Giải pháp nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh

Theo thống kê từ Bộ Lao động Thương binh

Xã hội, Tổng cục Thống kê và Tổ chức Lao động

quốc tế (ILO), trong quý 1/2014 tại Việt Nam có

162.400 người có trình độ đại học trở lên thất

nghiệp. Sinh viên ra trường thất nghiệp, không

có việc làm chính thức, làm trái ngành nghề,

không phù hợp là rất phổ biến. Điều này đã gây

lãng phí lớn không những chỉ cho bản thân sinh

viên, gia đình mà còn cho toàn xã hội.

Việc định hướng nghề nghiệp của mỗi cá

nhân góp phần quan trọng trong việc tìm kiếm

được việc làm. Điều đó không những chỉ có ý

nghĩa đối với bản thân cá nhân mà còn có ý

nghĩa đến phát triển nguồn nhân lực cho xã hội.

Thông thường việc chọn lựa ngành học ở trường

ĐH quyết định đến nghề nghiệp sau này của SV,

nhưng thực tế, do khoa học kỹ thuật tiến bộ hơn,

thị trường nghề nghiệp rộng mở nên có nhiều

ngành nghề hơn và do yêu cầu công việc đa

dạng hơn nên SV có thể có nhiều cơ hội việc

làm, ngược lại chính điều đó cũng mang lại

nhiều thách thức hơn khi SV xin việc. Nhiều

người đã có việc làm và làm tốt công việc mình

nhờ biết khai thác những khả năng tiềm ẩn,

ngược lại không ít SV không tìm được việc làm

sau khi tốt nghiệp. Làm tốt công tác định hướng

nghề nghiệp cho sinh viên là vấn đề quan trọng

giúp sinh viên hiểu và xác định rõ nghề nghiệp

tương lai của bản thân, từ đó trang bị các kiến

thức, kỹ năng phù hợp.

