Giáo trình Bảo hiểm

Các loại rủi ro

Tùy theo mục đích của việc đánh giá và quản lý rủi ro, rủi ro được phân loại cụ thể

theo nhiều tiêu thức khác nhau. Liên quan đến bảo hiểm, rủi ro thường được xếp

thành những cặp sau:

 Rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần túy

 Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt

 Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính

+ Rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần tuý: người chịu ảnh hưởng của loại rủi ro đầu cơ

vừa có thể gặp hậu quả xấu nhưng cũng có thể đạt được sự gia tăng lợi ích (ví dụ:

khi đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư đẫ chấp nhận rủi ro biến động giá cổ phiếu. Nếu

giá cổ phiếu giảm sẽ dẫn đến tổn thất, nếu giá cổ phiếu tăng sẽ tạo ra khả năng kiếm

lời cho người nắm giữ cổ phiếu). Trong khi đó, rủi ro thuần tuý chỉ có thể dẫn đến

hậu quả tổn thất, thiệt hại.(ví dụ: bão, lụt, mưa đá.)

+ Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt: trận động đất kèm theo sóng thần khủng khiếp

xảy ra ngày 26/12/2004 đã ảnh hưởng đến hàng loạt các nước Nam Á và Đông nam

Á: In-đô-nê-xia, Ấn độ; Xơ-ri-lan-ka, Thái lan.hàng trăm nghìn người bị thiệt

mạng, hàng triệu người không còn nơi ăn chốn ở. Đây là một loại rủi ro cơ bản - rủi

ro xảy ra ngoài tầm kiểm soát của cộng đồng và có khả năng gây hậu quả đến hàng

loạt các cá nhân, tổ chức trên một phạm vi rộng. So với rủi ro cơ bản thì rủi ro riêng

biệt gây hậu quả cá biệt cho cá nhân, tổ chức. Một người lái xe bị tai nạn giao thông,4

một con tàu bị đắm ngoài khơi, một căn hộ bị hỏa hoạn hoặc một cá nhân bị ốm, một

lô hàng bị đắm trên hành trình vận chuyển bằng đường biển - những trường hợp đó

đều là rủi ro riêng biệt.

pdf 121 trang kimcuc 5220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bảo hiểm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bảo hiểm

