Giáo trình Điều khiển lập trình PLC (Phần 1)

Định nghĩa về PLC

Thiết bị điều khiển logic khả trình (PLC: Programmable Logic Control)

là loại thiết bị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển số thông

qua một ngôn ngữ lập trình.

Sự phát triển của PLC đã đem lại nhiều thuận lợi và làm cho nó các thao

tác máy trở nên nhanh, nhạy, dễ dàng và tin cậy hơn. Nó có khả năng thay thế

hoàn toàn cho các phương pháp điều khiển truyền thống dùng rơle (loại thiết

bị phức tạp và cồng kềnh)

PLC có khả năng điều khiển thiết bị dễ dàng và linh hoạt dựa trên việc

lập trình, trên các lệnh logic cơ bản: khả năng định thời, đếm, giải quyết các

vấn đề toán học và công nghệ, khả năng tạo lập, gởi đi, tiếp nhận những tín

hiệu nhằm mục đích kiểm soát sự kích hoạt hoặc đình chỉ những chức năng

của máy hoặc một dây chuyền công nghệ.

Như vậy những đặc điểm làm cho PLC có tính năng ưu việt và thích hợp

trong môi trường công nghiệp:

• Khả năng kháng nhiễu rất tốt.

• Cấu trúc dạng module rất thuận tiện cho việc thiết kế, mở rộng, cải tạo

nâng cấp.

• Có những modul chuyên dụng để thực hiện những chức năng đặc biệt

hay những modul truyền thông để kết nối PLC với mạng công nghiệp hoặc

mạng Internet.

• Khả năng lập trình được, lập trình dễ dàng cũng là đặc điểm quan trọng

để xếp hạng một hệ thống điều khiển tự động .

• Yêu cầu của người lập trình không cần giỏi về kiến thức điện tử mà chỉGi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC

Trường Cao đẳng nghề Nam Định 3

cần nắm vững công nghệ sản xuất và biết chọn thiết bị thích hợp là có thể lập

trình được.

• Thuộc vào hệ sản xuất linh hoạt do tính thay đổi được chương trình

hoặc thay đổi trực tiếp các thông số mà không cần thay đổi lại cách nối dây.

pdf 20 trang kimcuc 4560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Điều khiển lập trình PLC (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Điều khiển lập trình PLC (Phần 1)

