Giải pháp tích giữ và bảo vệ nguồn nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu

Biển đối khí hậu là một thách thức lớn đối với loài người. Với trí thức và hành động

của nhân loại, chúng ta đã từng bước chinh phục các nguy cơ gây hại, ngày càng làm cho đời

sống con người và xã hội không ngừng phát triển vững mạnh. Trong điều kiện biến đổi khí hậu,

ở ĐBSCL nước ta phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề khi các nước thượng nguồn sử dụng quá

nhiều nước để phát triển kinh tế, nên đã và sẽ xẩy ra thiếu nước nghiêm trọng. Để chủ động

ngăn chặn và ứng phó các nhân tố thảm họa hiệu quả, chúng ta phải xây dựng các công trình

thủy lợi kiểm soát mặn, bảo vệ và tăng cường nguồn nước ngọt và môi trường sinh thái, khai

thác hiệu quả tiềm năng của khu vực.

pdf 6 trang kimcuc 4540
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp tích giữ và bảo vệ nguồn nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp tích giữ và bảo vệ nguồn nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu

Giải pháp tích giữ và bảo vệ nguồn nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 114 
GIẢI PHÁP TÍCH GIỮ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC NGỌT Ở 
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
Bùi Quang Nhung 
Viện Thủy lợi và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi 
Tóm tắt: Biển đối khí hậu là một thách thức lớn đối với loài người. Với trí thức và hành động 
của nhân loại, chúng ta đã từng bước chinh phục các nguy cơ gây hại, ngày càng làm cho đời 
sống con người và xã hội không ngừng phát triển vững mạnh. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, 
ở ĐBSCL nước ta phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề khi các nước thượng nguồn sử dụng quá 
nhiều nước để phát triển kinh tế, nên đã và sẽ xẩy ra thiếu nước nghiêm trọng. Để chủ động 
ngăn chặn và ứng phó các nhân tố thảm họa hiệu quả, chúng ta phải xây dựng các công trình 
thủy lợi kiểm soát mặn, bảo vệ và tăng cường nguồn nước ngọt và môi trường sinh thái, khai 
thác hiệu quả tiềm năng của khu vực. 
Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu long, bảo vệ nguồn nước, kiểm soát nguồn nước. 
Summary: Mekong Delta plays a significant important role in the national economy 
development in Viet Nam, however, due to climate change and the over exploitation of upstream 
water resource for economic development, Mekong delta has to face the serious shortage of 
water, for example drought happened in 2015-2016. In order to ensure water resources safety in 
Mekong delta, it’s certainly to construct water resource control structures at all river estuary to 
the sea. That’s new structures which meet the objectives of economic development and ecosystem 
environment protection. 
Keywords: Mekong delta, water resouce recurity, water resouce control. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ * 
1.1 Vai trò, vị trí của Đồng bằng sông Cửu 
Long (ĐBSCL) 
ĐBSCL là vùng trọng điểm về nông nghiệp 
với lúa gạo và thủy sản, nắm giữ vai trò quyết 
định an ninh lương thực quốc gia và đóng góp 
phần nào cho an ninh lương thực thế giới. Vấn 
đề này được thể hiện rõ trong các con số đóng 
góp tổng lượng xuất khẩu chiếm xấp xỉ 70% 
của cả nước về mỗi mặt hàng: lương thực, 
thủy sản và trái cây. Chính vì vậy, chúng ta có 
thể khẳng định rằng, vai trò của ĐBSCL là 
không thể thay thế và ngày càng có tiếng nói 
quan trọng khi vấn đề an ninh lương thực thế 
Ngày nhận bài: 8/9/2017 
Ngày thông qua phản biện: 22/9/2017 
Ngày duyệt đăng: 26/9/2017 
giới đang bị thách thức bởi biến đổi khí hậu 
đang đe dọa sẽ mất đi nhiều vùng đất nông 
nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho 
nhân lọai. 
