Giáo trình Gia công và lắp dựng kết cấu thép

Nhiệm vụ chủ yếu của nghề là:

- Chuẩn bị vật liệu và phương tiện;

- Chuẩn bị mặt bằng sản xuất;

- Gia công chi tiết;

- Định hình cụm chi tiết;

- Hoàn thiện kết cấu;

- Lắp dựng kết cấu;

- Thực hiện an toàn cho người và thiết bị;

- Phát triển nhân lực;

Các vị trí làm việc của nghề:

 - Phạm vi làm việc của người hành nghề “Gia công và lắp dựng kết cấu thép“ cũng rất đa dạng :

 - Trong phân xưởng cơ khí;

 - Trên mặt bằng xây dựng các công trình của ngành xây dựng, giao thông, công nghiệp.

 - Trên mặt đất;

 - Trong lòng đất;

 - Trên cao hoặc dưới nước

Trang thiết bị chủ yếu của nghề:

- Máy công cụ: Máy dập, uốn, cắt, đột, khoan, tiện phay, mài, bào, hàn

- Máy nâng chuyển và các thíêt bị dựng lắp;

- Các loại dụng cụ cơ khí và thiết bị, dụng cụ đo kiểm;

 

doc 175 trang kimcuc 4640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Gia công và lắp dựng kết cấu thép", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Gia công và lắp dựng kết cấu thép

