Giáo trình Chọn giống và nhân giống vật nuôi (Phần 1)

Giống nguyên thủy là nhóm giống mà các cá thể trong đó còn

mang nhiều đặc điểm hoang dã, tác động của con người vào nhóm này hầu

như chưa nhiều. Giống nguyên thủy có một số đặc điểm sau:

- Tầm vóc nhỏ

- Sức sản xuất thấp và kiêm dụng

- Sức chịu đựng bệnh tật cao, quen với khí hậu từng vùng, tạp ăn.

- Thành thục muộn

- Mức độ biến dị không cao (bảo thủ di truyền lớn).

- Là sản phẩm của nền kinh tế tự cung, tự cấp.

Giống quá độ là nhóm giống được hình thành trên cơ sở giống

nguyên thủy. Con người đã đặt ra những tiêu chuẩn qui định cho từng

giống và theo từng hướng sản xuất, tác động thông qua biện pháp chăm

sóc nuôi dưỡng từ đó mà chọn lọc, nâng cao. Giống quá độ có một số đặc

điểm sau:

- Tầm vóc đã được cải tiến hơn so với giống nguyên thủy.

- Sức sản xuất đã được nâng lên, nhưng hướng sản xuất phần lớn

vẫn kiêm dụng.

- Thành thục đã sớm hơn so với giống nguyên thủy.

- Các đặc điểm sản xuất đang còn thấp, tính bảo thủ di truyền còn

tương đối vững bền.

pdf 121 trang kimcuc 13900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chọn giống và nhân giống vật nuôi (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chọn giống và nhân giống vật nuôi (Phần 1)