Giáo trình Điều khiển lập trình PLC (Phần 1)
UBND TỈNH NAM ĐỊNH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 
ThS. Trần Đức Nghị (Chủ biên) 
GIÁO TRÌNH 
ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH PLC 
 (Dựng cho hệ trung cấp nghề Điện công nghiệp) 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 2 
PHẦN 1: PLC OMROM 
1.1.TỔNG QUÁT VỀ PLC OM ROM 
1.1.1. Định nghĩa về PLC 
Thiết bị điều khiển logic khả trình (PLC: Programmable Logic Control) 
là loại thiết bị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển số thông 
qua một ngôn ngữ lập trình. 
Sự phát triển của PLC đã đem lại nhiều thuận lợi và làm cho nó các thao 
tác máy trở nên nhanh, nhạy, dễ dàng và tin cậy hơn. Nó có khả năng thay thế 
hoàn toàn cho các phương pháp điều khiển truyền thống dùng rơle (loại thiết 
bị phức tạp và cồng kềnh) 
PLC có khả năng điều khiển thiết bị dễ dàng và linh hoạt dựa trên việc 
lập trình, trên các lệnh logic cơ bản: khả năng định thời, đếm, giải quyết các 
vấn đề toán học và công nghệ, khả năng tạo lập, gởi đi, tiếp nhận những tín 
hiệu nhằm mục đích kiểm soát sự kích hoạt hoặc đình chỉ những chức năng 
của máy hoặc một dây chuyền công nghệ. 
Như vậy những đặc điểm làm cho PLC có tính năng ưu việt và thích hợp 
trong môi trường công nghiệp: 
• Khả năng kháng nhiễu rất tốt. 
• Cấu trúc dạng module rất thuận tiện cho việc thiết kế, mở rộng, cải tạo 
nâng cấp... 
• Có những modul chuyên dụng để thực hiện những chức năng đặc biệt 
hay những modul truyền thông để kết nối PLC với mạng công nghiệp hoặc 
mạng Internet... 
• Khả năng lập trình được, lập trình dễ dàng cũng là đặc điểm quan trọng 
để xếp hạng một hệ thống điều khiển tự động . 
• Yêu cầu của người lập trình không cần giỏi về kiến thức điện tử mà chỉ 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 3 
cần nắm vững công nghệ sản xuất và biết chọn thiết bị thích hợp là có thể lập 
trình được. 
• Thuộc vào hệ sản xuất linh hoạt do tính thay đổi được chương trình 
hoặc thay đổi trực tiếp các thông số mà không cần thay đổi lại cách nối dây. 
Như vậy, với chương trình 
điều khiển của PLC, PLC trở thành 
bộ điều khiển số nhỏ gọn, dễ thay 
đổi thuật toán và đặc biệt dễ trao 
đổi thông tin với môi trường xung 
quanh (với các PL khác hoặc với 
máy tính). Toàn bộ chương trình 
điều khiển được lưu nhớ trong bộ 
nhớ PLC dưới dạng các khối 
chương trình (khối OB, FC hoặc 
FB) và thực hiện lặp theo chu kỳ 
của vòng quét. 
Để có thể thực hiện được một chương trình điều khiển, tất nhiên PLC 
phải có tính năng như một máy tính, nghĩa là phải có một bộ vi xử lý (CPU), 
một hệ điều hành, bộ nhớ để lưu chương trình điều khiển, dữ liệu và các cổng 
vào/ra để giao tiếp với đối tượng điều khiển và trao đổi thông tin với môi 
Hệ thống điều khiển sử dụng 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 4 
trường xung quanh. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ bài toán điều khiển số, PLC 
còn cần phải có thêm các khối chức năng đặc biệt khác như bộ đếm 
(Counter), bộ định thời (Timer) . ,. và những khối hàm chuyên dụng. 
1.1. 2.So sánh PLC với các thiết bị điều khiển thông thường khác 