Giáo trình Gia công và lắp dựng kết cấu thép
TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ
TÊN NGHỀ: GIA CÔNG VÀ LẮP DỰNG KẾT CẤU THÉP
MÃ SỐ NGHỀ: .............................................................
Năm 2011.
GIỚI THIỆU CHUNG
I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG:
Đối với một quốc gia công việc đánh giá chất lượng của đội ngũ lao động là một vấn đề hết sức quan trọng.
Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề đã đáp ứng được mục tiêu đó ngoài ra nó còn phản ánh nhiệm vụ, công việc của người lao động, giúp cho người lao động có hướng phấn đấu nâng cao trình độ, đồng thời làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo ở các cơ sở.
Ngày 15 tháng 6 năm 2009 phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc xây dựng bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia. Bộ Xây dựng có Quyết định số 672/QĐ - BXD thành lập các Ban chủ nhiệm xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề với nhóm nghề Xây dựng. ”Nghề gia công và lắp dựng kết cấu thép” đã được thành lập có 9 thành viên với nhiệm vụ chỉnh sửa và hoàn chỉnh bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề “Gia công và lắp dựng kết cấu thép” thành quả của Dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề đã xây dựng.
Các bước công việc chính đã được triển khai và thực hiện:
1. Từ 13/7 đến 28/8/2009 thu thập tài liệu thông tin liên quan đến xây tiêu chuẩn kỹ năng nghề Gia công và lắp dựng kết cấu thép.
2. Từ 03/9 đến 30/9/2009 nghiên cứu, điều tra khảo sát bổ sung quy trình sản xuất, vị trí việc làm của nghề (Xây dựng phiếu điều tra, tiến hành khảo sát, nghiên cứu chỉnh sửa).
Các cơ sở sản xuất mà nhóm đã tiến hành khảo sát:
 - Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng COMA 5.
 - Các công ty của tổng công ty lắp máy Việt nam.
 - Công ty Cổ phần đầu tư công nghiệp VICON.
 - Các đơn vị sản xuất kinh doanh có liên quan đến nghề Gia công lắp dựng kết cấu thép.
3. Từ 01/10 đến 09/10/2009 Xây dựng danh mục công việc theo bậc trình độ kỹ năng: lấy ý kiến các chuyên gia qua các mẫu khảo sát, nghiên cứu xây dựng
4. Từ 05/10 đến 25/10/2009 điều chỉnh bổ sung hoàn chỉnh bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc, hoàn thiện theo mẫu định dạng ban hành kèm theo quyết định 09/200/QĐ - BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
5. Tháng 11/2009 hội thảo khoa học và dự tập huấn thẩm định
Ngày nay cách mạng khoa học và công nghệ phát triển vô cùng nhanh chóng do đó thời gian sử dụng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề được giới hạn trong thời gian đến 2015, tuỳ theo lĩnh vực của nghề mà các Tiêu chuẩn kỹ năng nghề được xem xét, điều chỉnh, bổ sung cập nhật nhằm đáp ứng những thay đổi về công nghệ phù hợp yêu cầu thực tế xã hội.
Trong suốt quá trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề nhóm xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề “Gia công và lắp dựng kết cấu thép” đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của chuyên gia tư vấn và sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia sản xuất. Tổng cục Dạy nghề và Bộ Xây dựng đã chỉ đạo sát sao và giúp đỡ kịp thời về chuyên mô qua các cuộc hội thảo. Chính vì vậy bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề “Gia công và lắp dựng kết cấu thép” đã được hoàn thành, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
	BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG TCKNN 
	NGHỀ GIA CÔNG VÀ LẮP DỰNG KẾT CẤU THÉP
II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY DỰNG 
TT
Họ và tên
Nơi làm việc
1
Nguyễn Bỉnh Khiêm
K.s CKĐL Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề CGCKXD số 1- Bộ XD
2
Nguyễn Văn Tiến
K.s Chuyên viên chính Vụ TCCB – Bộ XD
3
Phạm Ngọc Bối
K.s CK Trưởng khoa cơ khí Trường Cao đẳng nghề CGCKXD số 1- Bộ XD
4
Trịnh Hồng Xuân
K.s CK Trưởng phòng KHKT-Trường Cao đẳng nghề CGCKXD số 1-Bộ XD
5
Nghiêm Đình Thắng
K.s CK Cán bộ Phòng ĐT-Trường Cao đẳng nghề CGCKXD số 1- Bộ XD
6
Nguyễn Hải Đường
K.s CK Trưởng phòng ĐT-Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ
7
Hoàng Tùng
G.s-T.s Hội cơ khí Việt Nam
8
Lê Văn Chiến
K.s CK GĐ xí nghiệp cơ khí-Công ty Cổ phần xây dựng số 5 – COMA5
9
Mai Khoa
T.s Trưởng phòng kỹ thuật -Viện kỹ thuật cơ giới quân sự - TCKT – Bộ QP
III. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THẨM ĐỊNH
TT
Họ và tên
Nơi làm việc
 1
Uông Đình Chất
Phó vụ trưởng vụ TCCB-Bộ Xây dựng
2
Hoàng Công Thi
Hiệu trưởng trường CĐN LILAMA 1 Ninh Bình
3
Bùi Văn Dũng
Chuyên viên vụ TCCB-Bộ Xây dựng
4
Đặng Đình Tiệu
Trưởng khoa cơ khí trường CĐN LILAMA Ninh Bình
5
