Giáo án Tâm lý học đại cương - Chương trình cả năm

1.2. Tâm lý học là gì ?

• Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý. Nó nghiên cứu các quy luật nảy sinh, vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lý trong hoạt động sống đa dạng, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Sự ra đời của tâm lý học với tư cách một khoa học độc lập là kết quả tất yếu của sự phát triển lâu dài của những tư tưởng triết học, những quan điểm tâm lý trong trường kỳ lịch sử và sự phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học khác. Vì vậy, trước khi nghiên cứu về đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học chúng ta cần điểm qua vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của nó.

2. Lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học

• Thời cổ đại chưa có tâm lý học nhưng đã xuất hiện những tư tưởng về tâm lý con người. Khi con người còn bất lực trước tự nhiên thì tâm lý con người được coi là những hiện tượng thần linh bí ẩn.

 

doc 119 trang thom 03/01/2024 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tâm lý học đại cương - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tâm lý học đại cương - Chương trình cả năm

Giáo án Tâm lý học đại cương - Chương trình cả năm
TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Giúp học viên nắm được những kiến thức cơ bản của Tâm lý học để không chỉ ứng dụng trong cuộc sống mà còn lĩnh hội được những kiến thức làm cơ sở để tiếp cận chuyên đề Tâm lý học quản lý sau này. 
Hình thành ở học viên khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống, công tác.
45 tiết
HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
Phần I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC
Cung cấp cho học viên những kiến thức chung nhất của chương trình, đó là: Tâm lý là gì ? Tâm lý học là gì? Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của nó; bản chất của hiện tượng tâm lý người; chức năng của các hiện tượng tâm lý; phân; phân loại các hiện tượng tâm lý; ý thức là gì? Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học.
Trên cơ sở những kiến thức chung đó, phần này đề cập tới những vấn đề cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của hiện tương tâm lý người; sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức nhằm phân tích một cách sâu sắc hơn bản chất của hiện tượng tâm lý người. Điều này rất quan trọng, giúp người học thấy được cơ chế chủ yếu của quá trình hình thành và phát triển tâm lý người là cơ chế di sản , cơ chế lĩnh hội nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp xã hội.
Yêu cầu học viên nắm được những kiến thức cơ bản trong đó cần nắm vững: Bản chất của hiện tượng tâm lý người, cơ chế của sự hình thành và phát triển tâm lý, vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý. Bên cạnh những vấn đề chung, tài liệu này cũng đề cập tới những vấn đề cụ thể của tâm lý học, đó là các quá trình nhận thức, nhân cách và sự hình thành nhân cách, sự sai lệch của hành vi cá nhân và hành vi xã hội.
HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55
PHẦN II:CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
Cung cấp tri thức về các quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ), nhằm giúp học viên hiểu được các hiện tượng tâm lý nêu trên, nắm được cơ chế hình thành, diễn biến, các quy luật của các quá trình nhận thức này; từ đó rút ra được những ứng dụng cần thiết trong cuộc sống và công tác.
PHẦN III: NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
Nhân cách là một trong những vấn đề trung tâm của Tâm lý học. Nghiên cứu về nhân cách không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễn. Yêu cầu học viên cần phân biệt được khái niệm “nhân cách” với một số khái niệm khác như “con người”, “cá nhân”, “cá tính”. Trên cơ sở đó học viên thấy rõ: nhân cách là tổ hợp các đặc điểm, đặc điểm của nhân cách, các kiểu nhân cách, những phẩm chất và thuộc tính tâm lý của nhân cách, sự hình thành và phát triển nhân cách.
Nghiên cứu những phẩm chất tâm lý cơ bản của nhân cách (tình cảm và ý chí) học viên cần xác định rõ vai trò của tình cảm, mối quan hệ giữa “lý” và “tình” trong cuộc sống, công tác; thấy được những đặc điểm của tình cảm, các quy luật diễn biến và hình thành tình cảm; từ đó rút ra được những ứng dụng cần thiết trong cuộc sống.
Nghiên cứu những thuộc tính tâm lý của nhân cách, yêu cầu học viên phân biệt được các khái niệm “khí chất”, “tính cách”, có nhận thức đúng đắn về năng lực, xu hướng của cá nhân để có thể vận dụng trong cuộc sống, công tác.
PHẦN IV: SỰ SAI LỆCH HÀNH VI CÁ NHÂN VÀ HÀNH VI XÃ HỘI
Yêu cầu học viên nắm được những kiến thức kiểu sai lệch hành vi cá nhân và xã hội, những biện pháp khắc phục những sai lệch đó.
