Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu bằng heparin trọng lượng phân tử thấp ở bệnh nhân nhồi máu não cấp
Đánh giá hiệu quả của điều trị dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) bằng
heparin trọng lượng phân tử thấp (TLPTT) ở bệnh nhân (BN) nhồi máu não cấp. Đối tượng và
phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, quan sát dọc 85 BN đột quỵ nhồi máu não (NMN) điều trị
tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103. Xác định nguy cơ HKTMS trên lâm sàng theo thang
điểm Wells. Siêu âm Doppler lần 1 và lần 2 cách nhau 7 ngày để phát hiện HKTMS, và đánh
giá kết quả dự phòng. Những BN có nguy cơ cao HKTMS sẽ được điều trị dự phòng bằng
enoxaparin 40 mg/ngày. Kết quả: 35 BN (41,2%) có điểm Wells > 2 được điều trị dự phòng
bằng heparin TLPTT, 50 BN có điểm Wells ≤ 2 (58,8%) không được điều trị dự phòng bằng
heparin. Tỷ lệ HKTMS ở lần siêu âm thứ 2: nhóm sử dụng heparin là 11,4%, nhóm không sử
dụng heparin 16%.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu bằng heparin trọng lượng phân tử thấp ở bệnh nhân nhồi máu não cấp
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc 80 DỰ PHÒNG HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU BẰNG HEPARIN TRỌNG LƯỢNG PHÂN TỬ THẤP Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP Chu Đức Gia1; Đặng Phúc Đức2; Phạm Đình Đài2 TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của điều trị dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) bằng heparin trọng lượng phân tử thấp (TLPTT) ở bệnh nhân (BN) nhồi máu não cấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, quan sát dọc 85 BN đột quỵ nhồi máu não (NMN) điều trị tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103. Xác định nguy cơ HKTMS trên lâm sàng theo thang điểm Wells. Siêu âm Doppler lần 1 và lần 2 cách nhau 7 ngày để phát hiện HKTMS, và đánh giá kết quả dự phòng. Những BN có nguy cơ cao HKTMS sẽ được điều trị dự phòng bằng enoxaparin 40 mg/ngày. Kết quả: 35 BN (41,2%) có điểm Wells > 2 được điều trị dự phòng bằng heparin TLPTT, 50 BN có điểm Wells ≤ 2 (58,8%) không được điều trị dự phòng bằng heparin. Tỷ lệ HKTMS ở lần siêu âm thứ 2: nhóm sử dụng heparin là 11,4%, nhóm không sử dụng heparin 16%. *Từ khóa: Huyết khối tĩnh mạch sâu; Nhồi máu não; Heparin. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh lý thường gặp ở BN nội, ngoại khoa được điều trị nội trú tại bệnh viện. Hàng năm, có khoảng 500 trường hợp HKTMS trong số 100.000 người ở độ tuổi 80 tại Mỹ. Tỷ lệ tử vong là 6% trường hợp HKTMS mỗi năm [5]. Đột quỵ não có tỷ lệ HKTMS chiếm từ 20 - 50%, trong đó biến chứng HKTMS gây thuyên tắc động mạch phổi được coi là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 3 trong đột quỵ [1]. Đã có nhiều hướng dẫn dự phòng HKTMS được thống nhất và đăng tải trên Hội Tim mạch châu Âu (ESC), khuyến cáo của Hội Lồng ngực Mỹ năm 2012 (ACCP) và Hội Tim mạch Việt Nam năm 2016. Tuy nhiên, việc áp dụng vào một số cơ sở điều trị đột quỵ não còn nhiều hạn chế. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm: Đánh giá hiệu quả của điều trị dự phòng HKTMS bằng heparin TLPTT ở BN nhồi máu não cấp. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu 85 BN đột quỵ NMN được điều trị tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 1/2019 - 8/2019, được chẩn đoán đột quỵ NMN bằng CLVT hoặc MRI sọ não. Đồng thời sử dụng siêu âm Doppler để loại trừ HKTMS. 1. Bệnh viện Quân y 105 2. Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding author): Chu Đức Gia (drducgia84@gmail.com) Ngày nhận bài: 07/02/2020; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/02/2020 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2020 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc 81 * Tiêu chuẩn chọn vào nhóm sử dụng heparin TLPTT (nhóm 1): - BN có điểm Wells > 2. - Không có chống chỉ định dùng thuốc chống đông. - Thang điểm IMPROVE < 7. * Tiêu chuẩn chọn vào nhóm không sử dụng heparin TLPTT (nhóm 2): - BN có Wells ≤ 2. 2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu can thiệp và quan sát dọc. * Các bước nghiên cứu: - Bước 1 (lựa chọn BN): Chụp CLVT hoặc MRI, khám lâm sàng, đánh giá yếu tố nguy cơ, D-dimer. Siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới lần 1, xét nghiệm đông máu (APTT, INR, tiểu cầu) lần 1. - Bước 2 (phân nhóm BN): Đánh giá thang điểm Wells. + Nhóm 1: Wells > 2 điểm, IMPROVE < 7. + Nhóm 2: Wells ≤ 2 điểm. Bảng 1: Thang điểm Wells đánh giá nguy cơ HKTMS trên lâm sàng. Yếu tố nguy cơ Ung thư đang hoạt động (đang điều trị, hoặc trong vòng 6 tháng trước, hoặc điều trị tạm thời) +1 Liệt, yếu cơ hoặc gần đây phải bất động chi dưới +1 Gần đây nằm liệt giường hơn 3 ngày, hoặc đại phẫu trong vòng 4 tuần trước +1 Đau khu trú dọc theo đường đi của hệ tĩnh mạch sâu +1 Sưng toàn bộ chân +1 Bắp chân sưng hơn 3cm so với bên không có triệu chứng +1 Phù ấn lõm ở chân có triệu chứng +1 Nổi tĩnh mạch ngoại biên (không giãn) +1 Chẩn đoán khác nhiều khả năng hơn HKTMS -2 Theo: Hội Tim mạch Việt Nam (2016) [2] - Điểm > 2: Khả năng mắc HKTMS cao. - Điểm 1 - 2: Khả năng mắc HKTMS vừa. - Điểm < 1: Khả năng mắc HKTMS thấp. - Bước 3 (điều trị): Dự phòng bằng enoxaparin 40 mg/ngày (7 - 10 ngày). Hằng ngày, theo dõi các biến chứng của thuốc bằng thăm khám lâm sàng, phát hiện các dấu hiệu xuất huyết dưới da, niêm mạc, chụp CT sọ não kiểm tra tình trạng chảy máu não chuyển thể. Tất cả BN được siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới, xét nghiệm đông máu lần thứ 2 sau 7 ngày. - Bước 4 (thu thập và xử lý số liệu): Sử dụng phần mềm SPSS 20.