Giáo trình Bệnh truyền nhiễm

Nhiễm trùng là một hiện tượng vi sinh vật phức tạp, xáøy ra khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia súc, trong những

điều kiện nhất định của ngoại cảnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể gia súc, mầm bệnh có tác động nhiều mặt vào cơ thể.

Để phản ứng lại, cơ thể đã chiến đấu với mầm bệnh trong quá trình bệnh tiến triển. Kết quả của nhiễm trùng có thể gây

thành bệnh, có những biểu hiện đặc trưng cho bệnh. Trong thời kỳ mà khoa học phát hiện được nhiều loại mầm bệnh,

đặc biệt là thời kỳ Pasteur. Khi nói đến nhiễm trùng người ta chỉ chú trọng đến vai trò của mầm bệnh.

Costeur coi cơ thể gia súc như một môi trường dinh dưỡng, mà mầm bệnh có thể tự do sinh sôi nảy nở. Cock, nhà bác

học Đức nổi tiếng, người đặt nền móng cho học thuyết về vai trò chủ đạo của vi khuẩn, trong các bệnh truyền nhiễm

cho rằng, vấn đề đầu tiên của quá trình bệnh truyền nhiễm là vi khuẩn độc gây ra, những bệnh nhất định, trong mọi điều

kiện của ngoại cảnh và coï thể súc vật. Dựa vào học thuyết trên, nhiều nhà bác học ở thời kỳ trước, khi xác định bệnh

truyền nhiễm chỉ coi trọng vai trò vi khuẩn, mà không đánh giá đúng vai trò của cơ thể và ngoại cảnh, có ảnh hưởng

đến cơ thể và vi khuẩn. Vì vậy họ đã ra những biện pháp phiến diện để phòng chống bệnh truyền nhiễm, nhưng chỉ chú

ý đến biện pháp tiêm phòng và tiêm phòng trong ổ dịch, để tạo miễn dịch cho gia súc. Nhận thức trên do đã tách hẳn vai

trò của cơ thể đối với mầm bệnh, cho nên không giải thích được hiện tượng trong thực tế là:

Trong một ổ dịch có con mắc bệnh, con không mắc bệnh, con mắc bệnh nặng, con mắc bệnh nhẹ, con lành bệnh, con

chết. Nhận thức trên cũng không dựa vào đặc tính cơ bản của sinh vật, là tính phản ứng đối với mọi kích thích. Nhận

thức đó dẫn đến những biện pháp phiến diện trong việc phòng chống dịch bệnh. Vai trò to lớn là sức đề kháng của cơ

thể. Nhiều nhà bác học đã chứng minh, vai trò chủ động của cơ thể trong quá trình nhiễm trùng và đã tìm ra mọi biện

pháp, để tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể và bất lợi đối với mầm bệnh,

là biện pháp ngăn chặn nhiễm trùng hoặc giảm nhẹ sự tiến triển của quá trình nhiễm trùng đó.

pdf 75 trang kimcuc 8060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bệnh truyền nhiễm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bệnh truyền nhiễm

