Giáo trình Dược lý học - Bài 6: Thuốc tác dụng trên hệ hệ Adrenergic
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày đợc chu trình chuyển hóa của catecholamin tại ngọn dây thần kinh giao
cảm
2. Phân biệt đợc tác dụng của adrenalin, noradrenalin và DA
3. Phân biệt đợc tác dụng của thuốc cờng β1 và β2: Isoproterenol, dobutamin và
salbutamol
4. Phân tích đợc cơ chế tác dụng của các thuốc huỷ giao cảm
5. Trình bày đợc tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc hủy ? giao cảm
6. Phân biệt đợc cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc hủy β1
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Dược lý học - Bài 6: Thuốc tác dụng trên hệ hệ Adrenergic", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Dược lý học - Bài 6: Thuốc tác dụng trên hệ hệ Adrenergic
dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) Bài 6: Thuốc tác dụng trên hệ adrenergic Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được chu trình chuyển hóa của catecholamin tại ngọn dây thần kinh giao cảm 2. Phân biệt được tác dụng của adrenalin, noradrenalin và DA 3. Phân biệt được tác dụng của thuốc cường β1 và β2: Isoproterenol, dobutamin và salbutamol 4. Phân tích được cơ chế tác dụng của các thuốc huỷ giao cảm 5. Trình bày được tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc hủy giao cảm 6. Phân biệt được cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc hủy β1 Hệ adrenergic là hệ hậu hạch giao cảm, giải phóng chất trung gian hóa học gọi chung là catecholamin vì đều mang nhân catechol (vòng benzen có hai nhóm -OH ở vị trí ortho và một gốc amin ở chuỗi bên. Các catecholamin gồm có adrenalin (được sản xuất chủ yếu ở tuỷ thượn g thận) noradrenalin (ở đầu tận cùng các sợi giao cảm) và dopamin (ở một số vùng trên thần kinh trung ương). dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) Hình 6.1. Sinh tổng hợp catecholamin 1. Chuyển hóa của catecholamin Catecholamin được sinh tổng hợp từ tyrosin dưới tác dụng của một số enzym trong tế bào ưa crôm ở tuỷ thượng thận, các nơron hậu hạch giao cảm và một số nơron của thần kinh trung ương theo sơ đồ trên (hình 6.2) dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) Hình 6.2. Chuyển vận của catecholamin tại tận cùng dây giao cảm Tyrosin được vận chuyển vào đầu tận cùng dây giao cảm nhờ c hất vận chuyển phụ thuộc Na + (A). Tyrosin được chuyển hóa thành dopamin (DA) rồi được chất vận chuyển (B) đưa vào các túi dự trữ (các hạt). Chất vận chuyển này cũng vận chuyển cả noradrenalin (NA) và vài amin khác. Trong túi dự trữ, DA được chuyển hóa thàn h NA. Điện thế hoạt động làm mở kênh calci, Ca 2+ vào tế bào, giải phóng NA từ túi dự trữ. dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) Sau khi được tổng hợp, một phần catecholamin sẽ kết hợp với ATP hoặc với một dạng protein hòa tan là chromogranin để trở thành dạng không có hoạt tính, không bị các e nzym phá huỷ, lưu lại trong các “kho dự trữ” là những hạt đặc biệt nằm ở bào tương (khoảng 60%), còn một phần khác (khoảng 40%) vẫn ở dạng tự do trong bào tương, dễ di động, nằm ở ngoài hạt. Giữa hai dạng này luôn có sự thăng bằng động, khi dạng tự do giảm đi thì lại được bổ sung ngay từ các kho dự trữ. Lượng noradrenalin trong bào tương điều chỉnh hoạt tính của tyrosin hydroxylase theo cơ chế điều hòa ngược chiều: khi noradrenalin tăng thì hoạt tính của enzym giảm, và ngược lại. Mặt khác, các chất cường receptor 2 làm giảm giải phóng noradrenalin ra khe xinap và do đó trữ lượng của noradrenalin trong bào tương sẽ tăng lên. Theo giả thiết của Burn và Rand (1959 - 1962) dưới ảnh hưởng của xung tác thần kinh, ngọn dây giao cảm lúc đầu tiết ra acetylcholin, là m thay đổi tính thấm của màng tế bào, do đó Ca ++ từ ngoài tế bào thâm nhập được vào trong tế bào, đóng vai trò như một enzym làm vỡ liên kết ATP - catecholamin, giải phóng catecholamin