pdf 6 trang kimcuc 6480
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh

Giải pháp nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh
57
- Sè 6/2019
Tóm tắt:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy trong TDTT lựa chọn và xây dựng
nội dung 05 giải pháp nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho sinh viên Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh, đồng thời tiến hành kiểm nghiệm lý thuyết các giải pháp trong thực tế bằng phương
pháp chuyên gia. Kết quả cho thấy, các giải pháp đã lựa chọn và xây dựng có tính khả thi và có thể
ứng dụng trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho sinh viên Nhà trường.
Từ khóa: Giải pháp, định hướng nghề nghiệp, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Solutions to improve the efficiency of career orientation for students 
of Bac Ninh Sports University
Summary: 
Using conventional scientific research methods in sport selection and developing content of 05
solutions to improve the efficiency of career orientation for students of Bac Ninh Sports University,
and at the same time assess theoretical solutions in practice by expert methods. The result shows
that the selected and built solutions are feasible and can be applied in practice to improve the
efficiency of career orientation for university students.
Keywords: Solutions, career orientation, Bac Ninh Sports University ...
*TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
**ThS, Trường Đại học Ngoại Thương
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Theo thống kê từ Bộ Lao động Thương binh
Xã hội, Tổng cục Thống kê và Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO), trong quý 1/2014 tại Việt Nam có
162.400 người có trình độ đại học trở lên thất
nghiệp. Sinh viên ra trường thất nghiệp, không
có việc làm chính thức, làm trái ngành nghề,
không phù hợp là rất phổ biến. Điều này đã gây
lãng phí lớn không những chỉ cho bản thân sinh
viên, gia đình mà còn cho toàn xã hội.
Việc định hướng nghề nghiệp của mỗi cá
nhân góp phần quan trọng trong việc tìm kiếm
được việc làm. Điều đó không những chỉ có ý
nghĩa đối với bản thân cá nhân mà còn có ý
nghĩa đến phát triển nguồn nhân lực cho xã hội.
Thông thường việc chọn lựa ngành học ở trường
ĐH quyết định đến nghề nghiệp sau này của SV,
nhưng thực tế, do khoa học kỹ thuật tiến bộ hơn,
thị trường nghề nghiệp rộng mở nên có nhiều
ngành nghề hơn và do yêu cầu công việc đa
dạng hơn nên SV có thể có nhiều cơ hội việc
làm, ngược lại chính điều đó cũng mang lại
nhiều thách thức hơn khi SV xin việc. Nhiều
người đã có việc làm và làm tốt công việc mình
nhờ biết khai thác những khả năng tiềm ẩn,
ngược lại không ít SV không tìm được việc làm
sau khi tốt nghiệp. Làm tốt công tác định hướng
nghề nghiệp cho sinh viên là vấn đề quan trọng
giúp sinh viên hiểu và xác định rõ nghề nghiệp
tương lai của bản thân, từ đó trang bị các kiến
thức, kỹ năng phù hợp. 
Với mục đích nâng cao hiệu quả định hướng
nghề nghiệp cho sinh viên Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh cũng như nâng cao tỷ lệ sinh
viên có việc làm sau khi tốt nghiệp và chất
lượng nguồn nhân lực được đào tạo tại Trường,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Giải pháp nâng
cao hiệu quẩ định hướng nghề nghiệp cho sinh
viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh”.
GIAÛI PHAÙP NAÂNG CAO HIEÄU QUAÛ ÑÒNH HÖÔÙNG NGHEÀ NGHIEÄP 
CHO SINH VIEÂN TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC THEÅ DUÏC THEÅ THAO BAÉC NINH
Mai Thị Bích Ngọc*
Thang Văn Minh**
BµI B¸O KHOA HäC
58
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng
hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương
pháp toán học thống kê.
Phỏng vấn lựa chọn giải pháp được tiến hành
trên 27 chuyên gia trong lĩnh vực quản lý TDTT,
tư vấn hướng nghiệp sinh viên và cán bộ, giáo
viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp sinh viên
tại Trường.
Phỏng vấn kiểm định lý thuyết các giải pháp
được tiến hành trên tổng số 16 chuyên gia trong
lĩnh vực tư vấn định hướng nghề nghiệp cho
sinh viên ngành TDTT. Phỏng vấn được tiến
hành bằng thang đo liket 5 mức.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả
định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Việc lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả định
hướng nghề nghiệp cho sinh viên Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh được tiến hành thông qua:
Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác định
hướng nghề nghiệp tại Trường; 
Các cơ sở lý luận về nghề nghiệp và định
hướng nghề nghiệp nói chung và nghề nghiệp
TDTT nói riêng; 
Tuân thủ các nguyên tắc trong đề xuất giải
pháp gồm: Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn,
nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, nguyên tắc
đảm bảo tính đồng bộ, nguyên tắc đảm bảo tính
hiệu quả. 
Thông qua quan sát sư phạm, tham khảo tài
liệu và phỏng vấn 27 chuyên gia trong lĩnh vực
quản lý TDTT, tư vấn hướng nghiệp sinh viên
và cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn hướng
nghiệp sinh viên tại Trường.
Kết quả: Chúng tôi lựa chọn được 05 giải
pháp nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp
cho đối tượng nghiên cứu gồm: 
Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ
giáo viên và sinh viên Nhà trường về tầm quan
trọng của định hướng nghề nghiệp
Giải pháp 2. Đảm bảo về số lượng và chất
lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn
hướng nghiệp
Giải pháp 3. Tổ chức tốt công tác thông tin
nghề nghiệp
Giải pháp 4. Đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất
phục vụ hoạt động định hướng nghề nghiệp
Giải pháp 5. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn định
hướng nghề nghiệp cho sinh viên theo hướng
thường xuyên, liên tục, đa dạng về nội dung và
hình thức
2. Xây dựng nội dung giải pháp nâng cao
hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho sinh
viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Trên cơ sở các giải pháp đã lựa chọn, chúng
tôi tiến hành xây dựng chi tiết nội dung các giải
pháp gồm:
Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức cho cán
bộ giáo viên và sinh viên Nhà trường về tầm
quan trọng của định hướng nghề nghiệp
Mục đích: Nâng cao nhận thức của cán bộ,
giáo viên, sinh viên Nhà trường về vai trò và tầm
quan trọng của công định hướng nghề nghiệp cho
sinh viên, tạo tiền đề vững chắc cho việc triển
khai các giải pháp tiếp theo đề tài. Đây là một
trong những giải pháp trọng tâm của đề tài.
Nội dung:
Tuyên truyền về vị trí, tầm quan trọng của
công tác định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên và sinh
viên tiếp xúc trực quan với các hình ảnh đẹp tư
vấn định hướng nghề nghiệp.
Phổ biến các kiến thức chuyên môn về nghề
nghiệp và định hướng nghề nghiệp. 
Cách thực hiện:
Đoàn Thanh niên, Phòng Công tác học sinh,
sinh viên phối hợp với Trung tâm Thông tin, thư
viện; Phòng Hành chính, Tổng hợp; Các khoa
và các đơn vị có liên quan tuyên truyền về vị trí,
tầm quan trọng của công tác định hướng nghề
nghiệp cho sinh viên.
Tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh
của Nhà trường về tầm quan trọng của công tác
định hướng nghề nghiệp trong sinh viên.
Tuyên truyền bằng hệ thống hình ảnh, pano,
áp phích về tầm quan trọng của định hướng
nghề nghiệp trong sinh viên.
Giảng viên các khoa thông qua giờ học liên
hệ với tầm quan trọng của định hướng nghề
nghiệp cho sinh viên để có những biện pháp
tuyên truyền phù hợp.
59
- Sè 6/2019
Phương pháp kiểm tra, đánh giá: 
Đánh giá thông qua nhận thức của cán bộ,
giáo viên và sinh viên về vai trò, tầm quan trọng
của định hướng nghề nghiệp trong sinh viên
Đánh giá thông qua số lượng các hoạt động
tuyên truyền tổ chức được.
Giải pháp 2. Đảm bảo về số lượng và chất
lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn
hướng nghiệp 
Mục đích: Đảm bảo về nguồn nhân lực chất
lượng cao trong tư vấn định hướng nghề nghiệp
cho sinh viên Nhà Trường.
Nội dung: 
Tăng cường công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến
thức, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác
giáo dục định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
Xây dựng đội ngũ giáo viên làm công tác
định hướng nghề nghiệp để phụ trách hoạt động
giáo dục định hướng nghiệp, đồng thời hỗ trợ,
hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên trong trong quá
trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai. 
Lựa chọn đội ngũ giáo viên giáo dục định
hướng nghề nghiệp cho sinh viên là những