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 2: Đặc điểm về tuổi của nhóm nghiên cứu. Điều trị heparin Có huyết khối Tuổi (n = 85) (%) n = 35 % n = 13 % Từ 40 - 50 (n = 4) (4,7) 1 2,9 0 0,0 Từ 51 - 60 (n = 17) (20,0) 3 8,6 0 0,0 Từ 61 - 70 (n = 20) (23,5) 4 11,4 2 15,4 Từ 70 - 80 (n = 29) (34,1) 17 48,5 3 23,1 Từ 81 - 90 (n = 15) (17,6) 10 28,6 7 58,3 ± SD 70,3 ± 11,0 BN trong nhóm nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 70,3, trong đó tuổi 70 - 90 có tỷ lệ HKTMS cao nhất (81,4%). T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc 82 Bảng 3: Điểm NISSH ở nhóm nghiên cứu. Nhóm Điểm NIHSS ( ± SD) p Nhóm 1 6,9 ± 3,23 Nhóm 2 12,6 ± 3,98 < 0,05 Tổng 9,2 ± 4,50 Điểm NISSH ở nhóm nghiên cứu trung bình là 9,2 và có sự khác nhau giữa 2 nhóm. Nhóm sử dụng heparin điểm NIHSS trung bình (12,6) cao hơn nhóm không dùng heparin (6,9). Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05. Bảng 4: Sức cơ trung bình. Nhóm Sức cơ ( ± SD) p Nhóm 1 3,32 ± 0,91 Nhóm 2 2,29 ± 0,75 < 0,05 Tổng 2,89 ± 0,98 Có sự khác nhau về sức cơ ở 2 nhóm nghiên cứu với p < 0,05. Biểu đồ 1: Tỷ lệ HKTMS ở nhóm nghiên cứu. Đánh giá nguy cơ mắc HKTMS trên lâm sàng bằng thang điểm Wells: ≤ 2 điểm có 58,8% số BN và > 2 điểm có 41,2%. Tỷ lệ KHTMS ở cả 2 nhóm là 14,2%, nhóm không sử dụng heparin (Wells ≤ 2) là 16%, nhóm sử dụng heparin (Wells > 2) chỉ 11,4%. Đặc biệt, nhóm BN có Wells 4 điểm, tỷ lệ HKTMS rất cao (75%) mặc dù đã được điều trị dự phòng bằng heparin. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc 83 Bảng 5: Biến đổi đông máu ở nhóm sử dụng heparin. Đông máu INR ( ) APTT (s) ( ) Tiểu cầu ( ) Lần 1 0,95 27 253 Lần 2 1,1 29 265 Không có biến đổi đáng kể về chức năng đông máu, số lượng tiểu cầu ở BN sử dụng heparin TLPTT điều trị dự phòng HKTMS. Bảng 6: Biến chứng xuất huyết. Xuất huyết n % Xuất huyết nhẹ 4 4,7 Xuất huyết nặng 0 0,0 Có 4 trường hợp xuất huyết dưới da, niêm mạc (4,8%). Nghiên cứu không ghi nhận trường hợp nào xuất huyết nặng, đặc biệt, không trường hợp nào có biến chứng chảy máu não chuyển thể trên lâm sàng. BÀN LUẬN Qua nghiên cứu 85 BN đột quỵ NMN cho thấy tỷ lệ BN tuổi cao trong nhóm nghiên cứu là 57,7%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm tuổi từ 70 - 90 bị đột quỵ NMN chiếm tỷ lệ cao nhất (57,1%) và tỷ lệ phải điều trị dự phòng HKTMS bằng heparin TLPTT ở nhóm này là 67,1%. Theo Gibbs, thời gian bất động được coi là 1 yếu tố nguy cơ độc lập của HKTMS. Tỷ lệ này là 15% khi thời gian bất động < 7 ngày và 50% khi nằm viện dài ngày hơn [6]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian bất động trung bình ở nhóm sử dụng heparin TLPTT là 7,69, cao gấp 2 lần nhóm không sử dụng heparin. Điều này cho thấy thời gian bất động càng lâu càng làm tăng nguy cơ HKTMS. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan giữa điểm NIHSS với nguy cơ HKTMS. Sự khác nhau (p < 0,05) giữa điểm NIHSS ở 2 nhóm BN cho thấy việc tăng điểm NIHSS, đồng thời làm tăng nguy cơ HKTMS, điều này cũng phù hợp với các tác giả trong và ngoài nước. Nghiên cứu PREVAIL về HKTMS ở BN đột quỵ não cho thấy nguy cơ HKTMS ở nhóm có điểm NIHSS > 14 cao gấp 2 lần nhóm NIHSS < 14 (lần lượt là 22,3% và 11,2%) [7]. Tỷ lệ mắc HKTMS ở nhóm không sử dụng Heparin là 16%, đây là nhóm có nguy cơ thấp và trung bình mắc HKTMS. Tỷ lệ HKTMS ở nhóm dự phòng bằng heparin TLPTT là nhóm có nguy cơ cao mắc HKTMS (11,4%), thấp hơn hẳn