Giáo trình Chất thải chăn nuôi

Các hệ thống chăn nuôi

Tổ chức FAO (Sere và Steinfeld, 1996) đã xác định có 3 hệ thống chăn nuôi chính:

hệ thống công nghiệp, hệ thống hỗn hợp và các hệ thống chăn thả.

Hệ thống chăn nuôi công nghiệp là những hệ thống các vật nuôi được tách khỏi môi

trường chăn nuôi tự nhiên, toàn bộ thức ăn, nước uống do con người cung cấp và có hệ

thống thu gom chất thải. Các hệ thống này cung cấp trên 50% thịt lợn và thịt gia cầm toàn

cầu, 10 % thịt bò và cừu. Các hệ thống này thải ra một lượng chất thải độc hại gây ô nhiễm

môi trường nghiêm trọng nhất.

Hệ thống hỗn hợp, là hệ thống trang trại trong đó có cả sản xuất trồng trọt và chăn

nuôi. Đây là hệ thống cung cấp 54% lượng thịt, 90 %lượng sữa cho toàn thế giới. Đây

cũng là hệ thống chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ ở các nước đang phát triển.

Hệ thống chăn thả là hệ thống chăn nuôi mà trên 90 % thức ăn cho vật nuôi được

cung cấp từ đồng cỏ, bãi chăn thả dưới 10% còn lại được cung cấp từ các cơ sở khác.

Các hệ thống này chỉ cung cấp được cho thế giới 9% tổng sản phẩm thịt toàn cầu, nhưng là

nguồn thu nhập chính của trên 20 triệu gia đình trên thế giới.

pdf 137 trang kimcuc 7760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chất thải chăn nuôi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chất thải chăn nuôi