Phương pháp giảng dạy
Để thực hiện mục đích, yêu cầu đặt ra, bên cạnh việc sử dụng phương pháp chủ yếu là thuyết trình trong quá trình giảng dạy cần sử dụng các phương pháp hỗ trợ như: thảo luận nhóm, làm bài tập, trắc nghiệm
HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CHƯƠNG I
TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
I- ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC
Tâm lý và tâm lý học
1.1 Tâm lý là gì?
Trong tiếng việt, thuật ngữ “tâm lý” đã có từ lâu.
Từ điển tiếng Việt (1988) định nghĩa một cách tổng quát: “ Tâm lý là ý nghĩa, tình cảm làm thành thế giới nội tâm, thế giới bên trong của con người”.
Trong cuộc sống hàng ngày chữ “tâm” thường được sử dụng ghép với các từ khác. Ta thường có các cụm từ “Tâm đắc”, “Tâm địa”, “tâm can”, “ tâm tình”, “tâm trạng”, “tâm tư”được hiểu là lòng người, thiên về mặt tình cảm. Mỗi cụm từ ghép đó phản ánh một nội dung đời sống tinh thần của con người trong hoàn cảnh cụ thể. Như vậy, khái niệm “tâm lý” được dùng để chỉ những hiện tượng tinh thần của con người.
Khái niệm “tâm lý” trong tâm lý học bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, năng lực, lý tưởng sốnghình thành trong đầu óc con người; định hướng điều chỉnh, điều khiển mọi hành động và hoạt động của con người.
Nói một cách chung nhất: tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liến và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người.
 HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55
Nói một cách chung nhất: Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người. 
Hiện tượng tâm lý là sản phẩm hoạt động của mỗi người, tạo sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người. Các hiện tượng tâm lý là yếu tố định hướng, điều khiển, điều chỉnh mọi hoạt động, giúp con người thích ứng và cải tạo hoàn cảnh khách quan để tồn tại và phát triển. Cuộc sống đã chứng tỏ rằng trong nhiều trường hợp chính yếu tố tâm lý đã tạo nên sức mạnh phi thường giúp con người chiến thắng được hiểm nghèo, bệnh tật làm nên những kỳ tích.
1.2. Tâm lý học là gì ?
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý. Nó nghiên cứu các quy luật nảy sinh, vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lý trong hoạt động sống đa dạng, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Sự ra đời của tâm lý học với tư cách một khoa học độc lập là kết quả tất yếu của sự phát triển lâu dài của những tư tưởng triết học, những quan điểm tâm lý trong trường kỳ lịch sử và sự phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học khác. Vì vậy, trước khi nghiên cứu về đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học chúng ta cần điểm qua vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của nó.
2. Lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học
Thời cổ đại chưa có tâm lý học nhưng đã xuất hiện những tư tưởng về tâm lý con người. Khi con người còn bất lực trước tự nhiên thì tâm lý con người được coi là những hiện tượng thần linh bí ẩn.
HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55
 HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55
Khái niệm linh hồn được hệ thống hóa lần đầu tiên trong các tác phẩm triết học Hy Lạp cổ. Những tri thức đầu tiên về tâm lý người đó đã được phản ánh cả trong hệ tư tưởng triết học duy vật và duy tâm.
2.1. Quan niệm về tâm lý người trong hệ tư tưởng triết học duy tâm
Hệ tư tưởng duy tâm cho rằng “linh hồn” của con người do các lực lượng siêu nhiên như thượng đế, Trời, Phật tạo ra. “linh hồn” là cái thứ nhất, có trước, còn thế giới vật chất là cái thứ hai, có sau.
Thời cổ Hy lạp. Platôn (427-347 tr.CN) cho rằng thế giới “ý niệm” có trước, còn thế giới vật chất có sau và do thế giới “ý niệm” sinh ra. Linh hồn không phản ánh thế giới hiện thực, nó gắn bó với cái gọi là “trí tuệ toàn cầu”. Con người chỉ cần nhớ lại. Nguồn gốc của thế giới chân thực là hồi tưởng của linh hồn con người đối với thế giới “ý niệm”.
Vào thế kỷ thứ XVIII, Becơli (1685-1753), nhà triết học duy tâm chủ quan cho rằng thế giới vật chất chỉ là những cảm giác về màu sắc, âm thanh, mùi vị, hình dángMọi vật chỉ tồn tại trong chừng mực con người cảm thấy được vật đó.
Thuyết bất khả tri của Hium cho rằng con người không thể nhận biết được tồn tại khách quan và phủ nhận cơ sở vật chất của sự vật.
Quan niệm vê tâm lý con người trong hệ tư tưởng triết học duy vật.
Thời cổ đại đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa quan điểm duy tâm và duy vật về mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, giữa tâm và vật.
Người đầu tiên bàn về tâm hồn là Arixtôt (384-322 tr.CN). 
 HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55
Ông là một trong những người có quan điểm duy vật về tâm hồn con người. Arixtôt cho rằng: Tâm hồn gắn liền với thể xác. Ông là người đã đóng góp nhiều nhất vào việc khẳng định và phát triển tư tưởng duy vật trong tâm lý học và là tác giả cuốn “Bàn về tâm hồn”. Đây là tác phẩm lớn đầu tiên trong lịch sử phát triển xã hội loài người bàn về thế giới tâm lý một cách có hệ thống.
Đại diện của quan điểm duy vật về tâm lý con người còn phải phải kể đến tên tuổi của các nhà triết học như: Talet (TK VII-VI tr.CN), Anaximen (TK V tr.CN) Heraclit (TK IV-V tr.CN),Các nhà triết học này cho rằng tâm lý, tâm hồn cũng như vạn vật đều được cấu tạo từ vật chất như: nước, lửa, không khí đất. Đêmôcrit (460-370 tr.CN) cho rằng vạn vật đều do nguyên tử tạo thành. Linh hồn, tâm hồn cũng do nguyên tử tạo nên,nhưng đó là một loại nguyên tử rất tinh vi. Vật thể và linh hồn có lúc phải bị mất đi do nguyên tử bị tiêu hao. Vào các thế kỷ XVII-XIX luôn diễn ra cuộc đấu tranh rất quyết liệt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm về mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, giữa tâm lý và vật chất, giữa “hồn” và “xác”: Spinôda (1632-1667) coi tất cả vật chất đều có tư duy. Lametri, một trong những nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật Pháp (1709-1751), thừa nhận chỉ có cơ thể mới có cảm giác. Còn Cabanic (1757-1808) cho rằng não tiết ra tư tưởng như kiểu gan tiết ra mật.
HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55
Đến nửa đầu thế kỷ XIX, L. Phơbach (1804-1872) đã có công đưa chủ nghĩa duy vật lên đỉnh cao thời bấy giờ. Ông là nhà duy vật lỗi lạc bậc nhất trước khi chủ nghĩa Mác ra đời. Theo ông, tinh thần, tâm lý không thể tách rời khỏi não người, nó là sản phẩm của thứ vật chất phát triển tới mức độ cao là bộ não. Tâm lý là hình ảnh của thế giới khách quan. 
Ngoài hai hệ tư tưởng triết học nói trên còn thuyết nhị nguyên luận. Thuyết này cho rằng cơ sở của tồn tại khách quan được cấu tạo bởi hai thực thể vật chất và tinh thần. Hai thực thể này tồn tại độc lập với nhau và phủ định lẫn nhau. Học thuyết của R. Đêcac (1596-1650), đại diện cho phái “nhị nguyên luận” cho rằng vật chất và tinh thần là hai thực thể song song tồn tại. Cơ thể con người phản xạ như một cỗ máy, tâm lý, tinh thần của con người thì không thể biết được. Tuy nhiên, phát kiến của ông về phản xạ là cống hiến to lớn cho tâm lý học khoa học lúc bấy giờ.
2.3 Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập 
Thế kỷ XIX là thế kỷ tâm lý học trở thành một khoa học độc lập. Nền sản xuất đại công nghiệp phát triển mạnh đã thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, tạo tiền đề thúc đẩy tâm lý học trở thành một khoa học độc lập. Đó là thuyết tiến hóa của S. ĐácUyn (1809-1882), nhà duy vật người Anh; thuyết tâm lý giác quan của Hemhôn (1821-1894), người Đức; Thuyết tâm vật lý học của Phecsne (1801-1887) và Webr (1822-1911), người Anh; các công trình nghiên cứu về tâm thần học của Bác sỹ Sáccô (1875-1893), người Pháp và nhiều công trình khoa học khác.
 HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55
	Có thể nói suốt thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX tâm lý học đã có tên gọi nhưng vẫn chưa tách ra khỏi triết học để trở thành một khoa học độc lập. Thành tựu của chính khoa học tâm lý lúc bấy giờ cùng với thành tựu của các lĩnh vực khoa học kể trên là điều kiện cần thiết giúp cho tâm lý học trở thành một khoa học độc lập. Đến cuối thế kỷ XIX, năm 1879 V. Wunt, nhà tâm lý học người Đức lần đầu tiên thành lập ở Laixic (Đức) một phòng thí nghiệm tâm lý học và một năm sau nó trở thành viện tâm lý học đầu tiên trên thế giới xuất bản các tạp chí tâm lý học. Tâm lý học lúc này được coi là một khoa học độc lập với triết học, có đối tượng, phương pháp nghiên cứu, chức năng nhiệm vụ riêng. Từ chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức chủ quan là đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu chủ yếu của tâm lý học là phương pháp nội quan, tự quan sát, V.Wunt đã bắt đầu chuyển từ phương pháp mô tả các hiện tượng tâm lý sang nghiên cứu tâm lý một cách khách quan bằng phương pháp quan sát thực nghiệm. Sau này hàng loạt các phòng thí nghiệm tâm lý ở các nước khác cũng được thành lập. Trong vòng mười năm đầu của TK XX trên thế giới đã xuất hiện nhiều trường phái tâm lý học khách quan: tâm lý học hành vi, tâm lý học Géstalt, tâm lý học Freud (Phrơt).