nhóm không dự phòng bằng heparin mặc dù đây là nhóm có nguy cơ cao mắc HKTMS với điểm Wells ≥ 2. Tỷ lệ này cũng thấp hơn rất nhiều so với các nghiên cứu trước đó. Nguyễn Đăng Hải (2016) nghiên cứu tỷ lệ HKTMS trong nhóm nguy cơ cao ở BN đột quỵ não cho thấy tỷ lệ mắc huyết khối là 88,8% [3]. Tỷ lệ HKTMS ở nghiên cứu này thấp, chứng tỏ hiệu quả làm giảm tỷ lệ HKTMS ở nhóm BN có nguy cơ cao được điều trị dự phòng bằng heparin TLPTT. Xuất huyết nặng và giảm tiểu cầu là một biến chứng đáng lo ngại khi dự phòng HKTMS bằng heparin, đặc biệt là BN đột quỵ NMN là nhóm đối tượng dễ có nguy cơ xuất huyết não chuyển dạng ở các trường hợp NMN diện tổn thương lớn. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc 84 Kết quả nghiên cứu cho thấy không có trường hợp bị xuất huyết nặng, giảm tiểu cầu trong thời gian nằm viện, đồng thời không có sự thay đổi đáng kể về chức năng đông máu cũng như tình trạng giảm tiểu cầu ở nhóm sử dụng heparin. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của các tác giả như Samama M: 1,7% và 1,1% ở 2 nhóm [8]. Diệp Thành Tường (2016) không nghi nhận trường hợp nào xuất huyết nặng trong 112 BN cao tuổi. Đặc biệt, không phát hiện trường hợp xuất huyết não chuyển dạng trên lâm sàng ở nhóm BN nghiên cứu [4]. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 85 BN đột quỵ NMN chúng tôi nhận thấy: - Kết quả dự phòng HKTMS ở nhóm BN có nguy cơ cao với điểm Wells > 2 bằng heparin TLPTT với liều 40 mg/ngày là 11,4%. - Nhóm BN nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch thấp với Wells ≤ 2 điểm, không dự phòng bằng heparin TLPTT lên tới 16%. - Không ghi nhận trường hợp xuất huyết nặng và giảm tiểu cầu ở BN sử dụng heparin TLPTT dự phòng HKTMS. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Minh Hiện. Đột quỵ não. Nhà xuất bản Y học. 2013, tr.4-8. 2. Nguyễn Văn Trí, Đinh Thu Hương và CS. Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam. 2016. 3. Nguyễn Đăng Hải, Phạm Đình Đài. Khảo sát huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở BN đột quỵ nhồi máu não. Tạp chí Y - Dược học Quân sự, số Chuyên đề Đột quỵ. 2016, tr.146-151. 4. Diệp Thành Tường. Khảo sát hiệu quả dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu trên BN cao tuổi nằm viện có nguy cơ. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y - Dược TP.HCM. 2018. 5. Richard H. White. The epidemiology of venous thromboembolism. 2003, 107 (90231), pp.14-18. 6. Gibbs. Venous thrombosis of the lower limbs with particular reference to bed‐rest - Gibbs - 1957 - BJS. 1957, p.15. 7. Field T.S., Hill M.D. Prevention of deep vein thrombosis and pulmonary embolism in patients with stroke. Clin Appl Thromb. 2012, 18 (1), pp.5-19. 8. Samama M.M., Cohen A.T., Darmon J.-Y. et al. A comparison of enoxaparin with placebo for the prevention of venous thromboembolism in acutely Ill medical patients. N Engl J Med. 1999, 341 (11), pp.793-800.
File đính kèm:
- du_phong_huyet_khoi_tinh_mach_sau_bang_heparin_trong_luong_p.pdf