Giải thích hợp đồng theo CISG và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam
Theo khảo sát của chúng tôi, trên thế giới
các công trình nghiên cứu về CISG nói chung
và cách giải thích hợp đồng theo CISG nói
riêng khá nhiều. Một phần các kết quả này đã
được đăng tải bằng 6 ngôn ngữ (Anh, Pháp,
Nga, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Arập) trên
website chính thức của CISG. Tại Việt Nam,
các nghiên cứu viết bằng tiếng Việt so sánh
các quy định của CISG với các quy định của
pháp luật Việt Nam về giải thích hợp đồng
chưa được quan tâm đúng mức. Các công trình
nghiên cứu hiện nay về CISG thường tập trung
vào các vấn đề như hàng hóa không phù hợp
với HĐ, vi phạm cơ bản và hủy HĐ. Ví dụ
như trang điện tử một số thành viên trong nhóm nghiên
cứu về CISG thuộc Ủy ban Tư vấn về Chính
sách Thương mại Quốc tế (Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) lập ra nhằm
phổ biến CISG chỉ có các bài nghiên cứu án
lệ về phạm vi áp dụng CISG, hình thành hợp
đồng mua bán hàng hóa, soạn thảo hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế nghĩa vụ các bên
và vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
(vi phạm hợp đồng cơ bản và các trường hợp
miễn trách mà không có mục nào nghiên cứu
về giải thích hợp đồng2. Kết quả tìm kiếm từ
khóa “công ước viên” tại trang chủ của thư
viện Trường Đại học Ngoại thương cho thấy
chủ đề chính của các bài nghiên cứu (luận án,
luận văn tốt nghiệp ) thường là vi phạm hợp
đồng, chế tài khi vi phạm và tính phù hợp của
hàng hóa3.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải thích hợp đồng theo CISG và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam
lUAÄt 136 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016) 1. Đặt vấn đề Mặc dù việc áp dụng Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (HĐMBHHQT) có sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam thực tế đã diễn ra từ nhiều năm trở lại đây, songCông ước không phải là nguồn luật bắt buộc, mà chỉ được áp dụng khi các bên lựa chọn. Chính vì đây không phải là nguồn luật áp dụng bắt buộc nên không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được các quy định của CISG. Tuy nhiên, Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia thành viên thứ 84 của CISG vào ngày 18/12/2015 và Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 1/1/20171. Vì vậy, việc nghiên cứu các quy định của CISG nói chung và về giải thích HĐnói riêng mang ý nghĩa thực tiễn cao. Khảo sát thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh từ các HĐMBHHQTmà luật áp dụng là CISG cho thấy yêu cầu giải thích HĐ phù hợp với các quy định của CISG luôn được đặt ra. Khi một điều khoản có thể hiểu theo nhiều cách thì đâu sẽ là quy tắcgiúp xác định nội dung của điều khoản đó? Những tình tiết, những chứng cứ Tóm tắt Bài viết làm rõ một số vấn đề liên quan đến: Nội dung của 2 cách giải thíchHĐ “chủ quan” và “khách quan” quy định tại điều 8(1) và 8(2) của CISG; Nội dung các tình tiết có liên quan trong việc giải thích HĐ quy định tại điều 8(3), điều 9 của CISG và một số vấn đề thường gặp phải trong thực tiễn mà cần phải áp dụng các cách giải thích của CISG.Cuối cùng, bài viết đưa ra một số khuyến nghị mang tính chọn lọc cho những vấn đề mà tác giả nhận thấy rằng cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: CISG, Giải thích hợp đồng. Mã số: 296. Ngày nhận bài: 12/08/2016. Ngày hoàn thành biên tập: . Ngày duyệt đăng: . Abstract The purpose of this paper is to considersome issues relating to:Contents of two interpreting methods which are “subjective” and “objective” waysstated in article 8(1) and 8(2) of CISG; Substanceof relevant circumstances in interpreting contract stipulated in article 8(3), article 9 of CISG andthose frequently encountered in practices which must be applied interpreting method of CISG.Eventually, this article provides some selective recommendations for such issues which by the writer is deemed necessary for Vietnamese enterprises. Key words: CISG, Contract interpretation. Paper No. 296. Date of receipt: 12/08/2016. Date of revision: . Date of approval: . GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO CISG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ngô Quốc Chiến* * 1 https://cisgvn.wordpress.com/2015/12/31/viet-nam-chinh-thuc-tro-thanh-thanh-vien-thu-84-cua-cisg/ (truy cập ngày 20/3/2016). lUAÄt 137Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016) có liên quan nào sẽ có tính quyết định đối với các nguồn này? 