Với chiến lược phát triển kinh tế của ĐBSCL 
theo từng thời kỳ đã được hoạch định, chính 
phủ đã có kế hoạch khai thác ĐBSCL trong 
tình hình mới, với những giải pháp hợp lý, 
nhằm khắc phục những bất lợi, phục vụ cho sự 
nghiệp phát triển kinh tế xã hội đạt hiệu quả 
cao và bền vững. 
1.2. Ảnh hưởng của BĐKH đã tác động đến 
tự nhiên và kinh tế xã hội của lưu vực sông 
Mê công 
Sông Mê công là một trong những sông lớn 
của thế giới,chảy qua sáu nước, Việt nam ta là 
nước cuối nguồn của dòng sông, nên chịu ảnh 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 115 
hưởng nhiều nhất về sự thay đổi tự nhiên và xã 
hôi của lưu vực. Bản đồ hình 1 và bảng 1 cho 
thấy vị trí và diện tích của mỗi nước trong lưu 
vực sông Mê công. 
Hình 1. Bản đồ lưu vực sông Mê công 
Bảng 1. Tỷ lệ diện tích các nước trong 
lưu vực sông Mê công 
1.2.1. Những thảm họa do biến đổi khí hậu đối 
với con người 
Trái đất nóng lên băng tan ra làm cho nước 
biển dâng. Đây cũng là hiện tượng tự nhiên 
mang tính toàn cầu, nước ta là một trong những 
nước chịu ảnh hượng nặng nề nhất. Nước biển 
dâng gây ngập úng mất đất ở và đất canh tác. 
Nước biển dâng làm mặn hóa lượng nước ngọt 
vốn đã thiếu từ thương nguồn chảy về, tình 
trạng thiếu nước ngọt gia tăng, ảnh hưởng rất 
lớn đến mọi nhu cầu nước của nhân loại. 
Đối với ĐBSCL, Biến đổi khí hậu đã hiện diện 
thực tế. Đang bị nước mặn xâm nhập, đất đai bị 
mặn hóa. Thảm họa này ngày càng gia tăng bởi 
tác động kép của biến đổi khí hậu do nước biển 
dâng cao và do việc sử dụng nước của các quốc 
gia ở thượng nguồn, làm giảm cao độ mực 
nước hệ thống sông Cửu Long vào mùa khô. 
Lượng mưa suy giảm có thể tới 40% làm cho 
hạn hán chưa từng có, nhiều cơn bão vượt cấp, 
nhiều trận mưa lũ lụt kinh khủng đã xẩy ra 
nhiều vùng trên thế giới. Ở nước ta hạn hán 
lịch sử xẩy ra ở ĐBSCL, Tây nguyên trong 
mùa khô năm 2015- 2016 và gần đây mưa lụt 
liên tiếp năm trận liền xẩy ra vùng Nam Trung 
Bộ, gây thiệt hại lớn cho đất nước. 
1.2.2 Thảm thực vật tự nhiên của lưu vực suy 
giảm rất mạnh, vì nạn phá rừng, gây tác hại 
không giữ lại được một phần nước mưa trong 
đất và giảm sự cản dòng chảy mùa mưa, nên 
nguồn sinh thủy bị giảm đáng kể và lũ về nhanh. 
1.2.3 Sự gia tăng việc xây dựng công trình để 
khai thác và sử dụng nước của các quốc gia 
phía thượng nguồn để phát triển kinh tế: Theo 
số liệu dự báo 20 năm trước đây của chương 
trình khoa học cấp Nhà nước “ Ứng dụng công 
nghệ tiên tiến trong nghiên cứu cân bằng, quản 
lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước Quốc gia”, 
mã số KC12, năm 1992- 1995 thì Thái lan sẽ 
khai thác 4 triệu ha đất ở vùng Đông bắc, 
Campuchia sẽ khai thác 3 triệu ha vùng biển 
hồ, và các nước thượng nguồn khác. Thực tế 
đó đã xẩy ra ở Thái lan, còn ở Campuchia thì 
chưa thực hiện, nhưng đã lập dự án đập 
Tônglêsap để khai thác Biển hồ. Như vậy dòng 
sông Mê công không phải là dòng tự nhiên 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 116 
như trước đây, mà là dòng sông do con người 
điều tiết. Việc phát triển thủy điện trên lãnh 
thổ của các nước thượng nguồn là điều tất 
nhiên, không thể can thiệp được gây tác hại rõ 
nét hai mặt khó khắc phục là giảm mạnh lượng 
phù sa và nguồn cá về hạ du. Còn lượng nước 
cấp về hạ du theo lý thuyết mùa được tăng lên. 
