Giáo trình Bơi lội

Giáo dục cho sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong tốt, có tính tổ chức kỷ luật,

có tình cảm yêu ngành yêu nghề, nắm vững những kiến thức về lý luận, kỹ năng thực hành, năng

lực giảng dạy, huấn luyện ban đầu, tổ chức thi đấu và làm trọng tài, phương pháp nghiên cứu

khoa học để đào tạo họ trở thành giáo viên TDTT có thể đảm nhận công tác giảng dạy, huấn

luyện bơi lội ở các trường phổ thông, trung cấp, dạy nghề, CĐ và ĐH cũng như các câu lạc bộ

thuộc ngành GD và ĐT.

pdf 184 trang thom 09/01/2024 1140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bơi lội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bơi lội

Giáo trình Bơi lội
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH 
 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
Giáo trình 
Bơi Lội 
 Biên soạn: PGS. NGUYỄN VĂN TRẠCH 
 TS. NGUYỄN SĨ HÀ 
 GV. PHẠM NGỌC HÂN 
LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2006 
 GIÁO TRÌNH BƠI LỘI 
I. MỤC ĐÍCH MÔN HỌC 
Giáo dục cho sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong tốt, có tính tổ chức kỷ luật, 
có tình cảm yêu ngành yêu nghề, nắm vững những kiến thức về lý luận, kỹ năng thực hành, năng 
lực giảng dạy, huấn luyện ban đầu, tổ chức thi đấu và làm trọng tài, phương pháp nghiên cứu 
khoa học để đào tạo họ trở thành giáo viên TDTT có thể đảm nhận công tác giảng dạy, huấn 
luyện bơi lội ở các trường phổ thông, trung cấp, dạy nghề, CĐ và ĐH cũng như các câu lạc bộ 
thuộc ngành GD và ĐT. 
II. YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC 
Chương trình giảng dạy môn học nhằm bồi dưỡng cho sinh viên đạt được những yêu cầu sau: 
- Hiểu biết, nắm vững những tri thức lý luận về nguyên lý kỹ thuật, tri thức giảng dạy, huấn 
luyện ban đầu, tổ chức thi đấu và làm trọng tài để vận dụng trong công tác sau này. 
- Nắm vững được kỹ năng thực hành kỹ thuật 4 kiểu bơi thể thao, xuất phát, quay vòng, đạt 
tương tương cấp 2 vận động viên kiểu bơi chính. 
- Nắm vững phương pháp huấn luyện giảng dạy, tổ chức thi đấu, trọng tài và bơi cứu đuối, có 
thể đảm nhận độc lập công tác giảng dạy huấn luyện nội và ngoại khóa ở các cấp nhà trường và 
ngành. 
- Nắm vững phương pháp NCK II, hoàn thiện 1 chuyên đề khoa học chuyên ngành. 
III. CẤU TRÚC MÔN HỌC 
Môn học có cấu trúc các hình thức lên lớp sau: 
Giờ lý thuyết, thực hành thảo luận và bồi dưỡng phương pháp - bài tập. 
Môn học có quy thời gian là 480 tiết được chia thành 8 học phần, 32 đơn vị học trình trong 8 
học phần của 4 năm học. 
Yêu cầu 2 năm đầu: hoàn thiện kỹ thuật cơ bản 4 kiểu bơi thể thao, mặt bằng về lý thuyết cơ 
bản, chuẩn bị thể lực, kỹ năng để thi giai đoạn, sinh viên phải đạt cấp III vận động viên bơi . 
Yêu cầu 2 năm cuối: Hoàn thiện, nâng cao kỹ thuật 4 kiểu bơi thể thao. Xuất phát quay vòng, 
bơi cứu đuối. 
- Hoàn thành phần tri thức lý luận ở 2 năm cuối, kỹ năng thực hành và phương pháp chuyên 
môn ngành. Đạt trình độ tương đương vận động viên bơi cấp 2 và hoàn thành 1 luận văn KH 
chuyên ngành. 
- Kiểm tra học trình: Dùng hình thức kiểm tra sau khi học xong đơn vị học trình và sau khi 
kết thúc 1 học phần. 
- Hình thức thi kiểm tra căn cứ vào nội dung kiến thức trình độ học tập quy định có thể thi lý 
thuyết, thực hành hoặc cả lý thuyết thực hành. 
Điểm cho 10 bậc, lý thuyết tính theo hệ số 1 và thực hành tính theo hệ số 2. 
