Giáo trình Định mức kỹ thuật và đơn giá

Phân theo yếu tố chi phí

- Định mức lao động :

Định mức lao động là mức quy định lượng lao động cần thiết để hoàn thành một đơn

vị công tác xây lắp nào đó trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định với công nhân có

trình độ chuyên môn tương ứng.

- Định mức thời gian :

Định mức thời gian là mức quy định thời gian làm việc cần thiết để hoàn thành một

đơn vị công tác xây lắp nào đó trong điều kiện tổ chức kỹ thuật và công nghệ thi công

nhất định.

- Định mức tiêu dùng vật liệu :

Định mức vật liệu là mức hao phí vật liệu quy định cần thiết để hoàn thành một đơn vị

công tác xây lắp nào đó.

pdf 106 trang kimcuc 9540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Định mức kỹ thuật và đơn giá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Định mức kỹ thuật và đơn giá

Giáo trình Định mức kỹ thuật và đơn giá
 1
LỜI NÓI ĐẦU 
Để phục vụ công tác giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành kinh tế xây dựng thủy 
lợi và làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư kinh tế thủy lợi, các cán bộ nghiên cứu, các 
cán bộ quản lý xây dựng cơ bản trong ngành, bài giảng định mức kỹ thuật và đơn giá – dự 
toán trong xây dựng được biên soạn gồm hai phần với mười chương. 
Tác giả với mong muốn giúp bạn đọc có được một số kiến thức cơ bản trong tổ 
chức lao động và quản lý xây dựng cơ bản phù hợp với cơ chế định giá và quản lý xây 
dựng hiện hành, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành trong công cuộc đổi mới của đất nước 
nói chung và đổi mới trong công tác quản lý xây dựng cơ bản nói riêng. 
Tuy đã có nhiều cố gắng song bài giảng chưa đề cập hết mọi vấn đề và chắc chắn 
không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy mong được sự góp ý bổ sung và xây dựng của bạn 
đọc, Tác giả xin chân thành cảm ơn. 
 2
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................................................................. 1 
PHẦN 1 ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG..................................................................................... 6 
CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG.. 6 
1.1 NHữNG KHÁI NIệM CƠ BảN VÀ PHÂN LOạI ĐịNH MứC Kỹ THUậT .............................................................................. 6 
1.1.1 Những khái niệm cơ bản ............................................................................................................................. 6 
1.1.2 Phân loại định mức kỹ thuật ....................................................................................................................... 7 
1.2 VAI TRÒ, NHIệM Vụ CủA ĐịNH MứC Kỹ THUậT LAO ĐộNG ....................................................................................... 7 
1.3 QUÁ TRÌNH XÂY DựNG, SảN PHẩM XÂY DựNG ....................................................................................................... 9 
1.3.1 Quá trình xây dựng và cơ cấu của quá trình xây dựng.............................................................................. 9 
1.3.2 Sản phẩm xây dựng................................................................................................................................... 12 
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỜI GIAN LÀM VIỆC - CÁC ĐỊNH MỨC......................................................... 14 
KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 14 
2.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ THờI GIAN LÀM VIệC ........................................................................................................... 14 
2.1.1 Thời gian làm việc của công nhân ............................................................................................................ 15 
2.1.2 Phân tích thời gian sử dụng máy:............................................................................................................. 17 
2.2 CÁC ĐịNH MứC Kỹ THUậT VÀ MốI LIÊN Hệ GIữA CHÚNG........................................................................................ 20 
2.2.1 Định mức thời gian và định mức lao động : ............................................................................................. 20 
2.2.2 Định mức sản lượng: ................................................................................................................................ 21 
2.2.3 Định mức thời gian sử dụng máy:............................................................................................................. 22 
2.2.4 Định mức năng suất của máy: .................................................................................................................. 22 
2.3 CÁC NHÂN Tố ảNH HƯởNG ĐếN NĂNG SUấT LAO ĐộNG VÀ CÁC CHỉ TIÊU ĐÁNH GIÁ MứC Độ THựC HIệN CÁC ĐịNH 
MứC.......................................................................................................................................................................... 22 
2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động : .................................................................................... 22 
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện các định mức :........................................................................... 23 
2.4 CÁC KHÁI NIệM LIÊN QUAN ĐếN QUÁ TRÌNH XÂY LắP.......................................................................................... 23 
2.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂY DựNG ĐịNH MứC ........................................................................................................... 25 
2.5.1 Phương pháp phân tích định mức kỹ thuật ............................................................................................... 25 
