EACTP: Giao thức cây thu thập dữ liệu với thông lượng cao và cân bằng năng lượng
Một mạng cảm biến không dây bao gồm nhiều nút mạng nhỏ gọn với khả năng xử lý, bộ nhớ,
phạm vi truyền thông và năng lƣợng hạn chế. Các thuật toán truyền thông cho mạng cảm biến
không dây đƣợc thiết kế để mạng có thể hoạt động đƣợc trong những điều kiện hạn chế về tài
nguyên nói trên. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất và thiết kế giao thức cây thu thập dữ liệu
EACTP với thông lƣợng cao và cân bằng năng lƣợng giữa các nút mạng thuộc những tuyến đƣờng
có chất lƣợng liên kết tốt nhằm nâng cao thời gian sống của các nút mạng. Giao thức EACTP sử
dụng thƣớc đo chất lƣợng liên kết ETX (Expected Transmission) và trạng thái năng lƣợng còn lại
ES (Energy State) trên các nút chuyển tiếp để lựa chọn tuyến đƣờng tối ƣu. Các kết quả mô phỏng
cho thấy giao thức EACTP đảm bảo đƣợc sự cân bằng năng lƣợng giữa các nút mạng và thời gian
sống của các nút mạng đƣợc cải thiện tốt hơn so với giao thức cây thu thập dữ liệu ban đầu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: EACTP: Giao thức cây thu thập dữ liệu với thông lượng cao và cân bằng năng lượng
Vũ Chiến Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 116 (02): 23 - 27 23 EACTP: GIAO THỨC CÂY THU THẬP DỮ LIỆU VỚI THÔNG LƢỢNG CAO VÀ CÂN BẰNG NĂNG LƢỢNG Vũ Chiến Thắng1*, Nguyễn Chấn Hùng2, Lê Nhật Thăng3, Bùi Thị Mai Hoa1 1Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên, 2Trung tâm công nghệ xanh, Viện Điện tử - Tin học - Tự động hóa, 3 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TÓM TẮT Một mạng cảm biến không dây bao gồm nhiều nút mạng nhỏ gọn với khả năng xử lý, bộ nhớ, phạm vi truyền thông và năng lƣợng hạn chế. Các thuật toán truyền thông cho mạng cảm biến không dây đƣợc thiết kế để mạng có thể hoạt động đƣợc trong những điều kiện hạn chế về tài nguyên nói trên. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất và thiết kế giao thức cây thu thập dữ liệu EACTP với thông lƣợng cao và cân bằng năng lƣợng giữa các nút mạng thuộc những tuyến đƣờng có chất lƣợng liên kết tốt nhằm nâng cao thời gian sống của các nút mạng. Giao thức EACTP sử dụng thƣớc đo chất lƣợng liên kết ETX (Expected Transmission) và trạng thái năng lƣợng còn lại ES (Energy State) trên các nút chuyển tiếp để lựa chọn tuyến đƣờng tối ƣu. Các kết quả mô phỏng cho thấy giao thức EACTP đảm bảo đƣợc sự cân bằng năng lƣợng giữa các nút mạng và thời gian sống của các nút mạng đƣợc cải thiện tốt hơn so với giao thức cây thu thập dữ liệu ban đầu. Từ khóa: Giao thức cây thu thập dữ liệu nhận thức năng lượng, giao thức cây thu thập dữ liệu cải tiến, mạng cảm biến không dây, hệ điều hành Contiki GIỚI THIỆU* Trong các mạng cảm biến không dây đa phƣơng tiện - MWSNs (Multimedia Wireless Sensor Networks), thông lƣợng cao là một trong những yêu cầu bắt buộc. Dữ liệu đa phƣơng tiện nhƣ hình ảnh, âm thanh, video cần đƣợc truyền về điểm thu thập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một vài ứng dụng của mạng MWSNs có thể kể đến nhƣ: Giám sát môi trƣờng; theo dõi sự sinh trƣởng và phát triển