Giáo trình Bệnh cây nông nghiệp

Tác hại của bệnh cây

• Cây trồng bị tấn công bởi côn trùng, các tác nhân gây bệnh và cỏ dại. Thiệt hại sản lượng

nông sản hàng năm ước tính toàn thế giới do 3 nhóm đối tượng này gây ra là khoảng 36.5

%, trong đó côn trùng chiếm 10.2 %, cỏ dại chiếm 12.2 % và bệnh hại chiếm 14.1 %

(tương đương 220 tỷ USD).

• Về mặt lịch sử, các vụ dịch bệnh mốc sương khoai tây (Phytophthora infestans) đã làm

khoảng 1.5 triệu người chết ở Aixơlen vào những năm 1845-1847.

• Ở Việt Nam, nhiều bệnh nguy hiểm hại cây trồng thường xuyên xuất hiên, gây tổn thất

lớn nếu không phòng trừ. Một số ví dụ là bệnh đạo ôn (do nấm Pyricularia oryzae), khô

vằn (do nấm Rhizoctonia solani), bạc lá (do vi khuẩn Xanthomonas oryzae) hại lúa; bênh

xoăn vàng lá (do begomovirus), bệnh héo xanh (do vi khuẩn Ralstonia solanacearum) trên

cà chua; bệnh vàng lá Huanglongbing (do vi khuẩn Ca. Liberibacter asiaticus), thối gốc rễ

+ chảy gôm (do nấm trứng Phytophthora spp.) trên cây có múi. Đặc biệt, hiện nay bệnh

vàng lùn và lùn xoắn lá do virus đang gây hại lớn đối với sản xuất lúa tại miền Nam.

pdf 120 trang kimcuc 9580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bệnh cây nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bệnh cây nông nghiệp