ra dạng tự do. Sau khi được giải phóng, một phần noradrenalin sẽ tác độn g lên các receptor (sau và trước xinap), một phần chuyển vào máu tuần hoàn để tác dụng ở xa hơn rồi bị giáng hóa, còn phần lớn (trên 80%) sẽ được thu hồi lại, phần nhỏ khác bị mất hoạt tính ngay trong bào tương. Hình 6.3. Số phận của noradrenalin khi được giải phóng 1. Tác dụng trên receptor sau (1a) và trước (1b) xinap 2. Thu hồi 3. Vào tuần hoàn và bị chuyển hóa bởi COMT 4. Chuyển hóa trong bào tương bởi MAO Catecholamin bị mất hoạt tính bởi quá trình oxy hóa khử amin do hai enzym MAO (mono - amin – oxydase) và COMT (catechol - oxy- transferase) để cuối cùng thành acid 3 - methoxy- 4 hydroxy mandelic (hay vanyl mandelic acid - VMA) thải trừ qua nước tiểu. MAO có nhiều trong ti thể (mitochondria), vì vậy nó đóng vai trò giáng hóa catecholamin ở trong tế bào hơn là ở tuần hoàn. Phong toả MAO thì làm tăng catecholamin trong mô nhưng không ảnh hưởng đến tác dụng của catecholamin ngoại lai. dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) COMT là enzym giáng hóa catecholamin ở ngoài tế bào, có ở màng xinap và ở nhiều nơi nhưng đậm độ cao hơn cả là ở gan và thận. Phong toả COMT thì kéo dài được thời gian tác dụng của catecholamin ngoại lai. Receptor: Adrenalin và noradrenalin sau khi được giải phóng ra sẽ tác dụng lên các receptor của hệ adrenergic. Ahlquist (1948) chia các receptor đó thành hai loại và do chúng có tác dụng khác nhau trên các cơ quan (bảng sau). Ta thấy rằng tác dụng cường có tính chất kích thích, làm co thắt các cơ trơn, chỉ có cơ trơn thành ruột là giãn. Ngược lại, tác dụng cường có tính chất ức chế, làm giãn cơ, trừ cơ tim lại làm đập nhanh và đập mạnh. Land, Arnold và Mc Auliff (1966) còn chia các receptor thành hai nhóm 1 (tác dụng trên tim và chuyển hóa mỡ) và nhóm 2 (làm giãn mạch, giãn khí đạo và chuyển hóa đường). 2 trước xinap kích thích làm tăng giải phóng NA, có vai trò điều hòa ngược với 2. Theo đề xuất của Langer (1974), các receptor được chia thành hai loại: loại 1 là receptor sau xinap, làm co mạch tăng huyết áp, loại 2 là receptor trước xinap, có tác dụng điều hòa, khi kích thích sẽ làm giảm giải phóng norad renalin ra khe xinap, đồng thời làm giảm tiết renin, gây hạ huyết áp. Các receptor 2 có nhiều ở hệ giao cảm trung ương. Hiện cũng thấy có receptor 2 ở sau xinap của mạch máu và tế bào cơ trơn (làm co), mô mỡ và các tế bào biểu mô xuất tiết (ruột, thận, tuyến nội tiết) Dopamin chủ yếu tác dụng ở thần kinh trung ương, ở thận và các tạng, trên các receptor đặc hiệu đối với nó gọi là các receptor dopaminergic (receptor delta - ) Bảng 6.1: Các receptor adrenergic Recepto r Chất chủ vận Chấtđối kháng Mô Đáp ứng Cơ chế phân tử 1 Adr NA >>Iso Phenylephrin Prazosin - Cơ trơn thành mạch - Cơ trơn sinh dục tiết niệu - Gan - Cơ trơn ruột - Tim Co thắt Co thắt Huỷ glycogen Tân tạo đường Ưu cực hóa và giãn Tăng co bóp, loạn nhịp Kích thích phospholipase C để tạo IP3 và DAG; tăng Ca++ cytosol - Hoạt hóa kênh K+ phụ thuộc vào Ca++ - ức chế dòng K+ 2 Adr NA >> Iso Clonidin Yohimbi n - Tế bào của tụy - Tiểu cầu - Tận cùng sợi TK - Cơ trơn thành mạch Giảm tiết insulin Ngưng kết Giảm tiết NA Co - ức chế adenylcyclase (Gi) - Hoạt hóa kênh K+ - ức chế kênh Ca++ -Tăng luồng Ca, tăng Ca++ trong cytosol 1 Iso>Adr =NADobutamin Metoprol ol - Tim Tăng tần số, biên độ và tốc độ dẫn Hoạt hóa adenylcyclase và dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) - Tế bào gần cầu thận truyền A-V Tăng tiết renin kênh Ca 2 Iso>Adr >>NA Terbutalin ICI 118551 - Cơ trơn (mạch khí quản, ruột...) - Cơ vân - Gan - Giãn - Huỷ glycogen gắn K+ - Hủy glycogen - Tân tạo đường Hoạt hóa adenylcyclase 3 Iso=NA>AdrBRL 37344 ICI 118551 CGP 20712A Huỷ lipid Hoạt hóa adenylcyclase Iso*: Isoproterenol Adr: adrenalin NA: noradrenalin Ghi chú của bảng 3: - Mọi receptor đều kích thích adenylcyclase thông qua protein G S và làm tăng AMPv, ngoài ra còn làm kênh calci cảm ứng với điện thế của cơ vân và cơ tim. - Receptor 2, trái lại, ức chế adenylcyclase thông qua protein G i, đồng thời hoạt hóa kênh kali, ức chế kênh calci. - Receptor 1 kích thích làm tăng calci nội bào thông qua 2 chất trung gian Diacylglycerol (DAG) và Inositol triphosphat (IP 3). 