Giáo trình Chất thải chăn nuôi
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o 
Tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi 
_______________________________ 
PGS.TS. BïI H÷U §OµN -chñ biªn 
PGS.TS. NguyÔn xu©n tr¹ch; PGS.ts. Vò ®×nh t«n 
Bµi gi¶ng 
QU¶N Lý 
CHÊT TH¶I Ch¨n nu«I 
Nhµ xuÊt b¶n n«ng ngHiÖp 
Hµ néi- 2011
 i 
Lời nói đầu 
Ngành chăn nuôi trên thế giới và ở nước ta đang phát triển với tốc độ rất cao nhằm 
đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng của con người. Bên cạnh nhiều thành tựu, 
ngành chăn nuôi đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng từ các chất thải mà chúng 
sinh ra. Bảo vệ môi trường nói chung, môi trường chăn nuôi nói riêng đang là một vấn đề 
lớn, được cả xã hội quan tâm. 
 Để góp phần vào sự đổi mới và phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững, 
nhất là cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên ngành chăn nuôi và thú y, tài liệu tham 
khảo cho các học viên, cán bộ nghiên cứu, những độc giả quan tâm đến lĩnh vực này, 
chúng tôi biên soạn tập bài giảng Quản lý chất thải chăn nuôi, do PGS. TS. Bùi Hữu 
Đoàn chủ biên nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về quản lý chất thải 
chăn nuôi trong tình hình hiện nay. 
Về cấu trúc, vì thời lượng học môn Quản lý chất thải chăn nuôi rất ít (chỉ gồm 2 
tín chỉ) nên tập bài giảng này chỉ tập trung vào những nội dung quan trọng nhất, gồm 4 
chương, được biên soạn bởi các tác giả sau đây: 
PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn biên soạn Bài mở đầu- Chăn nuôi và vấn đề ô nhiễm môi 
trường; Chương 3 - Quản lý khí thải chăn nuôi và chương 4- Sản xuất sạch hơn trong chăn 
nuôi. 
PGS.TS. Vũ Đình Tôn biên soạn chương 1 - Quản lý chất thải rắn trong chăn nuôi. 
PGS. TS. Nguyễn Xuân Trạch biên soạn chương 2- Quản lý nước thải chăn nuôi. 
Để sử dụng bài giảng có hiệu quả, các học viên cần tham khảo thêm tài liệu của 
các môn học có liên quan: Hoá học môi trường, Công nghệ môi trường, Kỹ thuật và thiết 
bị xử lý môi trường... liên hệ giữa nội dung trong tài liệu với thực tiễn sản xuất để hiểu kỹ 
và ứng dụng tốt các kiến thức đã trình bày trong tài liệu. 
 Nhân dịp hoàn thành tập bài giảng này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp 
đỡ và ý kiến đóng góp hết sức quý báu của nhiều thầy giáo, cô giáo, các cán bộ nghiên 
cứu, các bạn đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật các trang trại chăn 
nuôi.... 
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian eo hẹp, tốc độ phát triển nhanh 
của khoa học kỹ thuật môi trường và đặc biệt là những hiểu biết của chúng tôi về lĩnh vực 
mà môn học đề cập đến còn rất hạn chế... chắc chắn tập bài giảng sẽ còn nhiều thiếu sót, 
mong bạn đọc đóng góp ý kiến để tài liệu này được hoàn thiện hơn trong những lần xuất 
bản sau. 
Các tác giả 
 ii 
MỤC LỤC 
Bài mở đầuCHĂN NUÔI VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ............................ 1 
1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY................................................................................. 1 
1.1.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt trên thế giới ........................................................ 1 
1.1.3. Các hệ thống chăn nuôi............................................................................................ 4 
1.1.4. Xu hướng phát triển................................................................................................. 4 
1.1.5. Tình hình chăn nuôi ở Vệt Nam............................................................................... 4 
1.2. SỰ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ................................ 5 
1.3. CHĂN NUÔI- NGUỒN PHÁT CHẤT THẢI QUAN TRỌNG .................................. 8 
1.3.1. Khối lượng chất thải ................................................................................................ 9 
1.4. Thành phần chất thải chăn nuôi ................................................................................ 10 
1.4.1. Phân ...................................................................................................................... 10 
1.4.2. Nước tiểu............................................................................................................... 11 
1.4.3. Nước thải............................................................................................................... 12 