Giáo trình Bệnh cây nông nghiệp
Ngành công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan
DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM - HÀ LAN
----------------------------------
BỆNH CÂY NÔNG NGHIỆP
(Bài giảng cho ngành Công nghệ Rau – Hoa – Quả và Cảnh quan)
Biên soạn
TS. Hà Viết Cường
Hà Nội – 2008
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 1
Ngành công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan
Mục lục
PHẦN I. BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG..9
Chương 1. Giới thiệu.10
1. Đối tượng của bệnh cây học ....................................................................................................9 
2. Tác hại của bệnh cây .............................................................................................................10 
3. Định nghĩa bệnh cây .............................................................................................................11 
4. Các nhóm (loại) bệnh cây ....................................................................................................11 
5. Phân loại bệnh cây theo tác nhân gây bệnh ..........................................................................12 
5.1. Bệnh truyền nhiễm (bệnh hữu sinh): gây ra bởi các sinh vật sống và có khả năng lan 
truyền. Bệnh truyền nhiễm bao gồm: ....................................................................................12 
5.2. Bệnh không truyền nhiễm (bệnh phi sinh): Gây ra bởi các yếu tố môi trường bất lợi và 
không có khả năng lan truyền. ..............................................................................................12 
6. Các nhóm tác nhân (sinh vật) chính gây bệnh cây ................................................................13 
6.1. Nấm và vi sinh vật giống nấm .......................................................................................13 
6.2. Vi khuẩn gây bệnh cây ...................................................................................................13 
6.3. Virus gây bệnh cây .........................................................................................................13 
6.4. Mollicutes (Phytoplasma và Spiroplasma) ....................................................................14 
6.5. Viroid ............................................................................................................................14 
6.6. Tuyến trùng hại thực vật ................................................................................................14 
7. Một số khái niệm về khả năng gây bệnh của vi sinh vật gây bệnh .......................................14 
7.1. Phân loại tác nhân gây bệnh theo tính ký sinh ..............................................................14 
7.2. Phân loại tác nhân gây bệnh theo phương thức sử dụng nguồn dinh dưỡng. ................15 
7.3. Tính gây bệnh và tính độc của vi sinh vật gây bệnh ......................................................15 
7.4. Tính chuyên hóa của vi sinh vật gây bệnh .....................................................................16 
1. Ảnh hưởng của bệnh đến các chức năng sinh lý của cây. .....................................................17 
1.1. Biến đổi chức năng quang hợp .......................................................................................17 
1.2. Biến đổi chức năng hô hấp .............................................................................................17 
1.3. Biến đổi tính thấm của màng tế bào ...............................................................................17 
1.4. Biến đổi sự thoát hơi nước qua bề mặt lá .......................................................................17 
1.5. Biến đổi vận chuyển nước .............................................................................................18 
1.6. Biến đổi vận chuyển các sản phẩm đồng hóa. ...............................................................18 
1.7. Biến đổi sự chuyển hóa đạm, gluxit. ..............................................................................18 
1.8. Biến đổi cân bằng chất điều hòa sinh trưởng trong cây .................................................18 
2. Triệu chứng bệnh cây ............................................................................................................18 
2.1. Định nghĩa ......................................................................................................................18 