 IV. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH 
Thời gian 
Học 
kỳ 
Số 
lượng 
học 
phần 
Số đơn 
vị học 
trình 
Tổng số 
tiết 
Lý 
thuyết 
Thảo 
luận 
Tập 
luyện 
Bài tập 
pp.bt 
1 1 4 60 12 2 40 6 
2 1 4 60 12 2 40 6 
4 1 4 60 12 42 6 
4 1 4 60 12 42 6 
4 1 4 60 12 42 6 
5 1 4 60 16 42 26 
6 1 4 60 14 40 6 
7 1 4 90 18 2 64 6 
8 1 4 30 2 18 0 
Tổng 8 32 480 96 8 328 48 
(Theo quyết định số 57-1998/QĐ- BGD&ĐT ngày 01 tháng 9 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
 Chương I 
MỞ ĐẦU 
I. KHÁI NIỆM VỀ MÔN BƠI LỘI THỂ THAO 
Bơi lội là môn thể thao dưới nước, do tác dụng của sự vận động toàn thân, đặc biệt là sự vận 
động của chân, tay mà người bơi có thể vượt qua được những khoảng đường dưới nước với những 
tốc độ nhất định. Nhờ những yếu tố cơ bản của nước như lực đẩy từ dưới lên (lực nổi), lực cản, lực 
nâng nên người bơi có thể vận động trên mặt nước để tiến về phía trước bằng nhiều kiểu, cách 
bơi khác nhau. nước là môi trường lỏng, do đó vận động trong nước là vận động trong môi trường 
xa lạ đối với con người. Khi bơi, thân người lại nằm ngang bằng trên mặt nước. vì lẽ đó, bơi lội 
khác với các môn thể thao trên cạn. 
Tính chất cơ bản của bơi lội là loại vận động có chu kỳ (trừ xuất phát và quay vòng), còn lại 
trên cự ly người bơi thực hiện lắp đi lắp lại động tác tạo lực tiến đưa cơ thể về phía trước. 
Bơi lội hình thành, phát sinh và phát triển do nguồn gốc lao động của con người, do yêu cầu 
bức thiết của lao động sản xuất, sự khắc nghiệt trong việc chống thiên tai, địch họa, bảo vệ cuộc 
sống mà con người phải biết bơi. từ đó bơi lội là phương tiện phục vụ hữu ích cho cuộc sống con 
người. 
Trải qua quá trình phát triển của xã hội loài người, ở mỗi thời đại va mỗi giai cấp, con người 
sử dụng bơi lội với những mục đích khác nhau. giai cấp bóc lột dùng thể thao bơi lội để vui chơi, 
giải trí trong cảnh giàu sang của mình, hoặc mưu đồ lôi cuốn tầng lớp thanh thiếu niên vào các tổ 
chức bơi lội để tạo những mục đích chính trị. 
Nội dung của môn bơi lội ở nước ta hiện nay bao gồm: 
ƒ Bơi lặn thể thao 
ƒ Bơi thực dụng 
ƒ Bơi nghệ thuật 
ƒ Trò chơi giải trí trong nước 
 II. LỢI ÍCH TÁC DỤNG CỦA MÔN BƠI LỘI 
Ý nghĩa và lợi ích tác dụng của môn bơi lội rất lớn; thông qua việc tập luyện bơi lội, con người 
có thể rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm, tính cần cù chiụ khó, tinh thần tập thể, củng cố nâng cao 
được sức khỏe của mình. 
Khi tập bơi, nhất là người mới tập bơi phải cố gắng rất lớn để khắc phục những khó khăn ban 
đầu như cảm giác sợ nước, sợ lạnh, sợ chết đuối còn đối với vận động viên, tập luyện bơi lội là 
một quá trình lao động đầy gian khổ để vươn tới thành tích cao, vận động viên phải có ý chí, 
quyết tâm lớn để thực hiện khối lượng vận động lớn. Tập trung cao độ trí lực và sức lực như vậy 
trong quá trình tập luyện, vận động viên đã thực sự được rèn luyện mình trong quá trình hình 
thành phẩm chất ý chí. 
Mức độ hiệu quả giáo dục đạo đức ý chí cho vận động viên phụ thuộc vào huấn kuyện viên và 
giáo viên bơi lội. Bản thân họ không những là tấm gương cho học viên noi theo mà họ còn là 
người chủ động vận dụng mọi phương pháp để giáo dục học viên của mình về mọi mặt như: Giáo 
dục tính kỷ luật, tự giác, tính tương trợ, ý thức tập thể, ý thức kiên trì nhẫn nại, tình yêu lao 
động, dũng cảm vượt khó khăn Để hoàn thành tốt được nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng, người 
huấn luyện viên, thầy giáo bơi lội luôn luôn tu dưỡng chính trị tư tưởng trau dồi tác phong và đạo 
đức của người cán bộ khoa học kỹ thuật thể dục thể thao xã hội chủ nghĩa. Có như vậy mới đạt 
được hiệu quả giáo dục. 