Giáo trình Chọn giống và nhân giống vật nuôi (Phần 1)
1 
NGUYỄN ĐỨC HƯNG 
NGUYỄN MINH HOÀN - LÊ ĐÌNH PHÙNG 
GIÁO TRÌNH 
CHỌN GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG 
VẬT NUÔI 
Hà Nội, NĂM 2008 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
2 
MỤC LỤC TRANG 
Chương I . Lịch sử hình thành chọn giống và nhân giống 
 Công tác giống vật nuôi ở nước ta 4 
1.1 Lịch sử hình thành môn giống vật nuôi 4 
1.2 Công tác giống vật nuôi ở nước ta 8 
Chương II. Nguồn gốc, thuần hóa, thích nghi của vật nuôi 12 
 2.1 Nguồn gốc của vật nuôi 12 
 2.2 Sự thuần hóa của vật nuôi 17 
 2.3 Sự thích nghi của vật nuôi 23 
 2.4 Một số giống vật nuôi ở nước ta 28 
Chương III. Ngoại hình và thể chất của vật nuôi 72 
 3.1 Khái niệm về ngoại hình 72 
 3.2 Đặc điểm ngoại hình của vật nuôi theo các hướng sản xuất 73 
 3.3 Thể chất của vật nuôi 77 
Chương IV. Sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 89 
 4.1 Khái niệm về sinh trưởng 89 
 4.2 Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng và phát dục 93 
 4.3 Một số quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 96 
Chương V. Sức sản xuất của vật nuôi 109 
 5.1 Ý nghĩa của việc đánh giá sức sản xuất của vật nuôi 109 
 5.2 Sức sinh sản của vật nuôi 109 
 5.3 Sức sản xuất sữa 111 
 5.4 Sức sản xuất trứng 115 
 5.5 Sức sản xuất thịt 117 
 5.6 Sức làm việc ( cày kéo) 119 
Chương VI. Quan hệ họ hàng và các tham số di truyền 122 
 6.1 Di truyền tính trạng 122 
 6.2 Sự biến thiên/ sai khác của tính trạng số lượng 123 
 6.3 Mô hình di truyền cơ bản của tính trạng đa gen 126 
 6.4 Quan hệ di truyền giữa các cá thể 129 
 6.5 Một số tham số di truyền 140 
Chương VII. Chọn lọc giống vật nuôi 168 
 7.1 Cơ sở chọn lọc 168 
 7.2 Giá trị giống 182 
 7.3 Các phương pháp chọn lọc 188 
Chương VIII. Nhân giống vật nuôi 208 
 8.1 Giao phối cận huyết 208 
8.2 Ưu thế lai 219 
8.3 Các phương pháp nhân giống vật nuôi 231 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
3 
Chương IX. Tổ chức công tác giống vật nuôi 251 
 9.1 Mục đích, yêu cầu 251 
 9.2 Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2010 
 9.3 Chương trình, biện pháp công tác giống 
Tài liệu tham khảo chính 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
4 
Chương I 
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 
CHỌN GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG, 
CÔNG TÁC GIỐNG Ở NƯỚC TA 
1.1. Lịch sử hình thành môn chọn và nhân giống vật nuôi 
Giống vật nuôi cũng như cây trồng là những phương tiện của sản 
xuất nông nghiệp. Do vậy, sự hình thành và phát triển của nó có liên quan 
với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội. 
Cũng như các môn khoa học khác, môn chọn và nhân giống được 
hình thành và hoàn thiện dần theo sự phát triển của xã hội loài người, cùng 
với những trí thức, kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, đấu 
tranh xã hội và những tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật trong từng thời kỳ. 
Từ xa xưa, con người đã biết cải tiến các vật nuôi, cây trồng bằng 
nhân giống và lai giống. Lai lừa đực và ngựa cái sinh ra con la. Trong một 
số tác phẩm của thời trước, người ta đã biết rằng: một số con sinh ra giống 
mẹ, một số giống cha và một số quay lại giống ông bà. 
Ở các nước tư bản châu Âu, Robert Bakewell (1728 - 1795) được 
xem là một trong những người đầu tiên nổi tiếng về tạo và chọn giống vật 
nuôi. Ông là người tạo ra giống ngựa Shire, bò sừng dài, cừu Lexte, kiểm 
tra bò đực qua đời con, chọn đực tốt để gây giống. 
Lamarck (1744 - 1829) là nhà sinh vật học người Pháp đã đề cập đến 
vấn đề tiến hóa. Theo ông do tác động của ngoại cảnh, sinh vật có biến đổi 
nên có tiến hóa và thoái hóa. Các biến dị mới thu được trong phát dục cơ 
thể có thể truyền lại cho đời sau bằng con đường sinh sản hữu tính và vô 
tính. Ông gọi đó là tính di truyền thu được “tập nhiễm”, nhưng chưa giải 
thích được sự tiến hóa như thế nào ? 
Darwin (1809 - 1882) , dựa vào kết quả quan sát thực tế, tổng kết rất 
nhiều tài liệu, đã giải thích sự tiến hóa của sinh vật là do di truyền, biến dị, 
chọn lọc và đấu tranh sinh tồn. Từ đó xây dựng nên thuyết tiến hóa. 
Thuyết “toàn sinh”, theo ông các tế bào ở các bộ phận cơ thể, kể cả các bộ 
phận mới biến dị đều chứa các “hạt” mầm. Các “hạt” này qua máu đi vào 