Giáo trình Bệnh truyền nhiễm
 1
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM 
 KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y 
 TS. PHAN VĂN CHINH 
 BÀI GIẢNG 
 MÔN HỌC BỆNH TRUYỀNNHIỄM 
 (Dành cho sinh viên ngành chăn nuôi Thú y) 
 Qũy thời gian 4 học trình 
 Huế, 2006 
 BĂI MỞ ĐẦU 
1. Vị trí và nhiệm vụ môn học 
1.1 Vị trí môn học 
Đây là môn học chính của ngành Thú y. Trong thực tiễn dù ít hay nhiều, dù một lần hay nhiều lần, tất cả chúng ta ngồi 
đây, cũng đã từng được chứng kiến hoặc đã nghe, biết về một bệnh truyền nhiễm nào đó đối với gia súc hoặc gia cầm, 
người. Nếu ai đã từng được chứng kiến theo dõi một ổ dịch khi xáøy ra, thì chắc chắn rằng sẽ hiểu được sâu sắc tác hại 
của dịch bệnh. Cho nên trong quá trình phấn đấu đưa chăn nuôi nước ta trở thành ngành chính. Chúng ta còn gặp nhiều 
khó khăn, khó khăn của chúng ta không những về mặt kỹ thuật, chăn nuôi phát triển theo lối công nghiệp xí nghiệp. 
Những kinh nghiệm đó đối với nước ta đã có phần tích lũy bước đầu. 
 2
Thức ăn là một vấn đề phải giải quyết lớn trong chăn nuôi. Nhưng đến nay hầu như chúng ta đã giải quyết tốt, các cơ sở 
sản xuất các håüp tác xã cũng đã tự túc được thức ăn tinh, xanh trên đất 5% giành cho chăn nuôi. Nhà nước cũng đã có 
những nhà máy chế biến thức ăn hỗn hợp. Do vậy cái lo ngại nhất trong chăn nuôi là tình hình dịch bệnh xáøy ra. Vô 
luận sau này chúng ta ra công tác ở nông trường, hợp tác xã, trên địa bàn cấp huyện hay giáo viên ở một trường cao 
đẳng hoặc đại học, dù ở đâu chúng ta cũng có thể gặp và đều phải giải quyết, mặc dù đồng chí là kỹ sư chăn nuôi. Do 
vậy mà muốn phòng trừ dịch bệnh không xáøy ra trong một trại chăn nuôi. Chúng ta phải nắm được những kiến thức 
của môn học này. Tại sao? Chúng ta lại cho là môn học chính không phải là ý muốn thế nào được thế nấy, mà đây là vị 
trí của nó đóng một vai trò lớn trong sản xuất, vãö lý luận nó là môn tổng hợp có liên quan đến nhiều môn học khác. 
Làm thế nào để dịch bệnh không thể xáøy ra? Phương châm cơ bản của công tác phòng chống là; Phòng bệnh hơn 
chữa bệnh; hơn ở chỗ nào? Khi dịch bệnh xáøy ra bước đầu ta phải giải quyết hàng loạt vấn đề. Để thực hiện bao vây 
vùng dịch (vấn đề liên quan đến đời sống nhân dân). Ngoài ra đầu tư vật lực. Tiêm phòng. Kiểm soát sát sinh. Xử lý, 
điều trị. Gia súc chết hàng loạt phải khôi phục lại. Một số bệnh lây sang người như bệnh Nhiệt thán, Lao, Burcenllosis, 
Leptospirosis. 
Công tác đối ngoại, đối nội là không cho dịch bệnh lây lan, chúng ta cần thấy rằng, những tác hại lớn của dịch khi 
xáøy ra, để biết được sự quyết định của nó trong sự thành công, hay thất bại trong chăn nuôi, cũng từ đó mà xác định 
nhiệm vụ môn học: 
1.2 NHIỆM VỤ MÔN HỌC 
Học là để phục vụ, không phải học để đối phó, muốn phục vụ được tốt phải nắm được quy luật dịch bệnh. 
1.2.1.Nghiên cứu quy luật khách quan chung của bệnh truyền nhiễm, từ đó rút ra biện pháp chung phòng chống bệnh 
truyền nhiễm. 
1.2.2 Nghiên cứu qui luật riêng của bệnh truyền nhiễm, mà rút ra biện pháp riêng phòng, chống bệnh truyền nhiễm. 
Xuất phát từ hai nhiệm vụ trên mà chúng ta đi sâu vào hai phần chính của môn học: 
1.2.2.1. Dịch tể học 
Nhằm giải quyết những cơ sở lý luận về dịch tế học, quy luật phát triển, lây lan, ngừng, tắt, giải quyết học thuyết về 
truyền nhiễm (Mét nhi cốp). Sau khi nghiên cứu quy luật phát triển của bệnh, đòi hỏi phải đề ra phương pháp giải quyết 
bệnh, có tính chất bao trùm nguyên tắc phòng ngừa và tiêu diệt bệnh truyền nhiễm. 
1.2.2.2. Phân chuyên khoa 
Nhằm giải quyết từng bệnh cụ thể ở các loại gia súc. Mặc dù trong trường hợp nào phần lý luận (dịch tể học). Và phần 
chuyên khoa, thực tiễn của môn học không thể tách rời nhau mà nó bổ sung, hỗ trợ cho nhau để nó phát triển không 
ngừng. Nó là một thể hoàn chỉnh thống nhất trong toàn bộ môn học. 
1.3. Liên quan tới các môn học khác 
Là một môn chuyên khoa nên nó liên quan rất lớn tới các môn học khác, cụ thể là: 
1.3.1. Vi sinh vật (vi trùng) 
Môn vi sinh vật nghiên cứu chủ yếu về nguyên nhân gây bệnh, mối liên quan giữa mầm bệnh và cơ thể. Nghiên cứu 
nguyên nhân gây bệnh về các mặt hình thái, nuôi cây, nhuộm màu, sức đề kháng, phân lập và những đặc tính khác. Còn 
bệnh truyền nhiễm dựa trên những cơ sở, tài liệu thu được của môn vi sinh vật mà phát triển, cho nên muốn học tốt môn 
bệnh truyền nhiễm, phải học tốt môn vi sinh vật. Nói như vậy không phải là môn bệnh truyền nhiễm là một bộ phận của 