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Theo khảo sát của chúng tôi, trên thế giới các công trình nghiên cứu về CISG nói chung và cách giải thích hợp đồng theo CISG nói riêng khá nhiều. Một phần các kết quả này đã được đăng tải bằng 6 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Arập) trên website chính thức của CISG. Tại Việt Nam, các nghiên cứu viết bằng tiếng Việt so sánh các quy định của CISG với các quy định của pháp luật Việt Nam về giải thích hợp đồng chưa được quan tâm đúng mức. Các công trình nghiên cứu hiện nay về CISG thường tập trung vào các vấn đề như hàng hóa không phù hợp với HĐ, vi phạm cơ bản và hủy HĐ... Ví dụ như trang điện tử https://cisgvn.wordpress. com/do một số thành viên trong nhóm nghiên cứu về CISG thuộc Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) lập ra nhằm phổ biến CISG chỉ có các bài nghiên cứu án lệ về phạm vi áp dụng CISG, hình thành hợp đồng mua bán hàng hóa, soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nghĩa vụ các bên và vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại (vi phạm hợp đồng cơ bản và các trường hợp miễn trách mà không có mục nào nghiên cứu về giải thích hợp đồng2. Kết quả tìm kiếm từ khóa “công ước viên” tại trang chủ của thư viện Trường Đại học Ngoại thương cho thấy chủ đề chính của các bài nghiên cứu (luận án, luận văn tốt nghiệp) thường là vi phạm hợp đồng, chế tài khi vi phạm và tính phù hợp của hàng hóa3. Trong khi đó, các quy định về giải thích HĐ của CISG hầu như luôn được sử dụng để giải thích tuyên bố, hành vi của mỗi bên và các từ ngữ trong HĐ, tạo cơ sở để áp dụng các quy định về tính phù hợp của hàng hóa, mức độ nghiêm trọng của vi phạm... thì lại chưa được đề cập, nghiên cứu một cách thấu đáo. 3. Đối tượng nghiên cứu Bài viết này nghiên cứu quy định của CISG về các cách giải thích HĐ và các tình tiết có liên quan trong giải thích HĐ cũng như thực tiễn áp dụng các quy định này tại một số quốc gia trên thế giới. 4. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung, bài viết này nghiên cứu về các quy định về giải thích HĐ nêu tại điều 8 và các quy định liên quan đến tập quán tại điều 9 của CISG. Về mặt thời gian, bài viết này nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến quá trình soạn thảo, các bài viết nghiên cứu, các bình luận và các án lệ của CISG tính từ ngày Công ước có hiệu lực đến nay. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tác giả sẽ làm rõ các quy tắc và các tình tiết có liên quan trong việc giải thích HĐMBHHQT trong các giao dịch mà nguồn luật áp dụng là CISG. Tác giả cũng sẽ đưa ra một số ví dụ thực tiễn của thế giới từ đó đưa ra các khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình giao kết và thực hiện HĐ. 6. Phương pháp nghiên cứu Bài viết này sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung là tổng hợp và phân tích. Ngoài ra, bài viết này sử dụng các phương pháp đặc thù của nghiên cứu luật học là so sánh luật và bình luận án lệ. 2 https://cisgvn.wordpress.com/gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u/(truy cập ngày 09/09/2016). 