 Hệ thống điều khiển rơ le( truyền thống): 
Khi hình thành PLC, đó là sự bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp, đặc 
biệt vào những năm 1960 & 1970, những máy móc tự động được điều khiển 
bằng những rơ – le cơ điện. Những rơ – le này được lắp đặt cố định bên trong 
bảng điều khiển. Trong một vài trường hợp, bảng điều khiển rộng chiếm 
không gian. Mọi kết nối ở ngõ rơ – le phải được thực hiện dẫn đến đi dây điện 
thường không hoàn hảo, nó phải mất nhiều thời gian vì những rắc rối hệ thống 
và đây là vấn đề rất tốn thời gian đối với nhà sử dụng. Hơn nữa, các rờ – le bị 
hạn chế về tiếp điểm. Nếu khi có yêu cầu hiệu chỉnh hay cải tiến thì máy phải 
ngừng hoạt động, không gian lắp đặt bị giới hạn, và nối dây phải được làm để 
phù hợp những thay đổi của công nghệ. 
Bảng điều khiển chỉ có thể được sử dụng cho những quá trình riêng biệt 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 5 
nào đó không đòi hỏi thay đổi ngay thành hệ thống mới. Trong quá trình bảo 
trì, các kỹ thuật viên phải được huấn luyện tốt và giỏi trong việc giải quyết 
những sự cố của hệ thống điều khiển. Nói tóm lại, bảng điều khiển rờ – le cổ 
điển là rất kém linh hoạt và không thể thay thế được. 
Nhược điểm của hệ thống điều khiển cổ điển 
+ Có quá nhiều dây trong bảng điều khiển 
+ Sự thay đổi hoàn toàn khó khăn 
+ Việc sửa chữa vô cùng phiền phức vì bạn phải cần đến nhà kỹ thuật 
giỏi 
+ Tiêu thụ điện năng lớn khi cuộn dây của rờ – le tiêu thụ điện 
+ Thời gian dừng máy quá dài khi sự cố xảy ra, vì phải mất một thời gian 
dài để sửa chữa bảng điều khiển 
+ Nó gây ra thời gian dừng máy lâu hơn khi bảo trì và điều chỉnh khi các 
bản vẽ gốc không còn nguyên vẹn qua thời gian nhiều năm. 
Hệ thống điều khiển bằng vi sử lý: 
Là cách dùng hệ thống điều khiển thông qua bộ vi sử lý và viết chương 
trình để hướng dẫn bộ vi sử lý đáp ứng với mỗi tín hiệu đầu vào. 
Do đó bằng cách thay đổi lệnh thì có thể sử dụng cùng 1 vi sử lý để điều 
khiển nhiều tình huống khác nhau 
1.1.3. Ưu nhược điểm của PLC 
- Được dựa vào bộ vi sử lý và sử dụng bộ nhớ chương trình để lưu các 
lệnh và thực hiện các chức năng như phép toán lôgic, định giờ, đếm, thuật 
toán. . . 
- Với sự xuất hiện của bộ điều khiển khả lập trình, những quan điểm và 
thiết kế điều khiển tiến bộ to lớn. Có nhiều ích lợi trong việc sử dụng bộ điều 
khiển lập trình. 
- Cùng với sự phát triển của phần cứng và phần mềm, PLC ngày càng 
tăng được các tính năng cũng như lợi ích của nó trong hoạt động công nghiệp. 
- Điện năng tiêu thụ giảm đáng kể vì PLC tiêu thụ ít điện năng. Chức 
năng tự chẩn đoán của PLC cho phép sửa chữa dễ dàng và nhanh chóng nhờ 
tính năng giám sát giữa người và máy (HMI). 
- Kích thước của PLC hiện nay được thu nhỏ nhưng bộ nhớ và số lượng 
I/O càng nhiều hơn, các ứng dụng của PLC càng mạnh hơn giúp người sử 
dụng giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp trong điều khiển hệ thống. Chỉ 
cần lắp đặt một lần (đối với sơ đồ hệ thống, các đường nối dây, các tín hiệu ở 
ngõ vào/ra . . .), mà không phải thay đổi kết cấu của hệ thống sau này, giảm 