2.2. Các loại triệu chứng ......................................................................................................18 
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 2
Ngành công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan
3. Dấu hiệu bệnh .......................................................................................................................20 
3.1. Định nghĩa ......................................................................................................................20 
3.2. Các loại dấu hiệu ............................................................................................................20 
1. Định nghĩa ............................................................................................................................21 
2. Qui tắc Koch .........................................................................................................................21 
3. Các phương pháp chẩn đoán .................................................................................................21 
3.1. Chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh ............................................................................21 
3.2. Chẩn đoán dựa trên dấu hiệu bệnh (= kiểm tra vi sinh vật gây bệnh trên cây) ..............21 
3.3. Chẩn đoán dựa trên phân ly nuôi cấy tác nhân gây bệnh (phương pháp sinh học) ........22 
3.4. Chẩn đoán dựa trên huyết thanh học ..............................................................................22 
3.5. Chẩn đoán dựa trên các kỹ thuật sinh học phân tử ........................................................22 
1. Khái niệm và thuật ngữ .........................................................................................................23 
1.1. Dịch bệnh .......................................................................................................................23 
1.2. Nguồn bệnh (inoculum) .................................................................................................24 
1.3. Nguồn bệnh sơ cấp và thứ cấp (primary/secondary inoculum) .....................................24 
1.4. Tam giác bệnh (disease triangular) ...............................................................................24 
1.5. Tứ diện bệnh (disease pyramid) .....................................................................................25 
1.6. Chu kỳ bệnh (disease cycle) ...........................................................................................26 
2. Phân loại dịch bệnh ...............................................................................................................27 
2.1. Tính chu kỳ của dịch bệnh .............................................................................................27 
2.2. Dịch bệnh đơn chu kỳ ....................................................................................................27 
2.2.1 Khái niệm .................................................................................................................27 
2.3. Dịch bệnh đa chu kỳ .......................................................................................................28 
2.4. Dịch bệnh hỗn hợp ........................................................................................................29 
2.5. Dịch bệnh đa vụ (polyetic epidemic) ............................................................................30 
3. Thành phần của dịch bệnh ....................................................................................................31 
3.1. Các yếu tố của cây ký chủ ..............................................................................................31 
3.1.1 Mức độ kháng hay mẫn cảm di truyền. ....................................................................31 
3.1.2 Mức độ đồng nhất di truyền. ...................................................................................32 
3.1.3 Loại cây trồng .........................................................................................................33 
3.1.4 Tuổi cây ....................................................................................................................33 
3.2. Các yếu tố của tác nhân gây bệnh ..................................................................................34 
3.2.1 Mức độ độc. ............................................................................................................34 