2. Thuốc cường hệ adrenergic Là những thuốc có tác dụng giống adrenalin và noradrenalin , kích thích hậu hạch giao cảm nên còn gọi là thuốc cường giao cảm. Theo cơ chế tác dụng có thể chia các thuốc này làm hai loại: - Loại tác dụng trực tiếp trên các receptor adrenergic sau xinap như adrenalin, noradrenalin, isoproterenol, phenylephrin - Loại tác dụng gián tiếp do kích thích các receptor trước xinap, làm giải phóng catecholamin nội sinh như tyramin (không dùng trong điều trị), ephedrin, amphetamin và phenyl - ethyl- amin. Khi dùng reserpin làm cạn dự trữ catecholamin thì tác dụng của các thuốc đó sẽ giảm đi. Trong nhóm này, một số thuốc có tác dụng kích thích thần kinh trung ương theo cơ chế chưa hoàn toàn biết rõ (như ephedrin, amphetamin), reserpin không ảnh hưởng đến tác dụng này; hoặ c ức chế mono- amin- oxydase (MAOI), làm vững bền catecholamin. 2.1.Thuốc cường receptor alpha và beta 2.1.1.Adrenalin Độc, bảng A Là hormon của tuỷ thượng thận, lấy ở động vật hoặc tổng hợp. Chất tự nhiên là đồng phân tả tuyền có tác dụng mạnh nhất. 2.1.1.1.Tác dụng dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) Adrenalin tác dụng cả trên và receptor. - Trên tim mạch: Adrenalin làm tim đập nhanh, mạnh (tác dụng ) nên làm tăng huyết áp tối đa, tăng áp lực đột ngột ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh, từ đó phát sinh các phản xạ giảm áp qua dây thần kinh Cyon và Hering làm cường trung tâm dây X, vì vậy làm tim đập chậm dần và huyết áp giảm. Trên động vật thí nghiệm, nếu cắt dây X hoặc tiêm atropin (hoặc methylatropin) trước để cắt phản xạ này thì adrenalin chỉ làm tim đập nhanh mạnh và hu yết áp tăng rất rõ. Mặt khác, adrenalin gây co mạch ở một số vùng (mạch da, mạch tạng - receptor ) nhưng lại gây giãn mạch ở một số vùng khác (mạch cơ vân, mạch phổi - receptor ...) do đó huyết áp tối thiểu không thay đổi hoặc có khi giảm nhẹ, huyết áp tru ng bình không tăng hoặc chỉ tăng nhẹ trong thời gian ngắn. Vì lẽ đó adrenalin không được dùng làm thuốc tăng huyết áp. Tác dụng làm giãn và tăng lưu lượng mạch vành của adrenalin cũng không được dùng trong điều trị co thắt mạch vành vì tác dụng này lại kèm theo làm tăng công năng và chuyển hóa của cơ tim. Dưới tác dụng của adrenalin, mạch máu ở một số vùng co lại sẽ đẩy máu ra những khu vực ít chịu ảnh hưởng hơn, gây giãn mạch thụ động ở những nơi đó (như mạch não, mạch phổi) do đó dễ gây các biến chứng đứt mạch não, hoặc phù phổi cấp. - Trên phế quản: ít tác dụng trên người bình thường. Trên người bị co thắt phế quản do hen thì adrenalin làm giãn rất mạnh, kèm theo là co mạch niêm mạc phế quản, làm giảm phù cho nên ảnh hưởng rất tốt tới tình trạng bệnh. Song adrenalin bị mất tác dụng rất nhanh với những lần dùng sau, vì vậy không nên dùng để cắt cơn hen. - Trên chuyển hóa: Adrenalin làm tăng huỷ glycogen gan, làm tăng glucose máu, làm tăng acid béo tự do trong máu, tăng chuyển hóa cơ bản, tăng sử dụng oxy củ a mô. Các cơ chế tác dụng của adrenalin hay catecholamin nói chung là làm tăng tổng hợp adenosin 3' - 5'- monophosphat (AMP- vòng) từ ATP do hoạt hóa adenylcyclase (xem sơ đồ) Sơ đồ tác động của catecholamin lên chuyển hóa đường và mỡ Catecholamin Cafein Diazoxid (-) Adenylcyclase Phosphodiesterase ATP 3', 5'- AMP AMP (AMP vòng) Triglycerid Triglycerid lipase dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) Glycogen (-) Glycogen Phospho- Glucose- 1- phosphat synthetase Diglycerid Acid béo rylase Glucose- 6- phosphat Monoglycerid Acid béo Glucose