Giáo trình Công trình xử lý nước thải (Phần 2)

Bố trí Nhà vệ sinh

Ở các vùng nông thôn, nơi có diện tích rộng rãi, kinh phí và vật liệu xây dựng khó

khăn, nhà vệ sinh thường bố trí bên ngoài nhà ở, mang tính cộng đồng (cho 1

hoặc vài nông hộ sử dụng chung), cấu trúc đơn giản nhưng để đảm bảo yêu cầu

vệ sinh môi trường, một số khoảng cách tối thiểu ở hình 4.2 cần được tham khảo.

Nhà vệ sinh nên bố trí nơi thấp nhất, cần cách xa giếng và các nguồn nước khác

ít nhất 30 m, hướng chảy của nước ngầm phải chảy theo hướng từ giếng đế hố xí

để tránh nước thải người chảy vào giếng. Đáy hố xí phải cao hơn mực nước

ngầm tầng trên. Lượng phân thải tính trung bình cho mỗi người là 0,06 m3/năm.

Hố xí dành cho một gia đình trung bình từ 4 - 6 người trong 5 năm, cần có khối

tích khoảng 1,5 m3 - 1,8 m3 (đào sâu 1,5 - 1,8 m + 0,5 m, đáy rộng 1 x 1 m2). Nếu

có điều kiện nên xây thành xi măng - gạch ngăn một phần nước phân tiểu thấm

vào đất. Một số hộ nông dân có thể sử dụng chất thải người đã hoai để làm phân

bón cho cây trồng (tuy nhiên cách này không được khuyến khích vì có thể gây

nhiễm bẩn đất và lây lan giun sán, vi khuẩn), hố chứa chất thải có thể dẫn đến

một hầm ủ biogas thì tốt hơn (vừa có chất đốt, vừa có thể tận dụng phân bón,

nuôi cá, .). Nhà vệ sinh có thể xây dựng theo như một kiểu như hình 4.3.

pdf 53 trang kimcuc 5140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Công trình xử lý nước thải (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Công trình xử lý nước thải (Phần 2)