Phạm Văn Định
Phòng kỹ thuật Tổng công ty LILAMA
6
Hoàng Mạnh Liêm
Trưởng Khoa cơ khí trường CĐN Sông đà
7
Nguyễn Quang Đức
Trưởng phòng CK Công ty TECOTEC
8
Phạm Văn Chung
Chuyên gia CK Công ty TECOTEC
MÔ TẢ NGHỀ
TÊN NGHỀ: GIA CÔNG VÀ LẮP DỰNG KẾT CẤU THÉP
 MÃ SỐ NGHỀ: ................................
	“ Gia công và lắp dựng kết cấu thép” là một nghề cơ khí - sử dụng các dụng cụ và thiết bị của nhiều lĩnh vực như : Gia công phôi, nguội, gò, hàn, cắt gọt, bảo quản thẩm mỹ để tiến hành gia công hoàn chỉnh các sản phẩm là các kết cấu thép, sau đó tiến hành khảo sát các yếu tố mặt bằng công trình, sử dụng các thiết bị đo kiểm, nâng hạ để lắp ráp các kết cấu thép đó thành công trình kỹ thuật.
Nhiệm vụ chủ yếu của nghề là:
- Chuẩn bị vật liệu và phương tiện;
- Chuẩn bị mặt bằng sản xuất;
- Gia công chi tiết;
- Định hình cụm chi tiết;
- Hoàn thiện kết cấu;
- Lắp dựng kết cấu;
- Thực hiện an toàn cho người và thiết bị;
- Phát triển nhân lực;
Các vị trí làm việc của nghề:
	- Phạm vi làm việc của người hành nghề “Gia công và lắp dựng kết cấu thép“ cũng rất đa dạng : 
	- Trong phân xưởng cơ khí;
	- Trên mặt bằng xây dựng các công trình của ngành xây dựng, giao thông, công nghiệp...
	- Trên mặt đất; 
	- Trong lòng đất; 
	- Trên cao hoặc dưới nước
Trang thiết bị chủ yếu của nghề:
Máy công cụ: Máy dập, uốn, cắt, đột, khoan, tiện phay, mài, bào, hàn
Máy nâng chuyển và các thíêt bị dựng lắp;
Các loại dụng cụ cơ khí và thiết bị, dụng cụ đo kiểm;
Môi trường làm việc: Người hành nghề “Gia công và lắp dựng kết cấu thép” làm việc trong môi trường khắc nghiệt như nóng, bụi, ồn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, tai nạn cơ khí, trên cao và đặc biệt môi trường làm việc có vị trí phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu do đó dễ mất an toàn lao động và phát sinh các bệnh nghề nghiệp. 
DANH MỤC CÔNG VIỆC
 TÊN NGHỀ : GIA CÔNG VÀ LẮP DỰNG KẾT CẤU THÉP
 MÃ SỐ NGHỀ :..
TT
Mã số công việc
Công việc
Trình độ kỹ năng nghề
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
A
 CHUẨN BỊ VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
A1
Đọc bản vẽ lắp.
X
A2
Đọc bản vẽ chi tiết.
X
A3
Lập kế hoạch thi công
X
A4
Dự trù vật tư.
X
A5
Nhận vật tư.
X
A6
Vận chuyển vật tư đến vị trí gia công
X
A7
Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ gia công phù hợp
X
A8
Lắp đặt máy vào vị trí gia công.
X
A9
Thử máy, thiết bị
X
10
A10
Lập báo cáo
X
11
A11
Lưu trữ hồ sơ
X
12
A12
Bảo dưỡng thường xuyên thiết bị
X
B
CHUẨN BỊ MẶT BẰNG SẢN XUẤT
13
B1
Chuẩn bị mặt bằng gia công.
X
14
B2
 Kiểm tra sự phù hợp giữa bản vẽ hoàn công xây dựng của giai đoạn trước với mặt bằng thực tế.
X
15
B3
Kiến nghị sửa chữa sai lệch so với bản vẽ hoàn công.
X
16
B4
Chuẩn bị đường tập kết thiết bị và vật liệu.
X
17
B5
Chuẩn bị bãi tập kết thiết bị và vật liệu.
X
18
B6
Chuẩn bị nơi ở của cán bộ, công nhân.
X
C
GIA CÔNG CHI TIẾT
19
C1
Khai triển chi tiết.
X
20
C2
Lấy dấu.
X
21
C3
Chuẩn bị đồ gá gia công.
X
22
C4
Cắt phôi bằng khí 02 + C2H2.
X
23
C5
Cắt phôi bằng plasma.
X
24
C6
Cắt phôi bằng máy cắt đá.
X
25
C7
Cắt phôi bằng máy cưa.
X
26
C8
Cắt phôi bằng máy đột dập.
X
27
C9
Cắt phôi bằng máy thái tôn.
X
28
C10
Nắn chi tiết.
X
29
C11
Vát mép phôi.
X
30
C12
Làm sạch vị trí hàn.
X
31
C13
Khoan lỗ chi tiết.
X
32
C14
Uốn chi tiết.
X
33
C15
Dập tạo hình chi tiết
X
34
C16
Lốc chi tiết.
X
35
C17
Kiểm tra chi tiết.
X
36
C18
Chỉnh sửa chi tiết sai hỏng.
X
37
C19
Đánh mã số chi tiết.
X
D
ĐỊNH HÌNH KẾT CẤU
38
D1
Làm đồ gá, dưỡng.
X
39
D2
Gá, đính chi tiết thành cụm.
X
40
D3
Hiệu chỉnh sau gá, đính.
X
41
D4
Gia cố chống biến dạng.
X
E
HOÀN THIỆN KẾT CẤU
42
E1
Liên kết cụm chi tiết bằng hàn hồ quang tay.
X
43
E2
Liên kết cụm chi tiết bằng hàn bán tự động.
X
44
E3
Liên kết cụm chi tiết bằng hàn tự động
x
45
E4
Liên kết cụm chi tiết bằng đinh tán.
X
46
E5
Liên kết cụm chi tiết bằng bulông.
X
47
E6
Lắp thử tổ hợp 
`
x
48
E7
Chỉnh sửa kết cấu sau liên kết
x
49
E8
Làm sạch kết cấu bằng thủ công
x
50
E9
Làm sạch kết cấu bằng phun cát.
X
51
E10
Làm sạch kết cấu bằng hoá chất.
X
52
E11
Sơn chống gỉ kết cấu.
X
53
E12
Sơn phủ kết cấu theo màu chỉ thị.
X
54
E13
Bảo quản kết cấu.
X
55
E14
Bàn giao sản phẩm.
x
F
LẮP DỰNG KẾT CẤU
56
F1
Kiểm tra kết cấu trước khi lắp.
X
57
F2
Vận chuyển kết cấu đến vị trí lắp.
X
58
F3
Xác định thứ tự lắp dựng kết cấu.
X
59
F4
Kiểm tra tim cốt đầu chờ.
X
60
F5
Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ neo buộc.
X
61
F6
Cung cấp thông tin trợ giúp việc lắp ráp.
X
62
F7
Dựng cột chống bằng thủ công.
X
63
F8
Dựng cột bằng cơ giới.
X
64
F9
Đổ bê tông chân cột.
X
65
F10
Lắp dầm.
X
66
F11
Lắp sàn.
X
67
F12
