Giải pháp công nghệ thu hồi khí NH3 phát thải trong quá trình sản xuất ở nhà máy đạm Phú Mỹ
Khí NH
3 luôn sản sinh trong quá trình sản xuất và tồn chứa NH3 ở nhà máy sản xuất ammonia. Việc thu hồi khí NH3 không chỉ mang
lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt môi trường do giảm phát thải NH3. Thông thường, khí NH3 sinh ra sẽ được nhà bản quyền công
nghệ tính toán thu hồi bởi máy nén thu hồi NH3. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, sự thay đổi của công nghệ và thiết bị sẽ làm gia
tăng đáng kể lượng khí NH3 sinh ra và vượt quá công suất thiết kế thu hồi ban đầu của thiết bị.
Nhóm tác giả đã nghiên cứu, đánh giá và đưa ra 2 giải pháp khả thi để thu hồi lượng khí NH3 gồm: (i) nâng cấp hệ thống máy nén thu
hồi 40PK5001K1 A/B (xưởng phụ trợ) hiện hữu và (ii) lắp đặt hệ thống đường ống mới nhằm tận dụng công suất dư của máy nén khí NH3
10K4051 (xưởng NH3) để thu hồi toàn bộ lượng khí NH3 sinh ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy giải pháp (ii) có hiệu quả cao, giúp thu hồi
được toàn bộ lượng hơi NH3 với mức đầu tư hợp lý.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp công nghệ thu hồi khí NH3 phát thải trong quá trình sản xuất ở nhà máy đạm Phú Mỹ
45DẦU KHÍ - SỐ 8/2020 PETROVIETNAM GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THU HỒI KHÍ NH3 PHÁT THẢI TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT Ở NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ TẠP CHÍ DẦU KHÍ Số 8 - 2020, trang 45 - 48 ISSN 2615-9902 Nguyễn Văn Nhung, Lê Văn Minh, Nguyễn Trí Thiện, Lê Ngọc Lợi, Phạm Quang Hiếu, Tống Văn Hà Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo) Email: nvnhung@pvfcco.com.vn Tóm tắt Khí NH3 luôn sản sinh trong quá trình sản xuất và tồn chứa NH3 ở nhà máy sản xuất ammonia. Việc thu hồi khí NH3 không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt môi trường do giảm phát thải NH3. Thông thường, khí NH3 sinh ra sẽ được nhà bản quyền công nghệ tính toán thu hồi bởi máy nén thu hồi NH3. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, sự thay đổi của công nghệ và thiết bị sẽ làm gia tăng đáng kể lượng khí NH3 sinh ra và vượt quá công suất thiết kế thu hồi ban đầu của thiết bị. Nhóm tác giả đã nghiên cứu, đánh giá và đưa ra 2 giải pháp khả thi để thu hồi lượng khí NH3 gồm: (i) nâng cấp hệ thống máy nén thu hồi 40PK5001K1 A/B (xưởng phụ trợ) hiện hữu và (ii) lắp đặt hệ thống đường ống mới nhằm tận dụng công suất dư của máy nén khí NH3 10K4051 (xưởng NH3) để thu hồi toàn bộ lượng khí NH3 sinh ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy giải pháp (ii) có hiệu quả cao, giúp thu hồi được toàn bộ lượng hơi NH3 với mức đầu tư hợp lý. Từ khóa: Ammonia, thu hồi khí NH3, máy nén khí NH3, xưởng NH3, xưởng phụ trợ. 1. Giới thiệu Trong quá trình hoạt động bình thường, một lượng lớn ammonia lỏng sản xuất ra bởi xưởng am- monia sẽ được chuyển trực tiếp sang xưởng urea để sản xuất urea, phần còn lại được đưa về hệ thống bồn chứa dưới dạng sản phẩm lỏng. Bồn chứa am- monia lỏng 40TK5001 được thiết kế với dung tích định danh/dung tích làm việc là 23.800/20.000 tấn NH3 lỏng tại nhiệt độ -33 oC và áp suất khí quyển, cấu tạo gồm 2 vách tường kim loại và bảo ôn bên ngoài để chống hấp thu nhiệt từ môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành có thể xuất hiện hơi ammonia trong bồn do bay hơi từ 1 phần am- monia lỏng trong bồn và 1 phần ammonia lỏng trong đường ống khi hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh. Lượng NH3 bay hơi này theo tính toán khoảng 610 kg/giờ và được thu hồi bởi máy nén 40PK5001K1 A/B. Thực tế, lượng NH3 bay hơi có thể tăng thêm 750 kg/giờ khi xuất bán. Lượng này sẽ tăng cao hơn khi qua thời gian vận hành, lớp bảo ôn của bồn chứa NH3 bị giảm khả năng cách nhiệt và khi xưởng NH3 nâng công suất thì lượng NH3 về bồn sẽ tăng cao hơn, lượng NH3 xuất bán nhiều hơn. Khi đó công suất của máy nén thu