máu Năng lượng Acid lactic Glycerol Acid béo 2.1.1.2. áp dụng điều trị: - Chống chảy máu bên ngoài (đắp tại chỗ dung dịch adrenalin hydroclorid 1% để làm co mạch). - Tăng thời gian gây tê của thuốc tê vì adrenalin làm co mạch tại chỗ nên làm chậm hấp thu thuốc tê. - Khi tim bị ngừng đột ngột, tiêm adrenalin trực tiếp vào tim hoặc truyền máu có adrenalin vào động mạch để hồi tỉnh. - Sốc ngất: dùng adrenalin để tăng huyết áp tạm thời bằng cách tiêm tĩnh mạch theo phương pháp tráng bơm tiêm. Liều trung bình: tiêm dưới da 0,1- 0,5 mL dung dịch 0,1% adrenalin hydroclorid. Liều tối đa: mỗi lần 1 mL; 24 giờ : 5 mL ống 1 mL = 0,001g adrenalin hydroclorid 2.1.2. Noradrenalin (arterenol) Độc, bảng A Là chất dẫn truyền thần kinh của các sợi hậu hạch giao cảm. Tác dụng mạn h trên các receptor , rất yếu trên , cho nên: - Rất ít ảnh hưởng đến nhịp tim, vì vậy không gây phản xạ cường dây phế vị. - Làm co mạch mạnh nên làm tăng huyết áp tối thiểu và huyết áp trung bình (mạnh hơn adrenalin 1,5 lần) - Tác dụng trên phế quản rất yếu, vì cơ trơn phế quản có nhiều receptor 2. - Tác dụng trên dinh dưỡng và chuyển hoá đều kém adrenalin. Trên nhiều cơ quan, tác dụng của NA trên receptor kém hơn adrenalin một chút. Nhưng do tỷ lệ cường độ tác dụng giữa và khác nhau nên tác dụng chung khác nhau rõ rệt. Trên thần kinh trung ương, noradrenalin có nhiều ở vùng dưới đồi. Vai trò sinh lý chưa hoàn toàn biết rõ. Các chất làm giảm dự trữ catecholamin ở não như reserpin, methyldopa đều dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) gây tác dụng an thần. Trái lại, những thuốc ức chế MAO, làm tăng catecholamin thì đều có tác dụng kích thần. Điều hòa thân nhiệt phụ thuộc vào sự cân bằng giữa NA, serotonin và acetylcholin ở phần trước của vùng dưới đồi. Có thể còn tham gia vào cơ chế giảm đau: thuốc làm giảm lượng catechola min tiêm vào não thất ức chế được tác dụng giảm đau của morphin. Chỉ định: nâng huyết áp trong một số tình trạng sốc: sốc nhiễm độc, nhiễm khuẩn, sốc do dị ứng... Chỉ truyền nhỏ giọt tĩnh mạch từ 1 - 4 mg pha loãng trong 250- 500 mL dung dịch glucose đẳng trương. Không được tiêm bắp hoặc dưới da vì làm co mạch kéo dài, dễ gây hoại tử tại nơi tiêm. ống 1 mL = 0,001g 2.1.3. Dopamin Dopamin là chất tiền thân của noradrenalin và là chất trung gian hóa học của hệ dopaminergic. Có rất ít ở ngọn dây giao cảm. Trong não, tập trung ở các nhân xám trung ương và bó đen vân. Trên hệ tim mạch, tác dụng phụ thuộc vào liều: - Liều thấp 1- 2 g/ kg/ phút được gọi là "liều thận", tác dụng chủ yếu trên receptor dopaminergic D1, làm giãn mạch thận, mạch tạng và mạch vành. Chỉ đ ịnh tốt trong sốc do suy tim hoặc do giảm thể tích máu (cần phục hồi thể tích máu kèm theo). - Tại thận, "liều thận" của dopamin làm tăng nước tiểu, tăng thải Na +, K+, Cl-, Ca++, tăng sản xuất prostaglandin E2 nên làm giãn mạch thận giúp thận chịu đựng đượ c thiếu oxy. - Liều trung bình > 2- 10 g/ kg/ phút, tác dụng trên receptor 1, làm tăng biên độ và tần số tim. Sức cản ngoại biên nói chung không thay đổi. - Liều cao trên 10g/ kg/ phút tác dụng trên receptor 1, gây co mạch tăng huyết áp. Trong lâm sàng, tuỳ thuộc vào từng loại sốc mà chọn liều. Dopamin không qua được hàng rào máu não Chỉ định: các loại sốc, kèm theo vô niệu ống 200 mg trong 5 mL. Truyền chậm tĩnh mạch 2 - 5 g/ kg/ phút. Tăng giảm số giọt theo hiệu quả mong muốn. Chống chỉ định: các bệnh mạch vành 2.2. Thuốc cường receptor 2.2.1. Metaraminol (Aramin) Tác dụng ưu tiên trên receptor 1. Làm co mạch mạnh và lâu hơn adrenalin, có thể còn do kích thích giải phóng noradrenalin, không gây giãn mạch thứ phát. Làm tăng lực co bóp của cơ tim, ít làm thay đổi nhịp tim. Không kích thích thần kinh trung ương, không ảnh hưởng đến chuyển hóa. Vì mất gốc phenol trên vòng benzen nên vững bền hơn adrenalin. Dùng nâng huyết áp trong các trường hợp hạ huyết