vi sinh vật, mà thực tiễn về lịch sử môn bệnh truyền nhiễm có từ lâu, sớm hơn môn vi sinh vật rất nhiều. Cho đến bây 
giờ, giải quyết về mặt lây lan và quy luật phát triển của nó, một số bệnh cũng còn chưa rõ nguyên nhân. Nhưng bệnh 
truyền nhiễm đã giải quyết được về mặt lây lan và quy luật phát triển của nó. Phương pháp nghiên cứu của môn vi sinh 
vật, cũng khác môn bệnh truyền nhiễm và dịch tể học. Nội dung công tác và những tài liệu thu được cũng phong phú 
hơn nhiều, nó có tính chất toàn diện. 
1.3.2 Môn chẩn đoán lâm sàng và điều trị học 
Hai môn này cũng giúp cho việc tìm hiểu, tổng hợp, phân tích, các tình trạng rất phức tạp, có ý nghĩa rất lớn về mặt 
chẩn đoán. 
 3
Ví dụ: Suyễn lợn có triệu chứng đặc thù là ho, thở, căn cứ vào đó mà định bệnh chính xác. Mỗi bệnh truyền nhiễm 
ngoài những đặc tính chung (sốt, bỏ ăn,) còn biểu hiện những triệu chứng riêng. Dịch tả lợn, điểm xuất huyết ở ngoài 
da, ở những nơi ít lông. Đóng dấu lợn da có những đám xuất huyết đỏ, có hình thù rõ ràng, mắt âoí, Phó thương hàn 
ỉa chảy, phân vàng. Căn cứ vào đặc thù đó giúp ta định bệnh rõ ràng. 
1.3.3. Môn sinh lý bệnh và giải phẫu bệnh 
Hai môn này nghiên cứu quá trình phát sinh bệnh lý, những biến đổi bên trong của tổ chức. Ví dụ thể Negri ở bệnh chó 
Dại, nốt loét ở ruột bệnh Dịch tả lợn, hạt lao trong bệnh Lao, van tim sần sùi ở bệnh Đóng dấu lợn mãn tính. Nắm được 
kiến thức của hai môn học này giúp ta làm sáng tỏ, giải thích cơ chế phát sinh một cách tường tận. Sự biến đổi tổ chức 
giúp cho ta rất lớn trong xác định bệnh. 
1.3.4. Môn vệ sinh gia súc 
Giải quyết nhân tố truyền lây, tăng sức đề kháng không đặc hiệu cho cơ thể con vật. 
1.3.5. Môn thống kê 
Môn thống kê, giúp ta tính toán những số liệu để nhận định tác hại và diễn biến của bệnh. 
1.4. Yêu cầu của môn học này 
Phải ôn lại kiến thức môn vi sinh vật và các môn liên quan; về lý luận nắm được quy luật căn bản về dịch bệnh một 
cách hệ thống, chắc chắn cụ thể là quy luật phát triển của bệnh truyền nhiễm và lý luận về phòng trừ bệnh truyền nhiễm. 
Nắm được tình hình dịch bệnh, biết điều tra tính nguy hiểm và quy luật dịch tể học. Biết chẩn đoán và phân biệt cách 
phòng trừ thích hợp cho từng ca bệnh. Về thực tiễn; có khả năng độc lập điều tra dịch bệnh, biết tổng hợp phân tích 
nhận định về bệnh, xây dựng quy trình Thú y cho một trại chăn nuôi, có khả năng chẩn đoán và sơ bộ kết luận bệnh. 
Biết cách giải quyết khi bệnh xáøy ra, xử lý thích đáng khi bệnh lây lan, cho nhiều loại gia súc và người. 
1.5. Phương pháp học 
So sánh, đối chiếu với mô hình, liên hệ với thực tiễn, giải quyết trong thực tiễn, phát huy nỗ lực bản thân, đào sâu suy 
nghĩ, phương pháp kiểm tra qua tiêu bản. 
Chæång 2 NHIỄM TRÙNG 
2.1 Khái niệm về nhiễm trùng 
Nhiễm trùng là một hiện tượng vi sinh vật phức tạp, xáøy ra khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia súc, trong những 
điều kiện nhất định của ngoại cảnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể gia súc, mầm bệnh có tác động nhiều mặt vào cơ thể. 
Để phản ứng lại, cơ thể đã chiến đấu với mầm bệnh trong quá trình bệnh tiến triển. Kết quả của nhiễm trùng có thể gây 
thành bệnh, có những biểu hiện đặc trưng cho bệnh. Trong thời kỳ mà khoa học phát hiện được nhiều loại mầm bệnh, 
đặc biệt là thời kỳ Pasteur. Khi nói đến nhiễm trùng người ta chỉ chú trọng đến vai trò của mầm bệnh. 
Costeur coi cơ thể gia súc như một môi trường dinh dưỡng, mà mầm bệnh có thể tự do sinh sôi nảy nở. Cock, nhà bác 
học Đức nổi tiếng, người đặt nền móng cho học thuyết về vai trò chủ đạo của vi khuẩn, trong các bệnh truyền nhiễm 
cho rằng, vấn đề đầu tiên của quá trình bệnh truyền nhiễm là vi khuẩn độc gây ra, những bệnh nhất định, trong mọi điều 
kiện của ngoại cảnh và coï thể súc vật. Dựa vào học thuyết trên, nhiều nhà bác học ở thời kỳ trước, khi xác định bệnh 
truyền nhiễm chỉ coi trọng vai trò vi khuẩn, mà không đánh giá đúng vai trò của cơ thể và ngoại cảnh, có ảnh hưởng 
đến cơ thể và vi khuẩn. Vì vậy họ đã ra những biện pháp phiến diện để phòng chống bệnh truyền nhiễm, nhưng chỉ chú 
ý đến biện pháp tiêm phòng và tiêm phòng trong ổ dịch, để tạo miễn dịch cho gia súc. Nhận thức trên do đã tách hẳn vai 
trò của cơ thể đối với mầm bệnh, cho nên không giải thích được hiện tượng trong thực tế là: 
Trong một ổ dịch có con mắc bệnh, con không mắc bệnh, con mắc bệnh nặng, con mắc bệnh nhẹ, con lành bệnh, con 