được sự tốn kém khi phải thay đổi lắp đặt, đổi thứ tự điều khiển (đối với hệ 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 6 
thống điều khiển Relay), 
- Khả năng chuyển đổi hệ điều khiển cao hơn (như giao tiếp giữa các 
PLC để truyền dữ liệu điều khiển lẫn nhau), 
- Hệ thống được điều khiển linh hoạt hơn. Độ tin cậy cao vì PLC được 
thiết kế đặc biệt để hoạt động trong môi trường công nghiệp. Một PLC có thể 
được lắp đặt ở những nơi có độ nhiễu điện cao (Electrical Noise), vùng có từ 
truờng mạnh, có các chấn động cơ khí, nhiệt độ và độ ẩm môi trường cao. . . 
Khả năng quyền lực mà PLC thực hiện được đó là sự phối hợp giữa các thiết 
điều khiển, giám sát và truyền thông tạo ra một mạng sản xuất toàn cầu: giám 
sát, điều khiển và thu thập dữ liệu (SCADA). 
- PLC có thể sử dụng cùng 1 thiết bị điều khiển cơ bản cho cả 1 hệ thống 
điều khiển. Để sửa đổi hệ thống điều khiển và các quy tắc đang được sử dụng 
người ta chỉ cần nhập 1 tập lệnh khác mà không cần mắc nối lại dây, nhờ đó 
hệ thống linh hoạt và hiệu quả. 
1.2. Cấu trúc của PLC omron 
Về cơ bản, PLC có thể được chia làm 5 phần chính như sau : 
 1. Phần giao diện đầu vào (Input) 
 2. Phần giao diện đầu ra (Output) 
 3. Bộ xử lý trung tâm (CPU) 
 4. Bộ nhớ dữ liệu và chương trình (Memory) 
 5. Nguồn cung cấp cho hệ thống (Power Supply) 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 7 
Nguồn cung cấp (Power Supply) biến đổi điện cung cấp từ bên ngoài thành 
mức thích hợp cho các mạch điện tử bên trong PLC (thông thường là 
220VAC # 5VDC hoặc 12VDC). 
Phần giao diện đầu vào biến đổi các đại lượng điện đầu vào thành các mức tín 
hiệu số (digital) và cấp vào cho CPU xử lý. 
Bộ nhớ (Memory) lưu chương trình điều khiển được lập bởi người dùng và 
các dữ liệu khác như cờ, thanh ghi tạm, trạng thái đầu vào, lệnh điều khiển 
đầu ra,... Nội dung của bộ nhớ được mã hoá dưới dạng mã nhị phân. Bộ xử lý 
trung tâm (CPU) tuần tự thực thi các lệnh trong chương trình lưu trong bộ 
nhớ, xử lý các đầu vào và đưa ra kết quả kết xuất hoặc điều khiển cho phần 
giao diện đầu ra (output). 
Phần giao diện đầu ra thực hiện biến đổi các lệnh điều khiển ở mức tín hiệu số 
bên trong PLC thành mức tín hiệu vật lý thích hợp bên ngoài như đóng mở 
rơle, biến đổi tuyến tính số-tương tự,.. 
Thông thường PLC có kiến trúc kiểu module hoá với các thành phần chính ở 
trên có thể được đặt trên một module riêng và có thể ghép với nhau tạo thành 
một hệ thống PLC hoàn chỉnh. Riêng loại Micro PLC như CPM1/2(A) và 
CP1L/1H là loại tích hợp sẵn toàn bộ các thành phần trong một bộ. 
1.3. Ghép nối đầu vào, ra của PLC 
1.3.1. Ghép nối đầu vào 
Các bit trong PLC phản ánh trạng thái đóng mở của công tắc điện bên ngoài 
như trên hình. Khi trạng thái khoá đầu vào thay đổi (đóng/mở), trạng thái các 
bit tương ứng cũng thay đổi tương ứng (1/0). Các bit trong PLC được tổ chức 
thành từng word; ở ví dụ trên hình, các khoá đầu vào được nối tương ứng với 
word 000. 
1.3.2. Ghép nối ngõ ra 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 8 
Trên hình 4 là ví dụ về các bit điều khiển đầu ra của PLC. Các bit của word 