2.5.2 Phương pháp tổng hợp định mức : ........................................................................................................... 25 
CHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT, CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHI NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH 
XÂY DỰNG................................................................................................................................................................ 27 
3.1 NGHIÊN CứU QUÁ TRÌNH XÂY DựNG VÀ CÁC HÌNH THứC QUAN SÁT..................................................................... 27 
3.1.1 Phân loại hình thức quan sát .................................................................................................................... 27 
3.1.2 Các công tác chuẩn bị trước khi tiến hành quan sát ................................................................................ 28 
3.2 CÔNG Cụ NGHIÊN CứU THờI GIAN LÀM VIệC......................................................................................................... 31 
3.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT............................................................................................................................ 32 
3.3.1 Phương pháp thống kê kỹ thuật ................................................................................................................ 32 
3.3.2 Phương pháp chụp ảnh quá trình ............................................................................................................. 34 
3.3.3 Phương pháp bấm giờ............................................................................................................................... 35 
3.4 CHỉNH LÝ KếT QUả QUAN SÁT ĐịNH MứC ............................................................................................................. 37 
3.4.1 Chỉnh lý kết quả quan sát bằng phương pháp chụp ảnh quá trình :....................................................... 37 
3.4.2 Chỉnh lý kết quả quan sát bằng phương pháp bấm giờ : ......................................................................... 38 
 3
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỔN THẤT VÀ LÃNG PHÍ THỜI GIAN TRONG XÂY 
DỰNG ......................................................................................................................................................................... 43 
4.1 PHÂN LOạI CÁC TổN THấT VÀ LÃNG PHÍ THờI GIAN TRONG XÂY DựNG ................................................................. 44 
4.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU CHO TừNG LOạI TổN THấT THờI GIAN ........................................................................ 45 
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu tổn thất thời gian trọn ca :............................................................................... 45 
4.2.2 Phương pháp nghiên cứu tổn thất thời gian làm việc không trọn ca (nội bộ ca)..................................... 46 
4.2.3 Tổng kết tổn thất và lãng phí thời gian ..................................................................................................... 47 
4.3 CHụP ảNH NGÀY LÀM VIệC VÀ THờI GIAN Sử DụNG MÁY ..................................................................................... 47 
4.3.1 Phương pháp chụp ảnh ngày làm việc và thời gian sử dụng máy............................................................. 47 
4.3.2 Cách xác định số lần chụp ảnh ngày làm việc:......................................................................................... 51 
CHƯƠNG 5 LẬP ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG................................................................................... 54 
5.1 TÍNH TOÁN ĐịNH MứC CHO CÔNG TÁC TÁC NGHIệP ............................................................................................. 54 
5.2 TÍNH TOÁN ĐịNH MứC CHO CÔNG TÁC CHUẩN Bị, CÔNG TÁC KếT THÚC................................................................ 56 
5.3 TÍNH TOÁN ĐịNH MứC THờI GIAN NGHỉ GIảI LAO VÀ NHU CầU CÁ NHÂN ............................................................. 57 
5.4 TÍNH TOÁN ĐịNH MứC THờI GIAN NGừNG VIệC VÌ LÝ DO Kỹ THUậT THI CÔNG...................................................... 58 
5.5 TÍNH ĐịNH MứC LAO ĐộNG CHO MộT ĐƠN Vị SảN PHẩM ........................................................................................ 59 
CHƯƠNG 6 XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC THỜI GIAN SỬ DỤNG MÁY .............................................................. 60 
6.1 XÁC ĐịNH NĂNG SUấT CủA MÁY SAU MộT GIờ LÀM VIệC THUầN TUÝ VÀ LIÊN TụC................................................ 60 
6.2 NộI DUNG CHủ YếU CủA GIAI ĐOạN THIếT Kế THÀNH PHầN Tổ CÔNG NHÂN............................................................ 61 
6.3 MộT Số VÍ Dụ VÀ CÔNG THứC TÍNH ĐịNH MứC CHO MộT Số LOạI MÁY CHÍNH...................................................... 63 
6.3.1 Định mức cho máy trộn bê tông : ............................................................................................................. 63 
6.3.2 Định mức cho máy xúc gầu thuận : ......................................................................................................... 65 
6.3.3 Định mức cho máy băng truyền ................................................................................................................ 65 
CHƯƠNG 7 ĐỊNH MỨC VẬT LIỆU TRONG XÂY DỰNG............................................................................... 66 
7.1 NHIệM Vụ CủA ĐịNH MứC TIÊU DÙNG VậT LIệU TRONG XÂY DựNG ..................................................................... 66 
7.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂY DựNG ĐịNH MứC TIÊU DÙNG VậT LIệU ........................................................................... 67 
