Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

 Khái niệm đờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam đợc thành lập ngày 3-2-1930. Đảng là đội tiên

phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhâ dân lao động

và của cả dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,

nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác

– Lênin và t tởng Hồ Chí Minh làm nền tảng t tởng, kim chỉ nam cho hành

động; lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

Ngay từ khi ra đời, thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng đã đề ra đờng lối

cách mạng đúng đắn và trực tiếp lãnh đạo cách mạng nớc ta giành thắng lợi to lớn.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đem lại độc lập cho dân tộc,

tự do cho nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới cho nớc nhà - độc lập dân tộc

gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đánh thắng các thế lực xâm lợc giải phóng dân

tộc, thống nhất đất nớc; bảo vệ vững chắc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia; tiến

hành sự nghiệp đổi mới, đa Việt Nam hội nhập vào trào lu chung của thế giới

để phát triển mạnh mẽ, vững chắc; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình,

thịnh vợng của nhân dân thế giới.

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của

cách mạng Việt Nam. Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, vấn đề cơ bản trớc

hết là đề ra đờng lối cách mạng và hoạch định đờng lối. Đây là công việc quan

trọng hàng đầu của một chính đảng.

 

pdf 88 trang kimcuc 5400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
BỘ CễNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CễNG NGHIỆP & XÂY DỰNG

