Gia tăng giá trị hàng nông sản thông qua nâng cấp chuỗi giá trị xuất khẩu: Trường hợp nghiên cứu chuỗi giá trị dừa Bến Tre

Nghiên cứu tập trung phân tích cách thức vận hành và quá trình tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị dừa xuất khẩu Bến Tre. Kết quả cho thấy chuỗi giá trị dừa xuất khẩu ở Bến

Tre vẫn vận hành dựa trên các mối quan hệ truyền thống, giá trị gia tăng

chủ yếu tập trung ở các sản phẩm xuất khẩu thô, chưa có nhiều sản phẩm

tinh chế có giá trị cao. Phân tích các cơ sở để nâng cấp chuỗi giá trị, tác

giả đã đưa ra bốn chiến lược để nâng cấp chuỗi giá trị dừa xuất khẩu Bến

Tre bao gồm: (1) Nâng cấp quá trình sản xuất dừa nguyên liệu; (2) Nâng

cấp các sản phẩm được sản xuất từ dừa; (3) Nâng cấp quá trình thương

mại sản phẩm trong chuỗi giá trị; và (4) Nâng cấp vai trò của các chức

năng hỗ trợ trong chuỗi giá trị.

pdf 7 trang kimcuc 10240
Bạn đang xem tài liệu "Gia tăng giá trị hàng nông sản thông qua nâng cấp chuỗi giá trị xuất khẩu: Trường hợp nghiên cứu chuỗi giá trị dừa Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gia tăng giá trị hàng nông sản thông qua nâng cấp chuỗi giá trị xuất khẩu: Trường hợp nghiên cứu chuỗi giá trị dừa Bến Tre

Gia tăng giá trị hàng nông sản thông qua nâng cấp chuỗi giá trị xuất khẩu: Trường hợp nghiên cứu chuỗi giá trị dừa Bến Tre
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
86
1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp được đánh giá 
là một trong thế mạnh của VN 
với hơn 70% dân số sống ở nông 
thôn và 48% lấy nông nghiệp làm 
sinh kế1. Tuy nhiên, đời sống của 
nông dân không được cải thiện 
nhiều mặc dù đã xuất khẩu nhiều 
mặt hàng quan trọng như lúa gạo, 
cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, 
chè nhưng giá bán rất thấp, chỉ 
khoảng 60-70% giá trung bình 
thế giới. Người nông dân luôn 
thấp thỏm trong tình trạng “được 
mùa mất giá” và “được giá thì 
mất mùa”. Có thể thấy nguồn 
góc của vấn đề chính là chúng 
ta chưa xây dựng và vận hành 
đươc các chuỗi giá trị của các sản 
phẩm nông nghiệp một cách nhịp 
1 Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương 
Thế giới (FAO) năm 2012
nhàng và hiệu quả.
Đối với Bến Tre, cây dừa là một 
trong những cây trồng chủ lực của 
nông dân. Công nghiệp chế biến 
dừa đóng vai trò lớn trong cơ cấu 
kinh tế - xã hội của tỉnh, chiếm tỷ 
trọng cao trong tổng kim ngạch 
xuất khẩu hàng năm. Tuy nhiên, 
các sản phẩm chế biến từ dừa còn 
nhiều sản phẩm thô, sơ chế, thiếu 
các sản phẩm tinh chế có giá trị 
cao, giá cả buôn bán dừa của nông 
dân còn bấp bênh và phụ thuộc 
quá nhiều vào Trung Quốc. Do 
đó, nghiên cứu các chiến lược để 
nâng cấp chuỗi giá trị dừa ở Bến 
Tre, tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn 
cho ngành dừa là một trong những 
giải pháp cải thiện sinh kế và nâng 
cao thu nhập cho nông dân Bến Tre 
một cách bền vững.
2. Cơ sở lý thuyết và phương 
pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này được thực 
hiện dựa trên các lý thuyết về chuỗi 
giá trị của Kaplinsky & Morris 
(2001), lý thuyết Liên kết chuỗi 
giá trị - Value Links của GTZ 
(2007) và khung nghiên cứu chuỗi 
giá trị của M4P (2008). 
Phương pháp nghiên cứu dựa 
trên khảo sát thực tế các tác nhân 
tham gia vào chuỗi giá trị dừa xuất 
khẩu dừa Bến Tre để thiết lập sơ 
đồ chuỗi giá trị, tính toán chi phí, 
doanh thu, giá trị gia tăng qua từng 
khâu của chuỗi giá trị. Từ đó phân 
tích những điểm mạnh, điểm yếu, 
cơ hội và thách thức trong quá trình 
vận hành của chuỗi giá trị để làm 
cơ sở cho việc xây dựng những 
chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị.