hồi 40PK5001K1 A/B bị vượt quá và lượng hơi NH3 dư sẽ thải bỏ qua hệ thống đuốc của nhà máy. Giải pháp thu hồi toàn bộ lượng khí NH3 sinh ra này phù hợp với điều kiện công nghệ, thiết bị và vận hành của nhà máy. 2. Đánh giá, lựa chọn giải pháp thu hồi khí NH3 2.1. Phương pháp thực hiện Xem xét, đánh giá các yếu tố liên quan đến việc thu hồi khí NH3 gồm: - Hệ thống đường ống liên quan đến việc thu hồi NH3 [1]. - Chế độ vận hành hiện tại thay đổi so với thiết kế ban đầu. Ngày nhận bài: 22/5/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 22 - 27/5/2020. Ngày bài báo được duyệt đăng: 20/7/2020. Hình 1. Sơ đồ hệ thống thu hồi khí NH3 sinh ra từ bồn chứa 40TK5001 40TK5001 AMMONIA STORAGE TANK 10V5003 (FLASH VESSEL) Hệ thống làm lạnh NH3 lỏng về 40TK5001 40PK5001K1 A/B 10K4051 46 DẦU KHÍ - SỐ 8/2020 HÓA - CHẾ BIẾN DẦU KHÍ - Hệ thống máy nén khí NH3 10K4051 xưởng NH3 [2]. - Hệ thống máy nén làm lạnh 40PK5001K1 A/B xưởng phụ trợ [3]. - Thay đổi lượng khí NH3 sinh ra khi thay đổi lượng NH3 xuất bán. 2.2. So sánh các giải pháp về mặt kinh tế, kỹ thuật và lựa chọn giải pháp (Bảng 1) 3. Tính toán kỹ thuật cho phương án được lựa chọn 3.1. Đánh giá khả năng đáp ứng của máy nén10K4051 - Các thông số hoạt động theo thiết kế của máy nén 10K4051 [2] (Bảng 2). - Dựa trên lượng NH3 bay hơi tính toán trong các trường hợp vận hành khác nhau (lượng xuất bán tối đa, xưởng NH3 vận hành ở 100% tải và đưa toàn bộ NH3 về bồn 40TK5001) và các thông số vận hành thì máy nén 10K4051 có đủ công suất để vận hành nén lượng khí NH3 bay hơi từ bồn 40TK5001 trong trường hợp xưởng NH3 tăng công suất và xuất bán NH3. 3.2. Lựa chọn vị trí đấu nối và đặc tuyến ống • Tiến hành khảo sát hiện trạng nhà máy, nhóm tác giả đã đề xuất lắp đặt đường ống như sau: - Đường ống dẫn khí NH3 từ xưởng phụ trợ về xưởng NH3 dài khoảng 250 m, đường kính 6”. - Điểm đấu nối đường ống ở xưởng phụ trợ là ở cửa hút của máy nén 40PK5001K1 B (tại đây đang có một đầu chờ 6” và có thể cô lập khỏi bồn 40TK5001 để đấu nối ống). - Điểm đấu nối tại xưởng NH3: đấu nối vào đường khí NH3 ra khỏi đỉnh 10V5003 (đường 12”, chỉ thực hiện khi dừng máy bảo dưỡng tổng thể). - Đường ống từ xưởng phụ trợ sang xưởng NH3 sẽ nằm trên hệ thống barrack hiện hữu của nhà máy. • Lập bản vẽ isometric của tuyến ống (Hình 2) • Tính tổn thất áp suất trên đường ống - Tổn thất áp suất trên đường ống được tính toán dựa trên chiều dài đường ống, van và các điểm co theo trong bản vẽ isometric. Tổn thất áp suất theo tính toán là khoảng 25 mbar. - Áp suất đầu ra 10V5003 trong hoạt động bình thường cài đặt ở 50 mbar. Áp suất tại cửa hút máy nén 40PK5001K1 A là 75 mbar. Như vậy, khí NH3 đủ áp để đưa từ xưởng phụ trợ về xưởng ammonia. 3.3. Tính toán chi phí thực hiện Chi phí thực hiện được tính toán cho việc đầu tư đường ống thu hồi NH3 ở trên bao gồm chi phí vật tư, thi công lắp đặt. Tổng chi phí ước tính khoảng 3 tỷ đồng. 3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế 3.4.1. Giả thiết tính toán - Lượng NH3 xuất bán: Theo số liệu thống kê thực tế. - Tỷ lệ mất mát NH3: Lượng NH3 hao hụt diễn ra trong quá trình xuất bán NH3 được xác định như sau: Giải pháp Kỹ thuật Kinh tế Lựa chọn giải pháp Nâng cấp hệ thống máy nén thu hồi 40PK5001K1 A/B. - Nâng cấp/lắp đặt thêm hệ thống thiết bị phụ trợ như trao đổi nhiệt; - Nâng cấp hệ thống điều khiển máy nén. - Chi phí tư vấn của nhà sản xuất đánh giá lại hệ thống thu hồi hơi NH3 và đưa ra các lựa chọn thay đổi vận hành máy nén 40PK5001K1 A/B với đơn giá là 20.000 EUR; - Chưa tính các chi phí nâng cấp/lắp đặt thiết bị. Lắp đặt hệ thống đường ống mới nhằm tận dụng công suất dư của máy nén khí NH3 10K4051. - Lắp đặt đường ống mới từ bồn chứa 40TK5001 về cửa hút máy nén 10K4051; - Tận dụng công suất dư của máy nén 10K4051 để thu hồi toàn bộ lượng NH3 bay hơi. - Chi phí lắp đặt đường ống (vật tư + nhân công) khoảng 3 tỷ đồng; - Thu hồi vốn nhanh (theo tính toán có thể