3.2.2 Lượng nguồn bệnh. .................................................................................................34 
3.2.3 Kiểu sinh sản của tác nhân gây bệnh .......................................................................34 
3.2.4 Sinh thái của tác nhân gây bệnh. .............................................................................35 
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 3
Ngành công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan
3.2.5 Kiểu lan truyền của tác nhân gây bệnh ....................................................................35 
3.3. Các yếu tố môi trường ....................................................................................................36 
3.3.1 Nhiệt độ ....................................................................................................................36 
3.3.2 Độ ẩm (moisture) .....................................................................................................36 
1. Các nguyên lý quản lý bệnh hiện đại ....................................................................................38 
1.1. Các chiến thuật giảm nguồn bệnh sơ cấp .......................................................................38 
1.2. Các chiến thuật giảm tốc độ tăng bệnh ..........................................................................38 
1.3. Các chiến thuật làm giảm thời gian dịch bệnh ...............................................................38 
2. Một số biện pháp cụ thể .......................................................................................................39 
2.1. Biện pháp sử dụng giống chống bệnh và giống sạch bệnh ............................................39 
2.2. Biện pháp canh tác .........................................................................................................39 
2.3. Biện pháp sinh học .........................................................................................................39 
2.4. Biện pháp cơ lý học ........................................................................................................40 
2.5. Biện pháp kiểm dịch thực vật ........................................................................................40 
2.6. Biện pháp hoá học ..........................................................................................................40 
2.6.1 Đinh nghĩa. ..............................................................................................................40 
2.6.2 Ưu điểm (3 ưu điểm chính) ......................................................................................40 
2.6.3 Nhược điểm. ............................................................................................................40 
2.6.4 Các khái niệm về chất độc ......................................................................................40 
2.6.5 Phân loại thuốc trừ bệnh ..........................................................................................41 
2.6.6 Thành phần của thuốc ..............................................................................................42 
2.6.7 Các dạng chế phẩm thường dùng: ...........................................................................42 
2.6.8 Phương pháp sử dụng thuốc: ....................................................................................42 
2.6.9 Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng ..............................................................................43 
2.6.10 Thuốc trừ bệnh (nấm và vi khuẩn) .........................................................................43 
2.6.11 Các nhóm thuốc bệnh .............................................................................................44 
1. Đặc điểm chung ....................................................................................................................49 
2. Biến thái của nấm ..................................................................................................................49 
3. Sinh sản của nấm ...................................................................................................................50 
3.1. Sinh sản từ cơ quan sinh trưởng .....................................................................................50 
3.2. Sinh sản vô tính ..............................................................................................................50 