Gia tăng giá trị hàng nông sản 
thông qua nâng cấp chuỗi giá trị 
xuất khẩu: Trường hợp nghiên cứu 
chuỗi giá trị dừa Bến Tre
Lê Tuấn LộC & nGuyễn Văn nên
Trường Đại học Kinh tế - Luật
Nghiên cứu tập trung phân tích cách thức vận hành và quá trình tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị dừa xuất khẩu Bến Tre. Kết quả cho thấy chuỗi giá trị dừa xuất khẩu ở Bến 
Tre vẫn vận hành dựa trên các mối quan hệ truyền thống, giá trị gia tăng 
chủ yếu tập trung ở các sản phẩm xuất khẩu thô, chưa có nhiều sản phẩm 
tinh chế có giá trị cao. Phân tích các cơ sở để nâng cấp chuỗi giá trị, tác 
giả đã đưa ra bốn chiến lược để nâng cấp chuỗi giá trị dừa xuất khẩu Bến 
Tre bao gồm: (1) Nâng cấp quá trình sản xuất dừa nguyên liệu; (2) Nâng 
cấp các sản phẩm được sản xuất từ dừa; (3) Nâng cấp quá trình thương 
mại sản phẩm trong chuỗi giá trị; và (4) Nâng cấp vai trò của các chức 
năng hỗ trợ trong chuỗi giá trị.
Từ khóa: Chuỗi giá trị, dừa, Bến Tre, giá trị gia tăng
Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
87
3. Kết quả nghiên cứu và thảo 
luận
3.1. Sơ đồ chuỗi giá trị dừa xuất 
khẩu của Bến Tre
Sơ đồ chuỗi giá trị dừa Bến Tre 
được xây dựng dựa trên kết quả 
khảo sát các đối tượng tham gia 
vào chuỗi giá trị. Theo đó, chuỗi 
vận hành thông qua năm hoạt động 
chính là: Sản xuất dừa của nông 
dân, thu gom qua hệ thống thương 
lái, sơ chế tại địa phương, chế biến 
công nghiệp tại các nhà máy và 
hoạt động xuất khẩu các sản phẩm 
dừa. 
Sản xuất dừa nguyên liệu của 
nông dân: Nông dân trồng dừa 
ở Bến Tre đa số có kinh nghiệm 
trồng dừa trong lâu năm, kết quả 
khảo sát cho thấy trung bình kinh 
nghiệm trồng dừa của chủ hộ là 23 
năm. Nông dân trồng dừa liên quan 
trực tiếp đến hai nhóm tác nhân 
trong chuỗi giá trị, một là nhóm 
tác nhân cung cấp các yếu tố đầu 
vào cho sản xuất, và hai là nhóm 
tác nhân tiêu thụ sản phẩm dừa trái 
khô của nông dân. Nông dân chủ 
yếu bán dừa khô cho các thương 
lái là các hộ thu gom quen biết và 
có mối quan hệ mua bán gắn bó 
lâu dài. Giá bán dừa hầu như hoàn 
toàn do thương lái thu mua thông 
tin, kết quả khảo sát cho thấy có 
đến 82% nông dân trả lời hoàn 
toàn tin tưởng vào giá cả thương 
lái thu mua đưa ra. Sản lượng dừa 
người nông dân bán cho thương lái 
thu gom đã giảm đi trong những 
năm gần đây. Có khoảng 20-25% 
sản lượng trái dừa khô được nông 
dân bán cho các cơ sở sơ chế và 75-
80% sản lượng bán cho các thương 
lái thu gom. 
Hoạt động của thương lái thu 
gom: Thương lái sẽ thu gom dừa 
khô nguyên trái từ các hộ nông dân 
để bán lại nguyên trái hoặc đã lột 
vở cứng bên ngoài cho các thương 
lái thu gom lớn hơn và cơ sở chế 
biến để hưởng chênh lệch và ngày 
công lao động. Hoạt động của các 
thương lái thu gom trung gian ở 
cấp độ hộ gia đình trước đây hoạt 
động rất sôi nổi nhưng trong những 
năm gần đấy đã giảm đi một phần 
do các cơ sở sơ chế dừa hoạt động 
sôi nổi hơn. Tổng sản lượng dừa 
khô lưu chuyển từ nông dân qua 
các thương lái trung gian hiện nay 
chiếm khoảng 75-80%. Hoạt động 
của thương lái thu gom đóng vai 
trò vô cùng quan trọng trong chuỗi 
giá trị, đảm nhiệm khâu logistics 
đầu vào cho các cơ sở sơ chế, góp 
phần rất lớn trong việc duy trì sự 
vận hành xuyên suốt của chuỗi. 