Giáo trình Công trình xử lý nước thải (Phần 2)
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Chương 4: CÔNG TRÌNH LÀM SẠCH NƯỚC DƯỚI ĐẤT 48
Chương Û 
CÔNG TRÌNH LÀM SẠCH NƯỚC THẢI DƯỚI ĐẤT 
--- oOo --- 
4.1 CÔNG TRÌNH NHÀ VỆ SINH 
4.1.1 Khái quát 
Con người và gia súc luôn luôn tạo ra chất thải từ chính mình, chủ yếu là phân và 
nước tiểu. Các chất thải người và gia súc là nguồn mang nhiều vi trùng mang 
mầm bệnh (germs) như tiêu chảy (diarrhoea), dịch tả (cholera), thương hàn 
(typhoid) hoặc viêm gan siêu vi loại A (hepatitis A), ..., ngoài vấn đề gây mùi hôi 
khó chịu và mất thẩm mỹ. Hình 4.1 cho thấy các đường đi của bệnh tật do ô 
nhiễm vi khuẩn từ chất thải người. 
Hình 4.1 : Đường đi của sự lây nhiễm bệnh tật từ chất thải con người và gia súc 
Vì vậy, các chất thải này cần phải có công trình tiếp nhận và xử lý tại chỗ trước 
khi cho vào hệ thống chung. Các hố xí gia đình hay tập thể trở thành một nhu cầu 
không thể thiếu trong một xã hội hiện đại và văn minh. Bảng 4.1 cho thành phần 
chất thải người. 
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Chương 4: CÔNG TRÌNH LÀM SẠCH NƯỚC DƯỚI ĐẤT 49
 Bảng 4.1: So sánh thành phần hóa học của phân, nước tiểu của người và gia súc 
Hàm lượng theo % trọng lượng Loại chất thải P2O5 K2O N 
Phân heo 
Nước tiểu heo 
Rác thải sinh hoạt 
Phân chuồng heo 
Phân người 
Nước tiểu người 
Phân lẫn nước tiểu người 
0,45 - 0,6 
0,07 - 0,15 
0,60 
0,25 
0,50 
0,13 
0,20 - 0,4 
0,32 - 0,50 
0,2 - 0,7 
0,60 
0,49 
0,37 
0,19 
0,2 - 0,3 
0,5 - 0,6 
0,3 - 0,5 
0,60 
0,48 
1,00 
0,50 
0,5 - 0,8 
(Nguồn: Nguyễn Đăng Đức, Đặng Đức Hữu (1968), Bùi Thanh Tâm (1984) 
trích bởi Trần Hiếu Nhuệ, 2001) 
4.1.2 Bố trí Nhà vệ sinh 
Ở các vùng nông thôn, nơi có diện tích rộng rãi, kinh phí và vật liệu xây dựng khó 
khăn, nhà vệ sinh thường bố trí bên ngoài nhà ở, mang tính cộng đồng (cho 1 
hoặc vài nông hộ sử dụng chung), cấu trúc đơn giản nhưng để đảm bảo yêu cầu 
vệ sinh môi trường, một số khoảng cách tối thiểu ở hình 4.2 cần được tham khảo. 
Hình 4.2 : Khoảng cách tối thiểu tham khảo khi bố trí hố xí công cộng ở vùng 
nông thôn 
Nhà vệ sinh nên bố trí nơi thấp nhất, cần cách xa giếng và các nguồn nước khác 
ít nhất 30 m, hướng chảy của nước ngầm phải chảy theo hướng từ giếng đế hố xí 
để tránh nước thải người chảy vào giếng. Đáy hố xí phải cao hơn mực nước 
ngầm tầng trên. Lượng phân thải tính trung bình cho mỗi người là 0,06 m3/năm. 
Hố xí dành cho một gia đình trung bình từ 4 - 6 người trong 5 năm, cần có khối 
tích khoảng 1,5 m3 - 1,8 m3 (đào sâu 1,5 - 1,8 m + 0,5 m, đáy rộng 1 x 1 m2). Nếu 
có điều kiện nên xây thành xi măng - gạch ngăn một phần nước phân tiểu thấm 
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Chương 4: CÔNG TRÌNH LÀM SẠCH NƯỚC DƯỚI ĐẤT 50
vào đất. Một số hộ nông dân có thể sử dụng chất thải người đã hoai để làm phân 
bón cho cây trồng (tuy nhiên cách này không được khuyến khích vì có thể gây 
nhiễm bẩn đất và lây lan giun sán, vi khuẩn), hố chứa chất thải có thể dẫn đến 
một hầm ủ biogas thì tốt hơn (vừa có chất đốt, vừa có thể tận dụng phân bón, 
nuôi cá, ...). Nhà vệ sinh có thể xây dựng theo như một kiểu như hình 4.3. 
 Hình 4.3 : Một kiểu nhà vệ sinh đơn giản vùng nông thôn 
Thông thường ở các đô thị, nhà vệ sinh (bao gồm trung chỗ tắm rửa, chỗ tiểu, chỗ 
xí, ...) phải gần nơi ở và làm việc và được bố trí ở vị trí thuận lợi, một phần nhằm 
tiết kiệm diện tích đất đai, một phần để tiện việc đi lại. Các chất thải của người 
phải được dòng nước có áp lực mạnh tống xuống các bể tự hoại hoặc bể phân 
hủy. 
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Chương 4: CÔNG TRÌNH LÀM SẠCH NƯỚC DƯỚI ĐẤT 51
4.1.3 Phân loại nhà vệ sinh 
 Có 3 dạng chính để chọn lựa khi quyết định xây dựng nhà vệ sinh: 
Bảng 4.2: Phân loại nhà vệ sinh theo nguyên lý xử lý phân 
Tính chất Dạng 
nhà vệ sinh 
Nguyên lý 
xử lý phân Ưu điểm Nhược điểm 