Nhưng trong thực tế do vận hành theo lợi ích 
của doanh nghiệp, nên cũng có lúc ảnh hưởng 
đến cấp nước hạ du. 
1.2.4 Hiện tượng đất lún, ở một số tỉnh 
ĐBSCL như Bạc Liêu Cà Mâu, mỗi năm lún 
khoảng 2cm, theo nhiều ý kiến là do khai thác 
nước ngầm quá mức. Trong điều kiện nước 
biển dâng mà đất lại bị lún thì việc ngập úng 
lại trầm trọng hơn. Vì vây việc tăng nguồn 
nước mặt để giảm khai thác nước ngầm cũng 
là giải pháp cần thiết. 
2. NHỮNG THẢM HỌA DO BIẾN ĐỔI KHÍ 
HẬU VÀ KHAI THÁC NƯỚC Ở THƯỢNG 
NGUỒN GÂY RA CHO VÙNG ĐBSCL VÀ 
MỘT VÀI GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ 
2.1. Những thảm họa 
2.1.1. Xâm nhập mặn và thiếu hụt nguồn nước ngọt 
Những năm gần đây các nước thượng lưu đặc 
biệt là Lào, Trung Quốc xây dựng các đập 
thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông làm 
thay đổi phần nào đặc điểm tự nhiên của dòng 
chảy. Theo tiến trình đề xuất Lào đang xây 
Xaybouri, và DonSahong, và đang xin ý kiến 
tham vấn các nước trong lưu vực sông để tiến 
hành xây Pak Beng. Các đập thủy điện phía 
Trung Quốc vận hành phần nào làm thay đổi 
tính quy luật của dòng chảy đặc biệt vào mùa 
khô. Việc khai thác và sử dụng nguồn nước 
trong các Quốc gia phía thượng nguồn là tự 
phát, mạnh ai người ấy làm, cho nên việc điều 
hòa dòng chảy ở hạ lưu không phù hợp lợi ích 
chung, do nguồn nước ngọt từ thượng nguồn 
sông Mê Kông đổ về bị giảm với lượng rất 
lớn, không đủ khả năng đẩy được mặn, nên 
mặn xâm nhập sâu vào nội địa có nơi hơn 100 
km. Lượng mưa giảm do biến đổi khí hậu, 
thảm phủ thực vật suy giảm làm giảm nguồn 
nước của lưu vực, nước mặn xâm nhập do 
nước biển dâng, việc khai thác nước ở thượng 
nguồn sông Mekong tăng lên dẫn đến hạn hán 
nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tần suất xảy 
ra cao hơn, mức độ ngày càng khốc liệt , nhất 
là vào các thời điểm đầu mùa khô, ảnh hưởng 
nặng nề đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh 
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
Xem hình 2 và bảng 2. 
Hình 2: tình hình xâm nhập mặn mùa hạn 
năm 2015 -2016 ở ĐBSCL 
Bảng 2: Vị trí xâm nhập mặn ở ĐBSCL 
2.1.2. Lượng phù sa di đẩy và bồi tụ hàng năm 
suy giảm mạnh gây xói lở lớn bờ biển bờ sông, 
Việc xây dựng nhiều hồ chứa phía thượng 
nguồn, đã giữ lại phần lớn phù sa làm cho bờ 
biển bờ sông bị xói lở khốc liệt và làm cho đất 
đai ĐBSCL giảm độ phì nhiêu, tác động lớn 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 117 
đến đời sống, kinh tế và xã hội. Ngoài ra 
những giải pháp đê bao chống lũ ở khu vực 
ĐBSCL đã phần nào góp phần làm suy giảm 
khả năng lấy phù sa màu mỡ vào ruộng. 
