Giáo trình Chính trị học so sánh - Cách tiếp cận và so sánh các hệ thống chính trị trên thế giới

Hạ viện: So với thượng viện thì hạ viện có quy mô lớn hơn nhiều. Quốc

hội đầu tiên của Mỹ chỉ có 67 hạ nghị sỹ. Do dân số nước Mỹ tăng lên, quy mô

của hạ viện cũng tăng theo. Vào năm 1922, quốc hội đã thông qua một đạo luật

quy định số lượng thành viên cố định của hạ viện là 435 người. Tại quốc hội

đầu tiên, mỗi hạ nghị sỹ đại diện cho khoảng 30.000 dân. Còn hiện nay, con số

này vào khoảng 600.000 dân. Do hạ viện được bầu trên cơ sở dân số của từng

bang, cho nên bang nào có dân số đông hơn sẽ có nhiều đại diện hơn, và sự

điều chỉnh này được thực hiện sau mỗi mười năm, sau khi kết quả của cuộc

điều tra dân số được công bố.

Để trở thành một ứng cử viên hạ viện, người ứng cử phải là công dân

Mỹ từ 25 tuổi trở lên, đã có bảy năm mang quốc tịch Mỹ và là công dân của

bang mà họ đại diện trước ngày bầu cử. Hạ viện có nhiệm kỳ 2 năm và các

nghị sỹ được bầu lên từ các đơn vị bầu cử của các bang.

Do số lượng các thành viên lớn, các đại biểu đại diện cho các khu vực

cử tri khác nhau với các lợi ích đa dạng, hạ viện có xu hướng tổ chức chặt chẽ

hơn so với thượng viện. Chủ tịch hạ viện là người đứng đầu đảng đa số trong

hạ viện. Khác với thượng viện, chủ tịch hạ viện là người có quyền lực rất lớn.

Với những quyền hạn của quốc hội được ghi trong hiến pháp, thì chủ tịch hạ

viện có thể là người có thế lực lớn thứ hai trong nền chính trị Mỹ sau tổng

thống. Với tư cách là người đứng đầu phe đa số, chủ tịch hạ viện có vai trò

thúc đẩy, hoặc loại bỏ một số dự luật không có lợi cho đảng của mình.

pdf 183 trang kimcuc 5060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chính trị học so sánh - Cách tiếp cận và so sánh các hệ thống chính trị trên thế giới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chính trị học so sánh - Cách tiếp cận và so sánh các hệ thống chính trị trên thế giới