Lắp vì kèo.
X
68
F13
Lắp giằng liên kết cột.
X
69
F14
Lắp giằng liên kết dầm.
X
70
F15
Lắp giằng liên kết sàn.
X
71
F16
Lắp giải liên kết mái.
X
72
F17
Lắp giải lưới đỡ tấm cách nhiệt.
X
73
F18
Lắp tấm cách nhiệt.
X
74
F19
Lắp cửa trời thông gió.
X
75
F20
Lắp mái bao che.
X
76
F21
Lắp tấm nhựa lấy ánh sáng.
X
77
F22
Lắp tấm bao xung quanh.
X
78
F23
Lắp dựng cầu thang kim loại.
X
79
F24
Lắp dựng lan can kim loại.
X
80
F25
Lắp dựng bồn chứa bằng kim loại.
X
81
F26
Lắp hệ thống chống sét.
X
G
THỰC HIỆN AN TOÀN
82
G1
Thực hiện quy định về trang bị bảo hộ lao động.
X
83
G2
Thực hiện quy định về phòng chống cháy nổ.
X
84
G3
Thực hiện quy định an toàn điện.
X
85
G4
Thực hiện quy định an toàn sử dụng thiết bị dụng cụ cầm tay.
X
86
G5
Thực hiện quy định làm việc trên cao.
X
87
G6
Cắm biển báo rào chắn khu vực thi công.
X
88
G7
Sơ cứu người bị nạn.
X
89
G8
Tham gia xử lý sự cố.
X
90
G9
Giữ vệ sinh môi trường..
X
H
PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP
91
H1
Tham khảo tài liệu chuyên môn.
X
92
H2
Tham dự tập huấn chuyên môn.
X
93
H3
Trao đổi với đồng nghiệp.
X
94
H4
Giao tiếp với cộng đồng.
X
95
H5
Kèm cặp thợ mới.
X
96
H6
Tham dự thi tay nghề.
X
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
TÊNCÔNG VIỆC: ĐỌC BẢN VẼ LẮP
MÃ SỐ CÔNG VIỆC: A1
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: 
	Nhận dạng đúng kết cấu, tác dụng của từng chi tiết, quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết của cấu thành sản phẩm: 
	- Chuẩn bị bản vẽ lắp.
	- Chuẩn bị tài liệu và tra cứu các số liệu kỹ thuật có liên quan.
	- Đọc, phân tích và hiểu rõ tác dụng của từng kết cấu chi tiết, quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết và phương pháp lắp ráp.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
	- Nhận đúng, đầy đủ số lượng bản vẽ lắp 
	- Nhận dạng được hình dạng, kích thước các ký hiệu quy ước trong bản vẽ kỹ thuật.
	- Thể hiện được các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ.
	- Thống kê đầy đủ các chi tiết trong bản vẽ lắp
	- Nhận diện được kích thước lắp ráp, chuẩn lắp ráp của kết cấu. 
	- Vẽ tách được các chi tiết. 
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng 
	- Giao tiếp.
	- Đọc và phân tích bản vẽ.
	- Vẽ tách chi tiết
	- Làm việc độc lập, nhóm
2. Kiến thức 
	- Hiểu công dụng của các loại bản vẽ kỹ thuật và các ký hiệu, quy ước trong bản vẽ kỹ thuật .
	- Hiểu các hình biểu diễn , mặt cắt ký hiệu và các chỉ dẫn kỹ thuật .
	- Các loại liên kết trong cơ khí
	- Công dụng, ký hiệu vật liệu.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
- Bản vẽ lắp.
- Máy tính
- Bàn để bản vẽ, dụng cụ tính toán và sổ tay ghi chép.
- Sổ tay công nghệ, sổ tay dung sai và các tài liệu kỹ thuật.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Khả năng đọc thành thạo, chính xác bản vẽ.
- Phân tích chính xác các yêu cầu nội dung của bản vẽ lắp.
- Khả năng hình dung quy trình lắp đảm bảo theo tiêu chuẩn.
- Vẽ tách được chi tiết
- Thống kê đầy đủ, chính xác chủng loại, số lượng, vật liệu, kích thước các chi tiết
- Theo dõi quá trình đọc, kết quả của người đọc.
- Theo dõi quá trình trình bầy, phân tích bản vẽ lắp của người làm: Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, ký hiệu...
- Theo dõi quá trình trình bày, giải thích về chế độ lắp, vị trí tương quan, yêu cầu kỹ thuật...
- Nghiệm thu, đánh giá bản vẽ tách theo khung điểm
- So sánh kết quả bảng thống kê với số liệu trong bản vẽ.
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
TÊNCÔNG VIỆC: ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT
MÃ SỐ CÔNG VIỆC: A2 
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
	Nhận dạng đúng hình dáng, kết cấu, yêu cầu kỹ thuật của chi tiết. 
- Chuẩn bị bản vẽ chi tiết.
- Đọc, phân tích và hình dung đúng hình dạng, kết cấu, yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
- Chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật tra cứu liên quan.
- Phát hiện những sai sót của bản vẽ.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
	- Nhận đúng bản vẽ. 
	- Nhận dạng được hình dạng, kích thước, dung sai, các ký hiệu quy ước trong bản vẽ chi tiết.
	- Thể hiện được các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ.
	- Nhận diện được kích thước lắp ráp, bề mặt lắp ráp. 
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng 
	- Giao tiếp.
	- Nhận dạng đúng loại bản vẽ 
	- Đọc bản vẽ chi tiết.
	- Làm việc độc lập, nhóm.
2. Kiến thức 
	- Hiểu công dụng của các loại bản vẽ kỹ thuật và các ký hiệu, quy ước trong bản vẽ kỹ thuật .
	- Hiểu các hình biểu diễn , mặt cắt ký hiệu và các chỉ dẫn kỹ thuật .