Hoạt động sơ chế dừa của các cơ 
sở sơ chế địa phương: Trong chuỗi 
giá trị dừa xuất khẩu Bến Tre, các 
cơ sở sơ chế dừa là tác nhân nắm 
vai trò vô cùng quan trọng để đảm 
bảo thị trường và chuỗi giá trị dừa 
hoạt động liên tục và hiệu quả. Có 
hai loại cơ sở sơ chế, một là cơ sở 
Hình 1: Sơ đồ chuỗi giá trị dừa xuất khẩu Bến Tre
Nguồn:Trần Tiến Khai (2012) và kết quả khảo sát 2014
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
88
thu mua dừa từ nông dân và thương 
lái thu gom để lột vỏ, phân loại và 
bán nguyên trái cho các doanh 
nghiệp, thương nhân xuất khẩu đi 
Trung Quốc. Loại cơ sở còn lại 
thu mua dừa từ nông dân, thương 
lái thu gom và những trái dừa nhỏ 
không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi 
Trung Quốc từ các cơ sở để sơ chế 
khác để cạy cơm, cung cấp nguyên 
liệu cho các công ty chế biến. Đối 
với hoạt động sơ chế cạy cơm dừa, 
trái dừa khô nguyên liệu được sơ 
chế và cho ra các sản phẩm trung 
gian bao gồm vỏ dừa, gáo dừa, 
cơm dừa và nước dừa. Các sản 
phẩm trung gian được phân phối đi 
theo các kênh chế biến khác nhau. 
Trong đó, một phần gáo và cuống 
dừa cung cấp cho các thương lái 
thu gom cho các công ty sản xuất 
đồ thủ công mỹ nghệ.
Theo số liệu khảo sát năm 
2014, số lượng dừa khô lột vỏ xuất 
khẩu nguyên trái sang Trung Quốc 
và tiêu dùng nội địa chiếm khoảng 
20-25%, số lượng được cạy cơm 
chiếm khoảng 75-80%. Trong thời 
gian qua, việc phân loại những trái 
đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu nguyên 
trái lột vỏ vào những thời điểm 
phía thương nhân Trung Quốc hoạt 
động sôi nổi đã làm cho các cơ sở 
chế biến dừa xuất khẩu trong tỉnh 
gặp không ít khó khăn do thiếu 
thốn nguồn nguyên liệu. Đây cũng 
chính là nguyên nhân gây giá cả 
dừa nguyên liệu biến động mạnh 
trong giai đoạn 2010 đến nay.
Hoạt động sản xuất thành phẩm 
của các doanh nghiệp chế biến: 
các doanh nghiệp chế biến các sản 
phẩm từ dừa lấy nguồn nguyên liệu 
từ các cơ sở sơ chế ở địa phương 
hoặc cơ sở sơ chế vệ tinh của chính 
doanh nghiệp đó. Có bốn nhóm 
doanh nghiệp chính để sản xuất ra 
4 dòng sản phẩm xuất khẩu chính 
là: chế biến các sản phẩm tinh chế 
từ cơm dừa; chế biến thạch dừa từ 
nước dừa; chế biến các sản phẩm 
từ chỉ xơ dừa từ vỏ dừa và chế biến 
than hoạt tính, than xay từ gáo dừa. 
Khối lượng sản phẩm luân chuyển 
từ cơ sở sơ chế đến các doanh 
nghiệp chế biến trong chuỗi giá trị 
được thể hiện trong Hình 2.
Chuỗi giá trị dừa ở Bến Tre 
hiện nay mặc dù vận hành theo 
cách thức truyền thống và dựa trên 
mối quan hệ mua bán, sản xuất lâu 
đời nhưng ít có sự liên kết và hỗ 
trợ lẫn nhau giữa các tác nhân. Các 
cơ sở sơ chế sẵn sàng bán dừa thô 
cho các thương nhân Trung Quốc 
khi giá cao làm thiếu hụt nguồn 
nguyên liệu cho các nhà máy chế 
biến hoặc các nhà máy trong tỉnh 
ép giá thấp các cơ sở sơ chế khi 
nguồn dừa dồi dào vào những thời 
điểm vào mùa. Chính vì không có 
sự liên kết, hỗ trợ chặt chẽ giữa các 
tác nhân trong chuối giá trị nên giá 
cả dừa biến động liên tục, và người 
dân trồng dừa phải gánh chịu tất cả 
trong sự biến động giá đó.
