Giáo trình Độc tố tâm lý

Tâm lý là là khoa học nghiên cứu tâm lý Khoa học tâm lý ra đời từ năm 1879.Nó phản ánh sự vật hiện tượng của thế giới khách quan, não làm chức năng phản ánh đó. Sự phản ánh này có tính chất chủ thể và mang bản chất xã hội - lịch sử.

Độc học là môn khoa học nghiên cứu về những nối nguy hiểm đang xảy ra hay sẽ xảy ra của các độc chất lên cơ thể sống. Độc học môi trường là môn khoa học nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường bị ô nhiễm bởi các độc chất lên sức khỏe cộng đồng.

Từ những khái niệm trên ta có thể định nghĩa về “độc tố tâm lý như sau”:

Độc tố tâm lý là một dạng độc chất, nó tồn tại ở dạng nội tâm và có tác động dựa trên các nguyên tắc hoạt động tâm lý con người, làm ảnh hưởng xấu đến thể trạng sức khỏe của con người

Thực tế chúng ta không thể cân đong, đo, đếm trực tiếp độc tố tâm lý mà chỉ có thể đoán định dựa trên sự thể hiện ra bên ngoài của người bệnh còn tùy thuộc vào thể trạng, quan điểm sống của mỗi người

 

doc 32 trang thom 03/01/2024 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Độc tố tâm lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Độc tố tâm lý

Giáo trình Độc tố tâm lý
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2011 
THÀNH VIÊN NHÓM
Nguyễn thanh Bình
Bùi thị Hồng
Hồ lê hoàng Bảo
ĐỘC TỐ TÂM LÝ
LỚP 08CM1D
GVBM: NGUYỄN THỊ MAI LINH 
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG- BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mục lục
GIỚI THIỆU	3
I. KHÁI NIỆM ĐỘC TỐ TÂM LÝ	4
II.BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ	4
III. CÁC LOẠI HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ	4
1.Tâm lý có bản chất phản ánh:	4
2. Bản chất xã hội – lịch sử của tâm lý	4
3. Tâm lý có bản chất phản xạ.	5
IV. NGUỒN GỐC CỦA ĐỘC TỐ TÂM LÝ	6
V.CÁC BIỂU HIỆN CỦA ĐỘC TỐ TÂM LÝ 	6
1. Các rối loạn vận động - Vận động chậm	7
 2. Các rối loạn hoạt động có ý chí - Giảm hoạt động: 	8
3. Các hội chứng rối loạn hoạt động có ý chí	8
4. Tic	10
5. Rối loạn bản năng	11
VI.CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA ĐỘC TỐ TÂM LÝ	13
VII. CÁC NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH ĐỘC TỐ TÂM LÝ	15
1. Thể trạng của con người	15
Sức khỏe	15
Giới tính	17
Lứa tuổi	18
2. Tình cảm	19
Tình cảm gia đình	19
Tình yêu lứa đôi	20
Tình bạn và các tình cảm khác	21
3.Các yếu tố từ bên ngoài	21
4.Cá tính và đáp ứng thỏa mãn	23
VIII. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI SỰ HÌNH THÀNH ĐỘC TỐ TÂM LÝ	24
1.Giao tiếp	24
2.Hành vi	25
3.Nhân cách	26
4.Chú ý	28
IX. GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN	29
1.Giải pháp	29
2.Đánh giá, kết luận	30
a GIỚI THIỆU b
Trong cuộc sống hằng ngày của con người, thì họ luôn tiếp phải tiếp xúc với nhiều sự vật, sự việc cũng như nhiều mối quan hệ giao tiếp giữa người với người và xoay quanh những vấn đề này là những biểu hiện tâm lý để phản ánh lại chúng, nhằm đáp ứng các nhu cầu khách quan của cơ thể và giải đáp cho các tác động từ bên ngoài, để đáp ứng được những yêu cầu này thì hoạt động tâm lý con người phải có tính liên tục và đầy đủ tức là con người phải chịu tác động các yếu tố tâm lý từ bên ngoài vào trong nhận thức, suy nghĩ của bản thân và có tác động tâm lý ngược trở lại môi trường bên ngoài bằng những hình ảnh, cử chỉ, hành động, lời nói. Và từ sự tác động tâm lý qua lại theo hai chiều là kéo theo là những vấn đề, những tác động xấu xuất hiện làm suy giảm thể trạng thần kinh, sức khỏe của con người, có thể gọi các tác động xấu đó là “ Độc tố tâm lý”
Độc tố tâm lý là một trong những khía cạnh thuộc lĩnh vực tâm lý của con người, nó thể hiện những tác động tiêu cực đến cơ thể con người, và sự tác động đó được hình thành từ rất nhiều nguyên nhân, đó lá một chuỗi phức tạp tổng hợp từ các hoạt động liên quan đến tâm lý của con người.