tế bào sinh dục và truyền lại cho đời sau. 
Weisman (1834 - 1914), năm 1892 đã đưa ra thuyết “chất chủng 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
5 
liên tục”. Theo thuyết này cơ thể được chia làm hai phần: chất chủng và 
chất thể. Chất chủng quyết định sự sinh sản và di truyền. Chất thể có tác 
dụng cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ chất chủng. Qua từng thế hệ, chất 
chủng sinh ra chất thể, chất thể không sinh ra chất chủng, chất thể không 
liên tục mà chỉ có chất chủng là liên tục. Chất chủng chứa các đơn vị di 
truyền nằm trong nhiễm sắc thể của tế bào sinh dục, là cơ sở sẵn có truyền 
từ đời này sang đời khác. 
Mendel G. (1822 - 1884), năm 1865 cho ra đời công trình “Thí 
nghiệm của các cây lai” và đưa ra ba qui luật di truyền cơ bản: qui luật 
tính trội, qui luật phân ly và di truyền độc lập, tổ hợp tự do. 
Năm 1900, Hugo de Vris, Tcheckmark và Correns đã đưa ra công 
trình giống với kết quả nghiên cứu của Mendel trước đó 35 năm. Do vậy 
kết quả nghiên cứu của ba nhà khoa học này là phát hiện lại qui luật 
Mendel. 
Johansen (1907), đưa ra khái niệm về quần thể và các qui luật di 
truyền trong quần thể và dòng thuần. Năm 1908 định luật Hardy-Weinberg 
ra đời, xác định sự cân bằng và thay đổi tần số gen trong quần thể. 
Từ thế kỷ XIX, bắt đầu hình thành một hướng sử dụng các qui luật 
di truyền quần thể vào công tác giống vật nuôi. Các phương pháp thống kê 
sinh vật học đã được ứng dụng nhiều vào công tác giống. 
Năm 1921, Wright đã nghiên cứu về sự tương quan di truyền giữa 
các sinh vật cùng huyết thống và nêu ảnh hưởng của di truyền trong các 
cách chọn phối khác nhau, tìm ra nguyên nhân, kết quả của các phương 
pháp đó trên cơ sở toán học. Hiện nay các công trình nghiên cứu của 
Galton, Wright cùng với luật Hardy-Weinberg là nền móng của di truyền 
học quần thể. 
Lush (1945) là một trong những người đầu tiên ứng dụng di truyền 
quần thể trong ngành chăn nuôi, đã phát triển lý luận của Wright, phân 
tích sự di truyền các tính trạng số lượng, xác định giá trị giống của con vật 
và hiệu quả của chọn lọc. 
Hazel (1945), Handerson, Cunningham (1975) là những người phát 
triển lý luận chọn lọc theo các tính trạng số lượng và xây dựng được chỉ số 
chọn lọc được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong công tác giống vật nuôi. 
Cho đến năm 2000, di truyền học tiếp tục sử dụng các tín hiệu di 
truyền phân tử, áp dụng phương pháp DNA tái tổ hợp, thực hiện cấy 
truyền gen (gene transfer) nhằm tạo ra những giống mới, sản phẩm mới có 
chất lượng cao. Sự phát triển của di truyền học và những sự kiện quan 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
6 
trọng trong sự hình thành khoa học chọn giống động vật theo tiến trình 
lịch sử đã được xác định theo bảng dưới đây: 
Thuần hóa vật nuôi. Chọn lọc cá thể, quần thể riêng rẽ. 
Năm 1800 
Tạo giống mới (vai trò của R. Backwell) 
Năm 1850 
Mendel khám phá ra qui luật di truyền 
Tổ chức chọn lọc theo tiêu chuẩn. 
Tổ chức chọn lọc theo dòng 
Năm 1900 
Phục hồi qui luật Mendel 
Xác định nguyên tắc di truyền số lượng 
Áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò 
Năm 1950 
Áp dụng di truyền số lượng cho từng chủng 
Watson và Crick xác định mô hình DNA 
Henderson áp dụng mô hình BLUP 
Ứng dụng công nghệ sinh học nhằm tăng sản lượng 
 Thực thi cấy truyền phôi 
Thời đại “thông tin” về chất lượng con giống và sản phẩm 
Năm 2000 
Sử dụng gen chỉ thị. Xác định mầm giới tính từ đầu. Ghép truyền gen. 
Thực thi cây truyền gen. 
Nguồn: Animal Breeding. Australia & USA, 1992. 
Chọn giống vật nuôi là môn khoa học nghiên cứu các qui luật di 
truyền được ứng dụng trong công tác giống, tìm ra các phương pháp tạo 
giống, hoàn thiện và nâng cao năng suất và phẩm chất các giống sẵn có. 
Giống hay phẩm giống trong chăn nuôi là một nhóm vật nuôi hoàn 
chỉnh của một loài nào đó, có chung nguồn gốc, được tạo thành bởi lao 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
7 
động sáng tạo của con người trong những điều kiện kinh tế và thiên nhiên 
nhất định. Có số lượng đầy đủ để tiến hành nhân giống trong nội bộ của 
nó, có giá trị kinh tế và giá trị làm giống, có những đặc điểm giống nhau 
về ngoại hình, sinh lý, có những yêu cầu nhất định về điều kiện sinh sống. 