3.2. Phân tích quá trình tạo giá trị 
gia tăng trong chuỗi giá trị dừa 
xuất khẩu
Phân tích quá trình tạo ra giá trị 
gia tăng trong chuỗi giá trị dừa Bến 
Tre được thực hiện bằng cách tính 
toán chi phí, doanh thu, giá trị gia 
tăng qua từng hoạt động trong toàn 
bộ chuỗi giá trị. Sản lượng được 
áp dụng để tính toán là 10.000 trái 
dừa, các sản phẩm nguyên liệu 
tạo ra từ 10.000 trái dừa được giữ 
nguyên qua tất cả các khâu sản 
xuất nhằm mục đích xem xét quá 
trình tạo ra giá trị gia tăng một cách 
có hệ thống.
Hình 2: Khối lượng sản phẩm luân chuyển trong chuỗi giá trị dừa Bến Tre
Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014
Hoạt động trong 
chuỗi giá trị
Giá trị 
gia tăng
Trồng dừa 59,36 triệu
Thu gom dừa 6,14 triệu
Sơ chế dừa nguyên trái 19,67 triệu
Sơ chế dừa nguyên liệu 19,02 triệu
Chế biến cơm dừa sấy 8,15 triệu
Chế biến thạch dừa thô 10,99 triệu
Chế biến chỉ, mụn dừa 2,86 triệu
Chế biến than xay từ 
gáo dừa 1,53 triệu
Chế biến than hoạt tính 3,5 triệu
Bảng 1: Giá trị gia tăng từ 10.000 
trái dừa được tạo ra qua từng khâu 
trong chuỗi giá trị (VND)
Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát năm 
2014
Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
89
Kết quả trên cho thấy nông 
dân là người có được gia tăng 
cao nhất từ việc sản xuất và chế 
biến 10.000 trái dừa. Tuy nhiên, 
đối với nông dân, thì sản lượng 
đó tương đương với năng suất 
của 1 ha/năm, trong khi các tác 
nhân còn lại có năng suất hàng 
trăm ngàn đến hàng triệu trái trên 
năm. Do đó, trong phân tích này 
không chú trọng đến việc so sánh 
giá trị gia tăng giữa các khâu mà 
chỉ tập trung phân tích diễn biến 
tạo ra giá trị gia tăng qua các giai 
đoạn để đề xuất ngành dừa Bến 
Tre cần tập trung vào giai đoạn 
nào trong chuỗi giá trị để gia 
tăng giá trị cho toàn bộ các hoạt 
động trong chuỗi.
Giá trị gia tăng cho sản xuất, 
chế biến các sản phẩm từ 10.000 
trái dừa ở Hình 2 thể hiện giá trị 
của trái dừa sẽ tăng dần nếu mức 
độ chế biến tăng dần. Sau khi thu 
gom, nếu dừa được sơ chế và xuất 
khẩu thô nguyên trái thì chỉ tạo ra 
được giá trị gia tăng 19,67 triệu 
đồng, trong khi nếu sơ chế thành 
các nguyên liệu chế biến công 
nghiệp thô thì giá trị gia tăng tạo 
ra lên đến 42,55 triệu đồng. Mặc 
khác giá trị gia tăng đó được tính 
toán dựa trên xuất khẩu các sản 
phẩm thô (trừ cơm dừa sấy). Nếu 
các sản phẩm thô này được tiếp 
tục tinh chế thành các sản phẩm 
tinh chế như lưới, đệm xơ dừa, sữa 
dừa, than hoạt tính, kẹo dừa sẽ tiếp 
tục tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. 
Trong phạm vi nghiên cứu của 
bài viết này, chỉ dừng lại ở bước 
tính toán giá trị gia tăng từ các sản 
phẩm xuất khẩu thô chủ lực từ dừa 
của Bến Tre. Tuy nhiên để minh 
họa cho việc tạo ra giá trị gia tăng 
cao hơn cho chuỗi giá trị dừa nếu 
tiếp tục tinh chế, nghiên cứu tính 
toán giá trị gia tăng khi tiếp tục tinh 
chế than xay thành than hoạt tính 
xuất khẩu. Trong trường hợp này, 
giá trị gia tăng được tiếp tục tăng 
thêm là 3,5 triệu đồng. 
Kết quả trên cho thấynếu Bến 
Tre có những giải pháp cụ thể để 
nâng cấp chuỗi giá trị dừa xuất 
khẩu theo hướng tinh chế nhiều 
hơn sẽ tạo lượng giá trị gia tăng cao 
rất nhiều lần so với sản xuất các 
sản phẩm thô. Quá trình nâng cấp 
chuỗi cần dựa trên các chiến lược 
được hình thành từ việc phân tích 
các mối liên kết, điểm mạnh, điểm 
yếu, cơ hội, thách thức cũng như sự 
giúp đỡ của các tác nhân đóng vai 
trò hỗ trợ trong quá trình vận hành 
chuỗi giá trị.
