Giáo trình Điền kinh
PHÂN LOẠI MÔN ĐIỀN KINH:
Điền kinh được phân loại theo hai cách chủ yếu sau:
- Cách thứ nhất: phân loại theo nội dung.
Điền kinh được chia thành 5 nội dung chính gồm: đi bộ - chạy – nhảy – ném đẩy
và nhiều môn phối hợp.
- Cách thứ hai: phân loại theo tính chất hoạt động
Dựa theo tính chất hoạt động của môn điền kinh, người ta phân thành: Hoạt động
có chu kỳ (gồm đi bộ và chạy) và hoạt động không có chu kỳ (gồm các môn nhảy –
ném đẩy và nhiều môn phối hợp).
Trong mỗi nội dung có rất nhiều các môn cụ thể được phân biệt theo cự ly hoặc
theo đặc điểm vận động.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Điền kinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Điền kinh
MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU MÔN ĐIỀN KINH ...........................................2 I. Khái niệm .......................................................................................................2 II. Phân loại môn điền kinh ...............................................................................2 III. Sơ lược lịch sử phát triển môn điền kinh ....................................................3 3.1 Nguồn gốc hình thành và phát triển môn điền kinh ....................................3 3.2 Sơ lược phát triển điền kinh Việt Nam ........................................................4 3.3 Ý nghĩa và vị trí môn điền kinh trong hệ thống giáo dục thể chất Ở Việt Nam ..................................................................................................5 CHƯƠNG II: NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT MỘT SỐ MÔN ĐIỀN KINH ..7 I. Nguyên lý kỹ thuật chạy ................................................................................7 II. Nguyên lý kỹ thuật các môn nhảy ................................................................8 CHƯƠNG III: KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN ..................................13 I. Xuất phát ......................................................................................................13 II. Chạy lao sau xuất phát ................................................................................15 III. Chạy giữa quãng ........................................................................................17 IV. Về đích ......................................................................................................19 V. Đặc điểm kỹ thuật chạy ngắn trên các cự ly khác nhau .............................20 VI. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự ly ngắn ....................................21 CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT NHẢY XA ......................................................23 I. Chạy đà .........................................................................................................23 II. Giậm nhảy ...................................................................................................24 III. Bay trên không ...........................................................................................24 IV. Rơi xuống cát ............................................................................................28 V. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy xa ...................................................29 CHƯƠNG V: MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN .........................................31 A. Quần áo thi đấu, giày thi đấu ......................................................................31 B. Các môn chạy ..............................................................................................31 C. Nhảy xa .......................................................................................................32 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................35 1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU MÔN ĐIỀN KINH Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi trên thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng, điền kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của các đại hội thể thao Olympic quốc tế và trong đời sống văn hóa thể thao của nhân loại. I. KHÁI NIỆM: Điền kinh là một môn thể thao đa dạng, nó bao gồm các nội dung: đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Điền kinh, từ chính thức được dùng ở nước ta, thực chất là một từ Hán – Việt dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện và thi đấu ở trên sân (điền) và trên đường chạy (kinh). Nó có nghĩa tương ứng với từ Aletic trong tiến Hy Lạp cổ, Athletics trong tiếng Anh. Một số ít nước trên thế giới (Nga, Bungari) còn dùng từ “Điền kinh nhẹ” để phân biệt với môn cử tạ “Điền kinh nặng”. II. PHÂN LOẠI MÔN ĐIỀN KINH: Điền kinh được phân loại theo hai cách chủ yếu sau: - Cách thứ nhất: phân loại theo nội dung. Điền kinh được chia thành 5 nội dung chính gồm: đi bộ - chạy – nhảy – ném đẩy và nhiều môn phối hợp. - Cách thứ hai: phân loại theo tính chất hoạt động Dựa theo tính chất hoạt động của môn điền kinh, người ta phân thành: Hoạt động có chu kỳ (gồm đi bộ và chạy) và hoạt động không có chu kỳ (gồm các môn nhảy – ném đẩy và nhiều môn phối hợp). Trong mỗi nội dung có rất nhiều các môn cụ thể được phân biệt theo cự ly hoặc theo đặc điểm vận động. 2.1 Đi bộ thể thao: Cự ly tập luyện và thi đấu từ 3-50km là những môn thi trong các đại hội thể thao. 2.2 Chạy: 2.2.1 Chạy trong sân vận động: - Chạy cự ly ngắn: bao gồm các cự ly từ 20m đến 400m. Trong đó: chạy 100m, 200m, 400m là các môn thi trong các đại hội thể thao Olympic. - Chạy cự ly trung bình: bao gồm các cự ly từ 500m đến 2.000m. Trong đó, các môn chạy 800m đến 1.500m là các môn thi của đại hội thể thao Olympic. - Chạy cự ly dài: bao gồm các cự ly từ 3.000m đến 30.000m. Trong đó, các môn chạy 3.000m (nữ), 5.000m và 10.000m (nam) là các môn thi của đại hội thể thao Olympic. 2 2.2.2 Chạy trên địa hình tự nhiên: Chạy trên địa hình tự nhiên có thể từ 500m đến 50.000m. Trong đó, môn chạy Marathon (42.195m) là môn thi trong đại hội thể thao Olympic. Ngoài ra, các cuộc thi chạy việt dã, chạy Marathon còn được tổ chức riêng cho các khu vực hoặc các quốc gia trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế. 2.2.3 Chạy vượt chướng ngại vật: chạy vượt chướng ngại vật bao gồm chạy vượt rào từ 80m đến 400m và chạy 3.000m vượt chướng ngại. Trong đó, các môn chạy vượt rào 100m (nữ), 110m (nam), 200m và 400m rào, 3.000m vượt chướng ngại vật là những môn thi đấu trong đại hội thể thao Olympic. 2.2.4 Chạy tiếp sức: chạy tiếp sức bao gồm: chạy tiếp sức cự ly ngắn (từ 50m đến 400m), tiếp sức cự ly trung bình (từ 800m đến 1.500m) và chạy tiếp sức hỗn hợp (800m + 400m + 200m + 100m; 400m + 300m + 200m + 100m). Trong đó, các môn chạy tiếp sức 4 x 100m và 4 x 400m là các môn thi của đại hội thể thao Olympic. 2.3 Nhảy: Bao gồm các môn: nhảy xa, nhảy 3 bước, nhảy cao, nhảy sào. Các môn này đều có trong chương trình thi đấu của đại hội thể thao Olympic. Ngoài ra, còn có các môn nhảy xa, nhảy cao không đà (tại chỗ nhảy xa, nhảy cao) được dùng để tập luyện và kiểm tra thể lực. 2.4 Ném đẩy: Ném đẩy bao gồm các môn: ném bóng, ném lựu đạn, ném đĩa, ném lao, ném tạ xích và đẩy tạ. Trong đó, ném lao, ném đĩa, ném tạ xích và đẩy tạ là những môn thi của đại hội thể thao Olympic. 2.5 Nhiều môn phối hợp: Là nhóm môn có nhiều môn phối hợp trong thi đấu và đánh giá thành tích bằng cách cộng điểm các nội dung thi đấu với nhau. Có thể có 3, 4, 5, 7 và 10 môn phối hợp, trong đó 7 môn phối hợp của nữ (chạy 100m rào, đẩy tạ, nhảy cao, chạy 200m, nhảy xa, ném lao, chạy 800m) và 10 môn phối hợp của nam (chạy 100m, nhảy xa, đẩy tạ, nhảy cao, chạy 400m, chạy 110m rào, ném đĩa, nhảy sào, ném lao và chạy 1.500m) là những môn thi chính thức trong đại hội thể thao Olympic. III. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN ĐIỀN KINH: 3.1 Nguồn gốc hình thành và phát triển môn điền kinh: - Đi bộ, chạy, nhảy, ném là hoạt động tự nhiên của con người. Từ thời đại nguyên thủy người ta đã biết sử dụng các hoạt động tự nhiên như: chạy, nhảy, ném để làm phương tiện sinh sống và tự vệ, dần dần hình thành các trò chơi vận động, các cuộc thi đấu và nó thu hút mọi người tập luyện. - Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến các bài tập điền kinh chiếm vị trí quan trọng trong việc rèn luyện thể lực và kỹ thuật chiến đấu. Bài tập điền kinh được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Lịch sử phát triển của nó được ghi nhận trong cuộc thi đấu chính thức vào năm 776 trước Công nguyên (còn gọi là Olympic cổ đại, trong thi đấu gồm 5 môn: chạy rào, ném đĩa, ném lao, chạy dài và môn vật, đều là những môn có trong đời sống và chiến tranh. Olympic kéo dài 1.000 năm thì bị hủy bỏ). 3 - Trong chế độ tư bản, điền kinh được phát triển và hiện đại dần. Năm 1837, tại thành phố Legpi (Anh) cuộc thi đấu 2 km đầu tiên được tổ chức. - Từ năm 1851, các môn chạy tốc độ, vượt chướng ngại vật, nhảy xa, nhảy cao, ném vật nặng được đưa vào thi đấu ở các trường đại học Oxfo, Kemboria của Anh. - Từ năm 1886 – 1888, môn điền kinh được đưa vào chương trình thi đấu ở nhiều nước: Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Na Uy - Năm 1896, việc khôi phục truyền thống của đại hội thể thao Olympic tại Aten (Hy Lạp). Môn điền kinh trở thành nội dung chủ yếu trong chương trình Thế vận hội. - Năm 1912, Liên đoàn điền kinh nghiệp dư quốc tế IAAF (International Amateur Athletic Federation) ra đời. Đây là tổ chức tối cao lãnh đạo phong trào điền kinh toàn thế giới. Hiện nay có 209 thành viên là các Liên đoàn điền kinh quốc gia ở các Châu lục, trong đó có Liên đoàn điền kinh Việt Nam. HIện nay, trụ sở của Liên đoàn điền kinh nghiệp dư quốc tế đặt tại Monaco. - Thành tích môn điền kinh ngày một phát triển và vươn tới đỉnh cao, bên cạnh là sự hoàn thiện của các bài tập điền kinh, nhờ các nhà khoa học đã luôn tìm ra phương pháp huấn luyện và cải tiến kỹ thuật như: trước kia kỹ thuật nhảy cao là kiểu “cắt kéo”, nay đã có đổi mới là kiểu nhảy “lưng qua xà” thành tích cao hơn kiểu “cắt kéo”Đồng thời cũng nhờ vào phương tiện tập luyện thay đổi như: đường chạy trước kia là đường đất nay đã có đường chạy là đường nhựa tổng hợp, trước kia khu vực rơi của nhảy cao làm bằng cát nay đã có nệm mút xốpLuật lệ thi đấu cũng thay đổi theo tiến độ kỹ thuật như: kích thước, góc độ sân bãi, trọng lượng của dụng cụcũng thay đổi. 3.2 Sơ lược phát triển điền kinh Việt Nam: Trong lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh sinh tồn, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tổ tiên chúng ta đã rất quen thuộc với các hoạt động đi bộ, chạy, nhảy, ném d9ey63. Lịch sử đã ghi nhận một chiến công, dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng dân tộc Quang Trung, hàng chục vạn quân Tây Sơn đã hành quân thần tốc ba ngày đêm từ Phú Xuân (Bình Định) đến Thăng Long đánh tan quân Thanh xâm lược, giành độc lập cho Tổ quốc. Động lực phát triển môn điền kinh đã tiềm ẩn trong lịch sử sinh tồn, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong thời gian dài thực dân Pháp đô hộ nước ta, đương nhiên môn điền kinh phát triển rất chậm và yếu ở cả Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Theo tờ báo “Tương lai Bắc kỳ” (bằng tiếng Pháp), cuộc thi đấu điền kinh đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 4/1925 bao gồm 9 môn (chạy 100m, 110m rào, 400m, 1.500m, nhảy cao, nhảy sào, đẩy tạ, ném đĩa, phóng lao). Thành tích thi đấu còn rất thấp như: chay 100m nam 11,3 giây, chạy 1.500m nam 4 phút 56 giây 4, đẩy tạ nam 10,45m Qua nhiều năm chiến đấu gian khổ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã giành được độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ta. Nhưng ngay sau đó, thu757c dân Pháp đã quay trở lại xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), toàn