Giáo trình Chính trị học so sánh - Cách tiếp cận và so sánh các hệ thống chính trị trên thế giới
TS Ngô Huy Đức 
CHÍNH TRỊ HỌC SO SÁNH 
CÁCH TIẾP CẬN VÀ SO SÁNH CÁC HỆ THỐNG CHÍNH 
TRỊ TRÊN THẾ GIỚI 
Hà Nội 2 - 2010 
 2
MỞ ĐẦU 
Trong những năm gần đây, cùng với những thành công có ý nghĩa lịch 
sử của quá trình Đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, việc tiếp tục đổi mới, 
hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta là vấn đề cấp thiết khi đất nước đẩy mạnh 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 
Những căn cứ cho sự đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị mặc dù vẫn 
dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, 
nhưng cũng đồng thời đòi hỏi các đột phá, các sáng tạo mới thích ứng với tình 
hình và mục tiêu phát triển trong giai đoạn hiện nay. Các đột phá và sáng tạo 
như vậy không chỉ đòi hỏi phải nghiên cứu thấu đáo các kinh nghiệm của nước 
ta và kinh nghiệm của các nước anh em lựa chọn mục tiêu XHCN, mà cũng 
cần tham khảo kinh nghiệm và tiếp thu những giá trị có tính phổ biến của nền 
văn minh chính trị nhân loại, thể hiện trong các mô hình và hoạt động của 
HTCT ở một số nước trên thế giới, từ đó có được các khái quát mang tính lý 
luận và khả năng ứng dụng trong thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy của Viện 
Chính trị học. Đặc biệt, thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng 
XHCN ở nước ta, cũng như yêu cầu tuân thủ các chuẩn mực pháp lý quốc tế 
khi tham gia các hoạt động đối ngoại cũng đặt ra vấn đề cần hiểu biết HTCT 
của các nước trên thế giới, nhìn nhận đúng nền tảng chính trị, cấu trúc lợi ích, 
và các ràng buộc thể chế đối với các hoạt động chính trị thực tiễn nằm dưới các 
HTCT này. 
Cho đến nay, mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu về đời sống chính trị 
của các nước trên thế giới, các kết quả nghiên cứu này vẫn còn mang tính khá 
tản mạn. Một trong các điểm chưa thích hợp quan trọng nhất của các nghiên 
cứu trên là sự khác biệt trong góc độ nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu còn mang 
tính mô tả, hoặc phân tích từ góc độ văn hóa hay đất nước nói chung, do vậy 
khó có thể làm nổi bật các lý luận chính trị học, và các so sánh chính trị cần 
 3
thiết, vốn đòi hỏi cách tiếp cận riêng. Nói cách khác, việc so sánh các HTCT 
đã không được đặt thành trọng tâm và được tuân theo các chuẩn mực khoa học 
cần thiết của chính trị học so sánh. Tình hình đó dẫn đến việc dù có rất nhiều 
thông tin và sự kiện, nhưng các nghiên cứu này lại khó có thể được sử dụng 
cho việc nghiên cứu và giảng day chính trị học so sánh một cách có hiệu quả. 
Từ các lý do trên, mục tiêu tổng quát của cuốn sách là: Trên cơ sở tổng 
hợp các phân tích về một số hệ thống chính trị (HTCT) có tính chất đại diện, 
điển hình trên thế giới, so sánh và phân tích tính phổ biến và đặc thù của các 
hệ thống chính trị, làm rõ các giá trị văn minh chính trị có tính khái quát lý 
luận. 
 4
Chương 1 
NHẬP MÔN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH TRỊ 
HỌC SO SÁNH 
1.1. GIỚI THIỆU VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nghiên cứu chính trị học, cũng như mọi khoa học, đều có một mục tiêu 
là tiếp cận tới những kiến thức chắc chắn và tin cậy. Hơn thế nữa, việc giải 
thích các hiện tượng, các liên hệ nhân - quả, tức các lý thuyết hay các mô hình 
lại phải chịu sự hạn chế về tính toàn diện. Cụ thể hơn, lý thuyết hay mô hình 
đó phải tập trung vào một số lượng nhỏ (thậm chí là rất nhỏ) nếu so với số 
lượng các yếu tố có tiềm năng đóng một vai trò nhất định trong hiện tượng mà 
ta muốn giải thích. Cũng như trong việc giải thích hiện tượng “dân chủ”: có 
nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức độ phát triển “dân chủ”, nhưng người ta 
thường tập trung vào chỉ vào các yếu tố chính như: kinh tế, hiến pháp, luật, 
trình độ dân trí... 
Làm thế nào để chúng ta tin tưởng rằng đây là các yếu tố chính? Chỉ có 
thể bằng cách kiểm nghiệm thực tế. Đối với khoa học xã hội, khi chúng ta 
không thể tạo lập nên một phòng thí nghiệm như các khoa học tự nhiên để 
kiểm chứng, phương pháp so sánh là tất yếu. Vì trong việc so sánh giữa các 
trường hợp “dân chủ”, chính là người ta đang dùng các sự kiện thực tế như là 
các “phòng thí nghiệm” để kiểm chứng kết luận của lý thuyết. Đương nhiên, 
nếu kết luận không được chứng thực, tức giả sử như “dân chủ” chính là do 
điều kiện thời tiết và địa lý, hoặc tệ hơn, do tất cả mọi yếu tố ngẫu nhiên tạo 
