Giáo án Hình học Lớp 11 - Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song - Bài: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Nắm được các tính chất thừa nhận và bước đầu biết dùng các tính chất này để chứng minh một số tính chất của hình học không gian.

Nắm được các điều kiện để xác định mặt phẳng.

Nắm được các định nghĩa của hình chóp và hình tứ diện.

Biết cách biểu diễn hình và cách xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi một mặt phẳng nào đó.

2. Kỹ năng

Vẽ hình biểu diễn của một hình, đặc biệt là hình chóp và hình tứ diện.

Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi một mặt phẳng nào đó.

3. Tư duy, thái độ

Tinh thần hợp tác, chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức.

Rèn luyện tư duy logic, óc phán đoán, khả năng suy luận, tư duy hình không gian.

 

doc 4 trang kimcuc 9980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 11 - Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song - Bài: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 11 - Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song - Bài: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng

Giáo án Hình học Lớp 11 - Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song - Bài: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
GIÁO ÁN SỐ 
Thời gian thực hiện: 
Tên chương: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
Thực hiện: ngày tháng năm 
Tên bài: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Nắm được các tính chất thừa nhận và bước đầu biết dùng các tính chất này để chứng minh một số tính chất của hình học không gian.
Nắm được các điều kiện để xác định mặt phẳng.
Nắm được các định nghĩa của hình chóp và hình tứ diện.
Biết cách biểu diễn hình và cách xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi một mặt phẳng nào đó.
2. Kỹ năng
Vẽ hình biểu diễn của một hình, đặc biệt là hình chóp và hình tứ diện.
Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi một mặt phẳng nào đó.
3. Tư duy, thái độ
Tinh thần hợp tác, chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Rèn luyện tư duy logic, óc phán đoán, khả năng suy luận, tư duy hình không gian.
II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
III. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC Thời gian: 2 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TT
Nội dung
Hoạt động dạy học
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1
2
Dẫn nhập
Trước đây chúng ta đã nghiên cứu các tính chất của hình nằm trong mặt phẳng. Môn học nghiên cứu các hình nằm trong mặt phẳng được gọi là hình học phẳng. Trong thực tế ta thường gặp các vật như: hộp phấn, kệ sách, bàn họclà các hình trong không gian. Môn học nghiên cứu các tính chất hình trong không gian được goi là hình học không gian.
Bài mới
I. Khái niệm mở đầu
1. Mặt phẳng
Mặt bảng, mặt bàn, mặt nước hồ yên lặng cho ta hình ảnh một phần của mặt phẳng. Mặt phẳng không có bề dày và không có giới hạn.
P
ά
Kí hiệu: 
2. Điểm thuộc mặt phẳng
P
B
A
Điểm A thuộc mp(P), kí hiệu .
Điểm B không thuộc mp(P), kí hiệu 
3. Hình biểu diễn của một hình không gian
Quy tắc: Hình biểu diễn của đường là đường, đoạn là đoạn. Hai đường song song là hai đường song song, hai đường cắt nhau là hai đường cắt nhau. Giữ nguyên quan hệ giữa điểm và đường. Đường nhìn thấy vẽ nét liền, không nhìn thấy vẽ nét đứt.
II. Các tính chất thừa nhận
- Tính chất 1. Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
- Tính chất 2. Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng
- Tính chất 3. Nếu một đường thẳng có 2 điểm phân biệt thuộc một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng.
- Đn. Nếu mọi điểm của đường thẳng d đều thuộc mặt phẳng thì ta nói đường thẳng d nằm trong hay chứa d và kí hiệu 
- Hoạt động 3.
- Tính chất 4. Tồn tại bốn điểm không cùng thuộc một mặt phẳng.
- Đn. Nếu có nhiều điểm cùng thuộc một mặt phẳng ta nói những điểm đó đồng phẳng, còn nếu không có mặt phẳng nào chứa các điểm đó thì ta nói rằng chúng không đồng phẳng.