3.3. Phân tích SWOT chuỗi giá trị 
dừa xuất khẩu Bến Tre
Từ các kết quả phân tích cách 
thức vận hành và quá trình tạo ra 
giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị 
dừa xuất khẩu ở Bến Tre,cũng như 
tham chiếu các kết quả nghiên cứu 
và các nguồn thông tin khác, phân 
tích SWOT chuỗi giá trị dừa xuất 
khẩu ở Bến Tre được tiến hành 
nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng 
các chiến lược nhằm nâng cấp 
chuỗi giá trị.
Điểm mạnh – Strengths
S1: Bến Tre là vùng có diện tích 
đất canh tác dừa và khả năng cung 
cấp dừa nguyên liệu lớn nhất cả 
nước. Cây dừa có khả năng thích 
nghi với vùng nước lợ, chống chịu 
cao đối với nguy cơ thiên tai. 
S2: Nông dân Bến Tre có kinh 
nghiệm trong canh tác cây dừa, 
được lưu truyền qua nhiều thế hệ. 
Sự gắn bó với cây dừa lâu năm của 
nông dân là một điểm mạnh trong 
việc tiếp tục duy trì diện tích canh 
tác dừa trong tương lai.
S3: Ngành dừa Bến Tre có mức 
Hình 3: Sơ đồ tạo giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị dừa xuất khẩu Bến Tre
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2014
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
90
độ đa dạng hóa các sản phẩm chế 
biến cao, tận dụng hầu hết các sản 
phẩm có được từ cây dừa. Hầu hết 
các bộ phận khác nhau của trái dừa 
và phụ phẩm từ cây dừa đều được 
đưa vào chế biến và có giá trị xuất 
khẩu.
S4: Hoạt động tích cực của Hiệp 
hội dừa Bến Tre, các cơ quan xúc 
tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và 
khuyến nông đã tạo ra sự hỗ trợ tích 
cực cho nông dân trồng dừa. Các 
cơ sở chế biến đã có nhiều cải tiến, 
công nghệ chế biến để sản xuất phù 
hợp với nhu cần thị trường.
S5: Nguồn nhân lực của tỉnh 
Bến Tre có số lượng lớn, môi 
trường đầu tư thông thoáng là các 
điều kiện thuận lợi để thu hút các 
nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, 
chế biến dừa, ngày càng tạo ra các 
sản phẩm tinh chế nhiều hơn nhằm 
gia tăng giá trị cho ngành dừa toàn 
tỉnh.
Điểm yếu – Weaknesses
W1: Tập quán sản xuất dừa của 
nông dân còn rất manh mún, dựa 
trên kinh nghiệm truyền thống là 
chủ yếu, khả năng ứng dụng khoa 
học kỹ thuật vào sản xuất để gia 
tăng sản lượng và chất lượng trái 
dừa còn hạn chế.
W2: Nông dân còn ít chú ý khai 
thác hiệu quả tổng hợp trong canh 
tác dừa thông qua việc nuôi - trồng 
xen kết hợp, mà chỉ chú trọng nhiều 
giá dừa trái, trong khi xen canh 
trong vườn dừa là yếu tố then chốt 
giúp gia tăng hiệu quả kinh tế cho 
người trồng dừa.
W3: Công nghệ sản xuất vẫn 
còn khá đơn giản. Công nghệ chế 
biến các sản phẩm xơ, chỉ, mụn, 
than gáo dừa còn giản đơn và chưa 
an toàn cho môi trường. 
W4: Các sản phẩm xuất khẩu 
chủ yếu là nguyên liệu thô, chưa 
tạo giá trị gia tăng cho địa phương 
đúng với tiềm năng sản xuất dừa 
sẵn có. 
W5: Cấu trúc chuỗi giá trị bị 
tác động quá mạnh mẽ bởi một số 
thị trường nhập khẩu nước ngoài 
(chủ yếu là Trung Quốc) nên giá 
cả nguyên liệu trong nước không 
ổn định, không bảo đảm cung ứng 
nguyên liệu cho công nghiệp chế 
biến xuất khẩu trong nước. 
W6: Mối liên kết giữa các tác 
nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo và 
thiếu bền vững. Các tác nhân còn 
xa lại với các cơ chế liên kết trong 
chuỗi giá trị hiện đại, chưa có cơ 
chế phối hợp đồng bộ giữa 3 tác 
nhân chính của chuỗi là trồng trọt - 
sơ chế - sản xuất công nghiệp. 
Cơ hội – Opportunities
O1: Trong dài hạn, diện tích 
trồng dừa có thể được mở rộng đối 
với những vùng ven biển nước lợ 
của Bến Tre vì cây lúa và cây trồng 
khác cho năng năng suất thấp. 
O2: Các cơ quan nghiên cứu và 
khuyến nông tích cực hoạt động 
nghiên cứu và chuyển giao các 
giống dừa mới, chuyển giao công 
nghệ chế biến, đa dạng hóa các sản 
phẩm từ dừa theo hướng gia tăng 
chuỗi giá trị.