	- Công dụng, ký hiệu vật liệu.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
	- Bản vẽ chi tiết.
	- Máy tính.
	- Bàn để bản vẽ, dụng cụ tính toán và sổ tay ghi chép.
	- Sổ tay công nghệ, sổ tay dung sai và các tài liệu kỹ thuật.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Nhận dạng được hình dạng, kích thước, dung sai, các ký hiệu quy ước trong bản vẽ chi tiết.
- Thể hiện được các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ.
- Nhận diện được kích thước lắp ráp, bề mặt lắp ráp. 
- Theo dõi quá trình đọc, kết quả của người đọc.
- Theo dõi quá trình trình bầy, phân tích bản vẽ chi tiết của người làm: Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, ký hiệu, kích thước và bề mặt lắp ráp.
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
TÊNCÔNG VIỆC: LẬP KẾ HOẠCH THI CÔNG
MÃ SỐ CÔNG VIỆC: A3
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC
	Xây dựng tiến độ, phương án biện pháp thi công công trình: 
	- Chuẩn bị bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp ráp.
	- Lập quy trình công nghệ liên quan.
	- Lập trình tự kiểm tra kỹ thuật. 
	- Lập bảng tiến độ thi công.
	- Chỉ ra được những địa chỉ để thực hiện các bước công nghệ đó.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
	- Nhận đầy đủ tài liệu, vật tư cần dùng cho công việc.
	- Thể hiện mọi khía cạnh công nghệ của chi tiết, hoặc cụm kết cấu và các biện pháp xử lý.
	- Xây dựng tiến độ, phương án biện pháp thi công công trình. 
	- Thống kê chính xác về chủng loại, số lượng vật tư.
	- Lập kế hoạch kiểm tra những công đoạn cần thiết trong quá trình sản xuất.
	- Lập biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
	- Thời gian thực hiện theo định mức của doanh nghiệp.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng 
	- Giao tiếp.
	- Làm việc độc lập, nhóm.
	- Vận dụng.
	- Phân tích.
	- Tra cứu tài liệu. 
	- Lập quy trình công nghệ. 
	- Lập bảng tiến độ thi công.
	-.Tính toán.
2. Kiến thức 
	- Hiểu các quy phạm pháp luật trong lao động.
	- Các phương pháp gia công, chế tạo.
	- Biểu diễn vật thể: Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt.
	- Cấu tạo, công dụng các loại dụng cụ đo kiểm.
	- Phương pháp lập quy trình công nghệ. 
	- Công nghệ chế tạo sản phẩm.
	- Phư ...  KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Mức độ hiểu biết về các quy trình sử dụng thiết bị cầm tay.
- Sự thành thạo trong quá trình sử dụng. 
- Mức độ đảm bảo quy trình và thời gian thực hiện.
- Kiểm tra đối chiếu với quy trình sử dụng thiết bị cầm tay.
- Giám sát quá trình làm việc của người làm xem có đáp ứng kỹ năng nghề nghiệp.
- Giám sát quá trình làm việc và đối chiếu với quy trình và thời gian định mức.
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
	TÊN CÔNG VIỆC: THỰC HIỆN QUY ĐỊNH 
 	 LÀM VIỆC TRÊN CAO
	MÃ SỐ CÔNG VIỆC: G5
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
	Nghiên cứu các quy định, quy chế nội quy về an toàn khi làm việc trên cao trong sản xuất để đảm bảo an toàn trong công việc 	
 - Tìm hiểu các yêu cầu cần thiết.
 - Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định. 
 - Tự đánh giá để nâng cao hiệu quả công việc. 
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
 - Tìm hiểu đầy đủ các yêu cầu cần thiết.
 - Mức độ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định. 
 - Thực hiện đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng .
	- Sử dụng các trang bị bảo hộ khi làm việc trên cao
2. Kiến thức 
 - Nêu được các quy định về làm việc trên cao
 - Hiểu các nguy cơ xẩy ra khi làm việc trên cao.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
 - Tài liệu về an toàn lao động. 
 - Các thiết bị phòng hộ. 
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Mức độ hiểu biết về các yêu cầu cần thiết.
- Sự nghiêm túc trong quá trình thực hiện.
- Mức độ đảm bảo an toàn cho người, thiết bị.
- Kiểm tra đối chiếu với quy định làm việc trên cao. 
- Giám sát quá trình làm việc của người làm xem có đảm bảo quy định về làm việc trên cao.
- Giám sát quá trình làm việc và đối chiếu với quy định về an toàn lao động. 
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
 TÊN CÔNG VIỆC: CẮM BIỂN BÁO RÀO CHẰN
 KHU VỰC THI CÔNG
 MÃ SỐ CÔNG VIỆC: G6
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
	Dùng các biển báo, rào chắn bao che quanh khu vực thi công đảm bảo an toàn cho khu vực sản xuất:
 - Xác định ranh giới khu vực thi công.
 - Cắm biển báo rào chắn. 
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
 - Xác định được ranh giới đảm bảo tính chính xác và kinh tế.
 - Chắc chắn dễ quan sát. 
 - Thực hiện đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối.