1.4.4. Xác gia súc, gia cầm chết....................................................................................... 13 
1.4.5. Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác ................................................... 14 
1.4.6. Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y.................................................................... 14 
1.4.7. Khí thải ................................................................................................................. 14 
1.4.8. Tiếng ồn ................................................................................................................ 14 
1.5. Đối tượng và nội dung của môn học ......................................................................... 15 
Chương 1: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG CHĂN NUÔI............................. 16 
1.1. Chất thải rắn............................................................................................................. 16 
1. 1. Nguồn gốc chất thải rắn........................................................................................... 16 
1.1.2. Trữ lượng chất thải rắn .......................................................................................... 16 
1.1.3. Tác hại chất thải rắn .............................................................................................. 18 
1.2. Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn............................................................. 18 
1.2.1. Xử lý vật lý ........................................................................................................... 19 
1.2.2. Xử lý bằng phương pháp ủ (VSV) ......................................................................... 19 
1.2.2.1. Các kỹ thuật ủ phân ............................................................................................ 21 
1.2.2.2. Các Phương pháp ủ phân .................................................................................... 21 
1.2.3. Xử lý chất thải bằng hệ thống biogas ..................................................................... 23 
1.2.3.1. Cơ chế, nguyên tắc hoạt động của bể biogas ....................................................... 23 
1.2.3.2. ............................................................................................................................ 31 
1.2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của bể biogas.............................. 31 
1.3. Các loại hầm biogas ................................................................................................. 35 
1.3.1. Hầm biogas nắp cố định ........................................................................................ 35 
1.3.1.1. Loại thiết bị nắp cố định hình hộp....................................................................... 35 
1.3.1.2. Loại thiết bị nắp cố định hình trụ ........................................................................ 36 
1.3.1.3. Loại thiết bị nắp cố định hình cầu ....................................................................... 36 
1.3.2. Biogas túi nilông ................................................................................................... 36 
1.4. Hầm biogas phủ bạt.................................................................................................. 37 
1.5. Thiết kế và xây dựng hầm biogas nắp cố định........................................................... 37 
1.5.1. Hình dạng và tải trọng tĩnh .................................................................................... 37 
1.5.2. Chọn và tính toán các thông số ban đầu ................................................................. 38 
1.5.2.1. Lượng nguyên liệu nạp hàng ngày N (kg/ngày) và hiệu suất sinh khí Y (l/kg/ngày)
....................................................................................................................................... 38 
 iii 
1.5.2.2. Tỉ lệ pha loãng N (l/kg)....................................................................................... 38 
1.5.2.3. Thời gian lưu trữ RT (ngày)............................................................................... 39 
1.5.2.4. Hệ số trữ khí K .................................................................................................. 39 
1.5.3.Tính toán các thông số chủ yếu............................................................................... 39 