Giáo trình Bảo hiểm
Tài liệu học tập môn học 
------------------------------------------------- 
Bảo hiểm 
CHỦ BIÊN : THS. VÕ THỊ PHA 
HÀ NỘI năm 2008 
 1 
Lời nói đầu 
Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, loài người buộc phải chấp nhận sống 
chung với nhiều loại rủi ro. Trong điều kiện đó, các loại hình bảo hiểm 
đã ra đời, phát triển, thâm nhập vào các ngõ ngách trong đời sống thường 
nhật của người dân và hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. 
Nhằm phục vụ cho sự nghiệp đào tạo các cử nhân kinh tế, tài liệu học tập 
môn học Bảo hiểm được biên soạn để cung cấp những k iến thức cơ bản 
tối cần thiết trong sử dụng các loại hình bảo hiểm như những phương 
pháp chuyển giao rủi ro hữu dụng cho nhu cầu ổn định cuộc cuộc sống 
con người và phát triển bền vững của các tổ chức, doanh nghiệp. 
Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để tài liệu học tập này 
ngày càng hoàn thiện hơn. 
 2 
Phần 1 
BẢO HIỂM KINH DOANH 
-------------------------------------------------- 
Chương 1 
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM 
Ý tưởng tìm cách chống đỡ thiên tai, tai họa đã xuất hiện ngay từ thời kỳ cổ xưa của 
nền văn minh nhân loại. Việc dự trữ thức ăn có được từ săn bắn và hái lượm thời 
nguyên thuỷ có thể coi là những hành động có ý thức đầu tiên của con người nhằm 
bảo vệ mình trước những rủi ro, bất trắc. Bắt nguồn từ thực tế chống chọi với nhiều 
loại rủi ro trong cuộc đấu tranh sinh tồn, ý tưởng bù đắp những thiệt hại lớn mà một 
số thành viên của cộng đồng phải gánh chịu nhờ vào sự đóng góp từ số đông các 
thành viên trong cộng đồng đã gieo mầm cho sự ra đời của BẢO HIỂM và cũng chính 
những nhu cầu của con người đã khiến các loại hình bảo hiểm phát triển rất mạnh và 
đang vươn đến đỉnh cao trong kinh tế thị trường hiện đại. 
1.1. BẢO HIỂM TRONG QUẢN LÝ RỦI RO 
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ RỦI RO 
Những quan niệm về rủi ro được trình bày trong các ấn phẩm của khoa học kinh tế, 
bảo hiểm khá đa dạng. Có nhiều khía cạnh đáng chú ý trong các định nghĩa rủi ro mà 
những quan điểm khác nhau đã đưa ra, như là: 
 Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được 
 Rủi ro là một biến cố bất ngờ gây ra những thiệt hại 
 3 
 Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không 
mong đợi 
 Rủi ro là một sự kiện không chắc chắn, có khả năng gây ra hậu quả xấu 
 Rủi ro là sự kiện không chắc chắn về cơ may và bất hạnh 
Dù cách biểu đạt khác nhau nhưng có thể nhận thấy các định nghĩa trên đều có 
những điểm tương đồng khi định nghĩa về rủi ro, đó là: tính bất thường trong khả 
năng xảy ra và hậu quả xấu (thiệt hại hoặc kết quả không mong đợi). 
Như vậy, có thể kết luận: rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả 
thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi. 
- Các loại rủi ro 
Tùy theo mục đích của việc đánh giá và quản lý rủi ro, rủi ro được phân loại cụ thể 
theo nhiều tiêu thức khác nhau. Liên quan đến bảo hiểm, rủi ro thường được xếp 
thành những cặp sau: 
 Rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần túy 
 Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt 
 Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính 
 + Rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần tuý: người chịu ảnh hưởng của loại rủi ro đầu cơ 
vừa có thể gặp hậu quả xấu nhưng cũng có thể đạt được sự gia tăng lợi ích (ví dụ: 
khi đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư đẫ chấp nhận rủi ro biến động giá cổ phiếu. Nếu 
giá cổ phiếu giảm sẽ dẫn đến tổn thất, nếu giá cổ phiếu tăng sẽ tạo ra khả năng kiếm 
lời cho người nắm giữ cổ phiếu). Trong khi đó, rủi ro thuần tuý chỉ có thể dẫn đến 
hậu quả tổn thất, thiệt hại.(ví dụ: bão, lụt, mưa đá...) 
+ Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt: trận động đất kèm theo sóng thần khủng khiếp 
xảy ra ngày 26/12/2004 đã ảnh hưởng đến hàng loạt các nước Nam Á và Đông nam 
Á: In-đô-nê-xia, Ấn độ; Xơ-ri-lan-ka, Thái lan...hàng trăm nghìn người bị thiệt 
mạng, hàng triệu người không còn nơi ăn chốn ở. Đây là một loại rủi ro cơ bản - rủi 
ro xảy ra ngoài tầm kiểm soát của cộng đồng và có khả năng gây hậu quả đến hàng 
loạt các cá nhân, tổ chức trên một phạm vi rộng. So với rủi ro cơ bản thì rủi ro riêng 
biệt gây hậu quả cá biệt cho cá nhân, tổ chức. Một người lái xe bị tai nạn giao thông, 
 4 
một con tàu bị đắm ngoài khơi, một căn hộ bị hỏa hoạn hoặc một cá nhân bị ốm, một 
lô hàng bị đắm trên hành trình vận chuyển bằng đường biển - những trường hợp đó 
đều là rủi ro riêng biệt. 
 + Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính: xét về tính chất hậu quả của biến cố có 
thể chia rủi ro thành hai loại. Loại thứ nhất có thể xác định được hậu quả bằng tiền - 
rủi ro tài chính. Loại thứ hai không thể tính toán hậu quả bằng tiền - rủi ro phi tài 
chính. Hỏa hoạn xảy ra đối với các tòa nhà hoàn toàn có thể xác định giá trị thiệt hại 
của tài sản bị cháy còn những cung bậc trạng thái tâm lý như là: khó chịu, chán 
chường, buồn bã... mà những sự biến trong đời sống con người gây ra lại không phải 
là thước đo tài chính của việc đánh giá hậu quả. 
Sự phân loại rủi ro theo các tiêu thức như trên, cho dù trong một số trường hợp chỉ 
mang tính tương đối nhưng rất có ý nghĩa trong việc tìm kiếm các biện pháp khắc 
phục, trong đó có các loại hình bảo hiểm thích hợp 
1.1.2. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO VÀ BẢO HIỂM 
Trên thực tế, quản lý rủi ro là cả một quá trình nhận biết, đánh giá, định lượng rủi ro; 
xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro; tìm kiếm, lựa chọn các phương pháp, công cụ 
ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục hậu quả rủi ro. Chiến lược và tác nghiệp quản lý 
rủi ro cụ thể phải gắn với nhiều yếu tố nội tại của chủ thể và đối tượng, từ bên ngoài 
của hoàn cảnh, môi trường. Trong trường hợp chủ thể là một doanh nghiệp, phải 
xuất phát từ các đặc điểm của doanh nghiệp như là: công nghệ, loại hình kinh doanh, 
nguồn nhân lực, vị trí địa lý, cơ chế quản lý, tài sản, tiền vốn, môi trường kinh 
doanh...Trong phạm vi lý thuyết bảo hiểm cơ bản, nội dung về quản lý rủi ro chỉ có 
thể dừng ở những vấn đề khái quát chung và liên quan trực tiếp đến bảo hiểm, đó là 
phương pháp phòng tránh, giảm thiểu và khắc phục hậu quả của rủi ro. 
Phương pháp phòng tránh, giảm thiểu và khắc phục hậu quả rủi ro được phát 
kiến, xây dựng trên cơ sở đánh giá rủi ro. Thông thường, các loại rủi ro đều được 
đánh giá bằng việc định lượng tần số và mức độ thiệt hại mà rủi ro gây ra.Việc đánh 
giá được thực hiện từ quan sát, thống kê số lớn các sự kiện và hậu quả của chúng. 
Qua đánh giá rủi ro, nhà quản trị nhận thấy được về các vấn đề mang tính quy luật 
chi phối rủi ro. Ví dụ, các nhà phân tích rủi ro đã nhận ra một mối liên hệ đáng chú ý 
 5 
giữa tần số và mức độ thiệt hại: những rủi ro có tần số cao thường gây ra mức độ 
thiệt hại thấp (ví dụ: ốm đau, tai nạn cá nhân, va quệt xe), ngược lại những rủi ro 
có tần số nhỏ thường gây ra hậu quả nghiêm trọng (động đất, núi lửa hiếm xảy ra 
hơn, nhưng gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản và con người). Điều này rất có ý 
nghĩa cho việc lựa chọn phương pháp phòng tránh, giảm thiểu và khắc phục hậu quả 
rủi ro. 
Các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu và khắc phục hậu quả rủi ro cụ thể mà các cá 
nhân, tổ chức và cộng đồng xã hội đã áp dụng khá đa dạng. Liên quan đến kỹ thuật 
bảo hiểm, về cơ bản có thể tập hợp chúng trong các nhóm phương pháp chủ yếu sau: 
 + Né tránh rủi ro. Trong đời sống nghề nghiệp và sinh hoạt hàng ngày, các cá 
nhân vẫn sử dụng giải pháp này để né tránh các tai họa. Né tránh rủi ro có nhiều cách 
thức, có thể kể ra những cách né tránh thông thường như là không tham dự vào các 
hoạt động, lĩnh vực, môi trường có rủi ro (ví dụ: không mua cổ phiếu để khỏi bị thua 
lỗ). Né tránh rủi ro sẽ mang lại hiệu quả và thực sự cần thiết trong trường hợp rủi ro 
là bất khả kháng hoặc mức độ rủi ro quá lớn. Tuy nhiên, không thể lạm dụng phương 
pháp này vì bản thân cuộc sống con người đã hàm chứa sự chấp nhận đương đầu với 
rủi ro. 
 + Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro. Bao gồm những biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn 
chế sự xuất hiện của rủi ro và giảm nhẹ mức độ thiệt hại xảy ra.Ví dụ: quy định cấm 
hút thuốc hay là việc lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy để phòng tránh, giảm 
thiểu rủi ro hoả hoạn. 
Phòng tránh trên cơ sở nghiên cứu, thống kê rủi ro một cách có hệ thống là phương 
pháp có tính tích cực. Vấn đề đáng xem xét ở đây là: thực hiện các biện pháp phòng 
tránh dẫn đến các khoản chi phí vật chất. Chẳng hạn, việc lắp đặt hệ thống phun 
nước tự động đòi hỏi phải bỏ ra khoản tiền lớn để mua sắm, lắp đặt và bảo trì. Khoản 
chi phí để thực hiện biện pháp phòng tránh chính là “giá phí” phòng tránh. Muốn hay 
không, người quản trị rủi ro buộc phải so sánh giá phí phòng tránh với lợi ích thu 
được và thước đo “hiệu quả tức thì” đó đôi khi đã trở thành vật cản trong việc thực 
hiện phương pháp này. 