nên, sự so sánh, chí ít cũng có tác dụng gợi nên một giả thuyết mới, một định 
hướng mới cho nghiên cứu và phát triển sự hiểu biết của chúng ta. 
Vậy chính trị học so sánh sẽ so sánh cái gì, như thế nào và để làm gì? 
Về căn bản, với tư cách là kiểm chứng (hay phát hiện các bằng chứng về 
giả thuyết mới), phương pháp so sánh về thực chất là sự kiểm soát các yếu tố 
của mối liên hệ nhân quả. Một ví dụ đơn giản nhất là giữ nguyên tất cả các yếu 
 5
tố khác không đổi (ceteris paribus), trong khi chỉ xem xét hai yếu tố biến đổi 
là: “dân chủ” (kết quả) và “thu nhập” (nguyên nhân). Khi xem xét một loạt các 
nước khác nhau, người ta có thể kết luận rằng có sự tương quan, giữa hai yếu 
tố này: các nước càng giàu thì càng dân chủ hơn. Trong toán học, đây chính là 
phép lấy đạo hàm. 
Chính trị học so sánh lấy sự so sánh các hệ thống chính trị làm đối 
tượng nghiên cứu cơ bản nhằm rút ra các kết luận, các liên hệ (các tương quan) 
có tính nhân quả. Điều này không chỉ hàm ý là lấy các HTCT ở các nước khác 
nhau, mà còn có thể lấy HTCT trong cùng một nước, ở các thời kỳ khác nhau 
để so sánh. Hơn thế nữa, sự lựa chọn các trường hợp, các nước để so sánh 
không thể là sự lựa chọn tùy tiện. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, giả 
thuyết khoa học mà chúng ta phải có sự lựa chọn hợp với mục tiêu. Nếu lập 
luận cho rằng, “dân chủ là do số lượng đảng chính trị hợp pháp và có tiềm lực 
cạnh tranh quyết định” thì không thể chỉ lựa chọn các nước có đa đảng, mà bắt 
buộc phải lựa chọn cả các nước có một đảng và các nước này cũng cần phải có 
các yếu tố khác tương tự như văn hóa, kinh tế,... Nếu không, việc mức độ “dân 
chủ” khác nhau trong thực tế lại có thể do sự khác nhau của các yếu tố không 
liên quan đến số lượng đảng. Điều này cũng chỉ ra rằng chúng ta không bao 
giờ có thể chọn được các nước thỏa mãn các điều kiện kiểm nghiệm chặt chẽ 
như vậy. Đây là điểm yếu cố hữu của so sánh trong khoa học xã hội nói chung, 
và rất dễ được dùng để phản biện mọi kết luận, từ đó đưa ra các tư tưởng biệt 
phái: ví dụ một phản biện hay được sử dụng là “Điều này không thể đúng và 
áp dụng ở nước A vì các nước được nghiên cứu đều không có các điều kiện 
giống nước A”. Nói cách khác, những người theo trường phái này sẽ không tin 
(hoặc rất nghi ngờ) rằng có cái gọi là tính khoa học của các hoạt động chính 
trị, hoặc ít nhất, họ cho rằng, các giá trị chung sẽ có tính ứng dụng khá hạn 
hẹp. 
Tóm lại, chính trị học so sánh lựa chọn một số các HTCT điển hình, để 
kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng, và rút ra các kết luận nhân - quả thông qua 
việc so sánh các yếu tố đó mà chúng ta thường gọi là “các giá trị chung, phổ 
 6
quát” của các HTCT. Có thể nói, lịch sử phát triển của CTHSS cũng chính là 
lịch sử của sự phát triển các phương pháp so sánh nhằm nâng cao độ tin cậy 
của các kết luận. 
1.2. LƯỢC SỬ VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA CHÍNH TRỊ HỌC SO 
SÁNH TRÊN THẾ GIỚI 
So sánh chính trị với nghĩa rộng nhất đã có từ lâu. Hầu hết các tác phẩm 
kinh điển từ thời Hy - La cổ đại, về căn bản là dựa trên cách phân tích so sánh. 
Thông qua các quan sát về các hoạt động, các cộng đồng khác nhau mà các 
nhà tư tưởng đã phát triển các lý thuyết và lập luận của mình. 
Arítxtốt khi viết tác phẩm “Chính trị” (Politics) đã dày công thu thập, 
đối chiếu và phân tích 158 bản hiến pháp của các thành bang Hy lạp thời đó. 
Thông qua sự phân tích so sánh, ông đã khái quát hóa và phát triển một hệ 
thống phân loại các kiểu chế độ chính trị cũng như lô-gíc của sự chuyển hóa 
lẫn nhau giữa chúng. 
Nicolo Machiavelli với tác phẩm “Quân vương” (1580), Mác với tác 
phầm “Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ” (1853), “Những kết quả tương lai của 
Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ” (1853) và Tocqueville với “Nên dân trị Mỹ” 
(1892) đều là các tác phẩm kinh điển trong lịch sử phát triển của môn chính trị 
học so sánh. Các nhà tư tưởng phương Đông như Khổng tử cũng xem xét các 
cách cai trị thời Chiến quốc trong việc lập thuyết của mình. 
Tuy mang tính kinh điển như vậy, các tác phẩm nghiên cứu thời kỳ này 
có 6 đặc điểm hạn chế chủ yếu là: 
 Thứ nhất, mô tả cấu trúc là chính, không hoặc ít so sánh. Từ đó, sự nhìn 
nhận về các mối liên hệ nhân quả, khả năng giải thích các sự khác biệt cũng 
không mạnh mẽ. 
 Thứ hai, nhấn mạnh văn bản luật, dễ bỏ qua hiện thực và không thấy hết 
sự cách biệt giữa văn bản pháp lý và vận hành thực tế. 