Những đặc điểm và yêu cầu đó được di truyền ổn định qua các thế hệ và 
cho phép phân biệt giống này với giống khác. 
Tất cả các giống vật nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ thú hoang và 
trải qua quá trình thuần hóa, chọn lọc lâu đời mà được hình thành. Darwin 
đã chia giống ra làm 2 loại: giống thiên nhiên và giống nhân tạo. Culesop 
chia giống làm bốn loại: giống cổ, kiêm dụng, cải tiến và thiên nhiên. Hiện 
nay người ta chia giống làm ba loại: giống nguyên thủy, giống quá độ (đã 
được cải tiến) và giống gây thành. 
 Giống nguyên thủy là nhóm giống mà các cá thể trong đó còn 
mang nhiều đặc điểm hoang dã, tác động của con người vào nhóm này hầu 
như chưa nhiều. Giống nguyên thủy có một số đặc điểm sau: 
- Tầm vóc nhỏ 
- Sức sản xuất thấp và kiêm dụng 
- Sức chịu đựng bệnh tật cao, quen với khí hậu từng vùng, tạp ăn. 
- Thành thục muộn 
- Mức độ biến dị không cao (bảo thủ di truyền lớn). 
- Là sản phẩm của nền kinh tế tự cung, tự cấp. 
 Giống quá độ là nhóm giống được hình thành trên cơ sở giống 
nguyên thủy. Con người đã đặt ra những tiêu chuẩn qui định cho từng 
giống và theo từng hướng sản xuất, tác động thông qua biện pháp chăm 
sóc nuôi dưỡng từ đó mà chọn lọc, nâng cao. Giống quá độ có một số đặc 
điểm sau: 
- Tầm vóc đã được cải tiến hơn so với giống nguyên thủy. 
- Sức sản xuất đã được nâng lên, nhưng hướng sản xuất phần lớn 
vẫn kiêm dụng. 
- Thành thục đã sớm hơn so với giống nguyên thủy. 
- Các đặc điểm sản xuất đang còn thấp, tính bảo thủ di truyền còn 
tương đối vững bền. 
 Giống gây thành (giống cao sản) là nhóm giống được tạo ra do lai 
giữa các giống có một số đặc điểm sau: 
- Sức sản xuất cao, hướng sản xuất kiêm dụng và chuyên dụng. 
- Dễ thay đổi dưới ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, nếu điều 
kiện ngoại cảnh thuận lợi, phù hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
8 
của giống thì sẽ cho năng suất cao, ngược lại nếu không thuận lợi sẽ làm 
giảm năng suất, thậm chí gây ra bệnh tật hoặc bị chết. 
- Sức chịu đựng bệnh tật kém. 
 - Ðòi hỏi điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc ở trình độ cao. 
 Trong nhóm giống cao sản bao gồm: giống kiêm dụng và chuyên 
dụng. Giống kiêm dụng là giống có nhiều tính năng sản xuất khác nhau, ví 
dụ kiêm dụng thịt-sữa; kiêm dụng sữa-thịt (đối với bò), kiêm dụng nạc - 
mỡ; mỡ - nạc (đối với lợn), kiêm dụng trứng - thịt; thịt - trứng (đối với gia 
cầm). Giống chuyên dụng là giống chuyên về một tính năng sản xuất, ví 
dụ bò chuyên sữa, bò chuyên thịt, lợn chuyên nạc, gà chuyên trứng, gà 
chuyên thịt. 
Hiện nay trên thế giới có quan điểm thống nhất là trong công tác 
chăn nuôi nói chung, mục đích cuối cùng là làm sao để vật nuôi cho sản 
phẩm nhiều nhất mà tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm (1 kg thịt, 
1 kg sữa, 1 quả trứng...) lại ít nhất. Qua đó chúng ta thấy rằng, khi nói đến 
một giống vật nuôi tốt đều cũng phải bao hàm ý nghĩa là con giống đó sẽ 
cho năng suất cao, phẩm chất tốt, đồng thời mức tiêu tốn thức ăn cho một 
đơn vị sản phẩm phải thấp. 
1.2 Công tác giống vật nuôi ở nước ta 
Ở nước ta từ sau năm 1954 ngành chăn nuôi mới có điều kiện để 
phát triển mạnh mẽ. Chăn nuôi vẫn tiếp tục nuôi theo hộ là chính và Nhà 
nước ban hành một số chính sách khuyến khích tăng gia sản xuất, trong đó 
có chăn nuôi. Một công tác đáng kể trong giai đoạn này là đào tạo cán bộ 
khoa học kỷ thuật chăn nuôi, thú y các cấp ở trong nước, ngoài nước nhằm 
cung cấp nhân lực cho sự phát triển chăn nuôi trong những thời gian tới. 
Năm 1962, để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, Nhà nước đã xác định: 
“... phương hướng chung là tích cực củng cố và phát triển vững chắc chăn 
nuôi trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và nông trường quốc doanh, 
hết sức khuyến khích phát triển chăn nuôi trong các gia đình xã viên và 
nông dân cá thể, đồng thời vận động toàn dân tham gia phát triển chăn 
nuôi. 
Ðối với từng loại vật nuôi, coi trọng việc phát triển chăn nuôi trâu 
bò để cung cấp sức kéo là chủ yếu, tăng cường việc chăn nuôi ngựa; đẩy 
mạnh chăn nuôi lợn, chú trọng chăn nuôi dê; bước đầu phát triển chăn 
nuôi thỏ, cừu, chú trọng hơn nữa việc phát triển chăn nuôi gia cầm như gà, 
vịt, ngan, ngỗng...” 