3 cập ngày 09/09/2016). lUAÄt 138 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016) 7. Kết quả nghiên cứu I. Khái quát về cách giải thích HĐ theo CISG Điều 8 của CISG được thừa nhận rộng rãi là đã đưa ra các quy tắc cần được áp dụng để giải thích HĐ. Thật vậy, trong phần bình luận của ban thư ký soạn thảo CISG, các nhà soạn thảo đã khẳng định rằng điều 7 của bản dự thảo (trở thành điều 8 của CISG ngày nay) đưa ra các quy tắc áp dụng khi giải thích hành vi đơn phương của mỗi bên (chính là các trao đổi qua lại liên quan đến chào hàng, chấp nhận chào hàng hay các thông báo). Theo đó, CISG coi HĐ là sự thể hiện của một chào hàng và một chấp nhận chào hàng và trong quá trình giải thích, HĐ sẽ được xem như là sự kết hợp của hai hành vi đơn phương của mỗi bên4. Do đó, việc giải thích HĐ sẽ trở thành giải thích 2 hành vi đơn phương mà cách giải thích được nêu ra tại điều 8 của CISG. Nhận định này cũng đã được nhắc lại trong các bản án của tòa án5 và quyết định của trọng tài6 sau này. Điều 8 của CISG quy định như sau: “1. Phục vụ cho mục đích của Công ước này,các tuyên bố và cách xử sự khác của một bên được giải thích theođúng ý định của bên đó khi bên kia đã biết hoặc không thể không biết ý định ấy. 2. Nếu đoạn trên không thể áp dụng thì các tuyên bố và xử sự khác của một bên được giải thích theo nghĩa mà một người hợp lý, nếu người đó được đặt vào vị trí của phía bên kia trong những hoàn cảnh tương tự cũng sẽ hiểu như thế. 3. Khi xác định ý định của một bên hoặc cách hiểu mà một người hợp lý sẽ có, cần phải tính đến mọi tình tiết liên quan, kể cả các cuộc đàm phán, mọi thực tế mà các bên đã có trong mối quan hệ tương hỗ của họ, các tập quán và mọi hành vi sau đó của hai bên.” Bên cạnh các quy định và án lệ áp dụng CISG, các quy định tương ứng về giải thích HĐ tại chương 47 của Bộ nguyên tắc Unidroit về HĐ thương mại quốc tế (PICC) cũng sẽ được sử dụng như một nguồn bổ sung nhằm làm rõ các cách giải thích HĐ của CISG. Mặc dù PICC ra đời muộn hơn CISG (khoảng 14 năm) nhưng các học giả trên thế giới và thực tiễn án lệ đã cho thấy, các quy tắc về giải thích HĐ của PICC là một nguồn thích hợp để bổ sung và làm rõ các quy định về giải thích HĐ của CISG. Có quan điểm cho rằng các quy tắc giải thích HĐ nêu tại điều 4 của PICC chính là một sự chi tiết hóa các quy định ngắn gọn tại điều 8 của CISG8. Bản thân PICC cũng được nhìn nhận như một tập quán thương mại quốc 4 United Nations, United Nations Conference on Contracts for the International Sale of Goods, Vienna, 10 March-11 April 1980, Official Records, Documents of the Conference and Summary Records of the Plenary Meetings and of the Meetings of the Main Committee, United Nations, 1991, trang 18.. 5 Tòa phúc thẩm của Phần Lan trong vụ Crudex Chemicals Oy v. Landmark Chemicals S.A. đã trích dẫn lại nội dung này trong phần bình luận của các nhà soạn thảo như là căn cứ để áp dụng điều 8 của CISG khi giải thích HĐ. Có thể xem bản án tại: (truy cập ngày 1/4/2016). 6 Một hội đồng trọng tài của ICC trong vụ Cowhides cũng đã trích dẫn nội dung nói trên để làm căn cứ áp dụng điều 8 trong giải thích HĐ. Có thể xem tóm tắt phán quyết tại (truy cập ngày 1/4/2016) . 7 Chương 4 của Bộ nguyên tắc Unidroit về HĐ thương mại quốc tế bao gồm 8 điều từ 4.1 đến 4.8 quy định về cách giải thích HĐ, tuyên bố và hành vi của các bên, các tình tiết liên quan trong giải thích HĐ và các nguyên tắc khác áp dụng trong giải thích HĐ. 8 Jacob S. Ziegel, Presentation at a seminar on the UNIDROIT Principles at Valencia, Venezuela (6-9 November 1996): The UNIDROIT Contract Principles, CISG and National Law. Có tại: biblio/ziegel2.html (truy cập tháng 5/2016). lUAÄt 139Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016) tế được biết đến rộng rãi nên hoàn toàn có thể được áp dụng theo quy định tại điều 9(2) của CISG để giải thích HĐ. Ngoài ra, PICC cũng đưa ra các quy tắc minh thị khác dành cho giải thích HĐ nên nó còn bao trùm những vấn đề chưa được quy định trong CISG9. a) Giải thích HĐ dựa trên ý định của một bên khi bên kia đã biết hoặc không thể không biết ý định ấy Cách giải thích HĐ dựa trên ý định của một bên được quy định tại điều 8(1) của CISG. Theo đó, ý định riêng của một bên sẽ chỉ được sử dụng cho việc giải thích HĐ trong hai trường hợp. Thứ nhất,khi bên kia đã biết về ý định đó. Tình huống