 Thứ ba, thiển cận với phạm vi nghiên cứu hẹp, chỉ tập trung vào các nước 
Âu Mỹ, cho rằng đó là các mô hình lý tưởng, chứa đựng các nhân tố hợp lý mà các 
 7
nước khác, bất kể các đặc điểm lịch sử, văn hóa truyền thống đều có thể noi theo và 
áp dụng. 
 Thứ tư, bảo thủ, cho rằng các mô hình lý tưởng sẽ không cần thay đổi 
nhiều. Nói cách khác là các mô hình này đã tính đến các yếu tố có tính căn bản 
nhất. 
 Thứ năm, thiếu tính hệ thống và tầm nhìn lý thuyết, dễ sa vào tranh biện 
về đạo lý. 
 Thứ sáu, không xác định rõ cách tiếp cận nên khó kiểm nghiệm một 
cách nghiêm khắc. Đặc biệt trong việc đo lường, chọn mẫu, nếu cách tiếp cận 
không rõ ràng và nhất quán, các kiểm nghiệm thực tế sẽ khó có thể tiến hành, 
hay không thỏa mãn các yêu cầu nghiêm khắc của khoa học. 
Mặc dù có nguồn gốc lý luận sâu xa như vậy, nhưng phải đến khoảng 
những năm 1950, việc nghiên cứu so sánh mới trở thành một chuyên ngành 
nghiên cứu của khoa học chính trị, với tên gọi là chính trị học so sánh. 
Trong suốt hai thập kỷ sau đó, khuynh hướng nghiên cứu so sánh đã có 
nhhững phát triển mạnh và rộng ở các nước phương Tây, đặc biệt là tại Mỹ. 
Khuynh hướng này được hình thành từ 3 trào lưu cơ bản sau: 
Trào lưu thứ nhất, tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến 
việc nghiên cứu và giảng dạy về thể chế chính trị của các nước trong khối Ăng 
lô - Sắc Xông (như Anh, Canada, Scotland). Trong khi đó ở Tây Âu, các nhà 
nghiên cứu cũng có rất nhiều công trình giá trị nghiên cứu về các HTCT ở một 
loạt các nước khác nhau như: 
- Ralf Dahrendorf và Karl Bracher với “Xã hội và nền dân chủ Đức” 
(1967) phân tích về ảnh hưởng của chủ nghĩa Phát xít đối với xã hội Đức. 
- Samuel Beer với “Nền chính trị Anh trong kỷ nguyên của những người 
theo chủ nghĩa tập thể” (1966) khảo sát sự thay đổi về cấu trúc và tư tưởng 
trong các đảng phái chính trị ở Anh. 
- Hary Eckstein xem xét nền dân chủ Nauy qua “Sự phân chia và cố kết 
trong một nền dân chủ: trường hợp Na uy” (1966). 
 8
- Hofman, người Đức, phân tích sự phát triển của Pháp qua các nền cộng 
hòa trong tác phẩm “Suy sụp hay đổi mới: nước Pháp từ những năm 1930” 
(1974). 
- Trong khi đó, tác giả người Pháp, Merle Faisnod lại tập trung vào tìm 
hiểu Liên Xô qua tác phẩm “Nước Nga được cai trị như thế nào?” (1963). 
- Các nhà nghiên cứu từ các nước khác như Italia có Robert Scalapino 
phân tích Nhật Bản “Nền dân chủ và phong trào đảng phái ở Nhật Bản trước 
chiến tranh”(1953). 
Trào lưu nghiên cứu các nền chính trị nước ngoài như vậy, dù đầu tiên 
chỉ có tính chất sư phạm như ở Mỹ hay mang tính quan sát, mô tả, cũng đã 
cung cấp khối lượng tư liệu và quan sát phong phú, làm cơ sở cho việc phân 
tích so sánh với phạm vi rộng hơn và sâu hơn. 
Trào lưu thứ hai, nghiên cứu một cách có hệ thống các thể chế chính trị 
thuộc các nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là từ các nhà khoa học chính trị 
hàng đầu tại Mỹ. Trào lưu này không bằng lòng với việc chỉ dừng lại ở việc 
quan sát và mô tả. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng đi sâu, chú trọng đến việc 
giải thích sự khác biệt hay tương đồng giữa các thể chế chính trị khác nhau ở 
các nền văn hóa khác nhau. Do nhu cầu này mà việc xây dựng và kiểm nghiệm 
các lý thuyết đã được đặc biệt chú ý và tranh luận. Khuynh hướng như vậy đã 
ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng và chủ đạo của chính trị học so 
sánh nói riêng và khoa học chính trị nói chung trên thế giới. Nổi bật trong các 
nhà nghiên cứu này có thể kể ra là David Easton (Phân tích hệ thống về đời 
sống chính trị, 1965), Karl Deútch (Hệ thống thần kinh của chính phủ, 1963); 
Seymur Lipset (Con người chính trị: nền tảng xã hội của chính trị, 1968), 
Gabriel Almond và Sydney Verba (Nền văn hóa công dân, 1963), Robert Dahl 
(Nền chính trị đa nguyên: sự tham gia và đối lập, 1971), David Buttler và 
Donald Stokes (Sự biến đổi chính trị ở Anh, 1969), Moris Duverger (Các đảng 
phái chính trị, 1969). Đây đều là các tên tuổi đã có những ảnh hưởng lớn đến 
sự hình thành các lý thuyết, trường phái trong các lĩnh vực nghiên cứu của 
 9
chính trị học như lý thuyết hệ thống, chủ nghĩa đa nguyên mới, lý thuyết bầu 
cử, lý thuyết đảng chính trị, văn hóa chính trị... 
Trào lưu thứ ba là trào lưu tập trung vào các vấn đề về phương pháp 
luận của nghiên cứu so sánh. Theo đó, các chuẩn mực và các nguyên tắc khoa 
học được tranh luận, xác lập và phát triển. Các nghiên cứu theo hướng này 