1.5.3.1. Lượng cơ chất nạp hàng ngày Sd (l/ngày) ........................................................... 39 
1.5.3.2. Thể tích phân huỷ Vd (m3)................................................................................. 39 
1.5.3.3. Công suất của thiết bị (m3/ngày) ........................................................................ 39 
1.5.3.4. Thể tích trữ khí Vg (m3)..................................................................................... 39 
1.5.3.5. Thể tích bể điều áp Vc (m3) ............................................................................... 39 
1.5.4. Thết kế bể phân huỷ và bể điều áp ......................................................................... 40 
1.5.5. Thiết kế các bộ phận phụ ....................................................................................... 40 
1.5.5.1. Bể nạp nguyên liệu ............................................................................................. 40 
2.5.5.2. Ống vào và ống ra.............................................................................................. 40 
1.5.6. Lựa chọn địa điểm xây dựng hầm biogas nắp cố định ............................................ 40 
1.5.7. Chuẩn bị vật liệu ................................................................................................... 40 
1.5.7.1. Gạch................................................................................................................... 40 
1.5.7.2. Cát...................................................................................................................... 41 
1.5.7.2. Ximăng............................................................................................................... 41 
1.5.7.3. Sỏi, đá dăm, gạch vỡ........................................................................................... 41 
1.5.7.4. Vữa .................................................................................................................... 41 
1.5.7.5. Ống nối .............................................................................................................. 41 
1.5.8. Xây dựng............................................................................................................... 41 
1.5.8.1. Đào dất.............................................................................................................. 41 
1.5.8.2. Xây đáy bể phân huỷ ......................................................................................... 42 
1.5.8.3. Xây thành bể phân huỷ ....................................................................................... 42 
1.5.8.4. Xây thành vòm ................................................................................................... 42 
1.5.8.5. Đặt ống lối vào và lối ra..................................................................................... 43 
1.5.8.6. Xây cổ bể phân huỷ ............................................................................................ 44 
1.5.8.7. Xây bể điều áp và bể nạp .................................................................................... 44 
1.5.8.8. Trát đánh màu và quét lớp chống thấm ............................................................... 44 
1.5.8.9. Đổ nắp đậy ......................................................................................................... 45 
1.5.8.10. Lấp đất ............................................................................................................. 45 
1.5.8.11. Kiểm tra độ kín nước và kín khí........................................................................ 45 
1.6. Xây dựng hệ thống biogas bằng túi nilông ................................................................ 46 
1.6.1. Cấu tạo .................................................................................................................. 46 
1.6.2. Lắp đặt hệ thống biogas......................................................................................... 48 
1.7. Vận hành và bảo dưỡng công trình khí sinh học........................................................ 50 
1.7.1. Đưa thiết bị vào vận hành ...................................................................................... 50 
1.7.2. Vận hành thiết bị thường xuyên ............................................................................. 51 
1.8. Sử dụng bã thải biogas.............................................................................................. 55 