áp đột ngột (chấn thương, nhiễm khuẩn, sốc). dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) Tiêm tĩnh mạch 0,5- 5,0 mg trong trường hợp cấp cứu. Truyền chậm tĩnh mạch dung d ... ưu trữ và trở thành chất trung gian hóa học giả. Khác reserpin là lúc đầu guanetidin gây tăng nhẹ huyết áp do làm giải phóng nhanh noradrenalin ra dạng tự do, mặt khác guanetidin không thấm được vào thần kinh trung ương nên không có tác dụng an thần. Tác dụng tối đa xuất hiện sau 2 - 3 ngày và mất đi 6- 10 ngày sau khi ngừng thuốc. Không dùng cho người bệnh có loét dạ dày, suy mạch vành, suy thận. Không dùng cùng với clonidin. Liều lượng: lúc đầu uống 10 mg/ ngày, sau đó tăng dần tới 50 - 75mg/ ngày Chế phẩm: viên 10 và 20 mg 1.1.3. Ngăn cản giải phóng catecholamin Bretylium (Darentin) Cơ chế chưa thật rõ. ức chế giải phóng catecholamin, nhưng không ảnh hưởng đến tác dụng của adrenalin và noradrenalin ngoại lai. Có thể là bretylium đã làm cho màng các hạt lưu trữ giảm tính thấm với ion Ca++ mà làm cho catecholamin không được giải phóng ra. Có tác dụng gây tê tại chỗ. Vì có nhiều tác dụng phụ (như xung huyết niêm mạc mũi, khó thở, ỉa lỏng, hạ huyết áp, nhược cơ) cho nên còn ít được sử dụng ở lâm sàng. 1.1.4. Thay thế catecholamin bằng các chất trung gian hoá học giả Một số chất không có tác dụng dược lý, nhưng chiếm chỗ của catecholamin và cũng được giải phóng ra dưới xúc tác kích thích dây giao cảm như một chất trung gian hóa học, được gọi là chất trung gian hóa học giả: - methyldopa tạo thành methyl noradrenalin - Thuốc ức chế MAO: tyramin chuyển thành octopamin - Guanetidin dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) 1.2. Thuốc huỷ adrenalin Các thuốc phong tỏa tác dụng trên receptor tương đối đặc hiệu hơn thuốc kích thích, nghĩa là nhiều thuốc kích thích có tác dụng cả trên hai loại receptor và , còn thuốc phong toả thường chỉ tác dụng trên một loại receptor mà thôi. Do đó thuốc loại này được chia thành hai nhóm: thuốc huỷ và thuốc huỷ adrenergic. 1.2.1. Thuốc huỷ - adrenergic Vì phong toả các receptor nên làm giảm tác dụng tăng huyết áp của nor adrenalin, làm đảo ngược tác dụng tăng áp của adrenalin. Không ức chế tác dụng giãn mạch và tăng nhịp tim của các thuốc cường giao cảm vì đều là tác dụng trên các receptor . Hiện tượng đảo ngược tác dụng tăng áp của adrenalin được giải thích là các mao mạ ch có cả hai loại receptor và , adrenalin tác dụng trên cả hai loại receptor đó, nhưng bình thường, tác dụng chiếm ưu thế nên adrenalin làm tăng huyết áp. Khi dùng thuốc phong toả , adrenalin chỉ còn gây được tác dụng kích thích trên các receptor nên làm giãn mạch, hạ huyết áp. Nhóm thuốc này được chỉ định trong các cơn tăng huyết áp, chẩn đoán u tuỷ thượng thận, điều trị bệnh Raynaud. Hiện đang nghiên cứu thuốc huỷ 1A để điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Nhược điểm chung là dễ gây hạ huy ết áp khi đứng, nhịp tim nhanh, xung huyết niêm mạc mũi, co đồng tử, buồn nôn, nôn và tiêu chảy do tăng nhu động dạ dày - ruột. Các thuốc chỉ khác nhau về cường độ tiêu chảy và thời gian tác dụng. 1.2.1.1. Nhóm haloalkylamin: Có phenoxybenzamin (dibenzylin) và diben amin. Về hóa học, có công thức gần giống như mù tạc nitơ (nitrogen mustard). Khi vào cơ thể, amin bậc 3 được chuyển thành etylen amoni, chất này gắn chặt vào các receptor theo liên kết cộng hóa trị (chủ yếu là receptor 1), gây ức chế rất mạnh và kéo dà i (tới 24 giờ cho một lần dùng thuốc) theo kiểu ức chế một chiều. Liều lượng: phenoxybenzamin, viên nang 10 mg, uống 2 - 10 viên/ ngày 1.2.1.2. Dẫn xuất imidazolin Có tolazolin (Priscol, Divascon) và phentolamin (Regitin) ức chế tranh chấp với noradrenalin ở recepto r 1 và 2 nên tác dụng yếu và ngắn hơn phenoxybenzamin nhiều. Liều lượng: Priscol uống hoặc tiêm bắp 25 - 50 mg/ ngày. Regitin uống 20 - 40 mg/ ngày Còn dùng để chẩn đoán u tuỷ thượng