Mục tiêu của chuyên đề nhằm làm rõ các khái niệm cơ bản của tâm lý học, tổng hợp các mặt trái ảnh hưởng của tâm lý thành một khái niệm cụ thể hơn và chỉ ra các nguyên nhân cũng như các cơ chế tác động và hình thành từ đó có thể làm cơ sở tích hợp cho các nguyên cứu tâm lý học hiên đại.Mở ra quan điểm mới giúp bạn đọc có cái nhìn mới hơn về tâm lý học .
 KHÁI NIỆM ĐỘC TỐ TÂM LÝ
Tâm lý là là khoa học nghiên cứu tâm lý Khoa học tâm lý ra đời từ năm 1879.Nó phản ánh sự vật hiện tượng của thế giới khách quan, não làm chức năng phản ánh đó. Sự phản ánh này có tính chất chủ thể và mang bản chất xã hội - lịch sử. 
Độc học là môn khoa học nghiên cứu về những nối nguy hiểm đang xảy ra hay sẽ xảy ra của các độc chất lên cơ thể sống. Độc học môi trường là môn khoa học nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường bị ô nhiễm bởi các độc chất lên sức khỏe cộng đồng. 
Từ những khái niệm trên ta có thể định nghĩa về “độc tố tâm lý như sau”:
Độc tố tâm lý là một dạng độc chất, nó tồn tại ở dạng nội tâm và có tác động dựa trên các nguyên tắc hoạt động tâm lý con người, làm ảnh hưởng xấu đến thể trạng sức khỏe của con người
Thực tế chúng ta không thể cân đong, đo, đếm trực tiếp độc tố tâm lý mà chỉ có thể đoán định dựa trên sự thể hiện ra bên ngoài của người bệnh còn tùy thuộc vào thể trạng, quan điểm sống của mỗi người
BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
1.Tâm lý có bản chất phản ánh: 
Tâm lý là hình ảnh của từng người về hiện thực khách quan.Tất cả các hiện tượng tâm lý, từ những hiện tượng tâm lý đơn giản đến những thuộc tính, phẩm chất phức tạp của nhân cách con người đều tồn tại ở trong não dưới dạng hình ảnh này hay hình ảnh khác với mức độ phức tạp khác nhau. Điều kiện đầu tiên để có các hình ảnh đó là phải có các hiện tượng, sự vật khách quan của thế giới bên ngoài tác động tới các giác quan và não bộ bình thường của con người.
Tâm lý mang tính chủ quan của từng người. Tâm lý là phản ánh tồn tại khách quan, nhưng sự phản ánh tâm lý không máy móc, nguyên xi như phản ánh cơ học, mà tâm lý là tổng hoà các hình ảnh chủ quan ( hình ảnh tâm lý) về tồn tại khách quan.
2. Bản chất xã hội – lịch sử của tâm lý.
Để tồn tại và phát triển, thế hệ trước đã truyền đạt kinh nghiệm xã hội- lịch sử cho thế hệ sau. Thế hệ sau tiếp thu những kinh nghiệm và sáng tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần mới. Qua đó tâm lý con người được hình thành và phát triển.
Con người tiếp thu nền văn minh nhân loại và biến thành tâm lý của bản thân. Tâm lý mỗi người có cái chung của loài người, của dân tộc, của vùng, của địa phương nhưng cũng có cái riêng của mỗi con người cụ thể.
Như vậy, mỗi người có một đời sống tâm lý riêng, một tâm hồn riêng. Tâm lý mỗi người là kinh nghiệm xã hội- lịch sử chuyển thành kinh nghiệm của bản thân.
3. Tâm lý có bản chất phản xạ.
Tất cả các hình ảnh tâm lý, các kinh nghiệm sống bản thân đều tồn tại trong não bộ. Nhưng không phải cứ có não là có tâm lý. Muốn có tâm lý phải có tồn tại khách quan tác động vào não và não người phải tiếp nhận được tác động ấy.
Để tiếp nhận tác động từ bên ngoài vào, não phải hoạt động. Não hoạt động theo cơ chế phản xạ. Phản xạ có bốn khâu: Khâu dẫn vào, khâu trung tâm, khâu dẫn ra, khâu liên hệ ngược. Có hai loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Phản xạ không điều kiện là cơ sở sinh lý thần kinh của bản năng, phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của các các hoạt động tâm lý khác, đặc trưng của con người. Nhưng mỗi hiện tượng tâm lý không phải gồm một phản xạ có điều kiện mà gồm nhiều hoặc một hệ thống phản xạ có điều kiện.
Như vậy, muốn có tâm lý nhất thiết phải có phản xạ, đặc biệt là phản xạ có điều kiện. Tâm lý có bản chất phản xạ.