3. Các quan điểm cơ bản trong tâm lý học hiện đại
3.1. Tâm lý học hành vi
Chủ nghĩa hành vi nhà tâm lý học Mỹ J.Oatsơn (1878-1958) sáng lập. Ông có ý định xây dựng một “nền tâm lý học tối tân và khoa học”, chỉ có đối tượng nghiên cứu là hành vi của con người và ở động vật, không tính đến các yếu tố nội tâm
HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55
Chính vì lẽ đó mà phái này có tên gọi là Hành vi chủ nghĩa. Theo quan điểm của trường phái này, hành vi của con người, cũng như ở động vật, được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó. Như vậy, chủ nghĩa hành vi đã quan niệm một cách cơ học, máy móc về hành vi của con người, đồng nhất phản ứng bên ngoài với nội dung tâm lý bên trong. Sau này, Toommen, Hulơ, Skinơ, những đại biểu của chủ nghĩa hành vi mới có giải thích thêm hành vi của con người bằng một số yếu tố như: nhu cầu, kinh nghiệm sống, trạng thái cơ thể Tuy nhiên, về cơ bản, chủ nghĩa hành vi mới vẫn mang tính máy móc, thực dụng của chủ nghĩa hành vi cũ của J.Oatsơn.
3.2 Phân tâm học
Học thuyết “phân tâm học” của S.Phrơt (1859-1939), một Bác sĩ người Áo, cho rằng không thể chỉ nghiên cứu ý thức mà bỏ qua “vô thức”. Ông cho rằng chính yếu tố vô thức mới là yếu tố quyết định nhất trong tâm lý con người.
S.Phrơt cho rằng nhân cách của con người gồm ba phần: Vô thức, ý thức, siêu thức.
Phần vô thức chứa đựng các bản năng sinh vật, trong đó bản năng tình dục là trung tâm. Những bản năng sinh học đó là nguồn cung cấp năng lượng cơ bản cho hoạt động của con người. Những bản năng này tồn tại theo nguyên tắc đòi hỏi và được thỏa mãn.
Phần ý thức gồm những cách ứng xử và suy nghĩ đã được hình thành trong cuộc sống thông qua những kinh nghiệm để đối phó với thế giới bên ngoài, nhằm giúp con người thích nghi với hoàn cảnh thực tế của cuộc sống.
 HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55
Phần siêu thức gồm những kiềm chế thu được trong quá trình phát triển nhân cách. Đó là sự
kiềm chế các hoạt động của phần vô thức và phần ý thức. Siêu thức ngăn không cho phần ý 
thức thực hiện những sai trái để thỏa mãn những các bản năng. Phần siêu thức gần giống như cái mà chúng ta vẫn gọi là lương tâm.
3.3. Tâm lý học Gésta (còn gọi là tâm lý học cấu trúc)
Học thuyết “Tâm lý học Gésta” ra đời ở Đức thuộc trường phái tâm lý học duy tâm khách quan. Các tâm lý học cấu trúc cho rằng bản chất của các hiện tượng tâm lý đều vốn có tính cấu trúc, vì vậy nghiên cứu tâm lý phải theo xu hướng tổng thể với cả một cấu trúc chỉnh thể. Thực chất, tính cấu trúc của các hiện tượng tâm lý người chỉ là sự phản ánh cấu trúc của các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan, chứ không phải vốn có. Họ đi sâu nghiên cứu các quy luật về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, quy luật tư duy. Trên cơ sở thực nghiệm của các nhà tâm lý học, Géstalt đã khẳng định rằng, tâm lý, ý thức của con người được nảy sinh do sự biến động của “sự phân phối lực trường” vốn có sẵn ở não người, không có quan hệ gì với ngôn ngữ, với hiện thực khách quan và hoạt động của con người.
Cả ba học thuyết này đều có những đóng góp có giá trị nhất ... hiệu lực và hiệu quả.
B-HÀNH VI XÃ HỘI VÀ SỰ SAI LỆCH HÀNH VI XÃ HỘI
I- HÀNH VI XÃ HỘI
Khi nói đến hành vi xã hội cần phải hiểu rõ mqh chặt chẽ giữa cá nhân và xã hội. Con người có bản chất xã hội. Cá nhân không thể tồn tại với tư cách là người nếu tách ra khỏi xã hội. Hành vi cá nhân tuyệt nhiên không phải là một sản phẩm của một sự “tuỳ tiện”, hay một sự “tự do” mà nó bao giờ cũng phát triển trong một hệ thống những mqhxh mà chủ thể hành vi tham gia vào. Nó là hành vi cá nhân, nhưng cá nhân lại chịu sự tương tác của quá trình xã hội hoá cá nhân, mặc dù nó không phải là hệ quả máy móc của xã hội hoá. Hành vi của cá nhân tuỳ thuộc vào ý định, động cơ nhu cầu của cá nhân, nhưng chính những ý định, động cơ, nhu cầu của cá nhân lại bị chế ước bởi những điều kiện cụ thể của xã hội, lịch sử.