Ðối với trâu, một con vật được sử dụng làm sức kéo cổ truyền, ở các 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
9 
vùng miền núi, bán sơn địa có nhiều trâu đã được khoanh thành vùng trâu 
sinh sản, tổ chức trao đổi, bổ sung con đực giữa các vùng để tránh giao 
phối cận huyết. Năm 1960-1961, trâu sữa Murah được nhập từ Trung 
Quốc và năm 1968 - 1970 nhập từ Ấn Ðộ, vì nhu cầu về sữa trâu không 
cao cho nên công tác giống trâu sữa cũng chưa được phát triển. 
Các cuộc điều tra cơ bản về giống qui mô lớn lúc bấy giờ (từ năm 
1964) được tiến hành ở các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn La, 
Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Nội dung điều tra bao gồm: các điều 
kiện hình thành giống, sự phân bố theo các vùng địa lý, cơ cấu đàn, ngoại 
hình, khả năng sinh sản, sản xuất... Ở các nông trường quốc doanh, các 
hợp tác xã tiến hành kiểm kê, chấn chỉnh cơ cấu đàn, bình tuyển, giám 
định, xác định giá trị giống theo tiêu chuẩn. Vùng giống bò được khoanh 
vùng đầu tiên (từ năm 1966) tại Thọ Xuân (Thanh Hóa), giống chủ yếu là 
bò Vàng. Trong những năm 60 bắt đầu nhập các giống bò hướng sữa: 
Lang trắng đen, Tam Hà (từ Trung Quốc), được nuôi chủ yếu tại Ba Vì 
(Sơn Tây). Năm 1970, bò sữa giống Holstein nhập từ Cu Ba được chuyển 
nuôi tại Nông trường Sao Ðỏ và Mộc Châu. Năm 1975, một phần được 
chuyển về nuôi thích nghi tại Lâm Ðồng. Trong từng thời kỳ chúng ta có 
nhập thêm bò Brown Swiss (bò Thụy Sĩ), bò Zebu, bò Sind thuần từ nhiều 
nước khác nhau. Những giống vốn có đặc tính khác nhau thích nghi lâu 
đời với khí hậu nhiệt đới để cải tạo bò Vàng Việt Nam, để nuôi thuần và 
thăm dò lai tạo với các giống sẵn có. Từ những năm 80, một mặt chúng ta 
duy trì, cải tiến các đàn bò địa phương, củng cố cơ cấu đàn bò ngoại 
hướng sữa, mặt khác nhập nội một số bò đực giống (Sind, Charolais, Santa 
Gertrudis, Limousin, Brahaman...) hoặc tinh đông viên của những con đầu 
dòng để tổ chức lai tạo với bò nền Việt Nam theo hướng thịt-sữa, sữa - 
thịt. Về bò thịt chuyên dụng, chúng ta đang thử nghiệm nuôi để có sản 
phẩm thịt hàng hóa ở một vài nơi trên cả nước. 
Công tác giống lợn từ trước đến nay đã được coi trọng hàng đầu so 
với các giống vật ...  
5000-5500 kg sữa/chu kỳ, tỷ lệ mỡ từ 3,6-3,8%. Nói chung, lượng sữa của 
bò cao nhất là ở những tháng đầu sau khi đẻ, sau đó giảm dần cho khi cạn 
Tuần sau khi đẻ 
% 
Mỡ 
Sữa 
Protein 
N
ăn
g
 s
u
ất
 s
ữ
a/
 n
g
ày
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
114 
sữa. Trong một chu kỳ vắt sữa, nếu lượng sữa theo đúng qui luật như thế 
thì gọi là chu kỳ đều đặn, còn nếu lượng sữa hàng tháng lên xuống thất 
thường thì gọi là chu kỳ nhiễu loạn. Trong chọn giống, người ta chú trọng 
chọn các phẩm giống hay cá thể có chu kỳ tiết sữa đều đặn vì chu kỳ đều 
đặn và lượng sữa hàng ngày cao làm cho tổng sản lượng sữa của con vật 
trong một năm cũng cao. 
5.2.2.3 Thức ăn và dinh dưỡng 
Thức ăn là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng rõ rệt đến sức sản 
xuất sữa và phẩm chất của sữa vì thức ăn là nguyên liệu tạo ra sữa và các 
thành phần trong sữa. Số lượng và chất lượng thức ăn đóng góp quan 
trọng đến số lượng và chất lượng sữa. 
 - Thức ăn thô: Là loại thức ăn có số lượng lớn nhưng hàm lượng chất 
dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn nhỏ. Trong thức ăn thô, người ta lại phân 
thành các nhóm nhỏ là thức ăn xanh, thức ăn ủ tươi, thức ăn củ quả, phụ 
phế phẩm nông nghiệp và thức ăn thô khô (rơm rạ). 
 - Thức ăn xanh có nhiều nước, dễ tiêu hoá, có tác dụng nâng cao sản 
lượng sữa rõ rệt. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh có tỷ lệ cân đối, 
tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin, có tính ngon 
miệng, gia súc thích ăn, protein và vitamin trong thức ăn xanh có chất 
lượng cao hơn trong thức ăn tinh. Trong thức ăn xanh có chứa một số chất 
dinh dưỡng kích thích sinh trưởng, sinh sản và khả năng tiết sữa. Khẩu 
phần bò sữa nếu thiếu cỏ xanh sẽ dẫn đến thiếu kali làm mất cân bằng pH 
dạ cỏ. Thiếu kali còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động của buồng trứng, đến 
khả năng thụ thai. Cỏ tự nhiên, cỏ trồng, ngọn mía, đọt thơm, vỏ thơm, rau 
lang, rau muống ... là những thức ăn xanh đang được sử dụng rộng rãi để 