quân, toàn dân ta đã tiến hành 9 năm kháng chiến. Từ năm 1945 – 1954, kế tục truyền thống hào hùng của tổ tiên, một lần 4 nữa các hoạt động đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy như một động lực phát triển môn điền kinh trong tương lai, lại được vận dụng nhiều trong chiến tranh giữ nước. Từ tháng 10/1954 đến tháng 5/1975, do âm mưu chia cắt của đế quốc Mỹ, miền Bắc nước ta trở thành hậu phương lớn và miền Nam nước ta trở thành tiền tuyến lớn cùng chiến đấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để giành độc lập, hòa bình, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ này, ở miền Nam nước ta, môn điền kinh vẫn được phát triển, tuy tốc độ chậm và ít được chú trọng như môn bóng đá, TennisTuy vậy, so với thời kỳ Pháp đô hộ nước ta, nội dung thi đấu điền kinh đã phong phú hơn, bao gồm hầu hết các môn thi đấu quy định trong đại hội thể thao Olympic quốc tế. Sự phát triển hạn chế của môn điền kinh, cũng như nhiều môn thể thao khác ở miền Nam là do hầu như không có cán bộ, huấn luyện viên được đào tạo có trình độ cao đẳng, đại học thể dục thể thao trở lên. Trong thời kỳ lịch sử này, ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Đảng và Chính phủ ta rất quan tâm phát triển thể dục thể thao, mặc dù kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn và chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt (từ năm 1964 – 1972). Phong trào tập luyện môn điền kinh trong nhân dân được phát triển tương đối rộng rãi. Các phong trào “chảy, nhảy, bơi, bắn, võ”, “Rèn luyện chạy vì miền Nam ruột thịtđược nhân dân hưởng ứng không phải chỉ để tăng cường sức khỏe mà còn để tăng cường ý chí chiến dấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Ở miền Bắc nước ta đã thành lập đội tuyển điền kinh quốc gia “chuyên nghiệp” (có bậc lương Nhà nước và các tiêu chuẩn khác) tại “Trường huấn luyện kỹ thuật quốc gia” (nay là “Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia I”). Ở Hà Nội, Hải Phòng, Năm Định, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ninh và nhiều tỉnh khác đều có đội tuyển điền kinh “chuyên nghiệp”. Một số ngành như Quân đội, Đường sắtcũng có những vận động viên “chuyên nghiệp” điền kinh. Hầu hết các đội điền kinh đều quan tâm đào tạo vận động viên trẻ kế cận. Chính vì vậy, từ khoảng 1959 – 1969, hàng năm đều có từ 3 – 5 cuộc thi đấu điền kinh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thành tích các môn điền kinh có trong chương trình thi đấu tại Đại hội thể thao Olympic quốc tế đều được nâng lên rõ rệt trong giai đoạn này, hơn hẳn những giai đoạn trước đây và hơn thành tích ở miền Nam dưới chính quyền cũ. Điền kinh được đưa vào chương trình giảng dạy thể dục thể thao ở các trường học, như một nội dung giáo dục quan trọng. Điền kinh là một trong những nội dung chủ yếu trong chương trình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp thể dục thể thao của nước Việt Nam Dân chủ Công hòa. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ tháng 5/1975 đến nay, trong điều kiện tổ quốc hòa bình, độc lập, môn điền kinh tiếp tục được phát triển mạnh hơn so với các giai đoạn trước đây. Nhiều người tự rèn luyện thân thể bằng tập đi bộ, tập chạy chậm. Chương trình giáo dục thể dục thể thao nói chung và môn điền kinh nói riêng đã được cải tiến trong các trường học. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, Đảng và Chính phủ ta đưa đất nước vào công cuộc đổi mới, thực hiện chính sách “mở cửa” muốn làm bạn với tất cả các nước vì hòa bình và sự tiến bộ của nhân loại. Trong công cuộc đổi mới, chúng ta đã đạt được những thắng lợi to lớn về khinh tế - xã hội, ngoại giaotừ đó, môn điền kinh có thêm điều kiện, vận hội phát triển mới. Chúng ta đã có nhiều dịp tiếp xúc thi đấu quốc tế, Châu Á, Đông Nam Á nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời nâng cao thành tích, đem lại vinh dự cho dân tộc ta. Môn điền kinh lả một trong