thu hồi vốn trong vòng 1 năm); - Thời gian xây dựng tuyến ống nhanh (20 ngày) và có thể đưa vào vận hành ngay. Giải pháp được lựa chọn do phù hợp với điều kiện công nghệ, vận hành của Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Chi phí và thời gian thu hồi vốn hợp lý. Bảng 1. So sánh các giải pháp về mặt kinh tế, kỹ thuật Điều kiện hoạt động Mức bình thường Mức cao Vượt mức thiết kế Lưu lượng (kg/giờ) 480 6.305 6.940 7.940 Áp suất cửa hút (mbarg) 30 30 30 30 Mức cao nhất máy nén vận hành vẫn hiệu quả Bảng 2. Các thông số hoạt động của máy nén 10K4051 47DẦU KHÍ - SỐ 8/2020 PETROVIETNAM + A là mức bồn chứa 40TK5001. + B là thể tích bồn chứa (B’ là thể tích bồn chứa của 7 giờ ngày hôm trước, B” là thể tích bồn chứa lúc 7 giờ ngày hôm sau). + C là chênh lệch thể tích (m3/ngày) trong bồn chứa 40TK5001 của 7 giờ ngày hôm trước đến 7 giờ ngày hôm sau. + D là chênh lệch khối lượng (tấn/ngày) trong bồn chứa 40TK5001 của 7 giờ ngày hôm trước đến 7 giờ ngày hôm sau. + E là khối lượng NH3 xuất bán. + F là khối lượng NH3 hao hụt trong quá trình xuất bán. + H là lượng NH3 hao hụt: H = F/E = (D + E)/E = (A × C + E)/E = [ A × (B” – B’) + E ]/E + Giá bán NH3 là giá bán trung bình mỗi năm (giá bán tại cổng nhà máy). 3.4.2. Kết quả Hiệu quả NH3 thu hồi được và hiệu quả khi dừng các cụm máy nén thu hồi NH3 qua các năm được thể hiện trên Bảng 3 - 5. Như vậy hiệu quả kinh tế thu được từ năm 2016 đến tháng 10/2019 là 37.544.599.617 đồng khi áp dụng phương án sử dụng máy nén 10K4051 để thu hồi khí NH3 sinh ra từ bồn chứa 40TK5001. 4. Đánh giá về đổi mới và sáng tạo công nghệ của công trình Tính đổi mới, sáng tạo thể hiện ở việc cán bộ kỹ thuật của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo) và Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã tự nghiên cứu thiết kế công nghệ của hệ thống hiện hữu, phân tích các khó khăn, tồn tại và đánh giá lựa chọn giải pháp phù hợp, tối ưu nhất về kỹ thuật để thu hồi hoàn toàn NH3 sinh ra trong quá trình vận hành/xuất bán. Giải pháp công nghệ thu hồi khí NH3 phát thải trong quá trình sản xuất ở Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã giải quyết được các vấn đề kỹ thuật công nghệ quan trọng của Nhà máy như: - Xử lý điểm nghẽn về năng lực của hệ thống làm lạnh bồn 40TK5001: Tận dụng máy nén khí NH3 10K4051 đang vận hành ở chế độ thấp tải, để thu hồi NH3 khí từ bồn chứa 40TK5001, qua đó giải quyết triệt để vấn đề phát sinh khi lượng hơi NH3 tạo ra trong bồn chứa NH3 lỏng của nhà máy vượt quá khả năng thu hồi của hệ thống máy nén làm lạnh 40PK5001K1 A/B, thì lượng hơi NH3 dư sẽ bị xả bỏ ra đuốc, vừa mất sản phẩm NH3 vừa thải sản phẩm đốt cháy NH3 ra môi trường. - Thiết kế, xây dựng tuyến ống thu gom NH3 khí từ bồn chứa 40TK5001 về 10K4051. Việc thu hồi NH3 đã góp phần tiết kiệm năng lượng, tối ưu chế độ vận hành thiết bị và làm giảm tác động/ảnh hưởng đến môi trường (giảm lượng NH3 phải đốt bỏ), đồng thời: - Đối với dự án mở rộng xưởng NH3: Không cần phải vận hành thêm cụm máy nén 40PK5005K1 A/B mới đầu tư. - Không xảy ra hiện tượng phóng không NH3 ra đuốc trong quá trình xuất bán thành phẩm NH3 lỏng. - Không vận hành 2 cụm máy nén 40PK5001K1 A/B và 40PK5005K1 A/B. Hai cụm này để ở chế độ dự phòng. Hình 2. Bản vẽ isometric của tuyến ống thu hồi khí NH3 Nối v ào 1 2-NH V-10 5530 7-B1 4B-Z 4000 3000 1200 0 4000 3000 40P K50 01K 1 A/ B 1080 00 42000 18000 20 00 20 00 10 00 10 00 60 0020 00 10 00 10 00 3/4 10V5003 18000 3/4 6" 6" 6" Điểm đấu nối tại đường ống 12” - đường khí NH3 ra khỏi 10V5003 (xưởng NH3) Điểm đấu nối tại đầu chờ 6” cửa hút của máy nén 40PK5001K1 B (xưởng phụ trợ) 12-N HG-1 5050 09-D 14B- F 2000 48 DẦU KHÍ - SỐ 8/2020 HÓA - CHẾ BIẾN DẦU KHÍ 5. Kết luận Việc đốt bỏ NH3 gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến an toàn vận hành. Từ kinh nghiệm tích lũy trong quá trình quản lý, vận hành hệ thống dây chuyền công nghệ, cán bộ kỹ sư Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu về thiết kế công nghệ của hệ thống hiện có, phân tích các khó khăn, tồn tại và đánh giá lựa chọn giải pháp phù hợp, tối ưu nhất về kỹ thuật để thu hồi NH3. Kết quả áp dụng thực tế từ năm 2016 đến nay đã thu hồi được lượng lớn khí ammonia sinh ra từ bồn chứa 40TK5001 nhằm giảm thiểu phát thải khí NH3 ra môi trường, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho Nhà máy Đạm Phú Mỹ nói riêng và PVFCCo nói chung. Tài liệu tham khảo [1] Nhà máy Đạm Phú Mỹ, P&ID xưởng NH3 và xưởng phụ trợ (lần ban hành 11), 2014. [2] Vendor GEA, Vendor data book of 10K4051 compressor, 2003. [3] Vendor GEA, Vendor data book of 40PK5001/K1B compressor, 2003. Chi tiết Đơn vị 2016 2017 2018 2019 Lượng NH3 xuất bán tấn 33.050,31 24.207,14 51.814,18 41.907,34 Tỷ lệ mất mát NH3 trong quá trình xuất bán % 4,21 4,21 2,60 2,60 Lượng NH3 bay hơi không thu hồi được tấn 1.391,42 1.019,12 1.347,17 1.089,59 Giá bán NH3 tại nhà máy VNĐ 6.619.428 4.443.146 5.918.322 6.045.181 Giá trị làm lợi VNĐ 9.210.392.010 4.528.101.809 7.972.977.475 6.586.773.844 Bảng 3. Hiệu quả NH3 thu hồi được qua các năm vận hành Bảng 4. Hiệu quả khi dừng các cụm máy nén thu hồi NH3 Chi tiết Đơn vị 2016 2017 2018 2019 Công suất máy nén 40PK5001 kW/h 180 180 180 180 Công suất máy nén 40PK5005 kW/h 150 150 Số ngày không vận hành máy nén trong năm ngày 360 335 350 300 Lượng điện tiêu thụ tiết kiệm được kWh 1.555.200 1.447.200 2.772.000 2.376.000 Đơn giá điện nhà máy sản xuất VNĐ/kW 859 1.103 1.324 1.112 Giá trị làm lợi VNĐ 1.336.072.320 1.596.695.760 3.671.236.800 2.642.349.600 Bảng 5. Tổng giá trị làm lợi qua các năm Summary NH3 is always generated during NH3 manufacturing process and storage in ammonia plants. NH3 gas recovery is not only economically beneficial but also environmentally significant as it helps reduce NH3 gas emissions. Normally, the generated NH3 gas will be recovered by a recovery compressor according to licensors’ design. However, technology modification and equipment wear and tear after a period of operation may substantially increase the amount of NH3 gas generated, which exceeds the designed recovery capacity. The authors proposed two technically feasible solutions, namely: (i) upgrading the existing recovery compressor system 40PK5001K1 A/B in the Utility Unit, and (ii) installing a new pipeline to take advantage of the unused capacity of compressor 10K4051 in the NH3 Unit to fully capture the NH3 gas generated. The results showed that solution (ii) is highly effective, enabling recovery of all NH3 gas with a reasonable investment. Key words: Ammonia, NH3 gas recovery, NH3 gas compressor, NH3 unit, utility unit. TECHNICAL SOLUTION FOR RECOVERING GASEOUS NH3 AT PHU MY FERTILIZER PLANT Nguyen Van Nhung, Le Van Minh, Nguyen Tri Thien, Le Ngoc Loi, Pham Quang Hieu, Tong Van Ha Petrovietnam Fertilizer & Chemicals Corporation (PVFCCo) Email: nvnhung@pvfcco.com.vn Giá trị Đơn vị tính 2016 2017 2018 2019 Giá trị làm lợi VNĐ 10.546.464.330 6.124.797.569 11.644.214.275 9.229.123.444 49DẦU KHÍ - SỐ 8/2020 PETROVIETNAM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN DẦU KHÍ ĐẶC THÙ: BẤT CẬP NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LÝ TẠP CHÍ DẦU KHÍ Số 8 - 2020, trang 49 - 59 ISSN 2615-9902 Hoàng Thị Phượng, Đoàn Văn Thuần, Hoàng Thị Đào, Cao Thị Thu Hằng, Võ Hồng Thái, Phạm Thu Trang Viện Dầu khí Việt Nam Email: phuonght@vpi.pvn.vn Tóm tắt Quản lý đầu tư xây dựng các công trình/dự án có tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Thực tế công tác đầu tư xây dựng các dự án dầu khí (từ lĩnh vực thăm dò khai thác, đến khí, chế biến, điện) đã và đang gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức quản lý, ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ, hiệu quả của các dự án. Bài báo phân tích tính đặc thù của các dự án dầu khí, các bất cập trong hoạt động đầu tư xây dựng