Tập luyện bơi lội còn có lợi cho việc củng cố và nâng cao sức khỏe, phát triển toàn diện con 
người. Vận động trong môi trường nước có ảnh hưởng tốt tới việc nâng cao chức năng một số bộ 
phận của cơ thể như hệ tim mạch, hô hấp, tăng quá trình trao đổi chất. Ta biết rằng nước có khả 
năng hấp thụ nhiệt gấp 4 lần không khí. Nước lại có áp suất lớn vào bề mặt cơ thể, mặt khác khi 
bơi con người phải chịu một lực cản rất lớn của nước, đặc biệt khi bơi nhanh, phải chịu đựng các 
tác động “dòng chảy” của nước. do vậy trong tập luyện bơi lội, con người sẽ thích ứng dần, làm cho 
các chức năng vận động cơ thể được hoàn thiện nâng cao. 
Khi bơi, các nhóm cơ của toàn thân cùng tham gia hoạt động. Do đó vận động viên bơi lội cơ 
bắp phát triển cân đối, nở nang, hài hòa. 
Bơi lội lại là phương tiện để rèn luyện cơ thể làm cho cơ thể thích nghi với sự thay đổi của khí 
hậu bên ngoài, do đó có thể ngăn ngừa được những bệnh cảm lạnh. 
Người ta còn dùng bơi lội để chữa một số bệnh về hình thể như gù lưng, cong chữ “C” thuận và 
ngược của trẻ em. Ngoài ra, các cố tật cứng khớp do bị gẫy xương gây nên, bơi lộ cũng là phương 
tiện chữa có hiệu quả. 
Luyện tập bơi lội có tác dụng lớn đến sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương, làm 
cho hệ thống tiền đình phát triển tốt. 
Luyện tập bơi lội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hệ tuần hoàn và hô hấp. Những vận 
động viên tập luyện bơi lội thường xuyên tim co bóp mạnh hơn người bình thường, cung lượng tim 
tăng, do vậy tần số đập của tim lúc yên tĩnh chỉ ở mức từ 60 đến 46 lần/phút.trong khi đó người 
không tập luyện bơi lội tim đập từ 70 – 75 lần trong một phút. Lưu lượng máu trong một phút có 
thể tăng từ 4,5 lít lúc bình thường lên 35 – 40 lít lúc vận động. 
Tập luyện bơi lội còn có lợi cho việc phát triển khả năng hoạt động của hệ thống hô hấp, vì 
khi bơi vận động viên thở theo nhịp điệu của động tác tay, mỗi chu kỳ bơi thực hiện một lần thở 
ra và hít vào. Khi bơi có thể tiêu hao nhiều năng lượng, vì vậy nhu cầu đòi hỏi về Oxy rất lớn. Do 
đó người bơi phải thở sâu. Mặt khác áp suất của nước vào vòng ngực, khi thở ra phải mạnh, tích 
cực. Vì thế các cơ hô hấp của vận động viên rất phát triển, dung tích sống của họ rất lớn (từ 6-
7lít), trong khi đó dung tích sống của người không luyện tập bơi là 3,4 lít (của nam) và 2,4 lít(của 
nữ). Vận động viên trẻ bơi lội nước ta sau 2 năm tập luyện bơi, dung tích sống đạt tới 4,5 lít (của 
nam) và 3,8 lít (của nữ). 
Tập luyện bơi lội còn có tác dụng phát triển thể lực toàn diện như: sức mạnh, sức nhanh, sức 
bền, linh hoạt, khéo léo và khả năng phối hợp vận động Bản thân bơi lội là một môn thể thao 
 phát triển toàn thân. Tham gia tập luyện bơi lội không những tạo cho mình thói quen hoạt động 
trong nước mà còn để phát triển cân đối cơ thể. 
Thường xuyên tập luyện bơi lội, các tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, linh hoạt, khéo 
léo được phát triển, do đó nâng cao được khả năng vận động, tạo điều kiện tốt để sản xuất, phục 
vụ quốc phòng. 
Bơi lội là một môn thể thao có ý nghĩa thực dụng rất lớn trong đời sống sản xuất và chiến đấu 
của nhân dân ta. Do yêu cầu cơ động trên chiến trường, do yêu cầu xây dựng hạ tầng, mạng lưới 
giao thông vận tải, sự đòi hỏi về nâng cao năng suất, đưa khoa học kỹ thuật vào mặt trận nông, 
lâm nghiệp v..v mà mỗi người dân nước ta sống trong một đất nước nhiệt đới, nhiều sông ngòi ao 
hồ và biển bao quanh, đặc biệt thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, hàng năm mưa bão lũ lụt thường 
xảy ra đòi hỏi phải biết bơi lội. 