số ít môn thể thao giành được một số huy chương trong các Đại hội thể thao Đông Nam Á gần đây và trong một số cuộc thi đấu điền kinh Châu Á, Quốc tế. 5 Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang đứng trước vận hội phát triển mới, thử thách mới. Trong sự phát triển của đất nước, môn điền kinh chắc chắn sẽ phát triển mạnh hơn nữa. 3.3 Ý nghĩa và vị trí môn điền kinh trong hệ thống g ... có tính chất bù trừ này tạo điều kiện tốt cho việc duỗi thẳng chân trước khi rơi xuống và giữ thăng bằng (Hình 15.1 + Hình 15.2). Hình 15.1: Nhảy xa “kiểu ngồi” Hình 15.2: Nhảy xa “kiểu ngồi” 25 3.2 Kiểu “ưỡn thân”: Sau khi cơ thể rời đất và bay lên ở tư thế “bước bộ”, chân lăng phía trước được hạ xuống dưới, về sau sát cùng với chân giậm. Lúc này hai chân dường như ở phía sau, chân lăng duỗi thẳng hơn, còn chân giậm gấp ở khớp gối. Đồng thời với việc chủ động đưa vùng hông về trước (so với tổng trọng tâm cơ thể) người nhảy ưỡn căng vùng thắt lưng và ngực. Hai tay lúc này hơi gập ở khuỷu và đưa sang ngang hoặc đưa sang ngang – ra sau – lên trên cũng tạo điều kiện cho việc “ưỡn thân” tích cực. Do “ưỡn thân” mà các cơ ở mặt trước thân được kéo dãn tạo điều kiện cho vận động viên gập thân trên mạnh và dễ dàng đưa chân về trước xa hơn khi rơi xuống cát. Khi rơi xuống, hai chân gấp ở khớp gối và đưa nhanh lên trên về trước, còn hai tay đánh về trước, xuống dưới và người nhảy ở tư thế chuẩn bị chạm cát (Hình 16.1 + Hình 16.2). Hình 16.1: Nhảy xa kiểu “ ưỡn thân” Hình 16.2: Nhảy xa kiểu “ ưỡn thân” 26 3.3 Kiểu “cắt kéo”: Ngay sau khi rời đất, hai chân làm tiếp các động tác như chạy trên không. Hai tay duỗi thẳng (hoặc hơi co ở khuỷu) thực hiện động tác đánh vòng tròn, đuổi nhau (lấy vai làm trục) và so le với chân, vừa hổ trợ cho động tác chân vừa để giữ thăng bằng. Thông thường có thể thực hiện 2.5 bước chạy trên không, nhưng cũng có thể thực hiện tới 3.5 bước. Kiểu nhảy này có hiệu quả hơn do duy trì được cấu trúc phối hợp của bước chạy khi chuyển từ đà sang giậm nhảy và các động tác trong giai đoạn bay. Song để phát huy được những ưu thế của kỹ thuật, người nhảy cần có trình độ huấn luyện tốt, có độ linh hoạt cao ở khớp hông để thực hiện động tác “cắt kéo” với biên độ lớn và có cảm giác không gian chính xác khi thực hiện kỹ thuật trên không (Hình 17.1 + Hình 17.2). Hình 17.1: Nhảy xa kiểu “cắt kéo”. (a) (b) Hình 17.2 (a, b): Nhảy xa kiểu “cắt kéo”. 27 IV. RƠI XUỐNG CÁT: Để đạt được độ xa của lần nhảy, việc thực hiện đúng kỹ thuật rơi xuống cát có ý nghĩa rất lớn. Không ít VĐV do có kỹ thuật này kém nên đã không đạt được thành tích tốt nhất của mình. Trong tất cả các kiểu nhảy, việc thu chân chuẩn bị rơi xuống cát được bắt đầu khi tổng trọng tâm cơ thể ở cách mặt cát ngang với mức khi họ kết thúc giậm nhảy. Để chuẩn bị cho việc rơi xuống cát, đầu tiên cần nâng đùi, đưa 2 đầu gối lên sát Hình 18.1 ngực và gập thân trên nhiều về trước (Hình 18.1). Cẳng chân lúc này được hạ xuống dưới, hai tay chuyển từ trên cao ra phía trước. Tiếp đó là duỗi chân, nâng cẳng chân để gót chân chỉ thấp hơn mông một chút. Thân trên lúc này không nên gập về trước quá nhiều vì sẽ gây khó khăn cho việc nâng chân lên cao. Tay lúc này hơi gấp ở khuỷu và được hạ xuống theo hướng xuống dưới và ra sau. Sau khi 2 gót chân chạm cát cần gập chân ở khớp gối để giảm chấn động và tạo điều kiện chuyển trọng tâm cơ thể xuống dưới – ra trước vượt qua điểm chạm cát của gót. Thân trên lúc này cũng cố gập về trước để giúp không đổ người về sau làm ảnh hưởng đến thành tích (Hình 18.2). Hình 18.2 28 V. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT NHẢY XA. Giảng dạy kỹ thuật nhảy xa nên tiến hành sau khi người học đã được tập luyện chạy ngắn và bao gồm những nhiệm vụ, biện pháp chủ yếu sau: 5.1 Nhiệm vụ 1: Xây dụng khái niệm kỹ thuật thông qua các biện pháp sau: - Giới thiệu, phân tích, làm mẫu, cho xem phim, ảnh kỹ thuật các kiểu nhảy và làm quen. - Tập chạy tăng tốc độ 30 – 50m. 5.2 Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật giậm nhảy và bước bộ thông qua các biện pháp sau: - Tại chỗ tập đặt chân giậm nhảy và giậm nhảy. - Chạy 1 bước, 3 bước đà làm động tác giậm nhảy. - Tập bước bộ liên tục (3 đến 6 lần một tổ). - Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy bước bộ đầu chạm vật chuẩn treo trên cao (bóng hoặc cành lá). - Chạy đà ngắn giậm nhảy bước bộ bước bộ qua xà thấp 40-50cm đặt cách ván giậm nhảy một nửa đường bay. 5.3 Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ thông qua các biện pháp sau: - Chạy đà 5 bước giậm nhảy bước bộ liên tục (30 – 50m). - Chạy đà 7 đến 11 bước làm động tác giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân lăng rồi chạy thẳng ra khỏi hố. - Chạy với đà trung bình (13 – 15 bước) làm động tác giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân lăng (yêu cầu đặt chân giậm đúng ván giậm nhảy). 5.4 Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật bay trên không “kiểu ngồi” và rơi xuống đất thông qua những biện pháp sau: - Nhảy xa tại chỗ, rơi xuống hố cát bằng hai chân. - Nhảy xa với đà ngắn đến quá nửa đường bay thu chân giậm về trước, cùng với chân lăng duỗi cẳng chân rơi vào hố cát có đánh dấu trước. - Nhảy xa “kiểu ngồi” với đà ngắn và trung bình. 5.5 Nhiệm vụ 5: Dạy kỹ thuật nhảy hiểu “ưỡn thân” thông qua các biện pháp sau: - Tại chỗ, từ tư thế bước bộ làm động tác ưỡn thân (ép miết chân lăng và căng chân) sau đó bật về trước, rơi xuống bằng hai chân. - Đứng trên bục cao làm động tác ưỡn thân rơi xuống hố cát. - Chạy đà ngắn giậm nhảy lên bục cao (30 – 40cm) làm động tác ưỡn thân sau khi đã bay bước bộ rồi rơi xuống hố cát. - Chạy đà ngắn, giậm nhảy bước bộ, miết gót chân lăng chạm vào vật chuẩn đặt cách ván giậm 1.5 – 1.8m. - Nhảy xa kiểu “ưỡn thân” với chiều dài đà tăng dần. 29 5.6 Nhiệm vụ 6: Dạy kỹ thuật nhảy kiểu “cắt kéo” thông qua các biện pháp sau: - Treo người trên xà đơn (hoặc cành cây) làm động tác mô phỏng “cắt keo” hai chân. - Chạy đà ngắn giậm nhảy bước bộ, thực hiện đổi chân ở trên không, rơi xuống bằng chân giậm rồi chạy tiếp. - Chạy đà ngắn giậm nhảy lên bục, làm động tác “cắt kéo” trên không rồi rơi xuống bằng hai chân. - Nhảy xa kiểu “cắt kéo” với chiều dài đà tăng dần. 5.7 Nhiệm vụ 7: Hoàn thiện kỹ thuật kiểu nhảy quy định (hoặc lựa chọn) thông qua những biện pháp sau: - Hoàn thiện từng phần kỹ thuật động tác của kiểu nhảy quy định, xác định cự ly đà chính thức. - Nhảy xa với chiều dài đà tăng dần và nhịp điệu động tác ổn định. - Thi đấu, kiểm tra đánh giá kết quả. 30 CHƯƠNG V MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN A. QUẦN ÁO THI ĐẤU, GIÀY THI ĐẤU: - Trong tất cả các cuộc thi, các vận động viên phải mặc quần áo thi đấu sạch sẽ, theo các mẫu mã và cách mặc gọn gàng, không gây trở ngại cho hoạt động thi dấu. Quần áo không được may bằng các loại vải có thề nhìn thấu vào da thịt bên trong kể cả khi bị ướt. Vận động viên không được mặc các loại quần áo làm cản trở tầm nhìn của các trong tài giám định. - Các vận động viên được phép thi đấu bằng chân đất hoặc mang giày, dép ở một hoặc cả hai chân. Giày thi đấu theo quy định phải có tác dụng bảo vệ, được giữ chắc chắn ở chân và bám tốt vào đất. Nhưng giày thi đấu không được thiết kế để nhằm tạo cho vận động viên có thêm bất kỳ một sự trợ giúp nào, và không được lắp thêm lò xo hoặc các công cụ dưới bất kỳ dạng thức nào vào giày thi đấu. Giày thi đấu được phép sử dụng là giày có dây buộc hoặc quai trên mu bàn chân. B. CÁC MÔN CHẠY: I. XUẤT PHÁT: 1.1 Nơi xuất phát của một cuộc đua phải được thể hiện bởi một vạch trắng rộng 5cm. 1.2 Tất cả các cuộc thi chạy phải xuất phát theo tiếng súng nổ của trọng tài phát lệnh sau khi trọng tài xuất phát đã xác định chắc chắn rằng các vận động viên đã ổn định ở đúng vị trí xuất phát. 1.3 Tại tất cả các cuộc thi đấu quốc tế, khẩu lệnh của trọng tài xuất phát bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Đối