này được xem như đã có một “sự gặp gỡ về ý chí”10 giữa các bên. Khi đó, vì các bên có cùng một ý định nên dù cho từ ngữ diễn đạt có không chính xác với ý định đó đi chăng nữa thì ý định của các bên vẫn phải được ưu tiên áp dụng11. Ngoài ra, rõ ràng trường hợp này luôn được thỏa mãn khi bên kia biết được ý định của bên đưa ra xử sự bất kể bên kia biết được ý định đó bằng cách nào, dù là trực tiếp thông qua xử sự của bên kia hay bằng một cách gián tiếp nào khác12. Thứ hai, khi bên kia không thể không biết về ý định đó. Về mức độ hiểu biết của một bên đối với ý định của bên kia, CISG đã đưa ra ba quy định tổng quát: (1) biết (know) hay nhận thức được (aware); (2) không thể không biết (could not have been unaware)13; và (3) đáng ra đã biết (ought to have known)14. Mức độ thứ nhất, như đã phân tích ở trên, thể hiện việc bên tiếp nhận xử sự đã hiểu rõ ý định của bên kia. Mức độ thứ ba yêu cầu bên tiếp nhận ý định phải có những tìm hiểu nhất định (mà bên đó đáng ra nên làm) để hiểu được ý định của bên kia. Trong khi đó, mức độ thứ hai (quy định tại điều 8(1) của CISG) không yêu cầu bên tiếp nhận xử sự phải có một sự tìm hiểu nào bởi lẽ ý định của bên kia là đủ rõ ràng và ai cũng có thể nhận thấy15. Chính vì vậy, theo một tác giả, khái niệm “không thể không biết” ở đây mang nghĩa “bất cẩn nghiêm trọng”16 (tức bất cẩn đến mức không nhận thấy ý định đã rõ ràng của bên kia). Ngoài ra, khái niệm “biết” và “không thể không biết” còn có thể hiểu là ngầm định mang ý nghĩa rằng hoặc cả hai bên đều đã có một mối quan hệ làm ăn bền chặt và hiểu rõ lẫn nhau hoặc tuyên bố và hành vi của một bên có thể được hiểu hay giải thích bởi bên kia17. 9 Joseph M. Perillo, Editorial remarks on the manner in which the UNIDROIT Principles may be used to interpret or supplement CISG Article 8. Có tại: (truy cập tháng 5/2016). 10 Khái niệm này là gần gũi với khái niệm “ý chí chung của các bên” mà theo khoản 1 điều 409 Bộ luật dân sự 2005 quy định là phải được ưu tiên áp dụng khi giải thích HĐ (tương ứng với khoản 1 điều 404 Bộ luật dân sự 2015). 11 Peter Huber và Alastair Mullis, The CISG A new textbook for students and practitioners, Sellier, 2007, trang 12. 12 Peter Schlechtriem, Uniform Sales Law - The UN-Convention on Contracts for the International Sale of Goods, Manz, 1986, trang 39. 13 Cụm từ này đã được sử dụng tại các điều 8, 35, 40 và 42 của CISG. 14 Cụm từ này đã được sử dụng tại các điều 2, 9, 38, 39, 43, 49, 64, 68, 74, 79 và 82 của CISG. 15 John O. Honnold, Article 9 Usages and Practices Applicable to Contract trong Uniform Law for International Sales tái bản lần thứ 3, Kluwer, 1999, trang 260. 16 Từ gốc tiếng Anh là “gross negligence” (Peter Huber và Alastair Mullis, The CISG A new textbook for students and practitioners, Sellier, 2007, trang 12). 17 Theo nhận định của hội đồng trọng tài trong vụ Magnesium. Có thể xem phán quyết tại edu/cases/958324i1.html (truy cập ngày 1/4/2016) lUAÄt 140 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016) Ngoài ra, để ý định của một bên được áp dụng cho giải thích HĐ, ý định đó phải được thể hiện ra bên ngoài dưới những hình thức có thể nhận biết được18. Bởi lẽ nếu như ý định đó được bộc lộ dưới một hình thức không thể nhận thức được, bên kia sẽ không thể rơi vào hoàn cảnh không thể không biết. Theo đó, một tòa án dân sự của Thụy Sỹ đã nhận định rằng: “Để giải thích hợp đồng, trước hết phải quan tâm đến ý định có thể nhận biết được của cả hai bên”19. Một tòa án khác của Thụy Sỹ cũng có nhận định tương tự khi cho rằng: “Bước đầu tiên trong việc giải thích các tuyên bố đưa ra bởi các bên chính là ý định riêng của bên đưa ra tuyên bố, như đã được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức có thể nhận biết được”20. Tóm lại, cách giải thích HĐ dựa trên ý định của một bên theo quy định tại điều 8(1) của CISG được áp dụng khi bên có ý định chứng minh được rằng hoặc (1) bên kia đã biết ý định của mình (bất kể bằng cách thức gì) hoặc (2) bên kia