0100 (từ 100.00 đến 100.15) sẽ điều khiển bật tắt các đèn tương ứng với 
trạng thái ("1" hoặc "0") của nó. 
1.4. Địa chỉ bộ nhớ trong PLC omron 
Các địa chỉ dạng bit trong trong PLC được biểu diễn dưới dạng như sau : 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 9 
Trong đó tiền tố là ký hiệu của loại địa chỉ bộ nhớ. Ví dụ : SR cho Special 
Relay, LR cho Link Relay, IR cho Internal Relay,... Riêng vùng nhớ Internal 
Relay và CIO là các bit vào ra I/O không cần có tiền tố IR hay CIO khi tham 
chiếu. Special Relay cũng thường được coi là Internal Relay và không cần có 
tiền tố. 
Ví dụ : 
 000.00 là bit thứ nhất của word 000 
 000.01 là bit thứ hai của word 000 
Sau đây là ví dụ về 2 trong số những bộ nhớ đặc biệt trong PLC của OMRON 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 10 
Bài 2: CÁC LỆNH CƠ BẢN CỦA PLC OMROM 
2.1. Phần mềm lập trình 
2.1.1. Giới thiệu phần mềm 
CX-ONE là 1 bộ phần mềm được tích hợp chặt chẽ nhằm đáp ứng những yêu 
cầu ngày càng cao trong tự động hóa công nghiệp và hỗ trợ các thiết bị rất đa 
dạng của OMRON. Với các phần mềm này, người sử dụng có trong tay 
những công cụ mạnh, sử dụng dễ dàng và liên tục được cập nhật,cải tiến. 
CX-Programmer là phần mềm trung tâm của gói phần mềm trên. Không chỉ 
dùng để lập trình cho PLC, CX-Programmer còn là công cụ để các kỹ sư quản 
lý 1 dự án tự động hóa với PLC làm bộ não hệ thống. 
Các chức năng chính của CX-Programmer bao gồm: 
- Tạo và quản lý các dự án (project) tự động hóa (tức các chương trình) 
- Kết nối với PLC qua nhiều đường giao tiếp 
- Cho phép thực hiện các thao tác chỉnh sửa & theo dõi khi đang online 
(như force set/reset, online edit, monitoring,..) 
- Đặt thông số hoạt động cho PLC 
- Cấu hình đường truyền mạng 
- Hỗ trợ nhiều chương trình, nhiều PLC trong 1 cùng project & nhiều 
section trong 1 chương trình 
CX-Programmer hiện có 3 phiên bản chính: 
- Bản Junior 2.1: Bản này chỉ hỗ trợ các loại PLC micro của OMRON như 
CPMx, SRM1. Hiện tại phiên bản này được cung cấp miễn phí cho các khách 
hàng mua PLC OMRON tại Việt nam. 
- Bản Junior: Bản này chỉ hỗ trợ các loại PLC micro của OMRON như CP1L/ 
CP1H, CPMx, SRM1. 
- Bản đầy đủ: Bản này hỗ trợ tất cả các loại PLC của OMRON, ngoài loại 
CPMx, SRM1 còn có các loại thông dụng khác như CQM1x, C200x, CS1, 
CJ1x. CP1L/1H có thể được lập trình từ máy tính (PC) có chạy phần mềm 
CX-Programmer version 7.xx trở lên. 
2.1.2. Cài đặt phần mềm lập trình 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 11 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 12 
Các thành phần trên cửa sổ project: 
Cửa sổ Workspace: là cửa sổ thường nằm bên trái màn hình & liệt kêcác 
thông tin chính trong 1 chương trình như Symbol, Section, Settings, 
Memory... 
Cửa sổ Address Reference: cho phép quan sát việc sử dụng 1 địa chỉ bộ nhớ 
bất kỳ trong chương trình 
Cửa sổ Watch: Với cửa sổ này, người sử dụng có thể quan sát giá trị của 1 
địa chỉ trong bộ nhớ cũng như thực hiện các thao tác thay đổi giá trị của 
chúng ngay từ CX- Programmer 
 Cửa sổ Output: Các kết quả kiểm tra & biên dịch chương trình cùng các 
thông tin khác sẽ được hiển thị trên cửa sổ này. 