Bơi lội không những có ý nghĩa thực dụng rất lớn mà còn có ý nghĩa thể thao quan trọng. Môn 
bơi lội nước ta hiện nay đã được xác định là một trong những môn thể thao trọng điểm thuộc 
nhóm I. Phong trào bơi lội đang có nhiều triển vọng, những trung tâm bơi lội được hình thành, 
nhiều câu lạc bộ bơi lặn phát triển, nhiều tỉnh, thành, ngành đã được giao đào tạo vận động viên 
trẻ theo chương trình mục tiêu, những trung tâm huấn luyện bơi thể thao quốc gia được xác lập, ở 
những trung tâm này tập trung các chuyên gia huấn luyện giỏi của quốc gia và các chuyên gia 
nước ngoài được mời giúp cho công tác huấn luyện. 
Qua các cuộc thi đấu trong nước và quốc tế, nhiều kỷ lục bơi lặn đã được phá. Lực lượng vận 
động viên trẻ đã ngày một trưởng thành, hy vọng trong một thời gian ngắn, nền bơi lội của Việt 
Nam chúng ta sẽ tiếp cận được khu vực và châu lục. 
Chính vì ý nghĩa trên mà bơi lội đã trở thành môn học chính thức trong các trường chuyên 
nghiệp thể dục thể thao, các trường chuyên nghiệp hàng hải, thủy sản, giao thông vận tải, các 
trường đại học (thuộc quân đội), và các trường khác 
III. LỊCH SỬ BƠI LỘI CỦA THẾ GIỚI 
1. Khái quát lịch sử phát sinh và phát triển môn bơi lội trên thế giới 
Lịch sử phát triển môn bơi lội gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Do quá 
trình lao động sản xuất và đấu tranh sinh tồn, con người dần dần tạo được những thói quen vận 
động đơn giản như leo, trèo. Chạy. Nhảy. Ném, bơi, lặnBiển, sông, hồ, ao, lạch, suối cũng được 
quen thuộc dần với cuộc sống của họ. Từ đó mà phát sinh môn bơi lội, cũng từ đó bơi lội gắn liền 
với cuộc sống của con người và thực sự cần thiết cho sự sinh tồn của họ. Do vậy, bơi lội có lịch sử 
lâu đời và trở thành môn thể thao thi đấu sớm hơn nhiều môn thể thao khác. 
Qua các tài liệu đã công bố, ta thấy nhiều nhà khoa học đã dựa vào những cứ liệu lịch sử: 
ƒ Tư liệu khảo cổ học. 
ƒ Tư liệu lịch sử. 
ƒ Địa vật lý 
Đồng thời với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các nhà khoa học đã đưa ra 
các cứ liệu khảo cổ như: các bình gốm, sứ, các bức tranh tạc trên đá ở các ngôi mộ cổ đã chạm 
trổ hình người bơi, lặn dưới nước. 
Những di vật khảo cổ này được tìm thấy ở Hy Lạp, La Mã và Ai Cập. Các nhà khảo cổ cũng 
đã xác định niên đại các báu vật đó có cách đây khoảng 5000 năm và hiện đang được lưu giữ tại 
Viện bảo tàng Luân Đôn (Anh) và ở Tua (Pháp). 
Từ những di vật trên, các nhà nghiên cứu khẳng định: Bơi lội đã hình thành cùng thời, hoặc 
sớm hơn với sự xuất hiện các bức chạm trổ trên đá, đồ gốm sứ đó- Bơi lội đã ra đời cách đây 
khoảng 5000 năm. 
 2. Lịch sử bơi lội qua các chế độ xã hội của loài người 
1.1. Chế độ cộng sản nguyên thủy 
Đặc điểm phát triển môn bơi lội: 
Bơi lội được phát triển theo khu vực, vùng, miền(địa lý) và điều kiện tự nhiên, ở nơi nào có 
biển, sông, hồ ao, kênh, lạch, nơi đó phát triển, còn nơi nào không có thì bơi lội chậm phát triển. 
Kỹ thuật bơi lội được hình thành và phát triển theo cách truyền thụ trực tiếp thông qua hình 
thức bắt chước. Tính chất, mục đích của bơi lội thời kỳ này nhằm phục vụ cho đi lại, kiếm sống, 
bảo vệ tính mạng và vui chơi giải trí. Nó không mang tính chất giai cấp. 