Tự hoại 
• Vi khuẩn yếm khí 
sẽ phân hủy các 
chất thải người 
sau một thời gian 
trong bể tự hoại. 
• Sạch sẽ, gọn gàng, 
không hoặc ít gây 
rò rỉ mùi hôi 
• Thích hợp cho 
những vùng đất 
cao, đất phù sa 
nước ngọt. 
• Chi phí cao. 
• Không thể dùng 
nước mặn và 
nước phèn được 
vì các loại nước 
này không giúp 
cho phân tự hoại 
được. 
Tự thấm 
• Chất thải thấm 
qua các tầng đất 
và tự làm sạch 
• Thích hợp cho các 
vùng đất thấm nước 
tốt như các vùng 
cao, vùng đồi núi, 
vùng giồng cát ven 
biển 
• Được UNICEF đề 
xuất xây dựng khá 
nhiều nơi khô hạn. 
• Có thể ảnh 
hưởng phần nào 
đối với nền đất 
nơi đặt nhà vệ 
sinh. 
Dạng khô 
• Dạng này không 
dùng nước, 
thường dùng tro 
bếp, tro trấu hoặc 
cát mịn để phủ lấp 
phân. 
• Có thể thiết kế để 
phân và nước tiểu 
đi đến những 
thùng chứa riêng 
biệt. 
• Rẻ tiền 
• Phân người sau 
một thời gian ủ trộn 
với tro bếp có thể 
dùng để làm phân 
bón cho cây trồng. 
• Không được vệ 
sinh và thẩm mỹ 
• Có mùi hôi 
• Nếu không che 
đậy cần thận, 
ruồi có thể đến 
sinh sản. 
Khi xét đến việc có hay không sự chuyển vận phân đi nơi khác kết hợp với khả 
năng có hoặc không có nước để dội cầu thì ta có thể theo sự khuyến cáo ở Bảng 
4.3 và 4.4: 
Bảng 4.3 : Phân loại bể thải liên quan đế sự dùng nước và vận chuyển phân 
 Có sự vận chuyển phân Không vận chuyển phân 
Có dùng nước 
1. Xây dựng nhà vệ sinh 
loại có nút nhấn xả nước 
nối với hệ thống dẫn thoát 
nước 
3. Xây dựng loại nhà vệ 
sinh có nút xả nối hố chứa 
phân hoặc ao cá hoặc hầm 
biogas 
Không dùng 
nước 
2. Xây dựng loại nhà vệ 
sinh với loại hố xí thùng 
4. Xây dựng loại nhà vệ 
sinh với hố ủ phân 
compost 
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Chương 4: CÔNG TRÌNH LÀM SẠCH NƯỚC DƯỚI ĐẤT 52
Bảng 4.4: Các hình thức chuyển phân 
Hình thức vận chuyển Đặc điểm 
• Vận chuyển phân bùn bằng xe hút 
hầm cầu 
• Phù hợp với các vùng đô thị và ven 
đô, thị trấn 
• Chi phí cao 
• Vệ sinh tốt 
• Vận chuyển phân bằng công lao 
động (người cào và xe đẩy) 
• Phù hợp với vùng nông thôn và 
vùng núi, nơi khan hiếm nước 
• Tiết kiệm phân bón 
• Thiếu vệ sinh 
• Vận chuyển phân bằng thùng 
• Phù hợp với vùng nông thôn và 
vùng núi, nơi khan hiếm nước 
• Tiết kiệm phân bón 
• Thiếu vệ sinh 
• Vận chuyển phân bằng thùng dạng 
cơ giới 
• Phù hợp với vùng nông thôn và 
thành thị 
• Có thể làm phân bón 
• Vệ sinh ở mức độ vừa 
Phân biệt bể tự hoại theo kết cấu: 
 Bảng 4.5 : Phân loại bể thải theo kết cấu 
Loại bể Số người sử dụng Dung tích 
Bể tự hoại 2 ngăn 
Bể tự hoại 3 ngăn 
Bể tự hoại nhiều ( > 3) ngăn 
Bể phân hủy 
15 - 20 
20 - 50 
> 50 
4 – 200 
3.000 - 4.000 lít 
4.000 - 10.000 lít 
1.000 lít/người 
1.000 lít/người 
Ngoài ra người ta còn phân loại theo kiểu nhà xí có hay không sự chia tách phân 
và nước tiểu cho các mục tiêu xử lý và sử dụng khác nhau. 
Nếu xem xét đến việc vận chuyển, xử lý và tái sử dụng phân thì có thể theo sơ đồ 
hình 2.2 sau. Quan hệ này là một phần của mô hình canh tác sinh thái khép kín 
VACB (Vườn - Ao - Chuồng - Biogas) ở nông thôn. 
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Chương 4: CÔNG TRÌNH LÀM SẠCH NƯỚC DƯỚI ĐẤT 53
Hình 2.2: Mô hình VACB liên quan đến việc sử dụng hố xí 
Ghi chú: 
* Nhà xí thải chất bài tiết xuống ao hồ (như nhà xí ao cá), trong một số phân loại, 
được xem là loại nhà xí không dùng nước. 
4.1.4 Bể tự hoại 
Bể tự hoại (septic tank) thường được thiết kế theo dạng hình tròn bằng các cấu 
kiện lắp ghép sẵn, một số nơi có xu hướng xây theo hình chữ nhật (hình 4.4). Cần 
lưu ý rằng, bể tự hoại khác bể lắng ở chỗ là nước thải không chảy liên tục vào bể 
tự hoại nên tính ổn định thủy lực không ứng dụng được. 
Hình 4.4: Kết cấu hầm chứa phân và nước tiểu 
HỐ XÍ
Không dùng nước Dùng nước Xuống ao, hồ * 
Thùng 
chứa 
Hố ủ 
tạm 
Hầm 
cố định
Bể chứa phân/ 
Bể tự hoại
Cống 
rãnh 
Xe bò 
chuyển phân 
Xe hút 
hầm cầu 
Hố ủ 
Biogas 
Nuôi 
cá 