1.8.1. Đặc tính của bã thải khí sinh học ........................................................................... 55 
1.8.2. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong bã hầm biogas ............................................ 55 
1.8.3. Tác dụng của bã thải hầm biogas ........................................................................... 56 
1.8.4. Sử dụng ................................................................................................................. 57 
1.9. Nuôi giun để xử lý chất thải chăn nuôi.......................................................................... 59 
1.9.1. Vai trò của giun quế trong xử lý chất thải ................................................................... 59 
1.9.2. Phương pháp nuôi giun quế bằng phân lợn ............................................................ 60 
1.9.2.1. Chuẩn bị ô nuôi .................................................................................................. 60 
 iv 
1.9.2.2. Chọn loài giun nuôi ............................................................................................ 61 
1.9.2.3. Kỹ thuật nuôi...................................................................................................... 61 
1.9.2.4. Thu hoạch giun................................................................................................... 62 
Chương 2: QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI..................................................... 63 
2.1. Nguồn phát sinh nước thải ........................................................................................ 63 
2.2. Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi ............................................................. 66 
2.2.1. Các phương pháp vật lý xử lý nước thải chăn nuôi................................................ 66 
2.2.2. Các phương pháp hóa học xử lý nước thải chăn nuôi ............................................. 66 
2.2.3. Các phương pháp sinh học xử lý nước thải chăn nuôi ............................................ 67 
2.2.4. Xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên............................................................... 73 
2.2.5. Các phương p ... g TS, 3,1kg BOD5, 0,24kg NH4-N, chưa kể ô nhiễm từ nước tắm và 
rửa chuồng (LASAE standards: DATA D 384.1). 
Bảng 4.3. Cân bằng vật chất sơ bộ 
Đầu vào Đầu ra 
Thức ăn (các loại cám) 
Thuốc thú y 
Vaccin 
Dụng cụ y tế 
Số lượng heo 
Sản phẩm thịt tăng trọng 
Phân 
Nước tiểu 
NH4-N, TS 
BOD5 
- Cân bằng năng lượng: làm cân bằng năng lượng thậm chí còn phức tạp hơn so 
với cân bằng vật liệu. Thay vì việc lập cân bằng thực, việc điều tra để ghi lại lượng vào và 
mất mát cũng có thể là rất có ích. 
 125
c. Tính toán chi phí các dòng thải 
Chi phí của mỗi dòng thải nên được đánh giá, có thể có một ước tính sơ bộ thông 
qua việc tính toán chi phí của nguyên vật liệu thô và tổn thất của sản phẩm trung gian theo 
dòng thải. 
Việc xác định tính chất dòng thải gồm 3 phần: 
+ Định lượng dòng thải. 
+ Định lượng tác động môi trường bằng cách đo đạc /ước tính. 
+ Xác định chi phí cho dòng thải bao gồm chi phí các thành phần có giá trị trong 
dòng thải và chi phí xử lí môi trường. 
Việc xác định chi phí dòng thải sẽ cho một bức tranh về lượng tiền mất mát đối với 
mỗi dòng thải. Bên cạnh đó, kết quả này còn tạo nên sự cam kết, chỉ ra tiềm năng tiết kiệm 
và đầu tư cần lớn bao nhiêu để có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ được dòng thải. 
d. Xác định nguyên nhân phát sinh chất thải 
Việc xem xét nên chỉ rõ vị trí và tập trung vào các nguyên nhân phát sinh ra chất 
thải. Nên xem xét các kiểu dạng nguyên nhân phát sinh khác nhau, bao gồm ví dụ như 
nguyên nhân về quản lí nội vi chưa tốt, cẩu thả trong bão dưỡng và hoạt động, chất lượng 
nguyên liệu đầu vào kém, sơ đồ bố trí nhà xưởng chưa hợp lí và vấn đề động cơ làm việc 
của cán bộ nhân viên,... 
 Nước thải: thành phần nước thải bao gồm phân trộn lẫn với nước tiểu gia súc, thức 
ăn rơi vãi, lông, vẩy da, nước rửa chuồng trại và nước tắm gia súc,... 
Lúc vệ sinh chuồng trại phân chưa được thu gom hết đã được dội luôn cùng với 
nước rửa chuồng vì vậy lượng nước thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn 
nuôi là khá lớn. 
 Khí thải 
- Cặn phân bị lắng đọng lại (chuồng nuôi và mương dẫn chất thải), không được giải 
phóng ra ngoài trong thời gian dài, phần rắn này bị phân hủy cộng với phân thải ra chuồng 