2.2. Chế độ nô lệ – phong kiến, bơi lội phát triển mạnh ờ Hy Lạp, La Mã 
Lúc đó bơi lội đã được sử dụng trong chiến đấu để tranh giành quyền lợi giữa các bộ tộc, bộ 
lạc, giữa các nhà nước phong kiến. Vì vậy từ xưa người Hy Lạp cổ cho rằng người không biết đọc 
và không biết bơi là “dốt nát” 
Đặc điể ... ùc thì co chân trên ra phía 
trước và co chân dưới ra phía sau. khi hoàn thành động tác co chân, bàn chân của chân trên cong 
hình bàn cuốc, bàn chân của chân sau duỗi thẳng, tay dưới duỗi thẳng phía trước, tay trên duỗi 
thẳng cạnh thân (hình 208). 
Bơi nghiêng có tính thực dụng tương đối lớn, thường được sử dụng để mang đồ đạc qua sông 
hồ và cứu đuối. 
3. Bơi ếch ngửa 
Bơi ếch ngửa là kiểu bơi ếch ở tư thế thân người nằm ngửa, mặt nhô lên khỏi mặt nước, cằm 
hơi áp sát ngực. Động tác chân gần giống trong bơi ếch, chủ yếu 
là co đạp cẳng chân. Động tác hai tay cùng lúc quạt nước- từ phía 
trước đầu, qua cạnh thân đến tận đùi. Sau đó cùng lúc vung tay trên 
không và lăng ra phía trước đầu. Vào nước và tiếp tục làm chu kỳ 
động tác sau. Khi quạt nước, hai tay hơi cong, bàn tay và cẳng tay 
cần đối diện với phương hướng quạt nước. kết thúc quạt nước, cần 
để thời gian lướt nước hợp lý. Phối hợp độn gtác tay- chân- thở là: 
Động tác tay- chân tiến hành luân phiên; động tác đạp nước của chân 
phải tách rời vớ động tác quạt nước của tay (cũng có thể tiến 
hành đồng thời). Lúc hai tay quạt nước, thân người và đùi duỗi thẳng 
tự nhiên thành hình thoi lướt nước. tay rút khỏi nước, vung lên 
không về phía đầu; khi tay vung đến đầu thì co chân; tay vung quá 
nửa đầu (sắp vào nước) thì bắt đầu đạp chân. Động tác thở (hít vào) lúc hai tay quạt nước kết 
thúc. Khi hai tay đang quạt nước thì thở ra. Bơi ếch ngửa thường dùng trong vận chuyển đồ đạc 
hoặc cứu đuối v.v.. (hình 209). 
 III. NỘI DUNG 
Bơi thực dụng gồm 3 nội dung chính: 
1. Bơi vũ trang 
Bơi vũ trang được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, đặc biệt trong chiến tranh, những lúc cần 
mang, vận chuyển vũ khí đạn dược hoặc truy kích địch. Trường hợp này 
người bơi để cả quần áo và dùng dây buộc ống quần áo vào sát cẳng chân. 
Nếu có thời gian chuẩn bị, mặc quần áo theo quy định, buộc khí tài, các 
vật dụng cần thiết một cách hợp lý để khi bơi được thuận tiện. 
1.1. Cách mặc quần áo 
Đặc điểm: Khi bơi sẽ có một dòng nước chảy ngược chiều với 
hướng tiến của cơ thể, tác dụng mạnh vào quần áo. Vì vậy, nếu mặc 
và xắn quần áo không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến tốc độ và kỹ thuật, thậm 
chí có thể gây nguy hiểm. Có hai cách mặc và xắn quần áo: 
- Mặc áo như thường, có thể cho vào trong hoặc ngoài quần. Quần lộn trái, hai chân xỏ từ ống 
quần lên. Khi ống quần đã kéo lên hết đùi thì cầm cạp quần kéo lên. Mặc xong lộn túi ra ngoài 
(hình 210) 
- Mặc áo như thường, quần gấp từng nếp cẩn thận từ gấu quần lên. Khi gấp chặt thì dùng kim 
băng hoặc dây chun buộc lại. 
1.2. Cách mang vũ khí 
- Cách đeo súng: Bơi vũ trang có thể bơi trườn sấp, bơi ếch và 
bơi nghiêng. Nếu bơi trườn sấp thì đeo súng dọc phía trước 
ngực. Súng đeo phải có hai dây, một dây quàng sang bên trái, 
một dây quàng sang bên phải, báng súng nằm phía trước. nếu 
bơi ếch thì súng đeo chéo ở trên lưng, nòng súng hướng về phía 
trước. 
- Đeo lựu đạn trong bơi vũ trang thường ở bên sườn phải. 
Ngoài ra, trong bơi vũ trang có thể sử dụng vật nổi hoặc không 
có vật nổi (hình 211 và 212). 
2. Lặn 
Bơi lặn là kỹ thuật được thực hiện dưới mặt nước, nó 
có tác dụng rất lớn trong việc cứu người bị đuối, mò vớt các 
vật dưới nước hoặc nghiên cứu những bí mật về đại dương. 