nuôi bò sữa hiện nay. 
 - Thức ăn tinh là loại thức ăn có khối lượng nhỏ, nhưng hàm lượng 
chất dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn lại lớn. Hàm lượng chất xơ thấp hơn 
18%. Căn cứ vào hàm lượng chất dinh dưỡng chủ yếu, người ta chia thức 
ăn tinh ra thành hai loại: thức ăn tinh cung cấp năng lượng và thức ăn tinh 
bổ sung đạm. Thức ăn trở thành bộ phận quan trọng trong khẩu phần bò 
sữa, nhất là bò cao sản trong giai đoạn tiết sữa. Các loại thức ăn tinh 
thường dùng cho bò sữa bao gồm: cám gạo, bột sắn, bột bắp, tấm và gạo, 
các loại khô dầu, bột cá. 
 Cám gạo thường được sử dụng như thành phần chính trong thức ăn 
hỗn hợp của bò sữa, chiếm trên dưới 30%. 
 Bột sắn thường được nghiềm nhỏ (nhưng không được nghiền quá 
mịn). Bổ sung thêm ure hoặc cho ăn cùng với thức ăn giàu đạm như hèm 
bia, xác đậu nành, bột cá và khoáng để có hốn hợp cân bằng dinh dưỡng 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
115 
hơn. Bột sắn thường được sử dụng trong thức ăn hỗn hợp bò sữa với tỷ lệ 
15-25%. 
 Ðối với khô dầu, khi cho ăn hàm lượng nhiều, nó sẽ làm tăng hàm 
lượng mỡ trong khẩu phần và do đó làm giảm khả năng hấp thu canxi và 
magie. Một số khô dầu chứa nhiều axit béo không no, mạch dài có ảnh 
hưởng xấu đến hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ. Thông thường trong thức 
ăn tinh hỗn hợp bò sữa lượng khô dầu chiếm từ 10 - 25%.. 
 Bột cá là nguồn thức ăn đạm động vật có chất lượng protein tốt hơn 
protein thực vật. Bột cá còn là nguồn bổ sung khoáng nhất là canxi, 
photpho. Bò sữa không cần nhiều bột cá, tối đa khoảng 500 g/ngày. 
Thường thì bột cá không sử dụng cho bò sữa riêng rẽ mà trộn vào thức ăn 
tinh hỗn hợp. Tỷ lệ bột cá trong thức ăn tinh từ 5-7%. 
 Thức ăn bổ sung được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân 
bằng một số chất dinh dưỡng thiếu hụt như chất đạm, khoáng và vitamin... 
Qaun trọng nhất trong số thức ăn bổ sung cho bò sữa là ure và hỗn hợp 
khoáng - vitamin. 
 Các chất khoáng cũng rất quan trọng vì nếu thiếu nó thì chất khoáng 
dự trữ ở xương sẽ bị tiêu hao, làm cho gia súc gầy yếu, khả năng sản xuất 
sữa cũng như sức khỏe của gia súc sẽ bị giảm. 
 Vitamin A, vitamin D là những vitamin có vai trò quan trọng đối với 
gia súc cho sữa, làm cho gia súc có sức khỏe tốt, chống chịu tốt với bệnh 
tật và cung cấp vitamin trong thành phần sữa. Nếu trong sữa thiếu vitamin 
A thì gia súc non bị ốm yếu và bệnh tật. 
5.2.2.2 Tuổi gia súc 
 Trong chu kỳ cho sữa, năng suất sữa của bò đạt cao nhất ở tháng thứ 
1-2 sau khi đẻ. Ở lứa đẻ thứ 4 và thứ 5 bò sữa cho sản lượng sữa cao nhất, 
từ lứa thứ 7, 8, 9 lượng sữa giảm dần. 
Khí hậu, thời tiết, trạng thái cơ thể, bệnh tật, tháng mang thai, quy 
trình chăn nuôi, kỹ thuạt khai thác sữa ... đều có ảnh hưởng đến sức tiết 
sữa ở vật nuôi. 
5.4. Sức sản xuất trứng 
5.3.1 Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia 
cầm 
 Năng suất trứng hay số lượng trứng đẻ ra của gia cầm trong 
khoảng thời gian nhất định là chỉ tiêu năng suất quan trọng của gia cầm 
hướng trứng, phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ 
sinh dục. Năng suất trứng là tính trạng di truyền, phản ánh chất lượng 
giống, song cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
116 
Việc qui định về thời gian tính sản lượng trứng chưa được thống nhất, có 
thể là 1 tháng, 1 năm, 1 mùa, 10 tháng hoặc cả đời mái đẻ. Ở Ðức, sản 
lượng trứng được tính trong khoảng thời gian từ 1/10 năm trước đến 30/9 
năm sau hay từ 1/11 năm trước đến 30/10 năm sau. Ở Mỹ, người ta tính 
sản lượng trứng gà đẻ được 500 ngày. 
Năng suất trứng phụ thuộc vào loài, giống, hướng sản xuất, đặc 
điểm cá thể gia cầm và cả mùa vụ. Năng suất trứng được di truyền cho đời 
sau cả từ phía bố lẫn phía mẹ. Nói cách khác, các gen qui định tính trạng 
năng suất nằm trên nhiễm sắc thể thường và tính trạng này thuộc loại bị 
hạn chế bởi giới tính. Ðây là tính trạng số lượng do nhiều gen kiểm soát, 
nhưng số lượng gen cụ thể thì chưa biết rõ. 
 Hays (1944), Albada (1955) cho rằng việc sản xuất trứng do 5 yếu 
tố qui định: thời gian kéo dài sự đẻ trứng, cường độ đẻ, nghỉ đẻ mùa đông, 
tuổi thành thục và bản năng đòi ấp. 
Ngày nay việc cải tiến kỹ thuật chăn nuôi đã cho phép điều khiển 