không chỉ làm rõ các khả năng và lợi thế của nghiên cứu so sánh mà còn chỉ ra 
các cấp độ cùng với các hạn chế của chính trị học so sánh. 
Ba trào lưu như vậy đã tạo nên những phát triển đặc biệt của CTHSS 
thời kỳ 1950 - 1970. Các nhà khoa học đã có cái nhìn bao quát hơn và tinh vi 
hơn, thể hiện thông qua một hệ thống các khái niệm cơ bản, các công cụ và các 
phương pháp nghiên cứu tin cậy hơn, cho dù vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn 
cãi. Chính trị học so sánh đã đi vào nghiên cứu sâu những biểu hiện thực tiễn 
của những nguyên lý chính trị, vai trò của lãnh đạo chính trị, các yếu tố kinh 
tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động chính trị. Các đảng phái chính trị 
và nhóm lợi ích, mối liên hệ giữa nhà nước và xã hội công dân, lãnh đạo và 
quần chúng cũng được đào sâu nghiên cứu trong các nền văn hóa khác nhau. 
Xu hướng này ngày càng nhấn mạnh sự phân tích hướng đến phân tích vai trò 
chính trị đối với phát triển, do vậy cũng thường được gọi là chính trị học so 
sánh mới, với nghĩa là nó từ bỏ việc coi trọng quá mức các phân tích thể chế, 
chuẩn mực một cách trừu tượng, mà đặt các thể chế đó trong toàn bộ quá trình 
phát triển của xã hội, trong mối tương tác với tăng trưởng kinh tế, dân chủ 
hóa,... Điều này rõ ràng có ảnh hưởng bởi việc một loạt các nước thế giới thứ 
ba giành được độc lập và tìm kiếm cho mình các mô hình chính quyền hiệu 
quả để phát triển, cũng như việc có một loạt các nước XHCN đã có những 
thành công trong phát triển dù có mô hình chính trị khác biệt với các nước giàu 
có phương Tây. 
Ngay các nhà nghiên cứu ở phương Tây như Marx Horkheimer, 
Theodor Adonor, Hannah Arendt đã chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác và đưa 
ra lý thuyết phát triển phụ thuộc (Dependency Theory), có nhiều khác biệt với 
cách nhìn phổ biến lúc đó, vốn cho rằng các nước thứ ba chỉ cần lặp lại con 
 10
đường mà các nước phát triển đã qua theo công thức: phi thực dân hóa - tăng 
trưởng kinh tế - dân chủ hóa. Trường phái này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các 
nước thế giới thứ ba, đặc biệt là các nước châu Mỹ La tinh, trong thực tế. 
Hiện nay, trào lưu nổi bật của CTHSS ở phương Tây được biết đến dưới 
tên gọi chủ nghĩa thể chế mới (Neo-institutionalism). Về thực chất, đây là sự 
kết hợ ...  dụ bỏ phiếu cho ứng viên của một đảng trong 
cuộc bầu cử tổng thống (hay thượng viện) và ứng viên của đảng khác trong 
bầu cử quốc hội (hay hạ viện). Khuynh hướng này cũng còn biểu hiện trong 
việc ủng hộ tài chính cho cả hai đảng. Nói cách khác, người dân ngày càng 
nhận thức được rằng chính sự tồn tại của tính cạnh tranh (lành mạnh) mới là 
quan trọng chứ không phải sự tồn tại của các đảng cụ thể. Sự hạn chế cạnh 
tranh ở các nước như Nga, Nigeria, Trung Quốc, hay Nhật Bản đều có những 
mặt mạnh và mặt yếu nhất định. Tuy nhiên về lâu dài và nhìn chung, xu hướng 
chấp nhận cạnh tranh là tát yếu. Lúc đó, cũng như cạnh tranh trong kinh tế, 
công việc của nhà nước là quản lý, điều tiết sự cạnh tranh đó để nó hướng 
đúng vào mục đích có lợi cho người dân. 
Tại Mỹ, cũng như nhiều nước phát triển khác, tổ chức bộ máy đảng ngày 
càng lỏng lẻo hơn do theo khuynh hướng đảng mở (hay đảng tranh cử, khác 
với các đảng trong quá khứ dựa trên nền tảng tư tưởng, hay lợi ích nhóm). 
Đảng Dân chủ hay Cộng hoà thực chất chỉ là liên hiệp đảng của các bang cùng 
hợp lại với nhau 4 năm/lần trong kì bầu cử tổng thống nhằm đề cử một ứng cử 
viên đại diện cho đảng mình. Trên thực tế, tổ chức đảng cấp bang và địa 
 174
phương không chịu sự lãnh đạo, kiểm soát có tính hành chính của Uỷ ban 
trung ương đảng, mà hoạt động tương đối độc lập. Thực tế trên tạo ra sự phi 
tập trung hoá cao độ trong tổ chức và hoạt động của các đảng chính trị. 
Tính cạnh tranh đảng phái đã bị ảnh hưởng nhiều của việc thiết kế giám 
sát quyền lực cũng như của luật bầu cử. Ở các nước theo hệ thống đại nghị, kỷ 
luật các đảng chính trị thường cao hơn, việc bỏ phiếu cho đảng chứ không phải 
bỏ phiếu cho các cá nhân cũng rõ ràng hơn trong các HTCT theo mô hình tổng 
thống. Điều này là do cấu trúc quyền lực lấy nghị viện làm trung tâm. Do vậy, 
tính kỷ luật, đặc biệt kỷ luật trong bỏ phiếu có ý nghĩa quyết định hơn trong hệ 
thống tổng thống. Trong các HTCT của Nhật, Anh, hiếm có trường hợp các 
nghị sỹ bỏ phiếu hoặc ra mặt công khai chống lại thủ lĩnh của đảng mình (cũng 
là thủ tướng, nếu đảng chiếm đa số ở hạ viện). Sự liên quan giữa hệ thống đảng 