của cây trồng; điều khiển quá trình công nghiệp; các hệ thống điều khiển, giám sát và tránh tắc nghẽn giao thông... ... Điểm thu thập Nút gốc 1 Nút gốc n Hình 1. Cấu trúc liên kết mạng. * Tel: 0904 909692, Email: vcthang@ictu.edu.vn Do ứng dụng chính của các mạng MWSNs là thu thập dữ liệu trong trƣờng cảm biến nên các giao thức thu thập dữ liệu nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của cộng đồng nghiên cứu mạng cảm biến. Giao thức cây thu thập dữ liệu CTP (Collection Tree Protocol) thực thi cơ chế thu thập dữ liệu tin cậy từng bƣớc nhảy. Hình 1 minh họa cấu trúc liên kết mạng đƣợc xây dựng theo giao thức CTP. Giao thức CTP sử dụng thƣớc đo định tuyến là số lần truyền kỳ vọng ETX (Expected Transmission) [1] để lựa chọn tuyến đƣờng tối ƣu. Tuyến đƣờng có ETX nhỏ nhất là tuyến đƣờng có số lần truyền đến nút gốc ít nhất và cũng là tuyến đƣờng hiệu quả về mặt năng lƣợng nhất. Tuy nhiên, giao thức CTP hiện tại không đảm bảo đƣợc vấn đề cân bằng tải giữa các nút mạng. Một số nút mạng thuộc tuyến đƣờng tối ƣu sẽ hết năng lƣợng nhanh hơn các nút còn lại và sẽ tạo thành các lỗ hổng trong mạng, làm giảm hiệu năng của toàn bộ hệ thống mạng. Một số công trình nghiên cứu gần đây [2, 3] cũng đã chỉ ra nhƣợc điểm này của giao thức CTP. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất và thiết kế giao Vũ Chiến Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 116 (02): 23 - 27 24 thức EACTP (Energy Aware Collection Tree Protocol) với thông lƣợng cao và đảm bảo sự cân bằng năng lƣợng. Giao thức EACTP sử dụng thƣớc đo định tuyến ETX và trạng thái năng lƣợng còn lại ES của nút chuyển tiếp để lựa chọn tuyến đƣờng tối ƣu. Giao thức EACTP đƣợc thiết kế dựa trên giao thức CTP nhằm đảm bảo sự cân bằng năng lƣợng giữa các nút mạng thuộc tuyến đƣờng tối ƣu và nâng cao thời gian sống của các nút mạng. Giao thức EACTP cải tiến giao thức CTP ở ba khía cạnh chính: Thứ nhất, giao thức EACTP bổ sung thành phần ƣớc lƣợng năng lƣợng còn lại trên mỗi nút cảm biến; Thứ hai, giao thức EACTP bổ sung một thƣớc đo định tuyến mới đó là trạng thái năng lƣợng còn lại ES (Energy State) để xác định tuyến đƣờng tối ƣu trong mạng; Thứ ba, giao thức EACTP thay đổi thuật toán lựa chọn tuyến đƣờng tối ƣu dựa trên sự kết hợp của hai thƣớc đo định tuyến là ETX và ES. THỰC THI GIAO THỨC EACTP Chúng tôi thực thi giao thức EACTP trên hệ điều hành Contiki. Contiki là một trong những hệ điều hành cho mạng cảm biến không dây phổ biến nhất thế giới hiện nay [4]. Giao thức EACTP đƣợc xây dựng trên ngăn xếp truyền thông RIME trong hệ điều hành Contiki. Hình 2 minh họa các thành phần chính của giao thức EACTP. Khối ƣớc lƣợng chất lƣợng liên kết Khối ƣớc lƣợng chất lƣợng liên kết thực hiện việc tính toán chất lƣợng liên kết giữa hai nút lân cận. Khối này tính toán chất lƣợng liên kết giữa hai nút mạng dựa trên sự thống kê các bản tin điều khiển nhận đƣợc và số bản tin dữ liệu đƣợc truyền thành công giữa hai nút mạng. Khối quản lý các nút lân cận Khối quản lý các nút lân cận lƣu trữ thông tin của các nút lân cận trong bảng định tuyến. Các thông tin này bao gồm địa