 - Đảm bảo thời gian định mức.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng
	- Chọn vị trí cắm biển hợp lý
	- Thực hiện cắm biển đúng qui định 
2. Kiến thức 
 - Phân biệt được ranh giới khu vực thi công.
 - Trình bày được phương án cắm biển báo rào chắn. 
 - Kể tên được các biển báo rào chắn.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
 - Biển báo.
 - Rào chắn. 
 - Thước đo. 
 - Thước ngắm. 
 - Sơn kẻ, mốc tiêu v.v.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Mức độ chính xác của vệc xác định ranh giới.
- Thời gian thực hiện. 
- Đảm bảo cắm biển báo rào chắn chắc chắn dễ quan sát.
- Mức độ đảm bảo an toàn cho người, thiết bị.
- Kiểm tra đối chiếu với yêu cầu thực tế.
- Theo dõi đối chiếu với thời gian định mức.
- Giám sát quá trình làm việc của người làm xem có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Giám sát quá trình làm việc và đối chiếu với quy định về an toàn lao động. 
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
	TÊN CÔNG VIỆC: SƠ CỨU NGƯỜI BỊ NẠN
	MÃ SỐ CÔNG VIỆC: G7
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
 Dùng kiến thức và những thao tác của bản thân để sơ cứu người gặp tai nạn:
 - Xác định tình trạng loại chấn thương của nạn nhân.
 - Chuẩn bị công tác sơ cứu.
 - Đưa nạn nhân đến nới thực hiện sơ cứu.
 - Thực hiện sơ cứu nạn nhân.
 - Đưa nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
 - Phân biệt đúng loại chấn thương.
 - Nhận dạng thành thạo các loại vật tư y tế dùng cho sơ cứu.
 - Chọn mội trường sơ cứu hợp lý.
 - Thực hiện thành thạo các phương pháp hô hấp nhân tạo, qui trình bó gẫy xương v.v
 - Nhanh chóng kịp thời sơ cứu.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng
	- Tách người bị nạn ra khỏi khu vực nguy hiểm
 	- Thực hiện sơ cứu nạn nhân.
 	 - Di chuyển nạn nhân đến cơ quan y tế.
2. Kiến thức 
 - Phân biệt được tình trạng loại chấn thương.
 - Trình bày được phương pháp hô hấp nhân tạo. 
 - Kể tên được các loại vật tư y tế dùng cho sơ cứu vết thương.
 - Biết được cơ quan y tế gần hiện trường nhất. 
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
 - Các loại vật tư y tế dùng cho sơ cưú vết thương: gạc thưa, thuốc sát trùng, bông băng y tế v.v.
 - Các loại phương tiện đưa nạn nhân: băng ca, võng v.v.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Mức độ chính xác của việc phân biệt loại chấn thương.
- Sự phù hợp về vật tư y tế cần thiết.
- Tính hợp lý của việc chọn môi trường sơ cứu.
- Kỹ năng sơ cứu đúng. 
- Sự khẩn trương trong sơ cứu.
- Kiểm tra thực tế và so sánh với kết quả phân loại. 
- Kiểm tra đối chiếu với yêu cầu cần thiết.
- So sánh với yêu cầu về không gian, môi trường sơ cứu.
- Giám sát quá trình làm việc của người làm và đối chiếu với quy trình công nghệ. 
- Giám sát quá trình làm việc và đối chiếu với yêu cầu về thời gian.
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
	TÊN CÔNG VIỆC: XỬ LÝ SỰ CỐ
	MÃ SỐ CÔNG VIỆC: G8
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
 Dùng kiến thức và những thao tác của bản thân để phát hi ện và xử lý các sự cố trong sản xuất:
 - Tìm hiểu nguyên nhân. 
 - Khắc phục sự cố.
 - Theo dõi kiểm tra kết quả khắc phục.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
 - Xác định đúng nguyên nhân sự cố.
 - Khắc phục nhanh chính xác sự cố.
 - Kiểm tra và đánh giá đúng tình trạng sau sửa chữa.
 - Đảm bảo thời gian định mức. 
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng
	- Khoanh vùng sự cố để giữ hiện trường
	- Báo cáo người có trách nhiệm
	- Xác định nguyên nhân
	- Lập biện pháp khắc phục 
2. Kiến thức 
 - Giải thích được nguyên nhân xảy ra sự cố.
 - Trình bày được phương án khắc phục. 
 - Đánh giá được chất lượng công việc.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
 - Quy trình quy phạm sản xuất.
 - Dụng cụ chuyên ngành.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Mức độ chính xác của việc xác định nguyên nhân.
- Sự khẩn trương trong khắc phục. 
- Sự chính xác của việc đánh giá kết quả công tác sửa chữa.
- Thời gian thực hiện. 
- Kiểm tra đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật.
- Giám sát quá trình làm việc và đối chiếu với phiếu công nghệ.
- Kiểm tra đối chiếu với yêu cầu cần thiết.
- Giám sát quá trình làm việc và đối chiếu với yêu cầu về thời gian.
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
	TÊN CÔNG VIỆC: GIỮ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
	MÃ SỐ CÔNG VIỆC: G9
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
	Nghiên cứu các quy định , quy chế nội quy về môi trường làm việc trong sản xuất để đảm bảo m ôi tr ư ờng trong sạch đảm bảo sức khoẻ : 	
