nhóm có 01 máy tính cài Windows 2000 Server đã cài đặt Active Directory.
3.6.1.2 Thực hiện
Bước 1: Đăng nhập vào máy khách Windows 2000 Professional với tài khoản thuộc nhóm quản trị
Bước 2: Kích nút phải chọn vào biểu tượng My Computer, chọn mục Properties để mở cửa sổ System
Properties như hình 125
Figure 3.51: (Hình 125)
Bước 3: Trong cửa sổ hình 125, chọn mục Propeties để mở cửa sổ nhập vùng cho máy tính.
137
Figure 3.52
Bước 4: Trong cửa sổ xác thực nhập vùng hình 127, tài khoản được nhập vào ô phải là tài khoản mức
Administrator hoặc có quyền nhập vùng cho máy tính.
138 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.53: (Hình 127)
Sau khi hoàn tất quá trình gia nhập vùng, hệ thống yêu cầu khởi động lại.
3.6.2 Sử dụng tài nguyên của vùng bằng tài khoản vùng được cấp
3.6.2.1 Mục tiêu
• Học viên nắm vững cách gia nhập vùng (đã tạo ra trên máy điều khiển vùng) đối với các máy khách
Windows 2000 Professional.
• Học viên hiểu và giải thích được cơ chế xác nhận tài khoản đăng nhập vùng giữa máy chủ điều khiển
vùng và các máy khách của vùng.
3.6.2.2 Chuẩn bị
• Trên mỗi máy điều khiển vùng tạo một tài khoản có tên là kiemtradn, mật khẩu là 123.
• Các máy dành cho học viên đã được nhập vùng và đang ở cửa sổ đăng nhập đầu tiên.
3.6.2.3 Thực hiện
Bước 1: Trên tất cả các máy khách thuộc vùng, cùng sử dụng chung một tài khoản vùng là kiemtradn.
• Nhập tên tài khoản ở mục User name
• Nhập mật khẩu (nếu không có thì để trống) ở ô Password
• Log on to là mục chỉ xuất hiện đối với các máy tính có nhập Vùng. Chọn tên vùng đã gia nhập.
139
Figure 3.54
[U+F025] Dự đoán và giải thích thêm
- Người sử dụng trên tất cả các máy thuộc vùng có thể sử dụng chung tài khoản kiemtradn để đăng
nhập vì mặc định của tài khoản được tạo trên máy chủ vùng cho phép đăng sử dụng đăng nhập vào tất cả
máy tính của vùng.
- Khi sử dụng tài khoản vùng để đăng nhập vào máy khách của vùng, một quá trình kết nối và kiểm tra
tài khoản từ xa được thiết lập giữa máy chủ vùng và máy khách. Cơ sở dữ liệu trên AD cung cấp nội dung
để máy chủ xác nhận tài khoản đăng nhập.
Bước 2: Sử dụng chức năng My Network Places để duyệt tất cả các vùng trên mạng tìm đến thư mục
được chia sẻ trên máy chủ điều khiển vùng của nhóm.
140 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG
Figure 3.55: Mở thư mục chia sẻ đã được cấp phát quyền sử dụng.
[U+F025] Dự đoán
- Máy chủ vùng không yêu cầu nhập tài khoản sử dụng trên thư mục chia sẻ được cấp quyền.
Figure 3.56
Bước 3: Thực hiện Log off và Log on vào máy khách bằng tài khoản Administrator nội bộ của máy
qua cửa sổ hình 131.
141
Figure 3.57: (Hình 131)
Bước 4: Thực hiện tìm kiếm và mở thư mục được chia sẻ trên máy chủ vùng.
[U+F025] Dự đoán
- Máy chủ vùng yêu cầu nhập tài khoản kết nối để sử dụng.
142 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MẠNG THEO MÔ HÌNH VÙNG

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_he_dieu_hanh_mang_windows_2000_server_phan_1.pdf