phái và cấu trúc quyền lực là khá rõ ràng và cũng là một đặc điểm cần tham 
khảo trong thiết kế các HTCT. 
3.2. Sự đa dạng của các tổ chức chính trị xã hội 
Các nước được nghiên cứu có một điểm chung trong tính đa dạng của các 
tổ chức chính trị - xã hội. Mặc dù, sự đa dạng này có thể coi là hệ quả của việc 
khu biệt phạm vi quyền lực nhà nước, và từ đó, sự tự do trong việc lập các hiệp 
hội nhằm thực hiện các mục đích chung của nhóm, nhưng có thể thấy, sự đa 
dạng của các tổ chức này còn thể hiện tính đa dạng vốn có của các nhu cầu, lợi 
ích trong xã hội hiện đại. Ngoài các chức năng là đại diện lợi ích cho các nhóm 
xã hội khác nhau trong việc thảo luận và phản biện các chính sách công, các 
nhóm này còn tạo nên một hệ thống giám sát quyền lực khá hữu hiệu, và 
không tốn kém cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, bản thân các tổ chức này 
cũng làm nhiều các công tác cộng đồng, giảm nhẹ gắng nặng cho nhà nước. 
Vai trò của các tổ chức có tính phi chính phủ như vậy được chú trọng 
trong các nghiên cứu về xã hội công dân. Đặc biệt, chức năng giáo dục nhận 
thức của các tổ chức này, do tính tự nguyện liên hiệp của các thành viên, có 
hiệu quả rất cao. Nếu coi dân chủ còn là quá trình nhận thức về trách nhiệm xã 
hội, nhận thức về các qui luật tất yếu, thì các tổ chức xã hội công dân như vậy 
 175
có vai trò ngày càng lớn trong tương lai do tính tự nguyện liên hiệp của chúng, 
tức dựa trên cơ sở đồng thuận ngay từ ban đầu. Ở Anh, có tới 50% dân số tham 
gia vào các tổ chức chính trị - xã hội khác nhau. Ở Mỹ, vai trò của các tổ chức 
này, đặc biệt là các nhóm lợi ích, vận động hành lang, là rất quan trọng trong 
việc phân tích hoạt động thực sự của HTCT nước này. Ngay tại các nước như 
Nhật Bản, hay Malaysia, việc công nhận tính đa nguyên vốn có trong cấu trúc 
lợi ích của xã hội cũng được thê hiện trong cách thức quan hệ của các đảng cầm 
quyền đối với các nhóm này (ở Nhật Bản – thể hiện rõ nhất qua sức ép chính trị 
của nông dân; ở Malaysia – sự ảnh hưởng nhất định của các đảng người Hoa, 
các nhóm tôn giáo). 
Tính đa dạng của các tổ chức chính trị - xã hội như vậy cũng luôn có hai 
mặt tích cực và tiêu cực như đã được nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, kinh 
nghiệm vận hành tại các nước được nghiên cứu cho thấy, việc công nhận và 
đưa các hoạt động này vào khuôn khổ luật pháp sẽ có tác dụng thúc đẩy dân 
chủ, thúc đẩy sự ổn định chính trị hơn là ngược lại. 
 176
KẾT LUẬN 
Việc khái quát các giá trị tích cực của các mô hình HTCT là rất khó vì 
bất cứ một mô hình nào cũng có những hạn chế gắn liền với các mặt tiêu cực. 
Rõ ràng nhất là so sánh mô hình của Anh và Mỹ, cũng như so sánh mô hình 
của Pháp trước và sau hiến pháp 1958 - Đệ ngũ cộng hòa. Dù rõ ràng cùng 
xuất phát từ một gốc văn hóa (và phần nào di sản lịch sử) mô hình HTCT của 
Mỹ khác biệt nhiều với Anh không chỉ về sự tập trung quyền lực vào một 
người (Tổng thống), hay về mức độ độc lập giữa các nhánh quyền lực. Tuy 
nhiên cả hai mô hình này đều được đánh giá là thành công. Cũng cần phải thấy 
rằng, cùng là gốc Anh nhưng người dân Úc đã bỏ phiếu không tán thành mô 
hình Mỹ khi trưng cầu dân ý về cải cách HTCT của họ vào cuối thế kỷ trước. 
Trong khi đó mô hình nghị viện đã không thành công trong thời kỳ Đệ 
tứ cộng hòa ở Pháp (1946-1958) khi gây ra sự bất ổn định chính trị, với các 
chính phủ yếu, không đủ sức quy tụ để điều hành đất nước một cách hữu hiệu. 
Việc giải thích cho sự thành công của mô hình lưỡng tính tại Pháp (Hiến pháp 
1958) không phải khi nào cũng thuyết phục, và trong nhiều trường hợp, đó chỉ 
là các giải thích mang tính theo đuôi sự kiện. 
Nghiên cứu so sánh về các mô hình HTCT trên thế giới đã được tách 
thành một môn học riêng biệt, độc lập hơn 60 năm nay tại các nước phát triển. 
Và vấn đề đặt ra cho các nghiên cứu so sánh này, cho đến nay, vẫn là vấn đề 
về độ tin cậy của các kết luận – tức các vấn đề về phương pháp luận. Do vậy, 
các tổng kết trong phần này, cũng cần nhìn nhận dưới tinh thần cẩn trọng khoa 
học. Đôi khi, bản thân các kết luận không phải là điều quan trọng nhất, mà 
chính là việc đi đến các kết luận đó, cũng như các câu hỏi mà chúng đặt ra còn 
quan trọng hơn. Vì chỉ có thể thông qua tranh luận mới có thể đi đến sự đồng 
thuận, từ đó có niềm tin và quyết tâm chính trị. 
Hơn thế nữa, các mô hình được nghiên cứu đều là các mô hình của các 
nước TBCN. Bản thân việc đề cao sở hữu tư nhân, cạnh tranh tự do và đi cùng 