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên, môi trường 
sinh thái suy thái, nguồn lợi thủy sản tự nhiên 
giảm mạnh. 
Nước biển dâng, vùng ngập tăng thêm nhiều 
so với trước, nước mặn ngập sâu vào nội địa, 
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống 
người dân các khu đô thị và nhiều làng mạc, 
thu hẹp diện tích gieo trồng cũng như nuôi 
trồng thủy sản và đất ở. 
Nguồn cá tự nhiên do sông Mê công trước đây 
cung cấp cho ĐBSCL là rất lớn, đảm bảo cho 
hàng ngàn cư dân làm nghề đánh bắt cá, nhất 
là hàng năm mùa nước nổi, lượng cá về rất 
nhiều, nhưng nay bị các đập ở thượng nguồn 
chặn lại, lượng cá về không đáng kể, gây thêm 
khó khăn cho người dân vùng hạ du. 
2.2. Một vài giải pháp ứng phó 
2.2.1. Giải pháp quy hoạch tổng thể về phát 
triển kinh tế và xã hội trong khu vực ĐBSCL 
Trong điều kiện biến đổi khí hậu, con người đã 
xác định rõ nguyên nhân và xây dựng được 
kịch bản biến đổi khí hậu cho từng quốc gia, 
đối với Việt nam đã xây dựng kịch bản cho 
từng khu vực cụ thể. Trên cơ sở đó chúng ta 
xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 
phải thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, 
định hưởng phát triển của các ngành trước hết 
phải có giải pháp giảm nhẹ thiên tai, phòng và 
tránh các yếu tố bất khả kháng, xây dựng bước 
đi và chiến lược phát triển ngành 
2.2.2. Giải pháp Thủy lợi 
Những biện pháp thủy lợi đã đề về cơ bản giải 
quyết một số vấn đề cụ thể: Ở vùng thượng, 
đã xây dựng được hệ thống kênh lấy nước từ 
sông Tiền, sông Hậu về thau chua vùng Đồng 
Tháp và Tứ Giác Long xuyên, biến nơi đây từ 
đồng hoang thành vùng kinh tế trù phú. Ở 
vùng Trung và Ven biển đã xây dựng được hệ 
thống kênh dẫn nước ngọt, xây dựng hàng 
ngàn cống ngăn mặn giũ ngọt tự động, có tác 
dụng thau chua rửa phèn, cải tạo đất. Đặc biệt 
đã kết hợp nghiên cứu bổ sung cửa cống 
cưỡng bức để chủ động gạn nước ngọt, hoặc 
làm những trạm bơm lưu động, chủ đổng cung 
cấp nước ngọt bổ sung nước tại thời điểm các 
cống không lấy được nước ngọt phục vụ cho 
sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu khác, 
từng bước ngọt hóa cho từng vùng trong khu 
vực ĐBSCL 
2.2.2.1. Kiểm soát lượng và chất nguồn nước 
ngọt và sự xâm nhập mặn 
Tổng lượng nước sử dụng một phần từ thượng 
nguồn chảy vào sông Tiền và sông Hậu, vừa 
phục vụ cho các nhu cầu nông nghiệp, dân 
sinh và các ngành kinh tế nhằm phát triển kinh 
tế xã hội; phần lớn còn lại dùng để để đẩy 
mặn. Tuy nhiên những năm nguồn nước từ 
thượng nguồn về ít, chúng ta phải giải pháp trử 
nước lại trong sông, kênh rạch để sử dụng, 
không cho nước chảy tự do ra biển, ngoài ra 
chúng ta cũng phải kịp thời ngăn chặn mặn 
xâm nhập vào đồng ruộng từ các công trình 
lấy nước. từ các công trình lấy nước người dân 
cũng đã có kinh nghiệm gạn lấy nước ngọt, 
nhồi nước ngọt, trước khi triều lên để bơm hỗ 
trợ cho nhu cầu nước. 