môi trường, nhiệt độ và ánh sáng nhân tạo nên gà có khả năng đẻ quanh 
năm. Mặt khác do chọn lọc, bản năng đòi ấp của gà bị loại trừ. 
Ở nước ta, các giống gia cầm địa phương đều thành thục sinh dục 
sớm. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện nhiệt đới, sự trao đổi chất có 
cường độ cao, các cơ quan nội tiết, đặc biệt là tuyến dưới não làm việc 
nhiều dẫn đến kết quả làm cho một số chức năng sinh sản, tính dục ...phát 
triển sớm hơn. Ðây là một vấn đề cần quan tâm để duy trì và nâng cao khả 
năng sản xuất của gia cầm giống nội. 
 Quy luật sản lượng trứng của gia cầm thường phụ thuộc vào tuổi: ở gà, 
thường năm đầu sản lượng trúng cao, các năm sau giảm dần, cá biệt năm thứ 
hai sản lượng cao nhất. Riêng ngỗng tới năm thứ năm sản lượng trứng vẫn 
tăng. 
5.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất trứng của gia cầm 
5.3.2.1 Sản lượng trứng trong 1 thời gian (1 tháng, 1 năm). 
 Tổng số trứng đẻ trong năm, tháng 
- Sản lượng trúng trong năm, tháng = 
 Số gà đẻ trong tháng, năm đó 
- Chu kỳ đẻ trứng: số ngày đẻ trứng liên tục của 1 gia cầm. 
 Nếu là gia cầm giống thì phải làm chuồng đẻ tự động để kiểm tra trứng 
của từng cá thể. Lấy tổng số trứng bình quân trong một tháng chia cho số 
gà mái đẻ bình quân trong tháng đó. 
 Như chúng ta đã biết, gà đẻ trứng năm thứ hai thường bằng 70 - 80% 
của năm thứ nhất, năm thứ ba bằng 70 - 80% năm thứ hai. Cho nên trong 
ngành chăn nuôi gia cầm, gà giống thường giữ 1 năm, lâu nhất là hai năm. 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
117 
Thời gian duy trì đẻ trứng: số ngày từ khi bắt đầu đẻ tới khi thay lông 
nghỉ đẻ. 
Chi phí thức ăn cho 10 quả trứng. 
5.3.2.2. Khối lượng và chỉ số hình dạng trứng 
 Việc cân đo trứng là việc làm cần thiết để đánh giá phẩm chất của gia 
cầm giống. Vì vậy trong một tháng thường cân đo 3 lần (cứ 10 ngày cân 
đo 1 lần) hoặc có thể cân đo liên tục trong 3 ngày liền. 
 Ðối với trứng dùng làm sản phẩm cần chú ý lượng trứng, độ to của 
trứng và các phẩm chất khác của trứng (độ bền vỏ trứng, thành phần cấu 
tạo trứng và phẩm chất trứng). 
5.3.1.3 Về chất lượng của trứng, cần chú ý hình dạng, màu sắc, độ bền vỏ 
trứng, màu sắc của lòng đỏ và độ chắc của anbumin. Màu sắc của lòng đỏ 
phụ thuộc vào tiền sinh tố A (caroten), hay nói cách khác phụ thuộc vào 
các loại thức ăn của gà. Ðộ bền của lòng trắng được đo bằng đơn vị 
Haught (Hu). 
5.5. Sức sản xuất thịt 
Hiện nay vật nuôi được sử dụng theo hướng sản xuất thịt: bò thịt, 
lợn thịt, gà thịt, cừu thịt.... các giống vật nuôi hướng thịt: Bò 
Santagestrudis, Hereford, Ximentan, Charolais....lợn Landrace, Yorkshire, 
gà Plymouth, Cornish.... Phương pháp chăn nuôi các giống vật nuôi theo 
hướng thịt, tạo ra những sản phẩm thịt có phẩm chất cao, tiêu tốn thức ăn 
ít đã trở thành những phương pháp chăn nuôi đặc biệt, kết hợp các tổ hợp 
di truyền với điều kiện nuôi dưỡng cao, như nuôi gà giò vỗ béo (broiler), 
nuôi ngỗng nhồi, giết thịt lúc lợn 6-7 tháng tuổi... 
Mỗi loại gia súc cũng như phẩm giống đều có khả năng cho thịt 
khác nhau, vì chúng đều ảnh hưởng của di truyền và điều kiện ngoại cảnh 
khác nhau. Phẩm chất thịt của mỗi loại cũng khác nhau. 
Ðể đánh giá sức sản xuất thịt của gia súc ta thường dùng các chỉ tiêu 
sau đây: 
- Khối lượng móc hàm: là khối lượng sau khi lấy máu, cạo lông và 
bỏ phủ tạng, thường dùng đối với lợn. 
- Khối lượng thịt xẻ: là khối lượng móc hàm nhưng đã bỏ đầu, 
chân, đuôi, với đại gia súc thì lột da. 
- Tỷ lệ móc hàm, thịt xẻ: là tỷ lệ giữa các khối lượng đó so với khối 
lượng giết thịt. 
- Tỷ lệ nạc, mỡ, xương, da trong thân thịt. 
- Chi phí thức ăn cho 1kg trọng lượng. 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
118 
- Ngoài phẩm chất thịt xẻ nói trên người ta còn chú ý tới phẩm chất 
thịt như độ xốp của thịt, độ ẩm, độ chắc, độ mịn, màu sắc, phẩm chất mỡ 
như màu sắc, độ chắc, chỉ số Iốt của mỡ... 
Trên thị trường người ta phân loại giá trị của các phần trên thân thịt. 
Chẳng hạn: 
Hình 5.2. Phân hạng thịt 
 Với bò Với lợn 
 Thịt loại I: 1, 2, 3 Thịt loại I: 1, 2, 3, 4, 5 
 Thịt loại II: 4, 5, 6 Thịt loại II: 6, 7 
 Thịt loại III: 7, 8, 9 Thịt loại III: 4, 5, 8, 9 và xương 
 - Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg thịt hơi. 
 Chỉ tiêu này có ỹ nghĩa kinh tế rất lớn. Sức tăng trọng càng nhanh thì 