nảy sinh từ các quy định pháp lý của Nhà nước (các văn bản luật và dưới luật còn chồng chéo, chưa có quy định hoặc chưa có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế), làm cơ sở để Chính phủ và các bộ/ngành xem xét tháo gỡ. Từ khóa: Dự án dầu khí, quản lý đầu tư xây dựng, quy định pháp lý, Luật Dầu khí. 1. Giới thiệu Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang quản lý các dự án đầu tư trong các lĩnh vực từ tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí; vận chuyển, xử lý khí; chế biến dầu khí đến các dự án điện (điện từ khí và than). Trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác, có hàng chục dự án đang trong các giai đoạn đầu tư thăm dò, phát triển mỏ (có các dự án lớn như Dự án phát triển cụm mỏ khí Lô B, 48/95 và 95/97; Dự án phát triển cụm mỏ khí Cá Voi Xanh); lĩnh vực khí có các dự án lớn như Dự án đường ống Lô B - ... Quy trình, thủ tục thiết kế, thẩm định thiết kế, cấp phép xây dựng và triển khai đầu tư với công trình trên biển quy định tại Luật Dầu khí và Nghị định số 95/2015/NĐ-CP, còn với công trình trên bờ được quy định tại Luật Xây dựng và các nghị định liên quan. 3 Đặc điểm khi tính toán chi phí đầu tư xây dựng Chi phí đầu tư xây dựng các công trình liên quan được tổng hợp tại dòng chi phí trong tính toán hiệu quả của dự án (tại Báo cáo phát triển mỏ tổng thể FDP). Chi phí đầu tư xây dựng các công trình dưới biển và trên bờ đều thuộc dự án chung nên được tổng hợp tại dòng chi phí trong tính toán hiệu quả của dự án tại FDP tổng thể. Có nghĩa là các công trình trên bờ không phải là dự án riêng/dự án thành phần. 56 DẦU KHÍ - SỐ 8/2020 KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Kỳ họ p Q uố c h ội Lu ật Đ ầu tư cô ng Bộ Kế ho ạc h và Đầ u t ư Lu ật Đ ầu tư và Lu ật Do an h ng hi ệp Lu ật Xâ y d ựn g Bộ Xâ y dự ng Lu ật Bả o v ệ Mô i t rư ờn g Bộ Tà i n gu yê n Mô i tr ườ ng Trình Chính phủ dự thảo Lu ật D ầu kh í Bộ Cô ng Th ươ ng Dự kiến trình Chính phủ Kỳ 10 Kỳ 11 Kỳ 12 VĂ N BẢ N BỔ SU NG , S ỬA Đ ỔI Đầ u m ối so ạn th ảo 20 18 20 19 20 20 20 21 Trình Chính phủ Th ẩm đị nh (B ộ T ư ph áp ), th ẩm tr a (Ủ y b an Qu ốc hộ i) xe m xé t (Th ườ ng vụ Qu ốc hộ i) Qu ốc hộ i đã th ảo lu ận Qu ốc hộ i đã th ôn g qu a Kỳ 7 Kỳ 8 Kỳ 9 Dự ki ến Ch ín h p hủ dự th ảo Ch ươ ng trì nh sử a đ ổi để tr ìn h Q uố c h ội th ôn g q ua ch ươ ng tr ìn h s ửa đổ i Th eo Ch ươ ng tr ìn h l àm vi ệc củ a Q uố c h ội nă m 20 19 - 20 20 đã th ốn g n hấ t ( Ng hị qu yế t s ố 5 7/ 20 18 /Q H1 4 v à N gh ị q uy ết số 78 /2 01 9/ QH 14 ) v à k ết qu ả đ ến cu ối th án g 7 /2 02 0 Th eo th ực tế ch uẩ n b ị v à ý ki ến củ a n hó m tá c g iả) Có hi ệu lự c t ừ 1 /1 /2 02 1 Có hi ệu lự c t ừ 1 /1 /2 02 1 Dự th ảo , lấ y ý ki ến Bộ /n gà nh Th ẩm đị nh , th ẩm tr a, xe m xé t c ủa Th ườ ng vụ Qu ốc hộ i Qu ốc hộ i đã th ảo lu ận Q u ốc hộ i dự ki ến th ôn g q ua Tổ ng kế t t hự c t rạn g á p d ụn g L uậ t t ại (B ộ C ôn g T hư ơn g và PV N ph ối hợ p t hự c h iện ) Bộ Cô ng Th ươ ng ch uẩ n bị đề xu ất nh u c ầu sử a đổ i L uậ t Dự th ảo , lấ y ý ki ến ; Th ẩm tr a, th ẩm đị nh ; Qu ốc hộ i t hả o l uậ n Qu ốc hộ i đã th ôn g qu a Có hi ệu lự c t ừ 1 /1 /2 02 0 Dự th ảo , lấ y ý ki ến Bộ /n gà nh Bộ Kế ho ạc h và Đầ u t ư Hì nh 3. Ti ến độ sử a đ ổi cá c l uậ t li ên qu an đầ u t ư x ây dự ng cá c d ự á n d ầu kh í c ủa Qu ốc hộ i K hó a X IV (2 01 6 - 20 21 ) [ 1] 57DẦU KHÍ - SỐ 8/2020 PETROVIETNAM Dầu khí, còn việc xây dựng các công trình bổ sung trên bờ sẽ chịu sự điều chỉnh bởi Luật Xây dựng. Có thể tóm lược các đặc điểm và điều kiện liên quan tại Bảng 2. Việc tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý là cần thiết song điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án. Thứ nhất, các quy định pháp lý hiện hành chưa có quy định nào liên quan đến trường hợp này, theo đó các nhà thầu dầu khí/chủ đầu tư cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý đầu tư xây dựng đều lúng túng về hướng xử lý các thủ tục liên quan cần thiết (thẩm định các bước thiết kế, cấp giấy phép xây dựng các công trình trên bờ cũng như tính liên kết của đầu tư xây dựng các công trình trên bờ với FDP của dự án thăm dò khai thác theo Hợp đồng dầu khí đã ký). Thứ hai, việc lúng túng về quy trình, thủ tục cho công trình trên bờ sẽ kéo theo sự chậm trễ về tiến độ cho dự án thăm dò khai thác, trong khi dự án này vốn đã rất khó khăn và mất nhiều thời gian cho việc đàm phán các thỏa thuận mua bán khí [12]. 