Trong quân sự thường dùng lặn để trinh sát địch, hoạt 
động tình báo, liên lạc v.v Ngoài ra, lặn còn là phương 
tiện rèn luyện về ý chí, phẩm chất, tinh thần dũng cảm. 
Lặn được chia ra lặn sâu, lặn xa. Khi lặn có thể sử dụng 
khí tài hoặc không có khí tài. Thường trong bơi thực dụng, 
lặn được tiến hành trong điều kiện tăng áp suất của nước 
đối với cơ thể, nín thở dài và hoạt động cơ bắp mạnh mẽ. 
Thực nghiệm khoa học chứng minh rằng cứ sâu xuống nước 
10m thì áp suất nước tăng lên 1 átmốtphe, đồng thời khi hít 
vào, nín thở sẽ làm tăng áp suất trong cơ thể, làm cho 
máu lưu thông ở phổi gặp khó khăn. Vì vậy, máu ở tim 
giảm đi, do đó lặn trong điều kiện không có khí tài để cung 
cấp ôxy thì không dừng ở độ sâu quá lâu. Nếu không sẽ 
dẫn đến hệ thống thần kinh mất thăng bằng, đau đầu, 
thậm chí mất tri giác, nguy hiểm đến tính mạng. 
 Có nhiều kiểu bơi lặn, nhưng kiểu bơi ếch lặn thường được sử dụng. Kỹ thuật bơi ếch lặn khác 
với kỹ thuật bơi ếch bình thjường trên mặt nước. khi bơi ếch lặn, yêu cầu tư thế thân người và 
đầu luôn giữ ngang bằng, nhưng khi hai tay bắt đầu quạt nước thì đầu hơi cúi xuống để giữ cho cơ 
thể không nổi lên. Động tác quạt nước bắt đầu khi hai tay duỗi thẳng về phía trước tách ra, đồng 
thời nâng khuỷu, quạt nước xuống phía dưới và sang bên cạnh, tiếp đó tăng tốc độ quạt nước ra 
sau đến ngang đùi thì kết thúc. Khi đưa tay về phía trước thì gập cổ tay, co khuỷu, lòng bàn tay 
úp xuống dưới, làm cho bàn tay và cẳng tay men theo phía dưới cơ thể, đi qua phần bụng, ngực, 
đầu và duỗi thẳng ra phía trước. động tác co chân ít hơn, hai chân tách ra cũng nhỏ hơn. Động tác 
phối hợp tay, chân là co chân và duỗi tay hầu như bắt đầu cùng một lúc. Sau khi đạp chân và quạt 
tay kết thúc, thân người thành một đường thẳng để lướt về trước. sau đó mới thực hiện tiếp chu 
kỳ động tác sau. trước khi thực hiện chu kỳ động tác tiếp theo cần chú ý phải giữ cho cơ thể di 
động ở độ sâu nhất định (hình 213). 
Có hai phương pháp vào nước khi lặn: 
- Một là, hai chân xuống nước trước: Trước khi vào nước, hai tay duỗi thẳng phía trước, co gối, 
gông, sau đó dùng hai tay ấn đè nước xuống, đồng thời làm động tác đạp chân ếch xuống phía 
dưới để cho thân người không vọt lên mặt nước. lợi dụng trọng lượng của cơ thể để chìm xuống 
giống như động tác nhảy cầu vào nước tư thế đứng. Sau khi vào nước, tay làm động tác quạt nước 
từ dưới lên trên để tăng tốc độ chìm sâu (hình 214). 
- Hai là, đầu vào nước trước: tư thế chuẩn bị giống động tác trên, chỉ khác là hai tay duỗi 
thẳng phía dưới quạt nước từ dưới hất ra phía sau và lên trên, đầu cúi xuống, nâng mông, giơ 
chân, hai tay làm động tác duỗi kiểu bơi ếch, đưa thẳng xuống dưới. Do tác dụng trọng lực của 
chân, cơ thể sẽ chìm sâu xuống nước. sau khi vào nước, hai chân đạp ếch theo hướng lên trên để 
tăng nhanh tốc độ chìm xuống (hình 215). 
3. Cứu đuối 
Nước ta có nhiều ao hồ, sông ngòi, để tránh nhũng trường hợp đáng tiếc xảy ra do các sự cố về 
sông nước, việc cứu đuối cần căn cứ vào điều kiện cụ thể mà quyết định sử dụng phương pháp nào 
là thích hợp. Thông thường có hai phương pháp chính: 
- Cứu đuối gián tiếp: là người cứu đuối lợi dụng các dụng cụ cứu đuối sẵn có để cứu người bị 
 đuối nước khi họ vẫn còn đang tỉnh. Ví dụ: quăng phao, ván hoặc sào để kịp thời ứng cứu (hình 
216). 