CÁC LOẠI HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ:
Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý:
1. Cách phân loại phổ biến trong các tài liệu tâm lý học là việc phân loại các hiện tượng tâm lý theo thời gian tồn tại của chúng và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân loại này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính:
Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta phân biệt thành ba quá trình tâm lý:
+. Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy.
+. Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay khó chịu
+. Quá trình hành động ý chí.
Các trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, như: chú ý, tâm trạng
Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
2. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý thành: các hiện tượng tâm lý có ý thức và các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức.
3. Người ta còn phân biệt hiện tượng tâm lý thành: hiện tượng tâm lý sống động và hiện tượng tâm lý tiềm tàng.
4. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý của cá nhân với hiện tượng tâm lý xã hội.
NGUỒN GỐC CỦA ĐỘC TỒ TÂM LÝ
Ta không biết chắc được dạng độc tố tâm lý này hình thành được bao lâu, mà theo nguyên tắc tác động cũng như cơ chế lưu tồn của nó là dựa trên cơ sở tâm lý con người, nó phản ánh lại sự vật hiện tượng của thế giới khách quan nhưng khi nó đã trở thành độc tố thì sự phản ánh đó mang tính trái qui luật phát triển tâm lý bình thường của con người nên ta có thể nói Độc tố tâm lý được hình thành khi con người đã có khái niệm về tâm lý, tức là từ khi con người đã biết tổ chức về lối sống tập thể, cộng động, hay phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ được hình thành.Có thể dựa theo thế giới duy vật mà ta biết được nguồn gốc phát sinh của độc tố tâm lý;
Từ mối liên hệ giữa thế giới quan bên ngoài và con người
Từ mối liên hệ giữa con người với con người 
Từ hướng phát triển xã hội con người cũng như sự phát triển nhận thức của con người
Từ các quy luật tâm lý của con người, luôn song hành với nó là những mặt trái của tâm lý
 CÁC BIỂU HIỆN CỦA ĐỘC TỐ TÂM LÝ
Độc tô tâm lý tùy vào mức độ tác động và thể trạng của người bị tác động mà nó được thể hiện ra bên ngoài thông các hoạt động cụ thể, ở trạng thái nhất định của con người mà nó phản ánh lại cho chúng ta biết hành động biểu hiện đó thuộc loại độc tố tâm lý ở mức nào nào, dựa vào đó mà chúng ta có thể phân tích các căn bệnh thần kinh và nguồn gốc của nó. Theo nhóm chúng tôi nghiên cứu có thể chia các mức kích động của độc tố, các hoạt động thể hiện ra bên ngoài đối với những người bị tác động tâm lý, ra những biểu hiện sau:
1. Các rối loạn vận động - Vận động chậm:
Bệnh nhân vận động chậm chạp, các động tác được thực hiện một cách từ tốn chậm rãi, bước đi chậm nhỏ, bệnh nhân ít nói hoặc nói chậm, vẻ mặt ít biểu cảm. Thường gặp trong hội chứng trầm cảm.Trong trường hợp bệnh nhân tâm thần phân liệt bị sa sút trí tuệ, đặc biệt do tính hoài nghi, do dự làm các vận động bị gián đoạn
 - Giảm vận động: bệnh nhân giảm thực hiện các động tác, hay ngồi hoặc nằm yên, ít cử động. Bệnh nhân ít tham gia các công việc thường ngày
 - Nhại động tác: bệnh nhân bắt chước và làm theo các động tác của người đối diện
 - Vô động: hay còn gọi là bất động, bệnh nhân hoàn toàn bất động, không có các động tác, không vận động. Gặp trong hội chứng trầm cảm, hội chứng căng trương lực, trong các trạng thái phản ứng. 
- Tăng vận động: các động tác được thực hiện nhanh và có nhiều động tác thừa, ta quan sát thấy bệnh nhân luôn vận động. Gặp trong hội chứng hưng cảm .
 - Bồn chồn: bệnh nhân đứng ngồi không yên, hay đi lại, hai chân luôn cử động, thường do thuốc an thần kinh gây ra 
- Động tác định hình: bệnh nhân cứ lập đi lập lại một loại động tác nào đó, thường gặp trong hội chứng căng trương lực. - Mất trương lực (cataplexy) sức cơ bị yếu hoặc mất trương lực cơ đột ngột và tạm thời xuất hiện sau một tác động cảm xúc như ngạc nhiên, sau một cơn cười.. . Bệnh nhân đột ngột ngã lăn ra, không có biểu hiện báo trước và cũng không bị mất ý thức.Cơn có thể không hoàn toàn, chỉ mất trương lực vùng đầu cổ, hoặc đầu gối làm bệnh nhân khụy xuống. Đồng thời có thể kết hợp với chứng ngủ rũ và ảo giác lúc nữa thức nữa ngủ tạo thành hội chứng Gélineau.
 - Loạn động: thường thấy ở những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc an thần kinh, biểu hiện với những triệu chứng ngoại tháp như là tăng trương lực cơ, run, giảm động tác. Trong trường hợp loạn động cấp, bệnh nhân có những cơn tăng trương lực cơ, người ưỡn ra, đầu ngửa ra sau hoặc quay sang một bên, mắt nhìn lên trần nhà, bệnh nhân có cảm giác bồn chồn, đứng ngồi không yên . 
2. Các rối loạn hoạt động có ý chí - Giảm hoạt động:
Bệnh nhân ít tham gia các sinh hoạt xã hội, đoàn thể, năng suất học tập, công tác giảm sút ... gặp trong các trạng thái trầm cảm, suy nhược .
 - Tăng hoạt động: ngược lại với giảm hoạt động, bệnh nhân tăng hoạt động luôn tham gia tích cực vào nhiều loại hình hoạt động mà bình thường bệnh nhân không tham gia, ví dụ ở trường học mọi phòng trào từ lao động, báo chí, văn nghệ, thể thao.... bệnh nhân đều tham gia tích cực mặc dù không có năng khiếu và thành tích đóng góp chẳng là bao. Gặp trong trạng thái hưng cảm .Do bị kích động tức thời hoặc nảy sinh sự hỏa mãn nhu cầu
- Mất hoạt động: thường kết hợp với mất cảm xúc, bệnh nhân hoàn toàn không tham gia bất kỳ một hoạt động nào. Gặp trong tâm thần phân liệt, loạn thần phản ứng, trầm cảm nặng . 
3. Các hội chứng rối loạn hoạt động có ý chí 
Trên cơ sở các rối loạn hoạt động có ý chí trên ta phân biệt các hội chứng rối loạn hoạt động có ý chí sau 
 3.1. Hội chứng tăng động Các vận động và hành vi phức tạp của bệnh nhân đều hưng phấn, các hành vi này có thể vẫn còn hòa hợp với nhau và vẫn có hiệu quả nhất định. Hội chứng này có thể quan sát được ở ngưuơì bình thường nhưng hay gặp nhất là trong giai đoạn đầu của hưng cảm hoặc trong hội chứng hưng cảm nhẹ hoặc vừa. Hội chứng này cũng gặp ở trẻ em bị hội chứng tăng động giảm chú ý, những trẻ này không thể ngồi yên một chổ, luôn vận động, gây ra nhiều rối loan jtrong lớp học do hành vi tăng động và không thể tập trung chú ý vào việc học, làm ảnh hưởng đến việc học của bạn bè trong lớp. Rất nhiều học sinh cá biệt ở các trường mắc phải hội chứng này với nhiều mức độ khác nhau 
3.1.1. Trạng thái kích động Bệnh nhân kích động tương đối kéo dài, do bênh lý tâm thần gây ra, thường gặp trong các bệnh loạn 
thần nội phát như : 
- Kích động hưng cảm: tư duy cảm xúc đều hưng phấn, vận động thì kích động 
- Kích động do các trạng thái hoang tưởng ảo giác: kích động do hoang tưởng ảo giác chi phối, cường độ kích động dao động theo mức độ trầm trọng của hoang tưởng và ảo giác. 
- Kích động do tâm thần phân liệt: kích động có tính chất xung động không lường trước được, thường do hoang tưởng chi phối. 
- Kích động căng trương lực: kích động đột ngột, vô nghĩa và định hình, các động tác cứ lập đi lập lại không nhằm một mục đích nào cả, không bị tác động bởi những kích thích bên ngoài Ngoài ra kích động còn gặp trong các bệnh loạn thần thực thể hoặc do nhiễm độc (rượu), bệnh nhân kích động trong trạng thái lú lẫn . 
3.1.2. Cơn kích động Cơn ngắn hơn, có thể xuất hiện trên bất kỳ một nền tảng bệnh lý nào, nó ít liên quan đến các quá trình nội phát mà chủ yếu do phản ứng tâm lý, ta có thể hiểu được nguyên nhân của loại kích động nầy. Cơn kích động thường xuất hiện ở những người dễ bị kích thích, không làm chủ được bản thân như do sa sút trí tuệ, chậm phát triển trí tuệ, do động kinh. Cơn kích động thường xuất hiện dưới dạng kích động giận dữ, kích động lo âu, cơn hystérie, cơn tăng thở .... 