 - Thực hiện công tác phòng hộ cá nhân.
 - Thực hiện các biện pháp chống vi khí hậu xấu.
 - Thực hiện các biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
 - Dùng dụng cụ phòng hộ thích hợp. 
 - Nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp.
 - Hệ thống thông gió và hút bụi hoạt động tốt.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng
	- Thực hiện các trang bị phòng hộ.
	- Tác phong công nghệp. 
2. Kiến thức 
 - Kể tên được các trang bị phòng hộ.
 - Nêu được tác hại của bụi, vi khí hậu xấu với môi trường làm việc.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
 - Tài liệu về an toàn lao động.
 - Trang bị bảo hộ lao động. 
 - Hệ thống hút bụi công nghiệp.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Sự phù hợp khi dùng dụng cụ phòng hộ.
- Sự gọn gàng ngăn nắp nơi làm việc. 
- Mức độ thông thoáng của môi trường làm việc. 
- Kiểm tra đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật.
- Giám sát quá trình làm việc và đối chiếu với vệ sinh công nghiệp.
- Kiểm tra đối chiếu với yêu cầu công nghiệp về môi trường.
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
	TÊN CÔNG VIỆC: THAM DỰ TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN
	MÃ SỐ CÔNG VIỆC: H1
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
 - Lĩnh hội kiến thức. 
 - Vận dụng kiến thức.
 - Đánh giá nhận biết được ưu, nhược điểm để khắc phục và nâng cao trình độ.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
 - Nhận biết đầy đủ thông tin tín hiệu của đợt tập huấn.
 - Vận dụng kiến thức tập huấn linh hoạt.
 - Nhận biết được ưu, nhược điểm để khắc phục nâng cao.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng
	- Cập nhật công nghệ.
	- Tiếp cận các công nghệ tiên tiến, các giải pháp hữu ích 
2. Kiến thức
 - Nêu được nội dung kiến thức thông qua đợt tập huấn.
 - Vận dụng thành thạo vào công việc.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
 - Tài liệu tập huấn.
 - Sổ ghi chép dữ liệu cần thiết.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Mức độ chính xác của việc lĩnh hội thông tin.
- Sự vận dụng linh hoạt kỹ năng kiến thức đã được tập huấn.
- Đánh giá được kết quả tập huấn.
- Kiểm tra đối chiếu với yêu cầu cần thiết.
- Kiểm tra đánh giá thông qua kết quả công việc đã được vận dụng sau tập huấn.
- Kiểm tra việc đánh giá và so sánh với mục tiêu đợt tập huấn.
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
	TÊN CÔNG VIỆC: TRAO ĐỔI VỚI ĐỒNG NGHIỆP
	MÃ SỐ CÔNG VIỆC: H2
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
 - Đặt vấn đề cần trao đổi.
 - Trao đổi vấn đề.
 - Đánh giá nhận xét rút ra được kinh nghiệm bản thân.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
 - Đặt vấn đề trao đổi ngắn gọn chính xác dễ hiểu.
 - Giải quyết được vấn đề cần trao đổi.
 - Đánh giá được kết quả quá trình trao đổi.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng 
	- Kỹ năng giao tiếp.
2. Kiến thức 
 - Nêu được nội dung cần trao đổi.
 - So sánh được để rút ra bài học kinh nghiệm.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
 - Tài liệu lĩnh vực nghề nghiệp
 - Sổ ghi chép dữ liệu cần thiết.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Sự ngắn gọn, dễ hiểu của việc đặt vấn đề trao đổi.
- Tìm ra được mấu chốt vấn đề và giải quyết nhanh vấn đề cần trao đổi.
- Đánh giá được kết quả quá trình trao đổi.
- Kiểm tra đối chiếu với yêu cầu cần thiết.
- Xem xét đối chiếu với mục tiêu đề ra.
- Kiểm tra việc đánh giá và so sánh với mục tiêu của quá trình trao đổi.
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
	TÊN CÔNG VIỆC: GIAO TIẾP VỚI CỘNG ĐỒNG
	MÃ SỐ CÔNG VIỆC: H3
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
 	- Ứng xử giao thoa tình cảm và khả năng nghề nghiệp với cộng đồng.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
 	- Tác phong giao tiếp thoải mái lịch sự. 
 	- Giao tiếp bằng ngôn ngữ trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu.
 	- Đánh giá, cảm nhận môi trường giao tiếp để nâng cao chất lượng giao tiếp. 
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng
	- Kỹ năng mềm .
2. Kiến thức
	- Kiến thức xã hội 
 	- Nêu được nội dung cần trao đổi.
 	- So sánh được để rút ra bài học kinh nghiệm.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
 - Ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu.
 - Kiến thức chuyên môn và xã hội.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Mức độ lịch sự, thoải mái trong tác phong giao tiếp.
- Sự trong sáng, ngắn gọn và dễ hiểu của ngôn ngữ giao tiếp. 
- Mức độ tự đánh giá và cảm nhận được môi trường giao tiếp để nâng cao chất lượng giao tiếp. 
