Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trong giai đoạn hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc là sự khẳng định vị trí,
vai trò của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam với các quyền sống, tự do, hạnh
phúc và phát triển được thể hiện trên các mặt của đời sống. Do đó, đoàn kết, bình đẳng, tương trợ
giữa các dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng lớn, chứa đựng những giá trị lý luận và
thực tiễn vô cùng sâu sắc đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam, yếu tố quan trọng hàng đầu để
cách mạng đi đến thắng lợi, là cơ sở, nền tảng cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước trong mọi giai đoạn cách mạng, đặc biệt là trong tiến trình xây dựng thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trong giai đoạn hiện nay
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 11 - 16 11 GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT, BÌNH ĐẲNG, TƯƠNG TRỢ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Vũ Thị Thủy*, Phạm Thị Huyền Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc là sự khẳng định vị trí, vai trò của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam với các quyền sống, tự do, hạnh phúc và phát triển được thể hiện trên các mặt của đời sống. Do đó, đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng lớn, chứa đựng những giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam, yếu tố quan trọng hàng đầu để cách mạng đi đến thắng lợi, là cơ sở, nền tảng cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong mọi giai đoạn cách mạng, đặc biệt là trong tiến trình xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ khóa: Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, chính sách dân tộc, dân tộc. ĐẶT VẤN ĐỀ * Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc là kim chỉ nam cho lập trường của giai cấp công nhân trong giải quyết quan hệ dân tộc ở Việt Nam với nội dung phong phong phú, gồm quan điểm về đoàn kết giữa các dân tộc, bình đẳng giữa các dân tộc, và tương trợ giữa các dân tộc; trong đó, đoàn kết giữa các dân tộc là một di sản tư tưởng quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với vấn đề dân tộc ở Việt Nam, là một hệ thống những quan điểm sâu sắc và toàn diện về mối quan hệ dân tộc theo tinh thần giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, phát huy tiềm năng thế mạnh của khu vực dân tộc miền núi, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh và văn minh; còn bình đẳng giữa các dân tộc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh là hệ thống luận điểm về tính tất yếu, con đường, phương thức thực hiện thực hóa quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Điều quan trọng, bình đẳng giữa các dân tộc luôn gắn với tăng cường đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, nhằm làm cho đồng bào các dân tộc ngày càng được hưởng đầy đủ những giá trị vật chất và tinh thần trên thực tế. Đối với tương trợ giữa các dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự bắt nguồn và tiếp nối truyền * Tel: 0982633373; Email: vuthuy.dhsptn@gmail.com thống tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam, điều đặc biệt trong tư duy biện chứng của mình, Người luôn coi trọng và đề cao tinh thần tương trợ giữa các dân tộc và theo Người, tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển giữa các dân tộc muốn lâu dài, bền vững phải được dựa trên những nguyên tắc cơ bản chung cao nhất là bảo đảm giải quyết hài hòa các lợi ích giữa các tộc người trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc được tạo thành một chỉnh thể có mối quan hệ biện chứng, trong đó “bình đẳng” là nền tảng trong mối quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc, là yếu tố làm nên sự đoàn kết vững chắc và tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc; “đoàn kết” là biểu hiện thực hiện bình đẳng, còn “tương trợ” giúp đỡ nhau là điều kiện để thực hiện bình đẳng và đoàn kết trong quan hệ dân tộc. NỘI DUNG Giá trị lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc góp phần cụ thể hóa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc ở một quốc gia đa dân tộc Quá trình đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh không chỉ tìm được con đường cứu Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 11 - 16 12 nước mà còn trang bị cho mình một nhân sinh quan mới, tìm thấy con đường phát triển của một đất nước còn lạc hậu, kém phát triển như Việt Nam. Ðây là quá trình Hồ Chí Minh tìm hiểu và vận dụng những nguyên lý cách mạng và học thuyết của các nhà kinh điển vào điều kiện cụ thể của Việt Nam một cách phù hợp. Chính trong quá trình đó, Người không chỉ thành công trong việc vận dụng một học thuyết vốn có cơ sở thực tế từ xã hội phương Tây tư bản chủ nghĩa vào thực tiễn một nước thuộc địa, nông nghiệp, chưa phát triển như Việt Nam, mà còn góp phần bổ sung, phát triển học thuyết Mác-Lênin trên những phương diện mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đòi hỏi, trong đó nổi bật là một số nội dung lý luận về giải quyết vấn đề dân tộc ở một quốc gia đa dân tộc và có lịch sử lâu đời như Việt Nam. Trên thực tế, vấn đề dân tộc đã được C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập, luận giải trong nhiều tác phẩm. Các ông đã đứng trên lập trường chân chính của giai cấp vô sản, kiên quyết đấu tranh chống lại các quan điểm dân tộc hẹp hòi, vị kỷ của giai cấp tư sản. Trong thực tiễn, hai ông đã kiên quyết chống lại ách áp bức bóc lột các dân tộc khác của giai cấp tư sản. Điều quan trọng, để giải quyết vấn đề dân tộc một cách triệt để trên lập trường giai cấp vô sản, hai ông chủ trương phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, thủ tiêu Nhà nước tư sản, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp cách mạng đó phải do giai cấp công nhân cùng với chính đảng cách mạng của nó lãnh đạo. Dựa vào lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc, tổng kết kinh nghiệm của giai cấp vô sản Nga trong quá trình giải quyết vấn đề dân tộc, gắn liền với yêu cầu của cách mạng vô sản, Lênin đã đề ra Cương lĩnh về vấn đề dân tộc, với nội dung khái quát: “Các dân hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại” [1, tr.375]. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Cộng sản Việt Nam đầu tiên xem xét và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc theo học thuyết Mác - Lênin trên cơ sở vận dụng sáng tạo học thuyết cách mạng đó vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nghĩa là, Hồ Chí Minh không chỉ là người tìm đến và đưa các cơ sở lý luận về vấn đề dân tộc của các nhà kinh điển vào Việt Nam mà còn là người kiến tạo việc ứng dụng các nguyên tắc về vấn đề dân tộc của các ông vào thực tiễn cách mạng Việt Nam một cách biện chứng, với quan niệm: các nội dung cơ bản về vấn đề dân tộc phải được thực hiện thông qua hệ thống chính trị, thông qua chính sách dân tộc. Đó cũng là nguyên tắc được Người quán triệt và chỉ đạo trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, Người yêu cầu: “Các cấp bộ Đảng phải thi hành đúng chính sách dân tộc, thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc” [2, tr.231]. Từ yêu cầu này, đối với đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc được Người nhận thức và giải quyết rất nhuần nhuyễn. Về nội dung đoàn kết, Hồ Chí Minh đề ra chủ trương kế thừa và nâng cao một bước nội dung đoàn kết trong giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam. Thực chất, nội hàm vấn đề đoàn kết của Hồ Chí Minh thể hiện bản chất sáng tạo so với các nội dung đoàn kết trước đó mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đưa ra và luận giải. Bởi lẽ, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc được đặt trong bối cảnh và yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước vì sự phát triển của dân tộc - quốc gia và sự phát triển của mỗi thành phần dân tộc. Đó là hệ thống các vấn đề mang tính toàn diện liên quan đến mục tiêu rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các tộc người trong cộng đồng quốc gia Việt Nam; được xuất phát từ tình hình đặc điểm của các tộc người và nhiệm vụ cách mạng cụ thể trong từng giai đoạn. Điều quan trọng hơn, đoàn kết các dân tộc trong quan điểm của Hồ Chí Minh là bình đẳng, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. Về nguyên tắc bình đẳng, Hồ Chí Minh đã đề ra nội dung bình đẳng và luôn được coi trọng trong việc hoạch định chính sách dân tộc qua các thời kỳ. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng, bình đẳng là yếu tố không thể thiếu trong mối quan hệ dân tộc, yếu tố làm nên sự Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 11 - 16 13 đoàn kết vững chắc của các dân tộc. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giá trị của bình đẳng được xuất phát từ quan điểm của Lênin về vấn đề dân tộc, từ chính đặc thù của quốc gia đa dân tộc Việt Nam, với các thành phần dân tộc phát triển không đồng đều về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó, chính sách dân tộc của Hồ Chí Minh là nhằm mục đích để các dân tộc rút ngắn khoảng cách phát triển, làm chủ đất nước, vận mệnh của mình. Theo đó, chỉ có thực sự bình đẳng thì các mục tiêu đặt ra mới được hiện thực hóa. Đối với vấn đề tương trợ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trân trọng và đề cao tinh thần tương trợ giữa các dân tộc. Tương trợ là một nguyên tắc vừa mang tính pháp lý, vừa phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc thể hiện tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng các dân tộc ở nước ta. Rõ ràng, tư tưởng đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc của Hồ Chí Minh đã cho thấy, trong giải quyết vấn đề dân tộc, Người luôn coi trọng việc thực hiện chính sách dân tộc và coi vấn đề dân tộc có tầm quan trọng chiến lược; đánh giá cao vai trò, vị trí của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp cách mạng chung cả nước; luôn luôn kêu gọi đoàn kết, bình đẳng, tương trợ trong toàn thể các dân tộc; hiểu rất rõ âm mưu của mọi loại kẻ thù trong việc tìm mọi cách để thực hiện chính sách chia để trị, chia rẽ dân tộc; là người Việt Nam đầu tiên xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc trên cơ sở của học thuyết Mác - Lênin; luôn đấu tranh với những tư tưởng hẹp hòi, tư tưởng dân tộc lớn, coi thường các dân tộc nhỏ có trình độ phát triển thấp. Và như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc đã góp phần cụ thể hóa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc ở một quốc gia đa dân tộc. Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc đã đặt nền móng cho đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam đã đặt nền móng cho chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Người đã không ngừng củng cố, phát huy truyền thống đoàn kết, bình đẳng, tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc, đồng thời luôn động viên các dân tộc thiểu số vươn lên tiến kịp người dân tộc đa số, để khẳng định mình. Người chỉ rõ, các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ muôn người như một, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Đoàn kết là chiến lược của cách mạng Việt Nam, nhưng muốn đoàn kết thực sự cần phải bảo đảm quyền bình đẳng trên mọi phương diện và cơ sở của bình đẳng là sự phát triển về kinh tế, văn hóa của các dân tộc. Điều quan trọng hơn, thực hiện đoàn kết, bình đẳng lại phải nhất thiết có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Với tư duy biện chứng và khoa học về vấn đề dân tộc của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định và thực hiện đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; thông qua con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa để xác lập quyền bình đẳng dân tộc cho dân tộc Việt Nam; tích cực pháp luật hoá quyền bình đẳng dân tộc và từng bước thực hiện quyền bình đẳng đó trên thực tế một cách toàn diện; ra sức lãnh đạo, tập hợp nhân dân thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc hướng đến sự bình đẳng dân tộc trên thực tế; phát huy cao độ ý thức vươn lên của các dân tộc và khắc phục những biểu hiện sai trái của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thực hiện đoàn kết, bình đẳng dân tộc. Đặc biệt, trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, việc hoạch định, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước còn được thể hiện: Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chính sách dân tộc và thực hiện bình đẳng dân tộc một cách toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, nhằm thực hiện bình đẳng dân tộc trên thực tế; tiếp tục phát huy tinh thần tự vươn lên của các dân tộc, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái và âm mưu thủ đoạn chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch. Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 11 - 16 14 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc đã chứa đựng nhiều giá trị định hướng quý báu, chẳng hạn nội dung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số. Người nói: “Cán bộ địa phương thường có tâm lý tự ti, cho mình là văn hóa kém, chính trị kém, không muốn làm cán bộ. Như thế là không đúng. Nếu như thế, không ai làm việc cho đồng bào cả, việc làm đây là do cán bộ địa phương phải làm lấy. Vì vậy cho nên còn kém thì phải học” [2, tr. 212]. Quan điểm này đã định hướng cho Đảng và Nhà nước ta trong công tác cán bộ nói chung, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số. Thực tiễn đã chứng minh rằng, cán bộ người dân tộc thiểu số có vị trí và vai trò rất quan trọng, họ là cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với đồng bào các dân tộc; là một yếu tố quyết định việc thực hiện chính sách dân tộc đạt hiệu quả cao hay thấp; là chủ thể kết nối, tạo động lực cho đồng bào các dân tộc phát triển, đảm bảo các yếu tố đoàn kết, bình đẳng, tương trợ bền vững về nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn bản sắc và phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít cán bộ dân tộc thiểu số chưa phát huy hết khả năng, trọng trách của mình, trình độ chuyên môn và lý luận còn hạn chế. Để khắc phục những khó khăn, bất cập này, Đảng và Nhà nước bằng nhiều hình thức đã tăng cường cán bộ có năng lực, phẩm chất đến công tác ở vùng dân tộc và miền núi nhất là vùng xung yếu về chính trị, an ninh, quốc phòng; chú trọng việc tạo nguồn, sửa đổi tiêu chuẩn bổ nhiệm và các cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những giải pháp mang tính “tình thế”. Điều này càng cho thấy, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh có tác dụng thiết thực không chỉ với cán bộ dân tộc thiểu số, mà còn vô cùng cần thiết đối với các cơ quan chức năng trong việc quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay của vùng dân tộc và miền núi. Giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc đã góp phần khắc phục thái độ kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, trong quan hệ giữa dân tộc đa số có trình độ phát triển cao hơn với các dân tộc thiểu số có trình độ thấp hơn,rất dễ nảy sinh tư tưởng kỳ thị dân tộc và thường có những thái cực: Một là, người dân tộc lớn dễ mắc bệnh kiêu ngạo; hai là, cán bộ địa phương, nhân dân địa phương lại dễ cho mình là dân tộc nhỏ bé, tự ti, cái gì cũng cho là mình không làm được, rồi không cố gắng, thậm chí là dân tộc hẹp hòi dẫn đến tình trạng cục bộ địa phương. Theo đó,Người cho rằng cần phải khắc phục những tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi và tự ti dân tộc. Là một người có nhiều năm sống với đồng bào các dân tộc thiểu số, với tầm trí tuệ uyên bác, Hồ Chí Minh rất nhạy cảm với tâm lý, tâm trạng của đồng bào. Người nhắc nhở phải khắc phục mọi biểu hiện làm cản trở khối đoàn kết các dân tộc ngay trong đời sống tinh thần của đồng bào. Người chỉ rõ, phải khắc phục những tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc. Do đó, thực hiện đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc hiện nay cần quan tâm đến đặc điểm tâm lý của đồng bào các dân tộc. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta cho thấy, sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội là một đặc điểm lớn. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng việc đảm bảo sự phát triển bình đẳng của tất cả các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam và coi đây là nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững. Bình đẳng giữa các dân tộc là bình đẳng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Bình đẳng còn thể hiện trong quyền phát triển, được đảm bảo và tạo mọi điều kiện để các dân tộc thực hiện và có cơ hội phát triển bình đẳng với các dân tộc khác. Bình đẳng là cơ sở để đoàn kết. Đoàn kết và tương trợ giúp đỡ nhau là điều kiện để thực hiện bình đẳng. Bài học của nhiều quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng, quan hệ giữa các dân tộc chỉ diễn ra trong hòa bình hữu nghị khi mà các dân tộc đó nhận thấy quan hệ về lợi ích của dân tộc mình với dân tộc khác là cân bằng, thỏa đáng, không có nguy cơ bị đe dọa từ phía dân tộc khác hay từ phía chính quyền nhà nước. Nếu ngược lại, thì quan hệ Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 11 - 16 15 giữa các dân tộc sẽ chứa đựng những nguy cơ xung đột - nguy cơ hủy hoại quan hệ hữu nghị, hợp tác. Thực tế chứng minh rằng, vấn đề dân tộc nói chung và quan hệ giữa các dân tộc quốc gia, đặc biệt là quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia đa dân tộc luôn luôn là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp. Mặt trái của nó ẩn chứa những mầm mống của sự bất hòa, đố kỵ dễ dẫn đến những xung đột với các mức độ khác nhau. Nguyên nhân của những vấn đề này là do chính sách dân tộc, trong đó bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc chưa được thực hiện một cách triệt để, quan trọng hơn là chưa chú ý đến đặc điểm tâm lý của đồng bào các dân tộc. Vì vậy, cần có những nhận thức đầy đủ, cách mạng và quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc vào giải quyết vấn đề dân tộc, hoạch định chính sách dân tộc trong giai đoạn cách mạng Việt Nam hiện nay. Như vậy, trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề đoàn kết, bình đẳng, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau được Đảng ta xác định là một trong những nguyên tắc cơ bản để thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới. Trong các văn kiện Đại hội Đảng từ lần thứ II đến lần thứ V đều nhấn mạnh: đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc. Từ Đại hội VI trở đi, các nguyên tắc này đã được xác định là đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau. Và đến Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc” [3, tr.81]. Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết quan hệ hài hòa giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển...” [4, tr.164]. Rõ ràng, tư tưởng xuyên suốt trong Nghị quyết của Đảng là khẳng định sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc ở nước ta, chống mọi sự kỳ thị, chia rẽ dân tộc, không bỏ sót bất cứ dân tộc nào, không cho phép bất cứ tư tưởng khinh miệt, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, tôn trọng quyền làm chủ của mỗi con người và quyền tự quyết của các dân tộc để nhằm phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của các dân tộc anh em trong cả nước. Điều này đã cho thấy, những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh thực sự mang giá trị thực tiễn lớn lao để Đảng, Nhà nước, cũng như các cấp ủy Đảng ở các địa phương có những giải pháp thích hợp trong giải quyết vấn đề dân tộc, với mục đích làm cho các dân tộc được phát triển một cách toàn diện. Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc đã góp phần định hình mục tiêu và động lựccho việc hoạch định, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc cho thấy, hệ thống tư tưởng này của Người có vai trò rất quan trọng: trực tiếp tạo động lực đẩy nhanh quá trình thực hiện mục tiêu, nội dung chính sách dân tộc; bảo đảm sự đồng thuận và tạo cơ hội, điều kiện phát triển của các dân tộc; bảo đảm sự tôn trọng, phát huy tinh thần tương trợ lẫn nhau và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt có ý nghĩa đối với việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay. Hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc là một trong những yếu tố và nguyên nhân trực tiếp, sâu xa tác động đến đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Một chính sách đúng sẽ có tác dụng củng cố đoàn kết, bình đẳng dân tộc, làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, ngược lại sẽ là mầm mống của sự mất đoàn kết và bất bình đẳng dân tộc. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách dân tộc là nâng cao dân trí, nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc, nâng cao chất lượng hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc để có chính sách, giải pháp đúng đối với các dân tộc ở nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay vẫn là một bộ phận chậm phát triển so với mặt chung của cả nước, những phúc lợi của chế độ xã hội mới mang lại ý thức trong việc nghiên cứu, bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa cho đồng bào các dân tộc sẽ dẫn đến mầm mống của sự mất đoàn kết, bất bình đẳng. Sự chênh lệch về đời sống văn hóa vật thể, phi vật thể giữa đồng Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 11 - 16 16 bào Kinh với đồng bào các dân tộc thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số với nhau... cũng sẽ dẫn đến sự so bì, gây tâm lý “bất bình đẳng” là nguyên nhân của việc mất đoàn kết. Sự đúc kết về mặt thực tiễn cho thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc thực sự đóng vai trò là nền tảng, kim chỉ nam, động lực, mục tiêu trong việc hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay. KẾT LUẬN Tựu trung lại, lý luận và thực tiễn đặt ra càng cho thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc; đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc thực sự là cơ sở đặc biệt quan trọng để Đảng và Nhà nước ta hoạch định chính sách dân tộc và là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là thắng lợi của 30 năm đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, dân tộc, tôn giáo, các hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, liên tục diễn ra ở nhiều nơi. Ở nước ta, các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách khoét sâu và lợi dụng những khó khăn của đồng bào các dân tộc thiểu số để xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Do đó, càng đòi hỏi phải tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Quan trọng hơn, phải làm cho vấn đề dân tộc, các nguyên tắc chủ đạo quan hệ dân tộc như đoàn kết, bình đẳng,tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển phải được thấm nhuần trong tất cả các chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước, từ chính sách kinh tế, xã hội tới văn hóa, đặc biệt là bản sắc văn hóa tộc người, ngôn ngữ tộc người.Để gắn kết đồng bào dân tộc thiểu số, không gì khác hơn là phải nhận thức và giải quyết thật tốt vấn đề đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời phải quán triệt sâu sắc hơn nữa và vận dụng có hiệu quả trong thời kỳ mới trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương cụ thể. Điều này càng cho thấy giá trị to lớn, bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc đối với tiến trình xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, T.25, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 2. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. SUMMARY THE VALUES OF HO CHI MINH'S THOUGHT OF UNITY, EQUALITY AND ASSISTANCE AMONG THE ETHNIC GROUPS IN THE CURRENT PERIOD Vu Thi Thuy*, Pham Thi Huyen TNU – University of Education Ho Chi Minh's thought of unity, equality and mutual assistance among the ethnic groups is the affirmation of the position and role of each ethnic in the community of the Vietnamese people with the right to life, freedom, happiness and the development which is reflected in all aspects of life. Therefore, the unity, equality and mutual assistance among the peoples in Ho Chi Minh’s thought is the big one, which contains deeply theoretical and practical values to the reality of Vietnam revolution. The key factor led the revolution to victory, which is the basic foundation of the Party and State's national policies in all stages of revolution, especially in the process to industrialize and modernize successfully. Keywords: Unity, equality, mutual assistance, ethnic policy, ethnic. Ngày nhận bài: 20/3/2018; Ngày phản biện: 11/04/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018 * Tel: 0982633373; Email: vuthuy.dhsptn@gmail.com
File đính kèm:
- gia_tri_cua_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_doan_ket_binh_dang_tuong.pdf