người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư
phạm, có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực nghề
nghiệp và có tâm huyết trong truyền tải tri thức
về nghề đến sinh viên.
Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên
viên tư vấn định hướng nghề nghiệp tại Trường
để tạo điều kiện tốt nhất cho việc tư vấn định
hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
Xây dựng lực lượng giảng viên chuyên trách
làm công tác hướng nghiệp tại Trường. Giảng
viên này cũng được hưởng các chế độ như tất cả
các giảng viên khác ở trường, phụ trách hoạt
động giáo dục tư vấn định hướng nghề nghiệp,
tư vấn nghề cho sinh viên và đóng vai trò cố vấn
chuyên môn cho Hiệu trưởng, các nhà quản lý
trong việc xây dựng các kế hoạch giáo dục liên
quan đến định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
Cách thực hiện: 
Bộ phận Tổ chức cán bộ, Phòng Hành chính,
Tổng hợp xây dựng định viên vị trí việc làm cho
giảng viên tư vấn định hướng nghề nghiệp cho
sinh viên.
Thành lập Ban tư vấn định hướng nghề nghiệp
cho sinh viên là những người có phẩm chất đạo
đức tốt, có năng lực sư phạm, có kiến thức sâu
rộng về lĩnh vực nghề nghiệp và có tâm huyết
trong truyền tải tri thức về nghề đến sinh viên.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến
thức nghiệp vụ; cử các thành viên Ban tư vấn
định hướng nghề nghiệp đi tập huấn nâng cao
trình độ.
Công tác tư vấn định hướng nghề nghiệp cho sinh viên đã được quan tâm, chú ý tại Trường
Đại học TDTT Bắc Ninh (Ảnh: Khai mạc Ngày hội việc làm sinh viên năm 2019)
BµI B¸O KHOA HäC
60
Tạo hành lang pháp lý phù hợp để Ban Tư
vấn định hướng nghề nghiệp sinh viên hoạt
động có hiệu quả.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
Đánh giá thông qua số lượng đội ngũ cán bộ
làm công tác tư vấn hướng nghiệp
Đánh giá thông qua chất lượng đội ngũ cán
bộ làm công tác tư vấn hướng nghiệp.
Đánh giá thông qua số buổi tham gia tập huấn,
nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán
bộ làm công tác tư vấn hướng nghiệp sinh viên.
Giải pháp 3. Tổ chức tốt công tác thông tin
nghề nghiệp
Mục đích: Cung cấp thông tin chính xác,
hiệu quả phục vụ các hoạt động định hướng
nghề nghiệp cho sinh viên Nhà trường.
Nội dung:
Tổ chức tốt công tác thông tin nghề nghiệp
để giúp sinh viên định hướng và lựa chọn nghề
nghiệp thích hợp sau khi ra trường. Sinh viên
cần được trang bị những kiến thức về thị trường
lao động, về thế giới nghề nghiệp, về các yêu
cầu của nghề đối với người lao động, đặc biệt là
lao động trong lĩnh vực TDTT.
Cải tiến chương trình hoạt động giáo dục
định hướng nghề nghiệp phù hợp với thực tế
của Trường, với tình hình phát triển kinh tế -
xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực TDTT trên
cơ sở nội dung định hướng nghề nghiệp đã
được ban hành. 
Lồng ghép định hướng nghề nghiệp vào các
môn học và các hoạt động ngoại khóa của sinh
viên, đặc biệt trong các hoạt động Đoàn, Hội và
các hoạt động ngoại khóa của các Khoa.
Cách thực hiện: 
Xây dựng hệ thống thông tin nghề nghiệp
phù hợp, chính xác cùng các kỹ năng cần thiết
cho từng nghề nghiệp, từ đó sử dụng biện pháp
tuyên truyền để truyền tải các thông tin đó tới
cán bộ, giáo viên, sinh viên Nhà trường.
Trên cở sở nghiên cứu thực tế về định hướng
nghề nghiệp TDTT, điều chỉnh chương trình
hoạt động định hướng nghề nghiệp cho phù hợp
với thực tế.
Các đơn vị có liên quan phối hợp tổ chức các
hoạt động định hướng nghề nghiệp cho sinh
viên lồng ghép với các hoạt động, các CLB
ngoại khóa của sinh viên.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
Đánh giá thông qua hệ thống thông tin nghề
nghiệp xây dựng được
Đánh giá thông qua sự điều chỉnh các hoạt
động định hướng nghề nghiệp theo thực tế.
Giải pháp 4. Đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất
phục vụ hoạt động định hướng nghề nghiệp
Mục đích: Đảm bảo các điều kiện tốt nhất
phụ vụ hoạt động định hướng nghề nghiệp cho
sinh viên Nhà trường
Nội dung: 
Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ hoạt động hướng nghiệp; 
Tạo các nguồn kinh phí xã hội hóa để tổ chức
tốt những hoạt động hướng nghiệp.
Thành lập bộ phận tư vấn học đường (trong
đó có tư vấn định hướng nghề nghiệp) được điều
hành bởi Ban tư vấn định hường nghề nghiệp