chết. Nhận thức trên cũng không dựa vào đặc tính cơ bản của sinh vật, là tính phản ứng đối với mọi kích thích. Nhận 
thức đó dẫn đến những biện pháp phiến diện trong việc phòng chống dịch bệnh. Vai trò to lớn là sức đề kháng của cơ 
thể. Nhiều nhà bác học đã chứng minh, vai trò chủ động của cơ thể trong quá trình nhiễm trùng và đã tìm ra mọi biện 
pháp, để tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể và bất lợi đối với mầm bệnh, 
là biện pháp ngăn chặn nhiễm trùng hoặc giảm nhẹ sự tiến triển của quá trình nhiễm trùng đó. 
MétnhiCốp, lần đầu tiên đã đưa ra một khái niệm đúng đắn về nhiễm trùng. (Nhiễm trùng là cuộc đấu tranh giữa hai 
sinh thể hữu cơ). Nhiễm trùng là trạng thái đặc biệt của cơ thể, là kết quả xáøy ra khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, 
gặp những điều kiện thuáûn lợi để phát triển, sinh säi náøy nåí và phát huy tác hại của nó. Đồng thời kích thích 
 4
cơ thể, làm cơ thể thông qua hệ thống thần kinh trung ương điều tiết, huy động mọi khả năng bảo vệ của cơ thể, để 
chống đỡ và điều tiết mầm bệnh. Hiện tượng đấu tranh giữa cơ thể và mầm bệnh xáøy ra trong điều kiện nhất định của 
ngoại cảnh, nên nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố ngoại cảnh. Sự thống nhất của các mâu thuẫn đó, sự ảnh 
hưởng qua lại của các nhân tố, dẫn đến kết quả là hiện tượng nhiễm trùng. 
Sau Métnhicốp, Paplop cuîng xem sự nhiễm trùng là một hiện tượng sinh vật học phức tạp, bắt đầu bằng cuộc đấu 
tranh giữa cơ thể bị xâm nhiễm và mầm bệnh. Paplop cho rằng (nếu bị một kích thích cơ giới vượt quá cường độ bình 
thường, thì dù nóng lạnh, hoặc sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, thì tự nhiên về bề mặt cơ thể bắt đầu một cuộc 
đấu tranh hết sức mãnh liệt, giữa tác nhân kích thích cơ thể) 
2.2. Điều kiện gây nhiễm trùng 
Muốn gây ra hiện tượng nhiễm trùng, mầm bệnh cần có những điều kiện sau: 
2.2.1. Tính gây bệnh 
Tính gây bệnh phụ thuộc về bản chất của quá trình tự nhiên thu được. Độc lực phụ thuộc vào tyïpe, cơ thể động vật, 
ngoại cảnh, ứng dụng để chế Vaccine. Cũng không nên lẫn lộn giữa tính gây bệnh và độc lực. Độc lực không phải là 
đặc trưng chung và sẵn có của vi sinh vật, mà nó chỉ là tính chất riêng của từng tyïpe, và có thể thay đổi, về nội dung 
tính chất đó. Đồng thời căn cứ vào độc lực khác nhau để chế Vaccine, ví dụ: Newcastle hệ 1,2, lợn Đóng dấu VR, VR2. 
Vì vậy độc lực cũng nói lên mức độ cụ thể và khả năng gây bệnh. Một vi trùng nếu có tính gây bệnh, nhưng độc lực yếu 
thì cũng không gây bệnh được. Cho nên độc lực không những phụ thuộc vào bản chất của mầm bệnh, mà còn phụ thuộc 
vào cơ thể và nhiều nhân tố khác, ví dụ: có thể có miễn dịch cao khi vi trùng có độc lực mạnh xâm nhập cũng không 
gây được bệnh. 
2.2.2. Số lượng 
Số lượng ít bệnh Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng; số lượng nhiều: bệnh Loét da quăn tai. 
2.2.3. Đường xâm nhiễm 
Đường xâm nhiễm phụ thuộc vào loại vi trùng. Bệnh Suyễn lợn đường xâm nhập chủ yếu là đường hô hấp. Nhiệt thán 
nhiều đường xâm nhập chủ yếu là da, hô hấp, tiêu hóa. Nếu bắt mầm bệnh đi con đường khác hoàn toàn mới lạ đối với 
nó thì ngược lại có thể gây nên miễn dịch. Phản ứng cơ thể - dị ứng quá mẫn. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên xã 
hội. Vị trí xâm nhiễm khác nhau cũng biểu hiện mức độ bệnh khác nhau, ví dụ: bệnh Dại. 
2.2.4. Khả năng xâm nhiễm 
Biểu hiện các mặt sau: 
- Sức chống chọi với ngoại cảnh tốt. 
- Tốc độ sinh sản trong cơ thể nhanh. 
- Số lượng xâm nhập vào cơ thể. 
-có một hay nhiều đường xâm nhập. 
- Ý nghĩa xác định phạm vi, vị trí tiêu độc. 
2.3. Đặc tính bệnh truyền nhiễm 
2.3.1. Khái niệm về bệnh truyền nhiễm 
Vi sinh vật gây bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể, không nhất thiết biểu hiện hình thức bệnh truyền nhiễm. Nhưng 
ngược lại khi đã nói tới bệnh truyền nhiễm thì tất yếu phải có hiện tượng nhiễm trùng. Do vậy bệnh truyền nhiễm có 
bốn đặc tính chính. 
1. Tất cả những bệnh do vi sinh vật gây nên. 
2. Có thời kỳ nung bệnh, có triệu chứng lâm sàng. 
3. Có tính chất lây lan. 
4. Đại đa số sau khi khỏi bệnh có tính chất miễn dịch. 
Bốn đặc điểm trên có liên quan mật thiết với nhau, đặc biệt nhấn mạnh hai đặc điểm 1 và 3. 
 5
2.3.2. Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm 
Bệnh truyền nhiễm tuy biểu hiệ muôn hình muôn vẻ khác nhau. Nhưng có cùng chung một đặc điểm, căn cứ vào đặc 
điểm đó, cho phép chúng ta phân biệt được với các bệnh truyền nhiễm khác. 
2.3.2.1. Đặc điểm cơ bản có 4 đặc điểm 