Nuôi 
trùn 
Nuôi 
tảo 
Ao trữ 
Hố trữ
Tưới, bón ruộng 
/ Trồng cỏ 
Nuôi 
gà, vịt 
TH
U
 G
O
M
V
Ậ
N
 C
H
U
Y
ỂN
&
 X
Ử
 L
Ý
SỬ
 D
Ụ
N
G
&
TÁ
I S
Ử
 D
Ụ
N
G
Thực phẩm 
Người 
Nuôi trâu, 
 bò, dê, 
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Chương 4: CÔNG TRÌNH LÀM SẠCH NƯỚC DƯỚI ĐẤT 54
4.1.4.1 Kích thước bể tự hoại 
Qui mô xây dựng nhà vệ sinh được hiểu là dung tích cần thiết của hố chứa phân 
hay kích thước hố chứa, dung tích chứa của nhà vệ sinh tùy thuộc vào 3 yếu tố: 
mức thải của từng cá nhân (người lớn hoặc trẻ em), số lượng người sử dụng nhà 
vệ sinh và thời gian sử dụng (thời gian phải hút sạch hầm cầu). Thật sự, khó có 
thể xác định chính xác dung tích này, nó mang tính gần đúng, việc tính toán thiên 
về an toàn, nghĩa là kết quả đủ thừa so với nhu cầu thực tế. 
Thể tích hố chứa phân có thể xác định theo (Kalbermatten et al., 1980): 
• Nếu kích thước hố chứa nhỏ hơn độ sâu 4 m: 
 V = A.d = 1.33 x C.P.N (4-1) 
• Nếu kích thước hố chứa lớn hơn độ sâu 4 m: 
 V = A.(d - 1) = C.P.N (4-2) 
Trong đó: 
 V = thể tích hố chứa phân (m3) 
 C = mức thải phân (m3/người.năm). Lấy theo bảng 4.6. 
 P = số người sử dụng (người) 
 N = thời gian sử dụng (năm) 
 A = diện tích mặt cắt ngang hố đào (m2) 
 d = độ sâu hố đào (m) 
Hệ số 1.33 được xem là hệ số gia tăng an toàn 30% cho thể tích hố chứa phân. 
Bảng 4.6: Mức thải phân theo m3/người.năm 
Hố chứa ướt Hố chứa khô 
Dùng nước để rửa 
sạch hậu môn 
Dùng giấy để chùi 
sạch hậu môn 
Dùng nước để rửa 
sạch hậu môn 
Dùng giấy để chùi 
sạch hậu môn 
0.04 0.06 0.06 0.09 
 (Nguồn: Kalbermatten et al., 1980) 
Ví dụ 4.1: (theo tài liệu ESIC, Bangkok, 1987) 
Một gia đình 6 người cần một hố chứa chi phí thấp. Đất trong khu vực là loại đất 
có độ thấm rút thuận lợi và ổn định. Mực thủy cấp là 7 m dưới mặt đất. Xác định 
kích thước hố chứa phân cho yêu cầu sử dụng 10 năm trong 2 trường hợp: hố 
hình trụ tròn và hố hình khối chữ nhật. Lưu ý rằng gia đình dùng nước để rửa hậu 
môn sau khi đi tiêu. 
Giải: Theo công thức (4-1): 
 V = 1,33 x C.P.N = 1,33 x 0,06 x 6 x 10 = 4,8 m3 
• Hố chứa phân nếu làm theo hình trụ tròn, đường kính hình trụ thường 
được chọn vào khoảng 1,0 - 1,5 m. Chọn đường kính 1,25 m thì độ sâu của 
hố chứa phân là: 
(4-3) 
 Diện tich chung quanh hố = 2D
4
×π = 21,25
4
3.1416 × = 1,23 m2 
Độ sâu của hố chứa phân = 
Thể tích hố 
Diện tich chung quanh hố hình trụ 
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Chương 4: CÔNG TRÌNH LÀM SẠCH NƯỚC DƯỚI ĐẤT 55
 Độ sâu của hố chứa phân = 
23,1
8,4 = 3,91 m 
Bảng 4.7 và 4.8 là bảng tính thể tích cho các hố chứa khô (hố xí không dội nước) 
và hố chứa ướt (hố xí có dội nước) theo công thức 4-1. 
Bảng 4.7: Thể tích hố chứa khô 
Thể tích (m3) 
Số người sử dụng 
Dùng nước để rửa sạch hậu môn 
Số người sử dụng 
Dùng giấy để chùi sạch hậu môn 
Số năm 
sử dụng 
(năm) 
4 6 8 10 12 4 6 8 10 12 
4 1,28 1,92 2,56 3,20 3,84 1,92 2,88 3,84 4,60 5,32 
6 1,92 2,88 3,84 4,60 5,32 2,80 4,20 5,32 6,40 7,48 
8 2,56 3,84 4,84 5,80 6,67 3,84 5,32 6,67 8,20 9,64 
10 3,20 4,79 5,80 7,00 8,20 4,60 6,40 8,20 10,0 11,8 
12 3,84 5,32 6,76 8,20 9,64 5,32 7,48 9,64 11,8 13,96
15 4,60 6,40 8,20 10,0 11,8 6,40 9,10 11,8 14,5 17,2 
(Nguồn: ESIC, Bangkok, 1987) 
Bảng 4.8: Thể tích hố chứa ướt 
Thể tích (m3) 
Số người sử dụng 
Dùng nước để rửa sạch hậu môn 
Số người sử dụng 
Dùng giấy để chùi sạch hậu môn 
Số năm 
sử dụng 
(năm) 
4 6 8 10 12 4 6 8 10 12 
4 0,85 1,28 1,71 2,13 2,56 1,28 1,92 2,56 3,20 3,88 
6 1,28 1,92 2,5 3,20 3,83 1,92 2,88 3,84 4,60 5,32 
8 1,71 2,56 3,41 4,20 4,84 2,56 3,84 4,84 5,80 6,76 
10 2,13 3,20 4,20 5,00 5,80 3,70 5,80 5,80 7,00 8,20 
12 2,56 3,84 4,84 5,80 6,76 3,84 6,76 6,76 8,20 9,64 
15 3,20 4,60 5,80 7,00 8,20 4,60 8,20 8,20 10,0 11,9 
(Nguồn: ESIC, Bangkok, 1987) 
Bảng sau cho thể tích hố chứa phân theo mặt cắt ngang và chiều sâu, tính theo 
công thức 4 - 2. 
Bảng 4.9: Thể tích hố chứa phân theo kiểu và kích thước 