3.5. Thu xếp vốn cho dự án Quy mô đầu tư các dự án dầu khí rất lớn, ví dụ tổng mức đầu tư 1 dự án lọc hóa dầu công suất 10 triệu tấn/ năm khoảng 9 - 10 tỷ USD, tổng mức đầu tư 1 dự án điện than công suất 1.200 MW khoảng 40 nghìn tỷ đồng [1], theo đó, lượng vốn vay cần huy động rất lớn (thường chiếm khoảng 70% tổng mức đầu tư của dự án). Thực tế, việc huy động vốn từ các ngân hàng thương mại trong nước chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu vẫn phải vay từ các tổ chức tín dụng hoặc quỹ tài chính nước ngoài và thường kèm theo đòi hỏi về bảo lãnh của Chính phủ. Gần đây, Chính phủ có nhiều quyết định thắt chặt bảo lãnh vay vốn cho các dự án như: tại Quyết định số 544/QĐ- TTg ngày 20/4/2017 [13] của Thủ tướng Chính phủ có quy định “Chính phủ tạm dừng toàn bộ việc cấp mới bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong và ngoài nước", tuy nhiên 1 năm sau đó, tại Quyết định số 433/QĐ-TTg ngày 20/4/2018 [14] của Thủ tướng Chính phủ, có nới lỏng hơn “Hạn chế việc cấp mới bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong và ngoài nước của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ trong giới hạn đã được Quốc hội phê duyệt". Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư trong kế hoạch. Cuộc khủng hoảng do tác động kép của đại dịch COVID-19 và giá dầu giảm sâu đã, đang và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền cũng như khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư. Cùng với việc thắt chặt bảo lãnh vay vốn của Chính phủ sẽ càng gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp trong nước trong việc huy động vốn cho các dự án đang triển khai hoặc chuẩn bị triển khai (như các dự án thăm dò dầu khí để gia tăng trữ lượng, các dự án đường ống khí, các dự án điện...) và hệ quả sẽ là kéo dài tiến độ và giảm hiệu quả của dự án. 4. Kết luận và kiến nghị Các vướng mắc pháp lý ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý đầu tư xây dựng dự án dầu khí. Nếu không được tháo gỡ sớm sẽ ảnh hưởng đến tiến độ cũng như hiệu quả đầu tư các dự án, đặc biệt là lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí - lĩnh vực cốt lõi, xương sống cho phát triển ngành Dầu khí Việt Nam nói chung và PVN nói riêng. Để tháo gỡ các vướng mắc đối với dự án dầu khí, Chính phủ và các bộ/ngành cần nghiên cứu, điều chỉnh ở các văn bản pháp lý liên quan như: Luật Dầu khí, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng (do bộ chủ quản liên quan tổng hợp báo cáo Chính phủ để xem xét, trình Quốc hội thảo luận, thông qua), các nghị định của Chính phủ (hướng dẫn thi hành các Luật sau khi được Quốc hội thông qua và ban hành), hoặc các quyết định của Thủ tướng cho một số trường hợp đăc biệt (nội dung mà các văn bản luật không điều chỉnh hết). Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh (hoàn thiện thể chế), Quốc hội Khóa XIV (nhiệm kỳ 2016 - 2021) đã ban hành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 và 2020 [15, 16]. Theo đó, các luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng dự án dầu khí cũng được đưa vào chương trình sửa đổi của Quốc hội gồm: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, và Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ Môi trường. Còn đối với Luật Dầu khí, từ cuối năm 2019 đến nay, Bộ Công Thương đã và đang rà soát nội dung cần sửa đổi để kiến nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội đưa vào Chương trình sửa đổi luật, tại các kỳ họp tiếp theo (với kỳ vọng có thể được thông qua Chương trình sửa đổi tại kỳ họp cuối của Quốc hội Khóa XIV). Tiến độ và kết quả sửa đổi các luật liên quan của Quốc hội được tổng hợp trong Hình 3. Về đề xuất các điều chỉnh cần thiết trong văn bản luật cho phù hợp với đặc thù của các dự án dầu khí, từ góc độ nghiên cứu, nhóm tác giả có kiến nghị cụ thể như sau: Nội dung đề xuất - Với Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: Kiến nghị xem xét bãi bỏ quy định về việc các dự án thăm dò khai thác dầu khí phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư và chủ trương điều chỉnh đầu tư (PVN đã thực hiện nội dung tương tự theo Luật Dầu khí). 58 DẦU KHÍ - SỐ 8/2020 KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ - Với Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và văn bản dưới luật: (1) Bổ sung quy định liên quan FEED trong trường hợp dự án phải mua bản quyền công nghệ (quy trình, nội dung lập/thẩm tra/thẩm định, hạch toán chi phí mua bản quyền); (2) có tham chiếu từ Luật và hướng dẫn cụ thể việc miễn lập Pre-FS với dự án nhóm A khi đã có trong quy hoạch được Chính phủ phê duyệt; (3) xem xét hướng dẫn quy trình, thủ tục lập, thẩm định các bước thiết kế và cấp phép xây dựng đối với các công trình khí (đường ống, trạm xử lý khí) trên bờ thuộc các dự án thăm dò khai thác theo PSC mở rộng. - Với Luật Dầu khí: xem xét bổ sung quy định trong việc xây dựng các công trình khí (đường ống, trạm xử lý khí) trên bờ thuộc các dự án thăm dò khai thác theo PSC mở rộng và bổ sung quy định trong lập, thẩm định Báo cáo FDP tổng thể tương ứng. Thời gian đề xuất - Với Luật Đầu tư và Luật Xây dựng: Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã có trao đổi và gửi công văn kiến nghị đến các bộ chủ quản (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng) đầu mối soạn thảo luật sửa đổi các luật này. Theo đó, đã chuyển tải được một số đề xuất hiệu chỉnh về tính đặc thù của dự án dầu khí vào các dự thảo Luật sửa đổi để Báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội thẩm định, xem xét tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10 và 11/2019) như [1]: bỏ quy định tại Luật Đầu tư về việc các dự án thăm dò khai thác dầu khí phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư và quyết định chủ trương điều chỉnh đầu tư; bổ sung vào Luật Xây dựng các quy định về FEED trong trường hợp dự án phải mua bản quyền công nghệ (nội dung FEED, thẩm định); dẫn chiếu trong Luật Xây dựng để có hướng dẫn dưới luật rõ hơn trong việc lập Pre-FS với dự án nhóm A đã có trong quy hoạch được Chính phủ phê duyệt. Tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5 và 6/2020), Quốc hội đã thông qua cả 2 dự thảo Luật này (đồng ý với các đề xuất trên) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 [17, 18]. Như vậy, tiếp theo đây PVN/các đơn vị cần tiếp tục phối hợp cùng Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình dự thảo các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật cho các nội dung vẫn chưa được tháo gỡ hoặc cần có hướng dẫn rõ hơn để triển khai áp dụng như các quy định liên quan FEED, các công trình trên bờ theo PSC mở rộng, việc lập Pre-FS với dự án nhóm A đã có trong quy hoạch. - Với Luật Dầu khí: Việc đề xuất sửa đổi sẽ do Bộ Công Thương (sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành, doanh nghiệp/ PVN) báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội. Do vậy, tiến độ tổng hợp, đề xuất điều chỉnh từ PVN và Bộ Công Thương nên được thúc đẩy nhanh để sớm được tháo gỡ khó khăn cho các dự án thăm dò khai thác dầu khí. Kết quả nghiên cứu của VPI trong thời gian qua cho thấy ngoài các vướng mắc pháp lý lớn theo tính đặc thù của dự án dầu khí như đã nêu trên, thực tế trong triển khai đầu tư các dự án dầu khí còn khá nhiều vướng mắc pháp lý tương tự như các dự án đầu tư thông thường