+ Phương pháp khắc phục hậu quả của rủi ro 
 6 
 Chấp nhận tự gánh chịu 
Các cá nhân hoặc tổ chức tự chịu trách nhiệm về hậu quả thiệt hại vật chất, tài chính 
mà rủi ro gây nên cho họ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định lựa chọn 
phương pháp tự gánh chịu, như: đủ năng lực tài chính để bù đắp các thiệt hại mà rủi 
ro gây ra; không còn giải pháp lựa chọn nào khác; thiếu hiểu biết về quản lý rủi ro. 
Thực tế, chấp nhận tự gánh chịu có thể chỉ là cách đối phó thụ động của con ngưòi 
trước rủi ro nhưng trong nhiều trường hợp lại được thực hiện một cách có ý thức. 
Tiết kiệm và lập quỹ dự phòng rủi ro được thực hiện với sự cân nhắc tính toán rất 
thận trọng nhằm đạt được lợi ích mong muốn. Tuy nhiên, mặc dù là những biện pháp 
cần thiết và được áp dụng rộng rãi song tiết kiệm và lập quỹ dự phòng rủi ro chưa đủ 
cho việc chống đỡ các loại rủi ro nguy hiểm với khả năng xảy ra tổn thất lớn. Rủi ro 
hoàn toàn có thể xảy ra cho một cá nhân, một gia đình trước khi họ tiết kiệm được 
đủ lượng vốn cần thiết để khắc phục hậu quả. Quy mô của dự phòng rủi ro không thể 
quá lớn và một doanh nghiệp không thể chỉ trông đợi vào quỹ đó để khôi phục hoạt 
động sản xuất kinh doanh khi xảy ra tai họa thiêu hủy phần lớn tài sản hiện có của 
doanh nghiệp. 
 Chuyển giao rủi ro 
Chuyển giao rủi ro là phương pháp mà các tổ chức, cá nhân sử dụng để chuyển hậu quả 
(tài chính) của rủi ro xảy ra cho họ sang cho tổ chức, cá nhân khác gánh chịu. Chuyển 
giao rủi ro được sử dụng không chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm mà còn phổ biến trong các 
lĩnh vực khác. chuyển giao rủi ro có thể thực hiện bởi các quy định pháp lý, bằng hợp 
đồng, thông qua bảo hiểm hoặc các phương tiện khác. Ở các lĩnh vực khác nhau có 
những phương thức chuyển giao rủi ro khác nhau. Trong kinh doanh chứng khoán, 
ngân hàng việc sử dụng quyền chọn mua, quyền chọn bán, giao dịch hợp đồng tương 
lai, giao dịch có kỳ hạn...hoặc sử dụng hợp đồng tương lai khi mua bán nông sản có 
thể coi là là một cách thức chấp nhận chuyển giao loại rủi ro biến động giá cả chứng 
khoán, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hoá giữa các đối tác giao dịch. Đối với lĩnh vực 
bảo hiểm, chuyển giao rủi ro được thực hiện khi các bên: doanh nghiệp bảo hiểm và 
bên mua bảo hiểm (cá nhân, tổ chức) ký kết, thực hiện các hợp đồng bảo hiểm.Việc 
 7 
chuyển giao rủi ro bằng bảo hiểm có đặc tính là dựa trên nguyên tắc phân tán, tương hỗ, 
lấy của số đông để bù đắp cho số ít gặp rủi ro. 
Phương pháp chuyển giao rủi ro có ảnh hưởng sâu rộng nhất đó là phân tán rủi ro 
theo nguyên tắc tương hỗ, số lớn bù số ít. Với phương pháp này rủi ro xảy ra cho 
một hoặc một số ít thành viên trong một cộng đồng thì hậu quả tài chính sẽ được 
chia nhỏ và chuyển cho số lớn thành viên cộng đồng cùng gánh chịu. Chuyển giao 
rủi ro trên cơ sở phân tán, tương hỗ, số lớn bù số ít đã được vận dụng trong nhiều 
hoạt động, tổ chức mà điển hình là cứu trợ và bảo hiểm. 
Cứu trợ vẫn được tiến hành thường xuyên và mang ý nghĩa xã hội rất lớn. Tuy nhiên, 
đáng kể nhất vẫn là chuyển giao rủi ro được thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp 
hoá việc chuyển giao rủi ro. Ở Việt nam hiện nay, đó là: các tổ chức kinh doanh bảo 
hiểm, hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tiền gửi. 
1.2. KHÁI NIỆM, SỰ RA ĐỜ I VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO H IỂM KINH DO ANH 
1.2.1 KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM KINH DOANH 
Bảo hiểm là một lĩnh vực rộng và phức tạp hàm chứa yếu tố kinh doanh, pháp lý và 
kỹ thuật nghiệp vụ đặc trưng nên rất khó tìm ra được một định nghĩa hoàn hảo thể 
hiện được tất cả những khía cạnh đó. Điều có thể chấp nhận được là xây dựng một 
khái niệm từ góc độ và cách thức tiếp cận hữu ích cho mục đính nghiên cứu. 
Trên phương diện lý thuyết cơ bản, bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi ro 
được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả 
phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm 
khi xảy ra sự k iện bảo hiểm. 
Khái niệm đưa ra ở đây muốn nhấn mạnh nguồn gốc ra đời như một loại phương 
pháp chuyển giao rủi ro; đặc thù pháp lý- hợp đồng; vấn đề cốt lõi và các chủ thể đặc 
trưng của quan hệ bảo hiểm. Tuy nhiên, để tránh rườm rà khái niệm buộc phải sử 
dụng sớm một số thuật ngữ chuyên ngành như là phí bảo hiểm, trả tiền bảo 
hiểm...Các thuật ngữ này sẽ được đề cập chi tiết hơn ở những phần sau, ngoại trừ 
“sự kiện bảo hiểm” 
 8 
Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy 