1, Mầm bệnh: Vi trùng, Virus, Xoắn trùng. 
2, Rickettsia, trung gian giữa Vi khuẩn và Virus. Mycoplasma (PPLO) vi trùng nhóm gây bệnh phổi gia súc. 
3, Nấm. 
4, Nguyên trùng; Lê dạng trùng; Tiên mao trùng; Biên trùng. 
2.3.2.2 Đặc điểm diễn biến của một ổ dịch 
Trong thời gian xảy ra dịch, nếu không có sự can thiệp của con người gia súc chết nhiều, nên có sự can thiệp để giảm tỷ 
lệ chết. 
2.3.2.3 Đại đa số bệnh truyền nhiễm đều có tính miễn dëch 
Khả năng miễn nhiễm có thể kéo dài một năm hoặc suốt đời. 
2.3.2.4. Đặc điểm bệnh trong ổ dịch 
Các đặc điểm triệu chứng bệnh của động vật đều giống nhau. Qua những đặc điểm trên chúng ta cần nhận thức rằng. 
Không phải bất cứ lúc nào, bệnh nào cũng có những đặc điểm đó. 
* Cần nắm vững 4 đặc điểm trên để làm tốt công tác phòng, chống các bệnh truyền nhiễm. Chủ yếu dựa vào điều tra, 
phạm vi điều tra rộng hẹp, thời điểm điều tra. Điều tra sớm hay muộn là do người điều tra quyết định. Phương pháp 
điều tra, là phương pháp đúng đắn nhất, vì có những bệnh có khả năng làm ở phòng thí nghiệm. Nhưng không có 
phương pháp điều tra quan sát thì chưa chắc đã đúng, ví dụ như Dịch tả lợn ở Cao Bằng chẳng hạn. 
2.3.3. Bệnh tiến triển theo bốn thời kỳ 
1. Thời kỳ nung bệnh. 
2. Tời kỳ tiền phát. 
3. Thời kỳ toan phát. 
4. Thời kỳ cuối bệnh. 
Chú ý khi mua con vật về phải cách ly, nếu không khó chẩn đoán. (Thải trùng – cách ly - chẩn đoán tốt). Con mang 
trùng cần cách ly một thời gian để giải phóng dịch. Con bệnh ở 4 thời kỳ trên đều là nguồn bệnh do vậy cần phải cách 
ly triệt để. 
 * Tiêu chuẩn lành bệnh để nhập đàn là: khỏi triệu chứng, hết bệnh tích, không mang trùng, hết thời gian cách ly cần 
thiết, không tái phát bệnh. 
Chæång 3 QUÁ TRÌNH SINH DỊCH 
3.1. Nguồn bệnh 
3.1.1 Khái niệm 
Muốn biết thế nào là nguồn bệnh ta đi sâu nghiên cứu hai quan điểm sau: 
Gramasipxki cho rằng: nguồn bệnh là nới cư trú và sinh sản thuận lợi mà từ đó trong những điều kiện nhất định, sẽ xâm 
nhập vào cơ thể bằng cách này, hay cách khác để gây bệnh. Nguồn bệnh phải là nơi tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại 
mãi mãi, tồn tại khá lâu, nhưng không có điều kiện th ...  bệnh tích, phế quản viêm đỏ, khí quản viêm có bọt, có nước, có máu và có mủ. 
Nếu có Vi khuẩn thứ phát kết hợp, như: bệnh tụ huyết trùng thì vùng gan hóa của phổi rộng lớn hơn sâu vào trong kèm 
theo sự hoại tử, tạo những đám bã đậu, có Vi khuẩn nung mủ, hình thành những ổ áp xe. Bệnh tiến triển lan ra ở các khí 
quản phủ tạng. 
5. Chẩn đoán 
5.1 Chẩn đoán lâm sàng dịch tể học 
Dựa vào triệu chứng bệnh tích chủ yếu là đường hô hấp. Đặc biệt là ở phổi. Phổi bị viêm ở cả 3 thùy của 2 lá phổi đối 
xứng nhau. 
5.2 Nuôi cấy phân lập 
Dùng bệnh phẩm là phổi, nghiền nát với nước sinh lý, tạo thành huyễn dịch cấy lên môi trường P.P.L.O (xử lý bằng 
kháng sinh Penicilline hoặc Streptomycine). Để ủ ấm 37oC trong vòng 3-5 ngày, thấy trên môi trường khuẩn lạc mọc 
lên rất nhiều. Lấy khuẩn lạc phết lên kính nhuộm bằng phương pháp nhuộm Giemsa. Nó có hình cầu, hình tròn, hoặc 
hình trứng có đường kính từ 0,2-0.5µ hoặc 0,5-0,8µ . 
5.3 Tiêm truyền động vật thí nghiệm 
Dùng lợn con từ 10-30 ngày tuổi, lấy bệnh phẩm ở huyễn dịch trên tiêm vào phổi hoặc nhỏ mũi. Theo dõi trong vòng 5 
tuần, bệnh phát ra. Giết lợn, lấy phổi nghiền nát, pha huyễn dịch 1/20ml, cho kháng sinh vào diệt tap khuẩn. Sau đó cấy 
vào môi trường P.P.L.O để tủ ấm 37oC trong vòng 30', kiểm tra kết quả. 
5.4 Chẩn đoán huyết thanh học 
Cũng có thể làm phản ứng kết hợp bổ thể. Phản ứng ngưng kết trong ống nghiệm. Phản ứng ức chế sinh trưởng. Ức chế 
chuyên hóa, giống như các bệnh khác. 
5.5 Chẩn đoán X quang 
Khi con vật chiếu vào X quang ta sẽ phát hiện được những đám viêm đối xứng trên phổi của con vật. Việc chẩn đoán 
này chính xác và loại trừ được các bệnh khác. 
5.6 Chẩn đoán tổ chức học 
Việc chẩn đoán tổ chức học nhằm phát hiện ra bạch cầu. Hiện tượng viêm phế nang, tương mạc, đại thực bào. Bệnh tích 
ở tổ chức hình lưới phát triển. 
6. Phòng bệnh 
Phòng khi chưa có dịch, nên tự túc con giống, hạn chế nhập lợn mới về. Nếu nhập về phải nhốt riêng ít nhất là 1-2 tháng 
để theo dõi. Không dùng các loại lợn không có lý lịch rõ ràng. Cách ly con ốm, vệ sinh, chăm sóc tốt. Thường xuyên sát 
trùng chuồng trại, tiêu độc bằng Formalin 3%, Crezine 10% hoặc xút 2-5%, chú ý: khi tiêu độc không có gia súc ở trong 
chuồng. 
 71