không thể không biết ý định của mình (với điều kiện là ý định đó đã được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức có thể nhận biết được). b) Giải thích HĐ dựa trên cách hiểu mà một người hợp lý có cùng năng lực như bên kia sẽ có trong những hoàn cảnh tương tự Cách giải thích HĐ dựa trên cách hiểu của một người hợp lý được quy định tại điều 8(2) của CISG. Nhìn chung, cách giải thích này được thừa nhận là được áp dụng rộng rãi hơn cách giải thích dựa trên ý định của một bên21 bởi trong thực tiễn kinh doanhquốc tế, tình tiết của các vụ tranh chấp hầu như đều cho thấy rằng cả hai bên đã không biết đến ý định của nhau22. Một hội đồng trọng tài đã đưa ra nhận định rằng điều 8(1) của CISG sẽ được áp dụng chủ yếu khi mà các bên có một mối quan hệ gần gũi và hiểu rõ lẫn nhau hoặc khi cách xử sự của các bên là rõ ràng ... the Meetings of the Main Committee, United Nations, 1991, trang 19. 64 Có thể xem bản án tại (truy cập ngày 21/4/2016). 65 Peter Huber và Alastair Mullis, The CISG A new textbook for students and practitioners, Sellier, 2007, trang 17; Một học giả khác cũng có quan điểm tương tự khi cho rằng, tập quán của điều 9(2) ràng buộc các bên khi các bên chỉ cần tham gia vào hoạt động thương mại có liên quan và hoạt động tại khu vực địa lý mà tập quán được biết đến rộng rãi (Gregory C. Walker, Trade Usages and the CISG: Defending the Appropriateness of Journal of Law and Commerce trong Journal of Law and Commerce, Tập 24, 2005, trang 271). 66 United Nations, United Nations Conference on Contracts for the International Sale of Goods, Vienna, 10 March-11 April 1980, Official Records, Documents of the Conference and Summary Records of the Plenary Meetings and of the Meetings of the Main Committee, United Nations, 1991, trang 19. lUAÄt 148 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016) nhất66. Đối với yếu tố thứ hai, một học giả đã chỉ ra rằng đây là một yếu tố khách quan. Yếu tố thứ hai yêu cầu một tập quán phải thường xuyên được áp dụng trong lĩnh vực mà các bên tham gia (ví dụ như mua bán lúa mì hay mua bán một loại máy móc nào đó) và phải áp dụng trong loại HĐ mà các bên giao kết (ví dụ như HĐ của các giai đoạn khác nhau trong quá trình vận chuyển hay HĐ mua bán lúa mì cứng hay mềm). Tập quán thỏa mãn yếu tố thứ hai cũng phải được biết đến rộng rãi trong thương mại quốc tế, theo đó, một tập quán dù có được chấp nhận rộng rãi trong nước nhưng cũng sẽ không thể được áp dụng nếu như nó không thỏa mãn yếu tố quốc tế, thậm chí ngay cả khi trong thị trường nội địa, nó được áp dụng rộng rãi tới mức bên nước ngoài trong HĐ đã biết hoặc ít nhất cần phải biết đến nó. Tuy nhiên, nếu như một doanh nghiệp nước ngoài thường xuyên giao kết các HĐ áp dụng một tập quán quốc nội thì cũng có thể sẽ bị ràng buộc bởi tập quán đó67. Theo phán quyết của một hội đồng trọng tài, tập quán thương mại nhìn chung có tác dụng xác định cách hiểu của một người hợp lý đối với các câu chữ của HĐ68. Tóm lại, tập quán trong CISG khi sử dụng để giải thích HĐ là mọi tập quán có liên quan, bất kể mang tính khu vực, quốc gia hay quốc tế. Trong đó có bao gồm các tập quán quy định tại điều 9 của CISG. Đó là các tập quán thương mại được các bên thỏa thuận áp dụng (minh thị hoặc ngầm định). Ngoài ra, nếu một tập quán thỏa mãn các yếu tố đó là được các bên đã biết hoặc các bên cần phải biết, được biết đến rộng rãi trong thương mại quốc tế và thường xuyên được tuân theo bởi các bên trong các HĐ cùng loại, tập quán đó được xem là được các bên ngầm định thỏa thuận áp dụng. d) Xử sự sau khi giao kết HĐ của các bên Xử sự sau khi giao kết HĐ giữa các bên là tình tiết cuối trong danh sách mở các tình tiết quy định tại điều 8(3) của CISG. Một cách chung nhất, xử sự sau khi giao kết HĐ của các bên chính là mọi hành động và không hành động của các bên liên quan đến việc thực hiện HĐ sau khi giao kết. Nhìn chung, nội dung của mỗi tuyên bố phải được xác định tại thời điểm tuyên bố đó có hiệu lực, do đó, xử sự của các bên sau khi giao kết HĐ chỉ có thể sử dụng để làm rõ các tình tiết vào thời điểm giao kết HĐ. Ngoài ra, việc sửa đổi HĐ chỉ bằng xử sự sau khi giao kết chưa được xác định rõ ràng là có thể thực sự sửa đổi HĐ và ràng buộc các bên hay không69. Thực tiễn xét xử cho thấy, xử sự của các bên sau khi giao kết HĐ có thể cho biết ý chí muốn bị ràng buộc bởi các bên hoặc giải thích cho các điều khoản không được rõ ràng trong HĐ. Một tòa án Thụy Sỹ đã kết luận rằng bên mua mong muốn bị ràng buộc bởi HĐ do bên mua đã yêu cầu bên bán xuất hóa đơn cho hàng hóa cho một bên thứ ba chỉ 67 Michael Joachim Bonell, Article 9 trong Bianca-Bonell Commentary on the International Sales Law, Giuffrè, 1987, trang 108-109. 68 Bruno Zeller, The Parol Evidence rule and the CISG - a comparative analysis. Có tại: edu/cisg/biblio/zeller6.html#1 (truy cập ngày 8/4/2016). 69 Felix Lautenschlager, Current Problems Regarding the Interpretation of Statements and Party Conduct under the CISG - The Reasonable Third Person, Language Problems and Standard Terms and Conditions trong Vindo- bona Journal of International Commercial Law & Arbitration, tập 11, 2007, trang 265. 70 Có thể xem bản án tại: cập ngày 30/3/2016). 71 Peter Huber và Alastair Mullis, The CISG A new textbook for students and practitioners, Sellier, 2007, trang 14. lUAÄt 149Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016) định bởi bên mua70. Một ví dụ khác là khi điều khoản vận chuyển hàng không nêu rõ bên nào chịu rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển, việc bên bán ký kết HĐ bảo hiểm với người thụ hưởng là bên bán cho thấy bên bán đã chấp nhận rủi ro này71. Tóm lại, xử sự sau khi giao kết HĐ của các bên thường giúp xác định ý chí mong muốn bị ràng buộc bởi HĐ và giúp giải thích các điều khoản không rõ ràng. Xử sự sau khi giao kết là mọi hành động hoặc bất tác vi của các bên liên quan đến việc thực hiện HĐ, có thể lặp lại nhiều lần hoặc không lặp lại nhiều lần. e) Các tình tiết khác Bên cạnh các tình tiết được nêu ở trên, các tình tiết khác như nguyên tắc thiện chí, bản chất và mục đích của HĐ, cách hiểu thông dụng về các điều khoản và từ ngữ trong lĩnh vực thương mại có liên quan cũng có thể được áp dụng trong giải thích HĐ. Các tình tiết này được quy định tại PICC. Trong đó, các quy tắc quy định tại phần 4 của PICC cũng có thể được áp dụng để giải thích HĐ. Cụ thể, phần 4 của PICC đưa ra các quy tắc sau khi giải thích HĐ: quy tắc giải thích dựa trên tính thống nhất của HĐ72, giải thích HĐ sao cho toàn bộ các điều khoản đều có hiệu lực73, quy tắc contra proferentem74, quy tắc ưu tiên bản gốc75, và quy tắc bổ sung các điều khoản khiếm khuyết trong HĐ76. Đáng chú ý là quy tắc contra proferentem. Theo đó, điều khoản không rõ ràng trong HĐ sẽ phải được giải thích theo hướng không có lợi cho bên đưa ra điều khoản đó. Đây là một quy tắc giải thích HĐ được biết đến một cách rộng rãi trong thương mại quốc tế và được chấp nhận rộng rãi77. Trong một quyết định trọng tài của Trung Quốc, hội đồng trọng tài khi không thể giải thích một điều khoản trong HĐkhi chỉ dựa vào các quy định của CISG đã áp dụng quy tắc contra proferentem như một nguyên tắc cơ bản trong giải thích HĐ78. Một tòa án của Đức còn cho rằng, điều 8(2) của CISG được xây dựng dựa trên nền tảng của quy tắc contra proferentem79. Theo ví dụ nêu tại bình luận của điều 4.6 của PICC, một điều khoản quy định về trách nhiệm của nhà thầu không quy định rõ phạm vi trách nhiệm đã không được thảo luận giữa các bên. Theo đó, vì chính nhà thầu đã đưa ra 72 Điều 4.4 của PICC quy định: “Các điều khoản và các biểu đạt phải được giải thích dưới góc nhìn của toàn bộ HĐ hoặc tuyên bố chứa đựng chúng.” 73 Điều 4.5 của PICC quy định: “Các điều khoản của HĐ cần phải được giải thích sao cho toàn bộ các điều khoản đều có hiệu lực hơn là làm cho một số điều khoản không có hiệu lực”. 74 Điều 4.6 của PICC quy định: “Nếu các điều khoản đưa ra bởi một bên không rõ ràng, một cách giải thích không có lợi cho bên đó được ưu tiên”. 