thận: nghiệm pháp được coi là dương tính nếu người bệnh nghỉ ngơi, hoàn toàn yên tĩnh, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 5 mg phentolamin, sau vài phút làm huyết áp tối đa và tối thiểu hạ khoảng 4 - 5 cmHg, duy trì được 7 phút rồi trở lại huyết áp ban đầu trong 10- 15 phút. 3.2.1.3. Prazosin (Minipress): chất điển hình phong toả 1. Dùng điều trị tăng huyết áp, uống 1 - 20 mg một ngày. (xin xem bài "Thuốc chữa tăng huyết áp") 3.2.1.4. Alcaloid nhân indol: dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) Các alcaloid của nấm cựa gà (ergot de seigle; Secale cornutum; Claviceps purpurea), được chia thành hai nhóm: loại huỷ giao cảm và làm co bóp tử cung (gồm ergotamin, ergotoxin) và loại làm co bóp tử cung đơn thuần (ergometrin). Với liều thấp, ergotamin có tác dụng cường giao cảm nhẹ vì ngăn cản thu hồi noradrenalin ở ngọn dây giao cảm. Liều cao, trái lại có tác dụng phong toả recepto r . Ngoài ra còn có tác dụng trực tiếp làm co cơ trơn, nên có thể làm co mạch tăng huyết áp, hoặc hoại tử đầu chi và vách mũi trong trường hợp nhiễm độc mạn tính do ăn lúa mạch ẩm mốc, làm co thắt ruột, phế quản và tử cung. Chỉ định: cắt cơn migren, rối l oạn thời kỳ mãn kinh, chảy máu tử cung sau sổ rau Dẫn xuất hydro hóa của các ergot (như dihydroergotamin, hydroergotoxin) có tác dụng phong toả tăng lên trong khi tác dụng co cơ trơn giảm xuống. Ngoài tác dụng phong toả receptor , tác dụng hạ huyết áp của ergotamin còn được giải thích là làm giảm trương lực trung tâm vận mạch và kích thích trung tâm phó giao cảm. Do đó được dùng làm thuốc giãn mạch, hạ huyết áp: uống 4- 6 mg/ ngày, hoặc tiêm dưới da 0,1 - 0,5 mg/ ngày. Chống chỉ định: có thai, rối loạn mạ ch vành - Yohimbin: là alcaloid của Corynantheyo himbe có nhiều ở Châu Phi. Cấu trúc hóa học gần giống reserpin, tranh chấp với NA tại receptor 2. Dễ vào thần kinh trung ương. Tác dụng yếu và ngắn, nên ít được dùng trong điều trị. Trong lâm sàng còn dùng làm thuốc cường dương, vì ngoài tác dụng giãn mạch còn kích thích phản xạ tuỷ. Liều lượng: Yohimbin clorhydrat 5 - 15 mg/ ngày 1.2.2. Thuốc huỷ adrenergic Còn gọi là thuốc "phong toả " (" blocking agent") có tác dụng ức chế tranh chấp với isoproterenol ở các receptor. Chất đầu tiên được tìm ra là dicloisoproterenol (Powell và Slater, 1958). Được dùng nhiều trong lâm sàng. 1.2.2.1. Tác dụng dược lý: có 4 tác dụng dược lý chính với mức độ khác nhau giữa các thuốc: * Khả năng huỷ giao cảm : là tính chất chung duy nhất của tất cả các thuốc huỷ : - Trên tim: làm giảm nhịp tim (20 - 30%), giảm lực co bóp của cơ tim, giảm lưu lượng tim, giảm công năng và giảm sử dụng oxy của cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền của tổ chức nút. Chủ yếu là do huỷ 1. - Trên khí quản: làm co, dễ gây hen. Chủ yếu là do huỷ 2, gây tác dụng không mong muốn. - Trên thận: làm giảm tiết renin, hạ huyết áp trên người có HA cao - Trên chuyển hóa: ức chế huỷ glycogen và huỷ lipid +Tác dụng làm ổn định màng: giống quinidin, làm giảm tính thấm của màng tế bào vớ i sự trao đổi ion nên có tác dụng chống loạn nhịp tim. + Có hoạt tính nội tại kích thích receptor : một số thuốc phong toả khi gắn vào các receptor đó lại có tác dụng kích thích một phần. Hiệu quả thực tế ít quan trọng, nhưng có thể hạn chế tác dụng làm giảm nhịp tim, giảm co bóp cơ tim, giảm co khí quản của chính nó. dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) + Tính chọn lọc: nhiều thuốc phong toả đối lập với tất cả các tác dụng cường giao cảm của (1: tim và 2: mạch, khí quản). Nhưng một số thuốc lại chỉ phong toả được một trong hai loại receptor (1hoặc 2), vì thế phân biệt thành các loại phong toả chọn lọc trên giao cảm : - Loại tác dụng chọn lọc trên 1 hay loại chọn lọc trên tim ("cardioselectifs"), như practolol, acebutalol, atenolol. Thường dùng metoprolol (Lopressor) và atenolol (T enormin) Lợi