chỉ của nút lân cận và thƣớc đo định tuyến chất lƣợng liên kết ETX và trạng thái năng lƣợng còn lại ES của các nút lân cận. Khối này chứa một bộ định thời để định kỳ xóa các nút lân cận trong bảng định tuyến khi các số liệu về thƣớc đo định tuyến của nút đó không đƣợc cập nhật trong một khoảng thời gian dài. Ngoài ra, một thuật toán lựa chọn tuyến đƣờng tối ƣu cũng đƣợc thực thi trong khối này. Hình 2. Các thành phần của EACTP Khối quản lý các bản tin điều khiển Khối quản lý các bản tin điều khiển có nhiệm vụ phát quảng bá thông tin về thƣớc đo định tuyến của mỗi nút. Để thực hiện nhiệm vụ này, một bộ định thời đƣợc sử dụng để định kỳ phát quảng bá các bản tin điều khiển. Bản tin điều khiển mang thông tin về địa chỉ và các thƣớc đo định tuyến của nút gửi. Khối ƣớc lƣợng năng lƣợng tiêu thụ Khối này có nhiệm vụ ƣớc lƣợng năng lƣợng tiêu thụ trên nút cảm biến, tính toán chỉ số năng lƣợng còn lại EI và xác định trạng thái năng lƣợng còn lại ES của mỗi nút cảm biến. Khối thu thập Đây là khối trung tâm của giao thức EACTP. Khối này cung cấp các giao tiếp cho các lớp trên và lớp dƣới. Khối này cũng thực hiện việc khởi tạo cho các khối còn lại. Nó thực hiện việc gửi và nhận các bản tin dữ liệu cũng nhƣ các bản tin xác nhận. Nếu có sự thay đổi về vị trí của nút hiện tại trong cấu trúc cây định tuyến thì khối này sẽ tác động đến khối quản lý các bản tin điều khiển để phát quảng bá các bản tin điều khiển nhằm thông báo cho các nút lân cận biết về những thay đổi này. Vũ Chiến Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 116 (02): 23 - 27 25 ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG GIAO THỨC EACTP Để đánh giá hiệu năng giao thức EACTP, chúng tôi sử dụng công cụ mô phỏng Cooja [5]. Cooja là một công cụ mô phỏng linh hoạt đƣợc thiết kế cho việc mô phỏng mạng cảm biến trên nền hệ điều hành Contiki. Bảng 1. Kịch bản đánh giá Các tham số Giá trị Môi trƣờng truyền sóng Unit Disk Graph Medium Năng lƣợng ban đầu (J) 50 Công suất phát (dBm) 0 Số nút mạng (nút) 10 Kích thƣớc mạng (m x m) 60 x 80 Phạm vi phủ sóng của nút (m) Phạm vi truyền: 40 Phạm vi nhiễu: 80 Chu kỳ gửi bản tin dữ liệu (s) 10 Nguồn gửi bản tin dữ liệu Tất cả các nút trong mạng (ngoài nút Sink) Giao thức lớp MAC [6] CSMA/ContikiMAC Kịch bản đánh giá Bảng 1 tóm tắt kịch bản đánh giá hai giao thức CTP và EACTP. Mô hình mô phỏng mạng gồm 10 nút đƣợc minh họa ở hình 3. Các nút mạng định kỳ gửi bản tin dữ liệu về nút Sink là nút số 10. Hình 3. Mô hình mô phỏng mạng. Các tham số đánh giá Chúng tôi đánh giá và so sánh hiệu năng giữa giao thức EACTP và giao thức CTP thông qua một số thƣớc đo đánh giá sau. Tỷ lệ các nút còn sống trong mạng Tỷ lệ các nút còn sống trong mạng ANR (Alive Node Ratio) đƣợc xác định bằng tỷ số giữa số nút còn sống trong mạng và tổng số nút ban đầu trong mạng. %100.(%) _ N N ANR nodesalive (1) Trong đó: Nalive_nodes là tổng số nút còn sống trong mạng, N là tổng số nút ban đầu trong mạng. Tỷ lệ chuyển phát bản tin dữ liệu Tỷ lệ chuyển phát bản tin dữ liệu DDR (Data Delivery Ratio) đƣợc xác định bằng tỷ số giữa số bản tin dữ liệu nhận đƣợc tại nút gốc và tổng số bản tin dữ liệu đƣợc gửi đi bởi tất cả các nút trong mạng. %100.