3.3. Sinh sản hữu tính của nấm: ............................................................................................51 
3.3.1 Sinh sản hữu tính đẳng giao .....................................................................................51 
3.4. Vai trò của sinh sản vô tính và hữu tính của nấm ..........................................................51 
4. Chu kỳ phát triển của nấm ....................................................................................................52 
5. Dinh dưỡng gây bệnh ............................................................................................................52 
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 4
Ngành công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan
5.1. Quá trình xâm nhiễm của nấm và vai trò của ngoại cảnh ..............................................52 
5.2. Dinh dưỡng ký sinh của nấm .........................................................................................53 
6. Phân loại nấm gây bệnh cây (tham khảo) .............................................................................54 
 A. VI SINH VẬT GIỒNG NẤM .............................................................................................54 
 I. GIỚI PROTOZOA ...........................................................................................................54 
 B. NẦM THẬT ........................................................................................................................55 
7. Một số ví dụ nấm và bệnh nấm hại rau – hoa – quả .............................................................61 
7.1. Phytophthora infestans (bệnh mốc sương cà chua, khoai tây) .......................................61 
7.1.1 Triệu chứng/dấu hiệu ...............................................................................................61 
7.1.2 Nguyên nhân gây bệnh. ............................................................................................62 
7.1.3 Đặc điểm phát sinh phát triển .................................................................................62 
7.1.4 Biện ph ... 
Loại quan sát Đặc điểm có thể quan sát
Bằng mắt trần • Vết bệnh: màu sắc, hình dạng, kích thước.
• Hình dạng bề ngoài của hạch nấm, quả cành, quả thể, đĩa cành, khối bào 
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 111
Ngành công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan
tử.
• Hệ sợi nấm trên vết bệnh
Kính lúp cầm 
tay và kính 
lúp điện (kính 
hiển vi soi 
nổi)
• Vết bệnh
• Hình dạng bề ngoài của hạch nấm, quả cành, quả thể, đĩa cành, khối bào 
tử.
• Hệ sợi nấm trên vết bệnh
• Sự sắp xếp của cành bào tử phân sinh 
Kính hiển vi 
quang học
Quan sát chi tiết được:
• Quả cành, quả thể, đĩa cành, khối bào tử
• Sự sắp xếp của cành bào tử phân sinh
• Bào tử: hình dạng, kích thước, vách ngăn
• Sự hình thành của bào tử trên cành bào tử
• Giải phẫu hạch
• Sợi nấm
• Các cấu trúc sinh sản hữu tính: bao đực, bao cái, bao trứng, túi, đảm...
1. Kiểm tra trực tiếp vết bệnh (thích hợp cho các mô mỏng như lá cây) bằng kính hiển vi 
quang học
• Chuẩn bị một lam sạch
• Cắt vết bệnh cần quan sát thành các mảnh nhỏ kích thước khoảng 1-2 cm. Mẫu bệnh 
có thể được quan sát ngay sau khi thu thập ngoài đồng hoặc để ẩm trong hộp petri từ 
hôm trước.
• Đặt tiêu bản lên lam sao cho phần vết bệnh hướng lên trên.
• Điều chỉnh kính để có ánh sáng tối đa và quan sát ở độ phóng đại thấp (vật kính: x4, 
x10).
Chú ý: Không nên cắt quá nhỏ mẫu bệnh và cần quan sát nhanh vì dưới cường độ ánh 
sáng mạnh, mẫu sẽ nhanh bị khô
2. Kiểm tra nấm bệnh bằng cố định lam
• Chuẩn bị: lam, la men, que khêu nấm, dao mổ, nước cất vô trùng, mẫu bệnh. Mẫu 
bệnh (mẫu lá, quả, thân, cành, rễ, hạt) có thể được sử dụng ngay sau khi thu thập hoặc 
để ẩm.
• Nhỏ một giọt nước cất lên lam
• Dùng que khêu nấm hoặc dao mổ lướt nhẹ đầu nhọn trên vết bệnh, nhúng vào trong 
giọt nước trên lam và khuâý nhẹ. Nhẹ nhàng đậy la men lên trên giọt nước (cố gắng 
tránh để có bọt khí). Dùng giấy thấm hút nước thừa xung quanh la men.
• Quan sát ở độ phóng đại từ thấp đến cao (vật kính: x10→ x20→x40→x100).
Chú ý: 
+ Để quan sát quả thể, quả cành, đĩa cành cần làm như sau:
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 112
Ngành công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan
• Dùng panh giữ chặt vết bệnh trên lam