3.2. Hội chứng kích động Là trạng thái hưng phấn tâm thần vận động quá mức, các chức năng vận động và tâm thần đều gia tăng, các hoạt động này không phối hợp được với nhau để tạo ra những hiệu quả nhất định. Kích động thường là không có mục đích và có tính chất phá hoại, gây ra những hành vi bạo lực nguy hiểm. Kích động do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra. Người ta chia kích động ra làm hai loại
3.3. Bất động Là trạng thái ức chế tâm thần vận động nặng nề, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra . 
3.3.1. Bất động căng trương lực Có thể đi từ trạng thái bán bất động đến bất động hoàn toàn, ta có thể quan sát được triệu chứng giữ nguyên dáng, tức là ta đặt tay chân bệnh nhân ở tư thế nào thì bệnh nhân giữ nguyên tư thế đó, hoặc có triệu chứng Páp lốp: ta hỏi to thì bệnh nhân không trả lời nhưng hỏi thầm thì bệnh nhân trả lời, đưa thức ăn thì không cầm nhưng ta lấy đi thì bệnh nhân giật trong bệnh cảnh bất động căng trương lực ta có thể thấy : 
 - Trạng thái phủ định: bệnh nhân chống lại mọi yêu cầu của thầy thuốc, không chịu ăn, không nói .... hoặc chống đối chủ động các yêu cầu của thầy thuốc, bảo mở mắt ra thì bệnh nhân nhắm kín mắt lại, bảo mở mắt ra thì bệnh nhân nhắm kín mắt lại. - Tính thụ động: bệnh nhân không có những hành vi tự ý, kết hợp với vâng lời tự động theo yêu cầu của những người chung quanh, từ mức độ lập lại ngay lập tức các động tác của người ... ản để hình thành nhân cách
 Chức năng của giao tiếp:
Chức năng thông báo, định hướng: Qua quá trình giao tiếp, con người thông báo cho nhau thông tin, tư tưởng, tình cảm giúp con người định hướng hoạt động của mình.
Chức năng điều khiển, điều chỉnh: Qua tiếp xúc, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thái độ con người điều khiển, điều chỉnh hành vi, thái độ, hành động của mình cho phù hợp yêu cầu hoạt động.
Chức năng liên kết (nối mạch, tiếp xúc ): Nhờ có giao tiếp con người hợp đồng được cùng nhau để làm việc cùng nhau.
Chức năng đồng nhất: Qua giao tiếp, cá nhân sẽ hoà nhập vào trong các nhóm xã hội.
Các loại giao tiếp:
Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
Theo phương tiện giao tiếp, có thể có ba loại giao tiếp sau:Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể.
Giao tiếp bằng tín hiệu: là loại giao tiếp bằng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt
Giao tiếp bằng ngôn ngữ:đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người, xác lập và vận hành mối quan hệ người– người trong xã hội.
Theo khoảng cách, có thể có hai loại giao tiếp cơ bản:
Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt, các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau.Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, báo chí truyền hìnhQua quy cách, người ta chia hai loại giao tiếp:
Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế.
Giao tiếp không chính thức: giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không câu nệ thể thức, mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau.
Các loại quan hệ trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng, phong phú.
Hành vi
2.1. Khái niệm hành vi:
Trong cuộc sống, không phải lúc nào con người cũng chỉ tiến hành hoạt động, hành động với ý thức, mục đích động cơ rõ rệt, con người còn có những hành động mà sự tham gia của ý thức không rõ rệt hoặc không có ý thức tham gia. Đó là những hành động bản năng và hành động tự động hoá. Những hành động này ta có thể gọi là hành vi.
Hành vi là toàn bộ những cử chỉ, phản ứng, thao tác trả lời đáp ứng những yêu cầu tác động của thế giới khách quan hoặc do nhu cầu của con người.
Phân loại hành vi:Theo lịch sử tiến hoá có ba loại hành vi
Hành vi bản năng:Bản năng là hành vi bẩm sinh, sản phẩm của sự phát triển chủng loại di truyền có cơ chế sinh lý là phản xạ không điều kiện hoặc chuỗi phản xạ không điều kiện.Bản năng xuất phát trực tiếp cơ thể và trực tiếp thoả mãn nhu cầu cơ thể. Nhờ bản năng, mỗi thế hệ không cần được huấn luyện đặc biệt nào vẫn có thể làm được những cái tổ tiên đã làm.Ở động vật và trẻ mới sinh bản năng bị chi phối bởi vô thức. Nhưng với người trưởng thành, do giáo dục, rèn luyện, bản năng con người mang đặc điểm lịch sử loài người, mang tính chất xã hội.
 Hành vi kỹ xảo:Kỹ xảo là các thao tác hành động, cơ thể tự tạo nên bằng cách luyện tập, lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục.Cơ sở sinh lý của kỹ xảo là các phản xạ có điều kiện. Các kỹ xảo được hình thành ở tất cả các động vật. Tuy nhiên ở người kỹ xảo chứa đựng nhiều yếu tố trí tuệ hơn và quá trình luyện tập để hình thành kỹ xảo ở người có sự tham gia của ý chí và ý thức với mức độ khác nhau.