nuôi chưa kịp thu gom gây ra mùi hôi khó chịu, thu hút nhiều ruồi nhặng. 
- Hố chứa chất thải (đối với các hộ chăn nuôi) hay hệ thống xử lý chất thải (đối với 
các cơ sở chăn nuôi qui mô lớn) là khu vực phát sinh mùi hôi khá nồng nặc do quá trình 
phân hủy chất thải chăn nuôi sinh ra các khí gây mùi độc hại. Ngoài ra, chất thải lại tiếp 
xúc trực tiếp với không khí nên mùi hôi bốc lên càng nhiều hơn. 
 Vị trí chuồng nuôi đến nhà ở 
Khảo sát thực tế cho thấy các hộ chăn nuôi thường nằm xen kẽ với khu nhà ở. Đa 
phần khoảng cách từ chuồng nuôi đến khu vực nhà ở rất gần không đảm bảo vệ sinh, nguy 
hiểm đến sức khỏe con người. Khoảng cách này thay đổi phụ thuộc vào diện tích đất và qui 
mô chăn nuôi. Hầu hết các hộ xây dựng chuồng nuôi cách nhà ở nhỏ hơn 5m. 
 126
Bảng 4.4. Khoảng cách từ chuồng nuôi đến nhà ở 
Từ chuồng nuôi đến 
Nhà hộ chăn nuôi Nhà hàng xóm gần nhất Qui mô (con) Khoảng cách (m) 
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 
<2 26,35 19,68 
2 – 5 32,00 15,30 
>5 – 10 21,00 18,70 
>10 – 20 16,30 28,60 
< 10 
>20 4,35 17,72 
<2 20,75 16,89 
2 – 5 33,56 12,50 
> 5 – 10 16,45 18,92 
>10 – 20 21,00 26,35 
10 – 50 
>20 8,24 25,34 
<2 32,40 3,87 
2 – 5 19,60 34,50 
>5 – 10 23,50 33,50 
>10 – 20 18,90 14,30 
> 50 
>20 5,60 13,83 
 Vị trí hố chứa chất thải đến nhà ở 
+ Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các hộ chăn nuôi đặt hố chứa chất thải nằm 
ngay cạnh chuồng nuôi (như ở quận 2, quận Gò Vấp thuộc thành phố Hồ Chí Minh). 
+ Kết quả khảo sát cũng cho thấy khoảng cách từ hố chứa chất thải rất gần với vách 
nhà ở của hộ chăn nuôi và nhà hàng xóm. 
Bảng 4.5: Khoảng cách từ hố chứa chất thải đến nhà ở 
Từ hố chứa chất thải đến 
Nhà hộ chăn nuôi Nhà hàng xóm gần nhất Qui mô (con) Khoảng cách (m) 
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 
<2 20,75 22,64 
2 – 5 15,09 24,53 
>5 – 10 32,08 39,62 
>10 – 20 7,55 11,32 
< 10 
>20 24,53 1,89 
<2 18,60 14,99 
2 – 5 29,46 11,11 
> 5 – 10 14,73 16,80 
>10 – 20 18,35 23,51 
10 – 50 
>20 18,86 33,59 
<2 22,62 5,95 
2 – 5 14,29 23,81 
>5 – 10 16,67 22,62 
>10 – 20 11,90 10,71 
> 50 
>20 34,52 36,90 
 127
e. Khoảng cách từ chuồng nuôi và hố chứa chất thải đến nguồn nước 
Bảng 4.6: Khoảng cách từ chuồng nuôi và hố chứa chất thải 
đến các nguồn nước 
Khoảng cách (m) Nguồn nước 5 - 10 >10 - 20 >20 
Giếng đào (%) 6,32 21,05 48,42 13,68 10,53 
Giếng đóng (%) 15,71 16,39 26,46 16,60 24,82 
Ao (%) 44,00 11,43 8,00 21,71 14,86 
Từ 
chuồng 
nuôi đến 
Sông, rạch (%) 17,51 6,91 6,68 8,66 60,29 
Giếng đào (%) 5,33 8,00 34,67 29,33 22,67 
Giếng đóng (%) 4,96 9,93 24,32 29,28 31,51 
Ao (%) 34,96 13,17 10,24 24,71 16,87 
Từ hố 
chứa chất 
thải đến 
Sông, rạch (%) 10,09 3,86 12,65 7,94 65,46 
Tại thành phố Hồ Chí Minh do diện tích đất hẹp nên khoảng cách từ chuồng nuôi 
và hố chứa chất thải đến nguồn nước là rất gần, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước. 
Điều này rất nguy hại đến nguồn nước và môi trường sống nếu các hộ chăn nuôi này thải 
trực tiếp chất thải vào nguồn nước mặt mà không qua xử lý. Trong thực tế, đa phần các hộ 
chăn nuôi gần kênh rạch đều xả thẳng chất thải xuống kênh rạch gây ô nhiễm nguồn nước. 
4.9.3. Phát hiện cơ hội sản xuất sạch hơn 
Sau khi đã xác định được nguyên nhân phát sinh chất thải, chuyển sang phần nhận 
dạng các cơ hội sản xuất sạch hơn nhằm loại bỏ các nguyên nhân này. Để tiếp cận mục tiêu 
cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây: 
a. Xây dựng các cơ hội sản xuất sạch hơn 
Sau khi đã phân tích số liệu và các nguyên nhân phát sinh chất thải, đội sản xuất 
sạch hơn xem như đã được trang bị công cụ để loại bỏ các nguyên nhân đó và sau đó phục 
vụ để giảm thiểu phát sinh chất thải. 
b. Lựa chọn các cơ hội sản xuất sạch hơn có khả năng nhất 
Các cơ hội sản xuất sạch hơn bây giờ sẽ được sàn lọc để loại bỏ các cơ hội không 
thực tế. Quá trình loại bỏ này nên đơn giản, nhanh gọn, đi thẳng vào vấn đề và thông 
thường việc loại bỏ chỉ mang tính định tính. Các cơ hội còn lại sẽ được nghiên cứu khả thi 
một cách chi tiết hơn. 
4.9.4. Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn 
a. Đánh giá tính khả thi kỹ thuật 
Cần quan tâm đến các khía cạnh sau: chất lượng, năng suất, yêu cầu bão dưỡng, 
nhu cầu đào tạo, phạm vi sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, giảm lượng nước và năng 
lượng tiêu thụ, giảm chất thải, giảm nguyên liệu tiêu thụ, 
b. Đánh giá khía cạnh môi trường 
Đối với hầu hết các giải pháp tính khả thi về môi trường là hiển nhiên, nhưng cần 