• Dùng dao mổ hoặc que khêu nấm có kim nhọn khều cẩn thận quả cành, quả thể và đĩa 
cành khỏi mô bệnh và đặt vào giọt nước trên lam. Thao tác sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu 
được thực hiện dưới kính lúp điện.
• Đậy nhẹ nhàng la men lên trên giọt nước
• Quan sát ở độ phóng đại thấp (vật kính x10). Vừa quan sát vừa dùng panh hoặc que 
khêu nấm day nhẹ la men ở gần vị trí có các cấu trúc trên sao cho chúng vỡ ra nhằm 
quan sát sự giải phóng bào tử từ quả cành, túi và bào tử túi từ quả thể. 
+ Để quan sát lát cắt của hạch nấm, thực hiện như sau:
• Dùng panh giữ chặt hạch nấm trên lam.
• Dùng dao mổ mới hoặc dao cạo râu cắt hạch thành các lát càng mỏng càng tốt. Thao 
tác sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu được thực hiện dưới kính lúp điện. Các loại hạch to, 
mềm như Sclerotinia sclerotiorum, Rhizoctonia solani sẽ dễ cắt hơn các loại hạch nhỏ, 
cứng như Sclerotium rolfsii 
• Đặt lát cắt hạch vào giọt nước trên lam, đậy la men và quan sát như trên. 
B. Kiểm tra trực tiếp vi khuẩn gây bệnh cây
Vi khuẩn gây bệnh cây thường tạo ra một loạt các triệu chứng khác nhau như vết đốm, 
loét, còi cọc, héo, thối hỏng, tàn lụi, u sưng...Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn gây bệnh 
có thể được phát hiện bằng các kỹ thuật đơn giản.
1. Phát hiện vi khuẩn gây bệnh bằng kỹ thuật lam ép 
Mẫu bệnh:
• Bệnh đốm gỉ vi khuẩn đậu tương (Xanthomonas axonopodis pv. glycines = X. 
phaseoli var. sojensis)
• Bệnh đốm góc vi khuẩn đậu tương (Pseudomonas savastanoi pv. glycinea)
• Bệnh đốm đen cà chua (Xanthomonas vesicatoria)
Trình tự:
• Nhỏ một giọt nước cất lên một chiếc lam sạch
• Dùng dao mổ cắt một mảnh nhỏ mô ở mép vết bệnh (chứa cả phần bệnh và phần khoẻ)
• Đặt mảnh mô vào giọt nước và đậy lamen
• Quan sát các dòng vi khuẩn tiết ra từ mảnh mô dưới kính hiển vi lần lượt với vật kính 
x10, x40, x100.
C. Phân cấp bệnh 
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 113
Ngành công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan
Bài 3
BỆNH HẠI RAU (CÀ CHUA, KHOAI TÂY, CẢI BẮP, BẦU BÍ, ỚT, HOA)
1. Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây (Phytophthora infestans)
Triệu chứng: Vết bệnh trên lá là những chòm lớn hình tròn có màu nâu đen. Khi trời ẩm, 
mô bệnh nhũ ướt và có một lớp mốc trắng như sương muối ở mặt dưới vết bệnh, đặc biệt 
là ở mép vết bệnh. Vết bệnh có thể lan kín bề mặt lá. Ngọn dễ bị thui đen. Trên quả cà 
chua, vết bệnh là những chòm màu nâu đen, thường lan rất rộng.
Nguyên nhân: Nấm Phytophthora infestans
Cành bọc bào tử (sporangiophore) phân nhánh dạng cành cây. 
Bọc bào tử (Sporangium) hình quả chanh yên, đơn bào, trong, hình thành ở đỉnh cành theo 
kiểu vô hạn làm đoạn cành mang bọc bào tử có dạng phình ra thót vào.
2. Bệnh đốm vòng cà chua, khoai tây (Alternaria solani)
Triệu chứng: Vết bệnh là những vết đốm vòng đồng tâm màu nâu đậm tới nâu đen. 
Nguyên nhân: Nấm Alternaria solani
Bào tử phân sinh hình quả lựu đạn, hình chuỳ có cuống, màu đậm, đa bào có cả vách ngăn 
ngang và ngăn dọc.
3. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii)
Triệu chứng: Gốc thân thối mục màu nâu đậm. Toàn cây héo dần ngả màu vàng nhạt. Lá 
cuộn cong lại không rụng ngay. Trên gốc cây và phần đất tiếp giáp với gốc có lớp nấm 
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 114
Ngành công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan
mọc đâm tia trắng xốp như bông, có nhiều hạch hình cầu lúc đầu trắng sau ngả màu nâu 
vàng hoặc nâu đỏ.
Nguyên nhân: Nấm Sclerotium rolfsii.
Hạch hình cầu, đều như hạt cải lúc mới hình thành màu trắng sau chuyển màu nâu vàng 
hoặc nâu đỏ. Hạch có sự phân hoá giữa ruột và vỏ.
4. Bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum = Pseudomonas solanacearum)
Triệu chứng: Cây héo rũ tái xanh (héo rất nhanh) mặc dù ở giai đoạn đầu, hiện tượng héo 
rũ có thể phục hồi vào ban đêm). Mạch dẫn thâm nâu, cắt ngang hoặc dọc thân thấy mạch 
dẫn thâm nâu và có nhiều dịch vi khuẩn màu trắng bẩn tiết ra (so sánh với bệnh héo 
Fusarium).
Nguyên nhân: Vi khuẩn Ralstonia solanacearum = Pseudomonas solanacearum 
Vi khuẩn gram âm, trên môi trường PSA tạo khuẩn lạc ướt, màu trắng kem còn trên môi 
trường TZC tạo khuẩn lạc có rìa ngoài trắng còn ở giữa màu hồng.
5. Bệnh thối khô củ khoai tây (Fusarium solani)
Triệu chứng: Lúc đầu trên củ có vết màu nâu lõm xuống, sau mô củ thối nhăn tóp lại có 
vân đồng tâm, trên có lớp nấm trắng.
Nguyên nhân: Nấm Fusarium solani