 Hành vi trí tuệ:Hành vi trí tuệ là hành vi đặc trưng cho các động vật bậc cao. Hành vi trí tuệ là kiểu hành vi mềm dẻo và hợp lý nhất trong những điều kiện sống luôn biến đổi.
Nhân cách:
3.1. Khái niệm về nhân cách:Nhân cách là tổng hoà những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý được nảy sinh hình thành và phát triển trong các mối quan hệ xã hội. Mỗi con người có nhân cách là thành viên của các mối quan hệ xã hội, chịu sự chi phối của các mối quan hệ đó.
3.2. Cấu trúc tâm lý của nhân cách:Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc tâm lý của nhân cách. Ở đây chúng ta xem xét cấu trúc tâm lý của nhân cách theo quan điểm coi nhân cách gồm có các thành tố sau:
a. Tính cách và khí chất:Tính cách:Tính cách là thái độ của con người, thể hiện mối quan hệ của người đó đối với thế giới xung quanh, biểu lộ ra bên ngoài bằng những phương thức hành vi quen thuộc.Tính cách của con người là một chỉnh thể không thể chia cắt, ta có thể xem xét tính cách qua những biểu hiện đặc trưng từng mặt được gọi là những nét tính cách như:Những nét tính cách biểu hiện quan hệ của con người đối với xã hội, đối với nhóm và những người xung quanh. Ví dụ: Tinh thần giúp đỡ bạn bè, lòng nhân ái, tính cởi mở .Những nét tính cách biểu hiện quan hệ của con người đối với lao động. Ví dụ: Yêu lao động, tính kỷ luật, tinh thần tiết kiệm
Những nét tính cách biểu hiện quan hệ của con người đối với chính mình. Ví dụ: Tính khiêm tốn, tự trọng, tự tiNhững nét tính cách biểu hiện ý chí của con người. Ví dụ: Tính mục đích, tính độc lập, tính tự kiềm chếKhi xem xét, đánh giá tính cách của trẻ, giáo viên cần chú đến từng nét tính cách trong mối quan hệ lẫn nhau. Khí chất:
Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tiến độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.
Các kiểu khí chất:
+ Kiểu khí chất linh hoạt: Những người thuộc loại khí chất này thường năng động, linh hoạt, ham thích tìm tòi cái mới. Thường nhạy cảm, vui vẻ, nhưng xúc cảm không bền vững, sâu sắc, dễ tiếp xúc, dễ hoà nhập vào nhóm bạn, dễ tiếp thu cái mới nhưng cũng dễ di chuyển chú ý, chóng quên, khó ngồi yên một chỗ. Nếu có phương pháp giáo dục thích hợp thì trẻ sẽ hăng say học tập, có lòng vị tha, quan tâm bạn bè
+ Kiểu khí chất bình thản: người thuộc loại này thường điềm tĩnh, chậm chạp, không hiếu động, khó quen với hoàn cảnh mới. Trong vui chơi, sinh hoạt thường kiên trì, cố gắng hoàn thành công việc. Nếu biết động viên, lôi kéo họ vào hoạt động của nhóm thì sẽ dễ hình thành những nét tính cách tốt như chuyên cần, kiên trì, chắc chắn. Ngược lại sẽ dễ phát triển tính ỳ, thụ động, thờ ơ, lãnh đạm
+ Kiểu khí chất nóng nảy:Người thuộc loại này thường dễ xúc động, hành động nhanh nhưng không bền vững. Xúc cảm mạnh, dễ thay đổi, dễ cáu, tính tình nóng nảy. Dễ thô lỗ, cục cằn, dễ bị kích động.
+ Kiểu khí chất ưu tư:Người thuộc loại này các quá trình tâm lý diễn ra chậm chạp, khó đáp ứng với những kích thích mạnh, kéo dài, khó thích nghi với môi trường mới. Họ dễ lo sợ, xúc cảm xuất hiện muộn nhưng sâu sắc, bền vững. 
Bốn kiểu khí chất trên không có kiểu nào là tốt và xấu, mỗi kiểu đều có mặt tích cực và tiêu cực. Dù thuộc bất kỳ kiểu khí chất nào, ta đều có thể giáo dục, hình thành những nét tính cách tích cực, những phẩm chất tốt của nhân cách.
Xu hướng và năng lực:Xu hướng Xu hướng xác định mục đích mà cá nhân hướng tới, xác định động cơ tương ứng với hoạt động của con người.Các mặt biểu hiện của xu hướng:
+ Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý biểu thị mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà cá nhân cần thoả mãn để tồn tại và phát triển.
+ Hứng thú: Là thái độ đặc biệt của cá nhân với một đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lại một khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.
+ Lý tưởng: Là một mục tiêu cao đẹp được phản ánh vào đầu óc con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân trong thời gian tương đối lâu dài vào hoạt động nhằm vươn tới mục tiêu cao đẹp đó.