ích của loại thuốc này là: - Do rất kém tác dụng trên 2 của khí quản nên hạn chế được tai biến co thắt khí quản. - Kém tác dụng trên 2 của thành mạch sẽ có lợi cho điều trị cao huyết áp (giảm co mạch ngoại biên) - Do rất kém tác dụng trên 2 của thành mạch vành nên không bộc lộ tác dụng cường - adrenergic (tác dụng co mạch vành của CA tuần hoàn trong máu). Bình thường, do có tác dụng thì tác dụng của bị lu mờ. Khi bị phong toả thì tác dụng của sẽ được bộc lộ ra. - Do không ảnh hưởng đến các receptor trong huỷ glycogen nên không làm nặng thêm tình trạng hạ đường huyết. - Loại có tác dụng chọn lọc trên 2, đứng đầu là Butoxamin, ít có ý nghĩa trong lâm sàng. 1.2.2.2. Chỉ định chính - Cơn đau thắt ngực, chủ yếu do làm giảm sử dụng oxy của cơ tim . Trong nhồi máu cơ tim, tiêm tĩnh mạch ngay từ giờ đầu sẽ làm giảm lan rộng ở nhồi máu và cải thiện được tiên lượng bệnh. - Loạn nhịp tim: nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh trên thất, tim cường giáp, cuồng động nhĩ do nhiễm độc digital. - Tăng huyết áp: do làm giảm lưu lượng tim, giảm sức cản ngoại biên, giảm tiết renin và giảm giải phóng noradrenalin (xin xem thêm bài "Thuốc chữa tăng huyết áp") - Một số chỉ định khác; cường giáp, migren, glocom góc mở (do làm giảm sản xuất thuỷ dịch), run tay không rõ nguyên nhân. 1.2.2.3. Chống chỉ định: - Suy tim là chống chỉ định chính vì nó ức chế cơ chế bù trừ của tim. - Bloc nhĩ- thất vì thuốc có tác dụng làm giảm dẫn truyền nội tại trong cơ tim. - Hen phế quản. Loại có tác dụng chọn lọc trên receptor 1 dùng cho người hen ít nguy hiểm hơn, nhưng với liều cao, trong điều trị tăng huyết áp thì cũng bị mất tính chọn lọc. - Không dùng cùng với insulin và các sulfamid hạ đường huyết vì có thể gây hạ đường huyết đột ngột. - Có thai: không chống chỉ định tuyệt đối, nhưng đã gặp trẻ mới đẻ bị chậm nhịp tim, hạ đường huyết, suy hô hấp, thai chậm phát triển. 1.2.2.4. Các tác dụng không mong muốn Được chia làm hai loại: * Loại tai biến là hậu quả của sự phong toả receptor dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) - Tim: suy tim do làm yếu co bóp của cơ tim, chậm nhịp tim, nhĩ thất phân ly . - Mạch: hội chứng Raynaud, tím lạnh đầu chi, đi khập khiễng, (thường gặp với propranolol, do bị phong toả thì sẽ cường). Các thuốc chọn lọc trên 1 và có hoạt tính kích thích nội tại thì ít tai biến này hơn - Phổi: các thuốc có tác dụng huỷ 2 > 1 sẽ gây co khí quản, khó thở. Không dùng cho người hen. - Thần kinh trung ương: mệt mỏi, mất ngủ, hay ngủ mê, ảo ảnh, trầm cảm, thường gặp hơn với các thuốc dễ tan trong mỡ vì dễ thấm vào tế bào thần kinh (propranolol, metoprolol), loại ít tan trong mỡ (atenolol, nadolol) ít tai biến hơn. - Chuyển hoá: làm hạ đường huyết (cần thận trọng với người bị đái tháo đường), tăng triglycerid trong máu. * Loại tai biến không liên quan đến tác dụng phong toả - Hội chứng mắt- da- tai: xuất hiện riêng hoặc phối hợp với các tổn thương của mắt (viêm giác mạc, viêm củng mạc), da (sẩn ngứa lòng bàn tay, bàn chân, dầy da), tai (điếc và viêm tai nặng). Đã gặp với practolol, điều trị trong 1 - 2 năm - Viêm phúc mạc xơ cứng: đau cứng bụng phúc mạc có những màng dày do tổ chức xơ . Sau khi ngừng thuốc hoặc điều trị bằng corticoid sẽ khỏi. Gặp sau khi điều trị kéo dài trên 30 tháng. - Trên thực nghiệm, đã gặp ung thư tuyến ức, ung thư vú, lymphosarcom. Do đó cần theo dõi trên người khi dùng liều cao kéo dài. 1.2.2.5. Tương tác thuốc - Các thuốc gây cảm ứng các enzym chuyển hóa ở gan như phenytoin, rifampin, phenobarbital, hút thuốc lá, sẽ làm tăng chuyển hóa, giảm tác dụng của thuốc huỷ . - Các muối nhôm, cholestyramin làm giảm hấp thu - Các thuốc huỷ có tác dụng hiệp đồng với thuốc chẹn kênh calci, các thuốc hạ huyết áp - Indomethacin và các thuốc chống viêm phi steroid làm giảm tác dụng hạ huyết áp của các thuốc huỷ . 