O3: Các chính sách hỗ trợ từ 
các chương trình mục tiêu quốc gia 
và của các tổ chức nước ngoài như 
dự án BDRP Bến Tre đã thúc đẩy 
các hoạt động sản xuất phát triển 
và hỗ trợ người dân tiếp cận với 
thị trường, gắn kết vào chuỗi giá 
trị sản phẩm và sự phát triển của 
ngành.
O4: Sự phát triển và phổ biến 
của công nghệ sản xuất hiện nay 
trên thế giới giúp cho các doanh 
nghiệp chế biến các sản phẩm dừa 
ở Bến Tre hiện nay có cơ hội tiếp 
cận để nâng cấp công nghệ sản xuất 
theo hướng tạo ra các sản phẩm 
tinh chế có giá trị xuất khẩu cao.
O5: Các công trình giao thông 
đã và đang xây dựng tạo nên tạo 
đường giao thông thuận lợi trong 
việc luân chuyển dòng vật chất 
trong chuỗi giá trị, mở ra cơ hội 
để tỉnh đẩy mạnh giao thương đến 
TP.HCM vốn là của ngỏ xuất khẩu 
lớn nhất của cả nước.
O6: Các hoạt động của cộng 
đồng dừa châu Á- Thái Bình 
Dương và các quốc gia thành viên 
là cơ hội để Bến Tre quảng bá hình 
ảnh sản phẩm dừa, đồng thời tạo 
cơ hội để ngành dừa Bến Tre tiếp 
cận sâu hơn với thị trường thế giới, 
tăng khả năng nâng cấp công nghệ 
chế biến.
Thách thức – Threats
T1: Trong ngắn hạn, khó có thể 
tăng sản lượng dừa vì thời gian đầu 
tư kiến thiết cây dừa mất từ 5-6 
năm mới có thể thu hoạch, và diện 
tích đất chuyển đổi cho thâm canh 
cây dừa hiện nay còn rất hạn chế.
T2: Sự phá hại của sâu, bệnh, 
đặc biệt là bọ cánh cứng hại dừa 
gây hại trên quy mô rộng cùng với 
hiện tượng thời gian dừa treo kéo 
dài hơn trong năm do biến đổi khí 
hậu sẽ giảm năng suất dừa đáng 
kể.
T3: Thị trường xuất khẩu lệ 
thuộc quá lớn vào một vài quốc gia, 
đặt biệt là Trung Quốc. Khi các thị 
trường này vì lý do nào đó không 
tiếp tục nhận hàng thì khả năng sản 
xuất hoàn toàn bị tê liệt, điều này 
cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cả 
và hoạt động sản xuất dừa.
T4: Hoạt động thương mại của 
thương nhân Trung Quốc tại Bến 
Tre chưa được kiểm soát chặt chẽ. 
Sự thâm nhập quá sâu của hệ thống 
thương nhân Trung Quốc đã làm 
méo mó và xáo trộn quá trình vận 
hành chuỗi giá trị dừa xuất khẩu, 
gây ra những tác động bất lợi cả 
trong ngắn hạn và dài hạn đối với 
Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
91
ngành chế biến dừa và nông dân 
trồng dừa ở Bến Tre
3.3. Các giải pháp nâng cấp chuỗi 
giá trị dừa Bến Tre trong thời 
gian tới
Dựa trên việc phân tích SWOT 
chuỗi giá trị dừa xuất khẩu Bến 
Tre, các chiến lược nâng cấp 
chuỗi giá trị được xây dựng dừa 
trên ma trận SWOT như sau:
Thứ nhất, nâng cấp quá trình 
sản xuất dừa nguyên liệu.
Trong thời gian tới, Bến Tre 
cần đẩy mạnh công tác chuyển 
đổi công năng các vùng đất cho 
năng suất lúa thấp sang trồng 
dừa. Đối với những vườn dừa 
trồng giống cũ cho năng suất 
thấp, cần dần dần thay những 
cây sâu bệnh, già cõi bằng những 
giống dừa năng suất cao để từng 
bước cải tạo vườn dừa, nâng cao 
sản lượng và bảo đảm chất lượng 
dừa cho chế biến. Tỉnh cũng cần 
chú trọng đẩy mạnh nhân rộng 
các mô hình trồng xen trong 
vườn dừa hiệu quả để nâng cao 
thu nhập và sự gắn bó với vườn 
dừa của nông dân. Bên cạnh đó, 
cần tạo sự liên kết của nông dân 
trong chuỗi giá trị dừa thông 
qua các hình thức liên kết tổ sản 
suất nông dân – thương lái – cơ 
sở sơ chế để đảm bảo không bị 
phía Trung Quốc ép giá và có thể 
nâng cao thu nhập cho nông dân 
làm thuê trong những cơ sở sơ 
chế trong thời gian nhàn rỗi.