Hành vi cá nhân vừa mang tình chủ quan vừa mang tính khách quan. Nói cách khác, hành vi xã hội của một con người vừa mang tính chủ quan. Đối với hành vi xã hội cũng vậy, phải hiểu nó trong mối liên hệ giữa cá nhân và xã hội. Hành vi xã hội chỉ có thể bao hàm các hằng số trong những bối cảnh văn hoá khác nhau. Chính những hằng số văn hoá này hợp thành bản tính của con người. Do vậy, khoảng cách văn hoá và khoảng cách thời gian là một trở ngại về nhận thức khi tìm hiểu hành vi xã hội. 
Khi đề cập đến hành vi xã hội chúng ta cũng cần chỉ ra, có hành vi xã hội của cá nhân và có hành vi xã hội của tập thể. Hành vi xã hội của tập thể (hành vi tập thể) là hành vi của một nhóm xã hội trong xã hội tổng thể (gia đình, công đoàn, Đảng) Mỗi nhóm xã hội có lợi ích chung, có tổ chức và có cơ chế điều hành quản lý. Lợi ích xã hội của các hành vi tập thể có thể được hiểu ngầm, cũng có khi biểu hiện thành văn bản công khai, ví dụ như kiến nghị bằng văn bản.
Hiệu quả của hành vi tập thể phụ thuộc vào sự tham gia của mỗi người trong tập thể đó.
Các thành viên trong tập thể phải gắn bó với nhau bằng mối liên hệ trung thành khi thực hiện hành vi tập thể.
II- CHUẨN MỰC XÃ HỘI
Chuẩn mực xã hội là một trong những phương tiện định hướng hành vi, kiểm soát hành vi cá nhân và hành vi xã hội của một người hay của một nhóm xã hội. Chuẩn mực xã hội là một yếu tố không thể thiếu trong việc thực hiện quản lý xã hội.
Chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người, nhưng nó chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan tới mqh giữa người với người: giữa cá nhân với cá nhân, giũa cá nhân với tập thể giữa các tập thể với nhau.
Chuẩn mực xã hội quy định những mục tiêu cơ bản, những giới hạn, điều kiện và các thế ứng xử trong lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống con người. Có thể nói chuẩn mực xã hội là một mô hình mẫu cho hoạt động thực tiễn của con người trong những tình huống cụ thể.
Chuẩn mực xã hội cũng chính là những quy tắc, những yêu cầu của xã hội đặt ra cho hành vi của con người. Các quy tắc hay yêu cầu của xã hội này có khi được ghi thành các văn bản như các bộ luật, các điều lệ, quy chế hay hệ thống các văn bản pháp quyCũng có khi chỉ là sự quy ước không thành văn nhưng mọi người đề thừa nhận và tuân thủ.
Nội dung của chuẩn mực xã hội nói chung luôn có ba thuộc tính:
Thuộc tính lợi ích, thuộc tính bắt buộc, và thuộc tính thực thi trong hành vi con người. Trong ba thuộc tính này thì thuộc tính lợi ích là căn bản nhất vì nó đảm bảo cho sự tồn tại và và ổn định của cộng đồng.
Có nhiều hệ thống giá trị chuẩn mực trong chuẩn mực xã hội. Trên đại thể, chúng ta có thể phân chuẩn mực xã hội theo 5 hệ thống sau đây:
- Hệ thống chuẩn mực chính trị:
Là loại chuẩn mực điều chỉnh các hành vi của chủ thể trong đời sống chính trị. Nó điều tiết các mqh giữa các giai cấp, đảng phái, giữa các cộng đồng trong xã hội. Hệ thống chuẩn mực chính trị thông thường được biểu hiện trong các hệ thống chuẩn mực khác như chuẩn mực luật pháp, chuẩn mực tổ chức xã hội và trong chuẩn mực đạo đức xã hội.
Các hệ thống chuẩn mực trên có sự khác nhau về nội dung và phương pháp điều tiết hành vi của con người trong xã hội, song chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Các hệ thống đó được tổng hợp lại tạo nên một sự điều tiết hữu hiệu mọi hành vi của con người trong xã hội, làm cho đời sống xã hội và cộng đồng được ổn định, trật tự và thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ.