7.3 NHữNG BIệN PHÁP CƠ BảN Để NÂNG CAO VIệC Sử DụNG VậT LIệU......................................................................... 68 
7.3.1 Nhóm biện pháp liên quan đến quá trình vận chuyển: ............................................................................. 68 
7.3.2 Nhóm biện pháp liên quan đến việc bảo quản trong kho: ........................................................................ 68 
7.3.3 Nhóm biện pháp liên quan đến quá trình gia công vật liệu:..................................................................... 69 
7.3.4 Nhóm biện pháp liên quan đến việc lắp đặt vật liệu vào công trình:........................................................ 69 
PHẦN 2 ĐƠN GIÁ - DỰ TOÁN TRONG XÂY DỰNG....................................................................................... 69 
CHƯƠNG 8 ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG ...................................................................................................................... 69 
8.1 KHÁI NIệM, PHÂN LOạI, NộI DUNG CủA ĐƠN GIÁ XÂY DựNG ................................................................................. 69 
8.1.1 Khái niệm: ............................................................................................................................................... 69 
8.1.2 Phân loại đơn giá xây dựng..................................................................................................................... 70 
8.1.2.1 Phân theo mức độ tổng hợp của đơn vị tính đơn giá ...........................................................................................70 
8.1.2.2 Phân theo phạm vi sử dụng: ................................................................................................................................70 
8.1.3 Nội dung của đơn giá xây dựng .............................................................................................................. 71 
8.1.3.1 Chi phí vật liệu ....................................................................................................................................................71 
8.1.3.2 Chi phí nhân công ...............................................................................................................................................71 
8.1.3.3 Chi phí máy thi công ..........................................................................................................................................71 
8.2 NGUYÊN TắC LậP ĐƠN GIÁ XÂY DựNG ................................................................................................................ 71 
8.3 CĂN Cứ LậP ĐƠN GIÁ XÂY DựNG......................................................................................................................... 72 
 4
8.4 TRÌNH Tự LậP ĐƠN GIÁ XÂY DựNG...................................................................................................................... 73 
8.4.1 Trình tự lập đơn giá chi tiết ...................................................................................................................... 73 
8.4.2 Trình tự lập đơn giá chi tiết dầy đủ .......................................................................................................... 73 
8.5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐƠN GIÁ XÂY DựNG ........................................................................................................... 73 
8.5.1 Tính toán đơn giá chi tiết: ........................................................................................................................ 73 
8.5.2 Tính toán đơn giá chi tiết đầy đủ .............................................................................................................. 75 
8.5.3 Tổng hợp kết quả tính toán và ban hành áp dụng..................................................................................... 76 
CHƯƠNG 9 GIÁ DỰ TOÁN VẬT LIỆU XÂY DỰNG......................................................................................... 76 
9.1 GIÁ MUA VậT LIệU : ........................................................................................................................................... 76 
9.2. CHI PHÍ LƯU THÔNG ......................................................................................................................................... 77 
9.2.1 Chi phí vận chuyển : ................................................................................................................................. 77 
9.2.2 Chi phí lưu thông khác : ........................................................................................................................... 78 
9.3 CHI PHÍ TạI HIệN TRƯờNG XÂY LắP: ..................................................................................................................... 79 
CHƯƠNG 10 DỰ TOÁN TRONG XÂY DỰNG................................................................................................... ... công tác thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng). Chi phí chung 
bao gồm các khoản chi phí : 
 + Chi phí hành chính: Chi phí này bao gồm các khoản chi phí cho việc tổ chức bộ máy 
hành chính, quản lý và chỉ đạo sản xuất, duy trì hoạt động hàng ngày của bộ máy đó như : 
Tiền lương, tiền tàu xe, nghỉ phép năm, tiền công tác phí ... của cán bộ từ ban lãnh đạo 
doanh nghiệp đến các phòng ban nghiệp vụ, cán bộ kỹ thuật giám sát ở hiện trường, cán 
bộ lãnh đạo sản xuất và nhân viên nghiệp vụ ở các đội sản xuất y tế, thủ kho, bảo vệ, tạp 
vụ... Ngoài ra còn các khoản chi khấu hao các tài sản cố định, chi phí về dụng cụ làm 
việc, dụng cụ sinh hoạt, tiền sữa chữa các dụng cụ đó, văn phòng phí, điện nước... 
