Giáo án Hình học Lớp 11 - Chương 3: Vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc trong không gian - Bài: Hai mặt phẳng vuông góc

Tên bài: HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Nắm được định nghĩa góc giữa hai mặt phẳng và cách xác định góc giữa hai mặt phẳng, công thức liên hệ diện tích đa giác và hình chiếu của nó lên mặt phẳng.

Nắm được định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc, định lí chứng minh hai mặt phẳng vuông góc và các hệ quả.

Nắm được định nghĩa và tính chất hình lăng trụ đứng đặc biệt là các hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng ngũ giác, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Nắm được định nghĩa và tính chất hình chóp đều và hình chóp cụt đều.

2. Kỹ năng

Biết cách xác định góc giữa hai mặt phẳng, chứng minh hai mặt phẳng vuông góc và vận dụng các định lí hệ quả để giải các bài tập liên quan.

Vẽ các hình lăng trụ đứng, hình chóp đều, hình chóp cụt và giải các bài toán liên quan.

3. Tư duy, thái độ

Tinh thần hợp tác, chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức.

Rèn luyện tư duy logic, óc phán đoán, khả năng suy luận, tư duy không gian.

 

doc 3 trang kimcuc 6780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 11 - Chương 3: Vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc trong không gian - Bài: Hai mặt phẳng vuông góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 11 - Chương 3: Vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc trong không gian - Bài: Hai mặt phẳng vuông góc

Giáo án Hình học Lớp 11 - Chương 3: Vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc trong không gian - Bài: Hai mặt phẳng vuông góc
GIÁO ÁN SỐ 
Thời gian thực hiện: 
Tên chương: VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN, QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN
Thực hiện: ngày tháng năm 
Tên bài: HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nắm được định nghĩa góc giữa hai mặt phẳng và cách xác định góc giữa hai mặt phẳng, công thức liên hệ diện tích đa giác và hình chiếu của nó lên mặt phẳng.
Nắm được định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc, định lí chứng minh hai mặt phẳng vuông góc và các hệ quả.
Nắm được định nghĩa và tính chất hình lăng trụ đứng đặc biệt là các hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng ngũ giác, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Nắm được định nghĩa và tính chất hình chóp đều và hình chóp cụt đều.
2. Kỹ năng
Biết cách xác định góc giữa hai mặt phẳng, chứng minh hai mặt phẳng vuông góc và vận dụng các định lí hệ quả để giải các bài tập liên quan.
Vẽ các hình lăng trụ đứng, hình chóp đều, hình chóp cụt và giải các bài toán liên quan.
3. Tư duy, thái độ
Tinh thần hợp tác, chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Rèn luyện tư duy logic, óc phán đoán, khả năng suy luận, tư duy không gian.
II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
III. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC Thời gian: 2 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TT
Nội dung
Hoạt động dạy học
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1
 2
Dẫn nhập
- Giới thiệu một số hình ảnh về hai mặt phẳng vuông góc.
Bài mới
I. Góc giữa hai mặt phẳng
1. Định nghĩa: Góc giữa hai mặt phẳng là góc giữa hai đường thẳng lần lượt vuông góc với mặt phẳng.
2. Cách xác định góc giữa hai mặt phẳng cắt nhau
+ Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng.
+ Trên giao tuyến lấy điểm I, qua I dựng hai đường thẳng vuông góc với giao tuyến và nằm trong hai mặt phẳng.
+ Góc giữa hai đường thẳng đó chính là góc giữa hai mặt phẳng.
3. Diện tích hình chiếu của một đa giác
Cho góc giữa (P) và (Q) là . Đa giác H nằm trên (P) có diện tích S, đa giác là hình chiểu của đa giác H xuống (Q) có diện tích . Khi đó .
Vd. Cho hình chóp SABC, SA vuông góc (ABC), SA=a, tam giác ABC đều cạnh a.
a, Tính góc giữa (SBC) và (ABC).
b. Tính diện tích tam giác SBC.
II. Hai mặt phẳng vuông góc
1. Đn. Hai mặt phẳng vuông góc với nhau khi góc giữa hai mặt phẳng bằng 
2. Các định lí
- Đli 1: Mặt phẳng (P) chứa đường thẳng a vuông góc với mp(Q) thì (P) và (Q) vuông góc
- Vdụ. Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình vuông, SA vuông góc với đáy. Chỉ ra các cặp mặt phẳng vuông góc.
- Hệ quả 1.
Hai mặt phẳng vuông góc với nhau, đường thẳng chứa trong mặt này và vuông góc với giao tuyến thì vuông góc với mặt phẳng kia.
- Hệ quả 2.
Hai mặt phẳng vuông góc với nhau, một đường thẳng đi qua một điểm của mặt phẳng này và vuông góc với mặt phẳng kia thì đường thẳng đó chứa trong mặt phẳng 
- Đlí 2: Hai mặt phẳng cùng vuông góc với một mặt phẳng thì giao tuyến của nó cũng vuông góc với mặt phẳng đó.
III. Hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương
IV. Hình chóp đều và hình chóp cụt đều
BT 1, 5, 6, 7, 8, 9 sgk
- Đưa ra hình ảnh về hai mặt phẳng vuông góc.
- Đưa ra định nghĩa.
- Vẽ hình đưa ra cách xác định góc giữa hai mặt phẳng.
- Đưa ra công thức về mối liên hệ của đa giác và hình chiếu của nó lên mặt phẳng, vẽ hình và giải thích.
- Đưa ra ví dụ sgk và hướng dẫn.
- Đưa ra định nghĩa, kí hiệu. Đưa ra hình ảnh thực tế của hai mặt phẳng vuông góc.
- Đưa ra định lí và minh hoạ hình ảnh thực tế.
- Đưa ra ví dụ.
- Yêu cầu học sinh đọc hiểu hệ quả và tìm hình ảnh minh hoạ cho định lí.
- Đưa ra định lí 2 và nêu cách chứng minh.
- Đưa cho học sinh xem các hình ảnh của các hình lăng trụ đặc biệt, yêu cầu học sinh gọi tên , nêu các yếu tố của hình, nêu cấc tính chất và vẽ hình đó trên bảng.
- Đưa ra cách vẽ và giới thiệu các yếu tố liên quan.
- Ra yêu cầu về nhà học sinh làm mô hình của hình chóp và hình chóp cụt.
- Hướng dẫn
- Quan sát nắm được hình ảnh ban đầu của hai mặt phẳng vuông góc.
- Nắm định nghĩa.
- Nắm cách xác định góc giữa hai mặt phẳng.
- Hiểu định lí.
- Thực hiện ví dụ theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Nắm định nghĩa và hình dung ra hình ảnh thực tế của hai mặt phẳng vuông góc.
- Nắm định lí.
- Suy nghĩ để thực hiện ví dụ.
- Đọc và tìm hình ảnh minh hoạ cho hệ quả.
- Nắm định lí. 
- Học sinh trình bày theo sự hướng dẫn.
- Nắm cách vẽ các yếu tố liên quan, các tính chất. 
- Giải bài tập.
3
Củng cố
- Nhắc lại kiến thức toàn bài.
- Khắc sâu kiến thức.
4
Hướng dẫn tự học: 
Giải bài tập con lại, đọc trước bài mới.
Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa, sách giáo viên hình học 11, Nhà xuất bản Giáo dục 2010
 Ngày tháng năm
TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG TỔ MÔN Giáo viên
 Nguyễn Văn Linh Nguyễn Văn Thành

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_11_chuong_3_vecto_trong_khong_gian_quan.doc