1.2.2.6. Phân loại Không có tác dụng "chọn lọc trên tim" Có tác dụng "chọn lọc trên tim" ổn định màng Không ổn định màng ổn định màng Không ổn định màng Không cường nội tại Propranolol Sotalol Timolol Esmolol Atenolol Có cường nội tại Alprenolol Oxprenolol Pindolol Acebutolol Metoprolol Practolol dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) Sự phân loại này giúp cho chọn thuốc trong điều trị. Thí dụ bệnh nhân có r ối loạn co thắt phế quản thì nên dùng loại có tác dụng "chọn lọc trên tim"; bệnh nhân có nhịp tim chậm thì dùng loại "có cường nội tại " 1.2.2.7. Một số thuốc chính * Propranolol (Inderal, Avlocardyl) Là isopropyl aminonaphtyl oxypropranolol. Có tác dụng phong t oả như nhau trên cả 1 và 2, không có hoạt tính nội tại kích thích. Tác dụng: - Trên tim:làm giảm tần số, giảm lực co bóp, giảm lưu lượng tim tới 30%. ức chế tim là do tác dụng riêng của propranolol ngăn cản calci nhập vào tế bào cơ tim, giảm nồng độ cal ci trong túi lưới nội bào. - Trên mạch vành: làm giảm lưu lượng 10 - 30% do ức chế giãn mạch. Làm giảm tiêu thụ oxy của cơ tim. - Trên huyết áp: làm hạ huyết áp rõ sau 48 giờ dùng thuốc. Huyết áp tối thiểu giảm nhiều. - Ngoài ra còn có tác dụng chống loạn n hịp tim, gây tê (do tác dụng ổn định màng) và an thần Chỉ định: - Tăng huyết áp, loạn nhịp tim, nhịp nhanh xoang, cuồng động nhĩ, nhịp nhanh trên thất, bệnh cường giáp, suy mạch vành. Uống liều hàng ngày 120- 160 mg Viên 40 và 160 mg - Dùng trong cấp cứu loạn nhịp tim do nhiễm độc digital hay do thông tim, do đặt ống nội khí quản. Tiêm tĩnh mạch 5- 10 mg. ống 5 mg Chống chỉ định: ngoài chống chỉ định chung, propranolol không được dùng cho người có thai hoặc loét dạ dày đang tiến triển. Thuốc được dễ dàng hấp thu qua đường tiêu hóa do tan nhiều trong mỡ. Gắn vào protein huyết tương tới 90- 95%, đậm độ tối đa trong máu đạt được sau khi uống từ 1 - 2 giờ. Chuyển hóa thành hydroxy- 4- propranolol và acid naphtoxyl acetic rất nhanh tại gan nên chỉ khoảng 25% liều uống vào được vòng tuần hoàn, t/2: 3 - 5 giờ. Viên 40 mg. Uống trung bình 2 - 4 viên / ngày, chia làm nhiều lần ống 1 mL= 1 mg. Dùng cấp cứu, tiêm tĩnh mạch rất chậm, từ 1 - 5 mg/ ngày * Pindolol (Visken); Có tác dụng cường nội tại và không ảnh hưởng đến vận chuyển của ion Ca++ nên làm tăng lực co bóp và tần số của tim. Thường dùng trong các trường hợp có loạn nhịp chậm với liều uống 5 - 30 mg/ ngày. Tan vừa trong mỡ, sinh khả dụng 75% và t/2 = 3 - 4 giờ. * Oxprenolol (Trasicor): dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội (sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa) Dùng điều trị cao huyết áp, cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim. Uống 160 - 240 mg/ ngày. * Atenolol (Tenormin): Tác dụng chọn lọc trên 1- rất tan trong nước nên ít thấm vào thần kinh trung ương, sinh khả dụng 50%, t/2 = 5 - 8 giờ. Uống 50- 100 mg/ ngày. * Metoprolol (Lopressor). Có tác dụng chọn lọc trên tim (1) nên đỡ gây cơn hen phế quản (2). Uống 50- 150 mg/ ngày. Hấp thu nhanh qua đường uống, sinh khả dụng 40% và t/2 = 3 - 4 giờ. câu hỏi tự lượng giá 1. Trình bày sinh chuyển hóa của catecholamin tại ngọn dây giao cảm. 2. Trình bày sự phân loại các receptor của hệ giao cảm: vị trí, đáp ứng và chất chủ vận. 3. Phân tích, so sánh tác dụng và áp dụng điều trị của adrenalin, noradrenalin và dopamin. 4. Phân biệt tác dụng của thuốc cường β1 và β2 giao cảm. 5. Trình bày cơ chế tác dụng, tác dụng và áp dụng lâm sàng của isoproterenol, dobutamin và albuterol (Salbutamol, Ventolin). 6. Phân tích cơ chế của các thuốc huỷ giao cảm. 7. Trình bày đặc điểm tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc huỷ giao cảm, nêu 2 thuốc thí dụ. 8. Trình bày tác dụng dược lý và áp dụng lâm sàng của thuốc huỷ β. Trình bày các tác dụng không mong muốn của thuốc huỷ β.
File đính kèm:
- giao_trinh_duoc_ly_hoc_bai_6_thuoc_tac_dung_tren_he_he_adren.pdf