- Cứu đuối trực tiếp: là khi không có dụng cụ cứu đuối hoặc người bị đuối nước đã ở vào trạng 
thái hôn mê thì dùng kỹ thuật cứu người bị đuối trực tiếp. Khi cứu người trực tiếp cần chú ý: 
Người cứu đuối trước khi vào nước cần quan sát vị trí của người bị đuối nước, tình trạng người 
bị đuối nước (bị chìm, bị hôn mê hay còn tỉnh). Nếu người bị đuối nước trong điều kiện nơi nước 
tương đối tĩnh, thì người cứu có thể trực tiếp vào nước và bơi thẳng đến chỗ người bị đuối để cứu. 
Trường hợp người bị đuối ở chỗ nước chảy, thì người cứu chạy trên bờ bơi đón đầu để cứu. 
Nếu người cứu không biết rõ địa hình khu vực nước có người bị đuối thì tuyệt đối không nên 
nhảy cắm đầu xuống nước mà nên nhảy xoạc chân trước sau, hai tay dang sang hai bên về phía 
trước nhảy vào nước hoặc lội nhanh từ bờ ra (hình 217, 218, 219). 
Khi tiếp cận với người bị đuối nên dùng bơi ếch để tiện quan sát tình trạng người bị đuối: nếu 
người đó còn đang sung sức, giẫy dụa thì người cứu không nên vội vã tiếp cận trực tiếp mà thận 
trọng tiếp cận từ phía sau lưng để tránh bị người đuối nước ôm ghì nguy hiểm. Khi đã tiếp cận 
phía sau lưng thì nâng, đẩy họ lên mặt nước. tiếp đó dùng bơi nghiêng hoặc bơi ếch ngửa để dìu 
họ vào bờ và tiến hành cấp cứu. 
Ngoài ra người cứu đuối phải biết cách giải thoát trong những tình huống bất ngờ. 
3.1. Phương pháp giải thoát khi bị túm tay 
Tâm lý người bị đuới nước thường rất hoảng sợ. Họ thường giẫy dụa, hoảng loạn tìm chỗ để 
bám và thường bám rất chặt. Vì vậy, nếu người cứu đuối bị bám hoặc ôm phải hết sức bình tĩnh, 
tìm cách giải thoát bằng biện pháp lợi dụng nguyên lý đòn bẩy hoạt động trái khớp 
Nếu người đuối nước túm hai tay từ phía dưới hoặc phía trên, người cứu đuối phải nắm chặt 
hai nắm tay để xoay trong hoặc ngoài về phía ngón cái của người bị đuối nước để giải thoát (hình 
220). 
Nếu người bị đuối nước dùng hai tay túm chặt một tay của người đến cứu thì người cứu nắm 
chặt nắm đấm của tay bị túm, tay kia cài vào giữa hai tay của người bị đuối, nắm lấy nắm đấm 
của tay bị túm kéo xuống để giải thoát. 
3.2. Phương pháp giải thoát khi bị ôm ghì phía sau gáy 
Trước hết cầm chặt cổ tay người bị đuối nước, tay kia đưa xuống dưới đẩy khuỷu từ dưới lên, 
làm cho người bị đuối nước phải quay người. Sau đó cúi đầu luồn qua nách và quay người lại để 
kéo cổ tay của họ ra sau và dìu vào bờ (hình 221). 
3.3. Phương pháp giải thoát khi bị ôm cổ từ phía trước 
Dùng tay trái (hoặc phải) đẩy khuỷu tay bên phải (hoặc trái). tay phải (hoặc trái) nắm chặt 
lấy cổ tay của người bị đuối nước kéo xuống dưới, rồi đột ngột chui qua vòng tay của người bị đuối, 
dùng tay cầm cổ tay của người bị đuối nước xoay về phía dưới, ra sau để tiến hành dìu họ vào bờ 
(hình 222). 
3.3. Phương pháp giải thoát khi bị ôm ngang lưng ở phía trước 
Một tay giữ chặt lấy phía sau đầu người bị đuối, một tay đỡ chặt lấy cằm, xoay đầu họ ra 
ngoài, làm cho lưng của người bị đuối xoay vào mình và theo đó dìu vào bờ (hình 223-1) 
3.4. Phương pháp giải thoát khi bị ôm ngang từ phía sau 
Dùng hai tay túm lấy một ngón tay ở cả hai bàn tay của người bị đuối nước, sau đó kéo dãn 
sang hai bên. Tiếp đó buông một tay của người bị đuối nước ra rồi quay người ra sau lưng người bị 
đuối nước và dìu họ vào bờ (hình 223-2). 