Nấm tạo 2 loại bào tử phân sinh. Bào tử phân sinh lớn hình lưỡi liềm, trong, 3-5 vách 
ngăn.
Bào tử phân sinh nhỏ hình trứng hoặc thận, đơn hoặc 2 tế bào hình thành dưới dạng bọc 
giả trên cành bào tử phân sinh không phân nhánh mọc trực tiếp từ sợi nấm. 
Về hình thái bào tử phân sinh, F. solani giống với F. oxysporum. Phân biệt chủ yếu dựa 
vào màu sắc tản nấm trên môi trường và chiều dài cành bào tử phân sinh nhỏ.
6. Bệnh virus cà chua
• Bệnh xoăn vàng lá (phức hợp các loài begomovirus): Tạo triệu chứng lùn cây; lá 
ngọn biến vàng, nhăn, nhỏ hẹp, khảm
• Bệnh khảm lá dương xỉ (Cucumber mosaic cucumovirus- CMV): Tạo triệu chứng 
lá mất thuỳ, biến dạng thành sợi nhỏ, khảm lá, cây còi cọc, lùn.
7. Bệnh tuyến trùng nốt sưng cà chua (Melodogyne spp.)
Triệu chứng: Cây sinh trưởng còi cọc. Rễ có nhiều nốt sưng tách ra có các tuyến trùng 
cái hình quả lê
8. Bệnh sưng rễ bắp cải (Plasmodiophora brassicae)
Triệu chứng: Rễ có các u sưng sần sùi. Các u có thể riêng rẽ hoặc liên kết thành đoạn 
sưng dài.
Nguyên nhân: Nấm Plasmodiophora brassicae
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 115
Ngành công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan
Nấm tạo thể hợp bào (plasmodium) trong tế bào cây 
9. Bệnh đốm vòng cải bắp (Alternaria brassicae)
Triệu chứng: Vết bệnh là những vết đốm vòng đồng tâm màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm. 
Trên bề mặt vết bệnh có lớp mốc đen. Bệnh thường hại lá già.
Nguyên nhân: Nấm Alternaria brassicae
Bào tử phân sinh hình quả lựu đạn, hình chuỳ, có cuống, màu đậm, đa bào có cả vách 
ngăn ngang và vách ngăn dọc.
10. Bệnh gỉ sắt đậu đỗ (Uromyces phaseoli)
Triệu chứng: Vết bệnh trên lá là những ổ hạ bào tử màu nâu đỏ hoặc đông bào tử màu 
đen (cuối vụ, ít gặp)
Nguyên nhân: Nấm Uromyces phaseoli
Hạ bào tử : đơn bào, hình cầu hoặc bầu dục, màu vàng nhạt, gơn gai.
Đông bào tử: đơn bào, hình cầu hoặc bầu dục, màu nâu đậm, nhẵn bóng, có một cuống 
ngắn và một núm.
11. Bệnh phấn trắng bầu bí (bí ngô) (Oidium ambrosicae)
Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu là những chòm rải rác màu trắng như bột phấn trên bề mặt 
lá. Các chòm này có thể phát triển lan kín bề mặt lá.
Nguyên nhân: Nấm Oidium ambrosicae
Bào tử phân sinh hình trứng, đơn bào, trong, mọc thành chuỗi.
12. Bệnh khảm lá bí ngô (Papaya ringspot potyvirus type W- PRSV-W)
Triệu chứng: Gây hiện tượng khảm lá, biến dạng lá (lá nhăn, nhỏ). Đôi khi có các nốt 
phồng xanh đậm trên lá. Cây còi cọc, thân nhỏ.
13. Bệnh thán thư ớt (Colletotrichum capsici)
Triệu chứng: Vết bệnh trên quả lúc đầu là những đốm lõm sau mở rộng thành vết đốm 
hình tròn hoặc hình bầu dục màu nâu xám. Trên vết bệnh có nhiều đĩa cành xếp theo vòng 
đồng tâm.
Nguyên nhân: Nấm Colletotrichum capsici
Bào tử phân sinh hình lưỡi liềm hai đầu tù, đơn bào, trong. Đĩa cành có lông gai đa bào 
màu rất đậm.
14. Bệnh đốm đen hoa hồng (Marssonina rosae)
Triệu chứng: Vết bệnh trên lá là các vết đốm đen hình tròn kích thước khác nhau (đường 
kính có thể tới 2 cm Trên vết bệnh có các chấm đen nhỏ li ti là đĩa cành của nấm.
Nguyên nhân: Nấm Marssonina rosae
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 116
Ngành công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan
Bào tử phân sinh hình củ lac 2 tế bào, trong. Đĩa cành không có lông gai đa bào màu đen.
Bài 4
BỆNH HẠI CÂY ĂN QUẢ
(ĐU ĐỦ, CHUỐI, CÂY CÓ MÚI, NHO, DỨA)
1. Bệnh đốm hình nhẫn đu đủ (Papaya ringspot potyvirus type P- PRSV-P)
Triệu chứng:
• Trên lá: Khảm lá, biến dạng lá thậm chí mất thuỳ, đôi khi có các nốt phồng xanh 
đậm. Triệu chứng đặc biệt nặng trên lá non.
• Trên thân và cuống lá: Có các sọc xanh đậm, ướt.
• Trên quả: Có các vết xanh đậm ướt dạng đốm, dạng số 8, dạng cung, dạng vòng đơn, 
vòng đồng tâm.
2. Bệnh chùm ngọn chuối (Banana bunchy top nanavirus - BBTV)
Triệu chứng: Lá cây bệnh có các sọc xanh đậm dàingắn khác nhau chạy dọc gân lá. Gần 
gân chính, các sọc này thường cong lại dạng móc. Lá bệnh thường nhỏ, hẹp, dựng đứng. 
Mép lá biến vàng, lượn sóng, có thể bị chết hoại. Cây sinh trưởng còi cọc (cây lùn không 
phát triển được).
3. Bệnh đốm lá Cordana trên chuối (Cordana musae)
Triệu chứng: Lá bánh tẻ và lá già có các vết đốm hình elip, oval màu xám, có viền màu 
nâu đạm, quầng vàng. Vết bệnh có các vân đồng tâm. 
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 117
Ngành công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan
Nguyên nhân: Nấm Cordana musae.
Cành bào tử phân sinh hình trụ, đa bào màu đậm, thường mọc đơn lẻ hoặc thành cụm trên 