2.2.2.2. Xây dựng các công trình kiểm soát 
mặn ngọt trên tất cả các sông thông ra biển 
Trên tất cả các sông chảy ra biển chúng ta xây 
dựng các công trình điều tiết, có nhiều tác 
dụng như cấp, thoát nước, xả nước môi trường 
khi cần thiết, điều hành ngập nước, ngăn mặn 
giữ ngọt, ngoài ra cũng là giải pháp chống hạn, 
chúng ta có biện pháp nhồi nước, rải nước, 
chôn nước tạo thành những khu trử nước khi 
mặn xâm nhập mà không lấy nước được từ các 
công trình ta vẫn có một lượng nước đáng kể 
để sử dụng. Điều cần lưu ý là công trình kiểm 
soát nguồn nước ở các sông thông ra biển, 
được xây dựng theo công nghệ mới, có khả 
năng điều tiết, tránh được hiện tượng tù đọng 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 118 
và chỉ vận hành mùa khô, nên môi trường sinh 
thái được cải thiện tốt hơn, không gây ra ảnh 
hưởng xấu đến môi trường. 
2.2.3. Các giải pháp khác 
2.2.3.1 Định hướng phát triển nông nghiệp và 
nuôi trồng thủy sản hợp lý 
Trước hoàn cảnh hoạt động kinh tế theo cơ chế 
thị trường,hội nhập và trong tình hình biến đổi 
khí hậu gây ảnh xấu đến ĐBSCL, trong nhiều 
năm qua Nhà nước Việt nam đã có những đổi 
mới chủ trương phát triển kinh tế đáp ứng các 
yêu cầu hội nhập và thích nghi với điều kiện 
biến đổi khí hậu, như lập kế hoạch và phương 
án chuyển vụ và điều chỉnh cơ cấu cây trồng, 
giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích nuôi 
trồng thủy sản, nhờ vậy xuất khẩu thủy sản ở 
ĐBSCL đang phát triển rất mạnh. Nhà nước 
Việt nam đã và đang tập trung nghiên cứu quy 
hoạch phát triển kinh tế xã hội từng bước theo 
hướng công nông nghiệp hiện đại và hội nhập, 
2.2.3.2 Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngọt 
tự nhiên 
Muốn tiết kiệm được nước chúng ta phải có 
biện pháp tăng cường bảo trì công trình Thủy 
lợi, điều hành và phân phối nguồn nước hợp 
lý, ngoài chuyển đổi thời vụ như trên, chúng ta 
nghiên cứu đưa ra những giống lúa hoặc các 
loại cây trồng khác chịu mặn, chịu hạn cao. 
Kiểm soát môi trường nước không bị ô nhiễm. 