- Hệ thống chuẩn mực luật pháp: là loại chuẩn mực mang tính tổng hợp phổ cập. Đây là hệ thống các quy tắc xử sự chung cho hành vi con người được quy định thành văn bản. Chuẩn mực luật pháp miêu tả rõ ràng cách thức ứng xử và xác định giới hạn hành vi của con người. Sự sai phạm chuẩn mực luật pháp sẽ bị trừng phạt theo luật định và do các cơ quan thẩm quyền thực thi.
- Hệ thống chuẩn mực đạo đức: là hệ thống chuẩn mực không được ghi thành văn bản nhưng lại được đông đảo các tầng lớp trong xã hội thừa nhận và tuân thủ. Hệ thống chuẩn mực này có mặt ở mọi nơi mọi lúc để điều chỉnh hành vi xã hội, nó linh động hơn hệ thống luật pháp, nhưng cơ chế trừng phạt lại không cụ thể như luật pháp . Sự tác động và tính hiệu lực của hệ thống chuẩn mức đạo đức chủ yếu thông qua dư luận xã hội, cơ chế tâm lý bên trong của con người, nó được vận dụng linh hoạt chứ không cứng nhắc như hệ thống chuẩn mực luật pháp đối với hành vi của con người.
- Hệ thống chuẩn mực thẩm mỹ: Là hệ thống củng cố quan niệm về cái đẹp và cái không đẹp trong hoạt động nghệ thuật, trong hành vi đạo đức, trong sinh hoạt hàng ngày của con người trong xã hội. Các chuẩn mực về thẩm mỹ thường mang tính ít nhiều tính chủ quan.
- Hệ thống chuẩn mực theo phong tục tập quán: Là hệ thống chuẩn mực củng cố và duy trì những mẫu mực ứng xử, chủ yếu là những quy tắc sinh hoạt công cộng của con người trong lịch sử đã được hình thành và được đại đa số các thành viên trong cộng đồng chấp nhận. Phong tục và tập quán được miêu tả một cách rõ ràng và nhất quán, tạo nên khuôn mẫu cho mọi xử sự, hành vi của các thành viên trong cộng đồng thực hiện tương đối ổn định và bền vững.
III- SỰ SAI LỆCH CHUẨN MỰC HÀNH VI XÃ HỘI
Những hành vi xã hội phù hợp với các hệ thống chuẩn mực xã hội được gọi là hành vi chuẩn mực. Những hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội được gọi là các hành vi sai lệch. Sự sai lệch chuẩn mực hành vi xã hội diễn ra hết sức đa dạng. Nếu lấy các hệ thống chuẩn mực xã hội làm thước đo thì sự sai lệch hành vi so với thước đo chuẩn mực có thể diễn ra theo chiều hướng rất khác nhau nhau. Một hành vi xã hội có thể không phù hợp với chuẩn mực theo những tiêu chuẩn khách quan hoặc chủ quan, theo mục đích hoặc động cơ, hay theo kết quả của từng hành vi. Khi xem xét sự sai lệch chuẩn mực hành vi xã hội, người ta thường xem xét một hệ thống hành vi chứ ít khi xem xét một hành vi đơn lẻ. Với hệ thống hành vi của chủ thể có sai lệch, người ta có thể xem xét hành vi của chủ thể có sai lệch chuẩn mực dưới các góc độ như:
- Số lượng những hành vi không phù hợp với chẩn mực xã hội
 (ví dụ: một người thường có biểu hiện hành vi nói dối, nói tục)
- Động cơ, thái độ, cường độ của hành vi.
- Sự không thích hợp đối với tình huống trong đó diễn ra hành vi.
Có hai góc độ xem xét sự sai lệch chuẩn mực hành vi xã hội:
Góc độ thứ nhất: xem xét sai lệch chuẩn hành vi của cá nhân, đây là phạm trù nghiên cứu của tâm lý học.
Góc độ thứ hai: xem xét sai lệch chuẩn mực hành vi của cộng đồng, đây là phạm trù nghiên cứu của xã hội học.
Sự sai lệch chuẩn mực hành vi xã hội có thể do nhiều nguyên nhân và có nhiều mức độ biểu hiện khác nhau:
- Thứ nhất, có thể do cá nhân nhận thức sai hoặc nhận thức không đầy đủ về chuẩn mực xã hội dẫn đến sai lệch hành vi. Người vi phạm chuẩn mực có thể không biết hành vi của mình đã sai lệch chuẩn mực.
- Thứ hai, có thể cá nhân không chấp nhận chuẩn mực, quan niệm riêng của cá nhân khác với chuẩn mực chung của xã hội, cá nhân hành động theo quan niệm riêng của mình và cho rằng mình đã có hành vi đúng, không thừa nhận hành vi của mình là sai lệch chuẩn mực.