định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho 
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. 
Thực tế, bên cạnh thuật ngữ này, trong bảo hiểm vẫn sử dụng các thuật ngữ sự cố; 
vụ; tai nạn bảo hiểm - sự cố hoặc tai nạn mà việc xảy ra sự cố hoặc tai nạn đó được 
bảo hiểm (ví dụ : cháy, nổ, đâm va...) hoặc trong một số trường hợp lại dùng để chỉ 
hậu quả (ví dụ: bị tử vong, thương tật vĩnh viễn...). Đối với từng sản phẩm bảo hiểm, 
một trong những nội dung quan trọng của hợp đồng bảo hiểm là phải định nghĩa rõ 
ràng, chính xác về mỗi loại tai nạn, sự kiện, sự cố bảo hiểm nhằm tránh sự tranh 
chấp trong quan hệ bảo hiểm. 
1.2.2 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM 
- Trên thế giới, mầm mống của hoạt động bảo hiểm đã xuất hiện ngay từ thời kỳ cổ xưa 
của nền văn minh nhân loại, đú là cỏc hỡnh thức khác nhau của việc bù đắp những tổn 
thất, tai nạn mà một số thành viên của cộng đồng phải gánh chịu nhờ vào sự đóng góp 
từ số đông các thành viên trong cộng đồng. Trong các nền kinh tế tự nhiên phi tiền tệ 
cũng đã xuất hiện hình thức tương hỗ giúp đỡ của cộng đồng những người hàng xóm 
với nhau khi họ gặp rủi ro như cháy nhà. 
Cái gọi là hợp đồng vay tiền trên cơ sở cầm cố “ 
 contract ”đó được biết đến bởi các nhà buôn ở 
Babylon vào khoảng 4000–3000 năm trước Công nguyên, bởi người Hindus vào khoảng 600 trước 
Công nguyên và Hy lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên - các khoản cho vay được cấp cho 
các nhà buôn nếu hàng hóa chuyên chở bị tổn thất trên biển. Hợp đồng hàng hải có thỏa thuận: với các 
điều kiện nhất định, nếu con tàu bị tổn thất trong hành trỡnh hoặc trong thời gian nhất định bởi các 
hiểm họa nhất định thỡ người cho vay sẽ bị mất khoản cho vay m à chủ tầu đã sử dụng cho việc trang 
bị, sửa chữa tàu. 
Các phương pháp chuyển giao, phân chia rủi ro cũng đó được tiến hành bởi các lái buôn 
Trung Hoa và Babylon khá sớm khoảng 2 – 3 nghỡn năm trước Công nguyên. Các lái 
buôn Trung Hoa phân tán hàng hóa của họ trên nhiều thuyền để có thể hạn chế thiệt hại 
nếu một con thuyền lật chỡm. 
 9 
Người Babylon phát tr ... hính nhà nước 
do nhà nước thành lập, cấp vốn, hoạt động không vỡ mục tiờu lợi nhuận, trờn cơ sở bảo 
đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí. 
- Đối tượng bảo hiểm 
Đối tượng bảo hiểm thường bị quan niệm là các khoản tiền gửi, tuy nhiên nếu xét về 
bản chất thỡ đây là loại bảo hiểm cho trách nhiệm hoàn trả của tổ chức tiến hành hoạt 
động ngân hàng đối với các khoản tiền gửi thuộc phạm vi bảo hiểm. Tùy theo quy định 
ở từng quốc gia mà chủng loại tiền gửi thuộc phạm vi bảo hiểm có thể khác nhau. Ở 
Việt nam hiện nay, bao gồm: các khoản tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng 
Việt Nam của cá nhân - tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; 
tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bao gồm cả tiền gửi trên tài khoản cá nhân; tiền mua 
các chứng chỉ tiền gửi và các trái phiếu ghi danh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
cho phép tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành. Các loại chứng chỉ tiền gửi và 
các trái phiếu vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành khôngthuộc 
phạm vi bảo hiểm bảo hiểm. 
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (người tham gia bảo hiểm) và người được 
hưởng quyền lợi bảo hiểm 
Người tham gia bảo hiểm: bảo hiểm tiền gửi ở các nước thường được quy định là loại 
bảo hiểm bắt buộc và luật pháp có quy định về nghĩa vụ tham gia bảo hiểm cho các loại 
đối tượng nhất định. Ở Việt nam hiện nay, các tổ chức tín dụng, tổ chức không phải là 
tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo qui định của 
 113 
Luật các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các cá nhân bắt 
buộc phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tổ chức tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ nộp phí 
bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi (trên tổng số dư tiền gửi) theo tỉ lệ quy định. 
Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm là người sở hữu các khoản tiền gửi được bảo 
hiểm. 
3.2 BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM 
Bảo hiểm tiền gửi Việt nam thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09 
tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, là tổ chức tài chính nhà nước hoạt 
động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí, được 
Nhà nước cấp vốn điều lệ, được miễn nộp các loại thuế. 