Thể tích hố chứa phân (m3) Kiểu và kích 
thước ↓ 
Chiều 
sâu → 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0 
Hình tròn, Φ 1,00 m 0,785 1,18 1,57 1,96 2,36 2,75 3,14 3,66 4,18 
Hình tròn, Φ 1,25 m 1,23 1,84 2,45 3,07 3,68 4,29 4,91 5,71 6,53 
Hình tròn, Φ 1,50 m 1,77 2,65 3,53 4,42 5,30 6,18 7,07 8,22 9,40 
Hình vuông, cạnh 1,00 m 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50 4,00 4,66 5,32 
Hình vuông, cạnh 1,25 m 1,56 2,34 3,13 3,91 4,69 5,47 6,25 7,28 8,31 
Hình vuông, cạnh 1,50 m 2,25 3,38 4,50 5,63 6,75 7,88 9,00 10,48 11,97
(Nguồn: ESIC, Bangkok, 1987) 
(Các ô bôi đậm trong bảng trên là dùng cho ví dụ 4.2). 
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Chương 4: CÔNG TRÌNH LÀM SẠCH NƯỚC DƯỚI ĐẤT 56
Ví dụ 4.2: (theo tài liệu ESIC, Bangkok, 1987) 
Như ví dụ 4.1, dùng bảng tra để xác định thể tích và hình dạng hố chứa. 
Giải: Tra bảng 4.7 cho hố xí khô, với 6 người trong hộ và sử dụng hố chứa 10 
năm, dùng nước để rửa hậu môn, ta được thể tích thiết kế là 4.79 m3. Sử dụng 
bảng 2.6 với thể tích 4.79 m3, ta có các chọn lựa các kiểu hố chứa sau (xem các ô 
bôi đậm, chọn số gần 4.79 m3, nghiêng về an toàn): 
• Hố tròn: đường kính 1,25 m x chiều sâu 4,0 m 
• Hố tròn: đường kính 1,50 m x chiều sâu 3,0 m 
• Hố vuông: cạnh 1,00 m x cạnh 1,00 m x chiều sâu 5,0 m 
• Hố vuông: cạnh 1,25 m x cạnh 1,25 m x chiều sâu 3,0 m (thể tích hơi hụt) 
• Hố vuông: cạnh 1,50 m x cạnh 1,50 m x chiều sâu 5,0 m 
Ta cũng có thể sử dụng toán đồ sau (hình 4.6) để xác định thể tích hố chứa: 
• Đoạn OA - Thời gian sử dụng (năm) 
• Đoạn OB - Mức thải phân (m3 /người.năm), lấy ở bảng 2.3. 
• Đoạn ...  làm các công việc 
có thể phát sinh ra tia lửa. Phải có biển "cấm lửa" treo ở nơi dễ nhìn. 
4.7 Các thùng chứa dung dịch clorua vôi phải làm bằng vật liệu không bị clo ăn 
mòn (chum vại sành, bê tông cốt thép lát gạch men, v.v...) có nắp đậy kín 
và có bộ phận khuấy trộn chịu a xít. 
4.8 Kho bảo quản clorua vôi phải đặt ở khu vực cuối hướng gió chủ đạo, cách 
ly với cách công trình khác, tránh ẩm ướt, có ánh sáng mặt trời rọi vào. 
Cứa sổ kho phải lồng kính sơn trắng. 
4.9 Kho phải làm bằng vật liệu không cháy và không dẫn nhiệt, ít nhất phải có 
hai cửa trựt tiếp mở ra ngoài. 
4.10 Bể hoặc giếng hở chứa hóa chất phải có lan can cố định cao 0,8 m 
bao quanh. Chỉ được vào bể hoặc giếng khi trong đó không chứa hoá chất 
và đã thau rửa sạch. 
4.11 Khi kiểm tra, cọ rửa hoặc sửa chữa bể lắng, bể lọc, bể chứa phải mang dây 
an toàn và buốc vào nơi chắc chắn. Sau khi có người vào phải khử trùng 
bể bằng clorua vôi. 
4.12 Việc sơ cứu khi bị tai nạn do hóa chất gây ra và việc phòng cháy và chữa 
cháy trong phòng thí nghiệm hóa phân tích nước xem hướng dẫn ở phụ lục 
1 của qui phạm này. 
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
PHỤ LỤC & TÀI LIỆU THAM KHẢO 
94
Trạm làm sạch nước bẩn 
4.13 Khi lấy mẫu nước bẩn để phân tích phải đeo găng tay bằng cao su. 
4.14 Khi sử dụng clo theo qui định ở chương 8, còn khi sử dụng các hóa chất 
khác theo qui định ở các điều từ 4.4 đến 4.10. 
4.15 Nếu các công trình xử lý nằm trong nhà kín phải bảo đảm thông gió. 
4.16 Cấm cọ rửa lưới chắn rác bằng tay mà phải dùng các dụng cụ chuyên 
dùng. 
4.17 Cấm kiểm tra và sửa chữa những bộ phận quay của lưới chắn rác khi lưới 
đang chuyển động. 
4.18 Khi lưới chắn rác ở độ sâu quá 1,2 m phải có sàn phụ để cọ rửa và lan can 
cao 0,8 m bao quanh. 
4.19 Rác ở lưới chắn rác phải được nhanh chóng thu vào bể riêng và được khử 
trùng bằng clorua vôi. 
4.20 Cặn lấy ở bể lắng cát ra trong trường hợp không chở đến sân phơi cát thì 
phải rắc lên một lớp vôi bột hoặc clorua vôi. 
4.21 Cấm sử dụng cát lấy ở bể lắng cát ra để san lấp nền hoặc dùng trong xây 
dựng. 
4.22 Cấm dùng những dụng cụ tùy tiện như que gậy v.v... để gạt vật nổi, dầu 
mỡ v.v... mà phải dùng thiết bị chuyên dùng. 