Thứ ba, Cá nhân biết rõ hành vi của mình là sai lệch chuẩn mực xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện. Trường hợp này là do cá nhân không tự kiềm chế được bản thân hoặc do cơ chế kiểm soát, trừng phạt của chuẩn mực không nghiêm hoặc không đủ hiệu lực.
Thứ tư, do chuẩn mực xã hội đã lỗi thời, không còn phù hợp với điều kiện lịch sử xã hội. Cá nhân hành động theo thói quen ứng xử của nhiều người trong xã hội. Họ biết là hành vi vi phạm chuẩn mực xã hội nhưng họ vẫn làm vì không có cách nào khác đối với họ 
IV- HẬU QUẢ CỦA SỰ SAI LỆCH CHUẨN MỰC HÀNH VI XÃ HỘI
Sự sai lệch chuẩn mực hành vi xã hội gây nhiều hậu quả tai hại đối với xã hội và các thành viên cộng đồng. Nếu chuẩn mực xã hội có chức năng điều tiết hành vi xã hội thì sự sai lệch chuẩn mực hành vi xã hội sẽ làm cho chức năng điều tiết hành vi xã hội thì sự sai lệch chuẩn mực hành vi xã hội sẽ làm cho chức năng điều tiết của chuẩn mực xã hội bị suy giảm và yếu đi.
Những hành vi sai lệch chuẩn mực ở mức độ trầm trọng như vi phạm luật pháp có thể gây tổn thất rất lớn về vật chất về vật chất cho xã hội, gây không khí, tâm lý lo sợ và làm tổn hại đến an ninh, trật tự xã hội. Ví dụ như nạn bạo lực, hiếp dâm, trộm cắp, cướp giật, ngược đãi v.v..
Những hành vi sai lệch có thể để lại hậu quả nặng nề như tệ nạn tham nhũng, lợi dụng chức quyền, bè cánh v.v.. Gây tổn hại về kinh tế xã hội xã hội và gây hậu quả tâm lý, như khủng hoảng niềm tin của nhân dân vào chính quyền làm suy yếu kỷ cương, trật tự xã hội.
Những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức như nghiện hút, mại dâm, ngoại tìnhvừa gây hậu quả trực tiếp vừa để lại hậu quả gián tiếp. Một mặt nó làm băng hoại các giá trị đạo đức xã hội, mặt khác nó nêu gương xấu cho thế hệ trẻ. Những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức làm suy bại thuần phong mỹ tục của xã hội, đồng thời nó còn là cái nôi làm nảy sinh các tội phạm xã hội, gây ra những bệnh tật là suy thoái nòi giống.
Tóm lại, những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội đều gây nên những hậu quả xấu cho cộng đồng và cho từng cá nhân. Mức độ hành vi sai lệch chuẩn mực khác nhau sẽ để lại hậu quả ở mức độ khác nhau. Hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực có thể thiệt hại về kinh tế, mất trật tự an ninh và an toàn xã hội, làm suy thoái nhân cách con người, làm đồi bại thuần phong mỹ tục xã hội, làm tổn thương con người cả về thể xác lẫn tinh thần. Do vậy, sự tăng cường giáo dục, uốn nắn, tuyên truyền phổ biến thường xuyên để con người có hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội là điều vô cùng quan trọng.
V- KHẮC PHỤC SỰ SAI LỆCH CHUẨN MỰC HÀNH VI XÃ HỘI
Muốn khắc phục sự sai lệch chuẩn mực hành vi xã hội và xác định biện pháp hữu hiệu để khắc phục sai lệch hành vi, chúng ta phải phân loại hành vi sai lệch và xem xét mức độ sai lệch đến đâu. Căn cứ và chuẩn mực hành vi xã hội, chúng ta có thể phân chia thành các loại hành vi sai lệch sau đây:
- Các hành vi sai lệch chuẩn mực luật pháp.
- Các hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức
- Các hành vi sai lệch chuẩn mực thẩm mỹ
- Các hành vi sai lệch chuẩn mực chính trị
Đối với các hành vi sai lệch về chuẩn mực luật pháp và chính trị đã có các cơ quan chuyên trách có thẩm quyền uốn nắn, điều chỉnh và thực hiện trừng phạt. Loại chuẩn mực này đã được thể chế hoá thành văn bản của nhà nước và được giám sát thực hiện bằng hệ thống các tổ chức, các cơ quan chức năng từ trung ương đến cơ sở.
Đối với các hành vi sai lệch về chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, phong tục, truyền thống thì được uốn nắn và giám sát bằng dư luận xã hội. Các loại chuẩn mực này không được thể chế hoá thành các văn bản nhưng nó thường xuyên điều tiết hành vi của con người trong cuộc sống hàng ngày. Tuyệt đại đa số mọi người sống trong cộng đồng xã hội đều thừa nhận và tông trọng các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, phong tục truyền thống của xã hội. Dư luận xã hội thường xuyên giám sát, đánh giá khen chê, ủng hộ, phản đối các hành vi xã hội của con người. Giáo dục, tuyên truyền, ngăn chặn, tạo điều kiện sửa chữa sai lầm là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc khắc phục sai lệch hành vi xã hội. Phương châm quan trọng là lấy giáo dục, ngăn chặn hành vi sai lệch làm chính nhưng đông thời phải nghiêm trị những kẻ cố tình vi phạm.