BÀI GIẢNG MễN HỌC
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Dựng cho hệ Liờn thụng Cao đẳng
 (Lưu hành nội bộ)
Người biờn soạn: Lại Thị Thỳy Nga
Ụng Bớ, năm 2010
1Lời nói đầu
Thực hiện các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là Nghị quyết
Trung ương 5 khoá X về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới,
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18-
9-2008 về việc ban hành Chương trình, giáo trình môn học Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối
không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đặc biệt để có bài giảng cho sinh viên hệ liên thông từ: trung cấp chuyên
nghiệp lên cao đẳng chuyên nghiệp của trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng,
tác giả đã viết bài giảng: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (dành
cho sinh viên hệ liên thông từ: trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng chuyên
nghiệp).
Trong quá trình viết bài giảng tác giả đã kế thừa chủ yếu những nội dung
của Giáo trình: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Hội đồng Trung ương chỉ
đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008; Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh (dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên
ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2009.
Tuy nhiên do những hạn chế khách quan và chủ quan nên vẫn còn những
nội dung cần tiếp tục được bổ sung và sửa đổi, tác giả rất mong nhận được nhiều
góp ý để lần tái bản sau bài giảng được hoàn chỉnh hơn.
2Chương mở đầu
Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn
đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
a. Khái niệm đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Đảng là đội tiên
phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhâ dân lao động
và của cả dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động; lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Ngay từ khi ra đời, thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng đã đề ra đường lối
cách mạng đúng đắn và trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta giành thắng lợi to lớn.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đem lại độc lập cho dân tộc,
tự do cho nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới cho nước nhà - độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đánh thắng các thế lực xâm lược giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước; bảo vệ vững chắc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia; tiến
hành sự nghiệp đổi mới, đưa Việt Nam hội nhập vào trào lưu chung của thế giới
để phát triển mạnh mẽ, vững chắc; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình,
thịnh vượng của nhân dân thế giới.
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam. Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, vấn đề cơ bản trước
hết là đề ra đường lối cách mạng và hoạch định đường lối. Đây là công việc quan
trọng hàng đầu của một chính đảng.
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ
thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương
hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối
cách mạng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết của Đảng.
Nhìn tổng thể, đường lối cách mạng của Đảng bao gồm đường lối đối nội và
đường lối đối ngoại. Về đối nnội còn có đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đường lối cách mạng của Đảng là toàn diện và phong phú. Có đường lối
chính trị chung, xuyên suốt cả quá trình cách mạng, như: đường lối độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Có đường lối cho từng thời kỳ lịch sử, như
đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; đường lối cách mạng xã hội chủ
nghĩa; đường lối cách mạng trong thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền 1939-
1945; đường lối cách mạng miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ 1954-1975;
đường lối đổi mới từ Đại hội VI, năm 1986. Ngoài ra còn có đường lối cách
mạng vạch ra cho từng lĩnh vực hoạt động như đường lối công nghiệp hóa;
đường lối phát triển kinh tế – xã hội; đường lối văn hóa văn nghệ; đường lối xây
dựng Đảng và Nhà nước; đường lối đối ngoại;...
Đường lối cách mạng của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực tiễn khi phản ánh
đúng quy luật vận động khách quan. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo
cách mạng, Đảng phải thường xuyên chủ động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn để kịp thời điều chỉnh, phát triển đường lối, nếu thấy đường lối không còn
phù hợp với thực tiễn thì phải sửa đổi.
3Đường lối đúng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng;
quyết định vị trí, uy tín của Đảng đối với quốc gia dân tộc. Vì vậy, để tăng cương
vai trò lãnh đạo của Đảng, trước hết phải xây dựng đường lối cách mạng đúng
đắn. Nghĩa là, đường lối của Đảng phải được hoạch định trên cơ sở quan điểm lý
luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tri thức tiên tiến của nhân loại; phù
hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn cách mạng Việt Nam và đặc
điểm, xu thế quốc tế; phải nhằm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đường lối
đúng sẽ đi vào đời sống, soi sáng thực tiễn, trở thành ngọn cờ thức tỉnh, động viên và
tập hợp quần chúng nhân dân tham gia tự giác phong trào cách mạng một cách hiệu
quả nhất; ngược lại, nếu sai lầm về đường lối thì cách mạng sẽ bị tổn thất, thậm chí
bị thất bại.
b. Đối tượng nghiên cứu môn học
Môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ yếu nghiên
cứu đường lối do Đảng đề ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm
1930 đến nay. Do đó, đối tượng chủ yếu của môn học là hệ thống quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam – từ cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có mối quan hệ