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra đời vào giai đoạn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tuy 
đạt một số kết quả nhất định nhưng cũng đó bộc lộ những yếu kém, khiếm khuyết gây 
mất an toàn trong hoạt động. Tại thời điểm này có gần tới 40% số Quỹ tín dụng nhân 
dân hoạt động yếu kém (trong đó có khoảng 17% thua lỗ kéo dài không đủ khả năng 
tồn tại và phát triển thường xuyên đối mặt với nguy cơ đổ vỡ, phá sản) 
Tháng 1 năm 2001, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đó thực hiện thanh toán chi trả tiền bảo 
hiểm cho người gửi tiền ở Quỹ tín dụng nhân dân Rạch Sỏi là đơn vị đầu tiên bị thu hồi 
giấy phép hoạt động có trụ sở tại Kiên Giang (là tỉnh trọng điểm có toàn bộ 45 Quỹ tín 
dụng nhân dân hoạt động yếu kém, trong đó có 15 Quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ 
mất khả năng thanh toán buộc phải thu hồi giấy phép hoạt động). Tháng 2/2003 Bảo 
hiểm tiền gửi Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi Quốc tế. 
Hiện nay, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trực tiếp điều chỉnh hoạt động bảo hiểm 
tiền gửi ở Việt nam là nghị định (Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 về bảo 
hiểm tiền gửi và Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về việc sửa đổi, bổ sung 
một số điều của Nghị định 89) 
Theo quy định, bất cứ một tổ chức nào có hoạt động huy động tiền gửi của dân cư (trừ 
ngân hàng chính sách hoặc tiết kiệm bưu điện) đều bắt buộc phải tham gia bảo hiểm 
tiền gửi và phải đóng phí trên tổng số dư tiền gửi theo tỉ lệ do pháp luật quy định. 
Trong trường hợp các ngân hàng lâm vào hoàn cảnh khó khăn, giải thể, phá sản, cơ 
quan bảo hiểm tiền gửi có thể hỗ trợ bằng cách cho vay, bảo lónh, mua lại nợ của cỏc 
 114 
đơn vị này. Đối với các trường hợp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là 
không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn, bảo hiểm tiền gửi sẽ có trách 
nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền. 
Trong trường hợp vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để hỗ 
trợ các ngân hàng gặp khó khăn hoặc để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, cơ 
quan bảo hiểm tiền gửi có thể vay hoặc tiếp nhận vốn hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ, 
phát hành trái phiếu hay vay của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác có bảo lónh của 
Chớnh phủ. 
Mục đích cơ bản của bảo hiểm tiền gửi là: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 
người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự 
phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng, góp phần tạo sự yên tâm cho 
những người gửi tiền vào các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. 
Chức năng cơ bản của bảo hiểm tiền gửi là hỗ trợ và giám sát. Bảo hiểm tiền gửi hỗ 
trợ các tổ chức tín dụng bằng việc cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm, 
bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm, 
mua lại nợ trong những truờng hợp cần thiết. 
Cùng với việc thực hiện chức năng hỗ trợ, bảo hiểm tiền gửi còn giúp cho cơ quan 
quản lý nhà nước (trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) giám sát việc huy 
động và sử dụng vốn của các đơn vị tham gia bảo hiểm tiền gửi. BHTG xây dựng 
các quy chế, quy trình nghiệp vụ để có thể giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ; các tổ 
chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi phải báo cáo Bảo hiểm tiền gửi về tình 
hình huy động vốn. Qua báo cáo kết quả kinh doanh và việc thực hiện nộp phí 
BHTG có thể nắm bắt biến động vốn tự có, việc đảm bảo quy định tỉ lệ an toàn vốn 
tối thiểu; tỉ lệ nợ quá hạn, khó đòi và sử dụng dự phòng rủi ro Dựa trên các số liệu 
được cung cấp, Bảo hiểm tiền gửi có thể thấy được thực trạng tình hình kinh doanh 
của các tổ chức tín dụng, sớm phát hiện các vi phạm trong thực hiện quy chế của 
Nhà nước về BHTG, các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, những tổ chức 
tín dụng có dấu hiệu mất khả năng an toàn về vốn, từ đó đưa ra các cảnh báo sớm 
đối với với tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý Nhà nước. 
 115 
Để có thể thực hiện các chức năng trên, điều 9, mục II, chương II Điều lệ về tổ chức 
và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã quy định về quyền của Bảo hiểm 
tiền gửi Việt nam như sau: 
 Quản lý, sử dụng vốn điều lệ, vốn bổ sung từ nguồn thu phí của các tổ chức tham 
gia bảo hiểm tiền gửi và nguồn vốn tiếp nhận, đi vay theo quy định. 
 Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý theo quy 
định pháp luật. 