Thứ hai, nâng cấp các sản 
phẩm được sản xuất từ dừa.
Để giá trị sản xuất cho ngành 
dừa Bến Tre tăng lên thì nhất thiết 
các sản phẩm phải được nâng cấp 
theo hướng tinh chế nhiều hơn. 
Điều trước tiên là cần đảm bảo 
nguồn cung ứng nguyên liệu đầu 
vào vì các nhà máy chế biến cơm 
dừa nạo sấy có công nghệ cao 
hiện nay cũng chỉ sản xuất được 
50% công suất do thiếu nguyên 
liệu. Để thực hiện điều này, cần 
có liên kết chặt chẽ giữa nông 
dân - cơ sở sơ chế - nhà máy chế 
biến thông qua những hợp đồng 
bao tiêu đảm bảo giá cả ổn định 
để các bên cùng có lợi. Bên cạnh 
đó, ngoài công nghệ sản xuất 
cơm dừa nạo sấy, Bến Tre cần hỗ 
trợ thúc đẩy hoạt động đổi mới 
công nghệ thông qua các cơ chế 
ưu đãi về vốn vay, giảm thuế để 
nâng cấp công nghệ chế biến, 
ưu tiên cho công nghệ chế biến 
các sản phẩm mới, có giá trị gia 
tăng cao hơn như sữa dừa, bột 
sữa dừa, nước dừa đóng lon, than 
hoạt tính
Thứ ba, nâng cấp quá trình 
thương mại sản phẩm trong chuỗi 
giá trị.
Hầu hết các sản phẩm dừa 
xuất khẩu từ Bến Tre đều chưa 
có thương hiệu hoặc thương hiệu 
chưa mạnh. Vì vậy, cần hướng 
dẫn các doanh nghiệp xây dựng 
Giải pháp sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội – (SO)
S1+O1 = Chiến lược 1: Gia tăng diện tích trồng dừa, tăng khả năng cung ứng nguyên 
liệu ra thị trường.
S1, S2 + O2 = Chiến lược 1: Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất dừa nguyên 
liệu của nông dân.
S3, S5 + O4 = Chiến lược 2: Nâng cao công nghệ chế biến cho các sản phẩm được 
làm từ dừa để tăng giá trị xuất khẩu.
S4 + O5, O6 = Chiến lược 3 : Tiếp cận trực tiếp thị trường để giảm thiểu các chi phí 
trung gian. Chiến lược 1: Nâng cấp quá trình sản 
xuất dừa nguyên liệu.
Chiến lược 2: Nâng cấp các sản phẩm 
được sản xuất từ dừa.
Chiến lược 3: Nâng cấp quá trình 
thương mại sản phẩm trong chuỗi giá trị.
Chiến lược 4: Nâng cấp vai trò của các 
chức năng hỗ trợ trong chuỗi giá trị.
Giải pháp khắc phục điểm yếu để khai thác cơ hội - (WO)
W1, W2 + O3 = Chiến lược1 : Gắn kết nông dân vào chuỗi giá trị dừa để nâng cao 
năng lực sản xuất dừa.
W3, W4 + O6 = Chiến lược 3 : Đẩy mạnh tham gia vào thị trường thế giới với các sản 
phẩm tinh chế có giá trị cao.
W5, W6 + O4 : Chiến lược 2: Nâng cao khả năng cung cấp dừa nguyên liệu cho các 
cơ sở chế biến trong chuỗi giá trị.
Giải pháp khắc phụ điểm yếu để giảm bớt nguy cơ - (WT)
W1, W2 + T1, T2 = Chiến lược 1 : Nâng cao nguồn thu cho nông dân để đảm bảo diện 
tích trồng dừa không giảm trong tương lai.
W5, W6 + T3, T4 = Chiến lược 4 : Nâng cao vai trò của các chức năng hỗ trợ để vận 
hành tốt chuỗi giá trị.
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
92
thương hiệu cho sản phẩm và 
tăng cường hoạt động xúc tiến 
thương mại để quảng bá ngành, 
doanh nghiệp và sản phẩm đến 
thị trường thế giới. Trung tâm xúc 
tiến thương mại và Hiệp hội dừa 
Bến Tre là hai tổ chức dẫn dắt và 
hỗ trợ trực tiếp cho chiến lược 
này. Các doanh nghiệp cần đẩy 
mạnh phối hợp với Hiệp hội dừa 
Bến Tre tổ chức các hoạt động 
khảo sát thị trường để tìm kiếm 
thị trường triển vọng trên thế giới 
để xuất khẩu các sản phẩm tinh 
chế thay vì chỉ xuất khẩu quá 
nhiều sản phẩm thô sang Trung 
Quốc.