(chủ chốt là giáo viên chuyên trách định hướng
nghề nghiệp).
Vận động học sinh tham gia sưu tầm tài liệu,
tranh ảnh, các tư liệu có liên quan đến nghề
nghiệp để giúp sinh viên nâng cao kiến thức và
kỹ năng nắm bắt thông tin về nghề, đồng thời
làm phong phú nguồn tư liệu cho phòng tư vấn
cũng như hoạt động giảng dạy giáo dục định
hướng nghề nghiệp của giáo viên.
Cách thực hiện:
Ban Giám hiệu chỉ đạo, Bộ phận Tài vụ -
Phòng Hành chính, Tổng hợp xây dựng kế
hoạch phân bổ kinh phí phù hợp để tăng cường
cơ sở vật chất, trang thiết bị và tổ chức các hoạt
động định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
Thành lập Ban vận động tài trợ trong Ban tư
vấn hướng nghiệp sinh viên để vận động các cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường tài
trợ kinh phí để tăng cường cở sở vật chất, trang
thiết bị và tổ chức các hoạt động định hướng
nghề nghiệp cho sinh viên.
Phòng Công tác HSSV, Đoàn Thanh niên,
Hội sinh viên, các Khoa chuyên ngành và các
đơn vị trong và ngoài Trường có liên quan phối
hợp thành lập Bộ phận tư vấn học đường.
Cán bộ, giáo viên Nhà trường tăng cường
vận động sinh viên tham gia sưu tầm tài liệu liên
quan tới định hướng nghề nghiệp cho sinh viên,
qua đó giúp các em nắm bắt tốt các thông tin về
định hướng nghề nghiệp.
61
- Sè 6/2019
Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
Tổng nguồn kinh phí được đầu tư cho hoạt
động định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
Tổng nguồn kinh phí xã hội hóa được huy
động đầu tư cho họat động định hướng nghề
nghiệp cho sinh viên.
Các tổ chức, bộ phận chuyên trách về vận
động tài trợ được thành lập phục vụ định hướng
nghề nghiệp cho sinh viên.
Giải pháp 5. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn
định hướng nghề nghiệp cho sinh viên theo
hướng thường xuyên, liên tục, đa dạng hóa
về nội dung và hình thức
Mục đích: Đưa việc giáo dục định hướng
nghề nghiệp cho sinh viên thành hoạt động
thường xuyên, gắn với thực tế và gắn với các
môn học có liên quan.
Nội dung:
Đa dạng hoá nội dung, phương thức tổ chức
hoạt động giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Đẩy mạnh công tác tư vấn cho sinh viên,
cung cấp những thông tin cần thiết, cho những
lời khuyên bổ ích và giải đáp triệt để những thắc
mắc của các em trong quá trình chọn ngành,
nghề qua các buổi đối thoại trực tiếp giữa sinh
viên và giảng viên.
Tăng cường đề xuất với Đảng ủy, Ban Giám
hiệu lãnh đạo chỉ đạo hoạt động.
Xây dựng kế hoạch cụ thể hóa triển khai thực
hoạt động tư vấn hướng nghiệp với sinh viên
Thực hiện tư vấn hướng nghiệp với sinh viên
thường xuyên, liên tục.
Cách thực hiện:
Tổ chức hoạt động giáo dục định hướng nghề
nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định thực hiện thông qua các chủ đề.
Một số chủ đề được tổ chức trong phạm vi lớp
học nhằm cung cấp kiến thức cho các em sinh
viên thông qua các giờ lên lớp. Một số chủ đề
khác được tổ chức thông qua các hoạt động
tham quan, học tập thực tế hoặc ngoại khóa, kết
hợp việc đào tạo với sử dụng lao động, liên kết
với các doanh nghiệp để đào tạo theo đặt
hàng
Tổ chức tham quan thực tế kết hợp tham dự
Ngày hội việc làm do Liên đoàn Lao động các
tỉnh tổ chức. 
Tổ chức tham quan thực tế các nhà máy, xí
nghiệp, những làng nghề ở những nơi có điều kiện.
Chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng ủy,
Ban Giám hiệu quan tâm chỉ đạo, định hướng;
tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành
liên quan trong triển khai, thực hiện các nội
dung tư vấn định hướng nghề nghiệp và giới
thiệu việc làm cho sinh viên Nhà trường.
Xây dựng kế hoạch cụ thể hóa triển khai thực
hiện tốt các chỉ tiêu, gắn với giải pháp phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả việc tư vấn định hướng
nghề nghiệp cho sinh viên. Trong đó, chú trọng
việc xây dựng kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu,
nội dung theo chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám
hiệu, đồng thời có tính đến các điều kiện thực
tiễn, nhu cầu thực tế của ngành nghề TDTT.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
Các hình thức, phương pháp tổ chức tư vấn
nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho
sinh viên.
3. Kiểm định giải pháp nâng cao hiệu quả