+ Thế giới quan: Là hệ thống quan điểm của mỗi người về thế giới.
Niềm tin: Là cái kết tinh, đọng lại thành chân lý vững bền, không thay đổi trong nhận thức và tình cảm của mỗi người.Năng lực:Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá nhân đáp ứng được đòi hỏi của hoạt động nhất định nào đó và là điều kiện để thực hiện có kết quả hoạt động đó.Tiền đề tự nhiên của sự phát triển năng lực gọi là tư chất.Sự xuất hiện sớm (lúc tuổi còn nhỏ ) của năng lực ở mức độ cao gọi là năng khiếu.
3.3. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách:
a. Yếu tố bẩm sinh di truyền:Các yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quanNhững yếu tố này sinh ra đã có do được bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩm sinh ).Các yếu tố bẩm sinh, di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên trong sự phát triển nhân cách.
b. Môi trường:Môi trường tự nhiên và xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách trẻ.Môi trường xã hội bao gồm: môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách.Đối với trẻ em, môi trường gia đình, nhà trường, bạn bè, hàng xóm và những phương tiện thông tin đại chúng có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đối với sự phát triển nhân cách các em. Giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội nếu được tổ chức đúng đắn, có cơ sở khoa học, đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ không tham gia vui chơi với bạn bè, không bắt chước những hành vi, cách xử sự của người lớn, không học tập thì trẻ sẽ không thể phát triển đầy đủ những phẩm chất và năng lực của nhân cách. Vì vậy, người lớn cần phải hướng dẫn, tổ chức và lôi kéo trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động để giúp hình thành và phát triển nhân cách trẻ
4. chú ý
4.1. Định nghĩa chú ý :
Chú ý là sự tập trung vào một hay một nhóm đối tượng, sự vật nào đó để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có kết quả. Sự chú ý phản ánh rỏ các biểu hiện tâm lý ở bên trong, chú ý càng cao thì sự tập trung suy nghĩ, tư tưởng càng nhiều và ngược lại.
4.2. Vai trò của chú ý :
Chú ý là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động. Do tính chọn lọc của chú ý, nên nó giúp cho hoạt động tâm lý ở người tập trung vào đối tượng này mà bỏ qua hoặc xao lãng đối tượng khác. Nhờ vậy, hoạt động tâm lý có ý thức hơn, các hoạt động tập trung hơn, kết quả hoạt động sẽ cao hơn.
4.3. Chú ý không chủ định:
Là loại chú ý không có mục đích đặt ra trước, không cần sự nỗ lực của bản thân. Chú ý không chủ định chủ yếu do tác động bên ngoài gây ra, phụ thuộc vào đặc điểm của vật kích thích như :
Độ mới lạ của kích thích.
Cường độ kích thích.
Độ hấp dẫn của kích thích.Loại kích thích này thường nhẹ nhàng, ít căng thẳng nhưng kém bền vững, khó duy trì lâu.
4.4. Chú ý có chủ định :
Là loại chú ý có mục đích định trước và phải có sự nỗ lực của bản thân. Do đã xác định mục đích của hoạt động nên chủ thể vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động, vẫn tiến hành hoạt động không phụ thuộc vào các đặc điểm của kích thích.
4.5. Chú ý sau chủ định :
Là chú ý lúc đầu do mục đích định trước, về sao do hứng thú với hoạt động mà chú ý có chủ định đã phát triển đến mức chủ thể không cần nỗ lực ý chí vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động.Loại chú ý này giúp cho hoạt động của con người giảm được căng thẳng thần kinh, giảm được tiêu hao năng lượng. Nó bộc lộ ở trạng thái say sưa công việc.
4.6 Các thuộc tính của chú ý
4.6.1. Sức tập trung của chú ý : Là khả năng chú ý đến một phạm vi đối tượng tương đối hẹp, cần thiết cho hoạt động lúc đó và không để ý đến mọi chuyện khác. Số lượng các đối tượng mà chú ý hướng tới gọi là khối lượng chú ý.
4.6.2. Cường độ của chú ý : Là sự tiêu hao năng lượng thần kinh để thực hiện hoạt động.
4.6.3. Sự bền vững của chú ý : Là khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hoặc một số đối tượng. Ngược với tính bền vững của chú ý là sự phân tán chú ý. Tính bền vững của chú ý có liên quan mật thiết với những điều kiện khách quan của hoạt động và những đặc điểm của mỗi cá nhân.
4.6.4.Sự di chuyển chú ý : Là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác.