- Quan sát, đối chiếu với yêu cầu cần thiết.
- Xem xét đối chiếu với mục tiêu đề ra.
- Quan sát và đánh giá kết quả quá trình giao tiếp.
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
	TÊN CÔNG VIỆC: KÈM CẶP THỢ MỚI
	MÃ SỐ CÔNG VIỆC: H4
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC
	Sử dụng kiến thức, và kinh nghiệm kèm cặp đào tạo thợ mới đáp ứng được yêu cầu công việc :
 - Xác định mục tiêu đào tạo.
 - Thiết kế nội dung chương trình.
 - Lập kế hoạch đào tạo. 
 - Thực hiện theo kế hoạch. 
 - Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
 - Mục tiêu đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội. 
 - Nội dung chương trình đáp ứng được mục tiêu đào tạo. 
 - Kế hoạch đào tạo phù hợp với cơ sở vật chất và mục tiêu đào tạo. 
 - Quá trình thực hiện đảm bảo mục tiêu và kế hoạch.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng
	- Truyền tải các vấn đề đến người học
	- Xác định mục tiêu
	- Biên tập bài 
2. Kiến thức
 - Nêu được mục tiêu đào tạo.
 - Trình bày được kế hoạch và nội dung đào tạo. 
 - Kể tên các bước thực hiện. 
 - Đánh giá được các bước thực hiện.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
 - Tài liệu về phương hướng phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
 - Chương trình khung của Bộ liên ngành.
 - Các biểu mẫu lập kế hoạch.
 - Cơ sở vật chất thực hiện kèm cặp.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo với nhu cầu xã hội.
- Sự phù hợp giữa nội dung chương trình với mục tiêu đào tạo.
- Sự phù hợp giữa kế hoạch đào tạo với cơ sở vật chất và mục tiêu đào tạo.
- Sự đảm bảo của quá trình thực hiện đúng mục tiêu và kế hoạch. 
- Kiểm tra đối chiếu với thực tiễn của xã hội. 
- Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp.
- Kiểm tra để đánh giá.
- Giám sát quá trình thực hiện và so sánh với mục tiêu kế hoach đã đề ra.
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
	TÊN CÔNG VIỆC: THAM DỰ THI TAY NGHỀ
	MÃ SỐ CÔNG VIỆC: H5
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
 - Thể hiện khả năng nghề nghiệp thông qua việc thực hiện một sản phẩm cụ thể trong những điều kiện cho phép nhất định.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
 - Xác định đúng yêu cầu. 
 - Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết.
 - Thực hiện đúng theo quy trình.
 - Đảm bảo thời gian định mức.
 - Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng
	- Phân tích và lựa chọn phương án chuyên môn.
	- Thao tác thuần thục trong lĩnh vực nghề.
2. Kiến thức 
 - Mô tả được yêu cầu khi dự thi tay nghề.
 - Trình bày được trình tự bài thi.
 - Kể tên các thiết bị dụng cụ cần thiết.
 - Nêu được nội quy thi, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. 
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
 - Yêu cầu công việc. 
 - Trang thiết bị tiến hành công việc.
 - Quy trình thực hiện công việc. 
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Xác định yêu cầu chính xác. 
- Sự chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết.
- Quá trình thực hiện đúng theo quy trình.
- Thời gian thực hiện. 
- Sự đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
- Kiểm tra đối chiếu với yêu cầu thi.
- Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp với yêu cầu của bài thi.
- Giám sát quá trình thực hiện và so sánh với phiếu công nghệ.
- So sánh quá trình thực hện với thời gian định mức.
- Giám sát quá trình thực hiện và so sánh với quy định về an toàn và vệ sinh công nghiệp.
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
TÊN CÔNG VIỆC: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CÔNG VIỆC
 MÃ SỐ CÔNG VIỆC: H6
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 
 - Thu thập dữ liệu.
 - Lập báo cáo kết quả thực hiện công việc.
 - Trình báo kết quả thực hiện công việc.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 
- Các dữ liệu báo cáo đầy đủ và chính xác.
- Báo cáo phải ngắn gọn, rõ ràng và đúng kế hoạch.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 
1. Kỹ năng
	- Tổng hợp các kết quả.
	- Lập báo cáo. 
2. Kiến thức 
 - Phương pháp lập báo cáo.
 - Diễn giải được cách tiến hành báo cáo.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
- Công việc đã thực hiện xong.
- Các dữ liệu đầy đủ.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG 
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giáƠ[Ơ
- Sự đầy đủ, chính xác của các dữ liệu. 
- Sự rõ ràng, khoa học của quá trình báo cáo.
- Kiểm tra đối chiếu với yêu cầu cần thiết.
- Xem xét đối chiếu với kết quả thực hiện công việc.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_gia_cong_va_lap_dung_ket_cau_thep.doc