 + Chi phí phục vụ công nhân: là những khoản chi phí trực tiếp cho công nhân xây lắp 
mà không tính vào chi phí nhân công trong đơn giá, chi phí bảo hiểm xã hội, trích nộp 
kinh phí công đoàn, chi phí y tế phòng bệnh, phòng dịch, chi phí về bảo hộ lao động và 
thiết bị dụng cụ an toàn lao động. 
 + Chi phí phục vụ thi công: Là những khoản chi phí cần thiết để phục vụ sản xuất, cải 
tiến kỹ thuật đẩy nhanh tốc độ thi công, tăng cường chất lượng sản phẩm như: chi phí 
kiểm tra chất lượng sản phẩm, thí nghiệm các loại vật liệu, làm mô hình, hướng dẫn thi 
công, sữa chữa dụng cụ, xây dựng những công trình tạm nhỏ như: lán che mưa nắng, hàng 
rào bảo vệ khu vực xây dựng, che chắn công trình, biển báo an toàn lao động ... chi phí 
thu dọn bàn giao công trình. 
 + Chi phí chung khác: Là những chi phí phát sinh cho cả doanh nghiệp như bồi dưỡng 
nghiệp vụ ngắn hạn, bảo vệ công trường, phòng chống bão lụt hoả hoạn ... chi phí chung 
chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong gía thành công trình, có quan hệ đến các mặt hoạt động 
sản xuất của tổ chức xây dựng và phụ thuộc vào các nhân tố tổ chức sản xuất. 
d) Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự 
tính trước trong dự toán xây dựng cụng trỡnh. Khoản thu nhập chịu thuế tính trước sử 
dụng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và một số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác. 
Phần còn lại được trích lập các quỹ theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh 
doanh đối với doanh nghiệp quốc doanh. 
e) Thuế giá trị gia tăng đầu ra: là khoản thuế phải nộp theo quy định của nhà nước và 
được tính trên tổng giá trị các khoản mục chi phí. Thuế giá trị gia tăng đầu ra để trả thuế 
giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã ứng trả trước khi mua các loại vật 
tư, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng ... nhưng chưa được tính vào chi phí vật liệu, chi phí 
máy thi công và chi phí chung trong dự toán xây lắp trước thuế và phần thuế giá trị gia 
tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp. 
 99
f) Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công: Chi phí cho xây 
dựng nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, nhà xưởng ... 
10.4.2 Căn cứ để tính chi phí xây dựng: 
- Khối lượng công tác xây lắp: Xác định theo khối lượng thiết kế bản vẽ thi công với công 
trình thiết kế 2 bước và với khối lượng của thiết kế kỹ thuật - thi công với công trình thiết 
kế 1 bước. 
- Đơn giá: Đơn giá xây dựng của Tỉnh, Thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, Đơn 
giá công trình. 
- Định mức dự toán xây dựng ; 
- Các bảng giá vật liệu, bảng giá ca máy, tiền lương nhân công xây lắp ... 