4.6.5. Sự phân phối chú ý : Là khả năng chú ý đồng thời tới một số đối tượng với mức độ rõ ràng như nhau.
CÁC GIẢI PHÁP 
Giải pháp 
Hiện nay người ta chưa có một phương thuốc cụ thể nào dùng để điều trị các căn bệnh từ độc tố tâm lý mà cái chình ở đây là ta dùng tâm lý để điều trị độc tố tâm lý, ta phải đặt ra mục tiêu chính là làm cho người bệnh sống lạc quan hơn suy nghĩ thoáng hơn, thì mọi chuyện sẽ được giải quyết, theo mức độ biểu hiện ra bên ngoài của người bị nhiễm độc ta có thể chia ra 3 trường hợp 
Mức độ nhẹ ( chưa hình thành bệnh về thần kinh) : tức người bị tác động đang tình trạng như buồn bã, không ăn, không uống,hoang mang, lo lắng, mọi hành vi hành động khác thường từ cách đi đứng thì chậm chạp, làm việc không tập trung, mất cảm giác .v.v Thì ở trường hợp này thì thông thường để theo thời gian sẽ hết vì thể hiện của nhiễm độc ở mức độ nhẹ nên không vượt quá ý trí của con người, sẽ mau quên lãng vào quá khứ, nhưng sự động viên và an ũi của người thân những người xung quanh là liều thuốc không thể thiếu, hoặc có thể tìm đến các bác sĩ tâm lý để giải bày.
Mức độ trung bình: có dấu hiệu về hành vi kiểm soát hành động không mong muốn, như làm trước quên sau, buồn, hay nói chuyện một mình, hành động lạ, nhốt mình trong phòng nhiều ngày, bỏ ăn, sốt, suy nhược cơ thể,lo lắng hoang mang kéo dài, với những trường hợp như trên thì ta nên cho người bị nhiễm độc tâm lý đi bệnh viện để bình phục sức khỏe. rùi nhờ sự động viên và quan tâm của người thân và bạn bè. Theo tinh trạng của bệnh thì có khả năng phục hồi mà thời gian là hơi lâu. Và nên đưa đi bác sĩ tâm lý định kì
Mức độ nặng: đối với trường hợp cấp bách như tự vững nếu phát hiện ra thì ta nên đưa đi bệnh viện để cấp cứu ngay lập tức, để cứu tính mạng trước, sau đó ta có các giải pháp tâm lý cụ thể và tránh cho bệnh nhân muốn tìm đến cái chết lần 2. Làm sao cho bệnh nhân giác ngộ ra hành động tự vững đó là không đúng bằng những sợi dây tình cảm của những người thân bạn bè mới có hi vọng kéo người bệnh thoát khỏi tình cảnh ngu muội, sự ân cần của người nhà kết hợp với các cách điều trị từ những phương thuốc tâm lý, mới nhanh chóng giúp người bệnh bình phục
Hay có những dấu hiệu rõ ràng của người thần kinh thì ta nên đưa bệnh nhân vào bệnh viện đề các bác sĩ kiểm tra và theo dõi, dùng các phương thuốc thích hợp quan trọng nhất là các bài thuốc tâm lý. Và điều trị từ từ, không nóng vội.
Điều quan trọng là phải có một nền tảng tâm lý vững, thì phải tạo môi trường thuận lợi như sức khỏe phải tốt( chế độ dinh dưỡng, môi trường thuận lợi) , sự giáo dục nhận thức(từ gia đình và nhà trường, nơi làm việc), xây dựng nên các quan điểm khách quan(sống lạc quan biết nhìn về phía trước..). 
Môi trường tác động cũng rất quan trọng nhưng để thích ứng và phản ánh những hậu quả một cách tích cực thì phải thỏa các yêu cầu trên như là tạo ra một liều thuốc kháng sinh cho bản thân để chống lại hoặc ức chế tác động của các tác nhân độc tố tâm lý.
Đánh giá và kết luận
Độc tố tâm lý là một khái niệm mới, nó còn nhiều sự tranh cãi của nhiều nhà khoa học, nhưng theo nhóm chúng tôi nguyên cứu thì đây là một khái niệm cần để cho nhiều người biết hơn nhằm xây dựng một nền tảng tâm lý cho bản thân, và hiểu rõ các yếu tố tâm lý còn tồn tại xung quanh ta, đôi khi ta lại bị nó chi phối, 
Độc tố tâm lý tác động trên cơ sở tâm lý của mỗi người nên để đánh giá chung được tác động của nó thì sẽ không được cụ thể nên nhóm chỉ đưa ra một số qui trình đánh giá chung
	Phải Đi từ cái nhìn của một nhà tâm lý học, am hiểu về tâm lý mới có những kết luận xác thực
	Xây dựng nên tảng lý thuyết cho khái niệm độc tố học tâm lý
	Áp dụng vào thực tiễn vào hệ thống tâm lý xã hôi vào xu hướng thời đại
	Đánh giá tính hiệu quả của khái niệm,sự phản ánh khách quan từ bên ngoài từ đó phát huy xây dựng thêm những quan điểm thiết thực mới.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_doc_to_tam_ly.doc