(%) data received N N DDR (2) Trong đó: Nreceived là tổng số bản tin dữ liệu nhận đƣợc tại nút gốc, Ndata là tổng số bản tin dữ liệu đƣợc gửi bởi tất cả các nút trong mạng. Sự cân bằng năng lượng trong mạng Để đánh giá sự cân bằng năng lƣợng giữa các nút mạng, chúng tôi dựa vào chỉ số năng lƣợng còn lại EI trên các nút mạng. Thƣớc đo đánh giá sự cân bằng năng lƣợng EIB (Energy Indicator Balance) giữa các nút trong mạng đƣợc xác định theo công thức sau: N i iEIEIEIB 1 2)( (3) Trong đó: EI là chỉ số năng lƣợng còn lại trung bình trên các nút mạng. Thời gian sống của mạng Thời gian sống của mạng có thể đƣợc định nghĩa là khoảng thời gian bắt đầu một truyền dẫn đầu tiên ở trong mạng và kết thúc khi tỷ lệ phần trăm các nút hết năng lƣợng dƣới một ngƣỡng cho trƣớc. Giá trị ngƣỡng đƣợc thiết lập tùy thuộc vào từng ứng dụng (có thể là 100% hoặc thấp hơn). Kết quả đánh giá Hình 4, 5 lần lƣợt là kết quả mô phỏng đánh giá tỷ lệ các nút còn sống trong mạng và tỷ lệ chuyển phát bản tin dữ liệu của giao thức CTP và EACTP. Vũ Chiến Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 116 (02): 23 - 27 26 Kết quả mô phỏng cho thấy thời gian sống của các nút mạng trong giao thức EACTP đƣợc cải thiện tốt hơn so với giao thức CTP ban đầu. Tuy nhiên, giao thức EACTP vẫn đảm bảo đƣợc tỷ lệ chuyển phát bản tin dữ liệu ở mức cao. Trong khoảng thời gian cuối, giao thức EACTP có tỷ lệ chuyển phát bản tin dữ liệu cao hơn so với giao thức CTP ban đầu. Hình 4. Tỷ lệ các nút còn sống. Hình 5. Tỷ lệ chuyển phát bản tin dữ liệu. Hình 6. Sự cân bằng năng lượng trong mạng. Hình 6 là kết quả mô phỏng so sánh sự cân bằng năng lƣợng giữa các nút mạng. Kết quả mô phỏng cho thấy giao thức EACTP đảm bảo đƣợc sự cân bằng năng lƣợng giữa các nút mạng tốt hơn so với giao thức CTP ban đầu. Điều này đƣợc thể hiện bởi đƣờng cong EIB của giao thức EACTP thấp hơn so với đƣờng cong EIB của giao thức CTP. Nếu giá trị ngƣỡng đƣợc thiết lập để xác định thời gian sống của mạng là 100% thì hình 4 cũng cho thấy thời gian sống của mạng khi hoạt động theo giao thức EACTP đƣợc cải thiện hơn so với giao thức CTP. KẾT LUẬN Trong bài báo này, chúng tôi đã trình bày về giải pháp thiết kế và thực thi giao thức EACTP trên hệ điều hành Contiki. Các kết quả đánh giá so sánh dựa trên mô phỏng giữa giao thức EACTP và giao thức CTP cho thấy giao thức EACTP đạt đƣợc một số tiêu chí quan trọng đó là: Đảm bảo đƣợc sự cân bằng năng lƣợng giữa các nút mạng thuộc những tuyến đƣờng có chất lƣợng liên kết tốt; Đạt đƣợc tỷ lệ chuyển phát bản tin dữ liệu trong mạng ở mức cao; Tăng đƣợc thời gian sống của các nút trong mạng; Không làm phát sinh thêm các chi phí mới về năng lƣợng trong việc gửi các bản tin điều khiển. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đánh giá giao thức EACTP dựa trên thực nghiệm với phần cứng TUmote. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. De Couto D, Aguayo D, Bicket J, Morris R, (2003) “A high-throughput path metric for multi-hop wireless routing,” In Proceedings of the 9th Annual International Conference on Mobile Computing and Networking, New York, pp. 134–146. 