Dùng thuốc Tymulin 100-200g/1 tấn thức ăn 7-10 ngày. Nếu tiêm bắp 10-15 mg/1kgP, thời gian 3-5 ngày. Strepnovil 
tiêm da hoặc tiêm bắp 0,5-1,5ml/1 kgP. Liều dùng 3-5 ngày. Tylosinphotphát tiêm bắp liều 10mg/1kgP 3-5 ngày (có thể 
dùng kháng sinh đặc hiệu khác) kết hợp bổ trợ B1, C, Cafein, Bcomplex. 
 BỆNH NẤM PHỔI GIA CẦM 
 (Pneumoniposis, Aspergillosis Avium) 
1. Đặc điểm căn bệnh 
Bệnh Nấm phổi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, của gia cầm con. Gây tỷ lệ chết cao. Đặc trưng của bệnh là hình 
thành các u Nấm màu vàng xám ở phổi và thành các túi hơi. Bệnh nấm mốc ở phế quản và túi hơi gia cầm được Meiơ 
Meyer phát hiện lần đầu tiên năm 1815 ở Đức. Từ năm 1841 nấm phổi lần lượt được tìm thấy ở các loại gia cầm, loài có 
vú và người. Năm 1855 Freusesius nghiên cứu nấm ở cơ quan hô hấp gia cầm và đặt tên cho căn bệnh là Aspergillosis 
fumigatus. Từ đó bệnh có tên là Aspergillosis. Hiện nay bệnh có khắp nơi trên thế giới, ở Việt Nam chưa có công trình 
nào nghiên cứu bệnh này, nhưng trong khi mổ khám xác chết của nhiều loại thủy cầm, thường xuyên thấy các dấu hiệu 
mãn tính của bệnh nấm phổi. 
Trong các khối u, sợi Nấm có đường kính 3-4µ, chia nhánh bào tử xếp thành chuổi có kích thước 2,5-3µ bắt màu tốt 
với Lactofucsin. Có thể nuôi cấy nấm dễ dàng trên môi trường thạch Furo, thạch Saburo, thạch Manto, ở nhiệt độ 30oC, 
khuẩn lạc có dạng đen mịn trắng, sau chuyển sang vàng sám hay xanh tro. Trong phòng thí nghiệm có thể gây bệnh cho 
thỏ, chuột lang bằng cách tiêm bào tử Nấm vào tỉnh mạch. U nấm sẽ xuất hiện ở phổi. Nấm có sức đề kháng lớn với 
nhiệt độ và hóa chất. Hấp khô ở nhiệt độ 120oC mất 1giờ, đun sôi 5 phút Nấm mới chết. Các hóa chất như Formol 
2,5%, Acide salicilic 2,5% mới diệt được Nấm. 
2. Truyền nhiễm học 
Trong thiên nhiên tất cả các loại gia cầm, chim đều mắc bệnh, nhưng vịt và ngỗng dể cảm thụ nhất. Con non cảm thụ 
bệnh hơn con già, tỷ lệ chết cao hơn, bệnh ở loài gia cầm lớn thường ở thể mãn tính. Nguồn bệnh nhiễm là từ thức ăn, ổ 
rơm, máy ấp. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp, gia cầm hít phải sẽ nhiễm bệnh. Bệnh thường phổ biến ở những nơi 
nuôi công nghiệp, nuôi tập trung mật độ lớn. Ngoài đường hô hấp có thể lây qua đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước 
uống. Trong thực tế bệnh Nấm có liên quan trực tiếp với dùng rơm rạ, cỏ khô độn chuồng. Việc lưu hành của bệnh còn 
phụ thuộc vào mùa vụ và sức đề kháng của cơ thể. 
3. Triệu chứng 
Cơ thể sinh bệnh: sau khi vào niêm mạc đường hô hấp, hoặc tiêu hóa, bào tử nấm theo máu vào địa điểm ký sinh. Tại 
đây, bào tử nẩy mầm thành sợi Nấm tăng lên gấp bội, tạo ra các u Nấm to nhỏ, màu trắng xám ở phổi. Cấu tạo của u 
Nấm gồm: sợi Nấm và bào tử Nấm, tế bào khổng lồ, tế bào lâm ba và dịch xuất. 
4. Bệnh tích 
Bệnh tích điển hình là sự hình thành khối u to nhỏ, màu vàng xám ở phổi. U nấm thường có ở 2 thể: thể u hạt, thể tràn 
lan. Thể hạt: khuẩn lạc có giới hạn rõ ràng trên bề mặt của tổ chức. Thể này thường thấy trong bệnh cấp tính. Thể tràn 
lan các hạt Nấm không có giới hạn, mọc khắp ở các tổ chức. Thường thấy ở bệnh mãn tính. Phổi có thể bị viêm phù và 
tụ máu đỏ. Niêm mạc khí quản xung huyết, chứa nhiều dịch nhờn, chứa nhiều mủ và Fibrin. Ngoài ra còn có bệnh tích 
Nấm ở gan, lách, cơ tim. Trong tim bệnh nấm thường xuất hiện ở nội tạng. Ngoài ra bệnh Nấm còn phát triển ở phúc 
mạc. Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ. 
5. Chẩn đoán bệnh 
5.1 Chẩn đoán phân biệt 
Phân biệt với bệnh Thương hàn gà. Viêm phế quản truyền nhiễm, Lao gà. Bệnh Thương hàn gà có những nốt trắng ở 
phổi gần giống như nấm phổi, nhưng đó là điểm hoại tử. 
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, thì phế quản viêm nặng và không có bệnh tích ở các cơ quan khác. 
Bệnh Lao, nốt Lao bên trong bị đậu hóa hoặc canxi hóa và sâu vào trong các tổ chức gan, lách, ruột, tủy xương. 
5.2 Chẩn đoán thí nghiệm 
Phết kính bệnh tích hạt nấm hay dịch xuất của phổi, phủ tạng. Nhuộm Lactofucsin để tìm sợi nấm. Cũng từ bệnh phẩm 
có thể nuôi cấy phân lập căn bệnh trên môi trường, hoặc trên động vật thí nghiệm. 
6. Phòng trị 
Công tác vệ sinh chuồng trại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phòng bệnh Nấm. Vì vậy không nên tích trữ thức 
ăn quá lâu, hoặc rơm rạ quá ẩm trong chuồng, phải thường xuyên thay đổi chất độn chuồng, giữ cho nền chuồng khô 
ráo, thoáng mát. Không ấp trứng từ lò ấp, hoặc trứng đã nhiễm Nấm. Có thể thực hiện bằng cách 1m vuông nền xông 