phải đánh giá xem có tác động môi trường tiêu cực nào vượt qua 1 phần tích cực không. 
c. Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế 
Tính khả thi kinh tế cần được tính toán dựa trên cơ sở đầu tư và tiết kiệm dự tính. 
Một vài phương pháp được dùng trong thẩm địng đầu tư là: 
- So sánh chi phí 
- So sánh lợi ích 
- Hoàn vốn đầu tư 
- Thời gian hoàn vốn, 
d. Lựa chọn các giải pháp để thực hiện 
 128
Tiến hành tổng hợp các đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và môi trường để chọn ra các 
giải pháp thực tế nhất và có tính khả thi nhất. Việc soạn thảo các tài liệu phù hợp cho các 
giải pháp đã được lựa chọn sẽ rất có ích trong quá trình tìm kiếm và phê duyệt nguồn vốn 
để thực hiện các giải pháp này,... 
 Giảm lượng chất thải phát sinh ngay tại nguồn Đây là biện pháp quản lý chất thải 
hiệu quả nhất, kinh tế nhất. Những nguồn ô nhiễm khác nhau sẽ có phương thức kiểm soát 
khác nhau. 
 Nước thải 
Nước thải chăn nuôi thường có nồng độ chất ô nhiễm cao, vì vậy cần phải hạn chế 
cả lượng nước thải phát sinh và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải ngay tại nguồn. 
 Chất thải rắn 
Việc cải thiện môi trường trong chuồng trại chăn nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh sẽ 
giảm gia súc bệnh, gia súc chết bệnh và các vỏ bao thuốc thú y,... 
- Cần có hố chôn xác gia xúc chết. Hố chôn phải xa nguồn nước, xa khu dân cư, 
cần rắc vôi để khử trùng. 
- Đối với gia súc, gia cầm chết do bệnh truyền nhiễm thì phải dùng phương pháp 
đốt nhằm tiêu diệt mầm bệnh, tránh lan truyền sang các vật nuôi khác và phải có sự kiểm 
soát, hướng dẫn của các cơ quan thú y địa phương. 
 Mùi 
- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, tránh ứ đọng chất thải. 
- Sử dụng các chế phẩm vi sinh trộn vào phân để làm thay đổi quá trình phân hủy 
phân, không tạo ra các sản phẩm khí có mùi hôi. 
- Thay đổi khẩu phần thức ăn, giảm lượng protein thô, bổ sung các polysaccharid 
phi tinh bột và các tác nhân acid hóa chẳng hạn như canxi clorua, canxi benzoat, canxi 
sulfate (Trương Thanh Cảnh và ctc, 1998, 1999). Bổ sung các chế phẩm vi sinh, chế phẩm 
chiết xuất từ thực vật vào thức ăn gia súc làm giảm các chất ô nhiễm gây mùi trong phân, 
nước tiểu và hô hấp của gia súc. 
- Chuồng trại nên được thiết kế thông thoáng (mái cao hay ở dạng hai mái), có hệ 
thống thông gió hay quạt gió để cung cấp đầy đủ lượng không khí cần thiết đảm bảo pha 
loãng các khí ô nhiễm sinh ra từ quá trình phân hủy phân và nước tiểu trong chuồng nuôi 
khi chưa được vệ sinh. 
- Hệ thống thu gom, mương dẫn, bể lưu trữ và ủ phân phải kín. 
- Khuyến khích trồng cây xanh xung quanh khu vực chuồng nuôi. 
e. Thu gom chất thải 
Đây là biện pháp tốt nhất để kiểm soát các nguồn phát sinh ô nhiễm, hạn chế lan 
truyền ô nhiễm. 
- Phân và nước tiểu gia súc sau khi thải ra cần được thu gom khỏi chuồng trại càng 
sớm càng tốt. Các cơ sở chăn nuôi nên thu gom phân hằng ngày, không được để chúng lưu 
trữ trong chuồng nuôi. Khi thu gôm nên tránh gây bẩn ra xung quanh chuồng trại và gia 
súc đồng thời tránh các vi sinh vật phân hủy phân và nước tiểu gia súc sinh mùi hôi thối 
trong chuồng nuôi tạo điều kiện cho ruồi và các côn trùng truyền bệnh phát triển. 
- Phải thu gom phân và các chất thải rắn khác trước khi dội chuồng nhằm hạn chế 
nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải. 
- Xây dựng mương dẫn chất thải về hệ thống xử lý hay hố chứa chất thải tránh tình 
trạng đẻ phân, nước chảy tràn trên mặt đất. 
- Đối với phân gia súc sử dụng để bón cho cây trồng thì phân cần thu gom trước khi 
rửa chuồng và tắm vật nuôi. 
 129
- Nếu sử dụng bể lắng hay hầm/túi biogas để xử lý chất thải thì hệ thống thu gom 
phân và nước thải có thể chung. Tuy nhiên, với hệ thống này thì mương dẫn nên rộng và 
dốc đủ lớn để dễ dàng chuyển phân xuống hầm xử lý. 
f. Lưu trữ an toàn chất thải 
- Nơi lưu trữ phân nên cách biệt với chuồng trại chăn nuôi, xa nhà ở và phải đậy kín 
để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và gia súc. 
- Phân nên được thu gom hằng ngày, cho vào thiết bị kín và mang đến nơi xử lý. 
Tránh lưu trữ phân lâu vì sẽ sinh mùi hôi khó chịu và tạo điều kiện cho côn trùng sinh sôi, 
truyền bệnh cho con người và gia súc. 
d. Tái sử dụng chất thải 
Đây là giải pháp kinh tế nhất, vừa đảm bảo an toàn cho môi trường lại thu được lợi 
ích từ hệ thống xử lý chất thải, tăng doanh thu cho cơ sở chăn nuôi. 
- Tận dụng phân tươi, phân khô đem bán hoặc đem chế biến, sản xuất thành phân 