định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Trên cơ sở các giải pháp nâng cao hiệu quả
định hướng nghề nghiệp đã lựa chọn cho sinh
viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, do vấn đề
kiểm chứng giải pháp trong thực tế đòi hỏi rất
nhiều thời gian, trong khuôn khổ nghiên cứu đề
tài, chúng tôi tiến hành kiểm chứng lý thuyết các
giải pháp nâng cao hiệu quả định hướng nghề
nghiệp đã lựa chọn cho đối tượng nghiên cứu.
Kiểm chứng lý thuyết được tiến hành trên cơ
sở phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực tư
vấn định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
Tổng số người phỏng vấn là 16. Phỏng vấn được
tiến hành đánh giá bằng thang độ Liket trên các
tiêu chí: Tính thực tiễn, Tính khả thi, Tính đồng
bộ, Tính hiệu quả và đánh giá tổng hợp. Kết quả
kiểm chứng được trình bày tại bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy: Kết quả kiểm chứng lý
thuyết các giải pháp nâng cao hiệu quả định
hướng nghề nghiệp cho sinh viên Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh có đánh giá chung đạt
được ở mức độ phù hợp. Các yếu tố như tính
thực tiễn, tính khả thi, tính đồng bộ và tính hiệu
quả đều được đánh giá ở mức độ đảm bảo. Như
vậy, có thể khẳng định, kết quả kiểm chứng lý
thuyết các giải pháp nâng cao hiệu quả định
hướng nghề nghiệp cho sinh viên mà đề tài đã
BµI B¸O KHOA HäC
62
lựa chọn đạt được ở mức độ phù hợp và có thể
ứng dụng trong thực tiễn.
KEÁT LUAÄN
1. Lựa chọn và xây dựng chi tiết nội dung 05 giải
pháp nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp
cho sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
2. Tiến hành kiểm chứng lý thuyết các giải
pháp trong thực tế cho thấy đánh giá chung đạt
được ở mức độ phù hợp, có thể ứng dụng trong
thực tiễn.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Bộ chính trị, Ban Chấp hành TW Đảng
(2011), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 1 tháng
12 năm 2011 về việc Tăng cường sự lãnh đạo
của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể
dục, thể thao đến năm 2020.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Công văn
số 2919/BGDĐT-GDĐH ngày 10/7/2017 về Khảo
sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011),
Quyết định số 3067/QĐ-BVHTTDL ngày 29 /9
/2011 ban hành Quy hoạch phát triển nhân lực
nhóm ngành Văn hóa, Thể thao giai đoạn 2011
– 2020.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội
vụ (2014), Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-
BVHTTDL-BNV, ngày 17 /10/2014 ban hành Quy
định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
viên chức chuyên ngành thể dục thể thao.
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014),
Quyết định số 542/QĐ-BVHTTDL ngày
6/3/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh.
6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015),
Quyết định số 2972/QĐ-BVHTTDL ngày
1/9/2015 phê duyệt Đề án xây dựng Trường Đại
học Thể dục thể thao Bắc Ninh trở thành trường
trọng điểm quốc gia.
7. Lưu Quang Hiệp (2013), “Thực trạng và
nhu cầu nguồn nhân lực thể thao đến năm 2020
các tỉnh phía Bắc”, Đề tài khoa học và công
nghệ cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(Bài nộp ngày 16/12/2019, Phản biện ngày
18/12/2019, duyệt in ngày 26/12/2019
Chịu trách nhiệm chính: Mai Thị Bích Ngọc;
Email: maingoctdtt@gmail.com)
Bảng 1. Kết quả kiểm chứng lý thuyết các giải pháp nâng cao hiệu quả định hướng
nghề nghiệp cho sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=16)
TT Giải pháp
Kết quả đánh giá
Tính
thực tiễn
Tính
khả thi
Tính
đồng bộ
Tính
hiệu quả
Đánh giá
tổng hợp
1
Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên
và sinh viên Nhà trường về tầm quan trọng
của định hướng nghề nghiệp
4.28 4.24 4.15 4.1 4.28
2 Đảm bảo về số lượng và chất lượng đội ngũcán bộ làm công tác tư vấn hướng nghiệp 4.56 4.43 4.25 4.19 4.56
3 Tổ chức tốt công tác thông tin nghề nghiệp 4.63 4.59 4.61 4.29 4.63
4 Đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất phục vụhoạt động định hướng nghề nghiệp 4.56 4.44 4.36 4.25 4.56
5
Đẩy mạnh hoạt động tư vấn định hướng
nghề nghiệp cho sinh viên theo hướng
thường xuyên, liên tục
4.69 4.57 4.33 4.28 4.69

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_hieu_qua_dinh_huong_nghe_nghiep_cho_sinh.pdf