Thêm tiếp điểm 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 13 
Thêm function 
 Mọi chương trình đều cần có ít nhất 1 lệnh End để đánh dấu điểm kết thúc 
của chương trình. Lệnh End và nhiều khối chức năng khác (function) có thể 
nhập vào dùng công cụ Instruction. 
Kiểm tra & biên dịch chương trình 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 14 
 Việc biên dịch chương trình để nhằm phát hiện các lỗi do sai cú pháp, 
thiếu/thừa các phần tử,.. rong chương trình. Kết quả biên dịch được hiển thị 
trong tab compile của cửa sổ Ouput. 
Bước tiếp theo chúng ta sẽ nạp chương trình đã viết vừa qua vào PLC. Về 
nguyên tắc, PLC cần chuyển sang Program Mode trước khi cho phép thay đổi 
nội dung chương trình PLC. Tuy vậy, ta có thể nạp chương trình vào PLC kể 
cả khi đang ở bất kỳ chế độ nào nhờ có các tính năng của CX-Programmer trợ 
giúp. 
2.2. Các lệnh cơ bản của PLC omron 
2.2.1) Lệnh tiếp điểm: Load (LD) và Load Not (LD NOT) 
Lệnh LOAD hay LOAD NOT là lệnh tiếp điểm thường hở & tiếp điểm 
thường đóng, dùng làm điều kiện khởi đầu một thang mới trong sơ đồ bậc 
thang và có chức năng giống với một tiếp điểm của sơ đồ điện. Các tiếp điểm 
khi nối với các phần tử khác thường đóng vai trò làm điều kiện thực hiện 
(execution condition) cho các phần tử đi sau nó. Lệnh này luôn được gán với 
một địa chỉ bit xác định trạng thái của tiếp điểm này. Chú ý là 2 lệnh này 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 15 
luôn luôn nằm ở phía trái nhất của một khối logic trong sơ đồ bậc thang 
(nghĩa là không có một lệnh nào loại khác được phép nằm ở phía trái của lệnh 
này trong khối logic). 
Có 2 loại: 
- Lệnh LD : Tương đương với một tiếp điểm thường mở (Normally Open 
- NO) trong sơ đồ điện. Khi bit đi kèm là 1 (ON), tiếp điểm sẽ đóng và các 
phần tử (lệnh) đi sau tiếp điểm sẽ được hoạt động (có điện) và ngược lại 
khi bit đi kèm là 0 (OFF), tiếp điểm sẽ mở và các phần tử đi sau tiếp điểm sẽ 
không được hoạt động (không có điện chạy qua tiếp điểm) 
- Lệnh LD NOT : Tương đương với một tiếp điểm thường đóng (Normally 
Closed -NC) trong sơ đồ điện. Khi bit đi kèm là 0 (OFF), tiếp điểm sẽ đóng 
và các phần tử (lệnh) đi sau tiếp điểm sẽ được hoạt động (có điện) và ngược 
lại khi bit đi kèm là 1 (ON), tiếp điểm sẽ mở và các phần tử đi sau tiếp điểm 
sẽ không được hoạt động (không có điện chạy qua tiếp điểm) 
2.2.2) Lệnh tiếp điểm: AND và AND NOT 
Lệnh AND (AND NOT) dùng để tạo ra các tiếp điểm thường mở (thường 
đóng) theo sau (nối tiếp) với các tiếp điểm tạo ra bởi lệnh LD hay LD NOT. 
2.2.3) Lệnh tiếp điểm: OR, OR NOT 
Lệnh OR (OR NOT) tạo ra các tiếp điểm thường mở (thường đóng) nối song 
song với một nhánh khác. 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 16 
2.2.4) Lệnh AND LD và OR LD 
 - Lệnh AND LD nối tiếp 2 khối logic với nhau trong một sơ đồ bậc thang. 
 - Lệnh OR LD nối song song 2 khối với nhau trong một sơ đồ bậc thang 
2.2.5) Lệnh cuộn dây: OUT và OUT NOT 
Lệnh OUT (OUT NOT) sẽ bật bit được gán cho lệnh này lên ON (xuống 
OFF) khi điều kiện thực thi đi trước nó là ON và sẽ reset bit này về OFF khi 