- Các văn bản quy định liên quan đến việc tính chi phí xây dựng như: Chi phí trực tiếp 
khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, quy định về điều 
chỉnh nhân công, máy thi công. 
10.4.3 Trình tự chung tiến hành lập chi phí xây dựng 
Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật nắm được tổng quát các dạng kết cấu công trình, các 
hạng mục và bộ phận công trình chủ yếu, khối lượng công việc. 
Nghiên cứu hồ sơ thiết kế tổ chức thi công để nắm được tiến độ thi công, biện pháp thi 
công các hạng mục, công nghệ xây dựng và các loại thiết bị thi công chủ yếu. 
Liệt kê các bộ phận hạng mục công trình cần phải lập dự toán. 
Liệt kê các công tác chủ yếu của từng bộ phận. 
 Nghiên cứu các định mức dự toán, các bộ đơn giá đã ban hành. 
 Liệt kê các danh mục công tác chưa có mã hiệu trong đơn giá. 
 Lập dự toán hạng mục. 
 Lập dự toán tổng hợp . 
Viết thuyết minh. 
10.4.4 Phương pháp tính chi phí xây dựng 
Chi phí xây dựng: được xác định cho công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần 
việc, công tác của công trình, hạng mục công trình đối với công trình chính, công trình 
phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm để ở và điều hành thi công theo một 
trong các phương pháp sau: 
10.4.4.1 Chi phí xây dựng công trình tính theo đơn giá chi tiết (Đơn giá xây dựng cơ bản khu 
vực) 
Chi phí xây dựng hạng mục công trình, công trình được tính theo đơn giá chi tiết (Đơn giá 
xây dựng cơ bản khu vực) và được tính theo công thức (11- 4): 
 LT
XDGTGT
TchttkttXDCT CTCCCCG +++++= − 
a) Chi phí trực tiếp : 
 100
+ Chi phí vật liệu (VL) gồm khoản chi phí vật liệu tính theo đơn giá vật liệu trong đơn giá 
dự toán xây dựng và khoản bù giá khu vực, khoản chênh lệch vật liệu (nếu có). 
 Khoản chênh lệch vật liệu là tổng hợp các khoản chênh lệch của tất cả các loại vật liệu 
chính, vật liệu phụ và vật liệu luân chuyển sử dụng vào công trình do biến động giá tại 
thời điểm tính toán so với thời giá xây dựng đơn giá và do sử dụng chủng loại vật liệu 
khác so với loại vật liệu trong đơn giá sử dụng theo yêu cầu của thiết kế. 
+ Chi phí nhân công (NC) được tính theo đơn giá nhân công trong đơn giá dự toán 
XDCB và nhân với các hệ số điều chỉnh (nếu có). 
+ Chi phí máy thi công (M) được tính theo đơn giá máy thi công trong đơn giá dự toán 
XDCB và nhân với các hệ số điều chỉnh nếu có. 
Công thức tính chi phí trực tiếp: 
 Ctt = VL +CLVL +NC + M (11 - 13) 
Trong đó: 
VL : Tổng chi phí vật liệu tính hạng mục công trình; 
 j
m
i
jvl vlQkVL .)1(
1
∑
=
+= (11 – 14) 
Qj : Khối lượng công tác xây lắp thứ j; 
vlj : Đơn giá vật liệu của công tác xây lắp thứ j; 
kvl : Hệ số điều chỉnh vật liệu theo khu vực (nếu có) ; 
CLVL: Bù giá vật liệu (nếu có) 
 CLVLi
n
i
VLiVL gQCL .