75 Điều 4.7 của PICC quy định: “Khi một HĐ được soạn thảo thành hai hoặc nhiều phiên bản có ngôn ngữ khác nhau mà có cùng giá trị điều chỉnh thì sẽ, trong trường hợp có sự khác nhau giữa các phiên bản, một sự ưu tiên đối với giải thích dựa trên phiên bản mà HĐ ban đầu đã được soạn.” 76 Điều 4.8 của PICC quy định: “(1) Khi các bên trong HĐ đã không thỏa thuận về một điều khoản quan trọng cho việc xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, một điều khoản phù hợp với hoàn cảnh sẽ được thêm vào. (2) Khi xác định như thế nào là một điều khoản phù hợp cần phải xem xét, giữa các yếu tố khác, tới (a) ý định của các bên; (b) bản chất và mục đích của HĐ; (c) thiện chí và giao dịch công bằng; (d) sự hợp lý.” 77 John O. Honnold, Interpretation of Statements or Other Conduct of a Party trong Uniform Law for International Sales under the 1980 United Nations Convention tái bản lần thứ 3, Kluwer Law International, 1999, trang 118. 78 Có thể xem phán quyết tại: cập ngày 30/3/2016). 79 Có thể xem bản án tại: cập ngày 30/3/2016). lUAÄt 150 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016) điều khoản này nên nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với phạm vi rộng hơn so với mong muốn của mình. Điều này cũng được áp dụng tương tự đối với tuyên bố, xử sự của các bên trong HĐ. Cụ thể, nếu một tuyên bố không rõ ràng, điều này sẽ không đưa đến một cách hiểu có lợi hơn cho bên đưa ra tuyên bố80. Ngoài ra, quy tắc này thường được áp dụng khi giải thích ý nghĩa của các điều khoản mẫu đưa ra bởi một bên trong HĐ81. Kết luận Các quy định của Công ước Viên nhìn chung đã tạo ra một khuôn khổ mang tính quốc tế cho việc giải thích HĐ. Cụ thể, đó chính là 2 phương pháp giải thích mang tính “chủ quan” và “khách quan” cùng các tình tiết có liên quan được sử dụng trong giải thích quy định tại điều 8. Theo đó, cách giải thích mang tính “chủ quan” quy định tại điều 8(1) cần phải được xem xét đầu tiên. Điều này thể hiện một trong những nguyên tắc cốt lõi của Công ước Viên đó là nguyên tắc “tự do HĐ”. Như vậy, ý chí của các bên luôn được cân nhắc và xem xét trước tiên. Tuy nhiên, phương pháp này luôn tạo ra những sự không ổn định về mặt pháp lý do ý chí riêng của một bên luôn khó để xác định một cách chính xác. Do đó, cách giải thích mang tính “chủ quan” chỉ được áp dụng khi một bên chứng minh được rằng bên kia đã biết hoặc không thể không biết về ý định của mình. Ngoài ra, nếu như yêu cầu trên không được thỏa mãn, Công ước Viên đưa ra một cách giải thích mang tính khách quan quy định tại điều 8(2). Theo đó, xử sự của một bên được hiểu theo cách hiểu mà một người hợp lý có cùng năng lực như bên kia sẽ có trong những hoàn cảnh tương tự. Cách giải thích này đã giúp tăng tính ổn định trong giải thích các HĐ và hành vi thương mại mang tính quốc tế khi sử dụng một cách hiểu “hợp lý”. Cách giải thích này cũng góp phần thúc đẩy sự tuân thủ nghĩa vụ thiện chí trong giao kết HĐ. Bởi lẽ, bên đưa ra tuyên bố hoặc hành vi cần phải biểu đạt các tuyên bố và hành vi đó sao cho chắc chắn rằng bên kia đã biết hoặc không thể không biết hay ít nhất, một người hợp lý có cùng trình độ như bên kia ở vào hoàn cảnh tương tự sẽ có cách hiểu mà bên đó mong muốn. Bên cạnh đó, Công ước Viên cũng đã đưa ra những tình tiết bao quát, hợp lý và có tính mở sử dụng cho việc giải thích HĐ, đó là đàm phán, thói quen thiết lập giữa các bên, các tập quán có liên quan và các xử sự sau khi giao kết HĐ. Các tình tiết này đã tạo ra một phạm vi chứng cứ toàn diện cho cơ quan giải quyết tranh chấp khi giải thích HĐ. Đặc biệt, các tình tiết này đã loại bỏ các học thuyết có tính đặc thù trong pháp luật của một số quốc gia82. Từ đó, các tình tiết này giúp làm tăng tính thống nhất trong cách giải thích HĐ mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, cách giải thích HĐ của Công ước Viên đã không giải quyết một số vấn đề và do đó, vẫn tạo ra những khoảng trống để cho cơ quan giải quyết tranh chấp (chủ yếu là tòa 80 Peter Huber và Alastair Mullis, The CISG A new textbook for students and practitioners, Sellier, 2007, tr. 15. 