 Yêu cầu các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp tài liệu, thông tin, báo 
cáo về tình hình hoạt động, kinh doanh theo định kỳ hay đột xuất; thực hiện các 
biện pháp chấn chỉnh vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng 
và nguy cơ mất khả năng chi trả. 
 Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt 
động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. 
 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước có biệp pháp xử lý đối với các tổ chức tham 
gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng 
có nguy cơ mất khả năng chi trả. 
 Chấm dứt bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm 
quy định tại khoản 1, Điều 10, Nghị định số 89/1999/NĐ - CP ngày 01 tháng 9 
năm 1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi. 
 Tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá 
sản. 
 Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng, sửa đổi, 
bổ sung các chủ trương, chính sách về bảo hiểm tiền gửi. 
 Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường năng lực hoạt 
động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. 
 Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn hình thức trả 
lương, thưởng và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. 
 Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 
- Đặc điểm hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam 
 116 
+ Đối tượng tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam: Các tổ chức tín dụng và tổ chức 
không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng quy 
định ủa Luật các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo 
hiểm tiền gửi bắt buộc 
+ Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản 
tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền 
gửi được điều chỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay theo Nghị 
định 109 - sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 89 về bảo hiểm tiền gửi tối đa 
là 50 triệu VND. Nếu số tiền gửi (gồm cả gốc và lói) vượt quá mức 50 triệu đồng, 
khách hàng sẽ được nhận phần tài sản cũn lại của mỡnh trong quỏ trỡnh thanh lý 
ngõn hàng. 
+ Các loại tiền gửi được bảo hiểm: 
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn 
 Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bao gồm cả tiền gửi trên tài khoản cá nhân 
 Tiền mua các chứng chỉ tiền gửi và các trái phiếu ghi danh do các cơ quan nhà 
nước có thẩm quyền cho phép tổ chức tham gia BHTG phát hành 
+ Phí bảo hiểm. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi 
(theo mức 0,15 %/năm) tính trên số dư tiền gửi bình quân của các cá nhân tại tổ chức 
tham gia bảo hiểm tiền gửi, mức phí được điều chỉnh theo quyết định của Thủ tướng 
Chính phủ trên cơ sở đề nghị của BHTG và ý kiến của NHNN và Bộ tài chính 
Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp làm 4 kỳ trong một năm theo các quý. Cơ sở 
tính phí bảo hiểm tiền gửi là số dư các loại tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm của 
quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm tiền gửi. 
 Công thức tính phí: 
 S0 + S3 
 ----------- + S1 + S2 
 2 0,15 
 P = ------------------------------ x ------------ 
 S 100 x 4 
Trong đó: 
 117 
-> P là số phí BHTG phải nộp trong một quý 
-> S0 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý 
trước sát với quý thu phí BHTG 
-> S1,S2, S3 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm ở cuối các tháng thứ 
nhất, thứ hai, thứ ba của của quý trước sát với quý thu phí BHTG 
 0,15 
 -> ---------- là tỷ lệ phí BHTG phải nộp cho một quý trong năm 
 100 x 4 
+ Các hoạt động nghiệp vụ của BHTG 
 Thu phí bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy 
định 
 Chi trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền trong phạm vi mức 
bảo hiểm tối đa theo quy định. Việc chi trả của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam được 
thực hiện như sau: 
+ Khi các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm 
quyền có văn bản chấm dứt hoạt động và tổ chức đó mất khả năng thanh toán, 
Bảo hiểm tiền gửi Việt nam có trách nhiệm chi trả tiền gửi được bảo hiểm của 
người gửi tiền 
+ Trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản thì Bảo hiểm tiền 
gửi Việt nam trở thành chủ nợ đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó 
với số tiền mà Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã chi trả cho người gửi tiền. Bảo 
hiểm tiền gửi Việt nam được quyền tham gia quá trình quản lý và thanh lý tài 
sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của luật phá sản. 
 Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định của Chính phủ về 
Bảo hiểm tiền gửi và các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức 
tham gia bảo hiểm tiền gửi 
 Cho vay hỗ trợ, bảo lãnh cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vay vốn để có 
nguồn chi trả tiền gửi và mua lại nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong 
trường hợp khoản nợ đó có tài sản bảo đảm. 
 118 
 Vay vốn của các tổ chức tín dụng và tổ chức khác để giải quyết khó khăn tạm 
thời về vốn hoạt động. Trong trường hợp cần thiết việc vay vốn này được thực 
hiện với sự bảo lãnh của Chính phủ. 
 Tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tăng 
cường năng lực hoạt động. 
 Trong trường hợp đặc biệt, khi gặp khó khăn về vốn hoạt động, được vay hoặc 
tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước. 
 Được mua trái phiếu Chính phủ; trái phiếu, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước hoặc 
tổ chức tín dụng nhà nước; gửi tiền tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước 
Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng nhà nước nhằm đảm bảo an toàn vốn, bảo tồn 
vốn, bù đắp chi phí. Việc sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư vào các trái phiếu, tín 
phiếu trên đây do Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định. 
 Tổ chức tuyên truyền về bảo hiểm tiền gửi đối với công chúng; hướng dẫn, đào 
tạo, tư vấn về các nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi và các nghiệp vụ liên quan tới bảo 
hiểm tiền gửi. Thực hiện dịch vụ trao đổi thông tin phục vụ cho hoạt động của 
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 
 Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác khi được Thủ tướng Chính phủ cho 
phép. 
- Vốn và tài sản: vốn hoạt động của BHTG bao gồm: 
1) Vốn điều lệ 1.000 tỷ VND do Nhà nước cấp 
2) Vốn vay khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép 
3) Vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nếu có 
4) Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản 
5) Quỹ dự phòng nghiệp vụ (hình thành từ nguồn thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng 
năm sau khi đã trừ đi số phí được bổ sung vào thu nhập của Bảo hiểm tiền gửi 
Việt Nam – số phí thu được từ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Việt 
Nam trong 3 năm đầu từ năm 2001 – 2003 được phân chia: 88% số phí được 
hạch toán vào quỹ dự phòng nghiệp vụ, 12 % hạch toán vào thu nhập của Bảo 
hiểm tiền gửi Việt Nam, Quỹ dự phòng nghiệp vụ dùng để chi trả tiền bảo 
hiểm cho người gửi tiền) 
 119 
6) Các loại quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng trợ cấp 
mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. 
7) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định do Nhà nước cấp (nếu 
có) 
8) Vốn khác. 
Trong trường hợp vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để 
hỗ trợ các ngân hàng gặp khó khăn hoặc để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, 
cơ quan bảo hiểm tiền gửi có thể vay hoặc tiếp nhận vốn hỗ trợ đặc biệt của Chính 
phủ, phát hành trái phiếu hay vay của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác có bảo 
lónh của Chớnh phủ. 
- Sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vốn 
tạm thời nhàn rỗi để đầu tư: 
 Gửi kho bạc nhà nước, NHNN hoặc các tổ chức tín dụng nhà nước 
 Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu, tín phiếu của NHNN hoặc các tổ chức 
tín dụng nhà nước phát hành 
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đang khẳng định giá trị của chính sách bảo hiểm tiền 
gửi. Tuy nhiên, vì ra đời chưa lâu nên không tránh khỏi những hạn chế về mức giới 
hạn trách nhiệm bảo hiểm thấp, về loại phạm vi tiền gửi được bảo hiểm, về nguyên 
tắc “cào bằng” phí bảo hiểmvà nhất là năng lực tài chính. Năng lực tài chính của 
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đến nay cũng rất hạn chế, trong khi quy mô hoạt động 
và quy mô tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm mở rộng, tăng lên, áp lực tăng mức 
tiền gửi được bảo hiểm tối đa ngày càng cao theo xu hướng tăng thu nhập bình quân 
đầu người, cạnh tranh trong kinh doanh tiền tệ trong nước và quốc tế ngày cà ng gay 
gắt, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vỡ thế, xu thế tất yếu là Bảo hiểm tiền gửi Việt nam sẽ tiếp 
tục phát triển khẳng định vai trò trong đời sống cộng đồng. 
---------------------------------------------- 
 120 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bao_hiem.pdf