1
∑
=
= (11 - 15) 
NC : Tổng chi phí nhân công tính hạng mục công trình; 
 ∑
=
+=
m
j
jjnc ncQkNC
1
.)1( (11 - 16) 
ncj: Đơn giá nhân công của công tác xây lắp thứ j; 
knc : Hệ số điều chỉnh nhân công theo chế độ phụ cấp lương chưa được tính vào đơn giá 
nhân công (nếu có) ; 
Mi: Tổng chi phí sử dụng máy thi công hạng mục công trình; 
 ∑
=
+=
m
j
jjm mQkM
1
.)1( (11 - 17) 
mj : Đơn giá sử dụng máy thi công của công tác xây lắp thứ j; 
km : Hệ số điều chỉnh chi phí sử dụng máy thi công theo chế độ (nếu có) ; 
Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được tính bằng cách lập bảng (Bảng dự toán chi 
tiết) tại bảng 11.3, chện lệch vật liệu tại bảng 11.4 
Bảng số 11.3: Biểu dự toán chi tiết (chi phí trực tiếp) 
Tên công trình: 
 101
Tên hạng mục công trình: 
Đơn giá Thành tiền Số 
TT 
Mã 
hiệu 
ĐG 
Tên công tác xây lắp ĐV tính 
Khối 
lượng (Q) vl nc m VL NC M 
 x x x x x x x 
 ... ... ... ... ... ... ... 
 Cộng: X X X 
Bảng số 11.4: Bảng tính chênh lệch vật liệu 
Tên công trình: 
Tên hạng mục công trình: 
Giá vật liệu TT Chủng loại 
vật liệu 
Đơn vị Khối 
lượng Theo đơn 
giá 
Theo thông 
báo giá 
Chênh 
lệch giá 
Chênh lệch 
vật liệu 
 Cộng: CLVL 
Chú thích: Cột (7) = Cột (5) – Cột (6); Cột (8) = Cột (4) x cột (7) 
b) Chi phí trực tiếp khác: 
Tính theo tỷ lệ Kttk % quy định của chi phí trực tiếp theo từng loại công trình (Bảng số 
11.6) 
Công thức tính chi phí trực tiếp khác: 
 Cttk = Kttk . (VL+NC+M) (11 - 18) 
c) Chi phí chung : 
 Chi phí chung được tính theo tỷ lệ % quy định của chi phí trực tiếp và chi phí trực tiếp 
khác hoặc của chi phí nhân công, căn cứ vào bảng định mức quy định hệ số chi phí chung 
theo từng loại công tác xây dựng trong từng loại công trình (Bảng số: 11.7). 
Công thức tính chi phí chung: 
 Cch = Cchxl + Cchđtctl + Cchgt + Cchtb-tn (11 - 19) 
 102
Cchxl = KCXL .T-( NCĐTCTL+NCGT +NCTB-TN) (11 -20) 
Cchđtctl = KCĐTCTL . NCĐTCTL (11 - 21) 
Cchgt = KCGT . NCGT (11 - 22) 
Cchtb-tn = KCTB .NCTB-TN (11 - 23) 
d)Thu nhập chịu thuế tính trước: 
Thu nhập chịu thuế tính trước tính được tính theo tỷ lệ % quy định của chi phí trực tiếp, 
chi phí trực tiếp khác và chi phí chung theo từng loại công trình (Bảng số: 11.7). 
 TchttkttT KCCCC )( ++= (11 - 24) 
e) Giá trị dự toán xây lắp trước thuế: 
 TchttkttXDCT CCCCg +++= (11 - 25) 
f) Thuế giá trị gia tăng đầu ra 
 Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu ra được tính bằng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 
quy định cho công tác xây dựng, lắp đặt và tính bằng tỷ lệ (%) so với giá trị dự toán xây 
lắp trước thuế. 
 TGTGT-XD= gXDCT . KGTGT-XD (11 - 26) 
g) Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công 
 CLT = gXDCT . KLT% . KGTGT-XD (11 - 27) 
Trong đó: 
CLT : Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. 
KLT: Mức quy định chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công 
(%) 
TGTGT-XD: Thuế giá trị gia tăng 
Bảng số 1 1.5: Bảng tổng hợp dự toán xây lắp hạng mục công trình xây dựng 
STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CÁCH TÍNH KQ 
I CHI PHÍ TRỰC TIẾP 
1 
Chi phí vật liệu 
Chênh lệch vật liệu 
j
m
i
jvl vlQk .)1(
1
∑
=
+ 
CLVLi
n
i
VLiVL gQCL .