81 CISG Advisory Council, Opinion No. 13 Inclusion of Standard Terms Under The CISG. Có tại: gac.com/UserFiles/File/CISG%20Advisory%20Council%20Opinion%20No%2013%20Inclusion%20of%20 Standard%20Terms%20(FIN2).pdf(truy cập ngày 30/3/2016). 82 Xem thêm phần II(a) về đàm phán giữa các bên và “Quy tắc chứng cứ ngoại lai”. lUAÄt 151Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016) án) vận dụng nội luật của quốc gia mình. Bởi lẽ mục đích của Công ước Viên là nhằm thống nhất luật nội dung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, việc giải thích HĐ cần phải được thống nhất một cách tối đa để đảm bảo tính ổn định và có thể dự đoán được của các hoạt động ngoại thương. Cụ thể, Công ước Viên đã không giải quyết tình huống khi mà cả hai bên đều có cách hiểu hoàn toàn khác nhau về một từ ngữ hoặc khi một bên mắc lỗi diễn đạt và bên kia đã đồng ý với diễn đạt lỗi đó. Trong những trường hợp này, việc áp dụng quy định của Công ước Viên sẽ dẫn đến một cách giải thích không phù hợp với mục đích và nội dung của HĐ83. Mặt khác, Công ước Viên cũng đã minh thị quy định tại điều 4 rằng Công ước không quy định về các vấn đề liên quan đến hiệu lực của một điều khoản của HĐ hay của toàn bộ HĐ. Do đó, các tình huống liên quan đến nhầm lẫn của các bên sẽ dẫn đến một bất ổn không nhỏ về việc liệu HĐ có vô hiệu hay không. Bởi lẽ khi đó, nội luật của một quốc gia thành viên sẽ được áp dụng và một bên trong HĐ không đến từ quốc gia đó sẽ chịu bất lợi do không nắm vững luật pháp bằng bên kia. Công ước Viên cũng không giải quyết vấn đề liên quan đến các điều khoản có tính quá bất lợi cho một bên hay khi một bên đưa vào quá nhiều điều khoản mẫu có lợi cho mình. Thực tế, các trường hợp này chính là sự hạn chế tự do HĐ gây ra bởi một bên có thế mạnh trong đàm phán. Công ước Viên bằng điều 4 đã hoàn toàn để cho nội luật của các quốc gia thành viên giải quyết hiệu lực cũng như phạm vi của các điều khoản này. Điều này tương tự như đã nói ở trên sẽ tạo ra bất ổn do các bên thường không thể nắm vững pháp luật của nhau. Do đó, khả năng dự đoán của các bên về hậu quả của các điều khoản sẽ trở nên thiếu chính xác. Bởi lẽ khi đó, các điều khoản có lợi do một bên đưa vào có thể sẽ là không hợp pháp theo nội luật của bên kia. Mặt khác, nếu như chỉ áp dụng cách giải thích HĐ của Công ước Viên, bên mạnh thế sẽ luôn có xu hướng đặt ra các điều khoản mẫu bất lợi buộc bên kia phải chấp nhận. Thực tiễn áp dụng Công ước Viên trong các vụ giải quyết tranh chấp về HĐ mua bán hàng hóa cho thấy rằng, cách giải thích của điều 8 được sử dụng để xác định các nội dung không rõ ràng trong HĐ và các xử sự không rõ ràng của một bên. Cụ thể, đó là sự im lặng của một bên trước các đề nghị của bên kia, giải thích các từ ngữ không rõ ràng trong HĐ, khả năng áp dụng các điều khoản mẫu của một bên, giải thích các thỏa thuận ngầm hiểu của các bên và những thỏa thuận thay đổi nội dung HĐ trong quá trình thực hiện. Trong đó, cơ quan giải quyết tranh chấp chủ yếu áp dụng cách giải thích dựa trên điều 8(2) của Công ước Viên, tức cách hiểu của một người hợp lý. Trong đó, các tình tiết liên quan đến thói quen và tập quán là những tình tiết được áp dụng nhiều nhất.q 83 Nếu một bên bán do nhầm lẫn mà đã chào hàng với giá 68.000 Phăng trong khi thực chất anh ta muốn chào hàng với giá 86.000 Phăng, một người hợp lý có cùng năng lực và trong hoàn cảnh tương tự như bên mua sẽ có thể không nhận ra rằng bên bán đã nhầm lẫn. Nếu bên mua chấp nhận chào hàng, điều 19(2) của Công ước Viên sẽ dẫn đến việc HĐ được giao kết với giá 68.000 Phăng hoàn toàn theo các quy định về giải thích HĐ (Edward Allan Farnsworth, Article 8 trong Bianca-Bonell Commentary on the International Sales Law, Giuffrè, 1987, trang 102).
File đính kèm:
- giai_thich_hop_dong_theo_cisg_va_khuyen_nghi_cho_doanh_nghie.pdf