mật thiết với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và môn
Tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì đường lối của Đảng là sự vận dụng sáng tạo, phát
triển chủ nghĩa Mác – Lênin và tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam. Do đó, nắm vững hai môn học này sẽ trang bị cho sinh viên tri thức
và phương pháp luận khoa học để nhận thức và thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng một cách sâu sắc và toàn diện hơn.
Mặt khác, vì đường lối cách mạng không chỉ nói lên sự vận dụng sáng tạo
các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn
thể hiện sự bổ sung, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn mới của Đảng ta. Do đó, việc nghiên cứu
đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam góp phần làm sáng tỏ vai trò
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hàng động của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời làm tăng tính thuyết phục của hai môn lý luận
chính trị này.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ sự ra đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam – chủ thể
hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam.
Hai là, làm rõ quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối cách
mạng của Đảng. Trong đó, đặc biệt làm rõ đường lối của Đảng trên một số lĩnh
vực cơ bản của thời kỳ đổi mới.
Ba là, làm rõ kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng trong tiến
trình cách mạng Việt Nam.
Yêu cầu đặt ra đối với việc dạy và học môn Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam
Đối với người dạy: Cần nghiên cứu đầy đủ các cương lĩnh, nghị quyết, chỉ
thị của Đảng trong toàn bộ tiến trình lãnh đạo cách mạng, bảo đảm cập nhật hệ
thống đường lối của Đảng. Mặt khác, trong giảng dạy phải làm rõ hoàn cảnh lịch
sử ra đời vừ sự bổ sung, phát triển các quan điểm, chủ trương của Đảng trong
4tiến trình cách mạng, gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình giảng dạy.
Đối với người học: Cần nắm vững nội dung cơ bản đường lối của Đảng, để từ đó
lý giải những vấn đề thực tiễn và vận dụng được quan điểm của Đảng vào cuộc sống.
Đối với cả người dạy và người học trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống,
sâu sắc đường lối của Đảng cùng với tri thức chuyên ngành của mình, có thể
đóng góp ý kiến cho Đảng về đường lối, chính sách, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
của cách mạng nước ta.
II. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học
tập môn học
1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hiểu theo nghĩa chung nhất là con đường, cách thức và biện
pháp để đạt tới mục đích. Trong trường hợp cụ thể của môn học Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, phương pháp nghiên cứu được hiểu là con
đường, cách thức để nhận thức đúng đắn những nội dung cơ bản của đường lối và
hiệu quả tác động của nó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
a. Cơ sở phương pháp luận
Nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam phải
dựa trên thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin,
các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các
quan điểm của Đảng.
b. Phương pháp nghiên cứu
Giữa phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu có mối quan hệ biện
chứng. Phương pháp phải trên cơ sở sự vận động của nội dung. Vì vậy, phương
pháp nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài
phương pháp luận chung đã nêu trên, đối với mỗi nội dung cụ thể cần phải vận
dụng một phương pháp nghiên cứu phù hợp. Trong đó, sử dụng phương pháp lịch
sử và phương pháp lôgíc là hết sức quan trọng trong nghiên cứu đường lối cách
mạng của Đảng. Ngoài ra, còn phải sử dụng các phương pháp khác, như phân
tích, tổng hợp, so sánh,... thích hợp với từng nội dung của môn học.
2. ý nghĩa của việc học tập môn học
Môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trang bị cho sinh
viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, về đường lối của Đảng trong
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là
đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
Học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý
nghĩa rất quan trọng đối với việc bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh
đạo của Đảng, định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của
Đảng; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của
đất nước.
Qua học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh
viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải quyết
những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội,... theo đường lối, chính sách của Đảng.
5Chương I
Sự ra đời của đảng cộng sản việt nam và cương lĩnh
chính trị đầu tiên của đảng
I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang
giai đoạn độc quyền đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì
tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân
dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc lam cho
đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân
tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
b. ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin
Vào giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát
triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư
cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa tư bản. Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được Lênin phát
triển và trở thành chủ nghĩa Mác – Lênin.
Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu
tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra đảng
cộng sản. Sự ra đời đảng cộng sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
năm 1848 xác định: những người cộng sản luôn luôn đại biểu cho lợi ích của