Thứ tư, nâng cấp vai trò của 
các chức năng hỗ trợ trong chuỗi 
giá trị
Sơ đồ chuỗi giá trị dừa xuất 
khẩu ở Hình 1 cho thấy xuyên 
suốt trong quá trình vận hành của 
chuỗi giá trị không thể thiếu các 
vai trò của các bộ phận hỗ trợ. 
Theo đó, đối với từng khâu trong 
chuỗi giá trị, các chức năng hỗ 
trợ phải thực hiện tốt vai trò của 
mình. Hiệp hội dừa, Hội nông 
dân, Trung tâm dừa Đồng Gò, 
Trung tâm khuyến nôngcó vai 
trò trong việc cải tạo giống và 
kỹ thuật để tăng năng suất dừa 
cho nông dân; Sở Khoa học & 
Công nghệ, Hiệp hội dừa Bến 
Tre, Trung tâm xúc tiến thương 
mại có vai trò hỗ trợ phát triển 
công nghệ sản xuất, quảng bá sản 
phẩm tinh chế có giá trị gia tăng 
cao ra thị trườngcho các cơ sở 
chế biến; ngân hàng thương mại 
có vai trò đảm bảo nguồn vốn để 
quá trình hoạt động của các cơ 
sở sơ chế dừa và thương lái thu 
gom không bị đứt quãng. Để làm 
được việc này, cơ quan quản lý 
cao nhất của Bến Tre là UBND 
tỉnh phải có trách nhiệm giao 
nhiệm vụ, quản lý chặt chẽ các 
cơ quan hỗ trợ trong chuỗi giá trị 
dừa để các hoạt động hỗ trợ được 
thực hiện một cách đồng bộ và 
nhịp nhàng, đảm bảo chuỗi giá 
trị không bị đứt gãy.
4. Kết luận
Cây dừa đã tồn tại và gắn bó với 
người nông dân Bến Tre từ lâu đời 
và là một trong những cây trồng chủ 
lực của tỉnh đến thời điểm hiện nay. 
Để bảo đảm ổn định và phát triển 
bền vững ngành dừa Bến Tre trong 
tương lai nhằm mang lại nhiều lợi 
ích kinh tế - xã hội hơn nữa, tỉnh 
Bến Tre cần hoạch định các giải 
pháp chính sách cụ thể nhằm nâng 
cấp toàn diện chuỗi giá trị dừa. Khi 
công nghệ được cải tiến, giá cả 
xuất khẩu tăng, chuỗi giá trị dừa 
vận hành một cách nhịp nhàng sẽ 
đảm bảo cho nông dân trồng dừa 
có được nguồn thu nhập ổn định, 
gắn bó và đảm bảo nguồn nguyên 
liệu dừa cho phát triển ngành dừa 
trong lâu dài l
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chu Tiến Quang, “Một số vần đề chuỗi giá 
trị nông sản toàn cầu”, Tạp chí Thương 
mại, Số 16 -2008.
GTZ (2007), Valualinks Manual: The 
Methodology of Value Chain Promotion, 
Germany
M4P (2008), Marking Value Chain Work 
Better for the Poor: A Toolbook for 
Practitioners of Value Chain Analysis, 
Marking markets work better for the 
poor project.
Niraj Kumara and Sanjeev Kapoor (2010), 
“Value Chain Analysis of Coconut 
in Orissa”, Agricultural Economics 
Research Review, Vol. 23 (Conference 
Number), pp 411-418
P. Raikes, M.Friis-Jensen & S.Ponte (2000), 
“Global Commodity Chain Analysis and 
the French Filière Approach”, Economy 
and Society
Raphael Kaplinsky & Mike Morris 
(2001), A Handbook for Value Chain 
Research, United Kingdom, Institute 
of Development Studies, University of 
Sussex.
Trần Tiến Khai & cộng sự (2011), Báo cáo 
nghiên cứu Phân tích chuỗi giá trị dừa 
Bến Tre, Dự án Phát triển Kinh doanh 
với người nghèo Bến Tre, UBND tỉnh 
Bến Tre
Võ Thị Thanh Lộc & cộng sự, “Nghiên 
cứu chuỗi giá trị ngành hàng tơ xơ dừa 
nhằm cải tạo việc làm thiện thu nhập cho 
người nghèo ở ĐBSCL”, Tạp chí Khoa 
học Đại học Cần Thơ, Số ra 17b 61 -70.

File đính kèm:

  • pdfgia_tang_gia_tri_hang_nong_san_thong_qua_nang_cap_chuoi_gia.pdf