3.6. Phương pháp giải thoát khi bị ôm chặt cả thân và hai tay từ phía sau lưng 
Hai chân dùng sức đạp mạnh xuống dưới, làm cho vị trí cả hai người đều nổi cao. Lúc nhô đầu 
lên khỏi mặt nước, hít vào một hơi thật sâu, đồng thời hai tay dùng sức khuỳnh ra ngoài, đột ngột 
chìm xuống và thoát ra giữa hai tay của người bị đuối nước. Tiếp đó, quay lưng người bị đuối nước 
về phía mặt mình để dìu họ vào bờ (hình 223-3). 
Ngoài ra có rất nhiều tình huống có thể xẩy ra như người bị đuối nước giữ chặt cả hai tay 
người cứu, ôm chặt cổ, giữ chặt chân mà người bị đuối lại khỏe hơn thì phải kêu cứu hoặc dùng 
những thế võ có thể để tự giải thoát và tìm phương pháp cứu người bị đuối. 
3.7. Cách dìu người bị đuối nước 
Đây là phương pháp sử dụng bơi để kéo người bị đuối vào bờ, thường dùng bơi nghiêng hoặc bơi ếch 
ngửa (hình 224). 
Sau khi dìu đưa người đuối nước vào bờ thì nhanh chóng mang hoặc vác người đó vào nơi cấp 
cứu cần thiết. Nếu có nhiều người cứu thì hai người cứu luồn qua tay người bị đuối và giữ chặt lấy 
tay họ, một người cứu khác đứng vào giữa hai chân và giữ chặt đùi người bị đuối và khênh đi. 
Hoặc nếu là một người vác để người đuối nước nằm sấp qua vai, một tay luôn giữ hai đùi, một tay 
giữ người bị đuối nước và vác đi. 
3.8. Hô hấp nhân tạo 
Trước hết đưa người bị đuối vào chỗ không có gió lạnh, ít người, thoáng khí, sau đó cởi hết 
quần áo, lau khô người, dùng ngón tay cuốn băng hoặc khăn bông móc sạch bùn đất, đờm ở trong 
miệng và mũi. Nếu miệng ngậm chặt quá phải cậy miệng, dùng hai ngón tay cái đẩy từ sau ra 
trước cùng lúc đó hai ngón trỏ và ngón giữa đẩy cằm dưới để mở rộng hai hàm răng của người bị 
đuối. Sau khi xử lý những việc trên, tiến hành xốc nước. người cứu đuối một chân chống, một chân 
quỳ để người đuối nước nằm áp bụng lên đầu gối người cứu, đầu hơi chúc xuống, người cứu dùng 
tay vỗ hoặc ấn mạnh vào lưng cho nước chảy ra. Sau đó đặt người bị đuối lên chiếu hoặc chăn khô 
để tiến hành hô hấp nhân tạo (hình 225-226). 
- Để người bị đuối nằm sấp hai tay duỗi trước đầu, mặt quay sang một bên, người cứu quỳ hai 
bên hông người bị đuối, hai bàn tay để vào hông, hai ngón tay cái đặt hai bên cột sống và hai 
ngón tay út đặt vào xương sườn cuối cùng của người bị đuối. Người cứu sẽ theo nhịp thở của mình, 
làm hô hấp nhân tạo cho người bị đuối. Khi thở ra dùng sức ấn mạnh và từ từ hai tay xuống hông 
người bị đuối. Khi hít vào lại từ từ nới tay ra cho đến khi người bị đuối thở được. 
- Đặt người bị đuối nằm ngửa, dưới lưng (vùng ngang hông) lót một chiếc chăn để nâng cao 
bụng, chân người bị đuối hơi cong, tay duỗi thẳng trước đầu, dùng chăn cuốn nửa người cho ấm. 
Kéo lưỡi làm cho đầu lưỡi thò ra ngoài miệng hoặc dùng một miếng gỗ đặt giữa hai hàm răng cho 
miệng há rộng. Người cứu quỳ bên cạnh người đuối nước, hai tay cầm tay người đuối đưa từ từ 
 xuống khép vào ngực, rồi dùng sức ấn xuống theo nhịp thở, sau đó từ từ đưa về tư thế ban đầu 
(hình 227-228-229). 
Có rất nhiều phương pháp hô hấp nhân tạo, song phương pháp hà hơi thổi ngạt tương đối có 
hiệu quả hơn. Phương pháp này người cứu hít vào sâu rồi áp môi vào miệng của người bị đuối nước 
thổi mạnh để đẩy không khí vào phổi người bị đuối nước. 
Nếu những trường hợp trên không có hiệu quả, cần nhanh chóng đưa nạn nhân vào viện để 
kịp thời cứu chữa. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_boi_loi.pdf