toàn bộ phong trào; là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở các
nước; họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả của phong trào vô sản.
Những nhiệm vụ chủ yếu có tính quy luật mà chính đảng của giai cấp công nhân
cần thực hiện là tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân để thực
hiện mục đích giành lấy chính quyền và xây dựng xã hội mới. Đảng phải luôn
đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, mọi chiến lược, sách lược của Đảng
đều luôn xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân. Nhưng, Đảng phải đại biểu
cho quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Bởi vì giai cấp công nhân chỉ có
thể giải phóng được mình nếu đồng thời giải phóng cho các tầng lớp nhân dân
lao động khác trong xã hội. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã lay chuyển, lôi cuốn
quần chúng nhân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào
phong trào cộng sản.
Kể từ khi chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào
yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách
mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn ái
Quốc đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn
cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác –
Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
c. Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Nhà nước
Xôviết dựa trên nền tảng liên minh công – nông dưới sự lãnh đạo của Đảng
6Bônsêvích Nga ra đời. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa
Mác – Lênin từ lý luận trở thành hiện thực, đồng thời mở đầu một thời đại mới
“thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Cuộc cách
mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân
các nước, và là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời nhiều đảng cộng
sản: Đảng Cộng sản Đức, Đảng Cộng sản Hungari (năm 1918), Đảng Cộng sản
Mỹ (năm 1919), Đảng Cộng sản Anh, Đảng Cộng sản Pháp (năm 1920), Đảng
Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Mông Cổ (năm 1921), Đảng Cộng sản
Nhật Bản (năm 1922),...
Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương
sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Về ý nghĩa của Cách mạng
Tháng Mười, Nguyễn ái Quốc khẳng định: Cách mạng Tháng Mười Nga như
tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay. Và, “Cách
mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân
chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh,
phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”.
Tháng 3 – 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập. Sự ra đời
của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế. Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được công bố tại Đại hội II Quốc tế
Cộng sản vào năm 1920 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc
thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị  ... ỳ đổi mới
a. Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội
81
Giai đoạn 1945-1954:
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám và trong những năm thực hiện nhiệm vụ
“kháng chiến, kiến quốc”, chính sách xã hội của Đảng ta được chỉ đạo bởi tư
tưởng: chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân ta cứ chết đói, chết rét, thì
tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập
khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Do đó, chính sách xã hội cấp bách lúc này là
làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được
học hành. Tiếp sau đó là làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá
giàu, người khá giàu thì giàu thêm. Chủ trương này đã nhanh chóng đi vào cuộc
sống và đạt được những hiệu quả thiết thực.
Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình Dân chủ nhân dân: Chính
phủ có chủ trương và hướng dẫn để các tầng lớp nhân dân chủ động và tự tổ chức
giải quyết các vấn đề xã hội của chính mình. Chính sách tăng gia sản xuất (nhằm
tự cấp tự túc), chủ trương tiết kiệm, đồng cam cộng khổ trở thành phong trào
rộng rãi, từ cơ quan chính phủ đến bộ đội, dân chúng, được coi trọng như đánh
giặc. Khuyến khích mọi thành phần xã hội phát triển kinh tế theo cơ chế thị
trường. Thực hiện chính sách điều hoà lợi ích giữa chủ và thợ.
Giai đoạn 1955-1975:
Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ,
trong hoàn cảnh chiến tranh. Chế độ phân phối về thực chất là theo chủ nghĩa
bình quân. Nhà nước và tập thể đáp ứng các nhu cầu xã hội thiết yếu bằng chế độ
bao cấp tràn lan dựa vào viện trợ.
Giai đoạn 1975-1985:
Các vấn đề xa hội được giải quyết theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan
liêu bao cấp, trong hoàn cảnh đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế – xã hội
nghiêm trọng, nguồn viẹn trợ giảm dần, bị bao vây, cô lập và cấm vận.
b. Đánh giá việc thực hiện đường lối
Chính sách xã hội trong 9 năm “kháng chiến, kiến quốc”, tiếp sau đó là thời
bao cấp suốt 25 năm tuy có nhiều nhược điểm và hạn chế nhưng đã bao đảm
được sự ổn định của xã hội đồng thời còn đạt được những thành tựu phát triển
đáng tự hào trên một số lĩnh vực như văn hoá, giáo dục, y tế, lối sống, đạo đức,
kỷ cương và an ninh xã hội, hoàn thành nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền
tuyến lớn.
Những thành tựu đó nói lên bản chất tốt đẹp của chế dộ mới và sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng trong giải quyết các vấn đề xã hội trong điều kiện chiến
tranh kéo dài, kinh tế chậm phát triển.
Hạn chế và nguyên nhân:
Trong xã hội đã hình thành tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể
trong cách giải quyết các vấn đề xã hội; chế độ phân phối trên thực tế là bình quân
– cào bằng không khuyến khích những đơn vị, cá nhân làm tốt, làm giỏi, đã
hình thành một xã hội đóng, ổn định nhưng kém năng động, chậm phát triển về