điều kiện đi trước là OFF. Lệnh OUTPUT giống với chức năng cuộn dây 
trong sơ đồ điện là khi một cuộn dây nhận được điện từ tiếp điểm (điều kiện) 
đi trước nó sẽ hút (đóng) hay nhả (mở) tiếp điểm đi kèm. 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 17 
2.3. Ví dụ điều khiển động cơ 
Có 5 motor nối liên động với nhau. Khi nút PB Start được nhấn, cả 5 Motor 
đều khởi động và chạy nếu như không có motor nào đang bị quá tải 
(overload). Nếu 1 trong 5 motor này bị quá tải hoặc khi nút Stop được nhấn, 
cả 5 motor sẽ dừng. Đèn báo Overload sẽ sáng nếu có motor nào đó đang bị 
quá tải. 
Chương trình điều khiển 
 2.4. Bộ đếm lên – xuống 
Mỗi bộ counter và timer có một số duy nhất từ 0 đến 127 và không được 
phép dùng trùng lặp trong lệnh đếm/timer khác của chương trình. 
Số của bộ đếm và timer có 2 cách dùng như sau : 
- Khi dùng như một bit, nó được dùng làm cờ báo đã đếm xong 
(completion flag). 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 18 
- Khi dùng như một word, nó được dùng để truy cập giá trị đếm hiện tại 
(PV). 
CNTR là một bộ đếm có thể đếm theo hai chiều tăng - giảm: 
- Bộ đếm sẽ tăng giá trị của PV (Present Value) lên 1 mỗi khi đầu vào II 
(Increment Input) chuyển từ OFF lên ON. 
- Bộ đếm sẽ giảm giá trị của PV (Present Value) đi 1 mỗi khi đầu vào DI 
(Decrement Input) chuyển từ OFF lên ON. Khi bộ đếm giảm đến 0, giá trị 
hiện tại của PV được gán cho SV và cờ báo hoàn thành (completion flag - 
chính là bit CNTR n với n = số của counter) sẽ lên ON cho đến khi bộ đếm lại 
giảm tiếp. 
- Bộ đếm sẽ reset PV về 0 khi đầu vào Reset Input (R) chuyển từ OFF lên 
ON. 
 Khi PV bằng với giá trị đặt SV (Set Value), PV được reset về 0 và cờ báo 
hoàn thành sẽ bật lên ON cho đến khi bộ đếm lại tiếp tục đếm tăng. Khi cả II 
và DI đều cùng chuyển từ OFF lên ON, bộ đếm vẫn giữ nguyên giá trị. 
2.5. Rơ le thời gian 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 19 
Khi đầu vào điều kiện thực thi của hàm TIM là ON, hàm TIM sẽ đếm giảm 
thờ 
gian từ giá trị thời gian đặt trước SV đến khi bằng 0 thì completion flag (TIn) 
lên ON.Completion flag sẽ vẫn ở ON cho đến khi bị reset bởi đầu vào điều 
kiện thực hiện về OFF. 
Bài 3: Lập trình ứng dụng điều khiển trạm bơm 
Ví dụ: Timer số 000 (TIM000) có đầu vào điều kiện thực hiện do hai bit 
000.00 và 000.01 quyết định. Khi bit 000.00 là ON và bit 000.01 là OFF, 
timer bắt đầu đếm giảm thời gian PV theo từng đơn vị là 0,1 giây từ giá trị đặt 
trước SV là 5,0 giây. Khi giá trị thời gian hiện tại PV về đến 0, cờ completion 
flag TIM000 sẽ lên ON và bật bit 010.00 lên ON còn bit 010.01 về OFF. 
Ví dụ: Một hệ thống điều khiển máy bơm đơn giản 
Khi nút Khởi động START được bấm, bơm sẽ kiểm tra mức nước xem có thể 
bơm được không qua tín hiệu từ sensor đo mức nước, nếu mức nước đạt thì 
bơm sẽ bơm liên tục cả khi nút Khởi động đã nhả. Bơm sẽ dừng khi nút dừng 
STOP được bấm hoặc khi mức nước xuống thấp quá. Kèm theo là các đèn chỉ 
thị tình trạng bơm. 
Gi¸o tr×nh : Điều khiển lập trình PLC 
Trường Cao đẳng nghề Nam Định 20 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dieu_khien_lap_trinh_plc_phan_1.pdf