tiêu tốn thức ăn càng thấp. Sức tăng trọng có thể là tăng trọng tích luỹ, 
tăng trọng tuyệt đối, tăng trọng tương đối, nhưng tính tiêu tốn thức ăn là 
tính cho tăng trọng tuyệt đối. 
Hình 5.3. Điểm đo độ dày mỡ lưng ở lợn 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
119 
 Thịt xẻ toàn thân và tỷ lệ hao hụt sau khi giết thịt là cơ sở để đánh 
giá thịt xẻ về mặt giá cả. Các phần có giá trị nhất của thịt xẻ cho phép 
nhận xét về phẩm chất thtị xẻ của gia súc theo hướng chọn lọc. 
 - Chất lượng thịt 
 Bao gồm: độ xốp của thịt, độ ẩm, độ chắc, độ mịn và màu sắc. Phẩm 
chất của mỡ bao gồm: màu sắc và độ chắc (thường được biểu thị bằng chỉ 
số iode). 
 Ở lợn trong quá trình chọn lọc người ta thường chú ý phần thịt lườn 
lưng và thịt mông nhiều hơn vì những phần này xác định giá thành của thịt 
xẻ. Xu hướng chọn lọc như trên là chọn lọc theo tính trạng dài lưng. 
 Khả năng tạo thịt và tích luỹ mỡ: hiện nay trong ngành chăn nuôi lợn 
là một vấn đề được đặt ra trong công tác giống là chọn lọc theo hướng 
nhiều nạc, ít mỡ. Như vậy, thịt lườn lưng phải dài, hệ số di truyền của tính 
trạng này là 0,66 (Freeden, 1953), bề dày khổ mỡ có hệ số di truyền là 
0,52 và tỷ lệ mỡ/thịt là 0,50 (Dickerson, 1947). Do đó, khả năng tạo thịt và 
mỡ chịu ảnh hưởng của di truyền khá lớn. Người ta đánh giá phẩm chất 
của thịt xẻ về mặt tỷ lệ nạc/mỡ chỉ sau khi giết mổ con vật, tuy nhiên hiện 
nay cũng có thể đánh giá được các chỉ tiêu này trên con vật sống bằng 
phương pháp siêu âm. 
 Màu sắc của thịt, sự phân bố của mỡ dắt trong thịt, độ xốp của miếng 
thịt, độ to nhỏ của thớ thịt... cũng là những đặc tính để nâng cao phẩm chất 
của sản phẩm thịt. Các đặc tính này được đánh giá qua chế biến sản phẩm 
hoặc bằng mắt thường. 
 Sản phẩm thịt của con đực, con cái cũng khác nhau. Con đực thường 
cho khối lượng thịt lớn hơn con cái, nhưng các chỉ tiêu khác có phần kém 
hơn con cái. 
5.6. Sức làm việc (cày kéo) 
Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá sức làm việc của gia súc: 
- Sức kéo trung bình: là sức kéo đo được của gia súc trong điều kiện 
làm việc bình thường phù hợp với sức khỏe. 
Phương pháp đo: 
Mắc lực kế xen lẫn đòn giành và vật cản, cho con vật kéo (xe, cày 
vỡ...) đọc kết quả trung bình. Sức kéo trung bình thường có trị số bằng 12-
16% trọng lượng gia súc. 
Bò nặng 260-300 kg, sức kéo trung bình thường là 40 kg 
 // 300-350 kg // 45-50 kg 
 // 350-400 kg // 60-70 kg 
- Sức kéo lớn nhất: là sức kéo đo được khi con vật kéo được trọng 
tải lớn nhất. 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
120 
Phương pháp đo: mắc lực kế tương tự như trên, cho con vật kéo xe 
tăng dần trọng tải tới khi không kéo được nữa, đọc kết quả. Sức kéo tối đa 
thường bằng: 50-60% trọng lượng cơ thể. 
- Sức giật lớn nhất: là sức kéo ghi được khi con vật bắt đầu kéo. 
Phương pháp đo: mắc lực kế tương tự trên nhưng một đầu buộc vào 
gốc cây to, đuổi vật đi, đọc kết quả. 
Sức giật lớn nhất tỷ lệ thuận với trọng lượng. 
Bò 300 kg, sức giật 750-800 kg 
 350-400 kg 800-1000 kg 
 500 kg 1000-1200 kg 
- Công thực hiện: A=P.L. trong đó: P là sức kéo; L là đoạn 
đường đi của vật. 
Nếu con vật cày thì: diện tích ruộng cày 
 L = ----------------------------- 
 độ rộng xá cày 
A 
- Công suất: W = 
t 
L 
- Tốc độ = L: đường dài, t: thời gian 
t 
- Khả năng hồi phục: xác định mạch đập, nhịp thở trước khi làm 
việc, cho gia súc cày kéo 15 - 30 phút, cho gia súc nghỉ việc, xác định 
mạch đập, nhịp thở sau đó cứ 10 - 15 phút xác định một lần. Tính thời 
gian để mạch đập, nhịp thở hồi phục như trạng thái ban đầu. 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home
121 
Câu hỏi ôn tập chương V 
1. Thế nào là sức sản xuất của vật nuôi? Ý nghĩa của việc đánh giá sức sản 
xuất? 
2. Thế nào là sức sinh sản? Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của vật 
nuôi? 
3. Thế nào là sức sản xuất sữa của bò? Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản 
xuất sữa? Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất sữa? 
4. Thế nào là sức sản xuất thịt? Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt? 
 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/home

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chon_giong_va_nhan_giong_vat_nuoi.pdf