2.2.3.3. Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng 
nhận thức và hành động thích nghi với BĐKH 
Để đối phó với tình trạng diễn biến bất thường 
của khí hậu, thời tiết, người dân ở ĐBSCL đã 
tìm ra nhiều phương cách khác nhau để sống 
thích nghi, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ 
mùa màng, nuôi trồng thủy sản và tài sản; 
đồng thời cũng khai thác các nguồn lợi từ biến 
đổi khí hậu mang lại. Biến đổi khí hậu và nước 
biển dâng ở ĐBSCL là vấn đề nghiêm trọng 
mà các cơ quan chức năng, các tổ chức quy 
hoạch, các nhà khoa học phải tham gia vào 
hoạch định chính sách, chính quyền các cấp 
vận động và tuyên truyền người dân phải nhận 
thức được trách nhiệm của mình cần phải nâng 
cao nhận thức của mình, ủng hộ các chủ 
trương biện pháp, chia sẻ thông tin và tìm 
phương cách giảm nhẹ, thích ứng. Liên quan 
đến việc tìm kiếm và xác định biện pháp thích 
nghi với biến đổi khí hậu cho người dân vùng 
ĐBSCL, các cấp quản lý và người dân địa 
phương cần lưu ý một số vấn đề như: ghi 
nhận các hình thức thích nghi theo tập quán 
địa phương; xác định các đối tượng chịu tổn 
thương, đánh giá mức độ tổn thương; tăng 
cường năng lực, nhận thức, ý thức và hành vi 
bảo vệ môi trường - sinh thái, giảm thiểu các 
tác nhân làm khí hậu xấu hơn; đề xuất và thử 
nghiệm các mô hình thích nghi với hoàn 
cảnh mới: các kiểu kiến trúc nhà, ngoại cảnh, 
các trang thiết bị phòng tránh thiên tai ở mức 
cộng đồng; nghiên cứu, chọn tạo các giống 
cây trồng và vật nuôi có khả năng chịu đựng 
ngưỡng thời tiết, khí hậu khắc nghiệt hơn, 
điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu cây trồng - 
vật nuôi phù hợp; lồng ghép các chương 
trình nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu 
vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của 
địa phương; 
4. KẾT LUẬN 
Biến đổi khí hậu là thách thức của cả loài 
người không riêng cho bất cứ một quốc gia 
nào. Chúng ta tin tưởng rằng với trí tuệ của 
nhân loại, con người sẽ chế ngự được thiên 
nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ lợi ích con 
người, tất cả quốc gia có cùng chung sức, 
cùng chung mục tiêu phải cùng hành động. 
Tuy nhiên mỗi quốc gia có một đặc thù riêng, 
mỗi quốc gia có một chiến lược phát triển 
kinh tế - xã hội theo đặc thù của vị trí địa lý, 
điều kiện kinh tế xã hội để hoạch định cho 
mình chương trình và kế hoạch ứng phó với 
biến đổi khí hậu. 
Riêng ĐBSCL của chúng trong điều kiện biến 
đổi khí hậu thì vấn đề an ninh lương thực là ưu 
tiên hàng đầu, an ninh lương thực của Việt 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 119 
nam cũng là một phần an ninh lương thực của 
thế giới. Một vài giải pháp ứng phó với biến 
đổi khí hậu nêu trên nhằm ổn định môi trường 
sinh thái, làm cho con người thân thiện với 
môi trường, hiểu mình phải làm gì để tác động 
vào môi trường, đó là xây dựng các công trình 
kiểm soát nguồn nước ở các sông đổ ra biển 
giữ được nguồn nước ngọt ở thuợng nguồn 
chảy về để phục vụ cho phát triển nông nghiệp 
và các nhu cầu dùng nước khác, ngăn mặn và 
chỉ lấy nước mặn ở mức độ cần thiết vào ở 
những vùng nuôi trồng thủy sản. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Báo cáo tổng kết đề tài:” Nghiên cứu giải pháp công nghệ tạo nguôn nước ngọt vùng ven 
biển”, mã số KC12-10A năm 1992-1995, Viện KHTL VN. 
[2]. Báo cáo tổng kết chương trình:” Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong cân bằng, quản lý,bảo 
vệ và sử dụng nguồn nước Quốc gia” 1992 – 1995, mã số KC-12.-Viện KHTLVN 
[3]. Tăng Đức Thắng: Một số vấn đề ở ĐBSCL dưới điều kiện phát triển thượng lưu, biến đổi 
khí hậu, lún sụt đất và bão tố. (tài liệu báo cáo tại hội nghị ĐBSCL năm 2016) 
[4]. Nguyễn Minh Quang P.E. Tình hình hạn hán ở ĐBSCL mùa khô 2015-2016. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_tich_giu_va_bao_ve_nguon_nuoc_ngot_o_dong_bang_son.pdf