với các cuộc đua dưới và tới 400m (bao gồm cả 4x200m và 4x400m). Khi tất cả các vận động viên đã “sẵn sàng”, súng hoặc thiết bị phát lệnh tương ứng sẽ nổ. 1.4 Trong các cuộc thi dài hơn 400m, khẩu lệnh sẽ là “vào chỗ” và khi tất cả các vận động viên ổn định, súng hoặc thiết bị phát lệnh sẽ nổ. Vận động viên không được phép chạm đất bằng một tay hoặc hai tay trong lúc xuất phát. 1.5 Trong tất cả các cuộc thi dưới và tới 400m, sau lệnh “vào chỗ”, các vận động viên phải tiến tới vạch xuất phát, chiếm vị trí hoàn toàn trong ô chạy riêng của mình, phía sau vạch xuất phát. Hai bàn tay và một đầu gối phải tiếp xúc với mặt đất và hai bàn chân phải tiếp xúc với bàn đạp xuất phát. Khi có lệnh “sẵn sàng”, các vận động viên phải lập tức nâng lên tới tư thế xuất phát cuối cùng của mình trong khi vẫn giữ sự tiếp xúc của hai tay với đất và sự tiếp xúc của hai bàn chân với bàn đạp. Khi ở tư thế vào chỗ, vận động viên không được chạm vào vạch xuất phát hoặc đất phía trước vạch xuất phát bằng chân hoặc tay của mình. 1.6 Khi thực hiện lệnh “vào chỗ” hoặc “sẵn sàng”, tất cả các vận động viên phải lập tức và không được chậm trễ ở vào tư thế đầy đủ và cuối cùng của họ. Nếu một vận 31 động viên sau khi đã ở tư thế xuất phát đầy đủ và cuối cùng của mình, bắt đầu có hành động xuất phát trước khi súng phát lệnh hoặc thiết bị phát lệnh nổ sẽ bị lỗi xuất phát. 1.7 Bất kỳ vận động viên nào phạm lỗi xuất phát sẽ bị cảnh cáo. Nếu một vận động viên phạm hai lỗi xuất phát sẽ bị truất quyền thi đấu. Trọng tài phát lệnh hoặc bất kỳ trọng tài bắt phạm quy khi thấy có phạm quy trong xuất phát, phải gọi các vận động viên lại bằng một phát súng. II. VỀ ĐÍCH: 2.1 Đích của một cuộc thi chạy phải được biểu thị bằng một vạch trắng rộng 5cm. 2.2 Các vận động viên sẽ được xếp theo thứ tự mà trong đó thứ tự về đích của các vận động viên sẽ được tính tại thời điểm mà ở đó bất kỳ phần cơ thể nào của họ, trừ đầu, cổ, tay, chân, bàn tay, bàn chân chạm tới mặt phẳng thẳng đứng tại mép gần của vạch đích như đã được xác định ở trên. 2.3 Trong bất kỳ cuộc thi mà thành tích dựa trên cơ sở độ dài đã vượt qua được trong một thời gian cố định, đúng một phút trước khi kết thúc cuộc thi, trọng tài phát lệnh phải bắn súng để báo trước cho các vận động viên và các trọng tài giám định biết là cuộc thi đã gần kết thúc. Tại thời điểm súng nổ để phát lệnh kết thúc cuộc thi, các trọng tài giám định được phân công sẽ đánh dấu chính xác điểm mà tại đó mỗi vận động viên chạm vào đường chạy trong thời gian cuối cùng trước khi hoặc đồng thời với tiếng súng nổ. Cự ly đạt được phải được đo tới mép gần nhất phía sau vạch đánh dấu này. Ít nhất một trọng tài giám định phải được phân công theo dõi mỗi vận động viên trước khi bắt đầu cuộc thi để đánh dấu cự ly mà vận động viên đạt được. C. NHẢY XA: I. CUỘC THI ĐẤU: 1.1 Vận động viên sẽ phạm lỗi nếu: a. Trong khi giậm nhảy, chạm đất phía sau vạch giậm nhảy bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, dù chạy đà không giậm nhảy hoặc có giậm nhảy; hoặc b. Giậm nhảy từ phía bên ngoài phạm vi cả hai đầu của ván, dù ở phía sau hay phía trước đường kéo dài của vạch giậm nhảy; hoặc c. Chạm đất ở khu giữa vạch giậm nhảy và khu vực rơi xuống; hoặc d. Sử dụng bất kỳ hính thức nhào lộn nào trong khi chạy lên hoặc trong hành động giậm nhảy; hoặc e. Trong quá trình tiếp đất, vận động viên chạm vào phần phía bên ngoài hố gần vạch giậm nhảy hơn so với điểm chạm gần nhất trên cát; hoặc f. Khi rời khu vực rơi, điểm tiếp xúc đất đầu tiên bên ngoài hố cát gần vạch giậm nhảy hơn so với điểm chạm gần nhất trên cát ở khu vực rơi xuống, bao gồm bất kỳ điểm chạm do mất thăng bằng khi rơi nằm hoàn toàn trong hố cát nhưng gần vạch giậm nhảy hơn so với điểm chạm đầu tiên lúc rơi xuống. Ghi chú: - Nếu vận động viên chạy đà bên ngoài vạch trắng đánh dấu đường chạy ở bất kỳ điểm nào thi không bị coi là phạm lỗi. 32 - Nếu một phần giày của vận