40ml Formol duy trì trong 24 giờ. Việc duy trì sức đề kháng cho con vật có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy trong khẩu phần 
 72
thức ăn có thể bổ sung Vitamine A, B, C.. có thể dùng các hóa chất điều trị như, dung dịch diệt Nấm Iode-kali 0,8% cho 
uống hoặc Flavofungin, Fungixiline hòa với nước theo tỷ lệ 350.000-425.000 trong 1lít, phun dưới dạng khí dung. Mỗi 
ngày cho gia cầm hít thở 6 phút, hoặc dùng kháng sinh Micostatin, hoặc Tricomicine hoặc Penicilline, Biomicine, 
Tetramincine có tác dụng diệt Nấm. 
 BỆNH NẤM ĐƯỜNG TIÊU HÓA CANDIDA 
 (Candidamycosis, slomatilis, oidica, oidiomycosis, soor, trush, moniliasis) 
1. Đặc điểm căn bệnh 
Bệnh Candida là một bệnh chung cho người và gia súc. Hay thấy hơn cả là ở gia cầm. Đặc điểm chủ yếu của bệnh là 
xuất hiện những khuẩn lạc mền ở dưới hình thức các chấm trắng. Hay màng giả niêm mạc mồm, thực quản, diều, dày 
tuyến. 
Bệnh Nấm Candida đầu tiên được Ambodic Macximovich miêu tả năm 1718 ở người, sau đó đến Plan phát hiện trên 
gia cầm. Hiện nay bệnh có nhiều trên thế giới. Ở Việt Nam có nhiều dấu hiệu của bệnh nhưng chưa phát dịch. Candida 
là loại Nấm men đơn bào có đường kính 2-4µ, sinh sản thành chuổi và sinh nội độc tố. 
Có thể nuôi cấy trên thạch Saburo có 2% đường Gloco và một số loại môi trường khác. Nhiệt độ thích hợp 20-37oC. 
Nếu thêm vào môi trường chất nhủ Mucine coctizon, Oreomycine, Tetramycine, sẽ kích thích Nấm phát triển và tăng 
độc lực. Trong phòng thì nghiệm, cảm thụ nhất là chuột bạch, thỏ, phôi thai gà. Tiêm cho chuột con 20 ngày tuổi 0,5-
1ml canh trùng Nấm vào phúc mạc, sau 1-10 ngày chuột có triệu chứng bệnh, vật gầy yếu, tăng bạch cầu. Mổ thấy 
những hạt Nấm nhỏ màu trăng ở gan, lách, phổi, thận. 
Candida albicans có sức đề kháng yếu, trong mũ, nước tiểu, căn bệnh tồn tại trong vòng 1 tháng. Tia nắng mặt trời, 
nước sôi diệt nhanh. Sức nóng 700C Nấm mất hoạt lực sau 10-15 phút. Nhưng sức đề kháng sẽ tăng lên trong điều kiện 
khô và lạnh. Các chất diệt nó như Iode kali, Iode, Formol 2%, Metiolat cloramin đều có tác dụng diệt Nấm tốt. 
2. Truyền nhiễm học 
Trong thiên nhiên Candida gây bệnh cho hầu hết các loại gia súc và người. Căn bệnh phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, 
có thể tìm thấy tế bào nằm trong đất, rơm, rạ, phân, chất độn chuồng. Trong bại xuất của con vật ốm. Nguồn truyền lây 
trực tiếp là gia cầm và trứng gia cầm. Trong những nguyên nhân làm bệnh phát sinh là sức đề kháng cơ thể yếu. 
Vitamin A có ý nghĩa giúp niêm mạc chống đỡ sự xâm nhập của tế bào Nấm. Dùng các loại kháng sinh như Biomicine, 
Tetracycline, Penicillin có khả năng kích thích tế bào Nấm phát triển. 
Nấm Candida không gây bệnh trên niêm mạc lành. Tế bào chỉ nảy sinh ở nơi tổn thương, gây hoại tử niêm mạc, làm 
bỏng các tế bào thượng bì, gây thẩm dịch và phù các tổ chức dưới niêm mạc. Sau đó theo máu vào lâm ba đến các cơ 
quan thực thể. Làm xuất hiện các bệnh tích hạt trong gan, tim, thận. Phá hoại cơ năng tuần hoàn, thần kinh.Gây nhiễm 
trùng huyết làm cho vật chết. 
3. Triệu chứng 
3.1. Thể cấp tính 
Thể này thời gian nung bệnh trong vòng 3 ngày, chỉ xuất hiện ở loại gia cầm con từ 5-10 ngày tuổi. Đầu tiên chỉ vài con 
sau lan ra cả đàn. Gà ủ rũ, biếng ăn, ỉa chảy. Giai đoạn cuối con bệnh có thể bị liệt chân, sau đó chết. 
3.2. Thể á cấp tính 
Thể này kéo dài trong vòng 3-15 ngày, chủ yếu ở loại gà 10-45 ngày tuổi. Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện những đốm trắng 
trên niêm mạc miêng, hầu, họng, dần dần phát triển thành màng giả lan khắp niêm mạc. Niêm mạc bóc ra để lộ những 
vết loét màu đỏ, sau chuyển sang màu vàng. Giai đoạn này con vật ủ rũ, kém ăn, sau vài ngày ỉa chảy cánh liệt, mồm 
há, dần dần con vật kiệt sức chết. Bệnh ở gà từ 1-3 tháng ít chết và thường chuyển sang thể mãn tính. Thông thường chỉ 
thấy con vật chậm lớn, nhẹ cân, chúng trở thành nguồn truyền nhiễm. 
4. Bệnh tích 
Bệnh tích điển hình tập trung ở niêm mạc đường tiêu hoá. Xoang miệng chứa nhiều niêm dịch màu trắng đục. Lưỡi, hầu 
lốm đốm những chấm trắng xen lẫn với niêm dịch nhầy màu trắng sữa hay trắng xám. Trường hợp bệnh nặng, khuẩn lạc 
phát triển thành màng giả màu trắng đục che phủ niêm mạc phần đường tiêu hoá, nếu bóc đi để lộ vết loét khá sâu. 
Bệnh biến ở diều rất điển hình, niêm mạc diều phủ nhiều niêm dịch màu trắng sữa, dưới lớp dịch nhờn là những điểm 
 73
trắng rãi rác khắp xen kẻ với những điểm xuất huyết. Bệnh có thể lan đến túi hơi làm vỡ túi hơi. Bệnh lan đến dạ dày và 