Nội dung tuyên truyền giáo dục nhằm ngăn ngừa các sai lệch các hành vi xã hội bao gồm các vấn đề sau đây:
- Thứ nhất, cung cấp cho các thành viên trong cộng đồng xã hội hệ thống các chuẩn mực xã hội bằng nhiều cách và bằng nhiều phương tiện như phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục trong nhà trường, và do các lực lượng xã hội tiến hành. Có nhiều chuẩn mực đạo đức xã hội trở thành thói quen truyền thống của lối sống Việt nam, nhưng hiện nay, trong điều kiện xã hội hiện đại lại bị mai một. Ví dụ như kính trọng người già, tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới, thương người như thể thương thân v.v.. Sở dĩ như vậy bởi vì một mặt công tác giáo dục của chúng ta có những yếu kém và không thường xuyên. Mặt khác, sự trừng phạt đối với cá nhân vi phạm tỏ ra không kiên quyết nên kém hiệu lực.
- Thứ hai, cùng với việc cung cấp hệ thống các chuẩn mực xã hội phải đồng thời tạo cho các thành viên của xã hội luôn luôn có thói quen tích cực ủng hộ các hành vi hợp chuẩn mực xã hội và thẳng thắn đấu tranh, lên án các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. Về phía cộng đồng, cần phải có dư luận xã hội đủ mạnh để giám sát, điều tiết hành vi xã hội theo đúng chuẩn mực, ngăn chặn các hành vi sai lệch. Về phía các cá nhân trong xã hội cần có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về hệ thống các chuẩn mực xã hội có trách nhiệm để hướng hành vi cá nhân theo đúng các chuẩn mực xã hội. Mọi cá nhân trong xã hội đều phải có ý thức đề cao và coi trọng lương tâm và trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Nói cách khác mọi người phải tự giác, tích cực thực hiện phương châm “mọi người vì mỗi người và mỗi người vì mọi người”.
Thứ ba, Tăng cường việc hướng dẫn hành vi cho các thành viên trong xã hội, đặc biệt coi trọng các thành viên mới của cộng đồng, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ một cách đầy đủ và chu đáo. Trong thực tế, nhiều người có hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội không chỉ do thiếu hiểu biết các tri thức về chuẩn mực xã hội mà còn thiếu hiểu biết về cách thể hiện hành vi như thế nào để phù hợp với chuẩn mực.
Cộng đồng xã hội cũng cần thiết phải điều chỉnh những chuẩn mực đã lỗi thời, không còn phù hợp với thực tiễn xã hội nữa. Nhiều chuẩn mực đạo đức xã hội được hình thành một cách tự phát nhưng qua vận động tích cực của xã hội thì những chuẩn mực mới của xã hội sẽ dần được củng cố và định hình trong đời sống xã hội.
Giáo dục, tuyên truyền để ngăn chặn sự sai lệch chuẩn mực hành vi xã hội là biện pháp chính để khắc phục sự sai lệch chuẩn mực hành vi xã hội, nếu sai lệch chuẩn mực hành vi xã hội vẫn tiếp tục xảy ra thì tiếp tục kiên trì giáo dục, thuyết phục là chính. ự trừng phạt nghiêm khắc bằng biện pháp hành chính của cộng đồng phải là biện pháp cuối cùng, nhưng phải kiên quyết tiến hành khi cần thiết.
Khi nghiên cứu về hành vi trong sự thay đổi của con người, các nhà tâm lý học cũng đã chỉ rõ mức độ khó, dễ và mức độ thời gian nhanh, chậm trong sự biến đổi hành vi con người như sau:
- Những vấn đề thuộc về tri thức con người là dễ thay đổi nhất.
- Những vấn đề thuộc về thái độ con người dễ thay đổi ở cấp thứ 2.
- Những thay đổi thuộc hành vi cá nhân ở cấp độ thứ 3.
- Những thay đổi thuộc hành vi tập thể là khó thay đổi nhất và thời gian lâu nhất.
Sự biến đổi hành vi con người được thể hiện trong sơ đồ sau:
Cấp độ khó
Cấp độ khó
Thời gian liên quan
Cao
(Dài) 
(Ngắn)
Thấp
Hành vi tập thể
Hành vi cá nhân
Thái độ
Tri thức

File đính kèm:

  • docgiao_an_tam_ly_hoc_dai_cuong_phan_i_den_iv.doc