khác (như sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản luật; sự thiếu thống nhất, thiếu quy định hay quy định chưa rõ dẫn đến hiểu khác nhau trong một số văn bản; hoặc sự thiếu cập nhật các quy định so với thực tế triển khai; sự chưa phù hợp trong việc lập, thẩm tra, thẩm định các bước thiết kế và cấp giấy phép xây dựng...). Tài liệu tham khảo [1] Viện Dầu khí Việt Nam, Báo cáo Đánh giá ảnh hưởng của quy định pháp lý đối với công tác đầu tư xây dựng các công trình dầu khí (khí - chế biến - điện) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đề xuất các phương hướng hoàn thiện, 2019. [2] Quốc hội, Luật Đầu tư, Luật số 67/2014/QH13, 26/11/2014. [3] Quốc hội, Luật Xây dựng, Luật số 50/2014/QH13, 18/6/2014. [4] Thủ tướng Chính phủ, Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP, 25/3/2015. [5] Thủ tướng Chính phủ, Nghị định quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, 22/4/2015. [6] Thủ tướng Chính phủ, Nghị định quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nghị định 59/2015/NĐ-CP, 18/6/2015. [7] Thủ tướng Chính phủ, Nghị định quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Nghị định 68/2019/NĐ-CP, 14/8/2019. [8] Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, Số 19/2000/QH10, 9/6/2000. [9] Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, Số 10/2008/QH12, 3/6/2008. [10] Chính phủ, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí, Nghị định 95/2015/NĐ-CP, 16/10/2015. [11] Viện Dầu khí Việt Nam, "Báo cáo Nghiên cứu thực trạng khung pháp lý và đề xuất một số quy định/giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát hoạt 59DẦU KHÍ - SỐ 8/2020 PETROVIETNAM động đầu tư trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí ở trong nước của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam", 2019. [12] Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Báo cáo giám sát, đánh giá tổng kết công tác đầu tư các dự án, 2015 - 2019. [13] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định về việc phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn 2016 - 2018, Quyết định số 544/QĐ-TTg, 20/4/2017. [14] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định sửa đổi; bổ sung Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 20/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn 2016 - 2018, Quyết định số 433/QĐ-TTg, 20/4/2018. [15] Quốc hội, Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, Nghị quyết số 57/2018/QH14, 8/6/2018. [16] Quốc hội, Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, Nghị quyết số 78/2019/QH14, 11/6/2019. [17] Quốc hội, Luật Đầu tư, Luật số 61/2020/QH14, 17/6/2020. [18] Quốc hội, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Luật số 62/2020/QH14, 17/6/2020. Summary Management of project construction investment has a direct impact on the investment efficiency of businesses. In fact, investments in the construction of oil and gas projects (from exploration to gas, processing, and electricity) have been facing a number of difficulties in organising management, significantly affecting the progress and efficiency of these projects. The paper analyses the special characteristics of oil and gas project, as well as the problems caused by current legal regulations (legal and sub-law documents are either overlapping or inadequate, or have not been adjusted appropriately). This will be the basis for making proposals to the Government and relevant ministries to solve the problems. Key words: Oil and gas projects, construction investment management, legal provisions, Petroleum Law. INVESTMENT IN CONSTRUCTION OF OIL AND GAS PROJECTS - OBSTACLES VIEWED FROM LEGAL PERSPECTIVE Hoang Thi Phuong, Doan Van Thuan, Hoang Thi Dao, Cao Thi Thu Hang, Vo Hong Thai, Pham Thu Trang Vietnam Petroleum Institute Email: phuonght@vpi.pvn.vn
File đính kèm:
- giai_phap_cong_nghe_thu_hoi_khi_nh3_phat_thai_trong_qua_trin.pdf