ruột làm cho dạ dày, ruột chứa nhiều dịch nhờn màu trắng, đôi chỗ có tụ máu xuất huyết. Trên gan, thận, tim, màng não, 
thấy những chấm trắng có đường kính từ 1-2mm, đối chỗ xuất huyết. Kiểm tra tổ chức học các ổ bệnh tích sẽ thấy sợi 
Nấm, các tế bào tổ chức bị phá huỷ. Các tổ chức bị thoái hoá đôi chỗ thấy hoại tử. 
5. Chẩn đoán bệnh 
Bệnh Nấm Candida biểu hiện dễ nhầm với bệnh thiếu Vitamin A, bệnh Âáûu gà thể yết hầu. Vì vậy cần phải kiểm tra 
bằng phương pháp soi tiêu bản, phết kính bệnh tích màng giả, niêm mạc hay các ổ hoại tử từ phủ tạng, làm sạch tiêu 
bản bằng cách ngâm xút 10% hay Lactofenol từ 15 - 20phút. Nhuộm Gram, Giemsa hay xanh Cotol. Trường hợp cần 
thiết có thể nuôi cấy phân lập hay tiêm truyền động vật thí nghiệm. 
6. Phòng trị 
Phòng bệnh Nấm chủ yếu dựa vào sức đề kháng của con vật. Trong đó, điều kiện nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn có ý 
nghĩa quan trọng. Thành phần thức ăn đặc biệt là đạm, Vitamin và nguyên tố vi lượng, có vai trò nâng cao khả năng 
chống bệnh của niêm mạc. Vệ sinh chuồng trại tốt có tác dụng phòng bệnh tốt. Ở những nơi thường xuyên có bệnh, 
phải chủ động phòng bệnh bằng thuốc. Gia cầm từ 5 ngày tuổi có thể trộn Nistatin vào thức ăn với liều từ 50-100.000 
đơn vị cho 1kg thể trọng. Khi bệnh xẩy ra phải cách ly tiêu độc, sát trùng bằng dung dịch Formol 2%, xút 
1%. Có thể dội rữa máng ăn bằng xút nóng 2%. Sau 30 phút dội lại bằng nước sạch rồi đem phơi nắng. 
7. Điều trị 
Những con bị nặng thì phải loại thải, phân đàn, cách ly những con bị nhẹ, điều trị bằng các loại thuốc sau: Fungicidin, 
Micostatin, Candicidin, Trycomicine. Có thể điều trị bằng Mistatin với liều 300-600.000 đơn vị cho 1kg trọng lượng. 
Thuốc hào vào sữa chua cho ăn ngày 2 lần, ăn trong 10 ngày. Sữa chua có tác dụng hồi phục sự hoạt động của các Vi 
khuẩn có ích trong đường tiêu hóa. Trường hợp bệnh có nguy cơ kế phát các bệnh khác thì dùng thêm các loại kháng 
sinh mạnh. Cùng với dùng kháng sinh cần bổ sung các loại Vitamin vào thức ăn, để tăng sức đề kháng của niêm mạc. 
Đồng thời dùng dung dịch Sunfat đồng 1/200, Iodure kali 0,8% cho uống, thuốc tím 1% để bôi. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1.Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đăng Đức, Nguyễn Vĩnh Phước, (1975) 
 Một số Phương pháp nghiên cứu Vi sinh vật học tập 1, 2, NXB KHKT, Hà Nội. 
 2. Nguyễn Vĩnh Phước, (1970 - 1976) 
 Vi sinh vật học Thú y tập I, II, III, NXB ĐH Hà Nội. 
 74
 3. Nguyễn Vĩnh Phước, (1978) 
 Giáo trình bệnh Truyền nhiễm, NXB Nông nghiệp. 
 4. Lương Đức Phẩm, Hồ Sương, (1978) 
 Vi sinh tổng hợp, NXB KHKT, Hà Nội. 
 5. J.Danov. VM. Gaidamovich, S.ya, (1979) 
 Virus chuyên đề, NXB Y học. 
 6. Claude Moreau, (1980). 
 Nấm độc trong thực phẩm. NXB KHKT Hà Nội. 
 7. Nguyễn Lân Dũng, (1980). 
 Vi sinh vật tập 1, 2, 3 NXB ĐH&THCN Hà Nội. 
 8. Orlop, FM (Nguyễn Thát dịch), (1981) 
 Bệnh gia cầm tập 1, 2 NXB KHKT, Hà Nội. 
 9. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, (1986) 
 Bệnh gia súc non tập 2, NXB NN, Hà Nội. 
 10. Nguyễn Hữu Ninh, (1987) 
 Những bệnh gia súc lây sang người, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
 11. Công ty thuốc và vật tư Thú y Trung ương II, (1990) 
 Vaccine và thuốc Thú y. 
 12. Cục Thú y (1994, 2000) 
 Pháp luật Thú y, Hà Nội. 
 13. Black’s Veterinay Dictionary, (2000) 
 GEO FFREYP WEST. MRCVS. 
 14. Giáo trình Vi sinh vật Thú y, (2002). 
 TS Phạm Hồng Sơn, Phan Văn Chinh. 
 MỤC LỤC 
 Trang 
Chương 1 Mở đầu 2 
Chương 2 Nhiễm trùng 5 
Chương 3 Quá trình sinh dịch 9 
Chương 4 Phòng chống bệnh Truyền nhiễm 19 
Chương 5 Miễn dịchi phê 31 
Chương 6 Bệnh chung cho gia súc (Vi khuẩn) 56 
 1. Bệnh Nhiệt thán 56 
 2. Bệnh Uốn ván 67 
 3. Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm 72 
 4. Bệnh Xoắn khuẩn 77 
 5. Bệnh Lao 80 
 6. Bệnh Ung khí thán 84 
 7. Bệnh Tụ huyết trùng 88 
 8. Bệnh Đóng dấu lợn 91 
 9. Bệnh Phó thương hàn lợn 96 
 10. Bệnh E.Coli 101 
Chương 7 Bệnh do Virus 
 75
 1. Bệnh Dại 104 
 2. Bệnh Giả dại 108 
 3. Bệnh Dịch tả lợn 111 
 4. Bệnh Lỡ mồm long móng 116 
 5. Bệnh Loét da quăn tai 121 
 6. Bệnh Newcastle 125 
 7. Bệnh Đậu låün 
129 
 8. Bệnh Dịch tả vịt 131 
 9. Bệnh Viêm gan do Virus 133 
 10. Bệnh Viêm phổi địa phương của lợn 135 
 11. Bệnh Nấm phổi gia cầm 138 
 12. Bệnh Nấm đường tiêu hóa CANDIDA 141 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_benh_truyen_nhiem.pdf