với nó là cả hệ thống pháp luật và các tổ chức đã có một lôgíc phát triển riêng. 
 177
Nói cách khác, việc tiếp nhận các giá trị này đôi khi đòi hỏi sự xử lý ở tầm hệ 
thống, đòi hỏi tính đồng bộ của các thể chế chính trị chứ không thể chỉ tiếp 
nhận các mặt riêng biệt một cách cơ học. 
 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Hồng Anh, 2000, “Tổ chức và hoạt động của nghị viện ở một số 
nước trên thế giới”,Nxb CTQG. 
2. Trần Quân Bình, Bàn về chế độ chính trị đương đại Trung Quốc, Nxb 
Hồng Kỳ (Trung Quốc), 2003. 
3. Breyer Stephan G., Sự độc lập của cơ quan tư pháp trong chính 
quyền Mỹ, T/c Châu Mỹ ngày nay, số 5/1997. 
4. Nguyễn Quang Chiến, Cộng hòa Pháp - Bức tranh toàn cảnh, Nxb. 
Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1997. 
5. Chính quyền hợp chủng quốc Hoa Kỳ, NXB CTQG, H.2002. 
6. Lê Minh Đức, Nguyễn Nghị, Lịch sử nước Mỹ, NXB Văn hoá - Thông 
tin, H.1994. 
7. Jay M.Shafritz, Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, NXB 
CTQG, H.2002. 
8. Kosopkin, A.S. Tổng thống, Quốc hội, lập pháp (kinh nghiệm hoạt 
động giữa hai ngành hành pháp và lập pháp ở Mỹ), Tài liệu phục vụ nghiên 
cứu, số TN 98-67, Viện thông tin KHXH. 
9. Mark J.Green, David R.Zwick, Ai chỉ huy quốc hội (Sự thật về Quốc 
hội Mỹ), NXB Công An nhân dân, 2001. 
10. Roger H.Davidson và Walter J.Oleszek, Quốc hội và các thành viên, 
NXB CTQG, H.2002. 
11. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên), 2007, Hệ thống chính trị Anh, Pháp, 
Mỹ”, Nxb LLCT. 
12. Vũ Đăng Hinh, Hệ thống chính trị Mỹ, NXB Khoa học xã hội, 
H.2001. 
13. Nguyễn Văn Hồng (chủ biên), Trung Quốc cải cách mở cửa những 
bài học kinh nghiệm, Nxb Thế giới, H.2003. 
 179
14. Vũ Dương Huân (chủ biên), Hệ thống chính trị Liên bang Nga, cơ 
cấu và tác động đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, Nxb CTQG, 
Hà nội. 
15. Dương Xuân Ngọc (Chủ biên), Thể chế chính trị thế giới đương đại, 
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 2003. 
16. Dương Xuân Ngọc (Chủ biên), 2000. “Thể chế nhà nước ở một số 
nước trên thế giới”, Nxb CTQG. 
17. Hữu Ngọc, Hồ sơ văn hoá Mỹ, NXB Thế giới, H.1995. 
18. Ngô Đức Tính (Chủ biên), 1999, “Một số Đảng chính trị trên thế 
giới”, Nxb CTQG. 
19. Hồ Văn Thông (Chủ biên), 1998. “Hệ thống chính trị ở các nước tư 
bản phát triển hiện nay”, Nxb CTQG. 
20. Viện Khoa học Pháp lý, Thiết chế chính trị và bộ máy nhà nước một 
số nước trên thế giới, Nxb. Tư pháp, Hà nội, 2005. 
21. Văn phòng Quốc hội, Tổ chức và hoạt động của quốc hội một số 
nước trên thế giới, Hà nội 2002. 
22. Annie Lennkh & Marie- France Toinet, Thực trạng nước Mỹ, NXB 
Khoa học xã hội, H.1995. 
23. Jay M.Shafritz, Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, NXB 
CTQG, H.2002. 
24. Okuhira Y, Takahata M, Kishimoto S, Chính trị và kinh tế Nhật Bản, 
Nxb CTQG, Hà nội. 
25. Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, Quốc hội Mỹ hoạt động như thế nào, 
NXB Khoa học xã hội, H.2003. 
26. Đỗ Tiến Sâm (chủ biên), Cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc, 
Nxb Khoa học xã hội, H.2003. 
27. Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Những vấn đề lý luận của Đại 
hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, H.2003. 
 180
28. Từ Phúc Lâm, Điền Phu (chủ biên), Lịch sử thể chế chính trị nước Cộng 
hòa Nhân dân Trung Hoa, Nxb Trường Đảng Trung ương ĐCS Trung Quốc, Bắc 
Kinh, 1998. 
29. Phạm Nguyên Long (Chủ biên, 1997), ASEAN - Những vấn đề và xu 
hướng, Nxb KHXH, Hà Nội. 
30. Nguyễn Trần Quế (Chủ biên, 2003), 35 năm ASEAN hợp tác và phát 
triển, Nxb KHXH, Hà Nội. 
31. Lý Quang Diệu (hồi ký, 1998), Bí quyết hoá rồng. 
32. Lịch sử các nước Đông Nam Á, Nxb KHXH, 1996. 
33. Yves Meny, Chính trị so sánh - về các nền dân chủ Đức, Mỹ, Pháp, 
Anh, Ý, NXB Montchrestien, 1991 (Bản dịch của Viện Khoa học Chính trị- 
Học viện CTQG Hồ Chí Minh). 
34. Ngô Huy Đức, Các trường phái nghiên cứu chính trị học so sánh 
hiện đại ở phương Tây”, Thông thin Chính trị học, số 3 (22/2004). 
35. Lưu Văn An, Nguyễn Doãn Cương, Về quyền lực của Tổng thống 
Pháp hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số tháng 2 năm 2002. 
36. Lưu Văn An, Tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa Pháp, Thông tin 
Chính trị học số 2(17)/2003. 
37. Nguyễn Thu Phương, Bầu cử Tổng thống Pháp: Chuyện cũ mà như 
mới, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số tháng 5 năm 2002. 
38. Hoàng Thị Bích Loan, Vai trò của Nhà nước ở Pháp trong phát triển 