1
∑
=
= 
VL 
CLVL 
2 
Chi phí nhân công: 
Chi phí NC xây lắp 
Chi phí NC CT đất thủ công CT Thủy lợi 
Chi phí NC duy tu sửa chữa thường xuyên đường 
bộ, sắt, thuỷ nội địa, hệ thống báo hiệu hàng hải 
và đường thuỷ nội địa 
Chi phí NC lắp đặt TBCN XD, xây lắp đường dây, 
TN hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp, 
TN vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng 
 ∑
=
+
m
j
jjnc ncQk
1
.)1( 
NC 
NCXL 
NCĐTCTL 
NCGT 
NCTB-TN 
 103
3 Chi phí máy thi công 
 ∑
=
+
m
j
jjm mQk
1
.)1( 
M 
4 Trực tiếp phí khác Kttk . (VL+NC+M) Cttk 
 Cộng chi phí trực tiếp VL+NC+M+Cttk T 
II 
CHI PHÍ CHUNG 
KCXL .T-(NCĐTCTL+NCGT 
+NCTB-TN) 
KCĐTCTL . NCĐTCTL 
KCGT . NCGT 
KCTB .NCTB-TN 
Cch 
Cchxl 
Cchđtctl 
Cchgt 
Cchtb-tn 
 GIÁ THÀNH XÂY DỰNG T + Cch G 
III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC G . KT CT 
 CHI PHÍ XÂY DỰNG TRƯỚC THUẾ (T+Cch+CT) gXDCT 
IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG gXDCT . KGTGT TGTGT 
 CHI PHÍ XÂY DỰNG SAU THUẾ gXDCT + TGTGT GXDCT 
 Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và 
điều hành thi công gXDCT . KLT% . KGTGT CLT 
Trong đó : 
Qj : Khối lượng công tác xây lắp thứ j 
vlj, , ncj , mj : Đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng của công 
tác xây lắp thứ j 
kvl , knc , km : Các hệ số điều chỉnh vật liệu, nhân công, máy thi công theo các thông tư về 
chế độ hiện hành của cấp có thẩm quyền ban hành chưa được tính vào đơn giá. 
T : Chi phí trực tiếp 
Kc : Định mức chi phí chung (%); 
Cch : Chi phí chung 
G : Giá thành xây dựng 
KT : Định mức thu nhập chịu thuế tinhd trước (%) 
CT : Thu nhập chịu thuế tính trước; 
gXDCT : Chi phí xây dựng trước thuế; 
GXDCT : Chi phí xây dựng sau thuế; 
CLi : Chênh lệch vật liệu (nếu có) 
KGTGT : Mức thuế suất giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng, lắp đặt. 
TGTGT : Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu ra 
 KLT : Mức quy định chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (%) 
CLT : Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. 
 104
10.4.4.2 Chi phí xây dựng công trình tính theo đơn giá chi tiết đầy đủ (Đơn giá lập tại thời 
điểm tính toán) hoặc tính theo đơn giá chiết tính 
 j
m
j
jXDCT DgQG .
1
∑
=
= (11-28) 
Đơn giá chi tiết đầy đủ Dgj được tính toán theo công (8-4) tại chương 8 
10.4.5 Tính toán khối lượng công trình 
 Chất lượng của dự toán bị ảnh hưởng trực tiếp của việc tính toán khối lượng.Vì vậy 
việc tính toán khối lượng công trình cần phải chú trọng. Để đạt được yêu cầu tính đúng 
tính đủ thì cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thiết kế thi công và thiết 
kế tổ chức thi công, các quy trình quy phạm thi công và đặc biệt là các biện pháp thi công 
các quá trình xây lắp. 
 Công tác tính toán khối lượng công tác xây lắp hạng mục công trình là bóc tách kết 
cấu công trình thành từng bộ phận, từng kết cấu, từng công tác, từng chi tiết cụ thể, nội 
dung các thành phần đó phải phù hợp với mã hiệu đơn giá sử dụng. 
- Tra cứu đơn giá xây dựng cơ bản: 
 Căn cứ vào các loại kết cấu xây dựng, công tác xây lắp đã liệt kê đầy đủ và đã tính 
toán khối lượng cụ thể và biện pháp thi công đã chọn để sử dụng mã hiệu đơn giá xây 
dựng trong bộ đơn giá dự toán cho phù hợp.Trường hợp những công tác, kết cấu xây lắp 
không có trong đơn giá xây dựng thì phải lập các đơn giá đó theo hướng dẫn của sở xây 
dựng Tỉnh, Thành phố. 