2. Jing Zhao, Lei Wang, Wenlong Yue, Zhengquan Qin, Ming Zhu, (2011) “Load Migrating for the Hot Spots in Wireless Sensor Networks using CTP,” In Proceedings of Seventh International Conference on Mobile Ad-hoc and Sensor Networks, Beijing, pp. 167–173. 3. Yongjun Li, Hu Chen, Rongchuan He, Rong Xie, Shaocong Zou, (2010) “ICTP: An Improved Data Collection Protocol Based On CTP,” In Proceedings of the International Conference on Wireless Communications and Signal, Suzhou, pp. 1–5. 4. Thang Vu Chien, Hung Nguyen Chan, Thanh Nguyen Huu, (2011) “A Comparative Study on Vũ Chiến Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 116 (02): 23 - 27 27 Operating System for Wireless Sensor Networks,” In Proceedings of International Conference Advanced Computer Science and Information System (ICACSIS), IEEE Conference Publication, pp. 73-78. 5. Fredrik Österlind, Adam Dunkels, Joakim Eriksson, Niclas Finne, and Thiemo Voigt, (November 2006) “Cross-level sensor network simulation with cooja,” In Proceedings of the First IEEE International Workshop on Practical Issues in Building Sensor Network Applications (SenseApp 2006), Tampa, Florida, USA, pp. 641–648. 6. Vũ Chiến Thắng, Nguyễn Chấn Hùng, Lê Nhật Thăng, (2013) “Về một hệ thống nghiên cứu thực nghiệm cho mạng cảm biến không dây,” Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3(64), trang 103-109. SUMMARY EACTP: A COLLECTION TREE PROTOCOL WITH HIGH THROUGHPUT AND BALANCED ENERGY Vu Chien Thang 1* , Nguyen Chan Hung 2 , Le Nhat Thang 3 , Bui Thi Mai Hoa 1 1College of Information and Communication Technology - TNU 2Green Centre, Vietnam Research Instutute of Electronics, Informatics and Automation 3Posts & Telecommunications Institute of Technology A Wireless Sensor Networks consists of many tiny nodes with the constraints of processing capability, memory, communication range and power. The communication algorithms for wireless sensor networks are designed to operate in these constraints. In this paper, we propose and design an Energy Aware Collection Tree Protocol (EACTP) with high throughput and balanced energy in order to balance sensor nodes’ energy of the routes that have good link quality and improve the lifetime of sensor nodes. EACTP uses the link quality metric (ETX - Expected Transmission) and the Energy State (ES) of sensor nodes to select the optimal route. The simulation results show that EACTP guarantees the energy balance between the sensor nodes and the sensor nodes’ lifetime is improved better than the original CTP. Keywords: Tree protocol to collect energy data awareness, tree protocols improve data collection, wireless sensor networks, Contiki operating system. Ngày nhận bài:25/01/2014; Ngày phản biện:10/02/2014; Ngày duyệt đăng: 26/02/2014 Phản biện khoa học: TS. Ngô Đức Thiện – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông * Tel: 0904 909692, Email: vcthang@ictu.edu.vn
File đính kèm:
- eactp_giao_thuc_cay_thu_thap_du_lieu_voi_thong_luong_cao_va.pdf