động viên chạm vào đất phía bên ngoài hai đầu của ván giậm nhảy song ở trước vạch giậm nhảy thì không bị coi là phạm lỗi. - Nếu vận động viên đi ngược lại qua khu vực rơi xuống sau khi đã rời khỏi khu vực rơi đúng quy định thì không bị coi là phạm lỗi. 1.2 Ngoại trừ trường hợp đã nêu trong điểm 1 (b) ở trên, nếu vận động viên giậm nhảy ở vị trí trước khi đạt tới ván giậm thì sẽ không bị coi là phạm lỗi. 1.3 Tất cả các lần nhảy sẽ được đo từ điểm chạm gần nhất do bất kỳ bộ phận nào của cơ thể hoặc chân tay trên khu vực rơi tới vạch giậm nhảy hoặc đường kéo dài của vạch gậm nhảy (xem mục 1 (f) ở trên). Việc đo phải tiến hành vuông góc với vạch giậm nhảy hoặc đường kéo dài của vạch này. II. VÁN GẬM NHẢY (BỤC GIẬM NHẢY): 2.1 Giậm nhảy được thực hiện trên ván giậm được chôn ngang với mức đường chạy đà và bề mặt của khu vực rơi (hố cát). Cạnh của ván giậm gần với khu vực rơi được gọi là vạch giậm nhảy. Ngay sau vạch giậm nhảy được đặt một ván phủ chất dẻo để giúp cho trọng tài xác định phạm quy. Nếu khong thể lắp đặt ván phủ chất dẻo ở trên, thì có thể áp dụng phương pháp sau: ngay sau vạch giậm nhảy tạo một khuôn bằng đất xốp hoặc cát có chiều dài đúng bằng dộ dài của ván giậm nhảy và chiều rộng bằng 10cm. Khuôn cát hoặc đất xốp này có góc vát 30 dọc theo chiều dài của nó. 0 2.2 Khoảng cách giữa ván giậm nhảy và mép xa của khu vực rơi (hố cát) phải có độ dài tối thiểu 10m. 2.3 Ván giậm nhảy phải đặt cách mép gần của khu vực rơi từ 1 – 3m. 2.4 Cấu trúc: ván giậm nhảy là một khối hình hộp chữ nhật bằng gỗ hoặc vật liệu cứng phù hợp khác có chiều dài từ 1.21m tới 1.22m, chiều rộng 20cm (± 2mm) và chiều cao (sâu) 10cm. Mặt trên ván giậm nhảy được sơn màu trắng. 2.5 Ván phủ chất dẻo để xác định phạm quy, ván này gòm một thanh cứng rộng 10cm (± 2mm) và dài từ 1.21m tới 1.22m bằng gỗ hoặc bất cứ vật liệu nào phù hợp. Ván này sẽ được gắn vào khoảng trống hoặc giá trong đường chạy đà ở cạnh ván giậm nhảy gần phía khu vực rơi. Mặt trên ván cao hơn mặt ván giậm nhảy 7mm (± 1mm). Hai cạnh bên có mặt vát với góc 45 và mặt vát hướng về phía đường chạy được phủ một lớp chất dẻo có độ dày 1mm. Nếu mặt ván được tách riêng thì khi khép vào phải có góc nghiêng 45 0 . Khi được ghép vào phải đủ chắc để chấp nhận toàn bộ lực giậm của vận động viên. 0 Bề mặt của ván phía dưới lớp chất dẻo phải là vật liệu để mũi đinh giầy vận động viên bám chắc chứ không bị trượt. Lớp phủ chất dẻo có thể được làm nhẵn bằng cách lăn hoặc miết để tạo hình phù hợp cho các mục đích xóa tẩy vết chân của vận động viên in trên lớp phủ. Ghi chú: Rất thuận tiện nếu có các ván phủ chất dẻo dự trữ để thay thế lúc các vết chân để lại trên ván đang được xóa tẩy, cuộc thi đấu sẽ không bị trì hoãn. 33 III. KHU VỰC RƠI XUỐNG: 3.1 Khu vực rơi xuống (hố cát) phải có chiều rộng tối thiểu 2.75m và tối đa là 3.00m. Nếu điều kiện cho phép khu vực rơi nên được bố trí cân đối giữa đường chạy đà kể cả lúc nó được mở rộng. Ghi chú: Khi trục của đường chạy đà không trùng với đường trung tâm của khu vực riơ xuống, thì để đạt được mục đích trên nên đặt một băng hoặc 2 băng (nếu cần thiết) dọc theo khu vực rơi. 3.2 Khu vực rơi xuống phải đổ đầy cát ẩm và xốp. Mặt trên của khu vực rơi phải bằng với mức ván giậm nhảy. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Nghiệp Chí – Võ Đức Phùng – Phạm Văn Thụ, 1975, Sách điền kinh dùng cho học sinh Đại học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Quảng, 1995, Chương trình môn học điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội. 3. Dương Nghiệp Chí – Nguyễn Kim Minh – Phạm Khắc Học, 1996, Sách điền kinh dùng cho sinh viên Đại học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 4. Ủy ban TDTT, 2003, Luật điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội. 5. Bộ môn Điền kinh, 2004, Giáo trình giảng dạy phổ tu điền kinh, Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. 35
File đính kèm:
- giao_trinh_dien_kinh.pdf