vết bệnh.
Bào tử phân sinh hình giọt nước, 2 tế bào, thường thắt lại ở chỗ vách ngăn.
4. Bệnh đốm tàn nhang (Guignardia musae)
Triệu chứng: Lá bệnh (đặc biệt lá già) và quả có các chấm đen nhỏ li ti nằm rải rác hoặc 
tụ tập thành đám, sờ tay thấy ráp. Các chấm đen đó là quả cành, quả thể, ổ bào tử giống và 
đều có màu đậm, có lỗ mở.
Nguyên nhân: Nấm Guignardia musae
Bào tử phân sinh (trong quả cành) đơn bào, trong, hình trứng.
Bào tử túi (trong túi và quả thể) đơn bào, trong, hình trứng không đều.
Bào tử giống (trong ổ bào tử giống) hình trụ, đơn bào, trong, hơi thắt lại ở giữa, rất nhỏ.
5. Bệnh đốm lá Sigatoka (Cercospora musae)
Triệu chứng: Vết bệnh đầu tiên là các vết đốm dạng sọc màu xanh nâu hoặc vàng sáng 
song song với gân lá. Các sọc sau đó chuyển màu tối và mở rộng sang 2 bên thành các vết 
đốm nâu hình elip hẹp có tâm màu xám nhạt, viền đen, có một quầng vàng hẹp.
Nguyên nhân: Nấm Cercospora musae
Bào tử phân sinh hình dùi trống, trong, đa bào, hơi cong.
6. Bệnh loét cây có múi (Xanthomonas citri)
Triệu chứng: Trên quả, cành, lá có những vết loét màu nâu vàng. Vết bệnh hoá gỗ, có gờ. 
Lá bệnh thường không biến dạng và vết bệnh biểu hiện ở cả 2 mặt lá.
Nguyên nhân: Vi khuẩn Xanthomonas citri
7. Bênh ghẻ cây có múi (Elsinoe fawcettii)
Triệu chứng: Trên bề mặt thân, cành, quả có những vết bệnh hoá gỗ màu nâu vàng như 
vảy nhỏ sần sùi nổi lên. Lá bệnh có những u nhỏ hình chap nhọn nổi lên mặt trên lá còn 
mặt dưới bị lõm vào. Đỉnh chóp hoá gỗ màu nâu vàng sần sùi. Lá bệnh thường biến dạng.
Nguyên nhân: Nấm Elsinoe fawcettii
Nấm tạo đĩa cành. Bào tử phân sinh đơn bào, hình trứng, không màu.
8. Bệnh muội đen cây có múi (Capnodium citri)
Triệu chứng: Trên lá, cành có phủ một lớp nấm biểu sinh màu đen như muội than dễ lau 
sạch. Trên cành bệnh thường bắt gặp kiến và các côn trùng chích hút.
Nguyên nhân: Nấm Capnodium citri
Nấm tạo hệ sợi đa bào màu đen, khá đa dạng trong sinh sản: tạo bào tử phân sinh đa bào 
màu đậm hình sao 3 cánh hình thành từ cành bào tử phân sinh riêng lẻ; tạo bào tử phân 
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 118
Ngành công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan
sinh đơn bào hình trứng trong quả cành hình chai; tạo bào tử túi hình nhộng đa bào (3 
vách ngăn) trong túi bên trong quả thể hình trụ có đầu phình to.
9. Bệnh mốc xanh (Penicillium italicum) và mốc lục (Penicillium digitatum) cây có múi
Triệu chứng: bệnh hại trên quả. Vỏ quả bị bao phủ bởi những chòm nấm mốc màu xanh 
hoặc lục tuỳ loài nấm. Mô quả bên trong bị thối. Bệnh mốc xanh thường phát triển chậm 
hơn bệnh mốc lục. Mép vết bệnh mốc xanh thường luôn có lớp nấm trắng
Nguyên nhân: Nấm Penicillium italicum và P. digitatum
Do kiểu phân nhánh của cành bào tử phân sinh nên nấm Penicillium còn được gọi là nấm 
chổi. Cành bào tử phân sinh của P. italicum phân nhánh 3 lần với số nhánh con thường từ 
2-4 còn cành bào tử phân sinh của P. digitatum phân nhánh 1-2 lần với số nhánh con từ 2-
6. Bào tử phân sinh của cả 2 loài đều mọc thành chuỗi, đơn bào hình cầu hoặc bầu dục.
10. Bệnh sương mai nho (Plasmopara viticola)
Triệu chứng: Trên lá (mặt trên có các vết đốm biến màu. Mặt dưới tương ứng có lớp nấm 
mịn màu trắng xám là cành bọc bào tử (sporangiophore) và bọc bào tử (sporangium).
Nguyên nhân: Nấm Plasmopara viticola
Cành bọc bào tử phân nhánh vuông góc. Bọc bào tử hình thành đơn lẻ ở đỉnh cành nhánh. 
Bọc bào tử hình cầu, trứng, không màu.
11. Bệnh gỉ sắt nho (Phakopsora vitis)
Triệu chứng: Mặt dưới lá bệnh có rất nhiều ổ hạ bào tử màu vàng sáng.
Nguyên nhân: Nấm Phakopsora vitis
Hạ bào tử hình trứng không đều, màu vàng nhạt, đơn bào, gợn gai.
12. Bệnh thối nõn dứa (Phytophthora spp.)
Triệu chứng: Gốc lá bị thối có màu trắng đục sau chuyển màu vàng nhạt. Mô bệnh có 
viền ranh giới màu nâu đậm. Lá bệnh có thể cầm tay nhổ lên dễ dàng. Rễ thường bị thối.
Nguyên nhân: Nấm Phytophthora spp.
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 119
Ngành công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Giáo trình bệnh cây đại cương. 2007. Vũ Triệu Mân (chủ biên). NXB NN
2. Giáo trình bệnh cây chuyên khoa. 2007. Vũ Triệu Mân (chủ biên). NXB NN
3. Agrios, G. 2005. Plant Pathology. Elservier. Academic Press.
4. Plant Protection Compendium. 2006. CD room. CABI
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 120

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_benh_cay_nong_nghiep.pdf