- Tính chất 5. Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng còn một điểm chung khác nữa.
- Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng sẽ có một đường thẳng chung đi qua điểm ấy.
- Đường thẳng chung d của hai mặt phảng phân biệt được gọi là giao tuyến của . Kí hiệu .
- Hoạt động 4, 5.
- Tính chất 6. Trên mối mặt phẳng, các kết quả đã biết trong hình học phẳng đều đúng.
III. Cách xác định một mặt phẳng
1. Ba cách xác định mặt phẳng
 Mặt phẳng hoàn toàn được xác định khi biết nó:
đi qua ba điểm không thẳng hang;
đi qua một điểm và chứa một đường thẳng không đi qua điểm đó;
chứa hai đường thẳng cắt nhau.
2. Một số ví dụ
- Ví dụ 1 (SGK)
A
M
B
C
E
D
N 
- Ví dụ 2. Cho bốn điểm không phẳng A, B, C, D. Trên cạnh AB, AC, AD lấy các điểm M, N, K sao cho MN cắt đường thẳng BC tại H, đường thẳng NK cắt CD tại I, đường thẳng KM cắt BD tại J. Chứng minh H, I, J thẳng hàng.
- Ví dụ 3. Cho tam giác BCD và điểm A không thuộc mặt phẳng (BCD). Gọi K là trung điểm của AD và G là trọng tâm của tam giác ABC. Tìm giao điểm của đường thẳng GK và mặt phẳng (BCD).
Nhận xét. Để tìm giao điểm của đường thẳng và măt phẳng ta có thể đưa vê việc tìm giao điểm của đường thẳng đó với một đường thẳng nằm trong mặt phẳng đã cho.
IV. Hình chóp và hình tứ diện
- Ví dụ 4. Cho hình chóp có đáy là hình bình hành ABCD. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm AB, AD, SC. Tìm giao điểm của mp(MNP) với các mặt của hình chóp.
- Giới thiệu về hình hoc không gian.
- Đưa ra các hình ảnh của một phần mặt phẳng trong thực tế.
- Mô tả về mặt phẳng, cách biểu diễn, kí hiệu.
- Giới thiệu cách gọi và kí hiệu.
- Đưa ra hình dạng hộp phấn, hình chóp tam giác và hình chóp tứ giác yêu cầu học sinh vẽ, từ đó giới thiệu quy tắc để biểu diễn hình không gian.
- Đưa ra hình ảnh thực tế về cách xác định đường thẳng trong thực tế.
- Đưa ra tính chất 1.
- Đưa ra tính chất 2.
- Yêu cầu học sinh giải thích câu: “vững như kiềng ba chân”
- Cho học sinh dự đoán tính chất 3, đưa ra tính chất 3 và định nghĩa.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động 3.
- Đưa ra tính chất 4 và định nghĩa liên quan.
- Hướng dẫn học sinh dự đoán tính chất 5 và phát biểu tính chất 5 và định nghĩa liên quan.
- Đưa ra ví dụ thực tế.
- Hướng dẫn hoạt động 4, 5.
- Đưa ra tính chất 6.
- Đưa hình ảnh thực tế để học sinh dự đoán các cách để xác định mặt phẳng. 
- Trình bày bảng.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện ví dụ 1.
- Trình bày bảng.
- Hướng dẫn học sinh vẽ hình.
- Hướng dẫn và lưu ý cách vẽ hình. Hướng dẫn giải.
- Giới thiệu cho học sinh về hình chóp và các yếu tố liên quan.
- Yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động 6.
- Hướng dẫn và trình bày hoạt động 6.
- Đưa ra định nghĩa thiết diện.
- Hướng dẫn bài tập
- Hình dung được điều sắp học.
- Hình dung về mặt phẳng
- Nắm cách biểu diễn và kí hiệu của mặt phẳng.
- Nắm cách gọi tên và kí hiệu của điểm thuộc mặt phẳng.
- Vẽ các hình được yêu cầu. Từ đó rút ra quy tắc để vẽ hình biểu diễn của các hình không gian.
- Nắm cách xác định 1 đường thẳng.
- Nắm bắt và vận dụng để giải thích câu nói.
- Học sinh nắm tính chất và định nghĩa.
- Thực hiện hoạt động 3.
- Dự đoán và nắm bắt tính chất 5 và định nghĩa.
- Thực hiện hoạt động 4,5. 
- Suy nghĩ, nắm cách tìm giao tuyến.
- Nắm cách vẽ hình không gian.
- Suy nghĩ cách giải.
- Nắm bắt cách xây dựng hình chóp và các yếu tố liên quan.
- Suy nghĩ và nắm cách vẽ hình và cách xác định giao tuyến.
- Giải bài tập.
10’
10’
10’
15’
35’
10’
30’
10’
3
Củng cố
- Nhắc lại các kiến thức quan trọng.
- Khắc sâu kiến thức.
3’
4
Hướng dẫn tự học: 
Làm bài tập 7, 8, 10/54
Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa, sách giáo viên hình học 11, Nhà xuất bản giáo dục, 2010
 Ngày tháng năm
TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG TỔ MÔN Giáo viên
 Nguyễn Văn Linh Nguyễn Văn Thành

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_11_chuong_2_duong_thang_va_mat_phang_tr.doc