kinh tế thị trường, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số tháng 3 năm 2003. 
39. Đặng Minh Tuấn, Hội đồng bảo hiến của Pháp mô hình ngăn ngừa 
sự vi phạm hiến pháp, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số tháng 6 năm 2003. 
Tiếng Anh: 
40. Almond G.A., Bingham Powel, G., Strom, K., Daltoin R. 2003. 
Comparative Politics today: A word View, New York. 
41. Michael J.Sodaro, Comparative Politics - A global introduction, Vol 
II, George Washington University, 2000. 
 181
42. Foreign & Commomweealth Office London, United Kingdom's 
System of Government, Printed in UK. 
43. Dennis Kavanagh, British Politics, Oxford University Press, 1998. 
44. Bill Jones & Dennis Kavanagh, British politics today, Manchester 
University Press, 1998 
45. Gary C. Jacobson, The Politics of Congressional Elections, Copyright 
1997 by Addison-Wesley Educational Pulishers Inc. 
46. Fred R.Harris, Readings on the Body Politic, Copyright 1987 Fred 
R.Harris. 
47. Karen O’Connor, American Government- Readings and cases, 
Copyright 1995 by Allyn and Bacon. 
48. Kurian, George Thomas, ed., World Encyclopedia of Parliaments and 
Legislatures, Volume II, 1998. 
49. Linz, Juan and Arturo Valenzuelo, eds, The Failure of Presidential 
Democracy, Boulder, Colo., Westview Press, 1996. 
50. Lijphart, Arend & Carlos H. Waisman, Eds. Institutional Design in 
New Democracies: Eastern Europe and Latin America, Boulder, Colo., 
Westview Press, 1996. 
51. Lijphart, Arend, ed., 1992. Parliamentary versus Presidential 
Government. Oxford: Oxford University Press. 
52. Shepsle, Kenneth A. and Michael Laver, Eds. Cabinet Ministers and 
Parliamentary Government, Cambridge University Press, Cambridge, U.K., 
1996. 
53. Theodore J.Lowi, Benjamin Ginsberg, American Government – 
Freedom and Power, Copyright 1992 by W.W.Norton & Company, Inc. 
54. James Q.Wilson, American Government- Institutions & Policies, 
Copyright 1986 by D.C.Heath and Company. 
55. Robert A. Heineman, Steven A. Peterson, Thomas H.Rasmussen, 
American Government, Copyright 1995 by McGraw-Hill, Inc. 
 182
56. Michael G.Roskin, Robert L.Cord, Political Science- An 
Introduction, Copyright 1991, 1988 by Prence-Hall, Inc. 
57. F. Patrick Gunning, Understanding democracy – An introduction to 
public choice, Copyright 2003 by James Patrick Gunning. 
58. M.Plalmer (1997), Comparative Politics, F.E Peacock Publisher, Inc, 
USA. 
59. Horowitz, Donald, "Democracy in Divided Societies", Journal of 
democracy, vol. 4, no. 4, October 1993. 
60. Riggs, F.W. 1998. "Presidentialism vs. Parliamentarism: Implications 
for Representativeness and Legitimacy," International Political Science 
Review. 18:3 (1998) pp.253-278. 
61. Przeworski, Adam; Michael Alvarez, Jose Antonia Cheibub and 
Fernando Limongi, 1996. "What makes Democracies Endure?" Journal of 
Democracy. 7:1, pp. 39-55. 
62. ----, 1993. "Fragility of the Third World's Regimes," International 
Social Science Journal. No.136. pp. 199- 243. 
63. Kazutaka Hashimoto(1999), The Japan Way of Life before and after 
World War II, Kanto Gakuin University, Japan. 
64. Monoko Nakazawa(1997), Who”s Who in Japannese Government 
1997/98, Tokyo. 
Tiếng Pháp 
65. Pierre Pactet, Institutions politiques Droit constitutionnel (Thể chế 
chính trị và Quyền hiến định), NxB. Masson, 1994. 
66. Dmitri Georges Lavroff, Le Droit constitutionnel de la Cinquieme 
Republique (Quyền hiến định về nền Cộng hoà thứ 5), Nxb. DaLLoz, lần xuất 
bản thứ 3, năm 1999. 
67. Daniel - Louis Seiler, Les partis politiques (Các đảng chính trị), Nxb. 
Armand Colin, năm 2000. 
 183
68. Dominique Breillat, Gilles Champagne, Daniel Thome, Droit 
constitutionnel et institutions politiques (Quyền hiến định và các thể chế chính trị), 
Nxb. Gualino, năm 2002. 
69. La Constitution de la République de la France (Hiến pháp nước 
Cộng hòa Pháp). 
70. Jean Jacques Taisne, Institutions judiciaires (Thể chế tư pháp), Nxb. 
Dalloz, năm 2002. 
71. Stéphane Rials, Textes constitutionnels francais (Tập hợp hiến pháp 
Pháp), Nxb. Đại học Pháp, năm 1998. 
72. Jacques Chevallier, Problèmes politiques et sociaux: L’Etat de droit 
(Tạp chí những vấn đề chính trị và xã hội: Số chuyên đề về nhà nước pháp 
quyền), số 898, tháng 3 năm 2004. 
73. Jacques Moreau, Administration régionale, départementale, 
municipale (Hành chính vùng, tỉnh, xã), Nxb. Dalloz, năm 2002. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chinh_tri_hoc_so_sanh_cach_tiep_can_va_so_sanh_ca.pdf