4.23 Trong và chung quanh khu vực bể mê tan chỉ được sử dụng các thiết bị và 
dụng cụ điện chuyên dùng cho các môi trường dễ cháy nổ. 
4.24 Ở mỗi bể mê tan phải lắp một áp kế để kiểm tra áp suất khí. Áp kế phải 
niêm chì. 
4.25 Khi áp suất khí trong hệ thống khí của bể mê tan tăng quá giới hạn cho 
phép hoặc khi có sự cố phải xả khí theo đường ống riêng cách xa khu vực 
bể và các công trình kiến trúc khác tối thiểu 200 m. Khí xả ra được đốt ở 
đầu ống, khi đối phải có biện pháp an toàn theo qui định của cơ quan 
phòng cháy và chữa cháy và cơ quan kiểm tra vệ sinh, đồng thời phải có 
phương án xử lý sự cố. 
4.26 Ở khu vực có bể chứa khí mê tan không được đốt lứa, hút thuốc và mọi 
hoạt động khác có thể phát sinh tia lửa. Phải có biển "cấm lửa". 
4.27 Cấm dùng những dụng cụ có thể phát sinh tia lửa để sửa chữa đường ống 
dẫn khí và bể chứa khí mê tan. Trong trường hợp cần sửa chữa mà không 
có dụng cụ an toàn thì phải co biện pháp làm sạch khí mê tan trong đường 
ống và bể. 
4.28 Để tránh gây nổ và ngộ độc, công nhân làm việc ở trạm khí phải thường 
xuyên kiểm tra mạng lưới và các thiết bị dẫn khí, phải có đầy đủ dụng cụ 
phòng cháy và chữa cháy ở trong tình trạng sẵn sàng. 
4.29 
4.30 Khi kiểm tra đường ống dẫn khí và bể chứa khí mê tan, cấm dùng đèn có 
ngọn lửa hở, phải dùng đèn điện cầm tay điện áp không quá 12 vôn. 
4.31 Khi một thiết bị đặc trong bể bị hỏng, chỉ được phép sửa chữa thiết bị đó 
sau khi đã lấy ra ngoài bể. 
4.32 Tất cả công nhân làm việc ở các công trình làm sạch nước bẩn phải mặt 
quần áo bảo hộ lao động và mang các dụng cụ bảo hiểm cần thiết để tránh 
những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. 
4.33 Phải có đầy đủ nưóc tắm và xà phòng cho công nhân làm việc ở các trạm 
làm sạch nưóc bẩn. 
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
PHỤ LỤC & TÀI LIỆU THAM KHẢO 
95
Khử trùng nước 
4.34 Khử trùng nước cấp và nưóc bẩn sinh hoạt đều phải theo đúng tiêu chuẩn 
vệ sinh qui định trong "Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước, thoát nước đô thị". 
4.35 Khi dùng clo để khử trùng phải tuân theo các qui định ở chương 8 của quy 
phạm này. 
4.36 Quá trình amôni hóa nước phải tiến hành độc lập và theo các yêu cầu sau: 
 a) Phải bảo đảm thông gió tốt. 
 b) Các thiết bị điện và thông gió phải được bảo đảm an toàn không gây nổ. 
 c) Không khí nhiễm bẩn phải được hút từ trên xuống. 
 d) Cấm dùng quạt thông gió chung cho cả hai buồng clo hóa và amoni hóa. 
4.37 Khi vận chuyển, bảo quản và sử dụng amôniac phải tuân theo các quy định 
trong "Quy phạm kỹ thuật an toàn các bình chịu áp lực". 
4.38 Công nhân vận hành các máy amôni hóa phải có đầy đủ trang bị phòng hộ 
theo chế độ hiện hành. 
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
PHỤ LỤC & TÀI LIỆU THAM KHẢO 
96
 GIÁ TRỊ GIỚI HẠN CÁC THÔNG SỐ VÀ NỒNG ĐỘ 
CHẤT Ô NHIỄM (TCVN 5945 - 1995) 
Giá trị giới hạn STT Thông số Đơn vị 
A B C 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
10 
11 
12 
13 
14 
15 
16 
17 
18 
19 
20 
21 
22 
23 
24 
25 
26 
27 
28 
29 
30 
31 
32 
33 
Nhiệt độ 
pH 
BOD5 
COD 
Chất rắn lơ lửng 
Arsen 
Cadimi 
Chì 
Clo dư 
Crom (V) 
Crom (II) 
Dầu mỡ khoáng 
Dầu mỡ thực vật 
Đồng 
Kẽm 
Mangan 
Niken 
Photpho hữu cơ 
Photpho tổng 
Sắt 
Tetracloetylen 
Thiếc 
Thủy ngân 
Tổng nitơ 
Tricloetylen 
Amoniac 
Florua 
Phenol 
Sunfua 
Xyanua 
Coliform 
Tổng hoạt độ phóng xạ α 
Tổng hoạt độ phóng xạ β 
0 C 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
mg/l 
MPN/100ml 
Bq/l 
Bq/l 
40 
6 - 9 
< 20 
50 
50 
0.05 
0.01 
0.1 
1 
0.05 
0.2 
KPHĐ 
5 
0.2 
1 
0.2 
0.2 
0.2 
4 
4 
0.02 
0.2 
0.005 
30 
0.05 
0.1 
1 
0.001 
0.2 
0.05 
5000 
0.1 
1 
40 
5.5 - 9 
50 
100 
100 
0.1 
0.02 
0.2 
2 
0.1 
1 
1 
10 
1 
2 
1 
1 
0.5 
6 
5 
0.1 
1 
0.005 
60 
0.3 
1 
2 
0.05 
0.5 
0.1 
10000 
0.1 
1 
45 
5 - 9 
100 
400 
400 
0.5 
0.5 
1 
2 
0.5 
2 
5 
30 
5 
5 
5 
2 
1 
8 
10 
0.1 
5 
0.01 
60 