Bảng 11.6: Bảng định mức chi phí trực tiếp khác 
Đơn vị tính: % 
STT LOẠI CÔNG TRÌNH TRỰC TIẾP PHÍ KHÁC 
1 Công trình dân dụng 
 Trong đô thị 2,5 
 Ngoài đô thị 2 
 Công trình công nghiệp 2 2 
 Riêng công tác xây dựng trong hầm lò, hầm thuỷ điện 6,5 
 Công trình giao thông 2 
3 
 Riêng công tác xây dựng trong đường hầm giao thông 6,5 
4 Công trình thuỷ lợi 2 
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 
 Trong đô thị 2 
 Ngoài đô thị 1,5 
 105
Bảng số 11.7 : Định mức quy định chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước 
Đơn vị tính: % 
CHI PHÍ CHUNG 
STT LOẠI CÔNG TRÌNH 
TRÊN CHI PHÍ 
TRỰC TIẾP 
TRÊN CHI PHÍ 
NHÂN CÔNG 
THU NHẬP 
CHỊU THUẾ 
TÍNH TRƯỚC 
Công trình dân dụng 6,5 
1 Riêng công trình tu bổ, phục hồi di tích lịch 
sử, văn hoá 10,0 
5,5 
Công trình công nghiệp 5,5 
2 Riêng công trình xây dựng đường hầm, hầm 
lò 7,0 
6,0 
Công trình giao thông 5,5 
Riêng công tác duy tu sửa chữa thường 
xuyên đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội 
địa, hệ thống báo hiệu hàng hải và đường 
thuỷ nội địa 
 66,0 3 
Riêng công trình hầm giao thông 7,0 
6,0 
Công trình thuỷ lợi 5,5 
4 Riêng đào, đắp đất công trình thuỷ lợi bằng 
thủ công 51,0 
5,5 
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 5,0 5,5 
6 
Công tắc lắp đặt thiết bị công nghệ trong các 
công trình xây dựng, công tác xây lắp đường 
dây, công tác thí nghiệm hiệu chỉnh điện 
đường dây và trạm biến áp, công tác thí 
nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây 
dựng 
 65,0 6,0 
Câu hỏi 
1/ Các khái niệm giá cả xây dựng ? 
2/ Ý nghĩa và vai trò của dự toán trong xây dựng ? 
3/ Nội dung và phương pháp xác định tổng mức đầu tư ? 
4/ Nội dung và phương pháp xác định Dự toán công trình ? 
5/ Nội dung và phương pháp xác định chi phí xây dựng 
 106
THÔNG TIN CÁ NHÂN TÁC GIẢ 
Họ và tên: Nguyễn Trọng Hoan 
Năm sinh: 6/8/1957 
Đơn vị công tác: Phòng Quản trị, 
 Giảng viên kiêm nhiệm: Bộ môn: Kinh tế, Khoa: Kinh tế và Quản lý 
Địa chỉ liên hệ ĐT: P109/A1 (Phòng Quản trị) 
Email: hoanp1@wru.edu.vn 
Phạm vi và đối tượng sử dụng giáo trình: Trong trường, sinh viên khoa Kinh tế và Quản 
lý 
Ngành học: Kinh tế TNTN 
Trường học: Đại học Thủy lợi 
Tên giáo trình: Định mức kỹ thuật và Đơn giá - dự toán trong xây dựng 
Từ khóa để tra cứu ( ≤ 10 từ khóa ):đmđgdtxd 
Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: Công nghệ xây dựng (Thi công công trinh), Tổ 
chức sản xuất và quản lý thi công. 
Tên giáo trình: Tổ chức sản xuất và Quản lý thi công 
Từ khóa để tra cứu ( ≤ 10 từ khóa ):tcsx&qltc 
Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: Công nghệ xây dựng (Thi công công trinh). 
 ảnh 
 x 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dinh_muc_ky_thuat_va_don_gia.pdf