có chất lượng cao như phân vi sinh hữu cơ. 
- Đối với các cơ sở có hầm biogas thì phải tận dụng lượng khí sinh ra, đây là nguồn 
nguyên liệu sạch cho nấu đốt. Hạn chế tác động do khí sinh ra từ quá trình phân hủy chất ô 
nhiễm trong hầm ủ khí sinh học biogas. 
e. Xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường 
Đây là trách nhiệm của bất kỳ cơ sở sản xuất nào có sinh ra chất thải, với mục tiêu 
là đảm bảo sản xuất phát triển lâu dài và bền vững: biogas, nuôi giun, ủ phân. 
 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tiếng Việt 
1. Bùi Xuân An, 2004. Tổng quan về composting. Khoa công nghệ môi trường Đại học 
nông lâm T.p Hồ Chí Minh. 
2.Andre’ Lamouche, 2006. Công nghệ xử lý nước thải đô thị. NXB Xây dựng. 
3.Nguyễn Xuân Nguyên, Hoàng Đại Tuấn, 2004. Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng 
phương pháp vi sinh và sản xuất phân bón. 
4. Nguyễn Văn Bảy, 2001. Nghiên cứu sản xuất và sử dụng trùn đất loài Perionyx 
excavantuts làm thức ăn bổ sung cho gà để góp phần nâng cao hiệu quả nuôi gà thả vườn ở 
hộ nông dân. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. 
6. Trương Thanh Cảnh, 2010. Kiểm soát ô nhiễm môi trường và sử dụng kinh tế chất thải 
chăn nuôi. NXB KHKT 
7. Lê Văn Cát; 2007. Xử lý nước thải giàu hợp chất nito và photpho. NXB KH Tự nhiên và 
Công nghệ. 
6. Lê Văn Căn, 1975. Sổ tay phân bón. NXB Giải phóng TP. Hồ Chí Minh. 
7. Đặng Kim Chi, 2005. Hóa học môi trường. NXB KH&KT 
8. Lê Thanh Hải, 1997. Những vấn đề kỹ thuật và quản lý trong sản xuất heo hướng nạc. 
NXB Nông nghiệp. 
9. Nguyễn Quang Khải, 2006. Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng công trình khí sinh họ. 
NXB Nông nghiệp. 
10. Nguyễn Quang Khải, 11/2003. Công nghệ khí sinh học. Tài liệu tập huấn kỹ thuật 
viên, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 
11. Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc Tuấn, 2000. Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải, bảo vệ 
môi trường. NXB Nông nghiệp. 
12. Nguyễn Thị Hoa Lý, 1994. Nghiên cứu các chỉ tiêu nhiễm bẩn chất thải chăn nuôi heo 
tập trung và áp dụng một số biện pháp xử lý. Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, 
Đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh. 
13. Nguyễn Đức Lượng và cs, 2003. Công nghệ sinh học môi trường, xử lý chất thải hữu 
cơ. Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 
14. Lương Đức Phẩm, 2009. Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. NXB 
Giáo dục 
15. Phan Trung Quý, 2009. Giáo trình hoá học môi trường. NXB Nông nghiệp. 
16. Phan Trung Quý; Trần Văn Chiến; Đinh Văn Hùng, 2008. Hóa học môi trường. 
NXB Nông nghiệp. 
17. Ngô Kế Sương và Nguyễn Lân Dũng, 1997. Sản xuất khí đốt (biogas) bằng kỹ thuật 
lên men kỵ khí. NXB Nông nghiệp. 
18.Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan, 2004. Công nghệ môi trường. NXB ĐH 
Quốc gia HN. 
19.Trương Mạnh Tiến, 2005. Quan trắc môi trường. NXB ĐH Quốc gia HN 
20. Vũ Đình Tôn, 2009. Bổ sung giun quế (Perionyx excavantuts) cho gà thịt (Hồ x Lương 
Phượng) từ 4-10 tuần tuổi. Tạp chí khoa học phát triển, tập 7 số 2 : 186-191. 
21. Vũ Đình Tôn, 2009. Phát triển nuôi giun quế (Perionyx excavantuts) tạo nguồn thức ăn 
giàu đạm cho gia cầm và hạn chế ô nhiễm môi trường. Hội thảo chất thải chăn nuôi-hiện 
trạng và giải pháp, từ ngày 26-27 tháng 11 năm 2009. 
22.D. Xanhhoullis; Lều Thọ Bách2009. Xử lý nước thải chi phí thấp. NXB xây dựng 
23. Trịnh Thị Thanh; Nguyễn Khắc Kinh, 2005. Quản lý chất thải nguy hại. NXB ĐH 
Quốc gia Hà Nội. 
 131
Tài liệu tiếng nước ngoài 
24. Vincent Prophyre, Cirad, Nguyễn Quế Côi, NIAH, 2006. Thâm canh chăn nuôi lợn, 
quản lý chất thải và bảo vệ mô trường, NXB Prise. 
25. The “Biogas Technology in China”. 1989. Chengdu Biogas Research Institute – 
Agricultural Publishing House. 
26. The National Standard of the PR China-GB 4750/4752-84. 
27. Edwards C.A: Earthworm Ecology, 2005. CRC Press, Edition: 2, pp:367-368 
28.Fédéric Francis, 2003, Technique de lombriculture au Sud Vietnam, 
Biotechnol.Agron.Soc.Environ. 7 (3-4), 171-175. 
29. C H Burton and C Turner, 2003. Manure management. Silsoe Research Institute 
30. Henning Steinfeld2006. Livestock’s long Shadow. FAO 
Tài liệu downloat trên internet 
31.
nghiep. ngày download 5/01/2011 
32. ngày download 
20/12/2010. 
33.  ngày download 
13/12/2010 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chat_thai_chan_nuoi.pdf