nhiều mặt.
Nguyên nhân cơ bản của các hạn chế trên là chúng ta đặt chưa đúng tầm chính
sách xã hội trong quan hệ với chính sách thuộc các lĩnh vực khác, đồng thời lại áp
dụng và duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp.
2. Trong thời kỳ đổi mới
82
a. Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội
Tại Đại hội VI, lần đầu tiên Đảng ta nâng các vấn đề xã hội lên tầm chính
sách xã hội, đặt rõ tầm quan trọng của chính sách xã hội đối với chính sách kinh
tế và chính sách ở các lĩnh vực khác. Đại hội cho rằng trình độ phát triển kinh tế
là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội nhưng những mục tiêu xã hội
lại là mục đích của các hoạt động kinh tế. Ngay trong khuôn khổ của hoạt động
kinh tế, chính sách xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm,.. Do đó, cần có chính sách xã hội cơ bản, lâu dài phù hợp với
yêu cầu khả năng trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế ở
chỗ đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người. Phát triển kinh tế là cơ
sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, đồng thời thực hiện tốt các
chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đại hội VIII của Đảng chủ trương hệ thống chính sách xã hội phải được
hoạch định theo những quan điểm sau đây:
- Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay
trong từng bước phát triển và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội
phải thể hiện ở cả khâu phối phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi
người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình.
- Thực hiện nhiều hình thức phân phối.
- Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo.
- Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá.
Đại hội IX của Đảng chủ trương các chính sách xã hội phải hướng vào phát
triển và làm lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối, tạo
động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện
bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp.
Đại hội X của Đảng chủ trương phải kết hợp các mục tiêu kinh tế với các
mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương.
Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, hội nhập sâu rộng hơn vào hệ thống
kinh tế quốc tế, Hội nghị Trung ương 4, khoá X (tháng 1-2007) nhấn mạnh phải giải
quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thực thi các cam kết với WTO.
Xây dựng cơ chế đánh giá và cảnh báo định kỳ về tác động của việc gia nhập WTO
đối với lĩnh vực xã hội để có biên pháp xử lý chủ động, đúng đắn, kịp thời.
b. Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội
Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội. Kế hoạch phát triển
kinh tế phải tính đến mục tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội có liên quan trực tiếp.
Mục tiêu phát triển kinh tế phải tính đến tác động và hậu quả xã hội có thể
xảy ra để chủ động xử lý.
Phải tạo được sự thống nhất, đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
Sự kết hợp giữa hai loại mục tiêu này phải được quán triệt ở tất cả các cấp,
các ngành, các địa phương, ở từng đơn vị kinh tế cơ sở.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến
bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.
Trong từng bước và từng chính sách phát triển (của chính phủ hay của
ngành, của trung ương hay địa phương), cần đặt rõ và xử lý hợp lý việc gắn kết
giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
83
Nhiệm vụ “gắn kết” không dừng lại như một khẩu hiệu, một lời khuyến
nghị mà phải được pháp chế hoá thành các thể chế có tính cưỡng chế, buộc các
chủ thể phải thi hành.
Các cơ quan, các nhà hoạch định chính sách phát triển quốc gia phải thấu
triệt quan điểm phát triển bền vững, phát triển “sạch”, phát triển hài hoà, không
chạy theo số lượng tăng trưởng bằng mọi giá.
Ba là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó
hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ.
Chính sách xã hội có vị trí, vai trò độc lập tương đối so với kinh tế, nhưng
không thể tách rời trình độ phát triển kinh tế, cũng không thể dựa vào nhiệm viện
trợ như thời bao cấp.
Trong chính sách xã hội phải gắn bó giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống
hiến và hưởng thụ. Đó là một yêu cầu của công bằng và tiến bộ xã hội; xoá bỏ quan
điểm bao cấp, cào bằng; chấm dứt cơ chế xin – cho trong chính sách xã hội.
Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát
triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội.
Quan điểm này khẳng định mục tiêu cuối cùng và cao nhất của sự phát triển
phải là vì con người, vì một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ,
văn minh. Phát triển phải bền vững, không chạy theo số lượng tăng trưởng.
c. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội
Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu hợp pháp, thực hiện có hiẹu
quả mục tiêu xoá đói, giảm nghèo.
Tạo cơ hội, điều kiện cho mọi người tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển.
Tạo động lực làm giàu trong đông đảo dân cư bằng tài năng, sáng tạo của
bản thân, trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức cho phép.
Xây dựng và thực hiện có kết quả cao chương trình xoá đói, giảm nghèo; dề
phòng tái đói, tái nghèo; nâng cao dần chuẩn đói nghèo khi mức sống chung tăng lên.
Hai là, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người
dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng dồng.
Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm.
Đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội, tạo nhiều việc làm ở trong nước và
đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội.
Đổi mới chính sách tiền lương; phân phối thu nhập xã hội công bằng, hợp lý.
Ba là, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả.
Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; quan tâm chăm sóc y tế tốt hơn đối với các
đối tượng chính sách; phát triển các dịch vụ y tế công nghệ cao, các dịch vụ y tế
ngoài công lập.
Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ và cải thiện giống nòi.
Quan tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Giảm nhanh tỷ lệ trẻ em suy sinh
dưỡng.
Đẩy mạnh công tác bảo vệ giống nòi, kiên trì phòng chống HIV/AIDS và
các tệ nạn xã hội.
Năm là, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Giảm tốc độ tăng dân số, bảo đảm quy mô và cơ cấu dân số hợp lý.
Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; bảo đảm bình
84
đẳng giới; chống nạn bạo hành trong quan hệ gia đình.
Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội.
Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.
d. Đánh giá sự thực hiện đường lối
Sau 20 năm đổi mới chính sách xã hội, nhận thức về vấn đề phát triển xã hội của
Đảng và nhân dân ta đã có những thay đổi có ý nghĩa bước ngoặt quan trọng sau đây:
Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể, trông chờ viện trợ đã
chuyển sang tính năng động, chủ động và tính tích cực xã hội của tất cả các tầng
lớp dân cư.
- Từ chỗ đề cao quá mức lợi ích của tập thể một cách chung chung, trừu
tượng; thi hành chế độ phân phối theo lao động trên danh nghĩa nhưng thực tế là
bình quân – cào bằng đã từng bước chuyển sang thực hiện phân phối chủ yếu
theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng
góp các nguồn lực khác vào sản xuất – kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội.
Nhờ vậy, công bằng xã hội được thực hiện ngày một rõ hơn.
- Từ chỗ không đặt đúng tầm quan trọng của chính sách xã hội trong mối
quan hệ tương tác với chính sách kinh tế đã đi đến thống nhất chính sách kinh tế
với các chính sách xã hội.
- Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần
dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế
và người lao động đều tham gia tạo việc làm.
- Từ chỗ muốn nhanh chóng xây dựng một cơ cấu xã hội “thuần nhất” chỉ
còn có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức đã đi
đến quan niệm cần thiết xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng, trong đó các
giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết
chặt chẽ; góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh.
Quan hơn 20 năm đổi mới, lĩnh vực phát triển xã hội đã đạt nhiều thành tựu. Tính
năng động xã hội khác hẳn thời bao cấp. Một xã hội mở đang dân dần hình thành với
những con đường không chờ bao cấp, dám nghĩ dám chịu trách nhiệm, không chấp
nhận đói nghèo, lạc hậu, biết làm giàu, biết cạnh tranh và hành động vì cộng đồng, vì
Tổ quốc. Cách thức quản lý xã hội dân chủ, cởi mở hơn, đề cao pháp luật hơn.
Bên cạnh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, đã xuất
hiện ngày càng đông đảo các doanh nhân, tiểu chủ, chủ trang trại và các nhóm
xã hội khác phấn đấu vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh”. Thành tựu xóa đói,
giảm nghèo được nhân dân đồng tình, được quốc tế thừa nhận.
Đã coi phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là
quốc sách hàng đầu để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Có cố gắng thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, trong chăm sóc sức khoẻ
nhân dân, tạo điều kiện để ai cũng được học hành; có chính sách trợ cấp và bảo
hiểm y tế cho người nghèo.
Hạn chế và nguyên nhân:
- áp lực gia tăng dân số vẫn còn lớn. Chất lượng dân số còn thấp đang là
cản trở lớn đối với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc
tế. Vấn đề việc làm rất bức xúc và nan giải.
- Sự phân hoá giàu – nghèo và bất công xã hội tiếp tục gia tăng đáng lo ngại.
- Tệ nạn xã hội gia tăng và diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh
85
tế và an sinh xã hội.
- Môi trường sinh thái bị ô nhiễm tiép tục tăng thêm; tài nguyên bị khai thác
bừa và tàn phá.
- Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập; an sinh xã
hội chưa được bảo đảm.
- Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là:
+ Tăng trưởng kinh tế vẫn tách rời mục tiêu và chính sách xã hội, chạy theo
số lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững xã hội.
+ Quản lý xã hội còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển kinh tế – xã hội.
86
Danh mục tài liệu tham khảo
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1998, t.1,2.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2000, t.6,7,8.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002,
t.1,2,3,8,9.10.
8. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
9. Giáo trình: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành
cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
10. Giáo trình: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Dành
cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
11. Giáo trình: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho sinh viên đại học, cao
đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
87
MỤC LỤC
Trang
Lời núi đầu 01
Chương mở đầu: Đối tượng, nhiệm vụ và phương phỏp
nghiờn cứu mụn đường lối cỏch mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam
02
Chương I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và
cương lĩnh chớnh trị đầu tiờn của Đảng
06
Chương II: Đường lối đấu tranh giành chớnh quyền (1930-
1945)
19
Chương III: Đường lối khỏng chiến chống thực dõn Phỏp và
đế quốc Mỹ xõm lược (1945-1975)
35
Chương IV: Đường lối xõy dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xó hội chủ nghĩa
54
Chương V: Đường lối xõy dựng hệ thống chớnh trị 67
Chương VI: Đường lối xõy dựng, phỏt triển nền văn húa và
giải quyết cỏc vấn đề xó hội
79
Danh mục tài liệu tham khảo 97
Mục lục 98

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam.pdf