0.3 
10 
5 
1 
1 
0.2 
- 
- 
- 
Ghi chú 
KPHĐ: Không phát hiện được 
A: Xả vào khu vực nước được dùng làm nguồn cung cấp nước sinh hoạt. 
B: Xả vào nước dùng cho giao thông thủy, tưới tiêu, tắm. 
C: Xả vào cống thành phố hoặc những nơi quy định. 
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
PHỤ LỤC & TÀI LIỆU THAM KHẢO 
97
Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - 
Giới hạn ô nhiễm cho phép 
(TCVN 6772 : 2000) 
Water quality - Domestic wastewater standard. 
1 Phạm vi áp dụng. 
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với nước thải của các loại cơ sở dịch vụ, cơ sở công 
cộng và chung cư như nêu trong bảng 2 (sau đây gọi là nước thải sinh hoạt) khi 
thải vào các vùng nước quy định. 
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho nước thải sinh hoạt tại các khu vực chưa có hệ 
thống thu gom, xử lý nước thải tập trung. 
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho nước thải công nghiệp như quy định trong 
TCVN 5945 – 1995. 
2 Giới hạn ô nhiễm cho phép. 
2.1 Các thông số và nồng độ thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi 
thải ra các vùng nước quy định, không được vượt quá giới hạn trong bảng 1. 
2.2 Các mức giới hạn nêu trong bảng 1 được xác định theo các phương pháp 
phân tích quy định 
trong các tiêu chuẩn tương ứng hiện hành. 
2.3 Tuỳ theo loại hình, qui mô và diện tích sử dụng của cơ sở dịch vụ, công cộng 
và chung cư, 
mức giới hạn các thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được áp dụng cụ 
thể theo bảng 2. 
Bảng 1 – Thông số ô nhiễm và giới hạn cho phép 
Giới hạn cho phép TT Thông số ô nhiễm Đơn vị 
Mức I Mức 
II 
Mức III Mức IV Mức V 
1 pH mg/l 5-9 5-9 5-9 5-9 5-9 
2 BOD mg/l 30 30 40 50 200 
3 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 50 60 100 100 
4 Chất rắn có thể lắng 
được 
mg/l 0,5 0,5 0,5 0,5 KQĐ 
5 Tổng chất rắn hoà tan mg/l 500 500 500 500 KQĐ 
6 Sunfua ( theo H2S) mg/l 1.0 1.0 3.0 4.0 KQĐ 
7 Nitrat (NO3-) mg/l 30 30 40 50 KQĐ 
8 Dầu mỡ (thực phẩm) mg/l 20 20 20 20 100 
9 Phosphat (PO43-) mg/l 6 6 10 10 KQĐ 
10 Tổng coliforms MPN/100 ml 1000 1000 5000 5000 10 000 
KQĐ: Không qui định 
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
PHỤ LỤC & TÀI LIỆU THAM KHẢO 
98
Bảng 2 
TT 
Loại hình cơ sở 
Dịch vụ/ Công 
cộng/ Chung cư 
Qui mô, diện tích sử dụng 
của cơ sở dịch vụ, công 
cộng, chung cư 
Mức áp 
dụng cho 
phép 
theo 
bảng 1 
Ghi chú 
1 Khách sạn 
Dưới 60 phòng 
Từ 60 đến 200 phòng 
Trên 200 phòng 
Mức III 
Mức II 
Mức I 
2 Nhà trọ, nhà khách 
Từ 10 đến 50 phòng 
Trên 50 đến 250 phòng 
Trên 250 phòng 
Mức IV 
Mức III 
Mức II 
3 Bệnh viện nhỏ, trạm xá 
Từ 10 đến 30 giường 
Trên 30 giường 
Mức II 
Mức I 
Phải khử trùng nước thải trước khi 
thải ra môi trường 
4 Bệnh viện đa khoa 
Mức I 
Phải khử trùng nước thải. Nếu có 
các thành phần ô nhiễm ngoài 
những thông số nêu trong bảng 1 
của tiêu chuẩn này, thì áp dụng giới 
hạn tương ứng đối với đối với các 
thông số đó quy định trong TCVN 
5945 - 1995 
5 
Trụ sở cơ quan nhà 
nước , doanh 
nghiệp, cơ quan 
nước ngoài, ngân 
hàng, văn phòng 
Từ 5000 m2 đến 10000 m2 
Trên 10000 m2 đến 50000 m2 
Trên 50000 m2 
Mức III 
Mức II 
Mức I 
Diện tích tính là khu vực làm việc 
6 
Trường học, viện 
nghiên cứu và các 
cơ sở tương tự 
Từ 5000 m2 đến 25000 m2 
Trên 25000 m2 
Mức II 
Mức I 
Các viện nghiên cứu chuyên ngành 
đặc thù, liên quan đến nhiều hoá 
chất và sinh học, nước thải có các 
thành phần ô nhiễm ngoài các 
thông số nêu trong bảng 1 của tiêu 
chuẩn này, thì áp dụng giới hạn 
tương ứng đối với các thông số đó 
quy định trong TCVN 5945-1995 
7 Cửa hàng bách hóa, siêu thị 
Từ 5000 m2 đến 25000 m2 
Trên 25000 m2 
Mức II 
Mức I 
8 Chợ thực phẩm tươi sống 
Từ 500 m2 đến 1000 m2 
Trên 1000 m2 đến 1500 m2 
Trên 1500 m2 đến 25000 m2 
Trên 25000 m2 
Mức IV 
Mức III 
Mức II 
Mức I 
9 
Nhà hàng ăn uống, 
nhà ăn công cộng, 
cửa hàng thực phẩm 
Dưới 100 m2 
Từ 100 m2 đến 250 m2 
Trên 250 m2 đến 500 m2 
Trên 500 m2 đến 2500 m2 
Trên 2500 m2 
Mức V 
Mức IV 
Mức III 
Mức II 
Mức I 
Diện tích tính là diện tích phòng ăn 
10 Khu chung cư 
Dưới 100 căn hộ 
Từ 100 đến 500 căn hộ 
Trên 500 căn hộ 
Mức III 
Mức II 
Mức I 
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
PHỤ LỤC & TÀI LIỆU THAM KHẢO 
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
--- oOo --- 
1. Bộ Xây dựng - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, 1993 
 Giáo trình Cấp Thoát nước, Nxb. Xây dựng, Hà Nội 
2. Bounds, T.R., 1997. 
 Design and Performance of Septic Tanks, Site Characterization and 
 Design of Onsite Septic Systems, ASTM STP 901, M.S. Bedinger, A.I. 
 Johnson, and J.S. Fleming, Eds., American Society for Testing Materials, 
 Philadelphia. 
3. Calvin Victor Davis, 1952 
 Handbook of Applied Hydraulics, Nxb. McGraw-Hill Book Co., New York 
4. Nguyễn Ngọc Dung, 1999 
 Xử lý nước cấp, Nxb. Xây dựng, Hà Nội 
5. Environmental Sanitation Information Center (1987). 
 Environmental Sanitation Review. Asian Institute of Technology, Bangkok, 
 Thailand 
6. Nguyễn Văn Đạt, Huỳnh Chánh Thiện, 1982 
 Kết cấu công trình, tập I, II, Nxb. Đại học và THCN, Hà Nội 
7. Fair, Gordon Maskew, 1954 
 Water supply and waste-water disposal, Nxb. John Wiley & Son, New York 
8. George Tchobanoglous and Franklin L. Burton, 19 
 Wastewater Engineering, Treatment, Disposal and Reuse, Nxb. McGraw-
 Hill Book Co., New York 
9. I. Gruhler, 1980 
 Công trình làm sạch nước thải loại nhỏ, Nxb. Xây dựng, Hà Nội 
10. John M. Kalbermatten, DeAnne S. Julius, Charles G. Gunnerson, D. Duncan 
 Mara (1982). 
 Appropriate Sanitation Alternatives - a Planning and Design Manual. The 
 Johns Hopkins University Press. Published for the World Bank. Baltimore 
 and London, UK 
11. Hoàng Huệ, 1996 
 Xử lý nước thải, Nxb. Xây dựng, Hà Nội 
12. Kriengsak Udomsinrot, 1989 
 Wastewater Engineering Design - Calculations, Mitrnara Printing, Bangkok 
13. Linvil G. Rich, 1980 
 Low-maintaine, Mechanically Simple Wastewater Treatment Systems, Nxb. 
 McGraw-Hill Book Co., New York 
14. Dương Trọng Phỉ (2003). 
 Nâng cao hiệu quả của nhà tiêu sinh thái VINASANRES, Viện Pasteur 
Nha Trang, Nha Trang 
15. Smethrurst, George, 1988 
 Basic water treament for application world-wide, Nxb. Thomas Telford, 
16. S.M. Tronach, T. Rudd, J.N. Lester, 1986 
 Anaerobic digestion processes in industrial wastewater treatment, Nxb. 
 Springer-Verlag, Berlin, Germany. 
17. Tổng cục Xây dựng - Tiêu chuẩn ngành, 1996 
 TCXD 188: Nước thải đô thị - Tiêu chuẩn thải, Nxb. Xây dựng, Hà Nội 
18. Trần Văn Mô, 1993 
 Kỹ thuật Môi trường, Nxb. Xây dựng, Hà Nội 
Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn 
-------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
PHỤ LỤC & TÀI LIỆU THAM KHẢO 
100
19. Trần Hiếu Nhuệ, Lê Thị Dung, Ứng Quốc Dũng, Trần Đức Hạ, Đỗ Hải, Phạm 
Ngọc Thái, Nguyễn Văn Than (2001). 
 Cấp nước và Vệ sinh Nông thôn. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 
20. Trường Đại học Thủy lợi, Bộ môn Hóa học - Bảo vệ Môi trường, 1992 
 Bảo vệ Môi trường - Quản lý Chất lượng nước, ĐH Thủy lợi, Hà Nội 
21. Nguyễn Thị Kim Thái, Lê Hiền Thảo, 1999 
 Sinh thái học và Bảo vệ Môi trường, Nxb. Xây dựng, Hà Nội 
22. Nguyễn Thị Thu Thủy, 1999 
 Xử lý nước cấp Sinh hoạt và Công nghiệp, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, HNội 
23. Trung tâm Đào tạo ngành Nước và Môi trường, 1999 
 Sổ tay Xử lý Nước, Nxb. Xây dựng, Hà Nội 
24. Lê Anh Tuấn, 2000 
 Giáo trình Phân tích Dự án Phát triển Nông thôn, Đại học Cần Thơ 
25. Lê Anh Tuấn, 2000 
 Giáo trình Qui hoạch Thủy lợi, trường Đại học Cần thơ, Cần Thơ 
26. Lê Hoàng Việt, 1997 
 Giáo trình Nguyên lý Xử lý Nước thải, trường Đại học Cần thơ, Cần Thơ 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_trinh_xu_ly_nuoc_thai_phan_2.pdf